Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO NGỮ VĂN 12 PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ + GA POW (Hỗ trợ tải tài l...

Tài liệu TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO NGỮ VĂN 12 PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ + GA POW (Hỗ trợ tải tài liệu zalo 0587998338)

.DOCX
19
131
55

Mô tả:

Ngày soạn 5/10/2018 Ngày giảng Lớp 12B7 12B8 Tiết: 24 PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ ( Trải nghiệm Sáng tạo) 1. Về kiến thức: – Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề. – Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề thảo luận và tình huống giao tiếp. 2. Về kĩ năng: – Học sinh biết vận dụng vào việc trình bày các bài tập miệng, thảo luận, tranh luận về những vấn đề trong quá trình học tập và trong cuộc sống 3. Về thái độ. – Hình thành cho HS ý thức tự rèn luyện khả năng nói, phát biểu theo đúng suy nghĩ của mình đối với mọi HĐ trong HT và cuộc sống 4. Về năng lực: – Thu thập thông tin. – Năng lực giao tiếp. – Tạo lập VB. – Năng lực tự học, hợp tác. Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện: 1. Nội dung: – HS phát biểu theo chủ đề GV cho trước. 2. Phương pháp: – Chia nhóm thực hiện theo nhiệm vụ GV giao. 3. Phương tiện: – Sách giáo khoa, Máy ghi âm, ghi hình, sổ sách… Hình thức: – Thu thập thông tin, tìm hiểu tài liệu, xây dựng thành chủ đề hoàn chỉnh, Xây dựng kế hoạch. 1. Thời gian: 01 tiết. 2. Không gian: Trường THPT Sốp Cộp. 3. Hình thức tổ chức: Theo các đơn vị lớp học (thực hiện theo TKB và PPCT) 4. Nguồn lực: HS lớp 12b7,12b8. 5. Kinh phí: Không 6. Chuẩn bị: 7. Giáo viên: – Chia lớp 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm (phát phiếu học tập): (với các lớp khác nhau + Nhóm 1 : Phát biểu về chủ đề: Giao thông học đường. (Gợi ý: Tích hợp văn nghị luận xã hội (nghị luận về một hiện tượng đời sống): Giới thiệu ngắn gọn nội dung sẽ phát biểu, nêu thực trạng của vấn đề giao thông học đường của HS (có thể có những số liệu, hình ảnh cụ thể), chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và đưa ra các giải pháp khắc phục hiện tượng vi phạm giao thông) Gợi ý: TNGT đã và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Bởi hậu quả, tác hại của tai nạn giao thông là khôn lường. Nhiều gia đình mất đi người thân, nhiều người trở nên tàn phế, kéo theo đó là những đau thương, mất mát, những khó khăn về kinh tế cho gia đìnhvà người thân của họ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có trên 186.000 trẻ em tử vong do tai nạn giao thông, cứ 4 phút có một trẻ em mất đi mạng sống. Tại Việt Nam, theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 1.900 trẻ em tử vong vì tai nạn giao thông (TNGT), chiếm 25% tổng số trẻ em tử vong do các tai nạn thương tích. Học sinh THPT liên quan tới 90% số vụ TNGT. Theo Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia cũng thông, học sinh THPT đang là nhóm đối tượng chiếm số lượng lớn trong số các ca tử vong vì TNGT. Tai nạn xảy ra là do nguời điều khiển phương tiện có ý thức kém, không tôn trọng luật giao thông, sử dụng bia rượu khi điều khiển xe, chạy quá tốc độ cho phép, phóng nhanh vượt ẩu và nhiều nguyên nhân chủ quan khác... Tai nạn giao thông (TNGT) luôn ở mức báo động, không chỉ ảnh hưởng về tinh thần mà còn dẫn đến tình trạng nghèo đói, bệnh tật cho nhiều gia đình. Hậu quả tai nạn giao thông vô cùng thảm khốc, thiệt hại to lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống kinh tế gia đình và xã hội. Những người vợ xót xa khi mất chồng, những đứa con bơ vơ khi không còn cha mẹ ở trên đời để chăm sóc, dạy dỗ. Bên cạnh đó, xã hội còn mất đi những bàn tay lao động, đất nước mất đi những người công dân có ích; đó là những người bị chết vì tai nạn giao thông. Mỗi người tham gia giao thông phải có ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật cũng như các quy tắc khi tham gia giao thông, cụ thể là: Không uống rượu, bia trước khi lái xe; không chở quá số người quy định; không phóng nhanh, vượt ẩu, rẽ bất ngờ; không sử dụng điện thoại khi lái xe; phải giảm tốc độ từ đường phụ ra đường chính; phải tuân thủ quy định về tốc độ; phải đi đúng phần đường, làn đường quy định; phải chú ý quan sát khi lái xe; phải đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy, xe đạp điện + Nhóm 2: Phát biểu về chủ đề : Vào đại học có phải con đường duy nhất để lập nghiệp? (Gợi ý: Tích hợp văn nghị luận xã hội (nghị luận về một hiện tượng đời sống): Giới thiệu ngắn gọn nội dung sẽ phát biểu, nêu thực trạng xã hội về nghề nghiệp hiện nay của SV sau khi tốt nghiệp, nêu quan điểm cá nhân về việc lựa chọn nghề) Đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp! Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, các bậc cha mẹ thường mong để chữ lại cho con như một tài sản quan trọng. Vào đại học là con đường tiến thân đẹp đẽ và rất đáng mơ ước, vì thế mỗi học sinh cần: Phải coi trọng con đường tiến thân vào đại học là con đường đẹp đẽ, phải coi đó như là một giấc mơ đẹp. Phải tập trung công sức cho việc học để có thể đạt kết quả tốt trong kì thi đại học. Có những gia đình nghèo, mẹ buôn thúng bán bưng nhưng quyết tâm hết sức cho con vào đại học.Tuy nhiên, không phải bất kì ai sau khi học xong trung học, cũng phải vào đại học. Năm 2016, các địa phương có tỉ lệ thí sinh đăng ký thi để xét tốt nghiệp mà không đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng là 70, Hòa Bình chiếm tỷ lệ gần 70, Hà Giang 73%. Vĩnh Phúc 69,1%. - Nếu hoàn cảnh gia đình khó khăn: có thể tạm gác lại việc học để kiếm một việc làm, vừa làm việc vừa học để sẵn sàng khi có điều kiện thì thi vào một trường đại học nào đó mà mình thích. - Nếu chưa đủ năng lực có thể chọn học một ngành chuyên môn ở cấp độ thấp hơn, sau khi học xong, sẽ thi tiếp hoặc học liên thông lên bậc đại học. Thời gian học sẽ kéo dài nhưng vững chắc. - Rất nhiều người đã thành công và nổi tiếng trên toàn thế giới mà không có bằng đại học! Hẳn chúng ta ai cũng biết đến Bill Gates (ông chủ tập đoàn Microsoft), người giữ vị trí hàng đầu nước Mỹ trong nhiều năm về thu nhập. Và các bạn trẻ chắc cũng không lạ gì Roman Abramovich (ông chủ Câu lạc bộ Chelsea, Thống đốc bang Chukotka), cũng là tỷ phú giàu nhất nước Nga. - Dù tiến thân bằng con đường nào cũng phải coi việc học là công việc suốt đời, phải không ngừng bổ sung kiến thức để nâng cao kiến thức. Trên thế giới cũng như trong nước có những tấm gương thành đạt từ con đường tự học. Là học sinh, cần xác định được sở trường sở đoản, niềm yêu thích, năng lực bản thân để nỗ lực theo đuổi khát vọng và ước mơ. Có như vậy, con đường đến với thành công sẽ được rút ngắn. - Hãy coi chuyện vào đại học là một niềm mong ước đẹp đẽ, tập trung mọi công sức và cố gắng để thực hiện niềm mong ước đó. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả mục đích của cuộc đời. Đó chỉ là một con đường trong rất nhiều con đường đi đến sự thành công ở đời. + Nhóm 3: Hãy phát biểu suy nghĩ của em về văn hóa thần tượng của giới trẻ? (Gợi ý: Tích hợp văn nghị luận xã hội (nghị luận về một hiện tượng đời sống): Giới thiệu ngắn gọn nội dung sẽ phát biểu, nêu thực trạng “cuồng” thần tượng của một bộ phận giới trẻ hiện nay (có ví dụ cụ thể), chỉ rõ nguyên nhân, tác hại của hiện tượng trên và đưa ra các giải pháp để việc thần tượng thực sự có “văn hóa”) Ngày nay, đa phần giới trẻ có thiên hướng chạy theo “trào lưu” thần tượng các nhân vật trong giới giải trí. Những người luôn được giới truyền thông phủ lên bằng những hình ảnh hào nhoáng, và cả những câu chuyện đời tư vô hồn. Những tên tuổi của các anh hùng, những vị lãnh tụ, danh nhân kiệt xuất… tài năng, đức độ vẹn toàn được lớp lớp các thanh niên ngưỡng mộ và hào hứng lấy làm tấm gương sáng để cùng học tập, noi theo dường như trở nên xa lạ với giới trẻ. Ở Việt Nam những hành vi thần tượng “thái quá” của một bộ phận giới trẻ cũng đang có xu hướng trở thành hội chứng, trào lưu quá khích, thu hút nhiều bạn trẻ thích a dua hưởng ứng. Những ai yêu thích nghệ sỹ Hàn Quốc, có lẽ vẫn chưa quên được sự kiện chàng ca sỹ diễn viên nổi tiếng Bi Rain đến nước ta biểu diễn trong chuyến giao lưu văn hóa 2 nước Việt Hàn. Và sau khi kết thúc buổi buổi diễn rời khỏi sân khấu, hàng loạt các fan hâm mộ ra hôn ghế ngồi của anh như một sự tôn sung đầy tự hào. Và đỉnh điểm khi một fan nữ đã từng tuyên bố với mọi người rằng : “Em sẵn sàng giết bố mẹ nếu không cho em đi xem Suju (Một nhóm nhạc nam Hàn Quốc, gồm 13 thành viên nổi tiếng cách đây vài năm trước)… đã dấy lên hồi chuông báo động trong vấn đề ứng xử của giới trẻ trước cơn bão thần tượng ngoại lai đang ngày càng tấn công mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam. Giải mã hội chứng cuồng thần tượng Hiện tượng cuồng thần tượng hiện nay khá phổ biến ở giới trẻ Việt Nam. Thường tình trạng này hay xuất hiện ở những trẻ thiếu tự tin, dễ bị cuốn hút bởi những thứ hào nhoáng bên ngoài, cũng như người thiếu tự chủ thì dễ tin quảng cáo. Bố mẹ quá nuông chiều nhưng lại ít dành thời gian tìm hiểu, quan tâm đến con, đồng thời không đủ làm thần tượng của con, không khiến con cảm thấy tin tưởng và có thể chia sẻ. Có thể thấy, hội chứng “cuồng” thần tượng đặc biệt xảy ra nhiều ở trẻ vị thành niên, lứa tuổi còn hay mơ mộng, dễ bị lôi kéo, cám dỗ. Không ít bạn trẻ chưa thật sự hiểu về thần tượng nhưng vẫn tôn thờ vì chịu ảnh hưởng của "tâm lý đám đông", thích a dua. Và đôi khi, họ còn cho rằng, phải biết hâm mộ thần tượng mới được coi là "sành điệu". Ai cũng có sở thích về âm nhạc, phim ảnh, thích ca sĩ hay diễn viên nào đó , nghe đi nghe lại bài hát hoặc xem đi xem lại bộ phim …không ai lên án điều đó cả. Thế nhưng một bộ phận giới trẻ hiện nay lại đam mê đến mê muội, mù quáng . Họ tôn thần tượng thành các bậc thiên tài , các bậc thần thánh, đặt thần tượng lên trên tất cả: trên cả vấn đề học tập, sức khỏe bản thân, trên cha mẹ, gia đình… Lời khuyên cho các bạn trẻ. Trước tiên các bạn trẻ phải hiểu đúng khái niệm thần tượng. Thần tượng là gì? Thực chất, thần tượng là hình ảnh đẹp mà còn người muốn vươn tới, nó là hình mẫu chân - thiện - mĩ của con người. Thần tượng có thể là người mẹ tảo tần sớm hôm, là người cha tất bật ngược xuôi lo cho đàn con cái ăn, cái mặc. Thần tượng cũng có khi là người thầy, người cô học rộng biết nhiều; là người bạn cùng lớp chăm ngoan học giỏi; là hình tượng những con người dũng cảm trong các tác phẩm văn học. Việc thần tượng ai đó phải là động lực thúc đẩy chúng ta chứ không phải là kéo lùi mục tiêu cuộc sống. Nhờ có thần tượng làm tấm gương sáng, bạn trẻ sẽ mong muốn tự hoàn thiện bản thân theo hướng đúng đắn. Cần phải nhớ rằng, dù có thần tượng tới đâu đi nữa thì các bạn vẫn phải tập trung vào việc học tập, lao động sao cho tốt. Hãy là người Việt Nam ứng xử có văn hóa trong vấn đề thần tượng, để bạn bè quốc tế đánh giá đúng về chúng ta. + Nhóm 4: Phát biểu về chủ đề : Hiện tượng sống ảo của một bộ phận giới trẻ hiện nay. (Gợi ý: Tích hợp văn nghị luận xã hội (nghị luận về một hiện tượng đời sống): Giới thiệu ngắn gọn nội dung sẽ phát biểu, nêu thực trạng “sống ảo” hiện nay của giới trẻ (có thể kèm theo dẫn chứng), chỉ rõ nguyên nhân, tác hại của hiện tượng “sống ảo” và đưa ra các giải pháp khắc phục hiện tượng nói trên). Nhóm 4: Sống ảo Mạng xã hội ảo là một trang web mà nơi đó một người có thể kết nối với nhiều người thông qua chia sẻ những sở thích cá nhân, nơi ở, đặc điểm học vấn…” Những mạng xã hội như Facebook, Orkut, Friendster, Hi5, Yahoo360, Myspace…. là những mạng xã hội có số lượng người tham gia đông đảo. Những người tham gia mạng xã hội sẽ có cơ hội để chia sẻ sở thích, trò chuyện (chat), gửi thư điện tử (email), xem phim, ảnh, điện thoại (voice chat), nhật ký điện tử (blog), trò chơi (games) quản lý thông tin, tìm kiếm thông tin và kết nối bạn bè không phân biệt không gian và thời gian… Với những tính năng tiện lợi đó, mạng xã hội đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống xã hội của hàng trăm triệu thành viên trên khắp thế giới. Hiện nay số lượng người sử dụng mạng xã hội đang tăng rất nhanh, đặc biệt là thanh thiếu niên học sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 16 đến 24 chiếm 22% “Số lượng người sử dụng mạng xã hội (social network - SN) tại Việt Nam đang gia tăng rất nhanh. Khoảng 17% số người trưởng thành thường xuyên trao đổi qua mạng với những người không hề quen biết và tỷ lệ này tăng tỷ lệ nghịch với độ tuổi . Sự xuất hiện ngày càng nhiều các trang web với nhiều tính năng mới, hiện đại, tiện lợi đã thu hút và thực sự đã mang lại khá nhiều kết quả tốt cho người sử dụng. Tìm kiếm việc làm? Học anh văn miễn phí,? Tìm kiếm tài liệu, sách, Tìm người yêu, tìm bạn bạn bè cũ? Tìm quán ăn ngon?… để cung cấp thêm cho mình nguồn tri thức, nâng cao giá trị bản thân, là nơi để gắn kết cộng đồng, là nơi để sẻ chia những bất hạnh, niềm vui của những người có cùng trái tim biết thông cảm và giúp đỡ những người có hoàn cảnh đáng thương, cần sự trợ giúp của xã hội. Trên cơ sở đó nhiều bạn trẻ đã lập ra các trang web là nơi để kêu gọi đóng góp tiền, gạo, .v.v… và cả hiến máu nhân đạo giúp cho người nghèo, người bệnh… Bên cạnh những thuận tiện, hữu ích Mạng xã hội còn đưa đến những hiện tượng tiêu cực, đó chính là hiện tượng “khủng hoảng thông tin”, gây rối dư luận, gây “nghiện online” đặc biệt là đối với giới trẻ có xu hướng sống “ảo” trong đời thực. Họ thường tự vẽ ra cho mình một cuộc sống hoàn toàn khác với bên ngoài và nhiều người phải trả giá đắt cho những phút nông nỗi của mình như: Đăng ảnh phản cảm, khoe thân, nói xấu người khác... trên facebook. Một số bạn trẻ xem facebook như một cứu cánh, họ sống với thế giới ảo đó và quên bản thân mình đang sống trong đời thực. Chính vì vậy, họ thường xuyên truy cập vào Facebook để xem mọi người xung quanh mình đang làm gì, nói gì và suy nghĩ về điều gì…. Họ không muốn bỏ lỡ bất cứ thông tin gì đang diễn ra, mặc dù có những thông tin ảo. Do đó, chúng ta cần có sự hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho giới trẻ về việc sử dụng mạng xã hội một cách có ích và mang lại hiệu quả tốt. Hướng dẫn cho thanh thiếu niên ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn của việc đưa các nội dung thông tin cá nhân của bản thân lên mạng xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần hướng các bạn trẻ này vào đời sống thực, với các hoạt động có ích cho bản thân, cộng đồng. Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao tầm nhận thức của học sinh về các vấn đề chính trị, xã hội để từng bước giúp các bạn trẻ có được bản lĩnh vững vàng xử lý được những thông tin tiếp cận từ nhiều chiều khác nhau. Không nên quá lệ thuộc vào mạng xã hội, thế giới ảo. Cần xây dựng mối quan hệ ở thế giới thực tại, không nên quá sa đà, mất thời gian quá nhiều vào đó. – GV nêu yêu cầu: + Thời gian phát biểu : 4 – 5 phút. + Các nhóm phát biểu làm nổi bật chủ đề GV đưa song có quyền sáng tạo miễn là không vi phạm pháp luật và trái với chuẩn mực đạo đức. Khi phát biểu phải thoát ly văn bản. Các nhóm có thể sử dụng hình ảnh, video minh họa. – Xây dựng kế hoạch trình tổ chuyên môn, nhà trường. – Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm (trước khi đến tiết có hoạt động TNST ít nhất 01 ngày). Học sinh: – Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của GVBM : + Nhóm trưởng: Giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm: Tìm tài liệu, viết bài, sửa bài, phát biểu. + Các thành viên hội ý, làm việc ở nhà, chốt kết quả. Phần thực hiện hoạt động TNST. Phần thể hiện của các nhóm tại lớp (thực hiện theo tiết xếp TKB và PPCT) (24’) – HS phát biểu theo các chủ đề phân công. Phần nhận xét, đánh giá, cho điểm các nhóm: (10’) – GV định hướng HS nhận xét từng nhóm: Về nội dung, cách thức lập luận, diễn đạt, tính thuyết phục… – GV đánh giá chất lượng bài tập, ý thức chuẩn bị của các nhóm. (Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá (Cho điểm HS) Kết luận sau hoạt động: (11’) Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt – GV chuẩn bị một số câu hỏi thu hoạch nhỏ để củng cố kiến thức cho HS: + Qua việc trực tiếp thực hiện phát 1. Khái niệm : Phát biểu theo chủ đề là trình bày bằng miệng có nội dung đã chuẩn bị, được báo trước hướng vào một đề tài (phạm vi) hoặc một chủ đề nào đó theo chủ đề. biểu các chủ đề em rút ra khái niệm: Thế nào là phát biểu theo chủ đề? + Khi phát biểu theo chủ đề ta cần chuẩn bị những bước nào? + Trong quá trình phát biểu cần điều chỉnh thái độ, cử chỉ, giọng nói như thế nào? – Sau khi HS trả lời, nhận xét, GV nhấn mạnh bằng Sile sau : 2. Các bước phát biểu theo chủ đề: * Bước 1: Chuẩn bị phát biểu + Xác định chính xác nội dung cần phát biểu + Dự kiến đề cương phát biểu * Bước 2: Phát biểu ý kiến. - Giới thiệu nội dung sẽ phát biểu. - Trình bày nội dung theo đề cương dự kiến. - Nói lời kết thúc và cảm ơn. - Một số lưu ý khi phát biểu theo chủ đề. + Điều chỉnh thái độ, cử chỉ, giọng nói cho hợp lý và thuyết phục. + Chú ý tới đối tượng nghe: Lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ… + Nội dung phát biểu đúng trọng tâm, nhiều thông tin không trùng lặp với người khác. Trường hợp người phát biểu trước trùng với ý kiến của mình thì nên thể hiện quan niệm đồng ý hay bác bỏ hoặc bổ sung tùy từng nội dung phát biểu. 3. Củng cố, luyện tập: ( 2') - Cách thức phát biểu theo chủ đề. 4. Hướng dẫn chuẩn bị bài: ( 2') - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị theo câu hỏi: 2, 3 và 4 phần Hướng dẫn học bài. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHẦN THI ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ, PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TỔNG ĐỘI 1 ĐỘI 2 ĐỘI 3 ĐỘI 4 PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ ĐỘI ĐỘI ĐỘI ĐỘI 1 2 3 4 GHI CHÚ PHIẾU CHẤM ĐIỂM TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ ĐỘI ………………………… STT 1. 2. 3. 4. 5. TIÊU CHÍ CHẤM Xác định đúng nội dung phát biểu Có chuẩn bị đề cương phát biểu Mở đầu có chào hỏi, giới thiệu; Kết thúc có nói lời cảm ơn. Nội dung phát biểu đúng trọng tâm, nhiều thông tin Có hình ảnh, tranh vẽ, clip ĐIỂM TỐI ĐA 1 1 1 2 2 ĐIỂM CHẤM ĐỘI 1 ĐỘI 1 ĐỘI 3 ĐỘI 4 phù hợp, hiệu quả Giọng nói phù hợp với 6. người nghe, không gian phát 2 biểu. Thái độ, cử chỉ, điệu bộ phù 7. hợp với người nghe, không 2 gian phát biểu. Tổng điểm 10 PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM VỀ NỘI DUNG BÀI HỌC ĐIỂM Họ và tên…………………………… lớp:…………………… Câu 1: Để bài phát biểu đúng chủ đề cần? A. Phát biểu những gì mà mình hiểu biết, B. Xác định đúng chủ đề, nội dung phát tâm đắc. C. Phát biểu gì cũng được biểu C. Không cần xác định nội dung phát biểu. Câu 2: Để phát biểu theo chủ đề đạt hiệu quả cao bước chuẩn bị cần phải làm gì? A.Chuẩn bị đề cương phát biểu C. Không phải chuẩn bị gì B. Chỉ cần gạch vài ý để phát biểu C. Phải viết thành bài viết cụ thể Câu 3: Ý kiến nào không đúng khi phát biểu theo chủ đề? A. Có thái độ phù hợp. C. Có ánh mắt, nét mặt phù hợp. B. Có cử chỉ phù hợp. C. Không cần điều chỉnh ngữ điệu, giọng điệu khi phát biểu. Câu 4: Đáp án nào không đúng về yêu cầu của nội dung khi phát biểu theo chủ đề ? A. Đúng trọng tâm. B. Nhiều thông tin. C. Trình bày vấn đề ngoài chủ đề phát biểu. C. Không trùng lặp với người khác. Câu 5: Đáp án nào không đúng về trình tự phát biểu theo chủ đề? A. Giới thiệu -Phát biểu theo đề cương- B. Cảm ơn -Phát biểu theo đề cương- Gới Cảm ơn. C. Phát biểu theo đề cương- Cảm ơn -Giới thiệu. C. Cảm ơn -Giới thiệu-Phát biểu theo đề thiệu. cương.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan