Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức hoạt động Vui để học nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên...

Tài liệu Tổ chức hoạt động Vui để học nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên

.PDF
102
53575
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Đề tài: U TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG "VUI ĐỂ HỌC " NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN GVHD: Ts. Trịnh Văn Biều SVTH: Lâm Vĩnh Thuận Lớp: Hoá 4B Niên khoá: 2002-2006 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2006 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành được cuốn luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, em luôn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, những lời động viên khuyến khích của gia đình, của các thầy cô trong khoa và bạn bè mỗi khi em gặp khó khăn. Em xin chân thành cảm ơn tất cả. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Trịnh Văn Biều, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em đi hết chặng đường, khơi dậy trong em niềm yêu thích và say mê nghiên cứu khoa học. Em cũng xin cảm ơn cô chủ nhiệm lớp 10-11 và các em học sinh lớp 10/11 đã tạo điều kiện tốt nhất cho em tiến hành thực nghiệm đề tài nghiên cứu. Xin cảm ơn tập thể lớp Hoá 4 đã luôn sát cánh cùng em trong thời gian qua. Bước đầu thực hiện nghiên cứu với thời gian và khả năng hạn chế, luận văn không tránh những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp chân thành của thầy cô và các bạn. Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 05 năm 2006 MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................... 3 T 0 T 0 MỤC LỤC ............................................................................................................ 4 T 0 T 0 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 7 T 0 T 0 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 7 T 0 T 0 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 7 T 0 T 0 3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 7 T 0 T 0 4.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 7 T 0 T 0 5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 8 T 0 T 0 6.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .............................................................................................. 8 T 0 T 0 7.PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .......................................... 8 T 0 T 0 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN T 0 CỨU ...................................................................................................................... 9 T 0 1.1. KỸ NĂNG DẠY HỌC .................................................................................................. 9 T 0 T 0 1.1.1.Kỹ năng dạy học là gì? ............................................................................................ 9 T 0 T 0 1.1.2. Một số đặc điểm của kỹ năng ............................................................................... 11 T 0 T 0 1.2. CÁC KỸ NĂNG DẠY HỌC CƠ BẢN CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN [1, tr.50] ........... 12 T 0 T 0 1.3. QUY TRÌNH RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG DẠY HỌC ......................................... 14 T 0 T 0 1.3.1. Mục đích rèn luyện các kỹ năng dạy học [1, tr.51] .............................................. 14 T 0 T 0 1.3.2. Nội dung rèn luyện các kỹ năng dạy học có các nội dung sau: [1, tr.52] ............. 15 T 0 T 0 1.3.3. Nguyên tắc rèn luyện các kỹ năng dạy học .......................................................... 15 T 0 T 0 1.3.4. Quy trình chung khi rèn luyện các kỹ năng dạy học [1, tr.53] ............................. 18 T 0 T 0 1.3.5. Việc vận dụng lý thuyết kỹ năng vào đề tài ......................................................... 19 T 0 T 0 1.4. DẠY HỌC BẰNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC [4, tr.7]................................. 20 T 0 T 0 1.4.1. Ý nghĩa - Tác dụng ............................................................................................... 20 T 0 T 0 1.4.2. Những biện pháp để tăng cường hoạt động của người học .................................. 22 T 0 T 0 1.5. LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ..................................................................................... 23 T 0 T 0 1.5.1. Khái niệm chung về hoạt động [5 ,tr.35] .............................................................. 23 T 0 T 0 1.5.2. Các loại hoạt động [5, tr.35] ................................................................................. 24 T 0 T 0 1.5.3. Cấu trúc của hoạt động [5, tr.35] .......................................................................... 25 T 0 T 0 1.5.4. Vận dụng lý thuyết hoạt động vào thực tế của đề tài ........................................... 26 T 0 T 0 1.6. THAM KHẢO Ý KIẾN SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG "VUI ĐỂ HỌC " ............... 26 T 0 T 0 1.6.1. Mục đích điều tra .................................................................................................. 27 T 0 T 0 1.6.2.Đối tượng và nội dung điều tra .............................................................................. 27 T 0 T 0 1.6.3.Phương pháp pháp điều tra .................................................................................... 27 T 0 T 0 1.6.4.Kết quả điều tra ..................................................................................................... 27 T 0 T 0 CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG "VUI ĐỂ HỌC " NHẰM RÈN T 0 LUYỆN KỸ NĂNG CHO SINH VIÊN KHOA HÓA ................................... 33 T 0 2.1. GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG "VUI ĐỂ HỌC "............................................................ 33 T 0 T 0 2.1.1. Giới thiệu về hoạt động "Vui để học " ................................................................. 33 T 0 T 0 2.1.2. Ưu nhược điểm của hoạt động "Vui để học " ....................................................... 33 T 0 T 0 2.1.3.Tác dụng của hoạt động "Vui để học " [9] ............................................................ 35 T 0 T 0 2.2. NỘI DUNG CÁC CÂU ĐỐ ......................................................................................... 36 T 0 T 0 2.2.1. Câu hỏi về phần kỹ năng ...................................................................................... 36 T 0 T 0 2.2.2. Câu hỏi về phần kiến thức hóa học ...................................................................... 39 T 0 T 0 2.2.3. Câu hỏi về phần kiến thức ngoại ngữ ................................................................... 66 T 0 T 0 2.2.4. Câu hỏi về phần kiến thức xã hội ......................................................................... 69 T 0 T 0 2.3. HÌNH THỨC TỔ CHỨC ............................................................................................. 76 T 0 T 0 2.3.1. Cách thức tổ chức ................................................................................................. 76 T 0 T 0 2.3.2. Chọn nhóm tham dự ............................................................................................. 83 T 0 T 0 2.3.3. Vai trò ban giám khảo .......................................................................................... 83 T 0 T 0 2.3.4.Người dẫn chương trình ........................................................................................ 84 T 0 T 0 2.3.5.Người cổ vũ - Câu hỏi dành cho khán giả ............................................................. 84 T 0 T 0 2.3.6.Sử dụng thời gian - lên kế hoạch - phân bố- điều chỉnh ........................................ 84 T 0 T 0 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................... 88 T 0 T 0 3.1.MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ...................................................................................... 88 T 0 T 0 3.2.ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM ................................................................................... 88 T 0 T 0 3.3.TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM .................................................................................... 88 T 0 T 0 3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ....................................................................................... 92 T 0 T 0 3.5. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................................................................................ 93 T 0 T 0 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 94 T 0 T 0 1. KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 94 T 0 T 0 2. ĐỀ XUẤT ....................................................................................................................... 95 T 0 T 0 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 98 T 0 T 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 102 T 0 T 0 MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, có rất nhiều sinh viên sư phạm đi thực tập không đạt yêu cầu về mặt kỹ năng dạy học do đó việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm là một công việc hết sức quan trọng vì đây chính là hành trang chuẩn bị cho sinh viên sau này ra trường không phải bỡ ngỡ. Việc rèn luyện này phải thông qua nhiều hoạt động để cho sinh viên có thể thực hành được nhiều lần như: hoạt động đố vui để học, hoạt động học tập theo nhóm, seminar, thuyết trình, đánh giá và tự đánh giá, sinh hoạt và vui chơi tập thể... Đây là những hoạt động cực kỳ quan trọng và rất cần thiết cho việc rèn luyện kỹ năng của sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, việc ứng dụng những hoạt động này chưa được rộng rãi và còn đang ở giai đoạn thể nghiệm ở khoa Hóa ĐHSP TP.HCM. Trước thực tế này, em quyết định chọn một trong các hoạt động rèn luyện kỹ năng cho sinh viên để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, đó là việc tổ chức hoạt động "Vui để học". 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thiết kế hoạt động "Vui để học" nhằm rèn luyện các kỹ năng sư phạm cho sinh viên khoa Hóa trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM. 3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU • Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. • Thiết kế hĩnh thức tổ chức và nội dung họ át động "Vui để học ". • Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính khả thi và hiệu quả của hoạt động "Vui để học", rút ra những bài học kinh nghiệm. 4.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: việc tổ chức hoạt động "Vui để học" cho sinh viên khoa Hóa trường Đại Học Sư phạm TP.HCM. - Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. 5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU • Sinh viên năm IV khoa Hóa trường ĐHSP niên khóa 2002 - 2006. 6.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu hoạt động này được nghiên cứu sâu sắc và kiểm chứng bằng thực nghiệm tốt thì nó sẽ góp phần rất lớn vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm, những thầy cô giáo tương lai. 7.PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU • Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. • Điều tra, tham khảo ý kiến thầy cô và các bạn. • Tổ chức làm thực nghiệm cho sinh viên năm IV khoa Hóa hoặc học sinh trong đợt TTSP II năm học 2005 - 2006. • Phân tích, tổng hợp. • Xử lý số liệu bằng xác suất thống kê. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. KỸ NĂNG DẠY HỌC 1.1.1.Kỹ năng dạy học là gì? Có nhiều cách hiểu về kỹ năng: 1.Hiểu kỹ năng như là sự thể hiện của năng lực con người [1, tr. 48] • Đại Từ điển Tiếng Việt - NXB Văn hóa thông tin 1998 định nghĩa kỹ năng là "khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vào thực tế". Năng lực là "khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc". • "Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp ...) để giải quyết một nhiệm vụ mới". Lê Văn Hồng. Tóm lại, ta có thể hiểu kỹ năng như là một bộ phận chính (như CPU của một máy vi tính) của một công cụ (chiếc máy vi tính) giúp con người thực hiện tốt những việc làm của mình. Bộ phận chính đó chính là những kỹ năng có được trong quá trình rèn luyện và hoạt động của mình và từ những kỹ năng đó qúa lâu ngày vận dụng nhuần nhuyễn thì nó sẽ trở thành một trong các bộ phận cấu thành nên năng lực của con người. Do đó, TS Trịnh Văn Biểu mới viết: "Hiểu kỹ năng như là sự thể hiện của năng lực" 2.Hiểu kỹ năng như là hệ thống các thao tác, cách thức hành động. [1, tr.49] • Gurianốp: "kỹ năng là những phương thức thực hiện hành động thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động". • "Kỹ năng là tổng hợp những thao tác, cử chỉ phối hợp hài hoa, hợp lý nhằm đảm bảo cho hành động đạt kết quả cao với sự tiêu hao năng lượng tinh thần, cơ bắp ít nhất trong những điều kiện thay đổi" Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn. Như đã nói ở trên kỹ năng là do sự rèn luyện và tham gia nhiều hoạt động của con người. Khi tham gia nhiều hoạt động và rèn luyện nhiều nên con người cần phải có sự phối hợp nhiều thao tác, nhiều cử chỉ, nhiều kỹ xảo với nhau để biến chúng thành một kỹ năng. Do đó, để có được một kỹ năng hoàn chỉnh con người cần có bỏ công ra rất nhiều và bỏ thời gian ra luyện tập rất nhiều, có như vậy nó mới trở thành một kỹ năng nhuần nhuyễn của con người được. Chính vì thế, TS. Trịnh Văn Biều mới cho rằng "kỹ năng như là một hệ thống các thao tác, cách thức hành động". 3. Không chỉ coi kỹ năng là kỹ thuật, cách thức hành động mà còn coi kỹ năng là sự thể hiện của năng lực con người, đòi hỏi con người phải luyện tập theo một quy trình nhất định. [1, tr.49] • Theo Nguyễn Như An, "Kỹ năng sư phạm là khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp của một hành động sư phạm bằng cách lựa chọn và vân dụng những tri thức, những cách thức, những quy trình hợp lý". • Theo tác giả Nguyễn Thị Côi thì: "kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với các điều kiện cho phép". Kỹ năng đòi hỏi con người phải: - Có tri thức và những kinh nghiệm cần thiết về hành động. - Vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm thu nhận được vào hành động một cách phù hợp với điều kiện cụ thể cho phép (phải linh hoạt, sáng tạo). Như vậy, theo những cách hiểu về kỹ năng ở trên có 2 cách tiếp cận kỹ năng theo 2 phương diện khác nhau: 1. Xét kỹ năng dưới dạng năng lực hoạt động. 2. Xét kỹ năng dưới dạng hệ thống các thao tác. Ta có thể hiểu một cách tổng quát: "Kỹ năng là hệ thống phức tạp các thao tác hợp lý có hiệu quả được hình thành qua quá trình rèn luyện". Thực chất của quá trình hình thành kỹ năng là quá trình rèn luyện để nắm vững hệ thống các thao tác. Muốn rèn luyện kỹ năng có hiệu quả sinh viên cần phải: - Nắm vững các kỹ thuật của hành động - Thực hiện các thao tác theo những quy trình hợp lý - Tìm ra những vấn đề bản chất, cốt lõi nhất để có thể điều khiển được quá trình rèn luyện các kỹ năng dạy học. Lâu nay, vẫn có quan niệm cho rằng rèn luyện kỹ năng là việc riêng của mỗi cá nhân. Kỹ năng là một cái gì ít nhiều có tính năng khiếu, bẩm sinh, rất khó nắm bắt, khó nói ra, khó điều khiển, khó truyền từ người này qua người khác. Các chương trình đào tạo giáo viên vẫn chưa nhìn nhận rõ giá trị của việc hướng dẫn sinh viên rèn luyện các kỹ năng sư phạm, cũng như chưa có những hướng dẫn cụ thể cho sinh viên rèn luyện các kỹ năng đó. 1.1.2. Một số đặc điểm của kỹ năng 1. Kỹ năng luôn luôn gắn với hành động. Kỹ năng là sản phẩm của quá trình đào tạo, rèn luyện. [1, tr.50] Từ những cách hiểu về kỹ năng ở trên, có thể thấy kỹ năng của con người được thể hiện trong các hoạt động của chính bản thân họ. Đó là một quá trình đào tạo, rèn luyện lâu dài của các trường học đối với người học, quá trình này diễn ra tốt giúp cho người học có thể có những kỹ năng tốt sau này sẽ ứng dụng vào trong các hoạt động của cuộc sống. 2.Kỹ năng có tính đa cấp: - Kỹ năng đơn giản gắn với những hoạt động đơn giản. - Kỹ năng tổng quát gắn với những hoạt động phức tạp (bao gồm nhiều hoạt động: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giáo dục ...). [1, tr.50] Như TS. Trịnh Văn Biểu đã nói ở trên "kỹ năng luôn gánh với hành động". Mà hành động của con người thì gồm có hai loại hành động: đơn giản và phức tạp. Các kỹ năng gắn với hành động đơn giản, đòi hỏi các kỹ thuật, kỹ xảo đơn giản nên gọi là các kỹ năng đơn giản. Còn các kỹ năng phức tạp gắn với các hành động phức tạp. Những hành động có mức độ khó dễ khác nhau sẽ đòi hỏi những kỹ xảo có mức độ khác nhau từ đó nó sẽ hình thành nên các kỹ năng phức tạp hay đơn giản khác nhau. 3.Kỹ năng là một thành tố tạo nên năng lực của mỗi cá nhân. Năng lực = thể chất + hiểu biết + kỹ năng [1, tr.50] Năng lực bộc lộ trong hoạt động và gắn liền với một số kỹ năng tương ứng. Mức độ hoàn thiện của kỹ năng là 1 trong những thuộc tính quan trọng của mỗi người. Điều này làm cho những con người khác nhau hoàn thành công việc với hiệu quả khác nhau. Kỹ năng có tính cụ thể, riêng lẻ còn năng lực có tính tổng hợp khái quát. Ta còn có thể hiểu như thế này, năng lực là công cụ giúp con người có thể hoàn thành công việc của mình, và năng lực gắn với một số kỹ năng cần thiết, các kỹ năng này giống như các bộ phận chính của công cụ phối hợp với một số bộ phận khác (như là hiểu biết và thể chất) hình thành nên công cụ (là năng lực). Ví dụ: muốn hoàn thành một bài giảng trên lớp thì người giáo viên phải có năng lực giảng dạy, năng lực này được hợp thành từ một số kỹ năng như viết bảng, nói, sử dụng tranh ảnh hình vẽ,... cùng thể chất của người giáo viên và một vốn kiến thức sẩn có của người giáo viên. 4. Kỹ năng là 1 trong 3 thành tố cần phải có của người giáo viên: kiến thức, kỹ năng, nhân cách; là 1 trong bộ 3 mục tiêu đào tạo: kiến thức, kỹ năng , thái độ [1, tr.50]. Ta thấy rằng kỹ năng là một thứ cần phải có trong cuộc sông của con người, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có kỹ năng, nhất là trong nghề giáo thì kỹ năng là 1 trong 3 thành tố cần phải có của người giáo viên, dứng bến cạnh kiến thức (là một người giáo viên thì cần phải có một kiến thức vững chắc, không cần phải uyên thâm nhưng phải cập nhật thông tin mỗi ngày, để kiến thức luôn luôn mới và sâu rộng) và nhân cách (đây là cái không thể thiếu của một con người làm việc đào tạo con người). Trong quá trình đào tạo giáo viên, các kỹ năng dạy học được hình thành qua các hoạt động học tập, rèn luyện. Mỗi một hoạt động có thể nhắm vào hình thành một kỹ năng riêng lẻ (ví dụ: tập viết bảng) nhưng cũng có thể đồng thời một lúc hình thành nhiều kỹ năng khác nhau (ví dụ thảo luận nhóm, tập giảng ...). Trong các ngành nghề khác thì kỹ năng cũng không thể thiếu do đó kỹ năng là 1 trong 3 mục tiêu đào tạo một con người cho xã hội, bao giờ học cũng phải đi đôi với hành, kiến thức bao giờ cũng phải gắn liền với việc thực hành (tức rèn luyện kỹ năng) đi kèm với việc tu dưỡng đạo đức để trở thành một con người có tài có đức cho xã hội. 1.2. CÁC KỸ NĂNG DẠY HỌC CƠ BẢN CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN [1, tr.50] Để hoàn thành nhiệm vụ dạy học người giáo viên cần phải có một hệ thống rất nhiều kỹ năng khác nhau. Có những kỹ năng cần hoàn thiện ngay ở đại học, có những kỹ năng sẽ hoàn thiện dần sau khi ra trường. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, ta chỉ có thể tập trung vào những kỹ năng cơ bản, thiết yếu nhất, những kỹ năng mà nếu không có nó sinh viên rất khó hoàn thành nhiệm vụ dạy học khi TTSP. Để có một tiết lên lớp, cần làm tốt công tác chuẩn bị: điều tra nắm tình hình lớp, trình độ học sinh, soạn giáo án ... Ở trên lớp người giáo viên hoa học cần phải có một số kỹ năng dạy học cơ bản sau: 1. Diễn đạt 2. Sử dụng hệ thống câu hỏi 3. Sử dụng bảng 4. Sử dụng bài tập hóa học 5. Sử dụng thí nghiệm 6. Sử dụng sơ đồ, biểu bảng, hình vẽ, mô hình và các phương tiện dạy học 7. Sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp 8. Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh 9. Tạo mối liên hệ giữa bài giảng với thực tế đời sống 10. Ứng xử sư phạm 11. Xây dựng mối quan hệ thầy trò và bầu không khí lớp học 12. Củng cố, hệ thống kiến thức, làm rõ trọng tâm bài giảng 13. Kiểm tra, đánh giá 14. Phân bố thời gian hợp lý. khác Trong các KNDH ở trên, kỹ năng 4, 5, 9 là những kỹ năng mang tính đặc trưng của việc dạy học hoa học. Có thể phân chia 14 kỹ năng đã nếu thành 2 nhóm: - Nhóm kỹ năng sử dụng các phương tiện, phương pháp dạy học (kỹ năng 1 -7). - Nhóm kỹ năng định hướng, điều khiển, tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học (kỹ năng 8 - 14). Xét về mức độ ảnh hưởng đến thành công của bài giảng một cách tương đối, các kỹ năng được coi là quan trọng hơn gồm: 1. Diễn đạt 2. Sử dụng hệ thống câu hỏi 3. Sử dụng bảng 4. Sử dụng bài tập hoa học 5. Sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp 6. Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh 7. Xây dựng mối quan hệ thầy trò và bầu không khí lớp họe 8. Củng cố, hệ thống kiến thức, làm rõ trọng tâm bài giảng. Từ những ý kiến trên của TS. Trịnh Văn Biểu, cho thấy kỹ năng cần có cho một người giáo viên là rất nhiều, nó đòi hỏi người giáo viên phải cổ một sự rèn luyện chăm chỉ lâu dài, có thể nó kéo dài đến hết sự nghiệp của một người giáo viên. Lúc nào, người giáo viên cũng học hỏi và tổng kết rút kinh nghiệm từ các bạn đồng nghiệp và lắng nghe sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp của mình. 1.3. QUY TRÌNH RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG DẠY HỌC 1.3.1. Mục đích rèn luyện các kỹ năng dạy học [1, tr.51] - Để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh một cách có hiệu quả người giáo viên phải có phương pháp và nghệ thuật sư phạm. Một bài giảng tốt không chỉ đòi hỏi người thầy có kiến thức sâu rộng, vững vàng mà còn phải có các kỹ năng để việc "truyền đạt" kiến thức có hiệu quả. - Rèn luyện các kỹ năng dạy học là một đặc trưng của các trường sư phạm. Nhiều sinh viên trong thời gian học tập ở đại học, ý thức được tầm quan trọng của các kỹ năng dạy học đã tích cực rèn luyện, nên khi đi TTSP họ đạt được kết quả cao và trưởng thành rất nhanh sau khi ra trường. 1.3.2. Nội dung rèn luyện các kỹ năng dạy học có các nội dung sau: [1, tr.52] 1.Nắm đặc điểm, yêu cầu, cách thức hành động và phương pháp rèn luyện từng kỹ năng dạy học cơ bản. 2.Rèn luyện để đạt được ở mức độ thuần thục từng kỹ năng đó. 3.Biết cách sử dụng phối hợp các kỹ năng trong một bài lên lớp cụ thể. Khi muốn làm một việc gì đó, thì con người ta cần phải nắm rõ các đặc điểm của công việc đó, công việc đó có những yêu cầu gì (ví dụ như cần tuyển một thư ký cần biết giỏi một ngoại ngữ, có khả năng sử dụng tin học văn phòng...), phương pháp làm công việc đó thật tốt (tức là có kinh nghiệm). Việc rèn luyện kỹ năng cũng cần phải như vậy. Muốn rèn luyện kỹ năng nào đó ta cần phải nắm đặc điểm của kỹ năng đó (như kỹ năng dùng lời có các đặc điểm truyền đạt nhanh, có thể truyền đạt được những nội dung phức tạp tế nhị,...); đồng thời nắm được những yêu cầu của kỹ năng nhằm để biết kỹ năng này cần có những cái gì để từ đó mà có phương pháp rèn luyện cho đúng (ví dụ lời nói có yêu cầu: to rõ, phát âm chuẩn dễ nghe, không dùng từ địa phương, tránh nói lấp, có cường độ to rõ khác nhau để nhấn mạnh... từ đó ta thấy rèn luyện kỹ năng dùng lời có một số phương pháp sau: tập nói trước nhóm nhỏ, tham gia các hoạt động tập thể, giảng tập cá nhân và ở nhóm, nói trước gương, tập đọc lớn tiếng từng đoạn văn...). Khi làm một công việc gì đó, bất kỳ ai cũng muốn làm cho tới mức độ thuần phục công việc đó, muốn làm thật hoàn chỉnh để có kết quả tốt. Kỹ năng cũng vậy, kỹ năng cần có một sự khổ luyện thuần phục và liên tục, nhất là các kỹ năng dạy học người giáo viên cần phải rèn luyện thường xuyên để tiết dạy của mình ngày càng hay hơn không bị nhàm chán. Đồng thời người giáo viên cũng phải biết phối hợp các kỹ năng lại với nhau để bài giảng của mình tốt hơn và có khả năng thu hút học sinh. 1.3.3. Nguyên tắc rèn luyện các kỹ năng dạy học 1.Kết hợp lý thuyết và thực hành, coi trọng cả 2 khâu: hướng dẫn của giảng viên và hoạt động rèn luyện của sinh viên. [1, tr.52] - Việc rèn luyện kỹ năng là một công việc vô cùng khó khăn nếu như không có lý thuyết của giảng viên hướng dẫn thì sinh viên rất khó thành công trong việc rèn luyện kỹ năng của mình. - Một số kỹ năng khó sinh viên không thể chỉ đọc, hiểu qua tài liệu mà còn cần được giảng viên hướng dẫn ừực tiếp nên rèn luyện như thế nào cho đúng và phương pháp rèn luyện trong nhóm và cá nhân như thế nào. - Kỹ năng chỉ được hình thành qua hoạt động thực tiễn, qua luyện tập nên cần phải tổ chức thực hành theo lớp, nhóm và tự rèn luyện cá nhân. Ví dụ: khi rèn luyện kỹ năng dùng lời, giảng viên trong lớp có thể kêu sinh viên đọc một đoạn trong sách trước lớp, tổ chức tập giảng theo nhóm học tập... 2.Sinh viên phải được học bằng hoạt động, thông qua hoạt động [1,tr.52]. Cần tăng cường các cơ hội để sinh viên có điều kiện rèn luyện kĩ năng: - Tăng đàm thoại khi giảng bài trên lớp, nhằm rèn luyện kỹ năng dùng lời, tập cho sinh viên khả năng nói lưu loát và khả năng diễn đạt qua việc trả lời câu hỏi và cho các bạn sinh viên học hỏi kỹ năng sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học. - Tổ chức học nhóm (lớn và nhỏ), các nhóm học này có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện kỹ năng. Trong nhóm học tập, sinh viên có thể rèn luyện kỹ năng dùng lời, viết bảng, sử dụng hệ thống câu hỏi, sự dụng tranh ảnh hình vẽ,... thông qua việc tập giảng các bài học trong chương trình phổ thông để các bạn trong nhóm quan sát và đóng góp ý kiến. - Tận dụng giờ tập giảng cuối mỗi buổi thực hành. - Tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề, thuyết trình theo chủ đề, để giúp cho sinh viên khả năng diễn đạt trước đám đông một cách lưu loát trôi chảy. - Tổ chức các câu lạc bộ, hội nghiệp vụ, các cuộc thi đố vui hoa học, nhằm rèn luyện cho sinh viên thêm mạnh dạn hơn nữa, không còn nhút nhát trước đám đông. - Tổ chức các hoạt động tập thể như: tham quan, du lịch...Sau buổi tham quan yêu cầu mỗi sinh viên hãy viết một bài báo cáo về chuyến tham quan: họ đã thu hoạch được những gì, nhận xét về chuyến tham quan đó cổ thành công không, tại sao... để xem kỹ năng viết và dùng từ ngữ của sinh viên. 3. Việc rèn luyện kĩ năng phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. [1, tr.52] Khi làm bất cứ việc gì cũng vậy, con người ta cũng phải đi từ thấp đến cao, cũng như việc đi học, ai cũng phải bước vào học các lớp mẩu giáo trước để tập làm quen với không khí trường lớp, bạn bè, thầy cô; sau đó mới vào các lớp 1-12 để tích lũy kiến thức từ dễ đến khó cho phù hợp với độ tuổi, sau đó mới thi vào đại học theo ngành nghề mình ưa thích. Vì thế, việc rèn luyện kỹ năng cũng như vậy, cũng đòi hỏi sinh viên phải tích lũy và rèn luyện từ từ, từ chỗ đơn giản sau đó mới nâng cao mức độ rèn luyện lên để có thể thuần thục kỹ năng. Ví dụ: - Rèn kỹ năng trình bày bảng qua các giai đoạn: viết trên giấy có dòng kẻ rồi không dòng kẻ, viết bảng đơn giản, trình bày bảng một phần rồi tiến tới trình bày toàn bộ bài học. - Rèn kỹ năng nói qua các giai đoạn: đọc, trả lời câu hỏi nhỏ, phát biểu một nội dung bài học, kể một chuyện ngắn, giảng một đoạn rồi tiến đến giảng trọn một bài. 4.Rèn luyện toàn diện nhưng có trọng điểm. [1, tr.52] Sinh viên chú ý rèn luyện tất cả những kỹ năng cần thiết cho công việc của mình sau này nhưng mà khi rèn luyện kỹ năng cần chú ý những kỹ năng quan trọng như: nói, viết bảng...., những kỹ năng khó cần một quá trình khổ luyện và những kỹ năng sinh viên không thể tự rèn luyện một mình. 5.Rèn luyện thường xuyên, liên tục [1, tr.52]. Việc rèn luyện của sinh viên không được dừng lại, lúc nào nó cũng phải diễn ra, nó diễn ra ngay từ năm đầu tiên sinh viên vào trường cho đến khi tốt nghiệp ra trường và sau này đi dạy (đối với sinh viên sư phạm) hay đi làm thì việc rèn luyện này vẫn phải diễn ra để có thể ngày càng hoàn thiện mình. Việc rèn luyện kỹ năng phải diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Ngoài việe rèn luyện ở lớp, ở nhóm, sinh viên cũng phải tự rèn luyện cá nhân ở nhà và phối hợp việc rèn luyện cá nhân với rèn luyện ở tập thể để khi rèn luyện ở lớp còn gì chưa đạt thì về nhà cần phải luyện tập thật nhiều để bổ sung vào. Và đối với sinh sư phạm có hai cơ hội lớn mà sinh viên cần phải tận dụng để rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm cho riêng bản thân mình đó là hai đớt thực tập sư phạm. 6.Đề cao tinh thần tự giác nhưng không xem nhẹ việc kiểm tra đôn đốc. [l,tr.52] - Sinh viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của các kĩ năng để có ý thức tự giác trong rèn luyện, chỉ có tinh thần tự giác mới giúp được cho sinh viên ngày càng thuần thục các kỹ năng. - Ngoài ra giảng viên cần theo sát để uốn nắn, sửa chữa kịp thời những sai sót, lệch lạc của sinh viên trong phương pháp rèn luyện kỹ năng để hướng sinh viên đáp ứng đúng yêu cầu cần phải có của kỹ năng. - Đồng thời sinh viên cũng phải thật nghiêm túc trong việc rèn luyện, giảng viên không quá dễ dãi, qua loa đại khái sinh viên muốn rèn luyện sao cũng được mà phải kiểm tra đôn đốc thường xuyên. 7.Kết hợp việc rèn kỹ năng với việc cung cấp kiến thức và phát triển tư duy. [l,tr.52] - Lồng ghép phương pháp vào nội dung bài học. Khi sinh viên trả lời không chỉ yếu cầu đúng, đủ ý mà còn yêu cầu diễn đạt mạch lạc, lưu loát, có logic. - Vừa học (kiến thức) vừa rèn (kỹ năng), vui mà học. Ví dụ: tập đọc, kể các câu chuyện vui hoa học... 1.3.4. Quy trình chung khi rèn luyện các kỹ năng dạy học [1, tr.53] Bước 1. Chuẩn bị: Sinh viên đọc và nghiên cứu tài liệu để nắm vững mục đích, yêu cầu, cách thức hành động đối với kỹ năng cần rèn luyện. Bước 2. Quan sát mẫu và làm thử trên lớp: - Sinh viên nghe giảng viên hướng dẫn về lí thuyết (chú ý những chỗ khó, những kinh nghiệm để thành công). - Giảng viên làm mẫu (có thể chọn sinh viên có kỹ năng tốt để làm mẫu). - Sinh viên làm thử. - Giảng viên nhận xét đúng sai và chỉ dẫn cách sửa lỗi. Bước 3. Sinh viên tự tập dượt cá nhân (thời gian ngắn). Bước 4. Rèn luyện ở nhóm: - Sinh viên trình bày trước nhóm. - Nhóm nhận xét, góp ý, cho điểm. Chú ý: a) Giảng viên cần dự ở các nhóm để: - giúp nhóm trưởng nhanh chóng ổn định tổ chức; - giải đáp thắc mắc; - góp ý về cách làm. b) Số sinh viên ở mỗi nhóm từ 6—12 là thích hợp, không nên quá đổng để dễ thu xếp địa điểm, thời gian và sình viên có nhiều cơ hội hoạt động. c) Tận dụng các phòng trống, các tụ điểm công cộng. Bước 5. Giảng viên tổng hợp kết quả (sau khi đi dự với các nhóm): - Nhận xét ưu khuyết điểm của các cá nhân. - Nhận xét rút kinh nghiệm về cách làm việc của nhóm. - Có thể yếu cầu một số sinh viên (giỏi, trung bình, kém) lên trình bày trước lớp để rút ra bài học chung. Bước 6. Sinh viên tự rèn (thời gian có thể từ 1 đến 4 tháng hoặc lâu hơn) Kỹ năng trong đó hành động càng phức tạp sinh viên càng phải rèn luyện nhiều. Bước 7. Kiểm tra lần cuối lấy điểm chính thức. 1.3.5. Việc vận dụng lý thuyết kỹ năng vào đề tài Lý thuyết kỹ năng góp phần củng cố thêm cho việc tổ chức hoạt động "Vui để học". Việc tổ chức hoạt động "Vui để học" sẽ được gắn liền với hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên như: kỹ năng diễn đạt, làm cho sinh viên có phát huy tính tích cực sáng tạo của mình, xây dựng quan hệ thầy trò và bầu không khí lớp học. Áp dụng các bước rèn luyện kỹ năng vào việc tổ chức hoạt động sẽ giúp cho hoạt động này không bị thiên về chỉ là một phương pháp dạy học hướng vào người của giảng viên mà hoạt động này còn bao hàm luôn cả việc rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng bằng hoạt động, mà thông qua hoạt động này ta có thể tổ chức cho sinh viên hoạt động "Vui để học" về vấn đề kỹ năng để có thể ông luyện lại phần lý thuyết kỹ năng cho sinh viên. Do đó, việc rèn luyện kỹ năng phải luôn gắn liền với hoạt động thực tế để cho các bạn sinh viên có thêm môi trường rèn luyện song song với việc học lý thuyết. 1.4. DẠY HỌC BẰNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC [4, tr.7] Một trong những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang được khuyên khích là "dạy học bằng hoạt động của người học". Nội dung cơ bản của xu hướng đổi mới phương pháp này là tạo mọi điều kiện để ọc sinh hoạt động càng nhiều càng tốt. Theo lối dạy học cũ, hoạt động của thầy chiếm phần lớn thời gian trên lớp. Trò chủ yếu là ngồi nghe một cách thụ động, rất ít khi tham gia hoạt động học tập chung của lớp. Trò ít phát biểu, càng rất ít khi được thắc mắc, hỏi thầy những điều không hiểu hay chưa được rõ. Dạy như thế kết quả học tập bị hạn chế rất nhiều. Người ta đã tìm cách để giảm thời gian hoạt động của thầy và tăng thời gian hoạt động của trò trong một tiết học. Với các tiếp cận đó, thực chất của dạy học bằng hoạt động của người học là chuyển từ lối dạy cũ (thầy nặng về truyền đạt, trò tiếp thu một cách thụ động) sang lối dạy mới, tron đó vai trò chủ yếu của thầy là toe chức, hướng dẫn hoạt động, trò chủ động tìm kiếm và phát hiện ra kiến thức. 1.4.1. Ý nghĩa - Tác dụng Dạy học bằng hoạt động của người học có nhiều ý nghĩa và tác dụng trong việc đổi mới nền giáo dục nước ta hiện nay: 1.Dạy học bằng hoạt động của người học là một nội dung của dạy học hướng vào người học. Học sinh chỉ có thể phát triển tốt các năng lực tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, thích ứng với cuộc sống...nếu như họ có cơ hội hoạt động.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất