Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tổ chức chữa lỗi câu trong bài tập làm văn lớp 8...

Tài liệu Tổ chức chữa lỗi câu trong bài tập làm văn lớp 8

.PDF
24
17
54

Mô tả:

1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Người Việt Nam ta có câu: "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" để chỉ những khó khăn trong việc dạy và học phân môn Tiếng Việt. Bởi vậy việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường không chỉ có nhiệm vụ là dạy cho học sinh nói đúng mà còn viết đúng, viết hay tiếng mẹ đẻ của mình. Một trong các khâu để dạy học sinh viết tốt là hoạt động chữa lỗi của chính các em. Chữa lỗi câu là một nhiệm vụ của giáo viên để nâng cao chất lượng diễn đạt cho học sinh. Tuy nhiên, việc chữa lỗi câu cho học sinh chưa thật sự được coi trọng trong nhà trường hiện nay, cách chữa còn tùy tiện. Giáo viên mới chỉ quan tâm đến chữa lỗi của một câu đơn lẻ, độc lập chứ chưa chú ý chữa lỗi câu đặt trong đoạn văn, bài văn của học sinh. Chính vì thế, việc chữa lỗi câu cho học sinh là một điều rất đáng được quan tâm. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp chủ yếu của con người. Công nghệ thông tin càng phát triển, ngôn ngữ càng phát huy được giá trị to lớn của mình. Ngôn ngữ viết càng trở nên quan trọng trong thời đại “số hóa”. Thế nhưng ta đang gặp tình trạng viết sai khá phổ biến trên sách báo và trên bài làm của học sinh. Có thể dễ dàng tìm thấy những cách diễn đạt sai ở nhiều tờ báo, cuốn sách xuất bản hằng ngày. Điều nguy hiểm là tần suất cách diễn đạt sai mà học sinh tiếp xúc hằng ngày rất cao nên nhiều em, trong nhiều trường hợp, không thể xác định được đâu là diễn đạt đúng, đâu là diễn đạt sai. Vì vậy, cách dạy Tiếng Việt trong nhà trường hiện nay cần thay đổi. Dạy và học câu không dừng lại ở việc học các câu đơn lẻ, viết các câu độc lập mà phải luôn gắn câu với văn bản, với yêu cầu của một hoạt động giao tiếp cụ thể. Vấn đề chữa lỗi câu cũng đòi hỏi phải đặt câu trong văn bản. Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn nội dung “Tổ chức chữa lỗi câu trong bài Tập làm văn cho học sinh lớp 8” làm đề tài áp dụng nghiên cứu SKKK. 1.2. Mục đích nghiên cứu. GS Cao Xuân Hạo đã khẳng định: “ Muốn biết một câu nào đó đúng hay sai không thể không đặt nó trong ngữ cảnh và tình huống giao tiếp. Những tri thức cho phép người bản ngữ thấy trong hoàn cảnh nào thì người nào có thể nói như thế này mà không được nói như thế kia cũng là tri thức ngôn ngữ học và không thể không được nói đến trong sách ngữ pháp” [1]. Chỉ có chữa lỗi câu đặt trong mối quan hệ với các câu khác mới đảm bảo cho câu được chữa đúng không chỉ đúng ngữ pháp của một ngôn ngữ mà còn đúng với quy tắc của tư duy, của hoạt động giao tiếp. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và ngày càng nâng cao chất lượng diễn đạt của học sinh, nâng cao hiệu quả của việc dạy Tiếng Việt ở trường phổ thông. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Với lí do mà mục đích như trên đề tài tập trung nghiên cứu về văn bản và câu trong văn bản, thực trạng vấn đề chữa lỗi câu trong bài làm của học sinh lớp 8 Trường THCS Quang Trung và thực tế giảng dạy về chữa lỗi câu trong nhà trường; thực tế học tập rèn luyện kĩ năng diễn đạt,tâm lí nhận thức lỗi câu và chữa lỗi câu ở học sinh; Những lỗi câu thường gặp để từ đó đưa ra những giải 1 pháp và tổ chức cho học sinh chữa lỗi câu trong bài làm văn nhằm giúp học sinh nhận ra lỗi câu, biết cách sửa chữa, tự sửa chữa được lỗi câu, giúp học sinh linh hoạt hơn khi viết văn. 1.4.Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: * Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết . Đọc tài liệu nghiên cứu về cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt để xây dựng cơ sở lí thuyết về câu Tiếng Việt và câu trong văn bản. *. Pương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Bằng thực tế giảng dạy cụ thể, qua chấm bài và sửa chữa lỗi cho học sinh hai lớp 8A1 và 8A2 Trường THCS Quang Trung để có những số liệu cụ thể và thực trạng mà chúng tôi có những thông tin cụ thể chính xác . * Phương pháp thống kê và xử lí số liệu. Sau khi khảo sát và thu thập thông tin chúng tôi tiến hành lập bảng và thống kê các số liệu cụ thể để vụ cho đề tài nghiên cứu. 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. a.Cơ sở ngôn ngữ học. Câu là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Nó là đơn vị phức tạp hiện đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Theo ngữ pháp truyền thống, câu được các từ điển Tiếng Việt định nghĩa là “ Chuỗi lời nói có ngữ điệu, diễn đạt một ý trọn vẹn”[4] Theo các tác giả của cuốn “ Dẫn luận ngôn ngữ học” quan niệm: “ Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm và một cảm xúc”. Là một đơn vị ngôn ngữ, câu đã được nghiên cứu kĩ trên nhiều bình diện. Những tưởng thành tựu nghiên cứu về câu đã đạt đến sự thống nhất. Nhưng, cùng với sự phát triển của xã hội, người ta càng thấy tính phức tạp của ngôn ngư nói chung và đơn vị câu nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển của ngữ pháp chức năng, câu được nghiên cứu sâu hơn về mặt ngữ dụng. Tuy còn nhiều quan niệm khác nhau, nhưng với tư cách là một đơn vị ngôn ngữ lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, các nhà khoa học đều thấy “câu” có một số đặc điểm chủ yếu sau đây: - Câu có chức năng biểu hiện. - Câu có chức năng trao đổi, diễn đạt liên nhân. - Câu có chức năng tạo văn bản, diễn đạt cách tổ chức một thông điệp. Để thực hiện ba chức năng trên, câu có các kiểu cấu trúc riêng phù hợp với cách tổ chức đặc thù riêng trong câu. Mỗi cách tổ chức như vậy không trùng lặp với các chức năng khác. b. Câu trong giao tiếp. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu giao tiếp đặc biệt. Ngôn ngữ thực sự là ngôn ngữ, khi và chỉ khi được sử dụng trong giao tiếp xã hội. Trong giao tiếp, các đơn vị ngôn ngữ đều có những đặc trưng riêng. Câu cũng vậy. Câu khi giao tiếp chính là các phát ngôn. Gọi là phát ngôn để phân biệt với khái niệm “câu” của ngữ pháp cấu trúc. Điều này phản ánh tính “rất ít được quy phạm hoá về mặt hình thức” của câu trong hoạt động giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, câu chịu ảnh hưởng của các nhân tố chính sau: - Nhân vật giao tiếp: - Hoàn cảnh giao tiếp: - Đích giao tiếp: Câu (phát ngôn) trong giao tiếp nói năng hằng ngày rõ ràng là rất phong phú. Tất cả sự “lệch chuẩn” của nó sẽ được người nhận, căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, khôi phục, nắn sửa lại để xác định được đúng ý của người nói. Vì vậy, chúng ta thấy dạy học câu hiện nay phải và cần phải là dạy học câu trong văn cảnh, trong mối quan hệ lời nói, dạy học câu trong văn bản. Cách tốt nhất để dạy cho học sinh viết câu có hiệu quả, vừa đúng về mặt ngữ pháp, vừa đúng về mặt ngữ nghĩa là dạy qua giao tiếp và bằng giao tiếp. 3 c. Văn bản và câu trong văn bản. Theo GS Đỗ Hữu Châu đưa ra định nghĩa về văn bản: “Văn bản là một biến thể dạng viết liên tục của ngôn bản thực hiện một hoặc một số đích nhất định nhằm vào những người tiếp nhận nhất định thường là không trực tiếp có mặt khi văn bản được sản sinh ra” .[2] Câu trong văn bản, do chịu tác động của các yếu tố nội dung, liên kết, tu từ… nên nó không phải lúc nào cũng đầy đủ các tiêu chí như câu độc lập:có khi nó bị tỉnh lược chủ ngữ; có khi bị lược cả chủ ngữ và vị ngữ. … Điều này, có thể thấy xuất hiện nhiều vô kể trong các văn bản. Nếu các câu đó không phải do các nhà văn viết ra thì chắc các thầy cô trong nhà trường sẽ coi đó là các “câu thiếu ý”, “câu cụt ý”…. Trần Ngọc Thêm có nhận xét đúng “…tuy nhà trường có thể bắt học sinh viết những câu “tiêu chuẩn” nhưng lại hoàn toàn không thể bắt buộc các em chỉ nghe và đọc những câu “hợp chuẩn”. Kết quả là xảy ra một thực trạng nực cười: Có những “câu” hoàn toàn giống nhau nhưng ở bài viết của học sinh thì bị thầy chê là “sai”, còn ở các nhà văn thì được coi là “đúng”, thậm chí “hay” nữa!” [3] Từ đó, khi bắt lỗi sai của học sinh cũng không thể tách riêng một cách cơ học các yếu tố được. Nguyên tắc khi xét lỗi của bài văn là phải đặt nó trong tương quan chỉnh thể của cả bài. Điều này cứ ngỡ giáo viên nào cũng biết nhưng thực tế thì không phải vậy. Chương trình Ngữ văn THCS được thiết kế trên nguyên tắc tích hợp ba phân môn: Văn- Tiếng Việt- Tập làm văn. Quan hệ giữa ba phân môn chưa bao giờ chặt chẽ như thế. Kết quả học Ngữ văn thể hiện rõ nhất trong các bài viết văn. Mỗi bài viết phải thể hiện được sự nắm chắc kiến thức văn học, hiểu và vận dụng tốt kiến thức ngôn ngữ và kĩ năng trình bày một văn bản theo đúng kiểu bài. Trong mối quan hệ ấy, một câu trong bài viết sai sẽ biểu hiện nhiều mức độ sai khác nhau như: sai về kiến thức văn học, sai về cách đặt câu, về liên kết hoặc về phong cách….. Điều đó đặt ra cho người giáo viên khi chữa câu sai của học sinh phải đồng thời chữa nhiều loại lỗi khác nhau. 2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. a. SGK và vấn đề chữa lỗi câu trong bài làm văn cho học sinh. Sách giáo khoa của chương trình đã coi trọng việc chữa lỗi cho học sinh từ chữa lỗi dùng từ đến chữa lỗi đặt câu.( Ngữ văn 8 Tiết 122- Chữa lỗi diễn đạtLỗi lô-gíc)[5,6] Ngoài các tiết có nội dung là chữa lỗi, chương trình hiện nay còn dành số tiết rất đáng kể cho ôn tập, luyện tập. Số lượng các tiết này nhiều hơn rất nhiều so với chương trình và SGK trước đây. Số tiết trả bài nhiều đòi hỏi người giáo viên phải coi trọng tiết trả bài. Nhưng thực tế hiện nay không phải như vậy. Do sách giáo khoa và sách giáo viên, chỉ định hướng mà không có hướng dẫn cụ thể cho từng loại bài cho nên nhiều giáo viên đã tuỳ hứng trong soạn tiết trả bài. Vì vậy dẫn đến hiện tượng giáo viên nhận xét chung chung, khen chê đại khái rồi trả bài và gọi điểm vào sổ. Đây là hiện tượng phổ biến trong các tiết trả bài ở các trường phổ thông hiện nay. Qua khảo sát từ giáo án Ngữ văn của đồng nghiệp dạy ở trường THCS, 4 chúng tôi thấy tiết trả bài thường được soạn rất ngắn và hầu như không có những đoạn văn hay, những đoạn văn cần chữa trong giáo án. Ngay cả giáo án các tiết chữa lỗi dùng từ và câu, hiện tượng giáo viên chỉ sử dụng một số ví dụ trong các sách giáo khoa là chủ yếu. Rất ít giáo viên có ý thức tìm tòi các ví dụ khác và càng hiếm những ví dụ được trích trong chính bài làm của học sinh. Hơn nữa, ở nhiều em học sinh trong một bài làm mắc quá nhiều lỗi về câu về chính tả khiến giáo viên có tâm lý ngại sửa, mất thời gian… b Thực trạng lỗi câu trong diễn đạt hiện nay : Nhận thức của giáo viên THCS về câu và lỗi câu: - Việc nhận thức về câu của giáo viên THCS còn rất cứng nhắc. - Thực tế bản thân một số giáo viên trong quá trình viết cũng còn mắc lỗi về câu. - Khi xét câu đúng hay sai, một số giáo viên chỉ thuần tuý căn cứ vào cấu trúc ngữ pháp của câu mà không đặt câu vào văn bản. c. Thực tế của việc giảng dạy về chữa lỗi câu trong nhà trường THCS. Việc rèn luyện và sửa lỗi câu cho học sinh trong nhà trường hiện nay còn tồn tại một vấn đề như đó là việc xem nhẹ khâu chấm và chữa bài cho học sinh. Nhiều giáo viên dành quá ít thời gian và tâm huyết cho việc chấm bài và chữa lỗi trong bài cho học sinh. Trong khi chấm bài, một số thầy cô lại quá lệ thuộc vào các câu mẫu, đoạn mẫu, bài mẫu. Trong các tiết chữa lỗi, học sinh cũng được chữa các lỗi nhưng là các lỗi do giáo viên sử dụng trong sách hay trích dẫn trong sách vở. Vì vậy, học sinh cũng được chữa lỗi nhưng là các lỗi của ai đó chứ không phải của mình. Cho nên học sinh có thể chữa được lỗi nhưng không có ý thức phòng chống việc mắc lỗi. Sẽ là hiệu quả rất nhiều nếu học sinh được chữa lỗi của chính mình hoặc của chính các bạn mình. Khắc phục những hạn chế ấy đòi hỏi một sự cải cách đồng bộ cả nội dung và phương pháp trong dạy bài chữa lỗi về câu. d. Thực tế việc học tập rèn luyện kĩ năng diễn đạt của học sinh . Có một thực tế là một số các em học sinh THCS nói rất trôi chảy mạch lạc, kể một chuyện các em thấy cho các bạn mình nghe rất hấp dẫn. Nhưng khi yêu cầu kể lại bằng văn viết thì các em lại rất lúng túng, diễn đạt lộn xộn, ngây ngô. Vẫn biết rằng viết khác nói, nhưng hiện tượng trên cũng phản ánh việc thiếu được rèn luyện trong diễn đạt của học sinh THCS hiện nay. e. Tâm lý của quá trình nhận thức lỗi câu và chữa lỗi. Học sinh THCS là lứa tuổi phức tạp, các em có khát khao muốn làm người lớn. Vì thế, việc chỉ ra lỗi sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của học sinh. Đây là điều rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải hết sức thận trọng khi chọn lỗi, phân tích và sửa lỗi. Học sinh THCS không phải không có bản lĩnh để nhận lỗi. Nhưng việc chữa lỗi của một số thầy cô lại có sắc thái của sự mỉa mai, chì chiết nên gây tâm lý nặng nề cho học sinh. g. Những lỗi câu thường gặp trong bài của học sinh. Câu trong bài làm văn của học sinh bị đánh giá là sai có thể là do hai loại lỗi chính: - Bản thân từng câu trong văn bản bị tổ chức sai. - Câu trong mối quan hệ với các câu khác bị tổ chức sai. 5 Vì vậy, khi xem xét đánh giá chữa lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh, chúng ta có thể lần lượt tìm hiểu từng loại lỗi này. Loại chữa lỗi câu biệt lập đã được nghiên cứu tương đối nhiều, dưới đây, chúng tôi chỉ xin đi nhanh lại các lỗi đó và chủ yếu tìm hiểu các loại lỗi trong bài làm văn của học sinh ở loại lỗi thứ hai, lỗi trong mối quan hệ với các câu khác của văn bản. Tóm lại, các câu bị coi là lỗi khi các câu đó dù có đúng ngữ pháp nhưng không diễn đạt được đúng ý của người viết, không bảo đảm được tính mạch lạc của văn bản. Sẽ không coi là lỗi nếu câu đó khi tách riêng có thể không bảo đảm đúng chuẩn ngữ pháp nhưng đặt trong văn bản thì lại chấp nhận được. Trên cơ sở khảo sát các loại câu sai trong bài viết của học sinh, chúng tôi thấy các loại lỗi câu thường gặp của học sinh THCS là: * Sai về cấu trúc ngữ pháp của câu: Đây là loại lỗi sai phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ lớn trong các loại câu sai mà học sinh thường mắc. - Sai do vi phạm nguyên tắc tỉnh lược thành phần câu. - Sai do thiếu nòng cốt câu. - Sai do thiếu vế câu. * Sai lôgíc giữa các câu, sai lôgíc giữa lời dẫn và lời trực tiếp. - Sai do vi phạm trật tự giữa nội dung của các câu. - Sai lôgic giữa lời dẫn và lời trực tiếp. * Sai do không đảm bảo tính mạch lạc giữa các câu. - Sai do câu lạc ý. - Sai do dùng từ liên kết không phù hợp. - Sai do thiếu từ liên kết. - Sai do dùng thừa từ ngữ liên kết. * Sai do không phù hợp phong cách văn bản. - Sai do vi phạm chuẩn phong cách. - Sai do không phù hợp giọng điệu chung của văn bản. * Sai vì không phù hợp với tình huống giao tiếp. - Sai nội dung ngữ nghĩa. - Sai quan hệ vai trong giao tiếp. - Sai do cách diễn đạt mơ hồ. Thực trạng này có ở một số trường THCS trong huyện Ngọc Lặc nói chung và trường THCS Quang Trung nói riêng. Chính vì vậy, những năm trước đây việc chữa lỗi câu trong bài tập làm văn cho học sinh đạt hiệu quả chưa cao. Số lượng học sinh biết sửa lỗi và làm lại bài của mình không nhiều, nhiều học sinh nhận ra lỗi nhờ sự hướng dẫn của thầy cô nhưng lại không biết sửa hoặc cố tình không sửa do lười nhác, hoặc tâm lí ngại làm văn. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm qua bài làm của học sinh lớp 8A1 và 8A2 ở trường THCS Quang Trung năm học 2016-2017 theo hình thức cũ trong tiết trả bài tập làm văn như sau: 6 Điểm Lớp Sĩ số 8A1 8A2 Điểm 1 - 2 Điểm 3 - 4 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 910 SL % SL % SL % SL % SL % 36 7 19.4 9 25 17 47.2 3 8.3 0 0 33 0 10 30.3 12 36.3 9 27.2 0 0 Bảng số liệu cho ta thấy, kết quả trong bài làm văn của các em rất thấp. Số học sinh có điểm dưới trung bình chiếm tới 44.4% ở lớp 8A1 và 30.3 % ở lớp 8A2. Ở cả hai lớp không có học sinh đạt điểm 9-10. Qua bảng số liệu, và từ thực tế địa phương, ta thấy do một số nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất là do nhu cầu của các bậc phụ huynh là chỉ cần con học tốt các môn tự nhiên; Thứ hai là do các em ngại học văn (rất ngại viết văn) dẫn đến tâm lí chây lười trong học tập; thứ ba là do một số giáo viên dạy văn cũng không còn nhiều nhiệt huyết với môn văn; thứ tư là trong những tiết trả bài Ngữ văn một số thầy cô chưa thực sự dành thời gian tâm sức chữa lỗi sai cho các em, chưa kịp thời động viên, khích lệ, uấn nắn câu từ cho các em…. Từ thực trạng trên, xét thấy tầm quan trọng của việc chữa lỗi câu cho học sinh, với sự kiểm nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học, tôi mạnh dạn trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp kinh nghiệm nhỏ về việc “Tổ chức chữa lỗi câu trong bài Tập làm văn cho học sinh lớp 8”. 2.3.CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Khi xem xét lỗi câu, ta phải xem xét câu với tư cách là một đơn vị cấu thành của văn bản. Nghĩa là đặt nó trong hệ thống đơn vị lớn hơn nó là văn bản. Có như vậy, ta mới có thể đánh giá câu một cách chính xác trong chức năng hành chức của nó. Ngoài ra, khi xét lỗi, cần phải quan tâm đến mối quan hệ của câu với các nhân tố giao tiếp và phong cách của từng loại văn bản. Từ góc độ văn bản để nhìn nhận và đánh giá lỗi câu, ta sẽ dễ dàng lí giải được những trường hợp câu được tạo ra hoàn toàn đúng với quy tắc ngữ pháp, có nghĩa, nhưng lại không thể tồn tại ở một vị trí nào đó trong văn bản vì nó không có giá trị thông báo hoặc phá vỡ tính liên kết của văn bản. Và ngược lại, có những câu tách khỏi văn bản thì không bảo đảm chuẩn ngữ pháp nhưng ở trong văn bản thì hoàn toàn chấp nhận được. Hơn nữa, đứng ở góc độ văn bản để xét lỗi, ta sẽ dễ dàng nhận ra ý đồ của người viết muốn thể hiện trong câu lỗi, từ đó, ta mới có cách sửa lỗi hợp lý, chính xác, đúng với ý của người viết. Để làm sáng tỏ vấn đề, ta đi vào tìm hiểu một số quan điểm và giải pháp tổ chức thực hiện. a. Quan điểm chữa lỗi câu trong bài văn của học sinh. Trước đây, khi xét lỗi câu, chúng ta vẫn thường quan tâm nhiều về mặt cấu trúc ngữ pháp. Khuynh hướng này chỉ chú ý xem xét những câu đơn lẻ, những câu đã được tách ra khỏi văn bản. Trên cơ sở phân tích cấu trúc ngữ pháp, người ta chỉ ra lỗi sai của các câu đó. Cách chữa lỗi câu ở các câu độc lập 7 như vậy không phải là không có giá trị trong dạy tiếng nhưng như Nguyễn Mai Hồng trong bài viết “Mối quan hệ giữa ý và lời trong quá tình hình thành một số kiểu câu sai của học sinh” đã đánh giá “ Việc phân tích cấu trúc nội bộ của từng câu sai riêng lẻ là việc làm đầu tiên, không thể thiếu được. Song nếu chỉ chú ý câu sai trong khuôn khổ một câu riêng lẻ, chúng ta sẽ bị hạn chế tầm nhìn và đi tới việc phân tích nguyên nhân không đầy đủ, đề ra cách chữa không sát hợp”. Vì vậy, khi tổ chức chữa câu sai cho học sinh, chúng tôi chú ý một số điểm sau: * Lấy văn bản là cơ sở để xác định các câu sai Khi nghiên cứu lỗi câu, bên cạnh việc xem xét lỗi câu trên phương diện hướng nội (nội tại câu) phải xem xét câu trên phương diện hướng ngoại (quan hệ của câu đó với các câu khác). Tức là khi xem xét lỗi câu, ta phải xem nó với tư cách là một đơn vị cấu thành của văn bản, đặt nó trong chỉnh thể văn bản. Từ góc độ văn bản để nhìn nhận và đánh giá lỗi câu, ta dễ dàng lí giải được những trường hợp câu được tạo ra hoàn toàn đúng với quy tắc ngữ pháp, có nghĩa nhưng lại không thể tồn tại ở một vị trí nào đó trong văn bản. Và ngược lại, có những câu tách khỏi văn bản thì chắc chắn là sai ngữ pháp, tối nghĩa, nhưng ở trong văn bản lại được chấp nhận. * Tập trung chữa các câu sai có tính phổ biến cao Cũng từ góc độ văn bản, chúng ta thấy biểu hiện của lỗi câu rất đa dạng và phức tạp. Do rất nhiều ràng buộc, người giáo viên không thể tổ chức cho học sinh chữa hết các loại lỗi câu có trong bài viết vì số lượng sẽ rất nhiều. Vả lại, sẽ không khoa học nếu tập trung vào chữa các lỗi có tính cá biệt. Do đó, quan điểm cần được thống nhất là chỉ tập trung vào chữa các loại lỗi có tính phổ biến cao. * Tôn trọng ý của học sinh trong bài làm, tránh áp đặt chủ quan của người chữa Một câu sai thường là có nhiều cách chữa. Khi chữa câu độc lập, đơn lẻ, chúng ta có thể hướng học sinh đến nhiều cách chữa. Ví dụ: Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã cho ta thấy cả một xã hội điên đảo vì tiền, bọn đầu trâu mặt ngựa mặc sức hoành hành, bọn quan lại hủ bại. Với câu trên, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích và chấp nhận các cách chữa như: - Bỏ từ “trong”: Câu đã chữa là: “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã cho ta thấy cả một xã hội điên đảo vì tiền, bọn đầu trâu mặt ngựa mặc sức hoành hành, bọn quan lại hủ bại. - Bỏ từ “của”: Câu đã chữa là: Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã cho ta thấy cả một xã hội điên đảo vì tiền, bọn đầu trâu mặt ngựa mặc sức hoành hành, bọn quan lại hủ bại.[7] * Coi trọng tính chỉnh thể của văn bản Đặt câu trong văn bản khi xét lỗi nghĩa là đặt câu trong chỉnh thể của văn bản. Do đó khi xét câu sai phải xét đến nội dung của cả văn bản, đến văn phong của cả một kiểu bài chứ không phải chỉ xét nó trong phạm vi giữa các câu. Tuy thế, coi trọng nguyên tắc chỉnh thể của văn bản không có nghĩa là khi chữa câu, người giáo viên phải trích dẫn cả bài. Điều này không thể thực hiện được. Nên cần hiểu nguyên tắc này một cách linh hoạt. Từ thực tiễn giảng dạy ở 8 cơ sở, chúng tôi thấy khi chữa câu cần trích dẫn đoạn có chứa câu sai. Đoạn trích có thể dài hoặc ngắn nhưng phải bảo đảm cho việc học sinh nhận ra lỗi của câu và chữa được câu đó cho đúng với tinh thần của văn bản. b. Mục đích của việc chữa lỗi câu trong bài làm văn. *. Để bài làm văn được đúng và hay hơn Văn bản được định nghĩa đơn giản là một thể thống nhất trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Có thể ví văn bản là một cơ thể sống còn câu là các tế bào để làm nên cơ thể sống ấy. Sẽ không thể có được một văn bản theo đúng nghĩa của nó nếu có câu bị sai. Đọc một văn bản hay nhưng vẫn còn lẫn câu sai chẳng khác gì ăn một bữa cơm ngon mà cắn phải hạt sạn. Do đó, chữa các lỗi câu sẽ giúp cho bài làm văn được hoàn chỉnh. *. Để học sinh nhận ra lỗi và biết cách chữa; từ đó, học sinh tự chữa được những câu sai trong bài văn của mình Chữa câu sai và việc tổ chức cho học sinh tự chữa câu sai trong bài làm văn không chỉ dừng lại ở mục đích để làm bài văn đó hay lên. Thông thường việc chữa lỗi câu được thực hiện sau khi giáo viên đã chấm xong bài văn của học sinh. Đối với học sinh, một bài văn khi viết xong nộp cho giáo viên là một “tác phẩm” đã được nghiệm thu. Cho nên, mục đích có giá trị của việc chữa câu sai là giúp học sinh nhận ra các lỗi câu của chính mình. Trên cơ sở nhận thức ấy, học sinh sẽ có ý thức tránh các cách diễn đạt sai khi viết văn trong những bài sau. Đồng thời, cách chữa lỗi còn giúp học sinh hình thành thói quen phải xem lại bài viết, chữa lại các lỗi trước khi nộp bài. Quy trình tạo lập một văn bản bao gồm bốn bước: Tìm hiểu đề, tìm ý lập dàn ý- diễn đạt - đọc và sửa. Nhưng học sinh rất hay bỏ qua bước thứ tư bước đọc và sửa. Chính việc tổ chức chữa lỗi câu sẽ nhắc nhở học sinh phải coi trọng bước này. Và vì vậy, hình thành cho học sinh ý thức luôn luôn đọc lại và sửa chữa các lỗi còn mắc của mình. *. Chữa lỗi câu giúp học sinh linh hoạt hơn trong khi viết văn Việc tổ chức chữa lỗi có quy trình, có các thao tác cụ thể của giáo viên còn cung cấp cho học sinh cách chữa các lỗi đã mắc. Đây là một kĩ năng quan trọng khi diễn đạt. Nếu thực tế chứng minh rằng không thể ngay từ đầu đã viết được các câu hay thì kĩ năng biết sửa lại văn phải được coi là một kĩ năng cần rèn cho học sinh. Trước một câu văn sai hoặc chưa hay, giáo viên hướng dẫn để học sinh phát hiện ra lỗi từ đó đưa ra các cách chữa khác nhau. Qua các cách chữa khác nhau đó, học sinh biết cùng một ý có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Việc làm này sẽ gúp học sinh được linh hoạt khi viết bài. c. Quy trình chữa lỗi câu. * Chuẩn bị của người giáo viên. + Xác định và ghi lại các lỗi câu thường gặp của học sinh; phân tích và dự kiến các cách chữa khi chấm bài. Tổ chức chữa lỗi cho học sinh đòi hỏi phần chuẩn bị của người giáo viên phải hết sức công phu. Thậm chí có thể nói nó sẽ làm thay đổi quan niệm của người giáo viên khi chấm bài của học sinh. Thay vì chỉ đọc để định mức kết quả và cho điểm, người giáo viên còn phải coi bài viết của học sinh như một nguồn cung cấp ngữ liệu cho phần thiết kế giờ dạy của mình. Muốn thế, người giáo 9 viên buộc lòng phải đọc kĩ càng, phải đặt mình vào tư thế của học trò để cảm và hiểu văn bản mà học sinh đã làm ra như một sản phẩm sáng tạo độc lập và duy nhất. Trong khi chấm bài, giáo viên phải đánh dấu và chép lại những đoạn văn có chứa các lỗi câu của học sinh. Và để các đoạn văn mình chép có thể dùng được, người giáo viên phải sơ bộ phân tích qua các câu sai và hình thành ngay các cách chữa phù hợp. Tức là giáo viên phải đặt mình là ngưòi viết ra văn bản để sau này có hướng chữa nhanh và thích hợp nhất. Ví dụ. Dưới đây là một bài văn của em Trần Thị Nguyên ( Phụ lục 1) học sinh lớp 8A2 khi làm đề văn: Em hãy viết một bài văn giới thiệu về con trâu, một con vật gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam. Bài làm Từ lâu, con trâu- một con vật rất bình dị đã gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam. Họ coi con trâu như người bạn, trâu giúp họ cày cấy, làm ra hạt lúa, hạt gạo. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về con trâu Việt Nam. Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da thường là màu đen với lớp lông mao bao phủ toàn thân. Trâu có một cái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi và muỗi. Hai tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều. Tai trâu khá thính, nó giúp trâu nghe được những tiếng động xung quanh. Trâu tự vệ, chống lại kẻ thù bằng cách húc bằng đôi sừng to, khoẻ. Sừng trâu còn được dùng làm tù và để thổi trong các lễ hội. Trâu có một hàm răng. Người xưa giải thích rằng vì mải cười con hổ ngu ngốc mà trâu bị gãy hết răng hàm trên do đập vào tảng đá. Nếu ta để ý sẽ thấy rằng, mỗi khi ăn cỏ trâu ăn rất nhanh, thạm chí chỉ nuốt chứ không nhai. Thế thì làm sao tiêu hoá được? Thì ra trâu thuộc động vật nhai lại. Khi ra đồng làm việc, trâu gặm nhanh mấy nắm cỏ rồi còn đi làm việc mà không cần nhai. Cỏ này trôi xuống dạ dày nhưng chưa tiêu hoá ngay mà được để lại ở dạ cỏ (dạ dày của trâu chia làm 4 ngăn), khi hết ngày về nghỉ ngơi, trâu lại ợ cỏ ra nhai lại, lúc này cỏ mới thực sự được tiêu hoá. Vì vậy khi trâu nghỉ ngơi ta vẫn thấy trâu nhai đều mà không thấy gặm cỏ. Đặc điểm này rất phù hợp với tính chăm chỉ, cần cù của trâu. Trâu có những đặc tính thật gần gũi với người nông dân Việt Nam. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con. Trâu nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vú. Trâu con gọi là nghé, khi mới sinh ra khoảng vài giờ đến một ngày, nghé đã có thể đứng thẳng, vài hôm sau có thể mở mắt, đi lại theo mẹ. Nghé lớn rất nhanh, nghé chưa có sừng, lớn lên sừng mới nhú dần ra nhưng các bộ phận bên goài chẳng khác gì trâu mẹ. Trâu thường hay mắc một bệnh gọi là chướng khí vào mùa xuân, do mùa đông ăn toàn cỏ khô nên mùa xuân được thả trên đồng cỏ trâu ăn thật lực, cỏ non xanh nhiều nhựa và sương đêm càng kích thích sự thèm ăn của trâu, nhưng càng ăn nhiều, nhựa cỏ và sương vào dạ dày gây chướng khí, khiến bụng trâu phình to, nếu không cấp cứu kịp thời, trâu sẽ chết. Vì vậy, khi gần đến mùa xuân nên cho một ít cỏ tươi vào khẩu phần ăn của trâu để dạ dày trâu quen dần. Trâu là động vật rất có ích, là người bạn của nông dân, “con trâu đi trước cái cày theo sau”. Trâu giúp con người rất nhiều. Ngoài việc cày bừa hằng ngày trâu còn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống. “Chọi trâu”- một nét đẹp văn hoá của dân tộc ta. Con người cũng rất gắn bó với trâu, 10 ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng phải có một, hai con trâu, trẻ con thường đi chăn trâu, lúc đó để trâu ăn cỏ, bọn trẻ rủ nhau chơi biết bao trò vui, hay chúng thi cưỡi trâu vượt sông. Hình ảnh cậu bé thổi sáo trên lưng trâu, thả diều trên lưng trâu đã đi vào các bức tranh truyền thống dân tộc. Trâu từ lâu đã trở thành người bạn gắn bó với con người đặc biệt là với người nông dân. Trâu tuy là con vật nhưng rất gắn bó với con người. Qua con trâu ta thấy được sự chăm chỉ cần cù, chịu thương chịu khó của người Việt Nam. Chúng ta phải yêu quý, chăm sóc trâu vì nó có ích cho nhà nông, mà còn để gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống của cha ông ta. Phục vụ cho việc chữa lỗi diễn đạt, người giáo viên sẽ ghi ra được các câu, đoạn văn có chứa những câu sai. Cụ thể, với bài trên, giáo viên sẽ ghi được: (1)- Sử dụng sai dấu ngăn cách các thành phần trạng ngữ với chủ ngữ, ngăn cách thành phần chú thích: Từ lâu, con trâu- một con vật rất bình dị đã gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam. Qua con trâu ta thấy được sự chăm chỉ cần cù, chịu thương chịu khó của người Việt Nam. (2)- Câu sai vì thiếu bộ phận nòng cốt câu: “Chọi trâu”- một nét đẹp văn hoá của dân tộc ta. (3)- Câu sai vì nội dung không đúng thực tế: Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con. Trâu con gọi là nghé, khi mới sinh ra khoảng vài giờ đến một ngày, nghé đã có thể đứng thẳng, vài hôm sau có thể mở mắt, đi lại theo mẹ. (4)- Câu văn chưa gọn, ý chưa rõ Con người cũng rất gắn bó với trâu, ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng phải có một, hai con trâu, trẻ con thường đi chăn trâu, lúc đó để trâu ăn cỏ, bọn trẻ rủ nhau chơi biết bao trò vui, hay chúng thi cưỡi trâu vượt sông. (5) Sai vì sự liên kết, dùng từ liên kết trong câu không hợp lý: Chúng ta phải yêu quý, chăm sóc trâu vì nó có ích cho nhà nông, mà còn để gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống của cha ông ta. (6)-Văn bản chưa tách đoạn. (Phần thân bài gộp lại một đoạn là chưa biết tách đoạn phần thân bài). Để có ngữ liệu rèn luyện kĩ năng viết câu trong văn bản thông qua việc chữa lỗi câu, giáo viên cần đánh dấu hoặc ghi lại những đoạn có chứa lỗi sai có trong bài văn như: (a). “Từ lâu, con trâu- một con vật rất bình dị đã gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam. Họ coi con trâu như người bạn, trâu giúp họ cày cấy, làm ra hạt lúa, hạt gạo. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về con trâu Việt Nam”. (b). “Trâu có một cái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi và muỗi. Hai tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều. Tai trâu khá thính, nó giúp trâu nghe được những tiếng động xung quanh. Trâu tự vệ, chống lại kẻ thù bằng cách húc bằng đôi sừng to, khoẻ. Sừng trâu còn được dùng làm tù và để thổi trong các lễ hội. Trâu có một hàm răng. 11 Người xưa giải thích rằng vì mải cười con hổ ngu ngốc mà trâu bị gãy hết răng hàm trên do đập vào tảng đá.” (c). Trâu là động vật rất có ích, là người bạn của nông dân, “con trâu đi trước cái cày theo sau”. Trâu giúp con người rất nhiều. Ngoài việc cày bừa hằng ngày trâu còn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống. “Chọi trâu”- một nét đẹp văn hoá của dân tộc ta. Con người cũng rất gắn bó với trâu, ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng phải có một, hai con trâu, trẻ con thường đi chăn trâu, lúc đó để trâu ăn cỏ, bọn trẻ rủ nhau chơi biết bao trò vui, hay chúng thi cưỡi trâu vượt sông.[7] *. Cân đối lượng thời gian chữa các câu sai sao cho phù hợp với thời gian cho phép của một tiết trả bài khi thiết kế giáo án Một tiết trả bài không cho phép giáo viên chữa được nhiều. Thông thường một tiết trả bài chỉ chữa được từ một đến hai đoạn. Vì vậy, việc chọn đoạn nào, kiểu lỗi nào để chữa, người giáo viên phải cân nhắc, tránh tuỳ tiện. Đoạn văn chứa lỗi được đem ra chữa trong giờ trả bài có giá trị cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Đó phải là đoạn văn thể hiện được đặc trưng của kiểu bài. Ví dụ đó là một bài văn thuyết minh thì đoạn được chọn phải mang được đặc trưng của văn thuyết minh. - Đó là đoạn văn trình bày được một ý cụ thể cần có trong bài văn mà học sinh phải viết. Chỉ cần đọc lên là học sinh đã biết đoạn văn này giáo viên đã trích ở trong bài viết của học sinh. - Đó là đoạn văn chứa câu sai mang tính phổ biến, học sinh mắc nhiều hoặc dễ mắc phải. Câu sai ấy có thể phân tích rõ ràng, chỉ ra được cách chữa cụ thể, giá trị của câu đúng sau khi chữa được nhìn nhận rõ ràng. Có như vậy mới tránh được việc chữa kiểu cảm tính, chung chung, có phần áp đặt mà chúng ta vẫn thường gặp trong giảng dạy ở THCS hiện nay. Ví dụ. Sau khi đã ghi lại những câu văn, đoạn văn sai trong bài làm của học sinh như ở trên, người giáo viên sẽ cân nhắc để chọn. Thông thường, người giáo viên phải xác định: - Những lỗi có thể học sinh tự chữa. Đây là những lỗi dễ thấy, giáo viên chỉ cần đánh dấu và phê bên lề là học sinh có thể nhận ra và sửa được. Ví dụ như những lỗi (1), (2), (3), (4), (5). - Những lỗi khó nhận biết hơn, nhất là những lỗi có thể qua việc chữa rèn được cho học sinh kĩ năng diễn đạt văn bản thì cần tổ chức việc chữa trên lớp. Ví dụ như những lỗi (6). - Nhưng không thể trong một giờ chữa được nhiều đoạn có lỗi. Giáo viên phải chọn một vài lỗi tiêu biểu để chữa trên lớp, số còn lại hướng dẫn để học sinh tự chữa ở nhà. Ví dụ trong các lỗi ở (6) có thể chữa trên lớp lỗi (a), (c) còn đoạn (b) gợi ý để học sinh tự làm ở nhà hoặc chữa trong các giờ ngoại khoá. + Chọn một số lỗi sai điển hình cần thiết phải sửa để làm thành bài tập hướng dẫn học sinh phải sửa ở nhà Thời lượng ở trên lớp rất hạn chế. Để nâng cao hiệu quả của việc chữa lỗi câu, người giáo viên cần tạo cơ chế để khuyến khích học sinh tự chữa các lỗi có trong bài làm của mình. 12 Khảo sát túi đựng bài của học sinh , chúng tôi phát hiện ra nhiều các lỗi mà người giáo viên khi chấm bài chỉ ra không được học sinh chữa lại. Học sinh không có ý thức tự chữa các lỗi mà giáo viên đã đánh dấu khi chấm bài. Hiện tượng này có nguyên do từ học sinh nhưng cũng do giáo viên đã không có quy định ràng buộc để học sinh phải chữa các lỗi khi được giáo viên phát hiện. Chúng tôi cho rằng nên nhất thiết phải coi việc học sinh tự chữa lỗi sai là một yêu cầu bắt buộc khi làm bài. Cần có sự khuyến khích thích đáng đối với học sinh và hình thành cho các em thói quen chữa lại bài viết của mình sau khi được giáo viên trả bài. Nếu việc yêu cầu học sinh chữa lại tất cả các lỗi là khó thì người giáo viên cũng cần lọc ra một số lỗi câu để yêu cầu học sinh làm như hình thức một bài tập về nhà. * Phân tích để học sinh nhận ra các lỗi câu. + Xác định nội dung phần văn bản có câu sai Nguyên tắc của dạy học là phải thuyết phục được người học. Vì vậy, để học sinh có thể sửa được lỗi câu, trước hết phải hướng dẫn học sinh nhận diện được lỗi câu. Nhận diện câu sai về ngữ pháp không khó, người giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu là được. Nhưng đối với các lỗi câu khác, nhất là những lỗi về mạch lạc, về ý, về phong cách…, giáo viên phải hướng dẫn cụ thể, phải vận dụng các kĩ năng của phân tích văn bản. Ví dụ: Để chữa lỗi sai của đoạn “Từ lâu, con trâu- một con vật rất bình dị- đã gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam. Họ coi con trâu như người bạn, trâu giúp họ cày cấy, làm ra hạt lúa, hạt gạo. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về con trâu Việt Nam”. [6] Giáo viên cho học sinh xác định nội dung của đoạn là: Con trâu gắn bó với người lao động và được người lao động yêu quí. Để chữa lỗi của đoạn “Trâu là động vật rất có ích, là người bạn của nông dân, “con trâu đi trước cái cày theo sau”. Trâu giúp con người rất nhiều. Ngoài việc cày bừa hằng ngày trâu còn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống. “Chọi trâu”- một nét đẹp văn hoá của dân tộc ta. Con người cũng rất gắn bó với trâu, ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng phải có một, hai con trâu, trẻ con thường đi chăn trâu, lúc đó để trâu ăn cỏ, bọn trẻ rủ nhau chơi biết bao trò vui, hay chúng thi cưỡi trâu vượt sông”. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích để thấy nội dung mà người viết muốn trình bày là sự thân thiết của trâu đối với con người. + Yêu cầu học sinh phân tích để nhận diện lỗi Trên cơ sở xác định nội dung của đoạn văn (bài văn), giáo viên hướng dẫn để học sinh phát hiện lỗi. Ví dụ: “ (1) Từ lâu, con trâu- một con vật rất bình dị- đã gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam. (2) Họ coi con trâu như người bạn, trâu giúp họ cày cấy, làm ra hạt lúa, hạt gạo. (3) Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về con trâu Việt Nam”.[6] - Từ “họ” của câu (2) theo ý của người viết là chỉ ai? - Nhưng theo trật tự của câu (1) thì “họ” phải thế cho đối tượng nào? Qua phân tích học sinh sẽ nhận ra lỗi của câu (2) là không thể dùng từ “họ” được mà phải dùng là “Người nông dân”. 13 d. Hướng dẫn học sinh cách chữa các câu sai. + Đặt câu sai trong quan hệ với chỉnh thể văn bản để xác định nội dung mà người viết muốn trình bày Trước hết, giáo viên phải chép hoặc đọc đoạn văn có chứa câu sai. Yêu cầu học sinh xác định nội dung của đoạn văn ấy. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cần tập trung vào xác định nội dung, giọng điệu hay vai trò của đoạn…. Trên cơ sở của việc xác định ấy, phân tích để học sinh nhận ra lỗi sai của đoạn văn. Ví dụ: “Trâu là động vật rất có ích, là người bạn của nông dân, “con trâu đi trước cái cày theo sau”. Trâu giúp con người rất nhiều. Ngoài việc cày bừa hằng ngày trâu còn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống. “Chọi trâu”là một nét đẹp văn hoá của dân tộc ta. Con người cũng rất gắn bó với trâu, ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng phải có một, hai con trâu, trẻ con thường đi chăn trâu, lúc đó để trâu ăn cỏ, bọn trẻ rủ nhau chơi biết bao trò vui, hay chúng thi cưỡi trâu vượt sông”. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích học sinh phát hiện lỗi của đoạn văn trên bằng các câu hỏi như: (1)- Thành ngữ “con trâu đi trước, cái cày theo sau” diễn tả ý gì? Ý ấy đặt trong nội dung của câu văn có hợp lý không? (2)- Hai câu “Ngoài việc cày bừa hằng ngày trâu còn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống. “Chọi trâu”là một nét đẹp văn hoá của dân tộc ta” đặt trong đoạn văn có hợp lý không, có đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với các câu trước và sau nó không? (3)-Câu “Con người cũng rất gắn bó với trâu, ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng phải có một, hai con trâu, trẻ con thường đi chăn trâu, lúc đó để trâu ăn cỏ, bọn trẻ rủ nhau chơi biết bao trò vui, hay chúng thi cưỡi trâu vượt sông”. từ “cũng” dùng để nói đã được chưa? Nội dung phần câu còn lại có làm sáng tỏ được ý “con người cũng rất gắn bó với trâu” không?[6] +. Đưa phương án chữa hiệu quả nhất nhưng vẫn bảo đảm giữ ý người viết Trên cơ sở xác định nội dung của đoạn văn, giáo viên dẫn dắt để học sinh đi đến việc chọn phương án chữa hợp lý nhất. Ví dụ ở đoạn văn trên: - Lỗi ở (1) Có thể chữa bằng 2 cách. Một là bỏ thành ngữ dùng chưa đúng và hai là thay bằng thành ngữ khác. Để tôn trọng ý của người viết, nên chọn cách thứ hai. Ví dụ có thể thay bằng thành ngữ “Con trâu là đầu cơ nghiệp” chẳng hạn. - Lỗi ở (2). Cần phải giúp học sinh nhận ra những câu này là nên có trong bài văn. Nhưng đặt nó trong đoạn văn như thế sẽ làm một đoạn văn bị rời rạc. Hướng chữa là tách nó sang một đoạn khác nếu muốn giữ những câu còn lại. Cách chữa thứ hai là đưa câu “ Con người cũng rất gắn bó với trâu, ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng phải có một, hai con trâu, trẻ con thường đi chăn trâu, lúc đó để trâu ăn cỏ, bọn trẻ rủ nhau chơi biết bao trò vui, hay chúng thi cưỡi trâu vượt sông” xuống đoạn khác. Cách chữa thứ hai có phần hợp lý hơn. -Lỗi ở (3). Ý của người viết là muốn nói về sự gắn bó của con người với trâu. Nhưng nội dung triển khai do mở rộng quá lại tản mạn sang nội dung khác. 14 Cách chữa là tách câu này xuống đoạn khác và thêm một vài câu nữa để làm nổi bật sự gắn bó của người với trâu. + Yêu cầu học sinh phân tích và nhận xét để thấy câu văn đã chữa không chỉ đúng mà còn hay Đây là bước hoàn thiện cuối cùng của một quy trình để qua đó, học sinh thấy rõ hơn giá trị của việc chữa lỗi câu. Đây có thể coi là bước kiểm tra và “ nghiệm thu” kết quả chữa lỗi. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự nhận ra hiệu quả diễn đạt của câu đã chữa lỗi. Kết quả trên phản ánh một hiện thực là một số giáo viên chưa thực sự coi trọng việc tổ chức chữa lỗi câu cho học sinh. Do vậy, giáo án tiết trả bài thường rất sơ sài, chung chung, ít hiệu quả trong việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho học sinh. Có giáo viên cho rằng đến giờ trả bài, học sinh chỉ ngóng chờ thầy cô cho biết điểm mà không tập trung vào làm bài tập, do vậy có tổ chức cho học sinh chữa câu thì cũng không hiệu quả. Điều này không đúng. Thực tế giảng dạy và cụ thể so sánh giữa cách trả bài cũ với cách trả bài mới, thì chúng tôi thấy học sinh không hề giảm hứng thú được làm bài tập chữa lỗi trong giờ trả bài. Vấn đề là giáo viên có chọn được những đoạn văn mắc lỗi mang tính tiêu biểu hay không, cách chữa và hướng dẫn chữa có sinh động, thiết thực hay không mà thôi. Nhiều tổ bộ môn của nhiều trường đã quy định trong giờ trả bài, giáo viên nhất thiết phải tổ chức được hoạt động chữa lỗi (chữa lỗi sắp xếp ý, lỗi về từ ngữ, lỗi về câu…) cho hoc sinh. Chúng tôi thấy yêu cầu ấy là một hoạt động chuyên môn tốt, thiết thực. Để nâng cao hiệu quả tổ chức chữa lỗi câu trong bài làm văn cho học sinh, tôi đã áp dụng triệt để vào các tiết trả bài trong môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Một trong số tiết trả bài đó là : Tuần 5 tiết 20: Trả bài Tập làm văn số 1 (Phụ lục 2) Giáo án trên chưa phải là các giáo án hoàn hảo nhưng là những giáo án thể hiện được tinh thần làm việc nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm cao, đặc biệt nó phản ánh sự cặn kẽ trong việc chấm chữa bài của học sinh. Nó vừa thể hiện được đặc trưng của một tiết trả bài như nêu rõ yêu cầu cần đạt của bài văn, nhận xét ưu điểm và nhược điểm của bài kèm theo đó là thái độ khen chê phù hợp với kết quả học tập….và cũng vừa góp phần nhắc nhở thiết thực ý thức cần thận trọng, cố gắng hơn trong diễn đạt. 2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢNTHÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG. Sau khi soạn giáo án, chúng tôi tiến hành thực nghiệm dạy theo giáo án đã soạn. Sau tiết dạy, 100% giáo viên và học sinh khẳng định nếu thực hiện được tiết trả bài như thế thì chất lượng giảng dạy sẽ tốt hơn rất nhiều. Tất nhiên làm được vậy cũng đòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao hơn, công phu hơn trong chấm chữa và trả bài. Một bài tập tốt phải là một bài tập vừa sức với học sinh. Thực nghiệm sẽ cho người giáo viên biết độ khó dễ của bài tập để từ đó có định hướng cho việc ra bài tập. 15 Để xác định hiệu quả của việc chữa lỗi câu trong bài làm của học sinh, tôi đã tiến hành chọn 2 lớp đã khảo sát ban đầu làm lớp thực nghiệm (8A1) và lớp đối chứng (82); (một lớp thiết kế theo nội dung có lồng bài tập chữa lỗi câu trong văn bản và một lớp thiết kế như bình thường các giáo viên vẫn dạy) Tiếp theo, chúng tôi dạy theo 2 giáo án ấy ở 2 lớp khác nhau. Sau tiết dạy, tôi khảo sát học sinh ở các nội dung sau: - Việc xác định lỗi trong đoạn văn. Đưa ra cho học sinh một số đoạn văn mắc các lỗi khác nhau, yêu cầu học sinh xác định lỗi và chữa lỗi. - Việc diễn đạt nội dung trong đoạn văn. Yêu cầu học sinh viết một đoạn văn theo kiểu bài các em vừa được làm. Qua quá trình áp dụng: Tổ chức chữa lỗi câu trong bài làm văn , kết quả thu được ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau: Điểm Lớp Điểm 9- 10 Điểm 1 - 2 Điểm 3 - 4 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 SL % SL % SL % SL % SL % Sĩ số 8A1 36 2 5.5 4 11.1 21 58.3 9 25 0 0 8A2 33 0 0 2 6 15 45.4 1 48.4 4 12, 1 So sánh kết quả lớp 8A2 trước thực nghiệm và sau khi thực nghiệm ta thấy: số học sinh đạt điểm từ 7-8 tăng 18.6%; học sinh đạt điểm 9-10 tăng 12.1 %; số học sinh điểm dưới trung bình giảm: 21.2%. Đối chiếu lớp thực nghiệm (8A1) với lớp đối chứng (8A2) ta thấy con số này đã có sự chênh lệch rõ ràng: Số học sinh đạt điểm 9-10 kém hơn lớp thực nghiệm 12,1%; điểm 7-8 kém 23,4% điểm dưới Trung bình là: 10.6 %. Như vậy kết quả trên một lần nữa khẳng định giá trị của việc chữa lỗi câu trong bài văn của học sinh là một việc làm hết sức quan trọng. Học sinh được tiếp xúc với những lỗi câu trong đoạn văn sẽ nhận diện lỗi câu nhanh hơn, cách chữa cũng hợp lý hơn. Chữa lỗi câu đặt trong quan hệ với các câu khác của bài văn thực sự đã làm học sinh hứng thú hơn. Thay vì việc chữa mãi những câu lỗi đã trở thành công thức, các em được tiếp xúc với những kiểu sai khác, phong phú hơn, riêng hơn của chính mình và bạn mình. Sự hào hứng sẽ khiến các em nhớ lâu và tự có ý thức tránh lỗi. Và điều quan trọng là, qua việc tổ chức chữa lỗi câu trong các tiết trả bài làm văn, thầy cô đã giúp các em biết nhận ra năng lực, khả năng của mình, thấy rõ ưu khuyết điểm của bản thân. Cũng chính qua các hoạt động này, thầy cô cũng có những động viên khích lệ, uốn nắn kịp thời để các em có thêm hứng thú với môn văn, yêu thích học văn từ đó năng cao chất lượng môn Ngữ văn trong nhà trường THCS. Ngược lại, học sinh yêu văn, học tốt môn văn chính là động lực thúc đẩy để thầy cô luôn cố gắng, luôn tận tâm, tâm huyết với bộ môn Ngữ văn. 16 Có thể nói, việc chữa lỗi về câu trong bài làm văn cho học sinh đòi hỏi thời gian thực nghiệm dài. Nếu chỉ qua một vài tiết thì sẽ rất khó để định lượng được kết quả. Với thái độ làm việc nghiêm túc của giáo viên và học sinh, qua sự quan sát, kiểm nghiệm từ thực tế giảng dạy, học tập tôi đã thu được những kết quả đáng mừng. Nếu mỗi giáo viên luôn có thái độ và tinh thần tích cực, trách nhiệm, chúng ta có thể tin tưởng vào một kết quả khả quan khi thực hiện tiết trả bài chữa lỗi câu trong bài Tập làm văn cho học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng. THIẾT KẾ GIÁO ÁN TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN THEO HƯỚNG TẬP TRUNG VÀO CHỮA LỖI CÂU GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8: TUẦN 5- TIẾT 20. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 Ngày soạn: Ngày dạy: A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh - Củng cố kiến thức về kiểu bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết và biết cách khắc phục. - Rèn kĩ năng viết bài tự sự. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chấm bài. - Trả bài trước 1 buổi - Nhận xét ưu-khuyết điểm trong bài viết của học sinh. - Thống kê điểm số. - Chuẩn bị: + Đề bài: Tình bạn tuổi học trò thật đáng quí. Hãy kể lại một kỉ niệm (vui, buồn) trong tình bạn mà em cảm thấy sâu sắc nhất. + Dàn ý tham khảo. + Các câu văn sai trong bài viết của học sinh. + Các đoạn văn mắc lỗi. + Những đoạn văn hay. 2. Học sinh: Xem lại kiến thức về kiểu bài. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy HOẠT ĐỘNG 1 -Giáo viên giới thiệu nội dung của tiết học. HOẠT ĐỘNG 2 -Tìm hiểu đề và Lập dàn ý cho bài viết + Giáo viên gọi học sinh trình bày những yêu cầu chính của đề Hoạt động của trò Đề : Tình bạn tuổi học trò thật đáng quí. Hãy kể lại một kỉ niệm (vui, buồn) trong tình bạn mà em cảm thấy sâu sắc nhất. I. TÌM HIỂU ĐỀ 1. Kiểu bài: Tự sự kết hợp với miêu tả + biểu cảm. 2. Nội dung: Đề : Một kỉ niệm trong tình bạn. 17 bài về kiểu bài, nội dung. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm, lập dàn ý chung cho bài viết - Giáo viên kết luận về ưu, khuyết điển của từng nhóm - Rút kinh nghiệm chung. - Giáo viên cho học sinh tham khảo một số dàn ý cụ thể, chi tiết. II. LẬP DÀN Ý 1. Dàn ý A. Mở bài: - Tôi nhận được thư của bạn nên vô cùng cảm động. - Tôi nhớ lại kỉ niệm đã qua. B. Thân bài: - Tôi và bạn đã gắn bó với nhau mấy năm. - Chúng tôi luôn học nhóm với nhau, tôi học yếu hơn, bạn luôn giúp đỡ tôi trong học tập. - Một buổi tối, bạn không sang nhà tôi học toán mà bài lại rất khó, hôm sau kiểm tra 1 tiết. - Hôm sau vào tiết kiểm tra tôi không làm được bài. - Khi cô giáo trả bài, tôi được điểm kém, tôi giận dỗi không chơi với bạn nữa. - Một thời gian sau, bạn chuyển trường vì bố mẹ bỏ nhau, bạn về quê theo mẹ. - Tôi được biết hôm bạn không sang học với mình vì chuyện buồn của gia đình. - Tôi buồn bã, hối hận, đến xin lỗi bạn trong đúng ngày phải chia tay với bạn. Từ dàn ý chi tiết nêu yêu cầu của C. Kết bài: Cảm nghĩ của tôi về tình bạn. dàn ý chung: * Dàn ý chung: A. Mở bài: - Hoàn cảnh (thời gian, không gian) nhớ lại kỉ niệm. - Giới thiệu nhân vật. B. Thân bài: Kỉ niệm về tình bạn (kể các sự việc theo trình tự hợp lí). C. Kết bài: Ấn tượng, cảm nghĩ về kỉ niệm ấy. III. NHẬN XÉT BÀI VIẾT HĐ 3 NHẬN XÉT BÀI LÀM - Giáo viên nhận xét chung về chất lượng, ưu khuyết điểm của bài viết. - Nhận xét cụ thể một số bài tiêu biểu (bài viết tốt, bài viết chưa tốt). - Thông báo về điểm số. Lớp 8A2- Sĩ số 33 18 HĐ 4. CHỮA MỘT SỐ LỖI - Giáo viên yêu cầu HS phân tích, phát hiện và chữa lỗi trong một số đoạn văn. + Đoạn văn 1: (1) “Trong suốt tuổi học trò không có thứ gì quí hơn là tình bạn với nhiều kỉ niệm vui buồn. (2) Đó là một người bạn năm nay cũng bằng tuổi em, tên bạn là Thiện. (3) Chúng em đã gắn bó với nhau trong suốt những năm học ở Tiểu học”. (Nguyễn Thành Nam) Điểm Điểm Điểm Điểm 1-2 3-4 5-6 7-8 0 0 15 11 IV. CHỮA LỖI TRONG BÀI Điểm 9-10 4 Chữa đoạn 1. -Xác định nội dung của từng câu: +Câu (1) Nói về vai trò của tình bạn đối với tuổi học trò. +Câu (2). Giới thiệu người bạn thân tên là Thiện. +Câu (3) Khẳng định quan hệ thân thiết giữa mình với bạn. -Xác định quan hệ giữa câu (1) và (2). Hai câu này chưa liên kết với nhau. Từ “Đó là…” của câu (1) là thế cho “tình bạn với nhiều kỉ niệm vui buồn” không thể là người bạn tên là Thiện được. Chữa đoạn 2. -GV yêu cầu học sinh đọc và tìm lỗi. +Câu (2) thiếu nòng cốt câu. + Câu (3) không thống nhất với nội dung của câu (4) và câu (5): Cô gái (câu 3)Người mẹ (câu 4)- mẹ con cô (câu 5). -Hãy căn cứ vào ý của người viết để chữa: Thay từ “cô gái” ở câu (3) bằng “hai mẹ con” + Đoạn văn 2: (1) “Mẹ liền kể cho tôi câu chuyện xảy ra hôm ấy: (2) “Đó là một buổi chiều mùa đông, lúc mẹ dắt xe ra cổng để đi làm. (3) Mẹ thấy một cô gái ăn mặc rách rưới trông có vẻ mệt mỏi đứng trước cổng. (4) Người mẹ mặt mày xanh xao, còn đứa con đáng khóc ngằn ngặt. (5) Mẹ liền dựng xe, hỏi xem mẹ con cô có chuyện gì ”. V. DẶN DÒ (Phạm Thị Thảo) - HS tự chữa các lỗi đã được chỉ ra có trong bài làm của mình. HĐ 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ -Khuyến khích học sinh làm lại. (Bài làm lại tốt sẽ được ghi nhận)[7] 3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 19 - Kết luận : Rèn luyện ngôn ngữ là hoạt động nhằm hình thành và phát triển ngôn ngữ văn hoá cho từng thành viên trong xã hội. Hoạt động này chính là sự tổ chức dạy và học tiếng mẹ đẻ theo phương pháp hữu thức. Rèn luyện ngôn ngữ bắt đầu từ trường Tiểu học nhưng không kết thúc với nó. Ngôn ngữ văn hoá có thể chia ra thành hai cấp độ: đúng và hay. Ngôn ngữ đúng là ngôn ngữ thể hiện cái chuẩn đã được xác lập, người nghe không thể bắt bẻ. Ngôn ngữ hay trước hết phải đúng. Nhưng trong nhiều cách nói đồng nghĩa, phải biết chọn cái có sức diễn đạt lớn nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh nói năng cụ thể. Lựa chọn được như vậy thì sẽ có ngôn ngữ hay. Cho nên, muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta phải dồn nhiều công sức cho việc rèn luyện ngôn ngữ, trước hết, tập trung vào việc luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ văn hoá đúng, chuẩn xác. Chữa lỗi câu trong bài làm văn của học sinh là một trong những việc làm quan trọng, nghiêm túc . Việc chữa lỗi này thể hiện ở chỗ dùng ngay câu mà các em đang nói (viết) để rèn cho các em việc sử dụng câu. Cách làm đó bảo đảm giữ nguyên được “môi trường sống” của câu và chỉ có trên cơ sở ấy mới đánh giá được câu các em nói (viết) là đúng hay sai. Trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tác giả Nguyễn Thị Ban đã có ý kiến xác đáng: “Giúp học sinh phát hiện và nhận diện lỗi câu và biết cách sửa lỗi là phần kiến thức quan trọng trong chương trình tiếng Việt. Nó không chỉ góp phần rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy rõ ràng, rành mạch mà nó còn giúp cho các em trau dồi kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong thực tế giao tiếp. Bởi vậy, ngoài tiết luyện câu, giáo viên cần tận dụng các tiết trả bài tập làm văn, các tiết tập làm văn nói, các tiết ngoại khoá… đưa ra các mẫu, các dạng lỗi câu, chỉ ra cách nhận diện và sửa chữa để các em thành thạo kỹ năng này. Đây là việc làm hữu hiệu giúp các em nói đúng và viết đúng tiếng Việt” . Cũng với một tư tưởng như thế, tôi hy vọng sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc “Tổ chức chữa lỗi câu trong bài Tập làm văn cho học sinh lớp 8” mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua sẽ đóng góp một tiếng nói để làm cho học sinh chúng ta “viết được, nói được một cách gọn gàng, thể hiện rõ những điều mà mình muốn diễn đạt” như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đặt ra. - Kiến nghị : Từ thực tế giảng dạy, qua tìm hiểu thực trạng và khảo sát vấn đề dạy học chữa lỗi dùng từ cho học sinh chúng tôi đưa ra một số đề xuất kiến nghị như sau: + Về phía tổ bộ môn nhà trường: trong các buổi sinh hoạt chuyên môn phải đưa ra vấn đề về chữa lỗi câu trong bài làm văn cho đối tượng học sinh tất cả các khối lớp để có những sáng kiến hay nhất giúp giáo viên và học sinh học tập đạt hiệu quả cao. + Về phía chuyên môn phòng : Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm giảng dạy loại bài giữa các trường trong huyện để giáo viên có cơ hội học hỏi lẫn nhau giúp ích cho việc giảng dạy. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đúc rút ra được từ quá trình giảng dạy.Trong quá trình thực hiện, chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, tôi chân thành 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan