Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa...

Tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa tại khoa nội tiêu hóa bvđk tư quảng nam năm 2014 2015

.PDF
82
183
68

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ ĐẶNG THỊ HOÀNG KHUÊ Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2014-2015 Chuyên ngành : Dinh dưỡng Mã số : 60720303 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Thị Phúc Nguyệt HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, các Thầy Cô giáo và các Bộ môn - Khoa Phòng liên quan của Viện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Trần Thị Phúc Nguyệt, người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa Trung Ương Quảng Nam đã hỗ trợ giúp tôi hoàn thành các hoạt động nghiên cứu tại khoa. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp tại Khoa Dinh dưỡng đã nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng tới Gia đình của tôi là nguồn động viên và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận văn. Tác giả Đặng Thị Hoàng Khuê LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Đặng Thị Hoàng Khuê DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BDLMDD: Bề dày lớp mỡ dưới da BMI: (body mass index)Chỉ số khối cơ thể BYT: Bộ Y tế CED: Thiếu năng lượng trường diễn DD- TT: Dạ dày –tá tràng KPA: Khẩu phần ăn MNA: Mini Nutritional Assessment ( đánh giá dinh dưỡng tối thiểu) SDD: Suy dinh dưỡng SGA: Subjective Global Assessment (đánh giá toàn diện chủ quan) STMT – LMCK: Suy thận mạn tính – lọc máu chu kì TB: Trung bình TG: Thế giới THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TTDD: Tình trạng dinh dưỡng VB: Vòng bụng VCT: Vòng cánh tay Vit: Vitamin VM: Vòng mông WHO: World Health Organization (tổ chức Y tế Thế Giới) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. Tổng quan về suy dinh dưỡng bệnh viện ................................................ 3 1.1.1. Khái niệm suy dinh dưỡng................................................................ 3 1.1.2. Ảnh hưởng của Suy dinh dưỡng đến cơ quan tiêu hóa..................... 3 1.1.3. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng bệnh viện ................................... 3 1.1.4. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và bệnh tật ............................... 5 1.1.5. Tình hình suy dinh dưỡng bệnh nhân khoa Nội tiêu hóa trên thế giới và Việt Nam ...................................................................................... 6 1.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ............................................ 8 1.2.1. Khái niệm .......................................................................................... 8 1.2.2. Các nội dung trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh..... 8 1.2.3. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ... 9 1.3. Một số bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở Việt Nam .......................... 15 1.3.1. Viêm loét dạ dày – tá tràng ............................................................. 15 1.3.2. Hội chứng ruột kích thích ............................................................... 16 1.3.3. Bệnh viêm đại tràng ........................................................................ 16 1.4. Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân đường tiêu hóa ............................ 17 1.5. Thói quen ăn uống của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa............... 17 1.5.1. Thói quen ăn uống .......................................................................... 17 1.5.2. Những thói quen ảnh hưởng bệnh đường tiêu hóa ......................... 18 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 21 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 21 2.2.1. Thời gian ......................................................................................... 21 2.2.2. Địa điểm .......................................................................................... 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 21 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ......................................................................... 21 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu................................................ 22 2.3.4. Biến số nghiên cứu.......................................................................... 22 2.4. Phương pháp, công cụ thu thập và các chỉ tiêu đánh giá : .................... 23 2.4.1. Phương pháp, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu: ....................... 23 2.4.2. Các tiêu chí đánh giá ....................................................................... 25 2.5. Xử lý, phân tích số liệu ......................................................................... 26 2.6. Các loại sai số và cách khắc phục ......................................................... 27 2.6.1. Các loại sai số ................................................................................. 27 2.6.2. Khắc phục ....................................................................................... 27 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 28 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 29 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 29 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tiêu hóa lúc nhập viện.............. 32 3.2.1. Tình trạng thiếu dinh dưỡng protein – năng lượng ........................ 32 3.2.2. Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ................................................... 34 3.2.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp SGA ............... 34 3.3. Đánh giá khẩu phần ăn thực tế của bệnh nhân ..................................... 37 3.4. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống với tình trạng dinh dưỡng. ....... 41 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 50 4.1. Đặc điểm cơ bản đối tượng nghiên cứu ................................................ 50 4.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tiêu hóa tại khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam ...................................... 51 4.3. Khẩu phần ăn thực tế của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa .......... 53 4.4. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống với tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa .................................................. 55 KẾT LUẬN .................................................................................................... 60 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình trạng dinh dưỡng (BMI) ở người trưởng thành theo WHO 2004. 25 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới........................................... 29 Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nơi cư trú ............................................. 31 Bảng 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo BMI ....................... 32 Bảng 3.4. Sự phân bố mức Albumin huyết thanh và BMI của bệnh nhân . 33 Bảng 3.5. Chỉ số huyết sắc tố của bệnh nhân .............................................. 34 Bảng 3.6. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp SGA ........... 34 Bảng 3.7. Sự phối hợp giữa BMI và SGA của bệnh nhân tiêu hóa ............ 35 Bảng 3.8. Sự phối hợp giữa Albumin và SGA của bệnh nhân tiêu hóa...... 35 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa huyết sắc tố với BMI và SGA của bệnh nhân tiêu hóa ........................................................................................ 36 Bảng 3.10. Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của bệnh nhân ................... 37 Bảng 3.11. Thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa ................................................... 38 Bảng 3.12. Cơ cấu khẩu phần ăn của bệnh nhân theo nhu cầu khuyến nghị ... 39 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống và BMI ........................... 41 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống và SGA .......................... 43 Bảng 3.15. Mối liên quan thói quen sử dụng đồ uống và BMI, SGA ........... 45 Bảng 3.16. Mối liên quan thói quen sử dụng gia vị và BMI, SGA ............... 46 Bảng 3.17. Mối liên quan thói quen sử dụng đồ chế biến sẵn và BMI ......... 47 Bảng 3.18. Mối liên quan thói quen sử dụng đồ chế biến sẵn và SGA ........ 48 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa vị trí tổn thương đường tiêu hóa và tốc độ ăn 49 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn ................................. 30 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ....................................... 30 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh ............................................. 31 Biểu đồ 3.4. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo chỉ số Albumin .... 33 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bệnh viện ...................... 4 Sơ đồ 1.2. Mỗi quan hệ giữa dinh dưỡng và bệnh nhiễm khuẩn ................... 6 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy dinh dưỡng (SDD) là một thuật ngữ rộng được sử dụng để mô tả bất kỳ sự mất cân bằng trong dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng thường thấy ở các nước phát triển và ở các nước đang phát triển. Nó phổ biến ở các bệnh viện và cơ sở chăm sóc. Ở các nước phát triển, một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân tại bệnh viện đang suy dinh dưỡng [1] và đó là tình trạng phổ biến nhất xảy ra ở những bệnh nhân mới nhập viện [2]. Ở các nước, tỷ lệ suy dinh dưỡng 20-50% bệnh nhân mới nhập viện [3]. Số liệu năm 2008 của tác giả Tell G và cộng sự, tiến hành nghiên cứu ở bệnh viện đại học Haukeland cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng trong bệnh viện là 29%, suy dinh dưỡng cao nhất ở bệnh nhân phẫu thuật 51%, ung thư 44%, bệnh phổi là 42% [4]. Suy dinh dưỡng của bệnh nhân liên quan tới nguy cơ mắc bệnh, tử vong và kéo dài thời gian nằm viện. Suy dinh dưỡng không chỉ là một bệnh đơn thuần mà nó liên quan đến nhiều vấn đề trong bệnh viện, nhiều bệnh nhân tiếp tục suy dinh dưỡng trong thời gian nằm viện [5]. Trong nghiên cứu Berry C và cộng sự, tỉ lệ suy dinh dưỡng khi nhập viện ở các bệnh viện ở Anh là 20%. Trong số đó, 78% bệnh nhân đã bị suy dinh dưỡng khi nhập viện trở nên nặng. Mặt khác, thiếu dinh dưỡng có liên quan với tăng thời gian lưu trú và một tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng cao hơn [6]. Một nghiên cứu khác ở Brazil của tác giả Waitzberg DL và cộng sự cho thấy 40% bệnh nhân thiếu dinh dưỡng khi nhập viện, và khoảng 75% trong số này trở nên nặng hơn khi đang điều trị tại bệnh viện [7]. Vì vậy, ngày càng nhiều bằng chứng cho rằng hỗ trợ dinh dưỡng trong các bệnh viện sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ biến chứng, và rút ngắn thời gian nằm viện. Bệnh đường tiêu hóa là một bệnh lý rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam. Do có những đặc thù riêng như điều kiện khí hậu, điều kiện sống thấp kém cũng như vệ sinh không đảm bảo…so với các cơ quan khác của cơ thể có lẽ ống tiêu hóa là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Cũng chính vì vậy mà bệnh lý ở khu vực này rất phong phú và đa dạng [8]. Các bệnh về đường tiêu hóa có nguy cơ mắc suy dinh dưỡng rất cao. Vấn đề suy dinh dưỡng đối với bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa bao gồm 2 nguyên nhân: Một là do ống 2 tiêu hóa bị tổn thương nên khẩu phần ăn vào không đủ năng lượng. Hai là tăng tiêu hao năng lượng của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trong bệnh viện chưa được coi trọng, nếu có thì chỉ có đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua các chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao, và chỉ số khối cơ thể). Trong khi công cụ đánh giá đối tượng toàn diện chủ quan SGA được sử dụng rộng rãi trong bệnh viện của các nước trên thế giới, thì việc sử dụng các công cụ này còn rất xa lạ với hầu hết các bệnh viện ở nước ta [9]. Nghiên cứu năm 2011 ở bệnh viện Bạch Mai cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân khoa Tiêu hóa là 52,2%[10]. Năm 2012 nghiên cứu tại bệnh viện tỉnh Điện Biên của Nguyễn Đỗ Huy và Nguyễn Nhật Minh chỉ ra rằng tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn bệnh nhân khoa Nội tiêu hóa 18,2% và nguy cơ suy dinh dưỡng theo SGA 31,8% [11] và 2 bệnh viện thuộc tỉnh Quảng Ninh là 11,1% và 21,4% tương ứng [12]. Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam được thành lập từ năm 2007, tuy nhiên các thông tin về tiền sử dinh dưỡng cũng như lý do nhập viện của bệnh nhân đường tiêu hóa tại khoa Nội tiêu hóa còn rất hạn chế. Để góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2014-2015” với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa tại khoa Nội Tiêu hóa, bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2014-2015 2. Mô tả khẩu phần và thói quen ăn uống của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2014-2015 3. Xác định mối liên quan giữa thói quen ăn uống với tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại địa điểm trên. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về suy dinh dưỡng bệnh viện 1.1.1. Khái niệm suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng là trạng thái dinh dưỡng thiếu hụt hoặc dư thừa (mất cân bằng) năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng khác gây ra hậu quả bất lợi đến cấu trúc của cơ thể và các tổ chức (hình dáng, kích thước và thành phần), chức phận của cơ thể và bệnh tật. SDD có nghĩa rộng, không chỉ là suy dinh dưỡng protein – năng lượng (cả thiếu và thừa) mà còn do thiếu các chất dinh dưỡng khác như thiếu các vi chất dinh dưỡng. Tác động bất lợi của suy dinh dưỡng sẽ chủ yếu đáp lại những cách điều trị về dinh dưỡng [13]. 1.1.2. Ảnh hưởng của Suy dinh dưỡng đến cơ quan tiêu hóa Nhiều nghiên cứu cho thấy, tế bào ruột và tế bào đại tràng có tốc độ chuyển hóa nhanh. Có thức ăn trong ruột là yếu tố kích thích chính cho quá trình này. Sự hấp thu chất béo, disaccharide và glucose bị giảm ở những cơ thể suy kiệt nặng. Sự giảm tiết dịch dạ dày, mật, tụy góp phần giảm hấp thu. Chính do những thay đổi này mà bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng thường bị tiêu chảy, làm nặng thêm tình trạng dinh dưỡng. Những thay đổi của hệ vi khuẩn hay nhiễm trùng đường ruột có thể làm giảm hấp thu và gây tiêu chảy. Tất cả những thay đổi của hệ thống ống tiêu hóa có liên quan với suy dinh dưỡng làm giảm chức năng rào cản của ruột, đặc biệt là trong giai đoạn bệnh cấp. Người ta cho rằng ở bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng có tăng tỉ lệ suy đa cơ quan [14]. 1.1.3. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng bệnh viện Khẩu phần không đủ là nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng và tiến triển của suy dinh dưỡng. Có nhiều yếu tố hạn chế khẩu phần dinh dưỡng có thế được xếp thành 2 nhóm: - Các yếu tố liên quan tới bệnh tật làm giảm khẩu phần cho dù thực phẩm sẵn có 4 - Các yếu tố làm giảm khẩu phần khi không sẵn có thực phẩm hoặc chất lượng thực phẩm không đảm bảo. Giảm khẩu phần khi thực Giảm khẩu phần khi thiếu thực phẩm sẵn có phẩm, chất lượng thực phẩm -Chán ăn vì bệnh tật, do triệu tốt, thực phẩm không sẵn có: chứng của bệnh tật (VD: nôn) -Hệ thống cung cấp thức ăn trong do điều trị, lo lắng hoặc chán bệnh viện kém nản - Thất bại trong hỗ trợ dinh - Khó đưa thức ăn vào đường dưỡng phù hợp miệng (yếu cơ, rung cơ,phẫu - Bữa ăn không đảm bảo chất thuật...) lượng không ngon miệng - Khó nhai (thiếu răng), kém - Thức ăn không phù hợp với văn về vị giác (thay đổi vị giác hóa, tôn giáo bệnh nhân. khi hóa trị liệu) khó nuốt - Môi trường ăn uống không phù (thắt nghẽn thực quản) hợp, không có giao tiếp xã hội - Chống chỉ định ăn đường trong môi trường ăn uống miệng (ruột không hấp thu) - Khó khăn trong mua, chuẩn bị - Nhịn ăn để làm xét nghiệm nấu nướng thực phẩm và điều trị. - Nghèo đói - Gây mê, gây tê Khẩu phần ăn thiếu về số lượng và Tăng nhu cầu dinh dưỡng: không cân đối Thiếu nhận thức và điều trị về chất lượng về dinh dưỡng -Bệnh tật/điều trị liên -Không quan tâm tới dinh quan tới tăng nhu cầu dưỡng và những số liệu dinh năng lượng cơ bản và dưỡng nhu cầu các chất dinh dưỡng khác Suy dinh dưỡng - Không có thông tin đầy đủ cho cán bộ tiết chế dinh - Rối loạn hấp thu và mất dưỡng các chất dinh dưỡng do - Thiếu hiểu biết, thiếu tập bệnh tật hoặc do điều trị huấn cho bác sỹ, y tá về dinh bằng thuốc dưỡng - Thiếu các nguồn lực hoặc không có hoạt động dinh Sơ đồ 1.1. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bệnh dưỡng trongviện bệnh [13] viện 5 1.1.4. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và bệnh tật Suy dinh dưỡng bệnh viện gặp ở tất cả các nhóm bệnh như bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận mạn, tiêu hóa... Suy dinh dưỡng tăng cao ở người cao tuổi và liên quan đến tỉ lệ mới mắc, tỉ lệ tử vong tại bệnh viện. Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ các biến chứng như nhiễm khuẩn, viêm phổi, chậm liền sẹo sau phẫu thuật, suy hô hấp. Do vậy, suy dinh dưỡng làm tăng thời gian nằm viện, chi phí y tế [14]. Một nghiên cứu tại Tây Ban Nha của tác giả Moriana M và cộng sự năm 2013 đã chỉ ra suy dinh dưỡng kéo dài thời gian nằm viện. 50% bệnh nhân SDD mới nhập viện, và thời gian nằm viện của bệnh nhân SDD là 13,5 ngày lâu hơn so với các bệnh nhân bình thường là 6,7 ngày [15]. Suy dinh dưỡng liên quan đến bệnh tật, thiếu khẩu phần ăn uống, nghèo đói và do thiếu hiểu biết. SDD do bệnh tật xảy ra khi khẩu phần dinh dưỡng không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng nhu cầu dinh dưỡng và do rối loạn hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Khẩu phần ăn không đủ là nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng và tiến triển suy dinh dưỡng [8]. 1.1.4.1. Vòng xoắn luẩn quẩn giữa SDD và bệnh tật Mối quan hệ giữa tình trạng dinh dưỡng của cá thể với các bệnh nhiễm khuẩn được diễn ra theo hai chiều (sơ đồ 1.2). Thiếu dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể làm cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ngược lại, các bệnh nhiễm khuẩn làm suy sụp thêm tình trạng suy dinh dưỡng sẵn có [16]. 6 Cơ thể thiếu dinh dưỡng Kém ngon miệng Cân nặng giảm Chất dinh dưỡng hao hụt Tăng trưởng kém Giảm hấp thu, RLCH Giảm miễn dịch Tổn thương niêm mac Tăng khả năng mắc bệnh Hấp thu kém Tăng mức độ nặng của bệnh Kéo dài thời gian bị bệnh Sơ đồ 1.2. Mỗi quan hệ giữa dinh dưỡng và bệnh nhiễm khuẩn 1.1.5. Tình hình suy dinh dưỡng bệnh nhân khoa Nội tiêu hóa trên thế giới và Việt Nam 1.1.5.1. Trên Thế giới Nguy cơ suy dinh dưỡng khoa Nội tiêu hóa Tại bệnh viện đại học Santo Tomas, Philippine năm 2009 [17]. Tỉ lệ bệnh nhân thiếu năng lượng trường diễn khoa Nội tiêu hóa 38%. Theo nghiên cứu tình trạng thiếu dinh dưỡng ở bệnh nhân nhập viện khoa Nội ở Berlin năm 2003 là 24,2%. Tỉ lệ cao> 30% đã được quan sát ở những nhóm nhỏ bệnh nhân bị bệnh viêm đường ruột, suy tim mãn tính và bệnh phổi lành tính. Bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa có tỉ lệ SDD cao hơn so với bệnh nhân khác (28,8 so với 22,0%) và có 40% SDD có thời gian nằm viện dài hơn (13,1 +/- 9,3 so với 8,1 +/- 6,8 ngày, p <0,0001) so với bệnh nhân được nuôi dưỡng [18]. Suy dinh dưỡng là tình trạng rất phổ biến trong môi trường bệnh viện. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu Úc và quốc tế báo cáo tỷ lệ suy dinh dưỡng bệnh viện khoảng 40%. Suy dinh dưỡng có liên quan đến tình 7 trạng suy giảm của hệ miễn dịch, khó chữa lành vết thương, teo cơ, chi phí điều trị cao hơn và tỷ lệ tử vong tăng lên. Trong một nghiên cứu khác điều tra tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân nhập viện tại Busan, Hàn Quốc cho thấy 944 bệnh nhân (440 nam và 504 nữ) phải nhập viện trong bốn bệnh viện đa khoa Busan được đánh giá tình trạng dinh dưỡng khi nhập viện đưa ra kết quả 17,2% bệnh nhân nhập viện khoa Nội tiêu hóa suy dinh dưỡng [19]. 1.1.5.2. Tại Việt Nam Nguy cơ suy dinh dưỡng khoa nội tiêu hóa Nghiên cứu năm 2006 của tác giả Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm và cộng sự về “tình trạng suy dinh dưỡng trong các bệnh nhân nhập viện khoa Tiêu hóa và khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai” tiến hành 308 bệnh nhân nhập viện. Tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18,5) là 25,2%, ở bệnh nhân tiêu hóa 28,9% và 21,7% ở bệnh nhân khoa Nội tiết. Đánh giá khẩu phần ăn của bệnh nhân khoa Nội tiết là 1606 kcal, trong đó tỉ lệ P:L:G là 18:22:60 và khẩu phần ăn của bệnh nhân khoa Tiêu hóa là 1000 kcal [20]. Nghiên cứu năm 2011 ở bệnh viện Bạch Mai cho thấy có tới 48,6% bệnh nhân dưới 19 tuổi và 50,3% trên 19 tuổi. Tình trạng suy dinh dưỡng có cả Nội khoa và Ngoại khoa: khoa hồi sức cấp cứu chiếm tỉ lệ cao nhất 83,3%, Ngoại 66,4%, Thận 62,3% và Tiêu hóa 52,2% [10]. Theo tạp chí Khoa học tiêu hóa Việt Nam “Cập nhật dinh dưỡng qua đường tiêu hóa ở bệnh nhân xơ gan ở bệnh viện chợ Rẫy” năm 2012 của tác giả Lưu Ngân Tâm, SDD ở bệnh nhân xơ gan còn bù 20-30%, 60-80% xơ gan mất bù,100% bệnh nhân chờ ghép gan [21]. Nghiên cứu năm 2012 của tác giả Nguyễn Đỗ Huy và Nguyễn Nhật Minh “ Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2012”. Tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn bệnh nhân khoa Nội tiêu hóa 18,2% và nguy cơ suy dinh dưỡng theo SGA 31,8% [11]. 8 Nghiên cứu năm 2012 của tác giả Nguyễn Đỗ Huy và Nguyễn Nhật Minh “ Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại hai bệnh viện của tỉnh Quảng Ninh năm 2012”. Tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn bệnh nhân khoa Nội tiêu hóa 11,1% và nguy cơ suy dinh dưỡng theo SGA 21,4% [12]. 1.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân 1.2.1. Khái niệm - Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là xác định chi tiết, đặc hiệu và toàn diện tình trạng dinh dưỡng người bệnh. Đánh giá TTDD là cơ sở cho hoạt động tiết chế dinh dưỡng. Quá trình đánh giá TTDD giúp xây dựng kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho BN và cũng là cơ sở cho việc theo dõi các can thiệp về dinh dưỡng cho người bệnh. - Đánh giá TTDD bệnh nhân giúp cho việc theo dõi diễn biến bệnh trong quá trình điều trị, tiên lượng bệnh tật cũng như đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng. Không có một giá trị riêng biệt nào của các kỹ thuật đánh giá TTDD có ý nghĩa chính xác cho từng bệnh nhân, nhưng khi thực hiện nó giúp cho các bác sỹ lâm sàng chú ý hơn đến tình trạng dinh dưỡng, giúp gợi ý để chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết. Việc phát hiện sớm tình trạng thiếu dinh dưỡng giúp xây dựng chiến lược hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời hơn là khi bệnh nhân rơi vào tình trạng suy kiệt dinh dưỡng quá nặng mới can thiệp [22]. 1.2.2. Các nội dung trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh một cách có hệ thống bao gồm:  Tiền sử: dinh dưỡng, chế độ ăn, tiền sử về quá trình điều trị  Tìm hiểu về khẩu phần dinh dưỡng.  Thăm khám lâm sàng để phát hiện các triệu chứng thiếu dinh dưỡng.  Đánh giá các chỉ số nhân trắc.  Tình trạng dự trữ năng lượng của cơ thể.  Các chỉ số về sinh hóa và thông tin về thói quen ăn uống [13]. 9 1.2.3. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân 1.2.3.1. Phương pháp nhân trắc - Sự đo các biến đổi kích thước (cân nặng, chiều cao), cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng là nhiệm vụ của nhân trắc học. - Trong thực hành lâm sàng, các số đo thường dùng là: trọng lượng cơ thể (bao gồm cả tỷ lệ thay đổi trọng lượng), chiều cao (liên quan tới trọng lượng cơ thể dùng để xác định khối mỡ), khối mỡ (vòng eo, BMI, bề dày lớp mỡ dưới da), khối cơ (vòng cánh tay), thành phần cơ thể, lượng nước [22].  Cân nặng Là số đo thường dùng nhất và cũng là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng sát thực nhất. Thời gian cân vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, đã đi đại tiểu tiện và chưa ăn gì hoặc cân vào những giờ thống nhất trong những điều kiện tương tự, vì sự cân nặng của một người trong ngày không giống nhau [23]. - Tỷ lệ thay đổi trọng lượng cơ thể Thay đổi(%)= Trọng lượng trước đây (kg) – Trọng lượng hiện tại (kg) x 100 Trọng lượng trước đây Công thức này được sử dụng để tính toán tỷ lệ trọng lượng cơ thể giảm đi hơn là tỷ lệ tăng lên, bởi vì tỷ lệ giảm đi là một chỉ tiêu quan trọng để xác định nguy cơ suy dinh dưỡng của bệnh nhân. Khi sử dụng ”tỷ lệ giảm cân” như là một thông số để can thiệp dinh dưỡng khi: bệnh nhân sụt cân không mong muốn > 10% trong vòng 3 đến 6 tháng hoặc bệnh nhân có BMI < 18,5 và có sụt cân không mong muốn > 5% trong 3 đến 6 tháng [22].  Chiều cao - Chiều cao đứng: có thể đo bằng thước đo chiều cao riêng biệt hoặc loại gắn trên tường. - Trường hợp chiều cao đứng không thể đo được có thể ước tính bằng cách sử dụng bằng các biện pháp thay thế như: 10 + Người bệnh tự khai chiều cao, đặc biệt là người già thường không nhận thấy quá trình giảm chiều cao theo tuổi và thường ước tính chiều cao của họ thấp hơn bình thường khoảng 2 cm. + Đo chiều cao khi nằm cũng rất chính xác nhưng thường dài hơn chiều cao đứng 2%. + Ước đoán chiều cao của bệnh nhân bởi người nhà hoặc người chăm sóc với sai số là 1%. + Một số đo khác có thể giúp ước tính được chiều cao như chiều dài xương cẳng tay, xương cẳng chân [22].  Chỉ số BMI (WHO,1995). - Chỉ số khối cơ thể Thường được biết đến với chữ viết tắt BMI theo tên tiếng Anh Body Mass Index - được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832 [24]. Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm). Có thể tính theo công thức định nghĩa hoặc theo những bảng tiêu chuẩn [25]. Trong đó: - BMI : chỉ số khối cơ thể - W: Cân nặng (kg) - H: Chiều cao (m) Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị bệnh béo phì hay bị bệnh suy dinh dưỡng thông qua số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể. Thuận lợi của phương pháp này là: + Các bước tiến hành đơn giản, an toàn. + Các phương tiện không quá đắt, thuận tiện cho việc di chuyển. 11 + Thu được những thông tin về tình trạng dinh dưỡng một cách tin cậy. - Có thể dùng để đánh giá thay đổi tình trạng dinh dưỡng theo thời gian. - Có thể được dùng như một test sàng lọc để phát hiện các cá thể có nguy cơ cao với suy dinh dưỡng. - Hạn chế của phương pháp: không thể dùng để phát hiện các trường hợp có sự thiếu hụt dinh dưỡng trong một thời gian ngắn, hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng đặc hiệu. Những yếu tố không phải là dinh dưỡng như bệnh tật, di truyền, giảm tiêu hao năng lượng, có thể làm giảm độ nhạy và độ đặc hiệu [26]. 1.2.3.2. Phương pháp hóa sinh  Dự trữ Protein nội tại [13] Albumin huyết thanh, creatinin huyết thanh, ni tơ Ure trong máu, transferrin... Nồng độ albumin thấp kèm theo những dấu hiệu về suy dinh dưỡng Protein năng lượng khác, được quan sát thấy ở nhiều bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa trên thế giới. Tuy nhiên, nồng độ Albumin huyết thanh bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác ngoài yếu tố dinh dưỡng như giảm nhanh trong trạng thái stress và tình trạng nhiễm trùng; albumin bị mất trong một số trường hợp bệnh lý khác.  Đánh giá thiếu máu bằng chỉ số hemoglobin [27] Thiếu máu dinh dưỡng: là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng hemoglobin thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu, bất kể do nguyên nhân gì. Thiếu sắt là tình trạng thiếu hụt dự trữ sắt trong cơ thể, có biểu hiện thiếu máu và chưa có biểu hiện thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt: là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất, xảy ra cùng một lúc với tình trạng thiếu sắt và thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt có thể kết hợp cùng với thiếu acid folic, thiếu vitamin B12. 12 1.2.3.3  Đánh giá TTDD bệnh nhân thông qua các công cụ sàng lọc. Phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan (Subjective Global Assessment – SGA) - Các nghiên cứu cho rằng SGA là một kĩ thuật lâm sàng đơn giản, không tốn kém, phương pháp đáng tin cậy nhất và hiệu quả để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và suy dinh dưỡng, ngoài ra nó còn tiên đoán các biến chứng và tử vong liên quan đến dinh dưỡng [28]. Có thể hướng dẫn SGA một cách dễ dàng cho các cán bộ lâm sàng - Ưu điểm của phương pháp là có thể đánh giá nhiều số liệu khách quan từ giai đoạn bệnh, đến thay đổi về cân nặng, những biểu hiện của tình trạng dinh dưỡng kém, những đánh giá về lâm sàng của thầy thuốc. - Phương pháp đánh giá bằng SGA được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân lúc nhập viện trong vòng khoảng 48 giờ. SGA là công cụ đánh giá ”nhẹ nhàng”, không tốn kém, nhạy, tin cậy và đặc hiệu. SGA được sử dụng rộng rãi trong nhiều bệnh viện, nhiều loại hình chăm sóc y tế. Theo Detsky AS (1987) SGA là một kỹ thuật kết hợp dữ liệu từ các khía cạnh chủ quan và khách quan. SGA có 2 phần đánh giá [29]. Phần 1: Kiểm tra bệnh sử (Thay đổi cân nặng, chế độ ăn uống, các triệu chứng tiêu hóa, và những thay đổi chức năng) Phần 2: Kiểm tra lâm sàng (mất lớp mỡ dưới da, teo cơ, phù mắt cá chân và cổ chướng) giúp sàng lọc dinh dưỡng khi bệnh nhân vào viện. Hiệu quả của ưu điểm này là biết rõ được thời điểm gần đây bệnh nhân có thay đổi tình trạng dinh dưỡng. (phụ lục số III) 1.2.3.3.2 Phương pháp đánh giá dinh dưỡng tối thiểu (MNA) Được xây dựng nhằm đánh giá nhanh và hiệu quả để sàng lọc dinh dưỡng ở người già. Áp dụng cho bệnh nhân 65 tuổi, tương tự như phương pháp SGA tính điểm để xác định bệnh nhân nguy cơ suy dinh dưỡng [13].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng