Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và tập tính ăn uống của bệnh nhân đái tháo đườn...

Tài liệu Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và tập tính ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bv đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2014 2015

.PDF
121
195
117

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI KHỔNG THỊ THÚY LAN Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và tập tính ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015” Chuyên ngành : Dinh dưỡng Mã số : 60720303 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM DUY TƯỜNG HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng thành kính tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng- Trường Đại Học Y Hà Nội, các Thầy Cô giáo bộ môn Dinh Dưỡng - ATTP và các Bộ môn – Khoa- Phòng liên quan của Viện đã giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS. Phạm Duy Tường, người thầy tâm huyết tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tại nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp, khoa Khám bệnh, khoa Nội tiết, khoa Xét nghiệm bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã hết sức hợp tác, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bạn bè, các bạn đồng nghiệp cùng tập thể anh chị em học viên lớp cao học dinh dưỡng 22 đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn những người bệnh đã đồng ý tham gia nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng tới người thân trong gia đình, đặc biệt là chồng con tôi, đã động viên và truyền nhiệt huyết khi tôi gặp khó khăn trong suốt quá trình học tập, hoàn thành luận văn. Xin gửi tới tất cả mọi người lòng biết ơn sâu sắc. Hà Nội, tháng 9 năm 2015 Khổng Thị Thúy Lan LỜI CAM ĐOAN Tôi là Khổng Thị Thúy Lan, học viên cao học khóa 22 Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Dinh Dưỡng, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Phạm Duy Tường 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, tháng 09 năm 2015 Người viết cam đoan Khổng Thị Thúy Lan DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ADA : Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (American diabetes Association) Abl : Albumin huyết thanh BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) Chol : Cholesterol toàn phần (Total Cholesterol) CI : Khoảng tin cậy (Confidence interval) CVD : Bệnh tim mạch (Cardiovascular disease) ĐTĐ : Đái tháo đường (Diabetes) DRA : Nhu cầu khuyến nghị G : Glucose tĩnh mạch đói HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương HbA1c : Hemoglobine A1c HDL-C : Cholesterol có tỷ trọng cao (High Density Lipoprotein- cholesterol) HRQoL : Chất lượng cuộc sống (health-related quality of life) IDF : Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (International Diabetes Federation) LDL-C : Cholesterol có tỷ trọng thấp (Low Density Lipoprotein-cholesterol) OR : Tỷ suất chênh (Odd ratio) Pr : Protein THA : Tăng huyết áp (Hypertension) Tri : Triglicerid WHO : Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................... 3 1.1. Mở đầu ................................................................................................. 3 1.1.1. Các mốc lịch sử ............................................................................ 3 1.1.2. Dịch Tễ học và tầm quan trọng của vấn đề ................................. 3 1.2. Bệnh học đái tháo đường ..................................................................... 7 1.2.1. Một số hoocmon tham gia chuyển hóa đường trong cơ thể ........ 7 1.2.2. Bệnh đái tháo đường .................................................................... 7 1.3. Những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường typ 2 và biến chứng 12 1.3.1. Các yếu tố nguy cơ không thể can thiệp được ........................... 12 1.3.2. Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát được ....13 1.3.3. Biến chứng của bệnh đái tháo đường ........................................ 15 1.4. Các nghiên cứu phòng ngừa bệnh đái tháo đường ............................ 16 1.4.1. Phòng với người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ............ 17 1.4.2. Phòng bệnh với những người đã mắc bệnh đái tháo đường ...... 18 1.5. Tình hình mắc bệnh ĐTĐ ở Việt Nam và trên thế giới ..................... 19 1.5.1. Tình hình mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới .................................... 19 1.5.2. Tình hình nghiên cứu đái tháo đường ở Việt Nam .................... 23 1.6. Chế độ ăn cho bệnh nhân ĐTĐ .......................................................... 24 1.6.1. Mục đích của chế độ ăn ............................................................. 24 1.6.2. Nguyên tắc ................................................................................. 24 1.6.3. Mục tiêu dinh dưỡng điều trị đối với bệnh đái tháo đường typ 2 ........ 25 1.6.4. Phân bố bữa ăn trong ngày của bệnh nhân đái tháo đường ....... 26 1.6.5. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ............................ 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 28 2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 28 2.2. Đối tượng và thời gian nghiên cứu ..................................................... 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 29 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 29 2.3.2. Cỡ mẫu ....................................................................................... 29 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 30 2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu .............................................................. 33 2.4.1. Nội dung và định nghĩa biến số nghiên cứu .............................. 33 2.4.2. Phương pháp đánh giá nhận định ............................................... 34 2.5. Sai số, khống chế sai số ...................................................................... 36 2.6. Phân tích số liệu .................................................................................. 37 2.7. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................ 37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 39 3.1. Đặc điểm chung và các chỉ số sinh hóa của người ĐTĐ typ 2 ........... 39 3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ................................................. 39 3.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa của người bệnh ĐTĐ typ 2 ............. 42 3.1.3. Tiền sử bệnh của bản thân và gia đình của đối tượng nghiên cứu ...43 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của người tiểu đường typ 2 ............................ 44 3.2.1. Mức độ kiểm soát các chỉ số theo dõi của người ĐTĐ typ 2 .... 44 3.2.2. Các chỉ tiêu nhân trắc, BMI ....................................................... 48 3.2.3. Mối liên quan giữa khu vực sống, thời gian mắc bệnh với TTDD ..51 3.3. Khẩu phần ăn của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ............................................ 52 3.4. Tập tính dinh dưỡng ............................................................................ 56 3.4.1. Sở thích ăn uống, chế biến thực phẩm của người ĐTĐ typ 2 ... 56 3.4.2. Một số thói quen dinh dưỡng .................................................... 58 3.4.3. Hoạt động thể lực ....................................................................... 65 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................... 68 4.1. Đặc điểm chung của người đái tháo đường typ 2 .............................. 68 4.1.1. Phân bố theo giới, tuổi, khu vực ................................................ 68 4.2. Tình trạng dinh dưỡng ........................................................................ 74 4.2.1. Mức độ kiểm soát các chỉ số theo dõi ........................................ 74 4.2.2. Tình trạng dinh dưỡng ............................................................... 77 4.3. Khẩu phần ........................................................................................... 79 4.4. Tập tính dinh dưỡng ............................................................................ 82 4.4.1. Các món ăn ưa thích, sở thích ăn ............................................... 82 4.4.2. Thói quen ................................................................................... 84 KẾT LUẬN ................................................................................................... 88 KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Mười nước có tỷ lệ đái tháo đường cao nhất thế giới .................. 6 Bảng 1.2: Các mục tiêu phải đạt tới trong mức độ phòng bệnh.................. 18 Bảng 2.1: Phân loại chỉ số khối cơ thể ........................................................ 31 Bảng 3.1: Tỷ lệ ĐTĐ typ 2 ở nông thôn, thành thị ................................... 39 Bảng 3.2: Tỷ lệ đái tháo đường týp 2 theo tuổi, khu vực ........................... 40 Bảng 3.3: Phân bố tuổi theo giới ở người mắc ĐTĐ typ 2 ........................ 41 Bảng 3.4: Tình trạng học vấn, nghề nghiệp, kinh tế của người ĐTĐ typ 2 .... 42 Bảng 3.5: Tiền sử gia đình có mắc ĐTĐ typ 2 của đối tượng nghiên cứu theo giới ..................................................................................... 43 Bảng 3.6: Tiền sử mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu ............................. 43 Bảng 3.7: Tình trạng huyết áp của người ĐTĐ typ 2 ................................. 44 Bảng 3.8: Tỉ lệ phần trăm bệnh nhân theo mức độ kiểm soát huyết áp ..... 45 Bảng 3.9: Mức độ kiểm soát các chỉ số sinh hóa theo ADA 2015 ............ 46 Bảng 3.10: Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ theo mức độ đường huyết, HbA1C ....... 47 Bảng 3.11: Tình trạng dinh dưỡng theo BMI ở người đái tháo đường typ 2 ... 48 Bảng 3.12: Sự kiểm soát mức G huyết đói, HbA1C, abl và BMI ................ 49 Bảng 3.13: Phân bố vòng bụng của đối tượng nghiên cứu .......................... 49 Bảng 3.14: Chỉ số vòng bụng/vòng mông (VB/VM) theo giới .................... 50 Bảng 3.15: Phân bố nguy cơ dinh dưỡng theo SGA theo giới ..................... 50 Bảng 3.16: Mối liên quan giữa SGA và BMI của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 .... 50 Bảng 3.17: Mối liên quan giữa khu vực sống với tình trạng dinh dưỡng .... 51 Bảng 3.18: Lương thực, thực phẩm tiêu thụ trung bình 24h của người ĐTĐ typ 2 ........................................................................................... 52 Bảng 3.19: Cơ cấu khẩu phần ăn của người ĐTĐ typ 2 so với khuyến nghị .....53 Bảng 3.20: Tỷ lệ % năng lượng phân bố ở các bữa của đối tượng .............. 54 Bảng 3.21: Sự cân đối trong bữa ăn chính và phụ ....................................... 55 Bảng 3.22: Mối liên quan của sở thích và cách chế biến thực phẩm theo giới . 56 Bảng 3.23: Mối liên quan của cách chế biến thực phẩm với BMI .............. 57 Bảng 3.24: Khẩu vị ưa thích của người ĐTĐ .............................................. 57 Bảng 3.25: Phân bố chế độ ăn hàng ngày của người ĐTĐ typ 2 theo giới .. 58 Bảng 3.26: Tần suất sử dụng các loại thực phẩm ......................................... 58 Bảng 3.27: Phân bố tỷ lệ số thực phẩm một ngày theo khu vực sống của người ĐTĐ typ 2 ........................................................................ 59 Bảng 3.28: TTDD và một số thói quen của đối tượng nghiên cứu .............. 60 Bảng 3.29: Phân bố tỷ lệ uống café ở người ĐTĐ typ 2 theo khu vực sống 61 Bảng 3.30: Phân bố tỷ lệ hút thuốc ở người đái tháo đường týp 2 ............. 61 Bảng 3.31: Phân bố tỷ lệ uống rượu bia ở người đái tháo đường týp 2 ...... 62 Bảng 3.32: Phân bố tỷ lệ ĐTĐ týp 2 theo thói quen ăn rau, quả ................. 62 Bảng 3.33: Những loại thực phẩm bệnh nhân sử dụng nhiều trong bữa ăn . 63 Bảng 3.34: Một số thói quen dinh dưỡng ..................................................... 64 Bảng 3.35: Tỷ lệ tham gia các HĐTL hàng ngày của người ĐTĐ typ 2 ..... 65 Bảng 3.36: Thói quen tập thể dục theo giới của đối tượng nghiên cứu ....... 66 Bảng 3.37: Mức độ HĐTL thay đổi ............................................................ 66 Bảng 3.38: Chế độ sinh hoạt và tập luyện của người ĐTĐ typ 2 ................ 67 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố tuổi trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ................................ 41 Biểu đồ 3.2: Số năm phát hiện bệnh của người ĐTĐ typ 2 ....................... 44 Biểu đồ 3.3: Phân bố G huyết đói trên người bệnh ĐTĐ typ 2 ................. 45 Biểu đồ 3.4: Tương quan của G đói và HbA1C trên người ĐTĐ typ 2 ..... 47 Biểu đồ 3.5: Phân bố tình trạng dinh dưỡng trên người ĐTĐ typ 2 .......... 48 Biểu đồ 3.6: Phân bố thời gian tập thể dục của người ĐTĐ typ 2 ............. 66 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ bị hạ G máu khi HĐTL với cường độ cao trên 30 phút .... 67 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tỷ lệ mắc đái tháo đường trên thế giới .......................................... 4 Hình 1.2: Sơ đồ dự đoán sự khác biệt tỷ lệ ĐTĐ ở các quốc gia .................. 5 Hình 1.3: Sơ đồ nguyên nhân dẫn đến hội chứng đề kháng insulin ............ 11 Hình 1.4: Sơ đồ cơ chế tăng đường huyết của người đái tháo đường týp 2 ...... 12 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat mạn tính do thiếu hụt insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng gây nhiều biến chứng cấp và mạn tính [1], [2]. Hiện nay ĐTĐ là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Theo Hiệp hội bệnh đái tháo đường quốc tế, bệnh đái tháo đường týp 2 ngày càng có xu hướng xuất hiện ở những người ở độ tuổi lao động và ở lứa tuổi trẻ hơn; chi phí khổng lồ cho việc chăm sóc đái tháo đường sẽ là gánh nặng cho nhiều nước đang phát triển trong tương lai tới [3], [4]. Việc phát hiện sớm và quản lý bệnh đái tháo đường trong cộng đồng là thực sự cần thiết. Nhiều y văn đã chứng minh rằng bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể phòng và quản lý được, những người mắc bệnh đái tháo đường nếu được quản lý, tư vấn truyền thông và điều trị kịp thời bằng thuốc, chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng do bệnh gây nên [5], [6]. Tại Việt Nam, hiện nay mô hình bệnh tật cũng thay đổi, ngoài mô hình bệnh ở các nước đang phát triển: Suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và bệnh nhiễm khuẩn nước ta còn xuất hiện mô hình bệnh tật ở các nước phát triển. Bệnh mạn tính không lây ngày càng tăng như ĐTĐ, thừa cân, béo phì, ung thư, tim mạch là những bệnh phát triển nhanh nhất hiện nay. Trong đó bệnh ĐTĐ- nhất là ĐTĐ týp 2 là bệnh khá phổ biến có ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi với những mức độ khác nhau, cao nhất ở lứa tuổi sau 50 và hiện nay độ tuổi mắc bệnh này đang trẻ dần và tỷ lệ tăng nhanh tới mức báo động. Theo một số kết quả điều tra năm 1990 ở Hà Nội có tỷ lệ ĐTĐ 1,2%, Huế 0,96, Thành Phố Hồ Chí Minh 2,52% đến nay tỉ lệ ĐTĐ ở Việt Nam là 5,7% 2 và ở các thành phố lớn tỷ lệ này cao hơn.Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới mắc bệnh này đặc biệt là lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực và chế độ ăn giàu năng lượng là nguyên nhân quan trọng của bệnh. Để điều trị bệnh này cần kiểm soát đường huyết trong giới hạn bình thường, ngăn ngừa biến chứng, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống từ đó đưa bốn cách để quản lý ĐTĐ týp 2 [7]: Quản lý dinh dưỡng bằng chế độ ăn hợp lý; tăng cường vận động thích hợp; điều trị bằng thuốc khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ; bệnh nhân tự theo dõi. Dinh dưỡng là phương pháp điều trị cơ bản, cần thiết cho người bệnh ĐTĐ týp 2 ở bất kỳ loại hình điều trị nào. Một chế độ ăn cân đối và điều hòa, hoạt động thể lực hợp lý không những rất hữu ích nhằm kiểm soát đường huyết mà còn ngăn ngừa các biến chứng và duy trì chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ týp 2. Đó cũng là nguyên tắc hành vi thói quen cho một cuộc sống khỏe mạnh. Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du miền núi phía bắc trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện cùng với lối sống công nghiệp thì tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại các cơ sở khám chữa bệnh đang gia tăng, được cộng đồng quan tâm. Câu hỏi đặt ra rằng liệu những người ĐTĐ typ 2 tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thế nào? Chính vì vậy mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và tập tính ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015” là nơi chưa có nghiên cứu trên người bệnh đái tháo đường ở bệnh viện với mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015. 2. Mô tả khẩu phần và tập tính ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Mở đầu Đái tháo đường là một bệnh cảnh mạn tính có yếu tố di truyền, do hậu quả của tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hay tương đối; bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính, các tình trạng dễ bị nhiễm trùng và về lâu dài sẽ gây ra các biến chứng ở mạch máu lớn và mạch máu nhỏ. 1.1.1. Các mốc lịch sử Bệnh đái tháo đường được mô tả từ thời cổ Hy Lạp. trong bản chuyên luận xuất bản 1875 đã đưa ra danh từ “đái tháo đường gầy” và “đái tháo đường mập” để phân biệt hai thể bệnh chính của đái tháo đường. Đầu thế kỷ XX xuất hiện danh từ “đái tháo đường trẻ” và “đái tháo đường ở người đứng tuổi”. Năm 1936 Himsworth phân biệt “đái tháo đường đề kháng với Insulin” và “đái tháo đường nhạy cảm với insulin”. Năm 1976 Gudworth đưa ra danh từ “đái tháo đường týp 1” và “đái tháo đường týp 2”. Năm 1985 bảng phân loại của tổ chức sức khỏe thế giới đưa ra từ “đái tháo đường phụ thuộc insulin” đồng nghĩa với “đái tháo đường týp 1” và “đái tháo đường khồn phụ thuộc insulin” đồng nghĩa với “đái tháo đường týp 2”. Năm 1997 hiệp hội đái tháo đường Mỹ lại đề nghị dùng từ “đái tháo đường týp 1” và “đái tháo đường týp 2” để tránh sự hiểu lầm về việc chọn lựa thuốc điều trị. 1.1.2. Dịch Tễ học và tầm quan trọng của vấn đề Tỷ lệ mắc ĐTĐ khác nhau ở các châu lục và vùng lãnh thổ. Tại Mỹ, khoảng 6,6%. Từ năm 1958 đến 1993 số bệnh nhân được chẩn đoán tăng gấp 5 lần, tỷ lệ mắc “đái tháo đường týp 1” thay đổi theo vùng, địa dư, sắc tộc. 4 Trong 7,8 triệu dân bị đái tháo đường ở Mỹ năm 1993 có khoảng 90-95% bị đái tháo đường týp 2. Ở Pháp 1,4% dân số mắc ĐTĐ [8]. Trên phạm vi toàn cầu tỷ lệ đái tháo đường týp 2 từ dưới 2% ở vùng Bantu tại Tanzania và Trung Quốc lục địa cho đến 40-50% ở sắc tộc da đỏ Pima tại Mỹ và dân Micronesia ở Nauru. Sự khác biệt này do ảnh hưởng của di truyền và một số yếu tố nguy cơ có tính xã hội như cách ăn uống, béo phì, ít vận độngSingapore: 1974 là 2% tăng lên 8.6% vào năm 1992. Hình 1.1: Tỷ lệ mắc đái tháo đường trên thế giới 5 Hình 1.2: Sơ đồ dự đoán sự khác biệt tỷ lệ ĐTĐ ở các quốc gia Việt Nam: TP HCM 2,52% (1992) tới năm 2003 theo Đỗ Ngọc Diệp và cộng sự tỷ lệ ĐTĐ là 7% [9], [10], theo Trần Minh Long (2010) nghiên cứu tại Nghệ An được tỷ lệ đái tháo đường týp 2 ở người từ 30 – 69 tuổi là 9,37% và tỷ lệ tiền đái tháo đường là 17,97% [11], Hà Nội (1991) 1,1% và Huế 0,96%. Đến nay tỉ lệ ĐTĐ ở Việt Nam là 5,7%. Hiện nay ở Việt Nam số người bị Đái Tháo Đường khoảng 3,299 triệu. Trong đó nam khoảng 1,351 triệu ; nữ khoảng 1,447 triệu. Số bệnh nhân không được chẩn đoán: 2,079 triệu chiếm 38,7%. Số tử vong liên quan đến ĐTĐ (trong số bệnh nhân từ 20-79 tuổi): 0,549 triệu, tỷ lệ lưu hành bệnh ĐTĐ ở Việt Nam sẽ tăng 1,2% trước năm 2018 [12]. Dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở thành hiện thực. Trong đó, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm được WHO quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Nó là bệnh mang tính xã hội cao ở nhiều quốc gia bởi tốc độ phát triển nhanh, mức độ nguy hại đến sức khoẻ. Đái tháo đường còn trở thành lực cản của sự phát triển, gánh nặng cho toàn xã hội khi mà mỗi năm thế giới phải chi số tiền khổng lồ từ 232 tỷ đến 430 tỷ USD cho việc phòng chống và điều trị. Theo WHO, năm 1985 có khoảng 30 triệu người mắc đái tháo đường trên 6 toàn cầu, năm 2004 có khoảng 98,9 triệu người mắc, tới nay khoảng 180 triệu người và con số đó có thể tăng gấp đôi lên tới 366 triệu người vào những năm 2030. Đây là một trong ba căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển. Việt Nam không xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Theo kết quả điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường toàn quốc năm 2012 do Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%. Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường tăng dần theo nhóm tuổi, cụ thể là 1,7% ở nhóm tuổi từ 30-39; 3,7% ở nhóm tuổi từ 40 tới 49; 7,5% ở nhóm tuổi từ 50 tới 59 và 9,9% ở nhóm tuổi từ 60 tới 69. Đái tháo đường đang là vấn đề thời sự cấp bách của sức khoẻ cộng đồng [13]. Bảng 1.1: Mười nước có tỷ lệ đái tháo đường cao nhất thế giới Năm 2000 STT Quốc gia Năm 2030 Số người mắc bệnh ĐTĐ (Triệu người) Quốc gia Số người mắc bệnh ĐTĐ (Triệu người) 1 Ấn Độ 31,7 Ấn Độ 79,4 2 Trung Quốc 20,8 Trung Quốc 42,3 3 Mỹ 17,7 Mỹ 30,3 4 Indonesia 8,4 Indonesia 21,3 5 Nhật Bản 6,8 Pakistan 13,9 6 Pakistan 5,2 Brazil 11,3 7 Nga 4,6 Bangladesh 11,1 8 Brazil 4,6 Nhật Bản 8,9 9 Ý 4,3 Philippines 7,8 10 Bangladesh 3,2 Ai Cập 6,7 7 1.2. Bệnh học đái tháo đường 1.2.1. Một số hoocmon tham gia chuyển hóa đường trong cơ thể GH: Tác dụng lên chuyển hoá carbohydrat: Giảm sử dụng glucose cho mục đích sinh năng lượng, tăng dự trữ glycogen ở tế bào, giảm vận chuyển glucose vào tế bào và tăng nồng độ glucose trong máu. Insulin là một protein nhỏ với trọng lượng phân tử 5.808. Nó được cấu tạo bởi hai chuỗi acid amin có nối với nhau bằng những cầu nối disulfua. Khi hai chuỗi acid amin này bị tách ra thì hoạt tính sẽ mất. Tác dụng lên chuyển hoá carbohydrat: Tăng thoái hoá glucose ở cơ và dự trữ glycogen ở cơ, tăng thu nhập, dự trữ và sử dụng glucose ở gan, ức chế quá trình tạo đường mới. Chính vì các tác dụng đã nêu nên insulin là hormon có tác dụng làm giảm nồng độ glucose trong máu. Glucagon được bài tiết từ tế bào alpha của tiểu đảo langerhans. Glucagon là một polypeptid có 29 acid amin với trọng lượng phân tử là 3.485 Glucagon làm tăng glucose máu do 2 tác dụng tăng phân giải glycogen ở gan do đó làm tăng nồng độ glucose máu sau vài phút, tăng tạo đường mới ở gan do làm tăng mức vận chuyển acid amin vào tế bào gan rồi sau đó lại tăng chuyển acid amin thành glucose. 1.2.2. Bệnh đái tháo đường Bệnh xảy ra chủ yếu là do giảm bài tiết insulin từ tế bào bêta của tiểu đảo langerhans, đôi khi có thể do tế bào bêta tăng nhạy cảm với tác dụng phá hủy của virus hoặc có thể do các kháng thể tự miễn chống lại tế bào bêta. Trong một số trường hợp khác, bệnh xuất hiện do yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sự sinh sản tế bào bêta. Bệnh béo phì cũng đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường lâm sàng vì béo phì làm giảm nhạy cảm của các receptor tiếp nhận insulin tại các tế bào đích, do đó làm giảm hiệu quả thúc đẩy chuyển hoá của insulin như bình thường. 8 Bệnh nhân bị đái tháo đường thường ăn nhiều nhưng vẫn gầy và mệt mỏi do glucose không được sử dụng ở tế bào nên cơ thể luôn thiếu năng lượng để hoạt động. Bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn như bị mụn nhọt ngoài da, lao phổi. Trên lâm sàng người ta thường dựa vào một hội chứng bao gồm các triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhanh để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Hội chứng này được gọi là hội chứng "bốn nhiều". Tuy nhiên, hội chứng này thường chỉ gặp ở typ đái tháo đường phụ thuộc insulin. Ngoài biến chứng dễ bị nhiễm khuẩn, do có sự rối loạn liên quan giữa chuyển hoá carbohydrat và lipid nên dẫn tới sự lắng đọng cholesterol ở thành động mạch do đó người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị xơ vữa động mạch và các bệnh về mạch vành. 1.2.2.1. Định nghĩa đái tháo đường Năm 2011 trong cuốn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa” [14] ĐTĐ được định nghĩa là: Tình trạng tăng đường huyết mạn tính đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của insulin và/ hoặc tiết insulin. 1.2.2.2. Phân loại đái tháo đường Đái tháo đường loại 1: Là cơ thể sản xuất ít hay không sản xuất insulin do tế bào tuyến tụy bị phá hủy bởi chất trung gian miễn dịch. Sự phá hủy này có thể nhanh hoặc chậm. Tiến triển nhanh gặp ở người trẻ <30 tuổi, triệu chứng lâm sàng rầm rộ khát nhiều, uống nhiều, sút cân, mệt mỏi, 85-90% trường hợp thấy xuất hiện các tự kháng thể kháng đảo tụy (ICA), tự kháng thể kháng insulin (GAD). Biến chứng cấp tính hay gặp là hôn mê nhiễm toan ceton. Điều trị bắt buộc phải điều trị bằng insulin, tỉ lệ gặp <10%. Đái tháo đường loại 2: Là cơ thể sản xuất Insulin nhưng không sử dụng được Insulin (đề kháng insulin). Đái tháo đường týp 2 là bệnh có tính gia đình, đặc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng