Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tìm hiểu, giáo dục học sinh cá biệt thông qua các giờ học thực hành môn giáo dục...

Tài liệu Tìm hiểu, giáo dục học sinh cá biệt thông qua các giờ học thực hành môn giáo dục quốc phòng an ninh trong trường thpt trần phú nga sơn

.DOC
18
176
89

Mô tả:

Lời giới thiệu Tuổi học đường là lứa tuổi đẹp nhất, đối với mỗi học sinh ở lứa tuổi này tâm hồn các em còn trong sáng, chưa phải chịu những va đập của cuộc sống. Nhưng cũng chính vì thế mà tâm hồn các em rất dễ nhạy cảm với cuộc sống xung quanh. Dưới những mái trường THPT, bên cạnh sự dạy dỗ của thầy cô, bè bạn, mỗi em đang từng bước hoàn thiện về nhân cách, phẩm chất đạo đức cũng như cố gắng về trí thức để khẳng định mình là một chủ nhân tương lai của đất nước. Một người tốt trong gia đình cũng là một người tốt ngoài xã hội. Vì vậy lứa tuổi này các em thường được gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm nhiều hơn, Bởi xã hội ngày càng phát triển thì những tệ nạn cũng xảy ra không ít. Nó len lỏi vào trong cuộc sống của mỗi con người mà nhất là trong những nhà trường THPT. Vậy phải làm gì để giáo dục các em học sinh cá biệt ở lứa tuổi này trở thành những học sinh ngoan, có ý thức sống lành mạnh có trách nhiệm với bản thân và có ích cho xã hội, là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cấp quản lý giáo dục mà cụ thể là những thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các nhà trường THPT. 1 PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Dưới những mái trường THPT, sự xuất hiện học sinh cá biệt là một vấn đề nhức nhối và cấp thiết, mà các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo - những người ươm mầm xanh cho đất nước luôn luôn phải trăn trở và khắc khoải làm thế nào để uốn nắn học sinh của mình từ cá biệt trở thành những học trò ngoan, giỏi, có ý thức lành mạnh trong học tập cũng như hình thành nhân cách của mình. Và đây cũng chính là vấn đề mà nền giáo dục đang quan tâm Là một giáo viên đã 10 năm công tác giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - An ninh ở nhà trường, khi trực tiếp được giảng dạy và gần gũi các em học sinh, cụ thể là các em học sinh của các lớp mà tôi đang trực tiếp giảng dạy ở trường Bán công THPT Trần Phú nay là trường THPT Trần Phú - Nga Sơn, nhìn những gương mặt còn ngây thơ chưa vướng phải những va đập của cuộc sống tôi luôn nghĩ rằng trong tâm hồn các em bao giờ cũng trong sáng và lành mạnh, làm sao có thể có những học trò cá biệt, bởi lứa tuổi học đường là lứa tuổi đẹp nhất . Vậy mà ẩn sau cái nhìn chung ấy, lại có những em đang vô tình đánh mất đi những năm tháng đẹp nhất của tuổi học trò. Nguyên nhân ấy từ đâu và dùng biện pháp gì cho phù hợp để khắc phục những học sinh cá biệt là trách nhiệm của những người làm giáo dục nói chung và các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trên lớp nói riêng. Bản thân tôi qua 10 năm trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - an ninh được gần gũi yêu thương các em học sinh và được chứng kiến thực trạng hiện tượng học sinh cá biệt, tôi thực sự day dứt và trăn trở. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm làm như thế nào để trả lại cho các em lứa tuổi đẹp nhất của mình và các tiết học thực hành ấy luôn đem lại cho các em thích thú, rèn luyện tính kiên nhẫn, chịu khó vươn lên. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này “ Tìm hiểu, giáo dục học sinh cá biệt thông qua các giờ học thực hành môn Giáo dục quốc phòng - An ninh trong trường THPT Trần Phú - Nga Sơn”. Bằng sự nhiệt huyết của nghề nghiệp cộng với 2 tấm lòng yêu thương các em học sinh, tôi huy vọng rằng sẽ tìm ra được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá biệt ở các em học sinh, để từ đó rút ra cơ sở thực tiễn cho giải pháp sư phạm trong công tác giảng dạy và giáo dục các em nhất là giáo dục các em về kỹ năng sống, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục những học sinh cá biệt, đưa các em trở về với tư tưởng lành mạnh trong tiến trình hoàn thiện bản thân. II. MỤC ĐÍNH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc giáo dục học sinh cá biệt - Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt không thích học các giờ học thực hành ở ngoài rân bãi. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu để tạo ra cơ sở thực tiễn trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh cá biệt trong các giờ học thực hành môn Giáo dục quốc phòng - an ninh - Nghiên cứu để xây dựng những phương pháp sư phạm phù hợp, nâng cao hiệu qủa trong các giờ học thực hành của môn học. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng: Tìm hiểu, giáo dục học sinh cá biệt trong các giờ học thực hành môn Giáo dục quốc phòng - an ninh cụ thể là: - Em Mai Trọng Tuấn lớp 10P nay là 11P - Em Đào Thị Giang 10A nay là 11A - Em Mai Văn Hiệp 10P nay là 11P 2. Khách thể nghiên cứu: - Thông qua gia đình các em - Thông qua thầy cô giáo chủ nhiệm - Thông qua tập thể lớp - Thông qua các giờ học thực hành môn GDQP - AN IV. GIẢ THIẾT KHOA HỌC: 3 Hiện tượng học sinh cá biệt là những học sinh không lành mạnh về tư tưởng, phẩm chất đạo đức, không có ý thức học tập thường quạy phá trong các giờ học, bỏ học, bỏ tiết.... Đây là vấn đề luôn làm cho các nhà trường, thầy cô phải trăn trở. Cho nên để giáo dục được những học sinh cá biệt cần phải tìm hiểu nguyên nhân đẫn đến thực trạng cá biệt, không thích học các giờ học thực hành ngoài trời. Vì vậy nếu tìm được nguyên nhân thì sẽ có cơ sở thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả giáo dục và giảng dạy học sinh cá biệt thông qua các giờ học thực hành môn GDQP - AN V. PHẠM VI ĐỀ TÀI: Tìm hiểu, giáo dục “Học sinh cá biệt” là một quá trình tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu đối tượng. Nhưng đề tài tập trung vào giải quyết 2 vấn đề chính: 1. Xây dựng cơ sở lý luận của việc giáo dục học sinh cá biệt thông qua các giờ học thực hành môn Giáo dục quốc phòng - an ninh 2. Điều tra thực trạng, những nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt không thích học các giờ thực hành Phạm vi của đề tài này cũng chính là cấu trúc của đề tài, là nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt ở các giờ học thực hành Chương 3: Những giải pháp giáo dục VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Để hiểu và nghiên cứu học sinh cá biệt, chúng ta phải dùng những phương pháp sau đây: 1. Phương pháp quan sát: - Quan sát thực trạng của học sinh cá biệt + Biểu hiện trong học tập + Biểu hiện đối với bạn bè, thầy cô + Biểu hiện trong quan hệ gia đình, xã hội 4 2. Phương pháp hỏi đáp: - Tiếp cận thật gần gũi rồi tìm cách hỏi thăm đối tượng 3. Phương pháp điều tra: + Thông qua chính bản thân đối tượng + Thông qua các thầy cô giáo chủ nhiệm + Thông qua các bạn thân trong lớp + Thông qua việc tiếp cận, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình + Thông qua các giờ học thực hành ngoài trời PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 1.Lý luận về học sinh cá biệt nói chung và học sinh cá biệt trong các giờ học thực hành nói riêng a. Khái niệm hiện tượng học sinh cá biệt Nói đến hiện tượng học sinh cá biệt là một hiện tượng đặc biệt ở học sinh. Hiện tượng học sinh cá biệt là học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở phẩm chất đạo đức và học lực của học sinh Nói đến học sinh cá biệt là thường liên hệ đến chuẩn mực chung, mức độ vi phạm các chuẩn mực đó và nó là cái đặc biệt, là cái khác của cộng đồng học sinh. b. Khái niệm học sinh cá biệt ở các giờ dạy thực hành: Hiện tượng học sinh cá biệt ở các tiết dạy thực hành môn GDQP- AN là hiện tượng học sinh hư không phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chẩn mực xã hội, có 5 biểu hiện như: Không chịu khó học, thường kiến tập hoặc gây gỗ trong quá trình học, trêu ngẹo các bạn, giao tiếp không lịch sự hoặc hay bỏ tiết... Hiện tượng học sinh cá biệt trong các giờ học thực hành môn GDQP - AN là kết quả giáo dục rèn luyện 12 năm trên nghế nhà trường cũng như giáo dục ở nhà trường, gia đình, cộng đồng, nơi ở và sự giáo dục, rèn luyện của bản thân học sinh đó. Hiện tượng học sinh cá biệt ở các giờ thực hành có 3 đặc trương + Do sự quá nương chiều của gia đình + Mức độ hư hỏng chưa đến mức nghiêm trọng + Không thích học các giờ thực hành c. Lý luận về các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt Hiện tượng học sinh cá biệt chính là hiện tượng phát triển sai lệch về bản chất, nhân cách của học sinh đối với chuẩn mực chung. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến làm cho học sinh trở thành cá biệt. Do môi trường xã hội, do sự sai lầm của gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hư ở trường và nguyên nhân do ảnh hưởng của những người phạm tội có tác động qua lại tới học sinh d. Sự cần thiết phải giáo dục học sinh cá biệt trong các giờ thực hành: Xuất phát từ sự nhận thức quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh ở giai đoạn trong nhà trường THPT là giai đoạn quan trọng nhất. Bởi vì ở giai đoạn này tự hoàn thiện nhân cách của học sinh và vai trò trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh cá biệt trở nên cấp thiết trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt 2. Lý luận về nội dung, phương pháp và các con đường giáo dục học sinh cá biệt a. Nội dung giáo dục học sinh cá biệt - Giáo dục học sinh cá biệt trong các giờ thực hành môn GDQP - AN giáo viên phải có thái độ, tình cảm đúng đắn với những học sinh cá biệt trong giờ học - Bằng lý luận thực tiễn người giáo viên cần cung cấp cho học sinh cá biệt những cách thức biện pháp để học tập, rèn luyện có kết quả tốt 6 - Ngăn chặn những ảnh hưởng xấu, tách khỏi những học sinh hư, những tệ nạn xã hội và những lối sống không lành mạnh - Kết hợp đạo đức với dạy học và rèn luyện để nhằm giáo dục đạt chất lượng cao b. Phương pháp và các con đường giáo dục học sinh cá biệt: Phương pháp: Giáo dục học sinh cá biệt là nhiệm vụ luôn đặt ra cho người giáo viên trước hết và quan trọng nhất là làm cho học sinh hiểu được quan điểm của mình là một quan điểm giáo dục chứ không phải là quan điểm ngoài giáo dục. Điều quan trọng nhất đối với việc giáo dục học sinh cá biệt là bằng cách khuyết phục. Phương pháp trừng trị là phương pháp bắt buộc cuối cùng, chúng ta cần phải sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: + Phương pháp tác động cá biệt + Phương pháp khen thưởng + Phương pháp tránh phạt + Phương pháp tác động song song ( Giáo dục tập thể) + Phương pháp “ Bùng nổ sư phạm” Ngoài ra người giáo viên bộ môn cần phải tìm hiểu và sáng tạo, tạo ra những phương pháp thích hợp và hiệu quả hơn trong việc giáo dục học sinh cá biệt, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các giờ dạy thực hành Giải pháp Trong giáo dục học sinh cá biệt người giáo viên bộ môn cần sử dụng các giải pháp sau: + Điều chỉnh hành vi cụ thể + Nêu yêu cầu trực tiếp hoặc gián tiếp + Thuyết phục và hạn chế giải pháp trừng phạt + Động viên, khen thưởng kịp thời + Tiến hành thường xuyên 7 II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIẸN TƯỢNG CÁ BIỆT TRONG CÁC GIỜ HỌC THỰC HÀNH MÔN GDQP - AN 1. Thực trạng: Tôi rất vinh dự khi tốt nghiệp Đại học sư phạm Vinh khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng, ra trường tôi được phận công giảng dạy tại trường THPT Trần Phú - Nga Sơn. Đây là quê hương của tôi và cũng là trường vừa mới được thành lập một trường Bán công đầu tiên trong huyện Nga Sơn đây cũng là mô hình mới, buổi đầu thành lập trường chỉ có 10 phòng học cấp 4 , 1 khu hiệu bộ với 8 giáo viên cơ hữu, 2 Đ/c lãnh đạo và 1 kế toán số còn lại chủ yếu là các thầy cô bên trường Ba Đình sang thỉnh giảng, buổi đầu chỉ có hơn 4 trăm học sinh, chủ yếu là học sinh thi không đậu vào các trường như Ba Đình và trường Mai Anh Tuấn, nên chất lượng không được cao dẫn tới ý thức đạo đức của các em cũng kém. Song vài năm trở lại đây nhà trường đã từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, cơ sở vật chât ngày càng được trang bị hiện đại, đáp ứng được nhu cầu dạy và học của các em học sinh. Trong 10 năm ra trường tôi được phân công dạy môn GDQP - AN đây là môn đặc thù hầu hết các em học sinh coi đây chỉ là môn phụ nên các giờ học thực hành các em đều không thích học mà chủ yếu học các môn văn hoá, đặc biệt là các em học sinh cá biệt và một số học sinh nữ, song với tấm lòng yêu ngành, yêu nghề nhất là các em học sinh, tôi thiết nghĩ rằng mình phải làm việc thật tốt để xứng đáng không chỉ là một giáo viên giỏi mà còn giáo dục được nhiều học sinh cá biệt, giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh, trong 10 năm qua tôi luôn trăn trở tìm ra các biện pháp, làm sao để cho các em nhận thức đúng đắn về môn học, không chỉ tập trung vào các môn văn hoá mà còn các môn khác đặc biệt là môn Giáo dục quốc phòng - an ninh để các em phát triển toàn diện cả về Đức, trí, thể, mỹ và nghề nghiệp và vào năm 2010 nhà trường được chuyển đổi từ trường Bán công sang trường công lập và cũng là năm mà tôi bắt đầu vào tìm hiểu học sinh cá biệt ở các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy, qua các buổi giảng dạy thực hành, thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp và cán sự lớp tôi đã thống kê được những học sinh cá biệt ở các lớp như sau: Năm học: 2009 - 2010 8 TT Mai Trọng Tuấn Lớp 10P Học Hạnh Hoàn cảnh lực Bỏ học thường TB kiểm Trung gia đình Bố làm điện xuyên, hay gây Điểm 1 Họ và tên HS Thực trạng bình lực mẹ làm gỗ với bạn bè, TB là nông nghiệp, Đào Thị Giang 10A Trung Bố mẹ đều bạn bè, nói năng Điểm 2 lười tập luyện 5,1 Hay gây gỗ với TB bình làm thô tục, thường TB là nông nghiệp Mai Văn Hiệp 10P Trung Bố mẹ đều học, hay gây gỗ Điểm 3 xuyên bỏ học 5,7 Thường xuyên bỏ TB bình công với các bạn trong TB là nhân viên chức lớp, trang phục 5,3 không phù hợp Trong 3 em học sinh mà tôi đã thống kê trên, mỗi em có một hoàn cảnh và thực trạng khác nhau đối với Tuấn và Hiệp thì gia đình đều khá giả, bố là công nhân viên chức nhà nước có điều kiện cả về kinh tế lẫn tình cảm dành cho các em, nhưng các em lại vẫn là học sinh cá biệt Sở dĩ tôi thống kê như trên là để so sánh và làm nỗi bật học sinh cá biệt Giang bởi hoàn cảnh gia đình và bản thân em hết sức cá biệt, gia đình Giang có 5 anh chị em và Giang là đứa con gái duy nhất của gia đình, các anh Giang đều không có công ăn việc làm, chỉ tập trung vào vài sào ruộng Đặc điểm của em học sinh cá biệt Đào Thị Giang là gia đình em rất khó khăn so với các bạn trong lớp cả về kinh tế lẫn tình cảm, bản thân em là người con út trong gia đình Giang là 1 đứa trẻ luôn được nuông chiều từ nhỏ, bà ngoại và bố mẹ của em chỉ có một đứa cháu gái cho nên bao tình cảm yêu thương đều dành cả cho Giang và luôn 9 mong Giang sớm trở thành 1 người cháu, người con hiếu thảo của gia đình cũng chính từ điều này mà ở Giang đã xuất hiện tính ỷ lại, lười nhác. Điều quan trọng nữa là bố của Giang đã không có trách nhiệm với gia đình mà còn lao vào con đường riệu chè, bài bạc bỏ bê vợ con, làm cho Giang không còn niềm tin vào người cha của mình và đã lao vào quan hệ với những bạn bè xấu. Trong học tập thì lực hoc của em ngày càng xa sút nghiêm trọng. Trong những năm học cấp 2, Giang luôn đạt được học lực khá, không có những hành vi xấu nhưng khi bước vào cấp 3 thì học lực ngày càng giảm sút nghiêm trọng, đạo đức thì xếp loại chỉ ở mức trung bình ngoài ra còn có những biểu hiện trốn học, bỏ giờ, gây ngỗ đánh nhau. Có một lần cuối học kỳ I năm học lớp 11 Giang đã bỏ gia đình đi cùng một số bạn bè xấu ra Hà Nội nhưng do ra không chịu được công việc em lại về và đi học tiếp, có những buổi đến giờ chỉ ngồi nghịch, quạy phá bạn bè trong giờ học, không chiu khó luyện tập, đặt biệt là các động tác khó khi các bạn nhắc thì nổi khùng, văng tục và còn dọa đánh bạn bè. Do được chiều chuộng nên Giang vẫn không nghe lời thầy giáo chủ nhiệm. Giấy mời phụ huynh đến trường thì không bao giờ mang về nhà, sổ liên lạc giữa nhà trường với gia dình thì luôn mượn người viết hộ. Vì vậy mà gia đình không nắm bắt được thực trạng của em ở trường và ngoài xã hội như thế nào? Nhất là bố của Giang, sống trong một gia đình không có tình cảm nên bà không còn thời gian để theo dõi việc làm hàng ngày của Giang. Trong lớp bạn bè không hiểu được hoàn cảnh của Giang nên cố tình xa lánh và còn có thái độ coi thường em, điều này càng làm em nhận thức rõ hơn bản thân mình là người thừa. Trong khi ở lứa tuổi này tâm hồn các em rất dễ bị thổn thương, tính tự ái của tuổi mới lớn nhất là đối với học sinh nữ dễ dẫn các em đi đến những điều nguy hiểm. Đối với giáo viên chủ nhiệm thì chưa làm hết trách nhiệm đối với học sinh của mình, tức là luôn cho qua những biểu hiện xấu của các em. Ở lứa tuổi này các em rất cần sự an ủi, vỗ về, uốn nắn mềm dẻo chứ không ưa dùng những biện pháp khắc khe. 10 Tóm lại đối với hiện tượng học sinh cá biệt mà cụ thể là em Đào Thị Giang đáng trách rất nhiều nhưng chưa thể đi đến mức quá nghiêm trọng nếu như luôn được các thầy cô và bạn bè quan tâm nhiều hơn. 2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng học sinh cá biệt ở các giờ học thực hành: Xét vè mặt chủ quan và khách quan thì có những nguyên nhân chính sau đây: a. Về phí gia đình: Một đứa trẻ muốn có nhân cách tốt thì phải có sự giáo dục chặt chẽ của gia đình. Từ nhỏ Giang là một đứa trẻ biết vưng lời bố mẹ, nhưng đến năm học cấp III, khi em bắt đầu hiểu về cuộc sống xã hội, thì cũng là lúc mà gia đình em rơi vào hoàn cảnh éo le. Bố nghiện riệu chè, bài bạc, còn mẹ thì đứng giữa biến động của gia đình. Sống trong hoàn cảnh gia đình bị đảo lộn, em đã nhận thức được rằng gia đình không còn là chỗ dựa cho em nữa, và từ đó em bắt đầu lao vào cuộc giao lưu với những bạn bè xấu, xuất hiện những hành vi không lành mạnh. Có những buổi em trốn học đi tụ tập cùng một số bạn bè khác ngồi ngoài quán cho đến tối mới về, có hôm em lên trường thấy mặt sơng hỏi em trả lời là do đánh nhau với 1 số thanh niên nam ở xã nhà, khi bạn bè nhìn thấy và muốn khuyên bảo thì em cố tình lẫn tránh và coi như không có chuyện gì xảy ra. Mẹ của Giang cũng nhiều lần nhận thấy được ở con mình những biểu hiện không tốt, nhưng chính bà cũng đang hoang mang trước hoàn cảnh của gia đình chính điều đó đã làm em trở thành một đứa trẻ tự do hơn trong cuộc sống của mình mà đến cách sống hư hỏng này. b. Hoàn cảnh xã hội: Trong điều kiện xã hội phát triển cộng với sự giao lưu văn hoá rộng rãi đã đem lại cả hai mặt tốt và xấu cho con người. Những tệ nạn xã hội đã lan toả và len lỏi vào học đường đặc biệt môi trường ở đây là trung gian của các tệ nạn xã hội. Hoàn cảnh xã hội đó đã tác động một phần không nhỏ tới sự hình thành tới tính cá biệt của các em. c. Bản thân tự giáo dục kém: 11 Trong quá trình giáo dục, sự tự giáo dục ở mỗi học sinh đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh tự giáo dục khác hẳn với sự ảnh hưởng của môi trường cộng đồng xã hội. Nếu như giáo dục không tích cực thì hiệu quả giáo dục cũng không đạt kết quả khả quan. Sự tự giáo dục được hiểu là một quá trình tích cực, chuyên cần, tự ý thức được mình trong mọi lĩnh vực giáo dục, cũng như nhận thức của mỗi học sinh. Người ta thường cho rằng những thói hư tật xấu của các em cá biệt là bắt nguồn từ gia đình, bố mẹ sống không hoà thuận thì sẽ tác động tiêu cực đến con cái. Nhưng qua tiếp xúc với phụ huynh của một số em học sinh cá biệt khác như Tuấn và Hiệp thì không phải như vậy bởi bố mẹ của các em đều là những gia đình luôn quan tâm tới vấn đề giáo dục cho con cái, nhưng Tuấn và Hiệp vẫn là những học sinh cá biệt trong nhà trường. Riêng em Giang nhà chỉ có hai mẹ con là nữ nên mẹ lại rất chiều Giang, chứ không phải là do sống thờ ơ và thiếu trách nhiệm với Giang. Gia đình bao giờ cũng có tác động tới cuộc sống tư tưởng của các em nhưng chính bản thân các em có ý thức được những việc làm của bản thân mình không cũng là một điều rất quan trọng, nếu như tự bản thân các em không ý thức được những hành động việc làm của mình thì dẫn đến hư hỏng là điều tất nhiên. III. CÁC BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG, GIÁO DỤC 1. Các biện pháp tác động: Để tác động tốt tới học sinh cá biệt, thì người giáo viên bộ môn phải sử dụng nhiều phương pháp kết hợp với nhau, cụ thể là: - Điều chỉnh hành vi cụ thể: uốn nắn từng bước một, không điều chỉnh một cách chung chung mà lấy cụ thể mỗi hành vi rồi tìm cách phân tích làm cho em đó hiểu hành vi mình vừa làm không tốt. - Nêu yêu cầu trực tiếp hoặc gián tiếp: thuyết phục một cách nhẹ nhàng, không được dùng những hành vi phạt nặng. 12 - Có khen thưởng nhẹ nhàng: để các em cá biệt hiểu được mình đang được sự quan tâm của gia đình, thầy cô và bạn bè - Tiến hành thường xuyên: đây là một biện pháp sẽ tác động đến học sinh cá biệt. Vì nếu giáo viên bộ môn không thường xuyên quan tâm theo dõi thì các em cá biệt sẽ càng sa chân hơn. Cho nên phải liên tục kiểm tra sát sao từng hành vi của các em để đưa ra biện pháp kịp thời. 2. Các biện pháp giáo dục: - Để giáo dục học sinh cá biệt đạt kết quả cao, qua việc tìm hiểu và nghiên cứu một số em học sinh cá biệt của các lớp tôi dạy thì tôi có một số phương pháp giáo dục thông qua các giờ thực hành như sau: + Phương pháp tác động cá biệt: đây là phương pháp mà giáo viên phải có sự tìm hiểu kỹ học sinh rồi sau đó theo dõi trong quá trình luyện tập, nếu học sinh có biểu hiện khác thì giáo viên đến động viên hoặc trong lúc giải lao có thể đến nói chuyện, hỏi về gia đình em như tâm sự xem học sinh đó đang có vấn đề gì, hỏi thăm về gia đình, bè bạn, hay trong chuyện tình cảm giữa em và gia đình, hoặc chuyện tình cảm bạn bè...để cho em đó biết được mình đang quan tâm tới em để em có suy nghĩ khác về mình, từ đó có các biện pháp động viên, khuyên bảo em... + Phương pháp khen thưởng: Trong các giờ thực hành giáo viên phải thường xuyên tổ chức các trò chơi nhằm giải toả sự căng thẳng trong quá trình tập luyện, trong lúc tổ chức cần cho các em đó làm tổ trưởng, hay đội trưởng trong lúc chơi để em đó có trách nhiệm với toàn đội, từ đó tham gia cùng đồng đội nếu thắng thì giáo viên có thể khen thưởng động viên kịp thời như phê trong sổ đầu bài để em đó biết được mình cũng được khen, hoặc thực hiện các động tác khó mặc dù em đó làm chưa tốt nhưng giáo viên động viên cho thêm điểm vì hôm nay em tích cực... + Phương pháp tránh phạt: Đây có thể là phương pháp nhạy cảm nếu giáo viên không để ý tới em đó mà cứ nghịch hay làm 1 việc gì đó sai trái là phạt hoặc ghi vào sổ đầu bài thì sự giáo dục học sinh lại càng khó khăn hơn, đây chỉ là biện pháp cuối cùng bởi vì phương pháp phạt các em trong hoàn cảnh nào trong lúc nào để cho có 13 hiệu quả thì đấy quả là một quá trình sư phạm của các thầy cô giáo, nếu lúc nào cũng thấy tức dận rồi lại phạt tôi nghĩ chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả cao trong giáo dục các em nhất là với các em nữ. + Phương pháp tác động song song ( Giáo dục tập thể) phương pháp này cũng rất phù hợp trong các giờ dạy thực hành vì các giờ thực hành rất cần những phương pháp tác động song song thông qua các trò chơi tập thể để giáo viên giáo dục học sinh cá biệt hay còn gọi là học sinh (hư) - Giải pháp: + Điều chỉnh hành vi cụ thể + Nêu yêu cầu trực tiếp hoặc gián tiếp + Thuyết phục và hạn chế giải pháp trừng phạt + Động viên, khen thưởng kịp thời + Tiến hành thường xuyên IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Sau hai năm tìm hiểu và nghiên cứu đề tà này tôi cũng được sự ủng hộ giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, sự phối hợp với các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp. Kết quả qua hai năm tìm hiểu giáo dục các em như sau: Năm học: 2010 - 2011 TT Họ và tên học sinh Lớp Điểm TB Số cả năm 1 2 3 nghỉ ngày Học lực Hạnh kiểm học trong năm Mai Trọng Tuấn 11P 6,4 11 TB Khá Đào Thị Giang 11A 6,5 7 Khá Tốt Mai Văn Hiệp 11P 6,7 9 Khá Tốt - Như vậy hiện tượng học sinh cá biệt ở trong các giờ học thực hành chưa hẳn là do di truyền hay sự không thích học của các em đối với môn học, mà do chủ yếu là do sự giáo dục của gia đình và môi trường xã hội. - Vấn đề giáo dục học sinh là một vấn đề cấp thiết với nhà trường và trong nền giáo dục nói chung, nhất là ở các trường THPT. Bởi vì các em ở lứa tuổi này đang là 14 những mầm non của đất nước vì vậy gia đình, thầy cô luôn luôn gửi gắm vào các em niềm tin và huy vọng cho ngày mai. Hiện tượng như Tuấn và Giang mà tôi đi sau vào em Giang mặc dù hành vi chưa đến mức nghiêm trọng nhưng cần phải thường xuyên quan tâm giúp đỡ kịp thời để các em tiến bộ Sự tiến bộ của các em học sinh cá biệt là tiêu chuẩn đánh giá trình độ giáo dục của nhà giáo dục. Là sự đánh giá “ Giáo dục chỉ có thể đóng vai trò chủ đạo khi biết kết hợp chặt chẽ các ảnh hưởng của sự tác động giáo dục” - Để có sự tiến bộ của các em học sinh cá biệt trên tôi nghĩ các em rất cần sự quan tâm của nhà trường, các thầy cô giáo, bạn bè trong và ngoài lớp, quan tâm giúp đỡ các em thường xuyên hơn. Kết hợp với gia đình, bạn bè trong lớp, mà đặc biệt là gia đình có biện pháp “sư phạm” để giáo dục các em tốt hơn. 2. Kiến nghị: Để giáo dục học sinh cá biệt đạt kết quả cao, qua việc tìm hiểu và nghiên cứu 3 em học sinh cá biệt trên của các lớp tôi dạy, thì tôi có một số kiến nghị sau: - Để giáo dục tốt học sinh cá biệt ở trong các giờ học thực hành, trước hết người giáo viên bộ môn phải là người tốt, yêu trò, yêu nghề, gương mẫu để học sinh học tập và noi theo. Biết sử dụng những phương pháp cũng như biện pháp một cách hợp lý đúng lúc, đúng đối tượng để có một cách tác động kịp thời. - Cần phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, giữa nhà trường và gia đình, cộng đồng xã hội và luôn luôn có một đường dây liên lạc tốt. Bởi vì vấn đề giáo dục học sinh cá biệt là một vấn đề bức xúc trong nền giáo dục cho nên cần phải được coi trọng và quan tâm. - Cần phải giáo dục học sinh cá biệt một cách từ từ, từng bước một bằng cách thuyết phục là chính, hạn chế cách sử phạt hành chính, trừng phạt là cách giáo dục cuối cùng. 15 Tôi mong rằng qua tìm hiểu đề tài này sẽ có một phần giúp đỡ những nhà làm giáo dục trong việc giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường thông qua các giờ học thực hành, các buổi sinh hoạt tập thể đạt hiệu quả cao hơn. Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót rất mong dược sự góp ý từ các thầy cô trong đồng nghiệp Xin chân thành cảm ơn/ Nga sơn, ngày 17 tháng 4 năm 2011 Người viết Trịnh Ngọc Phong PHỤ LỤC Tran g 16 Lời giới thiệu PHẦN THỨ NHẤT - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3 1. Mục đích nghiên cứu 2. Nhiệm vụ nghiên cứu III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3 1. Đối tượng 2. Khách khể nghiên cứu IV. GIẢ THIẾT KHOA HỌC 3 V. PHẠM VI ĐỀ TÀI VI.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI PHẦN THỨ HAI - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5 5 1. Lý luận về HS cá biệt nói chung và HS cá biệt trong giờ thực hành nói riêng 5 2. Lý luận về nội dung phương pháp và các con đừng giáo dục HS cá biệt 6 II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG CÁ BIỆT 8 1. Thực trạng 8 2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng HS cá biệt ở các giờ học ... 11 III. CÁC BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG, GIÁO DỤC 12 1. Các biện pháp tác động 12 2. Các biện pháp giáo dục 13 IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 14 1. Kết luận 14 2. Kiến nghị 15 17 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan