Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Tiểu thuyết Phương Tây Thế kỷ XVIII...

Tài liệu Tiểu thuyết Phương Tây Thế kỷ XVIII

.PDF
301
38
85

Mô tả:

Lê Nguyên Cẩn TIỂU THUYẾT PHƯƠNG TÂY THẾ KỈ XVIII NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA 2 MỤC LỤC Lời nói đầu .............................................................................................. 5 A. Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XVIII ......................................... 7 I. Về thuật ngữ tiểu thuyết ................................................................ 7 II. Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XVIII dưới ảnh hưởng của triết học Ánh sáng .................................................................. 20 III. Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XVIII nhìn từ góc độ ngôi kể . 28 B. Tiểu thuyết Pháp thế kỉ XVIII ..................................................... 56 I. Khái quát chung về văn học Pháp thế kỉ XVIII 43..................... 56 II. Voltaire và các truyện triết học Zadig hay Số phận Candide hay Chủ nghĩa lạc quan ..................................................... 63 III. Jean-Jacques Rousseau với Julie hay Nàng Héloidơ mới và Émin hay Bàn về Giáo dục .......................................................... 78 C. Tiểu thuyết Anh thế kỉ XVIII .................................................... 125 I. Khái quát chung ........................................................................... 125 II. Daniel Defoe và Robinson Crusoe (1719) ................................... 129 III. Jonathan Swift và Gulliver du kí (Gulliver’s Travels-1726) ............................................................... 139 IV. Henry Fielding và tiểu thuyết Tôm Giôn - đứa trẻ vô thừa nhận (The History of Tom Jones, a Foundling, 1749) ............................. 151 D. Tiểu thuyết Đức thế kỉ XVIII .................................................... 161 I. Khái quát chung về văn học Đức thế kỉ XVIII ........................ 161 II. Johann Wolfgang Goethe, von (1749 - 1832) và Nỗi đau khổ của chàng Vecte (Die Leiden des Jungen werther). 170 Phụ lục ................................................................................................. 181 Tài liệu tham khảo ........................................................................... 300 3 4 LỜI NÓI ĐẦU Thế kỉ XVIII, gắn với cuộc Đại Cách mạng Pháp 1789, mở ra thời kì công nghiệp hóa đi liền với cơ khí hóa và điện khí hóa ở thế kỷ sau, có vai trò lịch sử quan trọng không chỉ với châu Âu mà đối với cả nhân loại. Thế kỉ XVIII là thế kỷ “con người dùng đầu để đứng”, lí trí được đề cao, thế kỉ của những cuộc đấu tranh chống thần quyền và quân quyền quyết liệt để xác lập ngôi vị thống trị của giai cấp tư sản. Tất cả tạo ra sức sống mãnh liệt, sôi nổi và được phản ánh trong các tác phẩm văn chương thế kỉ này, nhất là qua các tiểu thuyết. Là thể loại văn học đặc biệt, với nhiều đặc điểm và khả năng ưu trội trong việc tái tạo và phản ánh hiện thực tiểu thuyết, trở thành thể loại tiêu biểu cho văn học phương Tây thế kỉ XVIII. Việc nghiên cứu các giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XVIII mở rộng yêu cầu giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu. Ngoài phần chung đề cập đến đặc trưng của tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XVIII, chuyên luận sẽ đi vào các đại diện tiêu biểu mà tên tuổi của họ gắn liền với bộ mặt văn chương châu Âu. Phần Phụ lục là bản dịch: “Truyện kể” của Jean-Michel Adam, nhằm cung cấp các khái niệm lý thuyết cần thiết cho việc giải mã tác phẩm văn học phương Tây. Việc tìm hiểu các giá trị tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XVIII là công việc rất khó khăn, đòi hỏi nỗ lực của nhiều người. Vì thế, chuyên luận không tránh khỏi những giới hạn khó vượt qua. Tác giả cảm ơn mọi đóng góp chân thành từ giới chuyên môn và các độc giả ham thích văn chương. Tác giả trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc và Ban Biên tập NXB Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện để chuyên luận được ra mắt độc giả. Tác giả 5 6 A. TIỂU THUYẾT PHƯƠNG TÂY THẾ KỈ XVIII I. Về thuật ngữ tiểu thuyết Tiểu thuyết, thể loại văn học đặc thù có khả năng chuyển tải một dung lượng hiện thực lớn với hình thức biến thiên đa dạng, nhiều vẻ, với những ưu điểm nổi bật đặc biệt, trở thành thể loại chủ đạo trên văn đàn phương Tây từ thế kỉ XVIII đến nay và đang càng ngày càng phát triển mạnh với biểu hiện phong phú trong chiều sâu về hình thức (tiểu thuyết lịch sử, trinh thám, khoa học viễn tưởng, hồi kí, thế sự đời tư, gia đình dòng họ, trường thiên…), chuyển tải và phản ánh được một nội dung xã hội rộng lớn, phù hợp với tính chất thế giới mở trong dòng chảy lịch sử nhân loại. Bản thân tiểu thuyết là một thể loại mang tính chất mở, cho nên dù mỗi thời đại lại cố gắng tạo ra khuôn hình của riêng nó, thì khi vượt qua thời đại ấy, tiểu thuyết lại hóa thân vào một khuôn hình khác, mới hơn, uyển chuyển hơn. Cứ thế, như một con biến hình, tiểu thuyết ngày càng trở nên đa dạng, khó nắm bắt, trở thành thể loại đáp ứng được yêu cầu tối đa của mỗi thời đại. Nhà phê bình Pháp Sainte-Beuve nói: “Tiểu thuyết là một trường thử nghiệm rộng lớn được mở ra với mọi hình thức của tài năng, với mọi cách thức. Nó chính là anh hùng ca tương lai, là thứ 1 duy nhất mà các phong tục hiện đại dung nạp mãi mãi” . Xét về thực chất, tiểu thuyết là loại tác phẩm sử dụng cách thức tưởng tượng bằng văn xuôi, có độ dài nhất định, thể hiện và làm tái sinh trong một bối cảnh các nhân vật được xây dựng như trong cuộc 1 Le Petit Robert. Paris, 1980. trang 1726. 7 sống thực mà qua đó ta hiểu và nắm bắt được tâm lí, số phận hay những cuộc phiêu lưu của các nhân vật này. Tiểu thuyết với tư cách là một thuật ngữ thì đã có từ lâu, từ trước thế kỉ XVIII. Nhưng với tư cách là một thể loại thì đến thế kỉ XVIII, thể loại tiểu thuyết mới hình thành và nhanh chóng trở thành một thể loại ưu việt trên văn đàn. Tiểu thuyết trở thành “sử thi tư sản hiện đại” như cách gọi của Hégel. Xét về mặt lịch sử, tiểu thuyết trước hết là những tác phẩm bằng thơ, sau đó được viết bằng văn xuôi bằng tiếng roman (La Mã), kể lại những câu chuyện phiêu lưu hoang đường hay kì ảo, những chuyện tình duyên của các nhân vật tưởng tượng hay được lí tưởng hóa. Trong thời Trung cổ, tiểu thuyết được xác định trước tiên như một hiện tượng ngôn ngữ, tiểu thuyết là những gì không viết bằng tiếng La tinh bác học mà được viết bằng tiếng La tinh thế tục phổ thông, nghĩa là sử dụng ngôn từ bình dân đại chúng. Chẳng hạn, Truyện về Alexandre (Le Roman d’Alexandre-1160). Trước hết, tiểu thuyết là một truyện kể bằng thơ, bao gồm trong đó các cuộc phiêu lưu, các mối tình của những nhân vật có thực hay lí tưởng hóa và đến thế kỉ XIV mới trở thành một thể loại được viết bằng văn xuôi và được công chúng độc giả chấp nhận. Thuật ngữ tiểu thuyết (tiếng Pháp: le roman) ra đời như vậy. Kiểu tiểu thuyết hiệp sĩ xuất hiện như sự kế tục thể loại anh hùng ca trước đó và tạo ra một tầm vóc mới cho thể loại, tuy nhiên trong các truyện thơ (fabliaux), người ta đã tìm thấy các bức họa về tính cách, phong tục tập quán, các trạng huống xã hội mà chúng sẽ tạo ra các đặc trưng của loại hình văn học mang tính tiểu thuyết. Thuật ngữ “anh hùng ca bằng văn xuôi” được sử dụng để gọi loại tác phẩm mang những phẩm chất chung của anh hùng ca được viết bằng văn xuôi, được đặt trong tương quan về phương diện thể loại với anh hùng ca và bi kịch. Hégel hay Novalis chia tách tiểu thuyết theo cách nhìn lãng mạn, gồm thơ (bao gồm các biểu hiện mang tính chất nguồn cội, biểu hiện sự thống nhất bị mất đi) và văn xuôi (qua dấu hiệu chia tay của nhân cách, của sự sụp đổ, của tính chất thông tục đời thường). Sự đứt gãy này được Lukacs diễn giải trong Lý luận về tiểu thuyết bằng sự đứt gãy giữa 8 cái tôi và thế giới (le moi et le monde), giữa chủ thể và khách thể (le sujet et l’objet) và ông gọi tiểu thuyết là anh hùng ca của thời đại mất chúa, mà trong loại tác phẩm đó, một nhân vật mang tính vấn đề đang theo đuổi cuộc sống của nó trong một thế giới suy thoái. Sự theo đuổi cuộc sống này được tạo ra dưới ba kiểu thức: bằng tiểu thuyết lí tưởng gắn với tưởng tượng kiểu Don Quijote; bằng tiểu thuyết học nghề kiểu Wilhelm Meister của Goethe và tiểu thuyết khước từ ảo mộng trong Giáo dục tình cảm của Flaubert. Linh mục Huet xứ Avranches cũng đề cập tới một tính chất của thể loại này khi ông chỉ ra khoảng cách giữa ““các đối tượng hiện hữu” và nhân vật với thế giới nội tâm rộng mở đang tìm kiếm cách thực hiện các khát vọng vĩnh viễn trong thực tại và trong cái giả dối, tại một địa điểm tưởng tượng và trong tính bất khả thi của 2 nó” ; ngược lại khi người ta tưởng tượng ra một xã hội đã trở thành “hoàn thiện” thì “tiểu thuyết không còn chỗ đứng nữa” (Caillois: Sức mạnh của tiểu thuyết - 1941), và cũng chẳng còn trong “nhóm hợp gộp – group de fusion” của Sartre nữa – tác giả này sẽ tìm cách bác bỏ tiểu thuyết bằng một tác phẩm có tính tiểu thuyết (tiểu thuyết: Những nẻo đường của tự do) theo đó ông hướng tới một nhóm độc giả mà nếu không mang tính tập thể thì cũng mang tính “hợp quần”. Trong Mỹ học và lý luận về tiểu thuyết, M.Bakhtine không quan tâm tới các mối liên hệ nói trên mà nhấn mạnh vào sự tràn nhập của các thành tố trào phúng và dân gian vào các mã văn học mà từ đó đặc điểm của thể loại được khẳng định và do đó, điều mà Bakhtine quan tâm chính là khía cạnh hài hước (ironique) hay bợm nghịch (picaresque) của tiểu thuyết. René Girard, trong Sự dối trá mang tính lãng mạn và sự chân thực mang tính tiểu thuyết, đã nhận ra trong tiểu thuyết biểu hiện của các nhân vật không thực trong một xã hội không siêu việt. Cái tôi mang tính tiểu thuyết nhập thân vào cuộc chinh phục thế giới được khơi gợi bằng sự khát khao với ba mặt biểu hiện: nó chỉ thèm khát đối tượng qua một mẫu thức: một kẻ trung gian muốn 2 J.Demougin: Từ điển văn học Pháp và các nước khác (Dictionnnaire des littératures française et étrangères). Larousse, Paris, 1992, trang 1356. 9 nhân vật chỉ ra đối tượng này nhưng đồng thời lại ngăn cản nhân vật không được đụng chạm tới chính đối tượng ấy (bởi lẽ quan hệ giữa người và người hơn hẳn quan hệ giữa người và thế giới, theo đó sự trung gian này vừa là nội tại vừa là ngoại tại), dẫn tới hai kiểu tiểu thuyết: Đỏ và Đen và Người chồng vĩnh cửu thuộc loại nội tại, còn Don Quijote và Bà Bovary thuộc loại ngoại tại. Theo Phân tâm học (Otto Rank: Der Mythos von der Geburt des Helden-1908; Marthes Robert: Roman des origins et origines du roman1972) thì tiểu thuyết tương ứng với một trong hai thời khắc của loại “tiểu thuyết gia đình” viết về đề tài trẻ em, hoặc là thời khắc “đứa trẻ được tìm thấy” mà trong thời gian “trốn chạy hoặc bỏ nhà bỏ cửa đi lang thang” nó đã tạo ra một thế giới khác (Don Quijote, Robinson Crusoe); hoặc là kẻ “lai tạp-bâtard” thường tấn công trực diện vào thế giới và áp đặt ý chí của nó (kiểu này dễ thấy trong tác phẩm Balzac), nhưng đứa trẻ lai tạp này sẽ trở thành không hợp pháp khi đứa trẻ được tìm thấy được đưa ra trong một quan hệ - thường mang tính hai mặt - như là sự diễn giải về chuẩn mực tái hiện: một kiểu tư biện giản đơn hoặc mô phỏng tương tự như một sự nắm bắt tượng trưng. Chống lại các quan niệm này, tiểu thuyết hiện đại - được quan niệm bắt đầu từ Don Quijote của Cervantès - khởi nguồn từ sự xuống cấp của xã hội hậu công nghiệp, lại được coi là thể loại phái sinh từ một thể loại đã có từ trước, vì thế tiểu thuyết hiện đại trở thành hình thức phỏng nhại, thông qua các chuyển dời, dịch đổi 3 trung gian . Trong thực tế, sự diễn giải cội nguồn của tiểu thuyết đã được Cervantès đưa ra trong cuốn tiểu thuyết Don Quijote nổi tiếng của mình. Ông coi các tiểu thuyết Amadis de Gaule, cuốn sách bán chạy nhất của văn học châu Âu từ 1550 đến 1615, là một trong các cội nguồn của tiểu thuyết. Như vậy, có thể coi tiểu thuyết hiện đại ra đời là phản ứng ít ra thì cũng để chống lại thể loại anh hùng ca và tiểu thuyết hiệp sĩ trung cổ mà tại một thời điểm nào đó đã có sự đồng tồn tại của hai loại tiểu thuyết: một loại gần gũi thân cận với 3 A. Kibédi Varga: Tiểu thuyết là một phản tiểu thuyết – Littérature – No 8/1982. 10 anh hùng ca và một loại được lồng ghép theo kiểu kết nối liên văn bản với loại thứ nhất. Đây cũng chính là sự đối lập giữa romance 4 và novel mà N. Faye đưa ra . Kiểu sơ đồ điển hình của tiểu thuyết hiệp sĩ là một nhân vật thường là đăm chiêu khó hiểu, hay con vua được đưa ra (nguồn gốc con vua này được đưa ra trước khi cởi nút, sau quá trình dẫn dắt để thừa nhận nguốn gốc của nhân vật) mà sau nhiều chiến công lập được ở những xứ sở xa xôi (nơi nhân vật đến để du lịch hay bị đặt vào) được kết hôn với một công chúa. Để tạo ra tình yêu, trước hết phải trổ tài võ nghệ. Đám cưới ở phần kết thúc tác phẩm cũng kết thúc luôn chuỗi thăng trầm chìm nổi qua những trận chiến liên miên kết hợp với sở thích phiêu lưu của nhân vật. Còn sơ đồ của tiểu thuyết hiện đại thì nhại lại, với các khuynh hướng tiểu thuyết tình cảm và tiểu thuyết thực chứng, bằng cách thay vào đám cưới bằng một đám tang. Cái chết bất hạnh chính là sự nhại liên văn bản, vì thế Bà Bovary là kiểu tiểu thuyết phản tiểu thuyết hai lần nếu ta so sánh tiểu thuyết này với Astrée của HonorÐ d’ UrfÐ và Nàng Héloïse mới của Rousseau. Trước hết, tiểu thuyết hiện đại đưa ra nguyên cớ của tình yêu (sự thất bại của Quận chúa De Clève với Arnophe và với Frédéric), cách kết thúc không có đám cưới, nhưng ngay từ đầu nhân vật đã là nhân vật si tình đắm đuối một người đàn bà đã có chồng – tiếp đó là các cuộc giao chiến mà các màn giao tranh nổi tiếng nhất trong văn chương lại chính là sự đại bại của nhân vật (Fabrice tại trận Waterloo; hoàng thân Andrei tại Borodino). Ý nghĩa của việc học nghề, học việc mà tiểu thuyết hiện đại đưa ra chỉ còn là các kí hiệu: nếu cái đó dựa trên tình yêu thì cái đó trở thành nghệ thuật (chẳng hạn: Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust), khi đó nó sẽ chỉ ra nguồn gốc của các cuộc phiêu lưu của nhân vật trong “các cuốn sách tồi tệ” – những cuộc phiêu lưu của Don Quijote cũng như của Bà Bovary và Julien Sorel sẽ bị giết chết bởi “Thú nhậnConfessions” của Rousseau, bởi các tờ báo của Đại quân và các kí ức từ Sainte-Hélène. Quá trình tiến hóa của tiểu thuyết như vậy về bản chất là một quá trình phủ định (Charles Grivel: Cách tạo ra hứng khởi mang tính tiểu thuyết – 1973): tiểu thuyết nói tới cái ác, 4 J.Demougin: sách trên, trang 1356. 11 nói tới sự thất bại; còn cái thiện, cái hạnh phúc trở thành cái buồn cười và không thể nói tới được (Stendhal). Xét về phương diện cấu trúc và loại hình thì tiểu thuyết là thể loại tự sự bằng văn xuôi mà ở đó sự trần thuật hay việc kể thuật của tiểu thuyết mang tính chất hư cấu, giả định; có thể là từ cấp độ chỉ số hóa được đồng qui của tác phẩm thì sự hư cấu giả định của nó thể hiện đặc điểm thời gian sâu sắc, có nghĩa là nó mang tính lịch sử. Ý đồ nghệ thuật của nó, để chống lại lối trần thuật mang tính tư liệu hoặc giáo huấn, thể hiện tính chất mỹ học: nó chỉ đạo các cấu trúc đặc thù cũng như các kết quả. Tiểu thuyết như vậy sẽ có những quy chuẩn riêng, biến đổi theo quy định của mỹ học chủ đạo, nhờ đó, cấu trúc của tiểu thuyết chỉ được định nghĩa một cách chắc chắn bởi chúng đều khởi nguồn từ chính khuyết tật đầu tiên của các qui chuẩn đó: tại đây, không hề có một hệ chuẩn các quy tắc mang tính hình thức được thừa nhận để tạo ra điển hình hay để xác lập điển hình, cũng không hề bị câu thúc hay gò bó bởi sự tưởng tượng từ một khuôn mẫu cố định, mà luôn luôn là hằng số của duy nhất một trường hợp. Từ tính chất tranh biện này, tiểu thuyết trình bày sự cần thiết nội tại của nó khi nắm bắt hay gạt bỏ mọi qui lệ của các thể loại văn học khác: tiểu thuyết có thể mang tính bi, tính kịch, tính thơ nhưng không bao giờ được đẩy cao hay tự nâng lên như cách phân chia của các thể loại này. Đồng thời được bồi đắp và mang tính luận đề nhờ sự phái sinh của nó và bởi sự phát triển lịch sử của nó, nó có khả năng tiếp nhận với các thể loại văn chương trước đó hay với văn chương đương đại trong các sáng tạo của nó: nó dứt bỏ hoàn toàn kiểu truyện anh hùng ca, nó xác lập quyền được thể hiện cá nhân và các đối tượng đặc thù, riêng tư, nó đồng thời tạo ra nội dung câu chuyện bằng trò chơi kết tụ và với một sự bất khả tri khi kiểm chứng toàn bộ các điều quyết đoán mà nó chứa đựng. Nó rút ra mà không cưỡng được tính tranh luận về một quy tắc khả dĩ chấp nhận được theo đó cho phép tiểu thuyết vừa giống thực vừa không giống thực, vừa hiện thực vừa phản hiện thực. Như vậy, nghịch lí của thể loại là vừa có thể liên kết với mọi thể loại văn học khác lại vừa tạo ra phản ứng tự chủ, bất khả quy mọi kiểu thức của các tác phẩm vào một cái 12 khác. Loại hình học của thể loại được tạo ra chỉ duy nhất từ các hằng số này và thường gặp nhất là dựa vào cách định nghĩa về các biến thái của phương thức khai thác tính tranh biện và từ sự tổ chức trần thuật và sự thỏa đáng mang tính giả định mà tác phẩm tạo ra. Cho nên tiểu thuyết là một sự bất định riêng tư (Con lừa vàng của Apulé), là tính lưỡng phân, là sự tranh cãi (Don Quijote của Cervantès) và là tính mỹ từ hóa của nó, đồng thời trong việc tổ chức câu chuyện và trong bản thân nội dung câu chuyện được kể (tiểu thuyết mục đồng, tiểu thuyết cầu kì thế kỉ XVII). Các đổi mới mang tính tiểu thuyết đương đại (Tiểu thuyết mới, New Fiction) dựa hẳn hoàn toàn vào các khả biến nội tại của đột biến trong sự sáng tạo riêng mang tính tiểu thuyết. Trong tiếng Anh, người ta thường dùng thuật ngữ novel, tương đương với nghĩa tiểu thuyết, để chỉ các hư cấu bằng văn xuôi, có một độ dài nhất định bao hàm trong đó một phức hợp các sự kiện, nhân vật liên quan đến các sự kiện đó nhằm miêu tả các nhân vật, các hành động và các cảnh huống đặc thù nhằm diễn tả các trạng thái của cuộc sống thực tại. Đối lập với novel là prose romance, là thể tài văn xuôi với một độ dài nhất định, với cách kiến giải khác với cách kiến giải hiện thực những ngẫu nhiên bất ngờ thú vị của các nhân vật trong một cộng đồng và trọng tâm của câu chuyện được kể là các cuộc phiêu lưu gắn với hành động của nhân vật hơn là miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật. Nói cách khác, có thể hiểu novel là nhân vật cùng tính cách gắn liền với hoàn cảnh đặc thù, còn prose romance là nhân vật trong các hành động phiêu lưu ngoại diện của nó. Tác phẩm có đặc trưng hư cấu bằng tưởng tượng này, về dung lượng thường khá dài, thể hiện và làm sống lại, trong một hoàn cảnh, các nhân vật được coi như là có thực, được nhận ra qua tâm lí, số phận gắn với những cuộc phiêu lưu của nhân vật. Như vậy, phẩm chất gắn liền với tiểu thuyết trước hết là tính hư cấu của câu chuyện được kể, có thể gọi là hư cấu kiểu tiểu thuyết hay hư cấu mang tính tiểu thuyết, liên quan đến việc tổ chức, cấu trúc tiểu thuyết, tạo thành các nguyên tắc của tiểu thuyết nói chung, mà về phương diện này các nhà thi pháp học sẽ tập trung diễn 13 giải. Tưởng tượng vốn là phẩm chất chung, là một khả năng đặc biệt của tư duy nhân loại, tưởng tượng sẽ mở đường đi đến hư cấu và hư cấu dựa trên nguyên tắc vay mượn, những cái tưởng tượng sẽ tạo nên chất liệu cho tiểu thuyết. Bản thân tưởng tượng có nhiệm vụ tạo ra thế giới thứ hai, một thế giới khác theo mô hình thế giới đã có hay sẽ có, thế giới nhìn thấy nghe thấy hay thế giới trong cảm nhận. Vì thế, tưởng tượng càng phong phú thì mô hình thế giới tưởng tượng càng gần với thế giới đã có hay đang diễn ra hoặc sẽ diễn ra. Những nguyên tắc của thế giới đã có, sẽ chuyển mình hóa thân vào những nguyên tắc của thế giới sẽ có và soi chiếu vào thế giới đang diễn ra, như một sự đối sánh, để từ đó tạo sinh các nguyên tắc tiểu thuyết, tạo ra tính tiểu thuyết. Vì thế, liên quan đến roman sẽ sản sinh ra cái romanesque, có thể tạm dịch là tính tiểu thuyết, sẽ bao gồm các tính chất và đặc trưng của một tiểu thuyết truyền thống, về hình thức là thơ, sau này là văn xuôi, kể bằng hư cấu, một câu chuyện tình cảm, những cuộc phiêu lưu, hay các tư tưởng, các hình ảnh, các giấc mơ tương ứng với câu chuyện được kể, và sẽ trở thành những đặc điểm riêng của tiểu thuyết. Như vậy, tiểu thuyết có khả năng chuyển tải và bao gộp mọi vấn đề của thực tại, của cuộc sống cá nhân hay tập thể. Tính tiểu thuyết chính là tính văn học của bản thân tiểu thuyết, là cái làm cho tiểu thuyết trở thành tiểu thuyết, cũng như tính văn học là cái làm cho văn học trở thành văn học. Bản thân sự hư cấu mang tính tiểu thuyết này, theo quan niệm của J.Demougin trong Từ điển các nền văn học Pháp và các 5 nước khác , là sự kế thừa di sản cổ đại. Ở thế kỉ XVII, người ta truy ngược ngọn nguồn tiểu thuyết tới tận Aristide (540-468 tr.CN) và Diogène le Cynique (413-327 tr.CN), tới tận cuốn Daphiris và Chloé, một dạng tiểu thuyết mục đồng, của Longus (người Hi Lạp, sống vào khoảng thế kỉ thứ III hoặc IV tr.CN), cuốn Histoire vraie (tạm dịch: Chuyện thực), một kiểu truyện triết học, của Lucien xứ Samost (125192), cuốn Con lừa vàng (L’Âne d’or), một dạng của tiểu thuyết bợm nghịch, của Apulée xứ Madaura (125-180). Cũng theo J.Demougin thì tiểu thuyết hiệp sĩ xuất hiện như là sự kế tục các anh hùng ca, 5 J.Demougin: sách trên, trang 1356-1358. 14 còn truyện thơ tiếu lâm (fabliaux) thì tái hiện các tính cách, các phong tục tập quán và trạng huống xã hội mà những phạm vi này sẽ tạo ra những đặc trưng của văn học tiểu thuyết. Từ cách gọi theo hình thức tác phẩm thơ thì tiểu thuyết là bản anh hùng ca bằng văn xuôi, trở thành một thể tài trong đối sánh với anh hùng ca hay bi kịch. Sự ưu trội của tiểu thuyết được thể hiện qua hai khía cạnh. Thứ nhất, đó là ý nghĩa của tính chất khai sáng mang tính chất toàn Âu gắn liền với khả năng chi tiết hóa hiện thực một cách triệt để trong nghệ thuật tiểu thuyết với đỉnh điểm là tiểu thuyết hiện thực thế kỉ XIX với nguyên tắc “xã hội Pháp là sử gia” còn nhà văn là người “thư kí” theo cách nói của Balzac. Thứ hai là sự sáng sủa rõ ràng của sự kết hợp các tình tiết, tình huống, sự kiện, biến cố được đề cập tới trong tiểu thuyết, góp phần minh định chuẩn mực tiểu thuyết thế kỉ XVIII. Tầm quan trọng của tiểu thuyết thể hiện ở chỗ độc giả hiểu rõ hơn nghệ thuật tiểu thuyết, coi tiểu thuyết là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống. Mối quan hệ giữa tác giả - tác phẩm - độc giả được đặt ra và cũng là mối quan tâm của nhà văn các thế kỉ này trong trọng trách lịch sử mà họ được giao phó một phần, đó là chức năng Khai sáng – Khoa học và Lý tính. Câu hỏi thứ nhất được đặt ra cho thời đại là làm thế nào để tiểu thuyết có thể xác định được “con đường tiếp diễn”, vẽ ra được “đường chân trời duy nhất” của “những tinh thần hết sức khác biệt và kế tiếp nhau” như cách nói của Michel Foucault trong 6 Khảo cổ học về tri thức (L’Archéologie du savoir) . Câu hỏi thứ hai được đặt ra là tiểu thuyết, khi được tiếp nhận như là “thể loại biến hình (genre proteїque)” theo cách gọi của R.M.Albérès trong cuốn Lịch sử tiểu thuyết hiện đại, thì khó có khả năng thể hiện “con đường tiếp diễn” này. Bởi vì “ngay trong một thời kì xác định, cũng đã tồn tại vô số các biến thể hoặc ít hoặc nhiều phân tán so với sơ đồ được xây 7 dựng” . Câu trả lời sẽ là “tiểu thuyết không thể và không nên được 6 7 Michel Foucault: Khảo cổ học về tri thức (L’Archéologie du savoir). Paris, 1969, trang 12. R.M.Albérès: Lịch sử tiểu thuyết hiện đại (Istoria romanului modern). Bản tiếng Rumani, E.L.U.Bucureşti, 1968, trang 422. 15 8 định nghĩa trong chỉ một hình thức hay bằng một thiên hướng nào đó” . Các quan điểm trên đây giải thích tính chất đa dạng của tiểu thuyết thế kỉ XVIII-XIX và cũng cho thấy mỗi một thời đại đều sáng tạo ra kiểu tiểu thuyết cũng như cách thưởng thức tiểu thuyết của riêng mình để từ đó mỗi thời đại lại đưa ra quan niệm của mình về thể loại tiểu thuyết và việc độc giả thời đại này có thể thờ ơ với các tiểu thuyết thời đại khác thì cũng là điều dễ hiểu, đó là chưa kể sự khác biệt về thị hiếu hay quan niệm thẩm mỹ, mà thị hiếu và quan niệm thẩm mỹ bao giờ cũng mang tính lịch sử - cụ thể. Do vậy, các nhà tiểu thuyết thế kỉ XVIII thường sử dụng các hình thức diễn ngôn đơn giản và trong sáng, không có tính mập mờ hai nghĩa, thường gặp cách trình bày quan điểm kiểu này qua các tiểu luận, hình thức thư tín, đối thoại, hay các mục từ trong các từ điển. Vì thế trong hình thức trần thuật, sự phá bỏ trật tự trừu tượng của các hành động, sự chuyển đổi cách phân hạng các hành động theo trình tự ngẫu nhiên, còn bản thân nhân vật tỏ ra nắm vững tiến trình phát triển của sự thật bằng chính sự trải nghiệm của bản thân chứ không phải từ sự nghi ngờ giáo lí. Cuộc tranh luận giữa sự ưu trội của lí trí và sự ưu trội của cảm xúc thường xuyên là tâm điểm của các tác phẩm, định hướng cho độc giả hoặc tò mò vui thích trước các kiến giải về đạo lí hoặc giận dữ khi nhận ra tính vô đạo đức của những quy ước giáo điều. Tính chất tuyến tính của kiểu trần thuật trước đây bị phá vỡ. Từ đó nổi lên "một Lesage cổ điển, một Marivaux nhạy cảm, một Defoe dài dòng văn tự, một Prévost thống thiết, một Swift ghét đời, một Richardson bi thảm, một Rousseau cuồng nhiệt, một Crébillon giả tạo, một Goldsmith răn dạy đạo đức, một Diderot phi đạo đức, một Sade không thể tha thứ, một Laclos tinh xảo, một Wieland trầm lặng, một Walpole kỳ ảo, một Goethe giáo huấn, một Foscolo tuyệt 9 vọng" , tất cả tạo nên những khuôn mặt tiểu thuyết của thế kỉ này. Còn trong thế kỉ XIX, tính khoa học qua cách diễn giải được đề 8 9 R.M.Albérès: sách đã dẫn, trang 421. Tudor Olteanu: Hình thái học tiểu thuyết châu Âu thế kỉ XVIII (Morfologia romanului European în secolului al XVIII-lea). Bản tiếng Rumani. Ed. Univers, Bucureşti, 1974, trang 22. 16 cao, gắn liền với thực chứng luận hay nguyên tắc nhân quả của quyết định luận lịch sử. Nhìn chung, văn học thế kỉ XVIII kế thừa các thể tài văn chương trước đó, riêng về tiểu thuyết thì thể tài này gần gũi với truyện kể (conte) tạo thành một đối vị với romanace (thường được dịch là tiểu thuyết tình ca). Trong thời Trung cổ các từ romanz, romant, romance hay romanze đều bắt nguồn từ trạng từ romanice, nhưng không phải để định danh về phương diện nhân chủng học mà chỉ cách thức sử dụng tiếng Latinh mới, tiếng Latinh thông tục, tiếng Latinh được pha trộn với các ngôn ngữ bản địa, dể phân biệt với tiếng Latinh bác học. Trong tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Italia cổ, các từ enromancier, romançar, romanzare có nghĩa là dịch hay biên soạn một cuốn sách bằng tiếng Latinh thông tục. Ở Tây Ban Nha thế kỉ XVIII, romance có nghĩa là một bài thơ không phải để hát - diễn (chanter) mà để đọc theo hình thức ngâm (reciter), tạo thành nét nghĩa cơ bản của thuật ngữ này. Cuối thế kỉ XVII, thuật ngữ này được vận dụng chủ yếu cho thể thơ mười âm tiết. Khi đi vào Pháp hay Iatlia, thuật ngữ này có thêm nhiều màu sắc mới, nhưng tính chất cơ bản là tính chất hiệp sĩ, là tụng ca anh hùng, là bản hòa âm của các cuộc phiêu lưu hoang đường, hay bản tình ca thống thiết… vẫn được giữ lại. Tất cả những tác phẩm loại này tạo thành một dòng chảy xuyên thời gian, dòng chảy văn chương mà sau này Friedrich Schlegel sẽ gọi là loại "anh hùng ca 10 lai tạp" . Sự phân biệt này là cần thiết bởi khi xem xét tiểu thuyết thế kỉ này, đôi khi người ta thường lẫn lộn giữa roman và romance và cũng để phân biệt với các thuật ngữ phái sinh như romantique (trong tiếng Anh và tiếng Đức) hay romanesque (trong tiếng Pháp). Ở thế kỉ XVIII, thuật ngữ romanesque trong tiếng Pháp hay romantic trong tiếng Anh, tiếng Đức đều mang ý nghĩa để "chỉ tất cả những gì có thể diễn ra trong tiểu thuyết" như Ernest Robert Curtius đã chỉ ra trong cuốn Văn học châu Âu và thời kì Trung cổ. Khác với quan niệm của thể kỉ XVII khi các nhà văn thời đại này coi romanesque hay romantic là những hình thức tồn tại hay cách thức ứng xử "ngông cuồng, lố lăng", "cái không hợp lí" hay với một 10 Tudor Olteanu: Sách đã dẫn, trang 54. 17 nghĩa rộng hơn là những gì "màu mè, như tranh vẽ". Cách nói của Fielding về các cá thể "mang tư tưởng ngông cuồng", Richardson nói về "nhân vật ngông cuồng" hay Rousseau nói về "các tình huống như tranh vẽ" cũng là cách thức phản ứng để mở đường cho tiểu thuyết thế kỉ XVIII, vượt qua khuôn khổ của các quy phạm cổ điển chủ nghĩa, hướng về cuộc sống trong tính đa dạng của nó. Cho nên, để thể hiện tính giống thực, các nhà văn phải tránh né "cái ngông cuồng" hay "cái không hợp lí", nhưng sự tránh né lại dẫn tới việc hòa trộn cái roman và cái romance vào nhau và để lí giải thì Bách khoa toàn thư Pháp (Encyclopédia) đưa ra hai thuật ngữ: tiểu thuyết hiệp sĩ (roman de chevalerie) để chỉ romance và roman thuần túy để chỉ tiểu thuyết nói chung. Khá nhiều tiểu thuyết ở thế kỉ này thường mang thêm phụ đề truyện kể (le conte, story) hay câu chuyện (l’histoire, history), chẳng hạn Voltaire gọi Candide hay Zadig là Các truyện kể (les contes). Sự phân biệt giữa truyện kể (le conte) và tiểu thuyết (le roman) ở thế kỉ này chỉ đơn giản là quy về mặt hình thức: truyện kể là những "tiểu thuyết ngắn" và "tiểu thuyết là những truyện kể dài" theo 11 cách đề cập của Diderot . Theo Nicole Gueurnier thì câu chuyện (l’histoire) đặt ra một vấn đề, đồng thời mang ý nghĩa như story (truyện hư cấu) và history (truyện về một sự thực lịch sử). Còn “một câu chuyện đích thực”, thì nó đối lập với truyện kể (le conte) theo cách thức thường xuyên nó được định vị bên ngoài ranh giới của thể loại tiểu thuyết. Còn mối quan hệ giữa truyện kể (le conte), truyện (le récit), câu chuyện (l’histoire) thì “sự phân hạng bao gộp trong phạm trù truyện kể (le conte) luôn luôn thuộc phạm trù truyện (le récit)”. “Trong nhiều định nghĩa, truyện kể (le conte) 12 “luôn đi kèm câu chuyện (l’histoire)” . “ Các truyện kể cần phải kể hay (bien narrés), các truyện khôi hài cần phải kể một cách sáng tạo (bien inventées) và các tiểu thuyết cần phải nhất quán cao (bien suivis) và phải được viết theo một trật tự và thanh nhã”. “Cho nên bản 11 12 Nicole Gueurnier: Để có một định nghĩa về truyện kể (Pour unes définition du conte) trong Tiểu thuyết và các nhà Ánh sáng (Roman et lumières au XVIII-ème siècle), trang 430. Sách trên trang 425. 18 chất của tiểu thuyết (le roman) nằm ở cách tổ chức nghệ thuật của nó, còn bản chất của truyện kể (le conte) là phong cách viết (le style)”. “Bốn thành tố hỗn hợp được bộc lộ ra trong cấu trúc một truyện kể là: phong cảnh, các trò chơi, phong cách và sự kiện. Mỗi một thành tố này có đặc trưng riêng và tất cả các đặc trưng đều quy chụm về thành tố phong cách: biến thái và chân thực trong các phong cảnh, sự tế nhị trong các trò chơi, sự “đối lập sắc sảo” của các sự kiện. Trong những thành tố này, không có thành tố nào liên quan đến kĩ thuật tiểu thuyết thuần túy, với sự tổ chức truyện, với chức năng của tác giả (tiểu thuyết trần thuật ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba…), với cách lí giải về thời gian và không gian trong truyện”13. Định nghĩa sau đây của Bérardier de Pataut khi xem xét mối quan hệ Truyện kể / Tiểu thuyết (Conte / Roman) đã gợi mở sự đối lập giữa Nghệ thuật về phong cách / Cấu trúc (Art du style / Composition) cũng góp phần hiểu thêm về nghệ thuật tiểu thuyết thời đại này: “Tiểu thuyết chỉ là truyện về một chuỗi các sự kiện giống như thực được đặt theo trật tự tự nhiên của chúng…Nhà văn cần phải tự quên đi để làm cho độc giả chú ý đến những sự kiện mà nhà văn kể… Nhà văn cần phải thể hiện bằng một cách thức sang trọng, không kênh kiệu, chặt chẽ, không mập mờ nước đôi và đặc biệt là nhà văn phải tránh việc tìm kiếm cho tinh thần và tình cảm những từ đao to búa lớn. Trong quan hệ với các tính cách được nhà văn thể hiện, cần thiết phải theo cách thức Anh hùng ca. Đây là những đứa con tưởng tượng của nhà văn; cho nên cần phải thể hiện chúng giống hệt 14 những đứa trẻ trong tự nhiên” . Các quan niệm trên đây, một mặt cho thấy tiến trình vận động và phát triển của thuật ngữ tiểu thuyết cũng như phần nào của bản thân tiểu thuyết như một thể loại; mặt khác, cho thấy quá trình định hình của tiểu thuyết như thể loại cơ bản trong thế kỉ này gắn với sự vận động mãnh liệt của cuộc sống, với sự đổi thay của thời đại, gắn với triết học về quyền tự nhiên và về con người tự nhiên. Một sự minh định bước đầu như vậy sẽ cho phép nhìn 13 14 Nicole Gueurnier, sách đã dẫn, trang 432. Nicole Gueurnier, sách đã dẫn, trang 433. 19 nhận thấu đáo các hình thức tiểu thuyết của thời đại này cũng như tiểu thuyết của các thời đại sau đó. Mỗi một thời đại, tiểu thuyết vươn mình đi tới một hình thức hoàn chỉnh nhất định, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của thời đại mình, để khi chuyển sang thời đại khác nó lại phải bắt nhịp với thị hiếu thẩm mỹ mới. Nói cách khác, sự phát triển của tiểu thuyết gắn chặt với quan niệm về cái đẹp của thời đại, bổ sung hoàn thiện cho quan niệm về cái đẹp đó và hiển nhiên cũng hàm chứa những yếu tố nội tại để mở đường cho một hình thức phát triển mới. II. Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XVIII dưới ảnh hưởng của triết học Ánh sáng Thế kỉ XVIII trong lịch sử văn học phương Tây chiếm một vị trí đặc biệt. Đó là thế kỉ chuyển mình vươn dậy của đẳng cấp thứ ba, là thế kỉ mà giai cấp tư sản tiến hành cuộc giao tranh chống phong kiến để giành quyền thống trị xã hội. Mọi quan hệ của xã hội phong kiến bị rạn nứt, yếu tố mới của xã hội mới tràn đầy sinh khí xuất hiện cùng với niềm tin hướng về một tương lai tốt đẹp hơn, là động lực của thế kỉ, để từ đây chân lí: quần chúng là sức mạnh và động lực của lịch sử được khẳng định. Các đại diện của giai cấp tư sản trong tư cách là “những vĩ nhân mở đường cho nhân loại” cùng các nhà văn của thời đại đã sử dụng văn học như một vũ khí để tấn công vào thành luỹ phong kiến. Thời đại mới kéo theo sự chuyển đổi về thể loại văn học: tiểu thuyết lớn mạnh không ngừng và trở thành một thể loại mới mẻ đầy sức hấp dẫn. Văn học phương Tây thế kỉ XVIII được giới hạn giữa hai thời đại văn chương lớn: phía trước, trong thời kì đã qua, là chủ nghĩa cổ điển và phía sau, nơi thời đại sắp đến, là chủ nghĩa lãng mạn. Chúng ta gặp ở đây dấu ấn của văn chương cổ điển chủ nghĩa, của chủ nghĩa cổ điển mới, gặp cả dấu ấn tiền lãng mạn thậm chí cả dấu ấn lãng mạn nữa. Như vậy, đây cũng là một thời kì phức tạp của sự đa dạng về văn chương. Tuy nhiên, điều có thể khẳng định một cách chắc chắn: thế kỉ này là thế kỉ mà tiểu thuyết vươn lên chiếm vị trí hàng đầu trong văn đàn phương Tây. Các nhà văn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan