Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Kỷ luật không nước mắt...

Tài liệu Kỷ luật không nước mắt

.PDF
37
10613
170

Mô tả:

Ebook: Kỷ luật không nước mắt (Full)\r\n\r\nTác giả: Diễn đàn Nuôi Con
Kỷ luật không nƣớc mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực (đầy đủ) by Nuôi Con (Notes) on Monday, 24 June 2013 at 16:20 (Sƣu tầm từ bài viết của Me Cu Bon. Trích từ bài giảng của thạc sĩ Trần Thị Ái Liên) Lấy ví dụ về con voi bị xích trong vƣờn thú Thủ Lệ. Vì sao 1 con voi hoàn toàn có đủ sức mạnh để phá tung sợi xích mỏng manh đó và thoát ra ngoài mà nó lại không làm nhƣ vậy? Tại sao ƣ? Tại vì con voi đó từ bé nó đã bị xích nhƣ vậy, mỗi lần nó phá xích hay có ý định phá xích là có ngƣời đánh nó. Cứ nhƣ vậy cho đến lúc dần dần nó không còn dám nghĩ đến việc phá sợi xích đó nữa, nó đã mất hết bản năng về việc đó. Nó đã không biết dùng sức mạnh của mình để cứu lấy mình. Vậy các bố mẹ nhà mình có muốn con chúng ta cũng trở lên giống nhƣ con voi đó không? Dạy con bằng bạo lực là quan điểm phong kiến (giống nhƣ ông bà ta vẫn hay có câu: thƣơng cho roi, cho vọt), ngày nay chúng ta cần dạy con bằng lí lẽ. Bố mẹ nào có quan điểm hay vấn đề nào hay về chủ đề này thì cùng chia sẻ nhé. ..................................................................................................................................... .................. Cái mà chúng ta hƣớng tới là một xã hội bình đẳng, chỉ có vai trò khác biệt chứ không có sự khác biệt về quyền lực. Tôi nhớ mãi có một bức hình chụp Tổng thống Obama bắt tay ngƣời quyết rác, và ông có nói " Trong công việc chúng ta có vai trò khác nhau nhƣng ngoài công việc chúng ta đều là những ngƣời đàn ông bình thƣớng" Chúng ta vẫn thƣờng quen là: trong công ty sếp là vua, trong lớp học thầy cô là vua, trong gia đình bố mẹ là vua. Xin thƣa rằng đó là một xã hội phong kiến. Cho dù chúng ta có nói đây là một nƣớc Việt Nam dân chủ CH hay CHXHCNVN nhƣng thực ra ngƣời Việt chúng ta chƣa bao giờ đƣợc sống trong một xã hội gọi là dân chủ chúng ta vẫn sống trong xã hội bản chất là phong kiến. Do đó, cho đến khi nào chúng ta vẫn còn sống trong xã hội phong kiến thì chúng ta vẫn còn tin vào bạo lực. Quyền lực của xã hội phong kiến là dựa trên bạo lực còn quyền lực của xã hội chủ nghĩa là dựa trên lí lẽ. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu tới các bạn một lối sống mới, một môi trƣờng mới, không bạo lực. đây là sự tiến hóa tự nhiên của nhân loại chứ không phải do ai viết ra một chủ thuyết, không phải ai đó đƣa ra lí tƣởng cao đẹp. Mỗi con ngƣời đều có nhu cầu đƣợc yêu thƣơng và nhu cầu đƣợc tôn trọng, con cái chúng ta cũng rất cần nhu cầu đó. Và tôi xin giới thiệu: kỷ luật không nƣớc mắt Tôi sẽ giới thiệu 2 cách phạt con với 2 lƣới tuổi khác nhau mà không cần đòn roi Thứ nhất là: Dùng cho trẻ từ 3-6 tuổi Thứ 2 là: Dùng cho trẻ từ trên 6 tuổi Có nhiều ngƣời sẽ hỏi: Thế bé dƣới 3 tuổi thì sao? Dƣới 3 tuổi trẻ em chƣa biết lí lẽ. Có nhiều bé 2 tuổi rƣỡi bắt đầu nhƣng trung bình là 3 tuổi.Ở độ tuổi này cái cần của chúng ta là dạy cho con có ý chí theo đuổi cái tốt và tránh xa cái xấu của riêng nó chứ không phải nó làm vì bố mẹ.Do đó, trƣớc 3 tuổi đừng cố gắng dạy dỗ, lúc đó mục đích là giúp cho bé phát triển hết khả năng, phát triển hết tiềm năng học hỏi của nó. Có một bạn đã hỏi câu hỏi sau: Chị A: Em nghĩ trẻ dƣới 3 tuổi là nó hiểu đƣợc lí lẽ và biết sợ khi em phạt nó.Ở nhà, em cấm bé không sờ tay vào ổ điện, cấm nhiều lần nhƣng nó vẫn sờ vào và em phạt nó. Lần sau nó sờ vào ổ điện thì nó nhìn em, thấy thái độ của em là nó không sờ nữa. Chị Liên: À, thế là bé nhà chị nó đâu có sợ điện mà là sợ chị.Và cái chị dạy cho nó là “sợ chị” Dƣới 3 tuổi mục đích của bé là khám phá, tìm hiểu, học hỏi theo cách riêng của nó. Khi nó chống đối cha mẹ thì đó là đang tìm hiểu khả năng ảnh hƣởng của nó tới môi trƣờng nhƣ thế nào, và môi trƣờng trong đó có cha mẹ. Do đó thay vì phạt con vì con sờ vào ổ điện thì ở Mỹ ngƣời ta che hoặc bịt lại hết ổ điện. Ngƣời ta bọc những nơi nguy hiểm đẻ trẻ em tự do tìm hiểu môi trƣờng xung quanh nó chứ không tạo ra biên giới vô hình xung quanh đứa trẻ, nó sẽ làm cho đứa trẻ lớn lên trở thành ngƣời hay sợ hãi, không tự tin, không dám vƣợt qua khả năng để làm những việc khó khăn. Hãy tạo ra môi trƣờng an toàn để cho con mình thỏa sức khám phá môi trƣờng xung quanh nó. Chúng ta ở nhà thƣờng hay cấm bé cắn đồ, mút tay nhƣng chúng ta đã quên rằng cách tốt nhất để nó tìm hiểu môi trƣờng, đó là Cắn. Chúng ta phải hiểu đƣợc nhu cầu chính đáng của đứa trẻ để làm sao cho con chúng ta phát triển đƣợc hết tiềm năng. ..................................................................................................................................... ................ Trƣớc khi đi vào phần cách phạt con thì chúng ta cùng nói khái niệm về qui tắc thƣởng phạt sau đây. Đó là chỉ thƣởng phạt trên cái muốn, không thƣởng phạt trên cái cần. Vậy muốn là gì, cần là gì? Chúng ta ai cũng có phần con và phần ngƣời. Phần con, cần: ăn, uống, ngủ, thở, vệ sinh, an toàn, hoạt động. Phần ngƣời, cần: yêu thƣơng, học hành, lắng nghe, tôn trọng, phát triển, cảm thong, phát biểu, suy nghĩ. Trên đây tạm gọi là 1 nhu cầu căn bản của một con ngƣời, là nhƣng cái gọi là cái cân Chúng ta có nghĩ rằng chúng ta có đầy đủ những cái quyền trên này hay không???Từ bé đến giờ chúng ta có bao giờ nghe thấy những câu này chƣa?“con nít biết gì im đi”“ A: thầy ơi cho em hỏi Thầy: Tôi là thầy hay em là thầy?” “con mà không nghe lời mẹ là mẹ không cho ăn tối” “Mẹ ơi con muốn học đàn. Mẹ: không, còn phải học chữ” Vậy, phạt trên cái muốn là sao: Ăn: ăn đủ dinh dƣỡng, an toàn là đủ rồi -> cái này là cái cần Không con muốn ăn KFC cơ -> đây là cái muốn Mặc: mặc đủ ấm, che thân, thoải mái là đƣợc rồi -> cái này là cái cần Không con muốn ăn mặc thời trang cơ -> cái đó là cái muốn Trẻ em có quyền học hỏi, thông tin, nên một ngày nó cần 0.5h TV, internet -> cái đó là cần Trên thời gian đó là muốn Do đó, nếu trẻ em nó không nghe lời thì chúng ta sẽ lấy đi cái nó muốn chứ không đƣợc lấy đi cái nó cần. “Tuần này con sẽ đƣợc đi ăn KFC nếu con đi ngủ đúng giờ” “Tuần này con sẽ đƣợc uống pepsi nếu con học bài đúng giờ” "Tuần này thay vì con đƣợc đi ăn KFC thì con sẽ phải ăn tối ở nhà vì con đánh bạn" "Tuần này thay vì có một lon Pepsi trong tủ thì không có lon pepsi nào cả vì con không chịu chào hỏi mọi ngƣời" ..................................................................................................................................... ................ Quay trở lại, với trẻ dƣới 6 tuổi, nếu đứa trẻ không nghe lời thì chúng ta sẽ cho nó timeout.Chúng ta đặt một cái ghế ở một góc an toàn trong nhà và cái ghế đó không đƣợc rời chỗ khác. Kế bên nghế không để gần bất kỳ cái gì khác. Và cho nó ngồi vào đó.Có một câu rất nổi tiếng “Đối với trẻ em dƣới 6 tuổi thì: mọi lúc đều là giờ chơi, mọi nơi đều là chỗ chơi, mọi việc đều là trò chơi, mọi thứ đều là đồ chơi và mọi ngƣời đều là bạn chơi.”Do đó chúng ta không để bất kỳ cái gì gần cái ghế đó vì nó sẽ nghịch. Vậy thời gian timeout là bao lâu? Theo nghiên cứu của nhi khoa viện hàn lâm Hoa Kỳ thì mỗi 1 tuổi thì thời gian timeout là 1 phút. Có nghĩa là bé 3 tuổi thì timeout trong 3 phút. Và một ngày không quá 20 lần timeout.Chi A: Em nghĩ 3 phút là quá ít.Chị Liên: Chúng ta quen suy nghĩ của xã hội phong kiến trung cổ, trừng phạt có nghĩa là hành hạ, nhƣng thời hiện đại trừng phạt chỉ có nghĩa là nhắc nhở. Cho nên không cần phải làm cho nó đau khổ. Vậy khi chúng ta kêu bé ngồi mà bé không ngồi thì mình cần phải làm gì? Không lẽ mình đè nó xuống, cột nó lại ?Không, nhƣ thế thì còn bạo lực hơn nữa. Nếu bé không ngồi thì chúng tã sẽ lấy dần đi các cái nó muốn: không ngồi thì cuối tuần không ăn KFC, không ngồi nữa thì không có pepsi trong tủ lạnh, không ngồi nữa thì sẽ thay vì 1h xem TV, chỉ còn 0.5h xem TV,.. cứ nhƣ vậy.Nó sẽ học đƣợc một bài học là Hậu quả đƣơng nhiên. Chị A: Nếu nó không muốn gì cả thì sao ạ? Chị Liên: Trẻ em nó là con ngƣời, là động vật nên nó có rất nhiều ham muốn. Không có một trẻ em nào mà không có một ham muốn nào cả.Cha mẹ luôn biết con thích cái gì, muốn cái gì, ghét cái gì, sợ cái gì. Mục đích của Timeout là cho đứa bé nó lắng xuống, cho nó calm down để nó có khả năng quản lý cảm xúc, tình cảm của nó. Sau này tự nó có thể điều khiển đƣợc cảm xúc của mình. Có một câu chuyện cũng rất hay sau đây, Liên xin đƣợc chia sẻ. Nếu mày nhìn thấy một đống ngƣời rớt xuống sông thì mày sẽ cứu ai trƣớc. Ai nghĩ mình sẽ cứu ngƣời xa lạ trƣớc, ai nghĩ là mình sẽ cứu ngƣời thân mình trƣớc?? Ngƣời Việt chúng ta là “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” nên chắc chắn là chúng ta sẽ trả lời “Tôi sẽ cứu ngƣời thân mình trƣớc”, đúng không ạ? Nhƣng ngƣời Nhật thì họ sẽ trả lời sao? “Không, tôi sẽ cứu ngƣời không biết bơi trƣớc” Chính vì thế mà Nhật Bản mới trở thành cƣờng quốc thứ 2 thế giới từ cái đống tro tàn của Hiroshima và Nagasaki. Cái mà chúng ta muốn dạy cho con chúng ta là dạy con có khả năng quản lý cảm xúc chứ không phải là nô lệ của cảm xúc. Nên khi bé ngồi vào cái nghế này thì chính là lúc bé tìm cách quản lý cảm xúc của mình.Bé trên 6 tuổi thì khả năng quản lý cảm xúc lớn hơn rồi nên chúng ta không sử dụng phƣơng pháp timeout nữa mà chúng ta sẽ sử dụng Bảng điểm. (Phần 2) Với bé trên 6 tuổi thì khả năng quản lý cảm xúc cao hơn rồi nên mình sử dụng Bảng điểm. Trên bảng điểm ghi rất rõ các việc làm đƣợc cộng điểm và các việc làm bị trừ điểm. Ăn cơm trong 30 phút, gặp ngƣời lớn chào hỏi, học bài đúng giờ,.. Và chúng ta sẽ tổng kết cuối mỗi tuần. 1 điểm sẽ là phần thƣờng nhỏ, 2 điểm phần thƣởng to hơn,.. Tại sao lại nhƣ vậy? Chúng ta không nên áp dụng là 10 điểm thì đƣợc thƣởng còn không đƣợc 10 điểm thì không đƣợc gì, nhƣ vậy sẽ dạy cho bé: hoặc là có tất cả hoặc là không có gì cả. Nhƣ vậy lớn lên nó sẽ: nếu con quí vị thuộc hàng mạnh mẽ nó sẽ lấn át ngƣời khác, nếu yếu đuối nó sẽ chấp nhận để ngƣời khác lấn át nó. Nếu tổng điểm mà âm thì chúng ta sẽ lấy bớt đi những cái muốn của nó. Xin thƣa là nó có hàng triệu cái muốn, đơn giản vì nó là con ngƣời. Bảng điểm này không chỉ dành cho con, mà sẽ dành cho cả gia đình vì có ai không bao giờ làm sai không, có ai luôn luôn đúng không? Cho nên trong xã hội hiện đại mọi ngƣời đều có quyền bình đẳng nhƣ nhau. Nên cái bảng điểm này sẽ có cho bố, mẹ mỗi ngƣời một cột nữa. Có rất nhiều bố mẹ đã thực hành bảng điểm thì mọi ngƣời đều phản ánh là rất vui, con cái rất là hứng thú và hợp tác. Theo tƣ tƣởng của hệ phong kiến thì cha mẹ muốn con Nghe Lời, còn hệ tƣ tƣởng của hệ dân chủ là cha mẹ muốn con Hợp Tác. Do đó cha mẹ muốn con hợp tác thì cần thƣơng lƣợng với con, thỏa thuân với con. Cha mẹ không muốn con đánh bạn thì cha mẹ không đƣợc đánh con. ĐÁNH là xấu thì cha mẹ ĐÁNH cũng xấu, con ĐÁNH cũng xấu, ông trời ĐÁNH cũng xấu. Có một phụ huynh tham gia đã kể câu chuyện sau về bảng điểm: "Em thì không phản đối việc sử dụng bảng điểm thế nhƣng mà có câu chuyện là ở nhà em cũng có một cái bảng điểm. Nếu con làm đƣợc việc tốt thì sẽ cho 1 sao, mỗi một sao thì đƣợc 20 nghìn. Nếu con đƣợc điểm 10 thì sẽ đƣợc 1 sao. Con lúc nào đi học cũng cố gắng đƣợc điểm 10, nhƣng cô giáo gọi điện lại và báo với bố mẹ mà dạo này con rất nhút nhát, sợ bị sai, sợ bị điểm không phải 10. Lúc đó vợ chồng em rất lo lắng, có lẽ tại cái bảng điểm mà con mình đã trở nên nhút nhát nhƣ vậy." Chị Liên "À, cái đó là tại vì sao? Đó là tại vì chị đo đạc trên kết quả chứ không đo đạc trên sự cố gắng. Không thể nào mà tất cả mọi ngƣời đều 10 điểm, không thể nào mà tất cả mọi ngƣời đều hạng nhất, không thể nào mà tất cả mọi ngƣời đều học đại học, ai quét rác, ai bán vé số? Chúng ta vẫn ở trong xã hội phong kiến cho nên vẫn còn Cao thì hay mà Thấp thì dở. Còn trong xã hội văn minh thì tất cả mọi ngƣời chỉ có vai trò khác nhau, còn tất cả các vai trò đó đều quan trọng nhƣ nhau. Vì một cái đinh thiếu cũng có thể làm đổ nguyên 1 cái nhà. Do đó, thay vì chị cho con chị 1 sao nếu con đƣợc điểm 10 thì chị cho con 1 sao nếu con học bài đúng giờ. Nhƣ thế thì con chị không bị sao cả." Ngƣời Việt mình có 1 câu rất hay: tận nhân lực chi thiên mệnh. Có nghĩa là chúng ta cố gắng hết sức thôi, còn kết quả ra sao thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát của mình." Do đó Liên luôn muốn nói với phụ huynh là gì: đừng đòi hỏi con mình phải hạng nhất, đừng đỏi hỏi con mình phải 10 điểm, vì sao? Vì nó không đƣợc 10 điểm LÀ do cái ngƣời cho nó cái gen không đƣợc 10 điểm Do đó, hãy khuyến khích sự cố gắng, đừng khuyến khích kết quả. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cốt lõi của KỶ LUẬT KHÔNG NƢỚC MẮT là ý chí tự mình muốn theo đuổi cái tốt và tránh xa cái xấu, chứ không vì sợ hãi bạo lực hay thèm thuồng quyền lợi. Cổ văn Việt Nam có câu "Ngƣời quân tử giữa nơi thanh vắng vẫn giữ lễ" vì ngƣời quân tử biết rằng giữ lễ là tốt chứ không phải vì cần ai khen hay sợ ai chê. Nhiều cha mẹ thú nhận từng ít nhiều đánh mắng con bởi họ muốn dạy con nên ngƣời, hoặc bất lực trong dạy con, thiếu nghệ thuật giao tiếp với con trẻ , giận cá chém thớt , … Theo Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên, ngƣời sáng lập và cũng là Giám đốc điều hành Bạn của bé, trẻ bị cha mẹ đánh mắng thƣờng có tâm lý chống đối, đặc biệt dễ phát triển lệch lạc và ƣa bạo lực khi trƣởng thành. Vì vậy, để phạt con hiệu quả mà không cần đòn roi, cha mẹ cần nhớ nguyên tắc của kỷ luật không nƣớc mắt : Không nạt nộ, đánh đập: Bị đánh không khiến trẻ biết cách cƣ xử đúng hơn, học làm chủ hành vi tốt hơn mà sẽ „dạy‟ trẻ biết cách né tránh, đổ lỗi, biện minh hoặc tìm cách không để bị „tóm‟ khi mắc sai lầm. Đặc biệt, trẻ con dƣờng nhƣ nhớ sự trừng phạt hơn là lý do mà nó bị phạt. Nó sẽ cƣ xử vì sợ hãi thay vì muốn hành động đúng. Phải có quy tắc ứng xử, cha mẹ phải làm gƣơng và cần nhớ nguyên tắc khen tốt hơn chê. Cùng hành vi đánh em, nếu cha mẹ nói “Con hƣ quá!” khiến trẻ nghĩ mình “hƣ” nên hƣ luôn, còn nếu nói “Em lại bị đánh nữa rồi!” thì trẻ thấy trách nhiệm của mình. Vì vậy, theo bà Liên, cha mẹ chỉ nên chê “hành động” và không nên chê “con ngƣời”. Khi hành xử nhƣ thế thì cha mẹ cùng “phe” với con để chống lại hành vi xấu, từ đó mở ra cách đối xử “chúng ta sẽ không để chị bị đánh nữa nhé!”. Trong trƣờng hợp, cha mẹ gọi nhƣng trẻ không có phản ứng gì. Không phải là con trẻ muốn lơ bạn đi, không chịu nghe lời mà mỗi trẻ một tính. Có trẻ nhanh, có trẻ chậm, nghe cha mẹ gọi hay nói gì đó thì mới từ từ có phản ứng lại, do đó, cha mẹ hãy kiên nhẫn và cho trẻ thêm thời gian để phản ứng. Khi đặt mình vào vị thế của con trẻ, bạn sẽ hiểu trẻ muốn gì. Một số phụ huynh hay dùng chiêu thƣởng để dụ dỗ, mua chuộc trẻ ngoan hơn. Thƣởng cho trẻ không có gì là xấu, nhƣng dùng phần thƣởng để „hối lộ‟ sẽ khiến trẻ sinh hƣ. Có nhiều tình huống, cha mẹ có thể đƣa ra phần thƣởng trƣớc để trẻ có tinh thần cố gắng. Nhƣng phần thƣởng không đƣợc quá lớn hơn so với thành tích của trẻ. Ví dụ, trong tuần con có đƣợc 3 điểm 10, con sẽ đƣợc thƣởng một món quà A, 4 điểm 10 con đƣợc thƣởng món quà B… Khi thƣởng cho trẻ, không nên rập khuôn, cứng nhắc… Ngoài ra, cần có luật chơi trong gia đình. Thạc sĩ Ái Liên khuyên: “Luật chơi” trƣớc hết là thời gian biểu, trẻ cứ thế mà làm, không có gì bàn cãi. Chẳng hạn, mỗi ngày trẻ đƣợc chơi game 30 phút thì trẻ không có “quyền” ngồi lì trƣớc màn hình vi tính mà quên hết các việc khác. Cha mẹ nên cho trẻ tham gia “soạn thảo luật”, từ đó tự giác thực hiện. Nhƣng để “luật” thật sự “đi vào cuộc sống” trong gia đình, chính cha mẹ phải tuân thủ. “Trẻ làm theo những gì cha mẹ làm chứ không phải lời cha mẹ nói”. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Không tự nhiên sinh con ra đời là mình thành cha mẹ tốt, cũng nhƣ biết bơi không có nghĩa là biết cứu ngƣời chết đuối. Sanh con là bản năng tự nhiên của con ngƣời, nhƣng nuôi dạy con trong thời hiện đại này thì phải học hỏi và rèn luyện. - Muốn con ngoan thì phải học cách dạy con, - Muốn con khỏe thì phải học cách nuôi con, - Muốn con thành công thì phải học cách hƣớng dẫn và đồng hành cùng con, - Muốn con gần gũi gắn bó với mình, thì phải học cách lắng nghe và chia sẽ cùng con. - Đừng buộc con phải lớn lên nhƣ kiểu cây Bonsai - Đừng để con phải lớn lên nhƣ cây dại Hãy tạo điều kiện cho con lớn lên nhƣ cây trong vƣờn quốc gia. Tự nhiên phát triển hết tiềm năng của mình, và đƣợc che chở để tránh những đe dọa của môi trƣờng Cha mẹ chúng ta đã sinh ra và lớn lên trong bạo lực nên họ đã học cách giải quyết vấn đề bằng bạo lực. Chúng ta không cần bắt chƣớc họ, lại càng không nên trách họ. Hãy tha thứ cho hành động bạo lực sai trái của cha mẹ, và thông cảm vì họ thật sự muốn tốt cho chúng ta nhƣng không biết làm sao khác hơn. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khen & Chê là hai cực của vấn đề làm sao để khuyến khích hành vi tích cực của trẻ. - Hãy quan sát liên tục và tranh thủ khen con suốt trong ngày và trong tuần. - Hãy làm gƣơng cho con bằng cách khuyến khích con khen mình khi mình làm đúng Ngƣời biết khen là ngƣời biết cho một cách hữu hiệu, không tốn kém và nhận hạnh phúc ngay lập tức ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Hãy dạy trẻ . . . - NHẬN RA CẢM XÖC CỦA MÌNH và cảm xúc không có gì là xấu cả -Hãy NÓI RA CẢM XÖC CỦA MÌNH để giúp bé hiểu rằng cách tốt nhất để thể hiện tình cảm là lời nói, để không bị u uất chồng chất, - KHÔNG DÙNG BẠO LỰC ĐỂ THỂ HIỆN CẢM XÖC để không hại ai, không phải hối hận, và không đỗ vỡ quan hệ. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- (Phần 3) CHƠI CÙNG CON Hãy cùng tận hƣởng thời gian tuyệt vời khi chơi cùng con nào! Đối với ngƣời lớn, ăn- uống- ngủ- làm việc- nghỉ ngơi là nghiêm túc thì đối với trẻ em, CHƠI ĐÙA là NGHIÊM TÖC. Vì vậy, với trẻ em: - Giờ nào cũng là giờ chơi. - Chỗ nào cũng là chỗ chơi. - Cái gì cũng là đồ chơi. - Ai cũng là bạn chơi. Mục đích chính của chơi đùa là: VUI, ẩn sau đó mới là "học". Vì vậy, khi chơi với con, chúng ta hãy chơi bằng 5 giác quan (âm thanh nhƣ la hét, ố, á, úi, ai dà nóng quá, cha cha lạnh quá...) Khi dạy con, chúng ta phải dạy đúng, vì vậy, nếu có gì mình chƣa chắc chắn có đúng ko thì đừng dạy vội, hãy nói với con rằng, cái này mẹ/ bố chƣa biết rõ, để bố/ mẹ tìm hiểu rồi sẽ cho con biết sau nhé. Còn khi chơi với con, nếu con có nói gì sai, bố mẹ đừng chỉnh sửa gì cả, chỉ cƣời thôi. Tại sao lại thế? Tại vì: nếu chúng ta chỉnh sửa sai sót của con ngay lập tức, là chúng ta đặt mục đích học lên trên mục đích chơi vui của con, con sẽ cảm thấy mấy hứng. Cứ nhiều lần nhƣ thế, con trẻ sẽ dần mất đi sự tự tin, tự nhiên, sẽ băn khoăn ko biết mình chơi thế có đúng ko? mình nói thế có đúng ko?... Không chỉnh sửa khi con chơi, ko có nghĩa là con sai mình để mặc con. Mình sẽ ko trực tiếp chỉ cho con chỗ sai mà là gián tiếp giúp con nhận ra chỗ sai của mình và con sẽ tự sửa. Ví dụ: 1. Có 5 anh em siêu nhân, con đếm 1, 2, 3 ,4, 5 nhƣng khi hỏi con có mấy chú siêu nhân, con lại nói là 3 thì hãy đừng chỉnh con là "có 5 chú chứ". Thay vì nói nhƣ vậy, mình có thể nói với con là: ồ, con chỉ cần 3 chú siêu nhân thôi àh, vậy con lấy 3 chú, còn bố/ mẹ lấy 2 chú nhé. Rồi đếm lại 1, 2, 3, 4, 5 nè, của con 3 chú nè 1, 2, 3, còn của bố/ mẹ 2 chú (1, 2). Nhƣ vậy, chúng ta ko chỉ ra rằng con đã sai, mà là mình đang dạy con 3 + 2 = 5. 2. Khi con đã biết phân biệt màu sắc rồi, nếu con cầm 1 chú siêu nhân màu xanh mà nói là mầu trắng. Bố/ mẹ cũng ko nên sửa lại là "màu xanh chứ con" mà chỉ cƣời thôi, rồi đƣa chú siêu nhân màu trắng ra cho con và hỏi con chú này mầu gì. Lúc đó, con sẽ tự nhận ra chú này màu trắng và chú kia màu xanh... 3. Khi con có đồ chơi mới, bố mẹ đừng vội hƣớng dẫn con cách chơi. Hãy để con tự mình khám phá đồ chơi đó và cho con tự chơi theo trí tƣởng tƣợng của con. VD: Bộ đồ chơi cá ngựa ko phải chỉ có cách chơi bình thƣờng nhƣ mình vẫn hay chơi. Đối với trẻ con, con có thể tƣởng tƣợng ra nhiều thứ khác và chơi theo cách của con, hãy để cho trẻ đƣợc tự do tƣởng tƣợng và mơ mộng. TƢỞNG TƢỢNG VÀ MƠ MỘNG là cái NÔI của các phát minh vĩ đại. Chỉ khi con mầy mò mãi mà chƣa biết cách chơi, con cần bố mẹ giúp, thì bố mẹ chỉ hƣớng dẫn con thôi, rồi hoặc để con tự chơi hoặc mình chơi cùng con. Nếu thấy con làm sai thì cũng đừng nhắc nhở gì cả. VD nhƣ trò chơi ghép tranh, mình chỉ hƣớng dẫn con cách ghép (giúp con nhận biết miếng ghép nào ở vòng ngoài, ghép từ ngoài vào trong), sau đó cứ nhìn con chơi hoặc bố mẹ làm việc khác, kệ cho con chơi một mình rồi thỉnh thoảng ngó xem con ghép đc chƣa, nếu ghép đc 1 vài miếng ghép thì lại khích lệ con "ôi, con giỏi thế, con ghép đc mấy miếng rồi nè, con ghép tiếp đi nhé, khi nào xong thì gọi bố/ mẹ nhé, Dzê!". Nhiều khi bố mẹ hay sốt ruột, thấy con ghép một miếng ghép vào sai chỗ là lại bảo con xoay lại đi hoặc con ghép miếng khác đi... nhƣ vậy, con sẽ trở thành con rối trong tay bố mẹ, chơi theo sự chỉ đạo của bố mẹ thì còn vui đƣợc ko? 4. Khi chơi/ đọc truyện cho con, bố mẹ hãy ko ngừng hỏi con các câu hỏi mở (5W- 1H) What, When, Who, Why, Where & How. Hãy khuyến khích con hỏi bố mẹ để khám phá thế giới và nhớ rằng: THERE IS NO STUPID QUESTION (Không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn). Nếu câu hỏi của con là câu hỏi mới, bố mẹ sẽ trả lời thật chi tiết, đầy đủ nhất có thể để giảng kiến thức cho con, với những câu hỏi mà bố mẹ nghĩ con có thể tự trả lời đc, thì bố mẹ sẽ hỏi lại con, dẫn dắt con tự đƣa ra câu trả lời. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cách đọc truyện/ kể chuyện C-A-R-E: Combine: tổng hợp (sau khi đọc xong, bố mẹ hỏi lại con xem trong truyện có bao nhiêu con vật/ ngƣời,... (có thể dùng câu hỏi mớ 5W1H). Act: Diễn đạt (bố mẹ nên đọc/ kể truyện với giọng đọc thật ly kỳ, cuốn hút và còn có thể diễn đạt bằng hành động, sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể để tăng phần hứng thú, hấp dẫn cho con) Role play: Đóng vai (bố mẹ nên hỏi con để con tự phân vai cho con và cho bố mẹ). Expand: Mở rộng (sau khi đọc xong truyện, bố mẹ có thể hỏi con rằng mình có thể thay các nhân vật trong truyện thành các con vật/ ng khác... để giúp con động não và tƣ duy ra khỏi khuôn khổ của câu truyện vừa rồi. Cái đó ng ta gọi là "Thinking outside of the box". Đừng phủi đi câu hỏi của trẻ con mà thành thật nói là mình không biết nếu nhƣ mình thật sự không biết. THERE IS NO STUPID QUESTION. KHÔNG CÓ CÂU HỎI NGU NGỐC, chỉ có ngƣời ngu ngốc mới dán nhãn ngu ngốc cho câu hỏi mà thôi ----------------------------------------------------------------------------------------------------------MẸ ƠI . . . XIN ĐỪNG KHÔNG GIẬT đồ chơi hay bất cứ vật gì ra khỏi tay trẻ --> lấy một thứ an toàn để đổi lấy vật nguy hiểm bé đang cầm --> Nếu quá gấp giữ tay bé lại, nói chuyện trong khi chờ ngƣời nhà lấy vật an toàn đổi --> Hoặc chỉ một vật gì đó để bé chú ý và quên vật trên tay rồi mới lấy KHÔNG ĐỨNG nói chuyện cao hơn tầm của bé --> Ngồi xuống ngang tầm hoặc thấp hơn, rồi mới nói hay đùa giỡn KHÔNG NÓI, KHUYÊN BẢO, DẶN DÕ khi bé đang chạy chơi đùa giỡn hoặc xem tivi --> đề nghị bé đứng lại --> Ngồi xuống ngang tầm cùng bé --> Đề nghị bé nhìn thẳng vào mắt mình và tập trung --> Khi bé tập trung rồi mới nói KHÔNG KHUYÊN BẢO khi bé đang khóc hoặc rất giận dữ và mất bình tĩnh --> Nói với bé là bạn sẽ chờ khi bé hết khóc rồi sẽ thảo luận --> chờ bé hết khóc, hỏi bé sẵn sàng chƣa --> Khi bé trả lời sẵn sàng, bạn bắt đầu khuyên bảo KHÔNG SO SÁNH bé với trẻ hàng xóm, bạn cùng lớp --> So sánh bé với chính bé ngày hôm qua, tuần trƣớc, tháng trƣớc, năm ngoái KHÔNG khuyên bảo trong khi Time-out --> để bé đƣợc tĩnh lặng, tinh thần trầm xuống --> Để bé có cơ hội suy nghĩ và tự tìm ra bài học kinh nghiệm cho tƣơng lai KHÔNG cố gắng dạy dỗ trƣớc khi bé hiểu đƣợc quy luật nhân quả --> hãy để cho bé đƣợc thỏa thích khám phá thế giới của bé --> Rào chắn những nơi nguy hiểm nhƣ phòng bếp, nhà tắm để bé không vào đƣợc --> Trong khu vực của bé, bọc lại những góc cạnh bén nhọn, bọc ổ cắm điện, khóa của tủ, để những vật nguy hiểm xa tầm tay bé KHÔNG bế bé ra chỗ khác mỗi khi bé vừa cố gắng đến một nơi nào đó vì sợ nguy hiểm cho bé --> hãy để cho bé đƣợc thỏa thích khám phá thế giới của bé --> Rào chắn những nơi nguy hiểm nhƣ phòng bếp, nhà tắm để bé không vào đƣợc --> Trong khu vực của bé, bọc lại những góc cạnh bén nhọn, bọc ổ cắm điện, khóa của tủ, để những vật nguy hiểm xa tầm tay bé -----------------------------------------------------------------------------------------------------NGHỆ THUẬT KHEN/CHÊ KHEN: Trung thực, chân thành, & CHI TIẾT --> có sao nói vậy, và chỉ nói cái chi tiết nhỏ đáng khen, không cần phải nói đến cái tổng thể không khen đƣợc CHÊ: Làm sao KHÔNG TỔN THƢƠNG mà chỉ để xây dựng. Vì vậy, - CHỦ NGỮ là hành động, lời nói, hay sự việc, đừng bao giờ là con ngƣời để ngƣời bị chê không cảm thấy bị tấn công. Hơn nữa chỉ có hành động thì có xấu tốt, con ngƣời thì trung tính khi không có hành động - NÓI TÊN HÀNH ĐỘNG RÕ RÀNG, đừng dùng từ chung chung và mang tính phán xét nhƣ HƢ, LÌ, PHÁ, QUẬY, NGU NGỐC, DỞ HƠI, MÂT DẠY . . . - GIẢI THÍCH, tại sao hành động này là nên/không nên. Nó có hại gì cho ai - CHO PHÉP ngƣời bị chê đƣợc PHÂN BUA, vì biết đâu mình đã hiểu sai động cơ, hay chi tiết trong việc làm của họ. Hãy hỏi "TẠI SAO LÀM NHƢ VẬY" và "MỤC ĐÍCH CỦA HÀNH ĐỘNG/LỜI NÓI NÀY LÀ GÌ? Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà thơ, biên kịch điện ảnh, từng là phó cục trƣởng cục điện ảnh đã có phát ngôn "Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo" Đây là câu nói của tƣ duy phong kiến độc tài. Trong xã hội văn minh, con hay bất ai có toàn quyền chê bai bất cứ ai, trong đó có cha mẹ, thầy cô giáo . . . và đƣơng nhiên là cả chính quyền. Chê một cách lễ phép, có căn cứ và với tinh thần xây dựng thì là quyền đƣợc phát biểu của mỗi con ngƣời. Và ngƣời "đƣợc" chê hãy cám ơn ngƣời "chê" vì nhờ họ mà mình biết điểm nào mình cần hoàn thiện và sửa chữa. Chê vô lối, quy kết, phán xét, dán nhãn, không căn cứ thì không có ai có quyền chê nhƣ vậy với ai cả, luôn cả trẻ con, thậm chí là với chó. TẠI SAO, vì đó là bạo lực tinh thần. TRONG XÃ HỘI, VĂN MINH, KHÔNG AI CÓ QUYỀN BẠO LỰC VỚI AI CẢ ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Phần cuối: Cách bảo vệ con khỏi những kẻ biến thái Ngƣời mắc bệnh “ấu dâm” (có ham muốn tình dục và có hành động tình dục với trẻ nhỏ) có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, bất kỳ nƣớc nào, dƣới bất kỳ hình thái xã hội nào và ở bất kỳ địa điểm nào. Tuy nhiên, những ngƣời này có thể che giấu sự bệnh hoạn của mình bằng nhiều cách, trong đó có không ít kẻ thể hiện bên ngoài là ngƣời đàng hoàng, đáng tin cậy, vui vẻ, yêu thƣơng trẻ nhỏ. Cẩn thận với những ngƣời nào tỏ ra yêu thƣơng thái quá con bạn, tặng con bạn rất nhiều quà. Chỉ cần ngƣời lớn một phút lơ đãng, đứa trẻ có thể rơi vào vòng nguy hiểm vì những kẻ bệnh hoạn nhƣ vậy. Nhƣng cũng chỉ cần ngƣời lớn để ý xung quanh một chút thì sẽ nhanh chóng phát hiện ra kẻ bệnh hoạn đó. Trên trang web chuyên đƣa ra những lời khuyên giúp cha mẹ bảo vệ an toàn cho con cái trƣớc những kẻ ấu dâm (www.child-safetyfor-parents.com), các chuyên gia tâm lý và tội phạm đúc kết một số lời khuyên cho các bậc cha mẹ nhƣ sau: - Cha mẹ nên nghi ngờ bất kỳ ai thích dành thời gian với con bạn nhiều hơn với bạn. Kiều ngƣời này thƣờng đề nghị đƣợc chăm sóc con bạn, hoặc dành thời gian chơi riêng với con bạn. Hãy cẩn thận với những ngƣời nào tỏ ra yêu thƣơng thái quá con bạn, tặng con bạn rất nhiều quà. Những kẻ biến thái thƣờng cố tìm cách lấy lòng con trẻ bằng nhiều cách, lắng nghe và chia sẻ để biết điểm yếu và điểm mạnh của con bạn để dễ bề lợi dụng. - Cha mẹ hãy thật khó tính khi chọn ngƣời nhờ chăm con lúc bận làm việc khác. - Cha mẹ hãy để ý xem thái độ của con bạn với ngƣời đó thế nào, có sợ sệt, lo lắng không. - Cha mẹ hãy chỉ bảo cho con những bộ phận nào trên cơ thể là tuyệt đối không để ngƣời khác sờ vào, ví dụ những phần mà chiếc áo tắm đã che lại. Nếu có, con cái phải nói ngay với cha mẹ, và cha mẹ hãy tin con mình trong những trƣờng hợp em báo bị lạm dụng, vì thƣờng trẻ con không biết bịa đặt những điều nhƣ vậy. - Hãy nói với con rời ngay những địa điểm gây cảm giác sợ hãi hay lo lắng. - Cha mẹ hãy giúp con hiểu rằng trong gia đình không có gì gọi là bí mật giữa bố mẹ và con cái. Những kẻ ấu dâm thƣờng dọa nạt, thuyết phục, ép con bạn giữ bí mật về những hành vi chúng đã thực hiện. - Không để cho con đi vào nhà vệ sinh công cộng một mình và luôn biết con mình đang ở đâu, với ai. - Nếu con bạn có bất kỳ thái độ khác lạ nào nhƣ khó ngủ, gặp ác mộng, vẽ hình liên quan tới tình dục hay có những hành động tình dục khác với những đứa trẻ khác, sợ hãi địa điểm hay ngƣời mà trƣớc đây em không sợ thì bạn cần phải nghi ngờ và tìm hiểu. - Hãy để ý những điểm bất thƣờng trên cơ thể con bạn nhƣ đi lại khó, bị bầm tím ở bộ phận sinh dục… - Hãy cho con cái ăn mặc kín đáo. Cách tốt nhất bảo vệ con bạn là khiến con bạn trở thành mục tiêu khó tiếp cận với những kẻ bệnh hoạn. Các chuyên gia tâm lý cho biết phần lớn những kẻ biến thái sẽ bỏ cuộc nếu tình hình không thuận lợi. Tuy nhiên, phát hiện ra kẻ biến thái là một chuyện, nhƣng nếu cha mẹ hoặc ngƣời lớn xung quanh không hiểu phải làm gì để ngăn chặn những kẻ đó thì hậu quả vẫn có thể xảy ra. Điều đáng buồn là những bậc cha mẹ biết con mình đang gặp nguy hiểm nhƣng lại quá nhẹ tay đối với những kẻ đó, nhƣ “la mắng và ngăn cấm” nhƣ trong trƣờng hợp của bé N. ở huyện Hóc Môn (Tuổi Trẻ ngày 22-10-2012) để rồi hối hận cũng đã muộn màng. Những đau đớn thể xác và di chứng đối với tâm lý con trẻ sẽ còn theo các em rất lâu dài. Trƣớc khi công an có thể giúp, bạn hãy chủ động tự giúp con mình với việc thu lại bằng chứng. DẠY CON TÍNH TỰ GIÁC: BƢỚC ĐẦU LÀM CHỦ BẢN THÂN Có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta, đều đã từng vài lần chìm đắm trong cái đám đông hỗn độn vì kẹt xe ngoài đƣờng phố. Ngoài những lý do khách quan mà ai cũng biết, thì một yếu tố cũng không kém phần quan trọng góp phần làm cho tình trạng này trở nên rối rắm hơn, đó là khi ngƣời tham gia giao thông không có ý thức tự giác chấp hành chuyện nối đuôi nhau và không vƣợt qua bên trái đƣờng. Đây chỉ là một trong rất nhiều tình trạng chƣa tốt trong xã hội chúng ta, do việc mỗi ngƣời chƣa có đƣợc ý thức về việc phải gìn giữ môi trƣờng một cách tự giác, mà chỉ chấp hành đôi khi rất miễn cƣỡng, nếu có sự giám sát của giới hữu trách. Điều đó cho thấy, ý thức tự giác không thể tự nhiên hình thành mà phải trải qua một quá trình giáo dục lâu dài. “Gieo hành động, gặt thói quen – Gieo thói quen, gặt tính cách – Gieo một tính cách, gặt số phận” Đây là điều mà hầu nhƣ ai cũng biết. Nhƣng trong việc giáo dục con, đôi khi chúng ta không gieo mà chỉ thích gặt, hay có khi lại muốn nhờ ngƣời khác gieo hộ cho mình hoặc chỉ biết há miệng chờ sung! Trong khi đó sự phát triển nhận thức để hình thành nhân cách của trẻ thì lại không biết chờ, mà lại còn sẵn sàng tiếp nhận những mầm mống không tốt đầy rẫy xung quanh trẻ để gieo vào tâm hồn trẻ những thói quen xấu! Vì thế việc tập cho trẻ có những hành động tự giác ngay từ nhỏ, bắt đầu từ những việc đơn giản nhất, chính là biện pháp tốt nhất để gieo vào tâm hồn các em ý thức tự chủ trong mọi hành vi ứng xử sau này. KHI NÀO THÌ CÓ THỂ DẠY TRẺ Ý THỨC TỰ GIÁC? Chúng ta đã biết là ý thức về bản thân đƣợc hình thành từ khi trẻ đi những bƣớc chập chững để từng bƣớc khám phá thế giới chung quanh lúc trên 1 tuổi. Nhƣng sự nhận thức về cái Tôi – phân biệt đƣợc bản thân, biết rõ về sơ đồ cơ thể thì chỉ khi đến 3 tuổi, trẻ mới có đƣợc sự nhận biết rõ rệt nhất – Trẻ mới biết nói không, thậm chí còn hơi bị…nhiều khi cái gì cũng…không, dù sau đó nếu mẹ cất đi không cho thì lại…khóc! Vì vậy, để có sự tiếp nhận tốt nhất những hƣớng dẫn nhằm giúp trẻ hành động và ý thức về tính tự giác, thì các bậc cha mẹ nên bắt đầu trong giai đoạn xung quanh 3 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ đã bớt dần tính ái kỷ, là tính chỉ biết có mình và suy nghĩ “cái gì trong tay ta là của ta.” Trẻ bắt đầu mở rộng mối quan hệ với những trẻ khác, biết quan tâm đến những ngƣời và sự kiện xung quanh mình, biết chơi chung với bạn bè. Vì vậy việc cho trẻ đi học là cần thiết. Đây cũng là thời điểm thích hợp để giúp trẻ có đƣợc những ý thức về tự giác và bắt đầu có sự phát triển về trí tuệ cảm xúc (EQ) cũng nhƣ về tƣ duy logic. DẠY TRẺ SỰ TỰ GIÁC BẰNG CÁCH NÀO? Khi đứng trƣớc một trang giấy trắng, ai cũng có cái cảm giác là muốn viết hay muốn vẽ một cái gì lên đó. Đứa trẻ tƣơng tự nhƣ một tờ giấy trắng, chúng ta cũng rất thích tác động lên đó. Chúng ta có thể vẽ lên đó những hình ảnh đẹp, và cũng có thể bôi bẩn nó bằng những nét nguyệch ngoạc vô ý thức. Vì vậy, khi muốn dạy cho trẻ ý thức tự giác, chúng ta phải biết dùng cách nào, công cụ nào để vẽ lên tờ giấy đó những hình ảnh hữu ích, nếu không thì chính chúng ta đang bôi bẩn tâm hồn đứa trẻ! Để dạy trẻ thì phải chăng là chúng ta sẽ đối diện, và nói với bé là con phải ngoan, con phải biết tự đi đánh răng mỗi buổi sáng, tự lấy quần áo ra mặc, buổi tối phải tự biết lấy vở ra chép bài không thì mẹ sẽ phạt 3 roi? Điều đó đúng, nhƣng chỉ đúng với chúng ta, đúng với cái suy nghĩ logic của ngƣời lớn chứ không phải với sự nhận thức và tƣ duy của một trẻ lên 3! Trẻ cũng có thể làm nhƣng thƣờng chỉ làm đƣợc khi chúng ta phải nhắc nhở nhiều lần hay dƣới sự giám sát của ngƣời lớn hoặc sau rất nhiều cái …3 roi! Nói cách khác, yêu cầu thì hoàn tất nhƣng ý thức tự giác vẫn là con số 0, thậm chí còn hình thành tính chống đối, không bắt buộc thì sẽ không làm! Thế thì phải dạy bằng cách nào? Chúng ta hãy biến những hoạt động mang tính bổn phận thành những trò chơi – mà đối với trẻ em, thì trò chơi chính là các hoạt động rất nghiêm túc! Vì thế khi chúng ta chơi trò “mèo con rửa mặt” hay “thỏ mặc quần áo nhanh” hoặc “xem ai nhanh hơn” .v.v. là chúng ta đang “làm việc” với trẻ hay đang “dạy” trẻ một cách nghiêm túc đấy! DẠY TRẺ NHƢ THẾ NÀO? Không phải chỉ biến việc dạy trẻ thành trò chơi là đã xong, để rồi trẻ muốn chơi sao thì chơi. Mà việc giúp trẻ hình thành ý thức tự giác vẫn đòi hỏi một số những nguyên tắc. Trƣớc hết, đó là chúng ta để cho trẻ quyền chọn lựa, không phải là chọn lựa giữa cái không và cái có mà là chọn lựa giữa việc thực hiện nhƣ thế này, hay thực hiện nhƣ thế kia. Sau đó trong giai đoạn đầu, chúng ta cũng cần biết cách “tập huấn” cho trẻ theo từng bƣớc, hƣớng dẫn cho trẻ làm những động tác cơ bản nhất. Khi trẻ đã làm đƣợc thì có hai điều mà phụ huynh cần lƣu ý: Hãy để cho trẻ tự làm, thậm chí có thể có những sai sót vì có nhƣ thế, trẻ mới biết rút kinh nghiệm và cho dù thời gian có dài gấp đôi nhƣng chúng ta cũng nhất quyết là không nên can thiệp vào. Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc dạy trẻ thất bại, vì cha mẹ thƣờng không chịu nổi sự chậm chạp và vụng về của trẻ, để rồi “ra tay” hoàn tất công việc trong tích tắc, thay vì phải chứng kiến sự rề rà của trẻ. Một yếu tố cần thiết nữa, đó là tính nhất quán – Trẻ không thể hình thành sự tự giác, nếu các hoạt động thƣờng xuyên thay đổi về thời gian và cách thức. Vì vậy, hãy có thời khóa biểu sinh hoạt trong ngày cho trẻ, và cả nhà phải tôn trọng và tuân thủ thời khóa biểu này cùng với trẻ. Một trong những biện pháp nâng cao “kỹ năng” là cho trẻ từng bƣớc tham gia vào các hoạt động trong gia đình, nhƣ trong việc dọn dẹp, làm bếp, lau nhà, giặt quần áo..v.v. Chúng ta có thể nhờ bé làm một số việc lặt vặt, vừa làm vừa hƣớng dẫn thêm cho bé. Dĩ nhiên điều đó sẽ làm cho chúng ta mất thì giờ hơn, mệt hơn… Nhƣng có hoạt động huấn luyện nào mà không mất thì giờ và công sức không? DẠY TRẺ TRONG BAO LÂU? Chắc hẳn là chúng ta sẽ tự nhủ, chuyện dạy trẻ những việc nhƣ đánh răng, rửa mặt, xếp quần áo, giữ bàn học gọn gàng ..v.v. là những chuyện nhỏ, dạy qua vài lƣợt là trẻ phải nhớ chứ. Điều này đúng, nhƣng chƣa đủ vì trƣớc hết, có những bé nhạy bén, tiếp thu nhanh “ Thông minh vốn sẵn tính trời” nhƣng cũng có những bé chậm chạp, rề rà hay vô tƣ, dạy trƣớc quên sau. Vì thế, việc tập cho trẻ cũng phải tùy theo khả năng của từng em mà nhanh chóng hay phải kéo dài. Nhƣng dù sao thì việc dạy trẻ cũng phải mang tính thƣờng xuyên, từng bƣớc một và luôn luôn cần đƣợc động viên, nhắc nhở. Một điều quan trọng là trẻ rất thích đƣợc khen, mà thực ra thì ai chả thế? Vì thế, trong quá trình thực hiện, chúng ta nên có những lời nói có cánh, nhƣng cũng phải hợp lý và chừng mực chứ không phải “gì cũng khen”! Còn nếu nhƣ trẻ làm sai, làm hỏng thì chúng ta lại không nên chê bai mà thay vào đó là những sự khuyến khích: “Mẹ biết là con có thể làm tốt hơn! Con làm nhƣ thế là không đƣợc, nhƣng mẹ tin là con sẽ làm đƣợc mà!” Nhƣ thế, để hình thành một tính cách, chắc chắn không thể là những tác động kiểu “mì ăn liền” mà là một quá trình giáo dục tiệm tiến, đi từ những chuyện nhỏ, kéo dài từ năm này qua năm khác. Nói nhƣ thế không có nghĩa là chúng ta cứ phải kè kè theo trẻ, hƣớng dẫn cho trẻ hết chuyện này sang chuyện khác, mà trong các năm tháng tiếp theo chỉ là sự quan tâm mang tính giám sát, hỗ trợ và đồng hành cùng trẻ. Sẽ đến một thời điểm mà trong một số hoạt động, chúng ta nên để cho trẻ tự xoay sở, tự làm và tự chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm. Việc cho trẻ tham gia các đội nhóm hoạt động theo sở thích hay theo các kỹ năng cũng là một cách giúp trẻ tự giáo dục mình thông qua các trẻ khác. Điều quan trọng là khi trẻ đã có đƣợc những khả năng cơ bản, những kiến thức và kinh nghiệm tối thiểu, thì chúng ta phải biết tin vào trẻ. Chính sự tin tƣởng vào khả năng của trẻ sẽ là một động cơ tích cực giúp trẻ phát huy đƣợc ý thức tự giác một cách rất …tự giác! TÍNH TỰ GIÁC CẦN THIẾT CHO TRẺ NHƢ THẾ NÀO? Có lẽ ai trong chúng ta đều nhận thấy rằng, một số không nhỏ các trẻ em, thậm chí là thiếu niên, thanh niên và cả ngƣời lớn, đã không có khả năng tự chủ trong cuộc sống, thƣờng chỉ có thể làm tốt nếu đƣợc “cầm tay chỉ việc” thậm chí là chỉ rồi mà vẫn làm sai vì không có sự tự tin – và phải có sự kiểm soát liên tục mới có thể hoàn thành công việc của mình. Điều này thƣờng do thiếu một chữ “ Tự” trong quá trình thành nhân. Ngay từ bé, nếu các em không đƣợc tập cho tính tự giác, thì thiếu khả năng tự giác sẽ đƣa đến sự thiếu tự tin, khi đã không tin vào mình thì không thể có Khả năng tự chủ trong công việc, từ chuyện học cho đến chuyện làm. Và khi đã không có sự tự chủ thì chắc khó mà có thể có Tinh thần tự lập cho cuộc đời của mình! Trong cuộc đời con ngƣời, có ba điều quan trọng là Lập ngôn, lập chí và lập nghiệp – mà muốn có đƣợc các điều này thì không thể chỉ biết dựa vào sự chăm sóc hỗ trợ của cha mẹ, và của những ngƣời xung quanh mà phải bằng sự Tự lập. Chính vì thế, ý thức tự giác mà chúng ta giúp cho con hình thành trong mùa xuân của cuộc đời, chính là bƣớc đầu cho quá trình thành ngƣời. Một con ngƣời có thể bƣớc đi trong cuộc đời bằng bàn chân và khối óc của mình cũng nhƣ tự tin vào chính mình. Điều đó, chúng ta gọi là Hạnh Phúc!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan