Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Rèn luyện kĩ năng làm một bài văn tự sự cho học sinh khối lớp 6...

Tài liệu Rèn luyện kĩ năng làm một bài văn tự sự cho học sinh khối lớp 6

.DOCX
21
191
88

Mô tả:

Trong chương trình Trung học Cơ sở môn Ngữ văn là một trong những môn Khoa học Xã hội có vai trò rất quan trọng. Môn học này tác động rất sâu sắc đến đời sống tình cảm, tâm hồn của mỗi con người. Nó hướng con người đến đỉnh cao của chân, thiện, mỹ; đại thi hào văn học Nga: Mắc xim Gocki từng viết: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy nở con người khát vọng hướng đến chân lý”. Văn học “chắp đôi cánh” để các em đến với mọi thời đại văn minh, để vươn tới tương lai với ước mơ, hoài bão, lý tưởng cao đẹp. Nhưng từ lâu môn Ngữ văn khiến học sinh có suy nghĩ đó là môn học không dễ đạt điểm cao, phần tiếng Việt khô khan, phần văn dài dòng nên ngại học, ngại viết. Vì thế đối với mỗi thầy cô giáo dạy môn ngữ văn, THCS nói chung, và môn Ngữ văn 6 nói riêng, ngoài việc cung cấp kiến thức nội dung bài học theo SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu học tập,… còn phải không ngừng tìm tòi, đổi mới sáng tạo phương pháp giảng dạy để tạo hứng thú cho các em. Song một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng nữa là giáo viên dạy Ngữ văn ở THCS là: làm thế nào giúp học sinh rèn luyện tốt kĩ năng làm văn nhất là văn tự sự. Qua thực tế khi giảng dạy môn Ngữ văn 6 tôi thấy học sinh giỏi môn Ngữ văn là chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Khi chấm bài tập làm văn đa số các em biến bài văn tự sự thành văn tả dài dòng, khô khan, vốn từ nghèo nàn. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn nhất là văn tự sự cho học sinh lớp 6? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này là cả quá trình. Với vai trò là một người giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy các em, tôi đã tìm tòi phân tích thực trạng và lựa chọn: “Rèn luyện kĩ năng làm một bài văn tự sự cho học sinh khối lớp 6”. 2. Mục đích nghiên cứu Khi chọn hướng nghiên cứu: “Rèn luyện kĩ năng làm một bài văn tự sự cho học sinh khối lớp 6” với mục đích cung cấp cho học sinh một con đường nhanh trong khi làm bài viết. Ngoài ra với mục đích để trao đổi với đồng nghiệp cùng nhau bổ khuyết, xây dựng cho giải pháp càng hoàn thiện hơn trong quá trình áp dụng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối với đề tài sáng kiến này tôi chỉ nghiên cứu và dừng lại ở 2 vấn đề: - Các yếu tố tự sự cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự. - Trên cơ sở khai thác các yếu tố nghệ thuật cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự, qua đó rèn kĩ năng làm một bài văn tự sự cho các em. Qua việc nghiên cứu này cung cấp cho học sinh những giải pháp giúp các em làm một bài văn đúng và hay. Những biện pháp này chỉ áp dụng trong phạm vi văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn 6. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Sáng kiến này được vận dụng vào thực tế giảng dạy lớp 6/4, thuộc Trường trung học cơ sở Ngô Thì Nhậm.
SÁNG KIẾN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong chương trình Trung học Cơ sở môn Ngữ văn là một trong những môn Khoa học Xã hội có vai trò rất quan trọng. Môn học này tác động rất sâu sắc đến đời sống tình cảm, tâm hồn của mỗi con người. Nó hướng con người đến đỉnh cao của chân, thiện, mỹ; đại thi hào văn học Nga: Mắc xim Gocki từng viết: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy nở con người khát vọng hướng đến chân lý”. Văn học “chắp đôi cánh” để các em đến với mọi thời đại văn minh, để vươn tới tương lai với ước mơ, hoài bão, lý tưởng cao đẹp. Nhưng từ lâu môn Ngữ văn khiến học sinh có suy nghĩ đó là môn học không dễ đạt điểm cao, phần tiếng Việt khô khan, phần văn dài dòng nên ngại học, ngại viết. Vì thế đối với mỗi thầy cô giáo dạy môn ngữ văn, THCS nói chung, và môn Ngữ văn 6 nói riêng, ngoài việc cung cấp kiến thức nội dung bài học theo SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu học tập,… còn phải không ngừng tìm tòi, đổi mới sáng tạo phương pháp giảng dạy để tạo hứng thú cho các em. Song một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng nữa là giáo viên dạy Ngữ văn ở THCS là: làm thế nào giúp học sinh rèn luyện tốt kĩ năng làm văn nhất là văn tự sự. Qua thực tế khi giảng dạy môn Ngữ văn 6 tôi thấy học sinh giỏi môn Ngữ văn là chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Khi chấm bài tập làm văn đa số các em biến bài văn tự sự thành văn tả dài dòng, khô khan, vốn từ nghèo nàn. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn nhất là văn tự sự cho học sinh lớp 6? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này là cả quá trình. Với vai trò là một người giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy các em, tôi đã tìm tòi phân tích thực trạng và lựa chọn: “Rèn luyện kĩ năng làm một bài văn tự sự cho học sinh khối lớp 6”. 2. Mục đích nghiên cứu Khi chọn hướng nghiên cứu: “Rèn luyện kĩ năng làm một bài văn tự sự cho học sinh khối lớp 6” với mục đích cung cấp cho học sinh một con đường nhanh trong khi làm bài viết. Ngoài ra với mục đích để trao đổi với đồng nghiệp cùng nhau bổ khuyết, xây dựng cho giải pháp càng hoàn thiện hơn trong quá trình áp dụng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối với đề tài sáng kiến này tôi chỉ nghiên cứu và dừng lại ở 2 vấn đề: - Các yếu tố tự sự cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự. - Trên cơ sở khai thác các yếu tố nghệ thuật cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự, qua đó rèn kĩ năng làm một bài văn tự sự cho các em. Qua việc nghiên cứu này cung cấp cho học sinh những giải pháp giúp các em làm mô ̣t bài văn đúng và hay. Những biê ̣n pháp này chỉ áp dụng trong phạm vi văn ban tư sư trong chương trình Ngữ văn 6. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Sáng kiến này được vận dụng vào thực tế giảng dạy lớp 6/4, thuộc Trường trung học cơ sở Ngô Thì Nhậm. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Sách Ngữ văn 6 hiện nay là dạng tích hợp của ba phân môn Văn học – tiếng Việt – Tập làm văn, sự tích hợp đó đã tạo nên một nét mới đối với việc giảng dạy của giáo viên, với học sinh Trung học cơ sở nói chung và học sinh lớp 6 nói riêng. Trong quá trình tiếp cận thể lọai văn tự sự cũng như cách thức viết văn tự sự. Tôi nhận thấy, việc học sinh muốn kể lại một câu chuyện đã trở nên khó khăn so với chương trình cũ. Để kể được câu chuyện hay, học sinh cần phải nắm được các yếu tố kể chuyện trong văn tự sự. Ngòai ra cần phải có sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm. Thông thường học sinh có thói quen khi giáo viên yêu cầu kể thì cứ kể chứ không quan tâm đến các yếu tố kể chuyện. Vì vậy học sinh làm văn kể chuyện còn nhiều thiếu sót. Ở phân môn tập làm văn lớp 6 trọng tâm là phương thức biểu đạt tự sự và phương thức biểu đạt miêu tả. Phương thức tự sự là kiểu bài các em học sinh lớp 6 được làm quen ở học kì I. Tự sự là phương thức chủ yếu để thông báo sự việc, tìm hiểu sự vật, đáp ứng yêu cầu nhận thức của người đọc, người nghe. Trước đây, người ta thường gọi tự sự một cách nôm na là văn kể chuyện. Hiểu theo nghĩa này thì có thể coi tự sự là phương thức kể chuyện, kể lại một chuỗi sự nối tiếp nhau theo một trình tự hợp lí, có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc. Những trình tự thường gặp trong văn kể chuyện là trình tự thời gian, trình tự không gian, trình tự cuộc đời các nhân vật, trình tự sự việc… Kể chuyện tức là kể về đời, kể về người theo một điểm nhìn nào đó, nhằm một mục đích, nội dung ý nào đó của người kể. Thông thường, người kể hay gửi gắm trong câu chuyện của mình một vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Vấn đề đó có thể rất rộng lớn, liên quan tới đất nước, xã hội, thời đại. Nhưng vấn đề đó có thể rất rộng lớn, liên quan tới đất nước, xã hội, thời đại. Nhưng vấn đề đó cũng có thể rất nhỏ hẹp, chỉ liên quan tới một cuộc đời, một khía cạnh tâm hồn, tình cảm của con người. Qua câu chuyện, người kể bày tỏ hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thái độ khen chê của mình đối với nhân vật, đối với sự việc. Do đó văn kể chuyện thường mang đậm dấu ấn chủ quan của tác giả. Do đó, khi viết bài văn tự sự giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nắm được các đặc điểm của văn tự sự để các em hoàn thành bài viết của mình. 2. Cơ sở thực tiễn Là một giáo viên dạy văn, lại thường xuyên dạy các em khối 6, bản thân tôi luôn trăn trở trước mỗi bài tập làm văn của các em: Làm thế nào để các em thực sự say mê, khi viết một bài tập làm văn, làm thế nào để các em dễ dàng kể lại một câu chuyện, một câu chuyện trong đời sống, một câu chuyện trong tưởng tượng… thể hiện được tư duy tình cảm của mình trong nội dung câu chuyện, ý nghĩa của chuyện. Qua việc giảng môn Ngữ văn ở trường THCS tôi thấy phương pháp tự sự là một kiểu bài có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn của các em, giúp các em phát huy được năng lực văn học của mình. Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng làm một bài văn tự sự cho học sinh khối lớp 6”. 3. Thực trạng của vấn đề Hiện nay học sinh bậc Trung học cơ sở còn khá nhiều mặc hạn chế trong việc làm văn, đặc biệt là học sinh đầu cấp THCS (lớp 6). Vì các em vừa mới ở bậc tiểu học chuyển lên lại phải tiếp xúc với chương trình thay sách giáo khoa. Những hạn chế mà các em học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 6 nói riêng thường mắc phải là: - Các em chủ yếu là được dạy học vần, đặt câu, viết chính tả. Khi làm văn lại theo khuôn mẫu chưa có tính sáng tạo và đào sâu, năng lực diễn đạt còn yếu. - Phân môn tập làm văn của bậc tiểu học cũng chỉ học sơ lược về thể loại kể chuyện, không chuyên sâu vào các yếu tố kể chuyện. Chính vì những thực trạng trên nên khi các em rời khỏi bậc tiểu học lên THCS phải tiếp cận với môn ngữ văn khá xa lạ (có cả ba phân môn: Văn học tiếng Việt - Tập làm văn) vừa ngỡ ngàng, vừa phức tạp vì một bài phải học nhiều phân môn khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau (theo hướng tích hợp). Nhất là đối với phân môn Tập làm văn học sinh khó có thể tiếp thu nhanh chóng về thể loại kể chuyện. Đó chính là cái khó mà giáo viên dạy Ngữ văn 6 phải nhận lấy; đồng thời người giáo viên dạy Ngữ văn 6 còn phải rèn luyện cho học sinh nắm vững kiến thức để làm nền tảng cho các em lên những lớp cao hơn. Do chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6 theo quan điểm giáo dục tích hợp hiện đại nên việc dạy và học của giáo viên và học sinh gặp không ít khó khăn. 4. Các giải pháp tiến hành 4.1 Các yếu tố nghệ thuật cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự a. Cốt truyện Cốt truyện là yếu tố đầu tiên của văn tự sự. Có thể coi đây là một trong những nét đặc trưng để phân biệt giữa văn tự sự với phương thức biểu đạt khác như văn miêu tả, văn nghị luận,… Tùy thuộc vào quy mô dài ngắn khác nhau của tác phẩm mà cốt truyện có thể phức tạp hoặc đơn giản, nhiều tình tiết hoặc ít tình tiết. Tuy nhiên dù ở mức độ nào thì cốt truyện của văn tự sự cũng phải đảm bảo gồm một chuỗi sự việc nối tiếp nhau trong một thời gian và không gian cụ thể, có nguyên nhân, có diễn biến, có điểm mở đầu và điểm kết thúc. Đặc biệt là cốt truyện phải có ý nghĩa nhất định. Thực tế cho thấy, chính sức hấp dẫn của cốt truyện sẽ góp phần rất lớn trong việc tạo nên thành công của tác phẩm. Và ngược lại, nếu cốt truyện quá sơ sài, nhạt nhẽo thì sẽ không đủ điều kiện để tạo nên một tác phẩm hay, có sức chinh phục người đọc, người nghe. Cốt truyện thường tạo nên bởi một loại chất liệu cơ bản. Đó là các sự kiện với những tình tiết cụ thể. Hệ thống sự kiện các tình tiết này không phải do nhà văn tạo ra mà thường đã có sẵn trong cuộc sống vốn dĩ đầy biến động, phong phú và phức tạp. Xét trong phạm vi gia đình thì có quan hệ con cái – bố mẹ, anh chị - em, vợ - chồng, mẹ chồng – nàng dâu… Xét về phạm vi xã hội thì có quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, quan hệ giữa con người với thiên nhiên, quan hệ giữa các dân tộc. Từ mối quan hệ ấy nảy sinh ra biết bao nhiêu vấn đề : vấn đề đấu tranh giữa cái tốt với cái xấu, cái mới với cái cũ, sự cao thượng và thấp hèn; vấn đề tình yêu thương, niềm tin, ước mơ, hi vọng… Đối với các em học sinh khi làm một bài văn tự sự, việc tìm cốt truyện cũng rất khó khăn. Qua việc chấm bài của các em thường tạo ra những cốt truyện đơn giản, khuôn sáo, thiếu sự hấp dẫn. Ví dụ ở bài viết số 2, tôi yêu cầu “Kể về một việc tốt mà em đã làm” hầu hết các em đều chọn cốt truyện là giúp bà cụ lớn tuổi qua bên kia đường, việc trả lại người bị mất ví hoặc giúp em nhỏ bị lạc trở về với gia đình mình. Đa phần những cốt truyện này thường có sẵn trong những bài tập đạo đức mà các em được học ở chương trình lớp 5. Có nghĩa là câu chuyện các em học sinh kể còn sơ sài, tình tiết còn ít, sự kiện, diễn biến câu chuyện thường đơn giản khiến cho bài văn mất đi sự hấp dẫn, không những thế có nhiều bài còn làm chưa đúng trọng tâm yêu cầu mà đề ra. Do đó tôi luôn định hướng cho các em xây dựng cốt truyện khi làm bài. Cụ thể: Cần tạo tình huống cho cốt truyện. Tình huống được tạo nên phải thật sự bất ngờ. Việc đưa ra tình huống và xử lí tình huống cũng đòi hỏi phải linh hoạt, khéo léo, không nên hấp tấp, vội vàng giải quyết ngay tình huống vừa đưa ra mà nên chọn thời điểm giải quyết tình huống một cách hợp lí đối với người đọc và người nghe. Trong chuỗi các tình tiết đưa vào cốt truyện, người kể chuyện phải biết nhấn mạnh vào tình tiết quan trọng và lướt qua những tình tiết phụ tạo nền để làm nổi bật tình tiết chính. Không nên chọn cốt truyện đơn giản khi kể, dù là kể chuyện người thật, việc thật hay kể chuyện sáng tạo thì cốt truyện cũng phải bắt rễ từ hiện thực cuộc sống. b. Nhân vật Văn tự sự chính là kể chuyện – kể chuyện đời, chuyện người. Do đó, nhân vật là một yếu tố nghệ thuật hết sức quan trọng không thể thiếu được của mỗi tác phẩm tự sự. Có thể khẳng định rằng nhân vật đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Trước hết, nhân vật là những con người bằng xương, bằng thịt, có tên tuổi, có diện mạo, tính cách, có cuộc đời riêng (Vợ chồng ông lão đánh cá trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng theo lời kể của Pu-skin, chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên…) Thế giới nhân vật trong tác phẩm tự sự rất đa dạng, phong phú. Nếu xét về vai trò thì có nhân vật chính, nhân vật phụ. Nhân vật chính là những người thường xuất hiện nhiều, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm, chi phối toàn bộ diễn biến của cốt truyện. Còn nhân vật phụ là những nhân vật xuất hiện ít hơn, đóng vai trò bổ trợ để làm nổi bật hình tượng nhân vật chính cũng như chủ đề của tác phẩm (Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là nhân vật chính, người mẹ, sứ giả, nhà vua, dân làng… là nhân vật phụ. Trong truyện cổ tích Cây bút thần của Trung Quốc, Mã Lương là nhân vật chính, cụ già trong mơ, tên địa chủ, nhà vua,… là nhân vật phụ.) Tuy nhiên, qua bài làm của các em, tôi thấy các em chỉ quan tâm đến diễn biến của câu chuyện mà chưa khắc họa được chân dung nhân vật mình muốn kể. Các em chưa cân nhắc xem với bài viết như vậy cần bao nhiêu nhân vật là đủ? Nhân vật nào là nhân vật chính, nhân vật nào là nhân vật phụ. Bởi vậy, theo kinh nghiệm đứng lớp tôi đã hướng dẫn các em như sau: Nhân vật được xây dựng trong tác phẩm tự sự phải xuất phát từ nguyên mẫu ngoài đời, không nên bịa đặt tùy ý làm cho chân dung của nhân vật được kể thêm phi lí. Khi kể về một nhân vật phải quan tâm đến thao tác miêu tả ngoại hình để làm nổi bật tính cách của nhân vật. Nhiều khi nhân vật chỉ cần khắc sâu bằng một nét đặc điểm ngoại hình hay tính cách nào đó cũng gây ấn tượng đậm nét cho người đọc. Từ đó chân dung của nhân vật cùng với đặc điểm ngoại hình sẽ góp phần làm nổi bật cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm. c. Các chi tiết nghệ thuật Như trên đã trình bày, cốt truyện phải được tạo nên bởi một chuỗi những sự việc, những chi tiết nghệ thuật. Có những chi tiết lớn, đóng vai trò chính để dẫn dắt cốt truyện, lại có những chi tiết nhỏ, chỉ đóng vai trò bổ trợ làm rõ những chi tiết lớn. Tuy nhiên, dù lớn hay nhỏ thì xuất hiện của các chi tiết nghệ thuật đều có ý nghĩa trong việc bộc lộ chủ đề của tác phẩm cũng như làm nổi bật đặc điểm của các nhân vật (về cả ngoại hình lẫn tính cách). Thế nhưng, khi đưa chi tiết vào tác phẩm, các em học sinh chưa có sự lựa chọn thật tinh tế, công phu. Số lượng chi tiết nhiều hay ít không quan trọng. Điều đáng lưu tâm ở đây là mỗi chi tiết dù lớn hay nhỏ đều có ý nghĩa đóng một vai trò nào đó trong việc thể hiện dụng ý về nghệ thuật của người viết. Thông thường, ở những tác phẩm nghệ thuật thành công, cũng xuất hiện những chi tiết nghệ thuật đặc sắc được coi là điểm sáng. Chẳng hạn như chi tiết kết thúc truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh) cũng là một chi tiết bất ngờ làm sáng lên toàn bộ cốt truyện. Đó chính là chi tiết người anh “giật sững người”. “ngỡ ngàng”, “hãnh diện”, “xấu hổ”, “muốn khóc” khi nhận ra cậu bé đang ngồi suy tư, mơ mộng trong bức tranh mà em gái vẽ khi tham gia trại thi vẽ quốc tế chính là mình. Chi tiết này góp phần lí giải một loạt những chi tiết ở trên : người anh thì luôn luôn mặc cảm về sự “bất tài”, cho rằng mình “bị đẩy ra ngoài” nên đem lòng ghen ghét đối với em. Như vậy, các chi tiết nghệ thuật đóng vai trò rất là quan trọng trong việc làm văn tự sự về các tác phẩm văn học. d. Ngôi kể và lời kể, lời thoại trong văn tư sư * Ngôi kể Có thể kể chuyện theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba,cũng có thể kết hợp cả hai ngôi kể trên. Mỗi ngôi kể đều có ưu thế của nó. Kể theo ngôi thứ nhất tức là người kể tự xưng “tôi” (không nhất thiết phải chính là tác giả), trực tiếp xuất hiện để dẫn dắt toàn bộ diễn biến của câu chuyện, tức là kể lại những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, và vì thế có thể trực tiếp nói ra những cảm tưởng, ý nghĩ của mình. Ở tác phẩm Dế Mèn phưu lưu kí, Bức tranh của em gái tôi, tác giả Tô Hoài và Tạ Duy Anh đã sử dụng ngôi kể này. Các nhân vật tự xưng tôi : chú Dế Mèn, người anh trai là những người trực tiếp tham gia câu chuyện, và đã gửi gắm trong lời kể những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình. Các câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất thường là câu chuyện tường thuật, hồi ức. Chẳng hạn như: “Chao ôi có biết đâu rằng : hung hăng, hống hách, láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi. Thế mới biết, nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được” (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài). Kể theo ngôi thứ ba là người kể tự giấu mình, không xuất hiện trực tiếp, gọi các nhân vật bằng chính tên gọi của chúng hoặc bằng các đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba : ông (ấy), bà (ấy), anh (ấy), chị (ấy), cô (ấy)…Mọi diễn biến hành động thái độ của các nhân vật đều được miêu tả một cách linh hoạt, tự do, không bị gò bó. Cách kể này có ưu thế là được tính khách quan của câu chuyện , khiến cho người đọc, người nghe có cảm giác toàn bộ diễn biến của câu chuyện đang diễn ra như nó đã từng có trong cuộc sống, và nhà văn chính là người thư kí trung thành ghi chép một cách trung thành và đầy sáng tạo. Hầu như đa số các tác phẩm tự sự, đặc biệt là các truyện cổ dân gian đều kể theo ngôi này: “Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng…” (Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy). Tuy nhiên, trong thực tế, có những trường hợp có thể kết hợp cả hai ngôi kể trên, tức là có khi kể ở ngôi thứ nhất (xưng “tôi”), có khi lại kể ở ngôi thứ ba (dùng danh từ hoặc đại từ ở ngôi thứ ba để gọi nhân vật). * Lời kể và lời thoại Lời kể và lời thoại trong văn tự sự cũng đòi hỏi phải thực sự dụng công. Trước hết, hãy nói về lời kể. Thông thường nhắc tới lời kể là người ta nghĩ ngay tới lời dẫn dắt cốt truyện, giới thiệu thời gian không gian theo kiểu “Ngày xửa ngày xưa, ở tại một làng nọ…”, hay “Buổi sáng hôm ấy”…, “Có lần…”, “Một hôm”. Lời kể còn là lời giới thiệu nhân vật – giới thiệu về lai lịch, tên tuổi, đặc điểm hình dáng, tính tình : “Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình nòi rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ” (truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên). Tuy nhiên trong các tác phẩm, lời kể rất linh hoạt, bao gồm trần thuật, miêu tả, tường thuật. Có nghĩa là ngay trong cùng một đoạn văn tự sự đã phải bao gồm tất các hình thức ấy. Còn lời thoại cũng phải rất sáng tạo. Người viết văn tự sự phải chọn lời thoại thật hợp với văn cảnh, hợp với nhân vật (liên quan tới tuổi tác, nghề nghiệp, tính cách…). Lời nhân vật là thiếu nhi thì hồn nhiên, ngây thơ, pha chút nũng nịu; lời nhân vật người già thì điềm đạm…Đặc biệt lời thoại phải có kèm đệm chêm xen những từ ngữ đưa đẩy để làm rõ thái độ của nhân vật. Các nhà văn thường dùng kiểu ngôn ngữ đối thoại sát với đời thường, thậm chí có thể sử dụng ngôn ngữ địa phương để tăng thêm tính chân thực cho nhân vật. Câu văn trong đối thoại cũng không nhất thiết phải đầy đủ kết cấu C – V, có thể dùng kiểu câu tỉnh lược. e. Thứ tư kể trong văn tư sư Việc sắp xếp thứ tự kể trong một tác phẩm tự sự là cả một nghệ thuật. Do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết các thứ tự trong văn tự sự. Người ta có thể kể theo thứ tự thời gian, chuyện xảy ra trước kể trước, chuyện xảy ra sau kể sau. Đây là trình tự thường thấy ở các truyện kể dân gian. Để làm nổi bật diễn biến của cốt truyện, tác giả dân gian thường dùng một tập hợp gồm các từ ngữ chỉ thời gian đặt ở đầu các đoạn truyện : Ngày xửa ngày xưa…; Hồi ấy…; Một hôm…; Từ đó…, v.v… Ví dụ: Truyện Con Rồng cháu Tiên : “Ngày xưa… Bấy giờ…Ít lâu sau… Thế rồi một hô…”. Ta cũng có thể kể chuyện theo trình tự các nhân vật. Kể diễn biến cuộc đời của nhân vật này rồi lại chuyển sang kể diễn biến cuộc đời của nhân vật khác. Trình tự kể chuyện này thường thấy ở các truyện Nôm. 4.2. Trên cơ sở khai thác các yếu tố nghệ thuật cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự, qua đó rèn kĩ năng làm một bài văn tự sự cho các em. Bước đầu để học sinh xoáy vào trọng tâm của thể loại bắt buộc giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu các dạng đề bài của văn kể chuyện. Khi đề cập vấn đề này, đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự khác nhau của các hình thức kể chuyện. Đó chính là yêu cầu giúp học sinh sau này khi kể chuyện sẽ phân biệt được yêu cầu của đề bài không còn nhầm lẫn về yêu cầu thể loại. Sau khi đọc kỹ đề bài giáo viên yêu cầu học sinh gạch chân những từ, ngữ quan trọng trước. Ở đây khi nêu dẫn chứng minh họa, tôi sẽ đào sâu vào ba hình thức cơ bản của thể loại văn tự sự mà học sinh thường gặp đó là: + Kể chuyện đã học. + Kể chuyện đời thường. + Kể chuyện tưởng tượng. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự khác nhau của ba hình thức kể chuyện a. Kể chuyện dân gian đã học Đây là kiểu bài yêu cầu học sinh kể lại một truyện dân gian đã học. Quá trình kể lại truyện và quá trình chuyển ngôn ngữ của văn bản truyện thành truyện kể theo ngôn ngữ của mình. Chính vì thể từ một cốt truyện giống nhau nhưng mỗi học sinh lại có cách kể khác nhau. Như đã nêu ở trên hình thức kể chuyện này khá dễ dàng đối với học sinh vì đã được học sinh đọc, nghe hoặc xem nên khi gặp dạng đề này hầu hết học sinh đều có tâm trạng thoải mái để kể. Ví dụ: Kể lại chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của em. - Giáo viên: Câu chuyện này em đã đọc (nghe) chưa? Ở đâu? - Học sinh: Đã đọc rồi trong sách giáo khoa Ngữ văn 6. - Giáo viên: Đề văn này thuộc hình thức nào của thể loại kể chuyện? Tại sao em xác định như vậy? - Học sinh: Đề văn thuộc hình thức kể chuyện đã học. Vì đây là câu chuyện kể của người xưa mà em đã được học. - Khi giáo viên hướng dẫn học sinh vào việc tìm hiểu đề, xác định được hình thức kể, ngôi kể, lời kể. Sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh làm dàn ý cho câu chuyện. Lập dàn ý : Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của em * Mở bài: Giới thiệu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. * Thân bài: - Vua Hùng kén rể + Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mỵ Nương. + Vua muốn kén rể xứng đáng. - Hai người tài cùng đến cầu hôn. + Sơn Tinh - Người vùng Tản Viên, có tài lại: làm nổi lên cồn bãi, núi đồi. + Thủy Tinh - Người ở miền biển. Tài năng: gọi gió, hô mưa. - Hùng Vương băn khoăn + Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi. + Quyết định: ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mỵ Nương làm vợ. - Lễ Vật: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. - Cuộc giao tranh dữ dội. + Nguyên nhân ~ Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi. ~ Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mỵ Nương. + Diễn biến cuộc giao tranh. ~ Thủy Tinh tấn công: làm dông bão, dâng nước sông. ~ Sơn Tinh phản công: dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu. ~ Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân. * Kết bài: Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân. Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà hoàn tất câu chuyện. Học sinh cần lưu ý các điểm sau: Giáo viên diễn giảng: Dựa theo truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” trong sách giáo khoa để viết (kể). Vì thế các em có thể lấy những chi tiết đã có trong truyện. Nếu muốn làm bài có nhiều sáng tạo học sinh có thể tưởng tượng thêm những chi tiết khác để kể. Khi trình bày tốt nhất nên tuân thủ cách kể theo trình tự thời gian, theo sự phát triển của hành động. Khi kể cần giữ lại các chi tiết chính. Với những chi tiết phụ học sinh có thể lược bớt để truyện đỡ dài, tập trung và ngắn gọn hơn. Đây là bài văn tự sự, không phải là bài tả cảnh vì thế cần tập trung vào việc kể. Để kể được sinh động, lôi cuốn, có thể vừa kể, vừa xen thêm việc miêu tả (Lưu ý: miêu tả không phải là yêu cầu chính của bài viết này). b. Kể chuyện đời thường Kể chuyện đời thường là kể những câu chuyện diễn ra hoặc có thể diễn ra trong đời sống thường ngày mà học sinh có thể được chứng kiến hoặc nghe kể lại. Kể chuyện đời thường là kể về người thật, việc thật. Khi kể, không nhất thiết phải xây dựng truyện có tình tiết, diễn biến bất ngờ mà phải dựa trên những điều quan sát, chứng kiến và bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách chân thành. Các chi tiết đưa vào chuyện phải chọn lọc, không được gặp đâu kể đấy, nhớ gì kể đấy nhằm làm nổi bật chủ đề và gây ấn tượng đối với người đọc, người nghe. Hình thức kể này, dễ tạo nên tình cảm, cảm xúc cho học sinh vì câu chuyện chủ yếu thể hiện tình cảm theo dòng hồi tưởng của nhân vật kể. Để kể được câu chuyện theo hình thức này bắt buộc người kể (học sinh) phải trực tiếp ở trong câu chuyện thuật lại những chuyện có thật diễn ra xung quanh mình. Giáo viên : So với đề kể chuyện đã học thì đề kể chuyện về bản thân có gì khác? Học sinh : Giữa hai dạng đề có sự khác nhau. Kể chuyện đã học là chúng ta kể lại câu chuyện có sẵn, do tác giả sáng tạo ra ta chỉ việc kể lại qua lời văn của mình hoặc đóng vai vào nhân vật nhưng phải kể theo đúng trình tự sự việc. Còn kể chuyện đời thường chúng ta chính là tác giả của câu chuyện, có mặt trong câu chuyện hơn nữa bản thân lại là nhân vật chính trong truyện. Ví dụ: Kể lại một kỉ niệm mà em nhớ nhất về thầy (cô giáo) cũ của em. Giáo viên: Điều gì khiến em có thể kể lại kỉ niệm đó? Học sinh: Đó là một kỉ niệm mà em không thể nào quên. Giáo viên: Em kể lại kỉ niệm đó bằng hình thức nào? Học sinh: Em đã hồi tưởng lại để kể vì kỉ niệm đó khó phai trong tâm trí em. Giáo viên: Kỉ niệm đó gợi cho em suy nghĩ gì? (buồn, vui …) Học sinh 1: Kỉ niệm đó làm cho em rất vui vì đó là lời khen của thầy cô dành cho em. Học sinh 2: Kỉ niệm đó là kỉ niệm buồn đối với em vì em đã mắc lỗi đối với thầy (cô) đã dạy dỗ em nên người. Giáo viên: Kỉ niệm buồn, vui đó nhằm nói lên điều gì nơi con người chúng ta? Học sinh: Thể hiện tình cảm của các em về vấn đề đã mang đến niềm vui, nỗi buồn đó. Giáo viên: Khi kể về một câu chuyện thuộc về bản thân thì lời kể là của ai? Kể theo ngôi thứ mấy? Xưng như thế nào? Học sinh: Lời kể trong đề văn trên là của bản thân em kể theo ngôi thứ nhất, xưng tôi (em). Giáo viên diễn giảng: Kể chuyện đời thường bắt buộc người kể có mặt trực tiếp trong câu chuyện và người kể (học sinh) là nhân vật chính. Câu chuyện sẽ được tái hiện lại qua dòng hồi tưởng của người kể và phải thể hiện được tình cảm vui, buồn, thương, nhớ … đồng thời qua câu chuyện đó ta rút ra được bài học gì? Tóm lại, kể chuyện về bản thân là kể lại sự việc thật, con người thật và tình cảm thật của người kể. Lập dàn ý: Kể lại một kỉ niệm mà em nhớ nhất về thầy (cô giáo) cũ của em * Mở bài: - Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 - 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội. - Bản thân mình: nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên. * Thân bài: - Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện): + Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?... - Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm): + Kỉ niệm đó liên quan đến thầy (cô) giáo nào? + Đó là người thầy (cô) như thế nào? + Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô). + Tình cảm,thái độ của học sinh đối với thầy cô. - Diễn biến của câu chuyện: + Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?... + Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc. - Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô). * Kết bài: Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò. c. Kể chuyện tưởng tượng Kể chuyện tưởng tượng là kiểu bài sáng tạo, yêu cầu người viết, người kể kể lại một chuyện nào đó bằng trí tưởng tượng sáng tạo trên cơ sở những chi tiết đã có trong sách vở hay thực tiễn nhưng phải có ý nghĩa. Trong các dạng đề văn tự sự thì kể chuyện tưởng tượng là dạng gây khó cho học sinh nhưng lại thu hút sự chú ý của học sinh nhiều hơn. Khó ở chỗ không có câu chuyện cũng như các sự việc trong câu chuyện mà bắt buộc học sinh phải “tưởng tượng”. Nhưng khó mà lại có sự thu hút lớn đối với lứa tuổi này, nhiều học sinh có trí tưởng tượng rất phong phú. Kể chuyện tưởng tượng có sự khác biệt so với kể chuyện đã học và kể chuyện đời thường… Kể chuyện tưởng tượng thì đặc điểm chính là trí tưởng tượng của người kể, nghĩa là người kể phải bịa ra một câu chuyện nhưng câu chuyện đó phải có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Đồng thời kết hợp với biện pháp tu từ nhân hóa. Giáo viên cần so sánh sự khác nhau về hình thức kể chuyện tưởng tượng và kể chuyện đời thường. Giáo viên: So với đề kể chuyện đời thường thì kể chuyện tưởng tượng có gì khác? Học sinh: Hai dạng đề trên có sự khác nhau: Kể chuyện đời thường trong đó bản thân người kể đóng vai trò chính, phải có mặt trực tiếp trong câu chuyện và phải kể những gì có thật. Còn kể chuyện tưởng tượng thì người kể phải bịa ra nhưng dựa trên cơ sở có thật của sự việc, sự vật được kể, người kể phải có tình cảm sâu sắc đối với sự vật, sự việc đó. Ví dụ: Em hãy tưởng tượng cuộc tranh cãi gay go giữa xe đạp, xe máy và ô tô trong nhà em về việc so bì hơn thiệt. Em sẽ dàn xếp cuộc tranh cãi này như thế nào? Giáo viên: Ta thấy đề bài trên có gì khác lạ? Tại sao lại có sự khác lạ đó? Học sinh: Sự khác lạ của đề bài là sự tranh cãi giữa xe đạp, xe máy và ô tô. Sự khác lạ đó có được là do sự tưởng tượng mà ra vì cả ba sự vật trên đều vô tri, vô giác nên không thể nào tranh cãi được. Giáo viên: Cuộc tranh cãi đó có diễn ra thật hay không? Học sinh: Hoàn toàn không có thật, do tưởng tượng mà ra. Giáo viên: Để kể một chuyện như thế này người kể phải làm gì? Học sinh: Người kể phải tự mình đặt ra nhưng phải dựa trên thực tế. Lập dàn ý: Em hãy tưởng tượng cuộc tranh cãi gay go giữa xe đạp, xe máy và ô tô trong nhà em về việc so bì hơn thiệt. * Mở bài - Ở bãi xe của thư viện, dưới cây Si cổ thụ. - Ô tô bóng nhoáng đậu bên Xe máy. - Xe đạp chậm rãi đi tới. * Thân bài Xe máy - Chê Xe đạp cũ kỹ chậm chạp, không phù hợp với thời đại văn minh, nếp sống công nghiệp. - Tự đề cao: kiểu dáng đẹp, văn minh, nhiều loại khác nhau, được ưa chuộng nhiều ở Việt Nam, từ người bình thường đến giàu có đều chọn phương tiện đi lại này, chở được hai người (mẹ và con ngồi sau xe, cả gia đình); đi làm, đi học tiện lợi. tốc độ nhanh mà dễ luồn lách vì gọn, nhỏ,... xứng đáng được tôn vinh. Ô tô - Phản bác Xe máy kiêu ngạo, coi thường Xe đạp. - Chê Xe máy tuy có nhiều tác dụng, được ưa chuộng nhưng lại quá nhiều, gây ùn tắc giao thông, không những thế còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường vì khói xăng dầu; phóng nhanh vượt ẩu, luồn lách, đèo nặng,... nên cũng hay gây tai nạn. (có thể lấy số liệu về tai nạn do Xe máy gây ra). - Tự đề cao: là phương tiện sang trọng, hiện đại, trẻ con, người lớn ai cũng thích; người giàu có hoặc làm to mới đi ô tô, người thường mấy ai có; được dùng trong những dịp quan trọng (đi xa, cưới hỏi, đem lại cho con người nhiều tiện lợi), trời mưa nắng ngồi ô tô (mưa không tới mặt nắng chẳng tới đầu), sức chở lớn hơn Xe máy, Xe đạp, chỗ ngồi êm ái, có thể nghe nhạc, xem phim, đi nhanh,… Giá trị vật chất cũng lớn hơn. Xe đạp tự nhận xét: - Đúng là có nhiều nhược điểm về tốc độ, về giá trị vật chất, về hiện đại văn minh. - Nhưng là phương tiện có ích: đã tham gia các chiến dịch lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ. Ngày nay vẫn gần gũi quen thuộc với con người. + Người già đi Xe đạp, tập thể dục, rèn luyện thân thể,... chậm mà an toàn. + Trẻ em đến trường với màu áo trắng học trò. - So sánh với Ô tô, Xe máy: + Không gây ô nhiễm như ô tô, Xe máy,... + Không làm mất trật tự: tiếng máy nổ, tiếng còi to như Ô tô, Xe máy,... + Không gây ùn tắc hay cản trở giao thông, không chiếm diện tích rộng như Ô tô, Xe máy,... + Tốc độ vừa phải, dễ làm chủ nên ít gây tai nạn giao thông. + Người lớn, trẻ con, người già, trẻ,... đều dùng được, dễ điều khiển. + Không tốn xăng dầu. * Kết bài Cây Si già lên tiếng: - Tất cả mọi phương tiện giao thông đều đáng quý, có công trong cuộc sống của con người, là phương tiện giúp con người đi lại nhanh hơn, đỡ tốn sức. - Mỗi phương tiện có vai trò riêng phù hợp với hoàn cảnh xã hội, với mỗi người, do đó không thể loại trừ nhau mà phải cùng nhau tồn tại để giúp ích cho con người. - Dù là phương tiện nào cũng phải chấp hành tốt luật lệ giao thông và bảo vệ môi trường. - Cả Ô tô, Xe máy, Xe đạp,... đừng tranh cãi mất công. 5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Để đánh giá kết quả đã đạt được, giáo viên dựa vào bài kiểm tra chất lượng học kì. Kết qua khi chưa áp dụng: Tổng số 42 Giỏi Khá SL % SL % 2 4.76 1 2.38 Trung bình SL % Yếu-kém SL % 19 20 45.24 47.62 Kết qua khi áp dụng: Tổng số 42 Giỏi Khá SL % SL % 7 16.67 8 19.05 Trung bình SL % SL % 16 11 26.19 38.10 Yếu Sau một thời gian nhận thấy thực trạng bài làm văn của học sinh lớp 6 trường chưa tốt, tôi đã kịp thời tìm ra nguyên nhân bài làm văn của các em đạt kết quả chưa cao. Tôi nhanh chóng tìm ra giải pháp của bản thân cá nhân tôi mong rằng chất lượng bài làm của các em từng bước nâng cao dần lên. So với chất lượng những năm trước thì chất lượng của năm học này đã có bước chuyển biến đáng kể cụ thể giảm tối đa hoc sinh yếu kém. Tuy nhiên kết quả như vậy chưa phải là cao nhưng đó cũng là một sự thay đổi chất lượng bài làm của các em. III. KẾT LUẬN 1. Một số lưu ý Để trở thành người thợ giỏi ở bất cứ một ngành nghề nào người thợ cũng phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Để viết tốt một bài văn cũng vậy, học sinh phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc có sự hướng dẫn của giáo viên. Để áp dụng có hiệu quả những biện pháp này, người giáo viên thực sự tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm, dành thời gian nhiều. Do học sinh phải thực hiện phần bài tập ở nhà nhiều nên giáo viên phải thu vở bài tập về nhà để chấm, sửa cho các em. Giáo viên thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi quá trình học sinh làm bài. Điều quan trọng là giáo viên biết động viên, khuyến khích, tuyên dương học sinh đúng lúc, kịp thời. Bên cạnh đó, với học sinh điểm số rất quan trọng nên khi chấm bài tập hoặc khi các em trình bày thì giáo viên nên cho học sinh điểm số và có điểm cho tinh thần tự giác. Nếu giáo viên làm tốt điều đó thì các em sẽ rất tự giác và có hứng thú làm bài tập ở nhà cũng như trên lớp. Trong trường hợp giáo viên có quên thu bài thì cũng sẽ được các em “nhắc nhở”. Bên cạnh việc động viên, khuyến khích, giáo viên cũng cần có biện pháp đối với những học sinh còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại như yêu cầu các em ở lại sau buổi học để làm bài tập, mượn bài của bạn chép lại nhiều lần 2. Bài học kinh nghiệm và ý kiến đề xuất Trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, người giáo viên phải luôn không ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ nhận thức và trình độ chuyên môn. Sự sáng tạo là yêu cầu cần phải có người giáo viên khi làm công tác dạy học. Trên cơ sở đó giúp học sinh của mình tiếp thu bà, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tốt hơn. Tuy nhiên khi áp dụng những biện pháp nào đó thì giáo viên phải tìm hiểu kĩ những hạn chế của học sinh mình. Nếu thành công sẽ là động lực rất lớn làm cho người giáo viên tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc sáng tạo. Người giáo viên cần ý thức được vai trò của mình. Khi lên lớp giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao. Như vậy mới có thể tận tâm, mới vui buồn khi học sinh làm tốt hay không tốt. Đó là động lực giúp giáo viên tìm tòi, sáng tạo trong công tác của mình. Nhờ vậy mà học sinh lĩnh hội trị thức tốt hơn. Phải nói rằng qua việc thực hiện đề tài này tôi đã rút ra được cho mình nhiều bài học từ việc xác định kiến thức bổ sung, soạn giáo án đến việc giảng dạy. Đề xuất của tôi là thư viện nhà trường nên bổ sung các tác phẩm có đoạn trích được học. Đặc biệt là các tác phẩm nước ngoài, chân dung của một số nhà thơ lớn, các tài liệu tham khảo, sách nâng cao cho giáo viên học sinh. 3. Lời kết Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh viết một bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 6. Đó cũng là những gì tôi tích lũy trong quá trình dạy văn tự sự trong thời gian qua. Qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu, trao đổi với đồng nghiệp, thông qua tiết dự giờ, tham khảo tài liệu… tôi đã tích lũy được cho mình một số kinh nghiệm, nó được tôi áp dụng vào bài dạy khi lên lớp tại trường trung học cơ sở Ngô Thì Nhậm. Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào bài dạy, sau một thời gian chất lượng bài viết của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, giảm được số bài không đạt yêu cầu, và một số bài tốt cũng tăng lên. Những biện pháp trên được tôi rút ra từ thực tế cũng như thông qua trao đổi với đồng nghiệp, có thể vẫn còn hạn chế. Vậy tôi mong tiếp thu ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu, Hội đồng khoa học nhà trường… để từ đó có thể trao đổi, rút kinh nghiệm giúp tôi nâng cao chất lượng giảng dạy ở bộ môn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Liên Chiểu, ngày 18 tháng 12 năm 2017 Người viết sáng kiến Nguyễn Tấn Tâm MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ: ……………………………………………………... 1 1. Lí do chọn đề tài ………………………………......…………....1 2. Mục đích nghiên cứu................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan