Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Tiểu thuyết Phương Tây Thế kỷ XIX...

Tài liệu Tiểu thuyết Phương Tây Thế kỷ XIX

.PDF
350
42
110

Mô tả:

L£ NGUY£N CÈN TIÓU THUYÕT PH¦¥NG T¢Y THÕ KØ XIX NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU  .............................................................................................. 5  Chương một. KHÁI LƯỢC VỀ TIỂU THUYẾT PHƯƠNG TÂY THẾ KỈ XIX ......... 7  I. Chủ nghĩa lãng mạn ................................................................................. 9 II. Chủ nghĩa hiện thực .............................................................................. 27 Chương hai. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN VICTOR HUGO .............................. 56  Chương ba. ĐẠI TỰ SỰ Ở BALZAC ........................................................... 136  Chương bốn. TIỂU THUYẾT CỦA CHARLES DICKENS .............................. 195  Chương năm. CÁC TIỂU THUYẾT CỦA G. DE MAUPASSANT VÀ A.DAUDET .................................................................... 235  1. G.de Maupassant ................................................................................ 235 2. Al. Daudet ............................................................................................ 271 PHỤ LỤC……………........................................................................................ 299  Thể loại tiểu thuyết dòng sông (roman fleuve) trong văn học Pháp thế kỷ XX ................................................................ 301 Các loại nhân vật trong sáng tạo của W.Faulkner .................................. 315 Tính thời gian và tính không gian trong văn bản văn học ....................... 323 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 346  3 4 LỜI NÓI ĐẦU   Thế  kỉ  XIX  là  một  thế  kỉ  vĩ  đại  trong  lịch  sử  tiểu  thuyết  phương  Tây. Từ bờ bên này của Đại Tây dương cho đến bờ bên kia của Đại Tây  dương, từ khắp mọi miền đất khác nhau của Cựu lục địa lẫn Tân lục địa,  đều đã nổi lên một loạt các tài năng văn chương sáng giá cùng với hàng  loạt các tiểu thuyết có quy mô đồ sộ, có chất lượng và số lượng đáng nể  phục. Việc nghiên cứu tiểu thuyết thế kỉ XIX ở phương Tây là một thách  thức không nhỏ bởi tính chất đa dạng và phong phú cực kì của nền tiểu  thuyết này.  Chuyên luận Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XIX, có mục tiêu khiêm  tốn. Một mặt, nó làm nhiệm vụ tiếp nối chuyên luận Tiểu thuyết phương  Tây thế kỉ XVIII; mặt khác cố gắng mở rộng việc tiếp cận sang một thế kỉ  văn chương mới. Tuy nhiên chuyên luận cũng chỉ khuôn lại trong một  phạm vi hẹp với các kiến giải lí thuyết chung gắn với tiểu thuyết của thế  kỉ  này  (chương  một)  và  các  kiến  giải  làm  sâu  sắc  thêm  sự  hiểu  biết  về  các đại diện tiêu biểu gắn với chương trình Ngữ Văn nước ngoài bậc Đại  học và Cao đẳng Sư phạm (các chương 2, 3, 4, 5) mà không đề cập đến  toàn bộ các tiểu thuyết gia của thế kỉ này. Như vậy, qua cách thức tiếp  cận mới, chủ yếu từ bình diện thi pháp học và cấu trúc ngữ nghĩa, các  kiến  giải  được  đưa  vào  trong  chuyên  luận  này  sẽ  góp  phần  mở  rộng  nhận thức về lí thuyết tiểu thuyết lẫn nhận thức về hiện thực của một  thế  kỉ  sôi  động  mà  không  có  thế  kỉ  văn  chương  này  sẽ  không  có  sự  vượt trội về mặt kĩ thuật và đa dạng hóa hình thức thể loại ở thế kỉ XX.  Tiểu  thuyết  thế  kỉ  XIX  đạt  tới  sự  kết  tinh  mang  tính  chất  cổ  điển  mà  đóng góp của nó là vô giá trong lịch sử văn chương nhân loại, gắn với  sự  trưởng  thành  của  nhân  loại  trên  các  cấp  độ:  nhận  thức  lí  tính,  tư  duy khoa học và bản lĩnh con người, vốn là ba đại tự sự có tính huyền  thoại của văn chương châu Âu.  5 Hy  vọng  chuyên  luận  sẽ  mang  lại  nhiều  điều  bổ  ích  và  lí  thú.  Chúng tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Quốc  gia  đã  tạo  điều  kiện  cho  chuyên  luận  được  ra  mắt  độc  giả.  Mọi  ý  kiến  đóng góp chân thành nhằm làm cho chuyên luận hoàn thiện hơn là điều  mong mỏi của chúng tôi. Xin được trân trọng cảm ơn.    Tác giả  6   Chương một KHÁI LƯỢC VỀ TIỂU THUYẾT PHƯƠNG TÂY THẾ KỈ XIX   Trước  hết,  thế  kỉ  XIX  là  thế  kỉ  của  những  biến  đổi  lớn  lao.  Cuộc  Cách mạng tư sản Pháp 1789 mở ra thế kỉ XIX, mở ra một kỉ nguyên mới  trong lịch sử  phát triển của nhân loại: kỉ nguyên phát triển tư  bản chủ  nghĩa trên phạm vi toàn cầu. Cuộc cách mạng này còn là tiếng sét kinh  hoàng làm chấn động châu Âu phong kiến, xé tan đám mây mù ảm đạm  bao phủ khu vực này. Trật tự xã hội mới được thiết lập, củng cố và cùng  với cái trật tự mới ấy là một quan hệ sản xuất mới: quan hệ sản xuất tư  bản chủ nghĩa. Cơ chế của quan hệ này là cơ chế trả tiền ngay, là sự tính  toán lạnh lùng, không tình nghĩa. Ánh hào quang của thế kỉ Ánh sáng  cùng  với  ảo  tưởng  của  các  vị  vua  sáng  suốt,  anh  minh  kiểu  Zadig  của  Voltaire đã lùi vào dĩ vãng. Giai cấp tư sản tách khỏi đẳng cấp thứ ba,  trở thành người thống trị và điều hành xã hội mới.  Nếu  nền  cộng  hoà  I  do  giai  cấp  tư  sản  sáng  lập  dựa  vào  thanh  kiếm của Napoléon Bonaparte để tồn tại thì cũng chính viên tướng này  đã  tiến  hành  cuộc  chính  biến  ʺNgày  18  tháng  Sương  mùʺ  (tức  ngày  9/11/1799) để lập ra chế độ Tổng tài. Năm 1804, Napoléon Bonaparte trở  thành Hoàng đế của Đế chế I và tiến hành thiết lập sự bất bình đẳng ở  các xứ  sở khác. Tiếng ngựa hí và tiếng đại bác của quân đội Napoléon  Bonaparte  đã  làm  rung  chuyển,  lung  lay,  rạn  vỡ  hệ  thống  thành  trì  phong  kiến  châu  Âu.  Năm  1806,  quân  đội  Napoléon  đại  thắng  ở  Auxteclit,  trận  đánh  được  giới  sử  học  gọi  là  “trận  đánh  ba  hoàng  đế”.  Năm 1812, nhân dân Nga đón tiếp quân đội Pháp bằng trận Bôrôđinô lịch  sử. Đến năm 1815, Napoléon Bonaparte kết thúc sự nghiệp lừng lẫy của  mình bằng thảm bại ở Oateclô. Dòng họ Bourbons giành lại vương miện  đã bị mất từ Cách mạng tư sản 1789, nhưng trật tự tư sản đã được xác  lập vững chắc, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bén rễ sâu vào đời  sống xã hội. Do đó, trên nền tảng một xã hội đầy rẫy bất bình như vậy,  7 các mâu thuẫn lớn của xã hội bộc lộ và tác động vào văn đàn, được giới  văn nhân tiếp nhận với một thái độ bất mãn, với những phản ứng khác  nhau. Chủ nghĩa lãng mạn trở thành phản ứng đầu tiên của tầng lớp trí  thức đương thời khi nhìn nhận và đánh giá trật tự tư sản mới được thiết  lập.  Nhưng lịch sử vẫn không ngừng diễn ra những cuộc thay đổi lớn.  Năm  1830, quần  chúng  Paris  tiến  hành  một  cuộc  cách  mạng  lớn  lật  đổ  vương triều Bourbons và cũng như trước đây, giai cấp tư sản nhanh tay  gặt hái thành quả của cách mạng. Nền Quân chủ tháng Bảy được xác lập  và Louis Phillipe, ông vua của các chủ ngân hàng lên trị vì, mở ra thời  đại mọi người đổ xô chạy theo khẩu hiệu ʺHãy làm giàuʺ; thời đại ʺvàng  thay kiếmʺ điều hành xã hội. Các cuộc cách mạng xảy ra vào năm 1848  đánh  dấu  một  bước  chuyển  biến  mới:  giai  cấp  vô  sản  bước  lên  vũ  đài  chính trị và trở thành một lực lượng chính trị quan trọng của xã hội mới.  Năm  1851,  Louis  Napoléon,  cháu  của  Napoléon  Bonaparte,  lật  đổ  nền  cộng  hoà  II  và  lập  nền  Đế  chế  II.  Chính  sách  thực  dân  trở  thành  quốc  sách, giai cấp tư sản Pháp vươn bàn tay tới các miền thuộc địa để vơ vét,  làm giàu. Năm 1870, nền đế chế này bị lật đổ và năm 1871, giai cấp vô  sản tiến hành cuộc tổng diễn tập đầu tiên của nó với khí thế ʺxông lên  đoạt trờiʺ bằng Công xã Pari kéo dài một trăm ngày. Sau Công xã Pari,  nước Pháp bước vào nền cộng hoà III và thế kỉ XIX khép lại bức tranh  đầy những biến đổi lớn lao phức tạp trên bình diện chính trị xã hội tư  sản nói cái chết của văn hào Victor Hugo ‐ 1885 ‐ để bước vào thế kỉ XX.  Trên bối cảnh phức tạp của thế kỉ ấy là sự phát triển đa dạng và  cũng không kém phần phức tạp của nhiều khuynh hướng văn học khác  nhau với nhiều đại diện ưu tú, nhiều tác phẩm văn học lãng mạn và văn  học hiện thực kiệt xuất dường như song song tồn tại và phát triển. Đây  là  thế  kỉ  của  những  tên  tuổi  như:  Chateaubriand,  Lamartine,  Musset,  Vigny, G.Sand, Stendhal, Balzac, Flaubert, Maupassant, Mérimée…trong  văn  học  Pháp.  Vào  cuối  thế  kỉ  còn  có  các  tên  tuổi  như  Baudelaire,  Verlaine, Rimbaud, và E.Zola, đại diện của chủ nghĩa tự nhiên trong văn  học. Thế kỉ này cũng được đánh dấu bằng nhiều sự kiện văn học, bằng  nhiều tuyên ngôn văn học với những quan điểm văn học mới mẻ, đầy  8 tính  cách  mạng  và  sáng  tạo.  Đó  là  quan  điểm  của  Stendhal  trong  tiểu  luận ʺRacine và Shakespeareʺ, ở đó ông nhấn mạnh ʺtính quy định lịch sử  của lý tưởng thẩm mỹ, tính tương đối của cái đẹp, chống quan niệm duy  tâm về một cái đẹp tuyệt đối cho mọi nơi, mọi thời đạiʺ. Các vấn đề liên  quan  đến  chủ  nghĩa  hiện  thực  cũng  được  Balzac  đề  cập  đến  trong  bài  Tựa Tấn trò đời nổi tiếng ‐ viết vào năm 1942. Tuyên ngôn của chủ nghĩa  lãng mạn là bài Tựa Cromwell của V. Hugo, được công bố năm 1827.  Nước  Anh,với  sự  xác  lập  vững  chắc  của  chủ  nghĩa  tư  bản  cũng  vươn tới đỉnh cao văn học, tiêu biểu là nền văn học Hiến chương và thời  đại  Victoria,  với  các  đại  diện  như  S.Dickens,  W.Thackeray,  W,Scott,  G.Byron,  P.B  Shelley…Nước  Mỹ  cũng  vươn  mình  dậy,  khẳng  định  vai  trò  của  Tân  lục  địa  với  các  tên  tuổi  như  W.Irving,  J.F.Cooper,  E.A.Poe,  H, B.Stowe, Mark Twain… Còn nước Nga cất tiếng nói khẳng định mình  qua  các  đại  diện  bậc  thầy  như  L.Tolstoi,  F.Dostoievski,  A.Sekhov;  A.Puskin…. Cả châu Âu lẫn châu Mỹ đều dâng hiến cho văn học thế kỉ  này những tài năng kiệt xuất, những nghệ sĩ kể chuyện bậc thầy. Chúng  ta sẽ điểm qua các trường phái văn chương chủ yếu của thế kỉ này.  I. Chủ nghĩa lãng mạn Các  quan  điểm  mỹ  học  mới  mẻ  và  cách  mạng  được  mang  tới  từ  các bản tuyên ngôn văn học cùng với các thành tựu trên lĩnh vực sáng  tác,  sự  đa  dạng  phong  phú  trong  hình  thức  biểu  hiện  đã  khiến  thế  kỷ  phồn thịnh của văn học, không phải chỉ ở Pháp mà còn cả ở Anh, Đức,  Nga, Mỹ. Ở Pháp, chủ nghĩa lãng mạn đánh dấu một mốc son chói lọi  trong lịch sử văn học.  Với tư cách là thế giới quan của thời đại mới, chủ nghĩa lãng mạn  trước hết là chủ nghĩa lãng mạn Pháp biểu hiện sự phản ứng dữ dội trên  bình diện văn hoá tinh thần chống lại giai cấp tư sản và chống lại trật tự  tư sản vừa được xác lập. Bởi vì, sau khi Cách mạng 1789 thắng lợi, giai  cấp tư sản đã biến những lời hứa tốt đẹp của các nhà Ánh sáng về một  xã  hội  mới,  ở  đó  chỉ  có  ʺTự  do  ‐  Bình  đẳng  ‐  Bác  áiʺ  thành  ra  một  bức  tranh  châm  biếm,  giễu  cợt.  Giai  cấp  tư  sản  đã  thay  thế  nhà  nước  lý  tưởng với những vị ʺminh quânʺ mà các nhà Ánh sáng xây dựng và đem  9 thay vào đó một xã hội tàn bạo mà đồng tiền là chủ nhân thực sự, là ʺkẻ  cầm cân nảy mực điều hành xã hội, là kẻ cân đong đo đếm các quan hệ  xã hộiʺ. Ách thống trị tư sản được quàng vào cổ nhân dân đúng vào chỗ  ách thống trị phong kiến vừa được cởi bỏ. Xã hội lý tưởng dường như  đã bị xã hội thực dụng thay thế hoàn toàn.  Giấc mộng gắn liền với xứ sở Eldorado, nơi chỉ có trường học mà  không có nhà tù, nơi “đất bùn là vàng cám, đá sỏi là kim cương” mà dân  xứ đó không ai thèm nhìn tới, nơi mọi người ra sức học tập, phát minh,  đã biến thành mây khói; con người giờ đây bị đặt trước một thực tế tàn  nhẫn. Thất vọng, vỡ mộng do đổ vỡ lý tưởng trở thành tâm lý chung của  một thời. ʺCon người chưa bao giờ cảm thấy mình bị ruồng bỏ đến thế,  trong  khi  anh  ta  đi  tìm  một  cách  vô  vọng,  sự  đích  thực  của  bản  thân  mình, giữa một xã hội cơ khí, ở đấy những mệnh lệnh thực sự hoặc ngụ  ý  thắt  chặt  lấy  anh  ta,  bó  buộc  anh  ta,  làm  cho  anh  ta  què  cụt  và  trở  thành  đồng  loã  với  một  sự  phi  nhân  tính  cùng  nghĩa  với  sự  tàn  ác...ʺ.  Con người lý tưởng, con người với các khát vọng lớn lao đối lập gay gắt  với thực tại tư sản, tàn nhẫn, ở đó cái gì cũng phải trả tiền ngay, không  tình nghĩa. Con người lý tưởng của thời đại khao khát vượt ra ngoài cái  xã hội tàn nhẫn đó, muốn bứt tung nó ra, muốn phá bỏ nó đi. Không thể  xây dựng được một xã hội vật chất lý tưởng khác để đối lập với cái xã  hội vật chất ‐ tư sản hèn kém kia, các nhà lãng mạn đi tìm giải pháp giải  thoát  cho  cuộc  đời  bằng  những  giấc  mơ.  Họ  đi  tìm  lối  thoát  tinh  thần  bằng cách xây dựng các thế giới lý tưởng đã từng ʺvang bóng một thờiʺ;  họ đi tìm các xã hội tốt đẹp vốn chỉ tồn tại trong truyền thuyết hoặc đã  lùi xa vào trong dĩ vãng. Họ tìm tới cuộc sống của các bộ lạc da đỏ hay  của phương Đông huyền bí, có lẽ ở đó bàn tay tư bản chưa với tới. Hoặc  táo  bạo  hơn,  họ  xây  dựng  các  mô  hình  xã  hội  lý  tưởng  kiểu  ʺxã  hội  Montreuil  ʺ  của  V.  Hugo.  Nói  chung,  các  nhà  lãng  mạn  đoạn  tuyệt  không muốn sống chung với thực tại mất nhân tính mà chuyên chính tư  sản tạo ra bằng đồng tiền quyền uy của nó.  Mâu thuẫn giữa cá nhân tư sản và xã hội tư sản là gay gắt, không  thể dung hoà. Cá nhân nổi lên chống lại xã hội nhưng bất lực, do đó tâm  trạng  tuyệt  vọng  là  phổ  biến.  Đây  chính  là  điểm  xuất  phát  của  sự  tạo  10 dựng hình tượng nhân vật trung tâm trong văn học lãng mạn. Nhân vật  trung tâm xuất hiện ở đây với tư cách là con người nổi loạn, là cá nhân  nổi loạn chống lại xã hội. Đặc trưng tiêu biểu của loại nhân vật này là  cô độc mà từ đó cảm giác tuyệt vọng được gia tăng và vẻ mặt u buồn  lãng mạn xuất hiện. Các nhân vật này mang vẻ đẹp buồn bã, kiêu kỳ  của những con người tài hoa bị bạc đãi và họ cũng tỏ ra khinh bạc với  đời,  đau  khổ  vì  đã  đầu  thai  nhầm  thế  kỷ  và  từ  chối  không  hoà  nhập  vào cuộc đời.  Các nhà lãng mạn chủ trương xây dựng nhân vật trung tâm thành  các tính cách phi thường và đặt chúng vào hoàn cảnh phi thường, điều  này  hoàn  toàn  phù  hợp  thực  tiễn  vì  các  nhân  vật  trung  tâm  thường  là  các  cá  nhân  đơn  lẻ  chống  lại  xã  hội  tư  sản.  Hình  tượng  nhân  vật  lãng  mạn  thường  hiện  ra  với  vẻ  oai  phong,  rực  rỡ,  với  vẻ  kiêu  bạc  nhưng  không  phải  để  chiến  thắng  mà  để  sẵn  sàng  đón  nhận  thất  bại.  Để  xây  dựng các nhân vật như vậy, các nhà lãng mạn đã trở về với thế giới tình  cảm, đi sâu vào mọi ngóc ngách của tâm hồn. Họ phát huy cao độ sức  mạnh của trí tưởng tượng trong việc khám phá cái tôi cá nhân. Có thể  nói  rằng,  một  trong  những  công  lao  của  chủ  nghĩa  lãng  mạn  là  khám  phá sâu sắc đời sống nội tâm con người. Cái tôi và thế giới nội tâm của  nó  trở  thành  chủ  thể  và  đối  tượng  văn  học.  Các  nhà  lãng  mạn  đã  làm  sống lại một thế kỷ thơ ca ‐ đặc biệt là thơ trữ tình. Đồng thời tạo ra các  đột  phá  kỹ  thuật  thơ  ca,  sáng  tạo  và  làm  phong  phú  ngôn  ngữ.  Sức  mạnh lãng mạn thực sự bừng lên từ thế giới thơ trữ tình này.  Việc  đi  tìm  các  màu  sắc  khác  lạ,  các  ʺmàu  sắc  địa  phươngʺ  cũng  tôn tạo cho vẻ mặt muôn màu của chủ nghĩa lãng mạn. Thiên nhiên đa  dạng, tinh tế, một thiên nhiên có hồn, có xác trở thành bạn đồng hành  tin cậy của các nhà lãng mạn. Thiên nhiên hòa hợp trọn vẹn với tâm hồn  con người. Thiên nhiên hòa quyện vào các giấc mơ tạo ra thế giới kì ảo  lung linh huyền bí. Thế giới sáng tạo của các nhà lãng mạn không cần  tới  hệ  thống  các  quy  tắc  gò  bó,  các  khuôn  khổ  chật  hẹp  với  các  quy  phạm về ngôn ngữ cổ xưa nữa. Tất cả những gì trói buộc đôi cánh sáng  tạo của nghệ sĩ đều được phá bỏ.  Thế giới nghệ thuật  của lãng mạn là  thế  giới  các  màu  sắc,  là  thế  giới  của  các  thủ  pháp  tương  phản,  phóng  11 đại…. Các nhà lãng mạn từ chối cái tầm thường vì ʺcái tầm thường là cõi  chết của nghệ thuậtʺ (V. Hugo).  F.R.  Chateaubriand  (1768‐  1848)  là  đại  diện  thuộc  thế  hệ  đầu  của  chủ  nghĩa  lãng  mạn  Pháp.  Ông  đã  xây  dựng  được  hình  tượng  những  ʺcon người thừaʺ, con người lạc lõng trong xã hội tư sản bằng ʺphương  pháp của con timʺ ‐ tức là phương pháp sáng tác lãng mạn như cách gọi  phổ biến thời bấy giờ. Ông đã xác định được căn bệnh của thời đại ông,  căn bệnh của chán chường, ghê tởm: ʺchưa hưởng thụ gì ta đã cảm thấy  am  hiểu  hết,  tuy  hãy  còn  dục  vọng  ta  đã  mất  hết  ảo  mộng.  Trí  tưởng  tượng thì phong phú, đa dạng và kì diệu; còn cuộc sống thì nghèo nàn,  khô khan và buồn tẻ. Với một trái tim đầy ắp, ta sống trong một thế giới  trống rỗng, và ta đã chán hết mọi thứ khi chưa hưởng thụ một thứ gìʺ.  Là một tài năng đa dạng, mang trong mình sự kết hợp của “các đam mê  trí tuệ” và “hồi ức của con tim”, ông chủ trương đấu tranh và truyền bá  cho  các  tư  tưởng  về  tôn  giáo,  chính  trị  và  văn  chương  theo  cách  riêng  của  mình.  Trong  Thiên  tài  của  đạo  Thiên  chúa  (Le  Génie  du  christianisme‐ 1802), ông “chứng minh sự hài hòa giữa Thiên chúa giáo với tự nhiên và  các đam mê của con tim”, xác lập mối quan hệ giữa các chuẩn mực giáo  lí  tôn  giáo  với  cảm  hứng  văn  chương.  Tác  phẩm  Atala  (1801)  chứng  minh  cho  sự  cần  thiết  của  tôn  giáo,  như  kẻ  cầm  cương  cho  con  ngựa  đam  mê  trong  mỗi  bản  thể  con  người,  nhằm  chống  lại  sự  tha  hóa  của  con người trong thế giới tự nhiên ngập tràn cái ác. Tác phẩm René (1801)  miêu tả “cái ác của thế kỉ” với ngôi kể là ngôi thứ nhất và cũng hướng  về  tôn  giáo  như  là  liều  thuốc  chữa  trị  thế  giới  khỏi  cái  ác  đó.  Các  tác  phẩm của ông, trên thực tế, đều là cái Tôi của bản thân ông được xẻ ra  trong các môi trường chiêm nghiệm, vì thế chủ đề của các tác phẩm của  ông về thực chất chỉ là bản thân ông trong trải nghiệm để kéo dài cuộc  sống, bằng kinh nghiệm và biểu hiện của cái tôi cá thể. Ông nói: “Trong  số các nhà văn Pháp cùng thời với tôi, tôi gần như là người duy nhất có  mặt  rải  rác  khắp  các  tác  phẩm  của  mình  như:  lữ  khách,  người  lính,  người xuất bản, bộ trưởng, trong rừng rậm tôi ngợi ca các khu rừng, trên  tàu  thủy  tôi  miêu  tả  đại  dương,  trong  trại  lính tôi  nói  về  đấu  tranh  vũ  trang, trong đày ải tôi học để biết thế nào là đày ải, trong các triều đình  12 quân chủ, trong thế giới kinh doanh, trong các cuộc nghị sự, tôi nghiên  cứu các nguyên lí, chính sách và luật pháp”1.  A.Lamartine (1790 ‐ 1869) là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng, người đã  có  công  ʺlà  người  đầu  tiên  làm  cho  thơ  ca  rời  khỏi  núi  Parnasseʺ  và  là  người đã tặng cho ʺnàng thơ, không phải là cây đàn lia bảy dây quy ước,  mà là những bài thơ  của trái tim  con người,  bị  xúc cảm do  những  rung  động của tâm hồn và của thiên nhiênʺ. Nổi bật trước tiên trong vai trò nhà  thơ lãng mạn, để những năm cuối đời, khi rơi vào cảnh bần hàn, ông tìm  đến với văn xuôi qua những trang kể lại những kỉ niệm thời trẻ (Những  câu chuyện tâm phúc‐Les Confidences, 1849), hay các tiểu thuyết xã hội nhẹ  nhàng như Genevière (1851), Người thợ đẽo đá của Saint‐Point (1851).  A.Vigny (1797 ‐ 1863) là nhà văn lãng mạn có nhiều khác biệt hơn  cả. Ra đời sau Cách mạng 1789 tám năm khi mà dòng họ quý tộc Vigny  đã  bị  tan  tành,  ông  mang  vào  chủ  nghĩa  lãng  mạn  tư  tưởng  bi  quan,  kiêu kì của chính ông. Nhân vật của ông là những người hùng thời đại  trước thuộc dòng dõi cao sang nhưng nay đã bị phế truất và đồng thời  cũng mang một tầm tư tưởng khác lạ khiến nó không bao giờ hòa nhập  vào quần chúng. Do đó, nó bị tiêu diệt. Tác phẩm tiêu biểu của ông là  Cinq‐Mars  (1826),  một  dạng  tiểu  thuyết  lịch  sử  lấy  bối  cảnh  thời  Richelieu.  Trong  Stello  hay  thú  nhận  của  Bác  sĩ  da  đen  (Stello  ou  les  Confessions du Docteur Noir ‐1833) và Nhục và vinh của những người lính  (Servitude  et  Grandeur  militaires  ‐1835),  ông  đề  cập  đến  thân  phận  hèn  kém  của  các  nhà  thơ  và  những  người  lính,  hai  tầng  lớp  “cùng  khổ”  trong xã hội hiện đại.  Aurore  Dupin  là  tên  thật  của  G.Sand  (1804  ‐  1876),  nữ  văn  sĩ  tài  hoa  đã  biết  ʺtìm  cách  khơi  dậy  niềm  xúc  cảm,  làm  rung  động  con  tim  của  những  người  đồng  thời,  vốn  sẵn  sàng  xúc  cảm  và  cũng  cần  được  rung độngʺ. Bà viết nhiều về đề tài tự do yêu đương và dành ngòi bút  yêu  thương  cho  đám  trẻ  mồ  côi,  cho  đám  con  hoang  và  cho  những  người  phụ  nữ  bất  hạnh  trong  cuộc  sống  riêng  tư.  Có  thể  thấy  điều  đó  qua Indiana ‐1832, Lélia – 1833, Mauprat ‐ 1837. Mối tình thất bại giữa bà  1 Dictionar al Literaturii franceze, Ed. Ştiintifică, Bucureşti, 1972, tr. 114. 13 và  Musset  (1810  ‐  1857)  cũng  góp  thêm  chất  tiểu  thuyết  của  bà.  Tuy  nhiên hơn bao giờ hết, bà luôn khẳng định: ʺ… cuộc sống của chúng ta  là  để  yêu  thương  và  không  yêu  nữa  có  nghĩa  là  không  sống  nữa  mà  thôiʺ. Bà thường mỹ hóa hiện thực và lí tưởng hóa nhân vật.  Musset  mang  lại  cho  văn  đàn  lãng  mạn  nét  độc  đáo,  riêng  biệt.  Nếu các bài thơ đầu được sáng tác theo công thức: tình yêu ‐ ghen tuông  ‐  chết,  công  thức  mà  Byron  khởi  xướng,  thì  các  bài  thơ  sau,  đặc  biệt  chùm thơ Đêm ‐ sáng tác sau thời kì mối tình Musset ‐ Sand tan vỡ và  không bao giờ hàn gắn được, đã đánh dấu bước ngoặt sáng tác của nhà  thơ  này.  Ở  đây,  ʺcuộc  hành  trình  nội  tâmʺ  của  con  người  nhà  thơ  với  ʺmột  nỗi  đau  khổ  vùi  dập,  khiến  con  người  không  sao  trỗi  dậy  đượcʺ  xuất  hiện.  Ông  đưa  vào  thơ  ca  ʺnỗi  đau  của  con  timʺ  nỗi  đau  phát  nguyên những tài năng thơ chân chính, ở đây ‐  Musset xứng đáng với  nhận  xét  của  A.Maurois:  ʺÔi!  Nòi  giống  đáng  thương  của  các  nhà  thơ,  lúc  nào  cũng  đẽo  gọt  đúng  vào  giữa  vết  thương  lòngʺ.  Tác  phẩm  văn  xuôi quan trọng của ông là vở kịch Lorenzaccio (1834).  W.Scott, được biết đến nhiều với tư cách là nhà tiểu thuyết lịch sử,  với các đề tài lấy từ lịch sử nước Anh như Aivanhô (Ivanhoe‐1819), Tu viện  (The  Monastery‐1820)…  hay  lịch  sử  Pháp  và  các  nước  khác  như  Quentin  Điuớt  (Quentin  Durward‐  1823),  Tấm  bùa  (The  Talisman‐1825)…  Công  lao  của  ông  là  đã  sáng  tạo  và  hoàn  thiện  thể  loại  tiểu  thuyết  lịch  sử,  tạo  ra  cách thức tái hiện và xây dựng dự đồ phát triển của lịch sử quá khứ trong  thực tại, qua sự chặt chẽ của nghệ thuật tự sự và khả năng hoàn thiện các  quan hệ cũng như số phận các cá nhân trong các phong trào xã hội – lịch  sử,  theo  nguyên  tắc  quyết  định  luận.  Các  nhân  vật  có  sức  sống  bền  dai  nhất trong sáng tạo của ông là những con người bình thường, là các đại  diện  của  tầng  lớp  tiểu  quý  tộc  hay  những  con  người  xuất  thân  từ  quần  chúng lao động. Các nhân vật này mang theo bản thân họ khát vọng thay  đổi cuộc đời. Để tái tạo lại không khí lịch sử của một thời, ông rất quan  tâm  tới  vấn  đề  ngôn  ngữ  nói,  ông  sử  dụng  nhiều  kiểu  tiếng  lóng,  các  phương ngữ gắn liền với cách nói của các nhân vật.  Sự phát triển mạnh của thể loại tiểu thuyết lịch sử trên nền của xã  hội nửa đầu thế kỷ XIX cũng có lý do của nó. Đó là sự sụp đổ tan tành  14 của xã hội phong kiến và sự tàn bạo mới mà giai cấp tư sản đem lại làm  tiêu  tan  ảo  tưởng  về  một  xã  hội  tự  do  bình  đẳng  bác  ái.  Scott  đã  cảm  nhận được điều này và ông dành một chút ngưỡng mộ cho cái thế giới  đã suy vong bằng cách tạo ra những tia sáng soi rọi vào quá khứ. Thiên  tài mà có lẽ phần lớn do năng lực trực cảm của ông, cái vốn rất được các  nhà lãng mạn đề cao, đã nắm bắt được những thời điểm lịch sử có gắn  với những cuộc chiến tranh giành quyền lực, hoặc một thời điểm lịch sử  gay cấn. Có thể nói công lao mà Scott mang lại là ông đã thổi sinh khí  vào một thể loại văn học, đó là thể loại tiểu thuyết lịch sử. Qua đó, ông  chỉ ra rằng con người luôn bị đặt trong mối ràng buộc với quá khứ, quá  khứ  đóng  vai  trò  quan  trọng  trong  cuộc  sống  hiện  tồn  của  con  người.  Tiểu  thuyết  lịch  sử  của  Scott  đưa  ta  vào  một  thời  đại  khác,  ở  đó  có  những  bất  hạnh  riêng,  có  những  nỗi  khốn  cùng  có  thể  khác  loại  hay  cùng  loại  với  hiện  tại  song  ở  đó  đã  có  những  mẫu  người,  với  bài  học  xương máu của họ có thể gợi ra cho thời đương đại những suy nghĩ mở  đường. Như vậy, một trong những cội nguồn của tiểu thuyết lịch sử là  ước  vọng  xa  lánh  hiện  tại.  Điều  này  thật  sự  phù  hợp  với  thời  kỳ  lãng  mạn, với khát vọng chối bỏ thực tại tư sản đang vây bọc họ. Tiểu thuyết  lịch sử do đó trở thành phương tiện để so sánh lịch đại các thời kỳ khác  nhau,  góp  phần  soi  sáng  hiện  tại.  Lion  Feuchtwanger  trong  New  York  Times  Book  Review  (20/10/1940)  đã  đưa  ra  một  quan  điểm  tương  tự  về  cách  viết  tiểu  thuyết  lịch  sử:  “Tôi  không  quan  tâm  đến  lịch  sử  vì  lịch  sử… Khi tôi cần tả một cái ghế của thế kỷ XVIII hay một bộ y phục của  thế kỷ thứ II, tôi cố gắng tả cho thật chính xác. Nhưng những đồ trang  sức của thời xưa đó, tôi chỉ ngẫu nhiên đem chúng vào tác phẩm thôi.  Còn chủ ý của tôi là chỉ dùng những khía cạnh nào đó của lịch sử có ý  nghĩa đối với chúng ta ngày nay, tới nay vẫn còn tràn đầy sinh khí, và có  thể giúp đỡ chúng ta hiểu việc ngày nay. Tôi tin tưởng rằng, từ hai ngàn  năm  nay,  tâm  lý  con  người  không  hề  có  sự  thay  đổi  chút  nào,  và  con  người  thuở  xưa  cũng  bạo  tàn  và  tham  lam  không  hơn  không  kém  con  người ngày nay. Xem xét thế sự thăng trầm thời xa xưa rất có ích, vì nó  hoặc  giống  hệt  như  thế  sự  thăng  trầm  ngày nay,  hoặc  không  giống  thì  nó  cũng  giúp  ta  nhận  định  rõ  sự  biến  chuyển  của  công  việc  ngày  nay.  Do đó mà tôi viết tiểu thuyết lịch sử”. Còn Storm Jameson thì lại đưa ra  15 quan điểm: “Điểm quan tâm chính yếu của tiểu thuyết là cho ta biết các  nhân vật sinh hoạt như thế nào trong thời đại họ”, tức là tiểu thuyết lịch  sử phản ánh một thời kỳ nào đó không giống thời đại tác giả. Cách lựa  chọn  bối  cảnh  của  Scott  cho  tiểu  thuyết  lịch  sử  của  mình  cũng  rất  tiêu  biểu. Ông thường chọn những thời đại gay cấn nhất, rực rỡ nhất mà ở  đó  nổi  lên  những  xung  đột  xã  hội  ‐  lịch  sử  tiêu  biểu  nhất.  Đó  chính  là  những  mâu  thuẫn  xã  hội  sâu  sắc,  một  mặt  do  thời  đại  tạo  thành,  mặt  khác do cá nhân tạo thành. Tuy nhiên cho dù có sẵn một trực giác thiên  tài thì việc lựa chọn chi tiết lịch sử  đặc trưng của thời đại  cũng là một  vấn đề. Nữ văn sĩ Mỹ Naomi Mitchison có viết: “Viết tiểu thuyết lịch sử  chẳng khác nào trò chơi ú tim trong bóng tối, và nếu trong trò chơi này  ta chộp được một bàn tay hay một khuôn mặt thì đã may mắn lắm rồi”.  Mục  từ  Tiểu  thuyết  trong  Từ  điển  các  nền  văn  học  Pháp  và  nước  ngoài  do  J.Demousin chủ biên cũng cho thấy một nét mới của tiểu thuyết lịch sử:  “Tiểu thuyết lịch sử từ Walter Scott tới Marguerite Yourcenar (cuốn Hồi  ức của Hadrien ‐ Mémoires d’Hadrien) đều đồng nhất giữa thời gian truyện  kể với thời gian lịch sử, giữa quá khứ với nội dung tiểu thuyết”1, mà qua  đây  chúng  ta  có  thể  liên  hệ  với  những  trang  viết  của  V.  Hugo  về  các  cuộc  khởi  nghĩa  1830,  hay  Công  xã  Paris  mà  tác  giả  là  chứng  nhân  để  thấy  thêm  sự  khác  biệt  của  ngòi  bút  lãng  mạn  này.Trong  mục  từ  Tiểu  thuyết lịch sử, tác giả mục từ này cũng cho biết là từ năm 1820, “những  người  được  gọi  là  nhà  lịch  sử  được  hiểu  theo  nghĩa  là  họ  muốn  trở  thành  những  chứng  nhân  đích  thực  của  thời  đại  (hoặc  là  chứng  nhân  cùng  thời  với  những  người  đang  sống).  Balzac  tái  hiện  trong  Những  người Su‐ăng, khi nói về thời kỳ Trung hưng. Stendhal viết phụ đề Biên  niên của năm 1830 cho Đỏ và Đen còn E.Zô‐la sẽ “tạo ra lịch sử tự nhiên  và xã hội của một gia đình dưới thời Đế chế thứ hai” bằng cả một dự án  có tính khoa học. Tiểu thuyết trở thành “lịch sử” (“histoire”) theo nghĩa  nguyên  của  từ  này  có  nghĩa  là  tiểu  thuyết  trở  thành  một cuộc  điều  tra  (“enquête”)”.  Như  vậy,  tiểu  thuyết  lịch  sử  về  một  phương  diện  có  thể  coi  là  “một  cái  nhìn  của  ngày  hôm  nay  đối  với  ngày  hôm  qua  và  đây  cũng là tính chất kép của tiểu thuyết lịch sử mà G.Lukacs quan tâm”.  1 J.Demousin: sđd, tr. 1357. 16 Chúng  tôi  thấy  cũng  cần  hiểu  mở  rộng  góc  độ  hiểu  biết  thêm  về  tiểu thuyết lịch sử. Chúng tôi xin dẫn ra ở đây một số quan điểm trong  bài viết của Anca Sirbu nhan đề Chủ nghĩa lãng mạn và quan niệm về cảm  thức thời gian.Trần thuật có tính lịch sử, có đề cập đến một số vấn đề liên  quan  tới  tiểu  thuyết  lịch  sử  như  sau:  “Albert  Béguin  trong  L’Âme  romantique et le rêve (Tâm hồn lãng mạn và giấc mơ), xuất bản năm 1937, đã  đưa ra nhiều dẫn chứng từ việc tập hợp các hình thái khác nhau và rút  ra  các  đặc  điểm  của  chủ  nghĩa  lãng  mạn  nội  tâm  (le  romantisme  intérieure). Sự phát triển các hình thức văn học và các hệ thống triết học  gắn chặt với nhau, và cùng kiểu thức của chủ nghĩa lãng mạn, với “năng  lực nội quan”, với “hành động của chính ý thức con người”. Chủ nghĩa  lãng mạn đánh dấu sự chuyển hoá từ “ý thức thuần tuý trí tuệ” sang “ý  thức mang tính cảm xúc”. Khát vọng về cái vô cùng, năng lực thấu thị  của  nghệ  sĩ,  khám  phá  giá  trị  của  giấc  mơ  và  của  các  đột  biến,  vai  trò  được ghi nhận của vô thức và của ký ức tình cảm, huyền thoại và tượng  trưng giải thích sự chuyển hoá dần dần từ mối quan tâm của chủ nghĩa  lãng  mạn  phong  cảnh  (romantisme  pittoresque)  sang  chủ  nghĩa  lãng  mạn  nội  tâm,  và  cũng  là  thể  hiện  khả  năng  khai  thác  cái  thực.  Từ  Rousseau  tới  Amiel,  chủ  nghĩa  lãng  mạn  khẳng  định  thế  giới  nội  tâm  của chủ thể sáng tạo và của cả cái không hợp lý.  Con  người  lãng  mạn  còn  là  hóa  thân  của  lịch  sử,  do  đó  cấu  trúc  của  nó  mang  tính  chất  kép.  Một  mặt  nó  là  sự  hiện  diện  của  chính  nó,  mặt khác nó còn là sự hiện diện của thế giới. Một trong những thành tố  cơ bản của chủ nghĩa lãng mạn là cảm thức thời gian (Zeitgeist) trở thành  quan  niệm  cơ  bản  của  nhân  loại  học  trong  thế  kỷ  này.  Raymond  Aron  định nghĩa cảm thức thời gian như là “một hiện thực siêu việt và riêng  biệt  của  con  người  trong  cùng  một  thời  gian  nhất  định,  một  hiện  thực  vừa có tính xã hội vừa có tính tinh thần, vừa là tất cả vừa đa dạng”. Chủ  nghĩa lịch sử của các nhà lãng mạn hay “cảm xúc của họ về lịch sử”, tức  là  cái  mà  Georg  Lukács  đã  nhắc  tới,  không  bao  hàm  được  cảm  hứng  đương thời và sự bao quát mang tính cá nhân trong thế giới, cho phép  mở rộng một cách khác trường hiểu biết của con người. Chủ nghĩa lãng  mạn theo đuổi một sự xác định chắc chắn cho “quy tắc con người nhân  tính”, “sự tìm kiếm một ý nghĩa bao gồm cả con người lẫn thế giới trong  17 một sự hiểu biết tương hợp”. Cần nhớ lại rằng ở đây tầm quan trọng của  triết  học tự  nhiên  và triết học  lịch sử, đã mang  lại  cho  thời  gian một ấn  tượng có da có thịt. Các đề tài chính của chúng là: tiến hoá luận, sự thống  nhất hữu cơ, sự phát triển của xã hội, tính thi vị của lịch sử ‐ kết quả của  cuộc  đấu  tranh  giữa  một  số  lực  lượng  trừu  tượng.  Người  ta  xác  lập  các  quan hệ mới giữa lịch sử và sự tồn tại cá nhân hoặc giữa lịch sử và văn  chương. “Mối liên hệ sâu sắc của chúng” trong thế kỷ XIX được giải thích  theo Roland Barthes, là qua “sự  xây dựng một thế giới tự cung tự cấp”;  thế  giới  này  “tự  nó  sản  sinh  ra  các  kích  thước  và  giới  hạn,  tự  nó  tạo  ra  Thời gian và Không gian, thế giới, tập hợp các đồ vật và các huyền thoại”.  Thời kỳ từ 1825 ‐ 1830 được ghi nhận bằng một sự tràn ngập của  lịch sử  trong không gian trí tuệ của châu Âu:  lịch sử  như  là “một biến  cố”,  nhưng  lịch  sử  còn  là  “kích  thước  của  hiện  thực”,  hoặc  lịch  sử  là  “chất  liệu  và  quy  tắc  của  tiến  bộ:  thơ  ca,  chính  trị  và  triết  học”.  Tất  cả  những vấn đề ấy đòi hỏi một hình thức trần thuật mới, với một hệ mã  đặc  trưng  qua  đó  phản  ánh  cách  chiếm  lĩnh  mới  về  hiện  thực,  một  sự  “kịch  hoá” của  lịch  sử,  được  cảm  nhận như  là “một  tình  thế  cá  nhân”,  như là “một kinh nghiệm thường nhật”. Sự đồng quy mang tính lịch sử  được  tạo  ra  bởi  tác  giả,  còn  hiện  thực  được  tinh  lọc  qua  nhân  cách  cá  nhân.  Các  hình  thái  thể  hiện  tư  duy  tập  thể  hay  tái  hiện  cái  vô  thức  mang tính văn hoá của thời đại tác động đến tư tưởng và văn học. Tiểu  thuyết lịch sử trả lời không chỉ cho sự nhu cầu thoát ly thực tại mà còn  cho đòi hỏi về cái tổng thể vốn tạo ra đặc trưng của con người lãng mạn.  Tiểu thuyết lịch sử  bao gồm một viễn cảnh mới của các tác giả về thời  gian, một kiểu thức mới về trực cảm và về cách thức tổ chức văn bản tác  phẩm. Tính thời gian ‐ vốn tạo thành cơ sở nền tảng cho các tiểu thuyết  kiểu kịch tính ‐ cho thấy trước hết, mối quan hệ giữa thời gian sống thực  và  thời  gian  trần  thuật.  “Tài  liệu”  trở  thành  “tác  phẩm”  qua  việc  “bao  gộp trong cùng một hệ thống, trong một tập hợp mang nghĩa” ‐ có thể  cũng  là  một  tập  hợp  trái  nghĩa,  nhưng  như  vậy  lịch  sử  vẫn  chấp  nhận  bởi đó có thể là cách kiến giải khác về nó.  Vào năm 1830, ngoài các giá trị nhân đạo vốn có, chủ nghĩa lãng  mạn tiếp nhận thêm giá trị phê phán đối với huyền thoại về Cách mạng  18 Pháp 1789 và đưa ra những nhận định xác lập học thuyết của chủ nghĩa  lãng mạn. Dấu ấn của các biến cố thời sự ‐chính trị của xã hội đã hiện ra  trong Marie Tudor (1833), còn trên phương diện tiểu thuyết, Những người  khốn khổ cho thấy những gì xảy ra trong thời kỳ 1830 ‐ 1832. Còn có hai  tác nhân của ý thức lãng mạn có tác dụng chuẩn bị cho một cách nhìn  mới về Cách mạng Pháp 1789. Trước hết là hình ảnh nhà ngục Bastille  qua cách nhìn của Gavroche và một số nhân vật khác, là các biểu tượng  mang nghĩa kép về nhà tù, nơi giam cầm tự do và sự trốn chạy khỏi thực  tại  của  thi  nhân.  Tiếp  theo  là  huyền  thoại  về  Napoléon  Bonaparte  tạo  thành  âm  hưởng  trong  thơ  trữ  tình,  kịch  dram  và  thể  loại  tự  sự  trong  nhiều tác phẩm của Hugo.  Tự sự lịch sử trước hết là phản ứng chống lại chủ nghĩa chủ quan  thái  quá  của  hình  thức  kể  chuyện  tự  truyện  ‐  một  hình  thức  được  ưa  chuộng  ngay  từ  đầu  thế  kỷ  XIX.  Trong  thực  tế,  tiểu  thuyết  cá  nhân  (roman  personnel)  và  tiểu  thuyết  lịch  sử  (roman  historique)  vốn  là  hai  hình thái khá quan trọng của văn xuôi lãng mạn. Sự xuất hiện của chúng  là gần như đồng thời và tạo ra hai mặt: một mặt là sự tôn thờ thế giới  nội tâm, tôn thờ cái tôi và mặt khác là sự tò mò của các nhà lãng mạn đối  với  thực  tại.  Hai  mặt  này  xác  lập  một  mối  quan  hệ  lô  gic  biện  chứng  giữa  hai  thể  loại.Tự  sự  lịch  sử  còn  là  kết  quả  của  sự  giao  thoa  các  ảnh  hưởng văn học, mà vị trí hàng đầu là của W. Scott, người sáng tạo ra loại  tiểu thuyết kịch tính (roman dramatique) hay còn gọi là tiểu thuyết của  “bi  kịch  đối  thoại hoá” (drame  dialoguée)  như  cách  gọi  của  Balzac.  W.  Scott đã tạo ra các nhóm ở đó nổi lên các nhân vật mang ý nghĩa trọng  đại  “những  đại  diện  điển  hình  của  một  cuộc  đụng  đầu  lịch  sử”.  Tiểu  thuyết Pháp được hình thành, muộn hơn, từ một quan niệm cá nhân về  lịch sử. Georg Lukács chỉ ra sự hiện diện của hai khái niệm có thể định  nghĩa hình thức trần thuật này, qua đó thiết lập một “mối liên hệ đúng  đắn và thích đáng với sự hiểu biết chính xác cái hiện tại”. Các khái niệm  này gồm: viễn cảnh lịch sử (perspective historique) ‐ còn gọi là mô thức  về  khoảng  cách  ‐  và  tinh  thần  tổng  thể  (ésprit  de  la  totalité)  hay  cách  nhìn tổng quát. Ở đây cũng cần thấy thêm một số nét liên quan tới việc  chọn lựa đề tài lịch sử. Các nhà văn chọn tiểu thuyết lịch sử trước hết vì  tiểu thuyết lịch sử cung cấp cho các nhà văn một phương tiện để tái tạo  19 quá khứ. Thứ  hai, tiểu thuyết lịch sử  cung cấp cho họ  một không gian  nghệ  thuật  cho  phép  phát  triển  cốt  truyện  theo  quy  mô  và  khả  năng  tưởng tượng của tác giả. Thứ ba, tiểu thuyết lịch sử mang lại khả năng  tạo thêm ý nghĩa ẩn dụ cho tự sự để họ có thể, trong khi tái tạo lại một  cách tối đa hiện thực cuộc sống quá khứ của các thời đại đã cách xa thời  điểm nhà văn sống thì nhà văn vẫn có thể miêu tả được những nhân tố  nào  đó  của  cuộc  sống  hiện  tại  dưới  các  mặt  nạ  quá  khứ,  theo  kiểu  “mượn xưa nói nay”. Xét từ phương diện này, các tiểu thuyết lịch sử của  V. Hugo mang dáng dấp tiểu thuyết lịch sử hiện đại, vì tiểu thuyết lịch  sử hiện đại thường lựa chọn các thời kỳ lịch sử xa xôi thích hợp nhất với  trí tưởng tượng thông qua hệ thống các tình tiết lịch sử, có thể chỉ là thứ  yếu song lại lôi cuốn độc giả bởi tính chất khác lạ của nó, bởi do ít người  biết  tới,  điều  này  được  điện  ảnh  Trung  Quốc  đương  đại  triệt  để  khai  thác. Mặt khác, tiểu thuyết lịch sử hiện đại còn quan tâm tới số phận các  dân tộc nhỏ  yếu, bị đẩy ra ngoài lề xã hội hoặc bị xua đuổi  vì sự  khác  biệt chủng tộc hay tôn giáo. Các nhân vật của loại tiểu thuyết này ngoài  tính  cách  phi  thường  còn  có  vai  trò  lớn  trong  tổ  chức  xã  hội  của  cộng  đồng. Trong khía cạnh này thì Bug ‐ Jargal còn là câu chuyện về số phận  một dân tộc bị lừa bắt làm nô lệ và nhân vật đóng vai trò thủ lĩnh của  cộng đồng nô lệ ấy.  Một  đại  diện  khác  của  chủ  nghĩa  lãng  mạn  Pháp  là  Alexandre  Dumas‐Cha (1802‐1870), người đã thống ngự tiểu thuyết lịch sử Pháp từ  thập niên bốn mươi của thế kỉ XIX. Thể loại tiểu thuyết lịch sử cho phép  Dumas‐Cha  phát  huy  cao  độ  khả  năng  của  trí  tưởng  tượng  lãng  mạn  sáng tạo, thể loại cho phép ông nhào trộn các sự thực lịch sử và các hư  cấu lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử của ông khá nhiều: Ba người lính ngự lâm  (1844), Hai mươi năm sau (1845), Bá tước Monte‐Cristo (1845), Nữ Bá tước  de  Monsoreau  (1846),  Tử  tước  De  Bragellonne  (1848),…  Đặc  sắc  trong  các  tiểu thuyết lịch sử của Dumas‐Cha là hệ thống chi tiết, sự kiện li kì hấp  dẫn gắn liền với hai tuyến nhân vật xung đột lẫn nhau, mâu thuẫn nhau.  Dumas‐Cha không tạo ra được các tính cách điển hình cũng như không  đi sâu phân tích tâm lí nhân vật. Nhưng bản thân ông “có thừa sức sống  để có thể đổi mới không ngừng một lò sức sống khổng lồ” như nhận xét  của  G.Sand.  Với  sức  mạnh  của  tưởng  tượng,  ông  đã  biến  các  chi  tiết,      20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan