Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Tiểu luận cơ sở hạ tầng logistics _01 cơ sở hạ tầng ga đường sắt liên vận quốc t...

Tài liệu Tiểu luận cơ sở hạ tầng logistics _01 cơ sở hạ tầng ga đường sắt liên vận quốc tế đồng đăng

.PDF
19
1
100

Mô tả:

lOMoARcPSD|17343589 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------- BÀI TẬP NHÓM Đề tài: Cơ sở hạ tầng ga đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng Giảng viên hướng dẫn : TS. Đinh Lê Hải Hà Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 9 Lớp học phần Cơ sở hạ tầng logistics _01 : Hà Nội, 9/2022 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN Thành viên MSV Hoàng Văn Đoàn 11207628 (Nhóm trưởng) Nhiệm vụ - Tạo timeline phân chia công việc Đánh giá 10 - Tìm hiểu phần thực trạng - Tìm hiểu phần các vấn đề về cơ sở hạ tầng - Đánh giá các thành viên Lương Thị Thảo 112003654 - Tìm hiểu phần giải pháp 10 - Bổ sung nội dung phần thực trạng - Tìm hiểu nội dung kinh tế Cao Thị Liên 11202059 - Tìm hiểu phần tổng quan 9 - Vấn đề văn hóa- xã hội - Bổ sung phần năng lực vận tải và kết quả hoạt động Vũ Hải Hà 11201241 - Tìm hiểu phần giải pháp 9 - Hoạt động logistics Nguyễn Thị Vân Anh 11207611 - Tìm hiểu phần thực trạng - Hoạt động logistics 2 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) 9 lOMoARcPSD|17343589 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................4 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................4 3. Mục tiêu..............................................................................................................................4 4. Kết cấu đề tài.......................................................................................................................4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ GA ĐỒNG ĐĂNG.....................................................5 1.Vị trí địa lý...........................................................................................................................5 2. Lịch sử hình thành...............................................................................................................5 3. Giá trị lịch sử.......................................................................................................................6 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GA ĐỒNG ĐĂNG.........................7 1. Trong thời kỳ lịch sử...........................................................................................................7 2. Trong bối cảnh hiện tại........................................................................................................8 3. Trong mùa dịch covid 19....................................................................................................9 4. Tình trạng buôn lậu...........................................................................................................10 5. Năng lực vận tải và kết quả hoạt động..............................................................................11 CHƯƠNG III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG GA ĐỒNG ĐĂNG, ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS................................................................................................................. 12 1. Vấn đề đặt ra.....................................................................................................................12 2. Tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hô ̣i và hoạt đô ̣ng logistics....................................13 2.1. Kinh tế........................................................................................................................13 2.2. Văn hóa – xã hội........................................................................................................14 2.3. Hoạt đô ̣ng logistics.....................................................................................................14 CHƯƠNG IV. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.....................................15 1. Về phía Nhà nước..............................................................................................................15 2. Về phía Doanh nghiê ̣p.......................................................................................................16 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO:...........................................................................................19 3 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay Tổng công ty đường sắt Việt Nam đang cùng cùng các nước đang trong thời kỳ đổi mới phấn đấu cho mục tiêu “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước và trong những năm gần đây liên tục đạt được mức tăng trưởng cao (trên 10%). Đề tài “Cơ sở hạ tầng ga đường sắt liên vâ ̣n quốc tế Đồng Đăng” được chọn trong việc phân tích thực trạng và giải pháp phát triển kinh doanh vận tải ngành đường sắt Việt Nam có ý nghĩa vận dụng lý thuyết để phân tích thực trong sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt, làm sáng tỏ những nhân tố và giải pháp cơ bản đảm bảo sự phát triển bền vững của ga trong công cuộc đổi mới. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: cơ sở hạ tầng ga đường sắt liên vâ ̣n quốc tế Đồng Đăng. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ 10 năm qua và cho tới đến năm 2022. 3. Mục tiêu - Đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ga đường sắt liên vâ ̣n quốc tế Đồng Đăng trong những năm gần đây, nêu những vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hô ̣i nói chung và hoạt đô ̣ng logisics nói riêng - Vận dụng lý luâ ̣n vào thực tiễn để đề ra các khuyến nghị nhằm phát triển cơ sở hạ tầng ga Đồng Đăng. 4. Kết cấu đề tài Chương 1. Tổng quan về ga Đồng Đăng Chương 2. Thực trạng cơ sở hạ tầng của ga Đồng Đăng Chương 3. Những vấn đề đặt ra về cơ sở hạ tầng ga đồng đăng, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hô ̣i và hoạt đô ̣ng logistics Chương 4. Khuyến nghị và đề xuất giải pháp 4 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ GA ĐỒNG ĐĂNG 1.Vị trí địa lý Ga quốc tế Đồng Đăng nằm trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, cách thành phố Lạng Sơn 14 km về phía Đông Nam, là nơi tiếp giáp của Quốc lộ 1A, 1B, đường 4, đường lên Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Đây là nhà ga xe lửa lớn được kết nối với Trung Quốc tại khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Nhà ga là điểm kết thúc tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng và được nối với ga Bằng Tường (Trung Quốc). 2. Lịch sử hình thành Ngày 24/4/1889, Chính phủ Pháp quyết định xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên ở Bắc Kỳ, đến ngày 8/4/1902, ga Đồng Đăng được hình thành như là một điểm đỗ cuối của tuyến đường Hà Nội - Mục Nam Quan. Ngày 1/1/1908, khi đưa thêm 4 km đường sắt Đồng Đăng - Nam Quan vào khai thác, ga Đồng Đăng trở thành nhà ga có tác nghiệp cả hai đầu. Như vậy, năm 1908, ga Đồng Đăng đã trở thành một công trình đường sắt được xây dựng để phương tiện giao thông vận tải dừng, tránh, vượt, dỡ hàng hóa, đón trả khách, thực hiện tác nghiệp và các dịch vụ khác. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tuyến đường sắt Hà Nội - Nam Quan bị tê liệt, các nhà ga bị bỏ trống cho đến ngày cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược thắng lợi.Ngày 28/2/1955, chuyến tàu đầu tiên thông đường đã chạy từ ga Yên Viên đến ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường (Trung Quốc). Đầu máy đoàn tàu mang quốc kỳ 2 nước Việt - Trung cùng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông được nhân dân hai nước nồng nhiệt đón chào. Và chỉ 6 tháng sau, đường sắt quốc tế Hà Nội - Bắc Kinh - Matxcova - Berlin đã chính thức khai thông. Ngày 19/7/1955, Hội nghị liên vận 10 nước xã hội chủ nghĩa (OSZD) họp ở Berlin (Đức) thống nhất kết nạp Đường sắt Việt Nam là thành viên. Ngày 1/8/1955, đường liên vận quốc tế Hà Nội - Bắc Kinh - Moscow - Berlin chính thức khai thông, trung tuần tháng 8/1955 chuyến tàu liên vận quốc tế Bắc Kinh - Hà Nội đưa những hành khách đầu tiên về đến ga Hà Nội. Ngày 19/7/1955, ngành Đường sắt Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức đường sắt các nước xã hội chủ nghĩa (OSZD). Đó cũng là ngày ga Đồng Đăng trở thành ga liên vận quốc tế - nơi đầu tiên thay mặt ngành Đường sắt Việt Nam tiếp đón, nơi cuối tiễn đưa các đoàn tàu chở hành khách, hàng hoá quốc tế vào Việt Nam cũng như của Việt Nam ra quốc tế. Trải qua những thăng trầm của giai đoạn sau 1979, đến năm 1992, từ trong đổ nát, ga Đồng Đăng đã hồi sinh. Ngày 14/2/1996, ga Đồng Đăng được khánh thành khôi phục thông xe đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam-Trung Quốc. Từ đây bắt đầu thời kỳ hòa 5 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 nhập đầy đủ và trọn vẹn của ga Đồng Đăng trong công cuộc đổi mới của ngành Đường sắt trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo. Hiện nay, ga Đồng Đăng trở thành nơi trung chuyển hàng hóa lớn của cả nước, các nước ASEAN sang thị trường Trung Quốc và ngược lại. 3. Giá trị lịch sử Tuy là một trong những ga “sinh sau đẻ muộn” trên tuyến đường sắt Hà Nội Nam Quan nhưng ga Đồng Đăng có vị trí quan trọng, đại diện cho một “thiết bị kinh tế hiện đại” mà thực dân và tư bản Pháp vừa mang tới Việt Nam, lần đầu tiên hiện diện trên mảnh đất Đồng Đăng - vùng biên ải còn nhiều nét hoang sơ. Nó cũng bộc lộ rõ ý đồ “bình định”, khai thác thuộc địa đầy tham vọng của thực dân, tư bản Pháp đối với vùng đất có địa - chính trị quan trọng ở Việt Nam và Đông Dương. Nhưng xét theo quan điểm lịch sử và tiến hoá của nhân loại thì rõ ràng sự ra đời và hoạt động của đường sắt, với việc xuất hiện các điểm đỗ, các nhà ga, của các đoàn tàu trên dọc các tuyến đường đã hình thành nên các tụ điểm dân cư mới, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh nơi đây trở nên náo nhiệt, phồn thịnh hơn trước. Cùng với giao lưu kinh tế, giao lưu văn hoá giữa các vùng có đường sắt đi qua cũng phát triển hơn. Không phải ngẫu nhiên mà vào ngày 23/9/1925 chính quyền thực dân Pháp đã ra nghị định số 30431 thành lập thị xã Lạng Sơn, đô thị của tỉnh Lạng Sơn. Trước năm 1891, khi chưa có tuyến đường sắt đi qua thì Lạng Sơn vẫn là một tỉnh hầu như tách biệt với Bắc Kỳ. Sau khi tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn hoàn thành, “điều đầu tiên dễ nhận thấy là dân địa phương, các thương gia miền xuôi, Trung Quốc có tới mấy ngàn trong một phiên chợ, hàng hoá rất nhiều, như có một sự thay đổi kỳ lạ ...” (theo Địa chí Lạng Sơn, tr.322 và 323) Để có được tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, rất nhiều người đã phải hi sinh. Đội ngũ công nhân viên đường sắt, trong đó có ga Đồng Đăng, luôn có ý thức phản kháng bọn ngoại xâm, tinh thần yêu nước luôn âm ỉ cháy trong lòng họ. Trong những năm 1925 - 1930, tại Lạng Sơn phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, Lạng Sơn trở thành một đầu mối giao thông liên lạc của những chiến sĩ và tổ chức yêu nước, cách mạng đang hoạt động trong và ngoài nước. “Các ga Kỳ Lừa, Tam Lung, Đồng Đăng, Na Sầm là những trạm bí mật đón tiếp và là những hộp thư liên lạc” của cán bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên qua lại, đi về hoạt động” (Địa chí Lạng Sơn, tr.241). Sau cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn thử thách hiểm nguy. Nhưng Đảng và Nhà nước ta nêu cao khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết”, “ vừa kháng chiến vừa kiến quốc”. Đối với ngành đường sắt được Chủ tịch Chính phủ chia thành 5 quận, quận V từ Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, trụ sở tại Hà Nội, các quận đặt dưới sự quản lý của Giám đốc Nha Hoả xa đặt tại Hà Nội. Sau khi được tập hợp, bộ máy được hình thành, đội ngũ công nhân viên của ngành Đường sắt Việt Nam đã bắt tay ngay vào phục vụ cuộc đấu tranh thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng. Hàng trăm đoàn tàu chở gạo từ Nam ra góp phần 6 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 dập tắt nạn đói khủng khiếp ở miền Bắc; các đoàn tàu ngày đêm đưa các chiến sĩ trong đoàn quân Nam tiến vào chống quân Pháp xâm lược ở miền Nam. Tháng 7/1946 2000 quân Pháp đã kéo vào Lạng Sơn thay thế quân Tưởng và bắt đầu phá phách. Trên tuyến đường sắt Hà Nội - Nam Quan, đêm 19/12/1946 bộ đội trung đoàn 44 và công nhân hóa xa đã phá sập cầu Phủ Lạng Thương dài 131m. Đến đầu năm 1947 ta tiếp tục phá huỷ triệt để mặt đường, nhà ga đoạn từ Yên Viên lên Bản Thí. Tuyến đường này hoàn toàn tê liệt, các nhà ga bỏ trống cho đến ngày cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược hoàn toàn chiến thắng, miền Bắc được giải phóng. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Đồng Đăng là ga địa đầu nằm trên tuyến đường chiến lược, các ga đường sắt trên tuyến Hà Nội - Hữu Nghị thành cảng nổi tiếp nhận toàn bộ hàng viện trợ và hàng nhập thay cho cảng Hải Phòng. Qua đó góp phần quyết định phá vỡ âm mưu thâm độc của giặc Mỹ muốn bao vây cắt đứt hoàn toàn nguồn viện trợ, đẩy các chiến trường của ta vào thế bị suy kiệt. Rồi suốt cuộc chiến 20 năm, ga Đồng Đăng tiếp nhận hàng hóa chính từ Liên Xô, Đông Âu và Trung Quốc theo đường sắt vào VN. Đó là các loại xe cộ, vũ khí, quân trang, nhiên liệu, lương thực… Tháng 5/1972 Mỹ phong tỏa cảng Hải Phòng và toàn bộ vùng cửa sông ven biển miền Bắc nước ta. Đảng và Chính phủ chủ trương “lật cánh vận tải” biến các ga đường sắt trên tuyến Hà Nội - Hữu Nghị thành cảng nổi tiếp nhận toàn bộ hàng viện trợ và hàng nhập thay cho cảng Hải Phòng “Tuyến đường sắt Hà Hữu trở thành tuyến chiến lược số một, có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh đất nước”. Phần lớn hàng hóa quốc tế đều theo đường sắt vào Lạng Sơn.Ga Đồng Đăng thành "cảng nổi" của miền Bắc, toàn bộ nhân công cảng Hải Phòng tập trung đến mới xếp dỡ kịp lượng hàng khổng lồ lên tới 1.375.000 tấn chỉ trong năm 1972. Đó là thắng lợi chung cực kỳ quan trọng, có sự đóng góp xứng đáng của tỉnh Lạng Sơn, của ngành đường sắt Việt Nam, của cán bộ công nhân viên ga Đồng Đăng, điểm tiếp nhận hàng hoá lớn nhất miền Bắc trong năm 1972. Thắng lợi đó đã góp phần quyết định phá vỡ âm mưu cực kỳ thâm độc của giặc Mỹ muốn bao vây cắt đứt hoàn toàn nguồn viện trợ, đẩy các chiến trường của ta vào thế bị suy kiệt. Đặc biệt, ngày 26/2/2019, nhà ga Đồng Đăng vinh dự đón tiếp và tiễn Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu đến Việt Nam trong chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2 và thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Đây là vinh dự và niềm tự hào lớn không chỉ của cán bộ, nhân viên làm việc tại nhà ga mà còn là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GA ĐỒNG ĐĂNG 1. Trong thời kỳ lịch sử Ga Đồng Đăng đã được Pháp sớm khởi xây để viện binh phòng thủ biên giới và trở thành chứng nhân bao thời cuộc máu lửa và được mệnh danh là "Cảng nổi" Đồng Đăng. Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng được khởi xây năm 1890 và hoàn thành năm 1902. Đây cũng là năm khánh thành ga Đồng Đăng với hai dãy nhà ba gian, cao hai tầng, lợp ngói, có hành lang bao quanh cùng pháo đài và một đồn cảnh gần bên. 7 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Dự định buôn bán, đặc biệt là sợi bông với Trung Quốc, bất khả thi trong giai đoạn này. Tuy nhiên, tuyến đường sắt hình thành đã dần giúp đổi thay Lạng Sơn hoang vắng. Chín năm kháng Pháp, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn nhiều đợt bị gián đoạn và được tái thiết từ tháng 7-1954. Chiến tranh đổ nát: ga Đồng Đăng ngày 17-2-1979 sau loạt pháo đầu tiên hầu hết các phần nhà ga bị nổ mìn sập đổ nát. Nhiều đầu máy, toa xe và đường ray bị tháo đem về bên kia biên giới. Suốt mươi năm sau, Đồng Đăng trở thành vành đai biên giới được quân đội canh phòng. Mãi đến tháng 12-1991, nhà ga biên viễn này mới được tái lập, đường sắt được lắp đặt lại để thông tàu Hà Nội - Đồng Đăng chuyến đầu tiên vào ngày 4-8-1992. Cuộc đổi thay lịch sử: chuyến tàu đầu tiên từ Hà Nội đến Đồng Đăng khởi đầu cho giai đoạn tái vận chuyển, buôn bán hàng hóa sôi động qua biên viễn này. Mảnh đất tan nát vì chiến tranh bắt đầu hồi sinh theo bánh tàu quay, kể từ đôi tàu liên vận Hà Nội Bằng Tường hoạt động sau nghị định thư về liên vận quốc tế ngành đường sắt hai nước Việt - Trung ký kết vào ngày 14-2-1996, ga Đồng Đăng nhộn nhịp trở lại. 2. Trong bối cảnh hiện tại Cửa khẩu Ga Đồng Đăng nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, có diện tích khoảng 56.000m2 , bao gồm: Khu vực trung tâm 1 , quảng trường ga, phòng đợi tàu, khu đầu máy, cung đường sắt và toàn bộ bãi hóa trường (khu nhà chuyển hàng hóa từ phương tiện ô tô sang tàu hỏa và từ tàu hỏa sang ô tô), đoạn đường sắt hộ tống từ nhà ga đến điểm dừng đầu ghi trên biên giới theo phạm vị hành lang an toàn giao thông đường sắt dài khoảng 3,4km. Trong Ga Đồng Đăng có 10 đường sắt, đều là đường khổ lồng (có thể chạy được tàu khổ 1.000mm và tàu khổ 1.435mm). Tuyến đường sắt khổ lồng này chạy từ Ga Đồng Đăng về đến Ga liên vận quốc tế Gia Lâm. Toàn tuyến Hà Nội - Đồng Đăng có chiều dài khoảng 167km, với 21 ga, tốc độ chạy tàu khoảng 60km/h, năng lực thông qua tối đa 19 đôi tàu/ngày đêm. Sau nhiều năm vận hành và khai thác, thực trạng cơ sở hạ tầng Ga Đồng Đăng đã không còn đáp ứng được đầy đủ các điều kiện của địa điểm kiểm tra, giám sát hải quan về hàng hóa đối với 1 cửa khẩu ga đường sắt quốc tế. Cụ thể như sau: - Khu vực bãi chứa hàng hóa (bãi hóa trường của nhà Ga) để làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá không được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, không đáp ứng nhu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. - Không có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm chi tiết theo vận đơn, tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động. - Không có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan Hải quan quản lý. - Lối vào bãi cho phương tiện đường bộ không trang bị barie dẫn đến nhiều khó khăn khi kiểm soát phương tiện. Trong khu vực bãi hóa trường không bố trí lối đi riêng, cổng 8 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 ra/vào riêng để sử dụng riêng biệt giữa khu vực lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh với hàng hóa nội địa; giữa các khu vực lưu giữ hàng hóa XNK, quá cảnh với hàng hóa nội địa không được ngăn cách riêng biệt; khu vực kiểm tra giám sát hàng hóa không có mái che. Ngoài ra, xuất nhập cảnh tại Ga Đồng Đăng cũng rất hạn chế do chưa có khu chờ cho hành khách khi gặp sự cố trong thời gian làm thủ tục xuất, nhập cảnh; luồng đăng ký xuất cảnh và nhập cảnh chưa được quy hoạch khoa học; hệ thống bến bãi, đường ray xuống cấp. 3. Trong mùa dịch covid 19 Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu đường bộ gặp nhiều khó khăn, vận tải đường sắt đã phát huy hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19 cũng như duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu. Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về tình hình kinh tế, xã hội, xuất khẩu nông sản, công tác chống dịch Covid-19... trên địa bàn Lạng Sơn 2 tháng đầu năm 2020, diễn ra (24/2/2020), lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cho biết, đầu năm 2020, thiên tai (mưa đá), dịch bệnh Covid-19... đã tác động ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn gặp rất nhiều khó khăn, do Trung Quốc áp dụng các biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu hàng hóa theo đường biên mậu để dập dịch Covid-19. Trước việc Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid” đã gây ách tắc cục bộ tại một số cửa khẩu đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sang làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa qua Ga Đồng Đăng… Kể từ ngày 20/2/2020, Trung Quốc cũng đã mở lại việc thông quan hàng hóa qua cửa khẩu phụ Tân Thanh. Tuy nhiên, do diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, phía bạn mới mở lại hình thức trao đổi tiểu ngạch có hợp đồng giao nhận, chưa mở lại hình thức trao đổi hàng hóa cư dân biên giới, nên tốc độ thông quan qua Cửa khẩu phụ Tân Thanh còn rất chậm, hiện mới chỉ đạt bình quân khoảng 10 xe hàng xuất khẩu/ngày. Để tăng năng lực thông quan hàng hóa xuất khẩu qua Cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn cũng đã đề nghị phía Trung Quốc cho xe sang khu vực kiểm hóa tại Cửa khẩu Tân Thanh để nhận nông sản nhập khẩu (hàng xuất của Việt Nam) trên cơ sở tuân thủ các qui định chống dịch của hai bên. Nếu phía bạn chấp thuận, tốc độ thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu trong những ngày tới qua Cửa khẩu phụ Tân Thanh sẽ được nhanh hơn. Hai mũi nhọn kinh tế của Lạng Sơn đó là xuất nhập khẩu, du lịch (chiếm 60% tỷ trọng đóng góp GDP) trong 2 tháng đầu năm 2020 đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019, trong đó xuất nhập khẩu giảm 47,8%, du lịch giảm 58%. Thu ngân sách nhà nước giảm sâu, trong đó thu ngân sách có huyện trên địa bàn giảm khoảng 70-80% so với cùng kỳ năm 2019. Hàng ngày, giữa hai ga đã chạy 4-5 đôi tàu, nhưng không thể nâng lên thành 6 đôi tàu như đã thống nhất trong Nghị định thư đường sắt hai bên vì tàu về nhiều cũng không có đường chứa”,Trong khi đó, hàng từ Trung Quốc về rất nhiều, chỉ riêng hai ngày cuối 9 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 tuần đã về đến 70-80 container. Còn tại ga cũng đang tồn nhiều container cả rỗng và nặng, chờ làm thủ tục hải quan để xếp hàng, trả vỏ hoặc chờ giải phóng hàng. Ngoài ra còn hàng từ nội địa tập kết về chờ làm thủ tục hải quan, hàng lập tại ga Yên Viên đi nội địa... Trong khi bãi hàng ga Yên Viên nhỏ nên quá tải. Hiện tại cả ga Yên Viên và ga Đông Anh tồn đến 600-700 container”, 4. Tình trạng buôn lậu Hàng hóa NK qua Chi cục Hải quan tại ga Đồng Đăng chủ yếu là nguyên liệu đầu vào của sản xuất như hàng tạp hóa, hàng tiêu dùng, phân bón, hóa chất, thép tấm, vật tư làm vật liệu nổ cho công nghiệp, linh kiện để sản xuất lắp ráp ô tô... và máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được như thiết bị hầm lò. Hàng XK chủ yếu là quặng sắt đã qua chế biến. Do đặc thù không có cặp cửa khẩu liền kề với nước láng giềng như ở các chi cục hải quan khác nên hàng hóa XNK qua ga Đồng Đăng đều là hàng hóa XNK chính ngạch theo hợp đồng thương mại. Thực tế hiện nay, hàng hóa chuyển cảng về làm thủ tục tại ga Yên Viên rất lớn, chủ yếu là mặt hàng tiêu dùng, tạp hóa… Đối với chủng loại hàng hóa này, doanh nghiệp chủ hàng không làm thủ tục mở tờ khai hải quan, thông quan tại ga Đồng Đăng. Do DN chưa mở tờ khai, không có hồ sơ hải quan nên việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa bị hạn chế. Trên bản trích lược khai chỉ ghi chung chung như "hàng tiêu dùng", "hàng tạp hóa", "đồ nhựa"... Do đó, công chức hải quan chỉ thực hiện lập biên bản bàn giao và kẹp chì vào các toa tàu chuyển cảng". Tuy nhiên, ngành đường sắt hiện nay sử dụng nhiều loại toa xe để vận chuyển hàng hóa như toa kín, có mui (toa G), toa không có mui kín (toa H) hoặc toa đĩa. Trong các toa trên, chỉ có toa G là đủ điều kiện niêm phong, kẹp chì, bảo đảm công tác giám sát của hải quan, còn các toa khác đều không đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan, không đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển đến ga liên vận nội địa. Bên cạnh đó, ga Đồng Đăng có đặc điểm là tàu liên vận chở hàng hóa XNK cùng với tàu khách xuất nhập cảnh đưa đón cả khách quốc tế và khách nội địa trên cùng nhà ga. Do vậy, công tác quản lý của cơ quan chức năng hoạt động tại đây tương đối khó khăn, phức tạp. Chẳng hạn tối 6-1-2011, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã vây ráp, chặn một đoàn tàu chở đầy hàng lậu từ ga Đồng Đăng về ga Yên Viên. Trong vụ việc này, một số ý kiến cho rằng Chi cục Hải quan ga Đồng Đăng đã không làm tròn nhiệm vụ. Tuy nhiên, bên Chi cục Hải quan ga Đồng Đăng cho rằng, đoàn tàu đó là đoàn tàu nội địa, do quản lý thị trường trực tiếp quản lý chứ không phải cơ quan Hải quan. Ngày 25/12/2017, lực lượng chức năng đã phát hiện 16 tấn hàng lậu trên 3 toa tàu hàng tại ga Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn - ga tàu hỏa cửa khẩu đầu tiên vào nội địa. Hơn 20 cán bộ chiến sĩ phải cật lực kiểm đếm trong suốt hơn 2 ngày mới phân loại được hết 16 tấn hàng không hóa đơn chứng từ, không nguồn gốc xuất xứ bắt trên 3 toa tàu tại ga Đồng Đăng. Các loại hàng hóa từ mỹ phẩm, quần áo, đồ gia dụng, linh kiện điện tử cho đến 10 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 những thùng hóa chất...đều không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn mác. Nếu như không bị lực lượng chức năng bắt giữ, theo lộ trình, 16 tấn hàng này sẽ được vận chuyển về ga Yên Viên, Hà Nội. Bên cạnh những vụ có quy mô lớn về buôn lậu cũng có những hành vi buôn lậu nhỏ lẻ. Vào ngày 12/5/2020, Đội 1, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã có đề xuất lãnh đạo phối hợp với Chi cục Hải quan Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng, Cục Hải quan Lạng Sơn chuyển luồng kiểm tra thực tế lô hàng của Công ty TNHH Phát Đạt Lạng Sơn, mở tờ khai ngày 10/5. Hàng hóa được công ty vận chuyển bằng tàu liên vận quốc tế từ Trung Quốc về Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng, Lạng Sơn. Theo khai báo của doanh nghiệp hàng hóa gồm 5 mục hàng (máy cắt vải, máy làm thân khẩu trang, hạt nhựa, chậu tắm trẻ em bằng nhựa, khung gương soi, kèm giá đỡ bằng sắt kết hợp nhựa). Kết quả kiểm tra thực tế bước đầu cơ quan hải quan phát hiện có 17 mục hàng doanh nghiệp không khai báo hải quan như màn hình điện thoại, pin điện thoại, ổ cứng máy tính, ram máy tính, máy làm đẹp, linh kiện ô tô... 5. Năng lực vận tải và kết quả hoạt động Nhìn chung, hoạt động XNK hàng hóa qua cửa khẩu Ga Đồng Đăng không phát sinh nhiều loại hình, số lượng hàng hóa XNK không lớn. Hàng xuất khẩu chủ yếu là quặng sắt, nhôm thỏi, cây huyết đằng, quả Thanh Long (xuất kinh doanh), da heo khô, chân lợn, chân gà nấu chín,... (xuất gia công). Hàng nhập khẩu chủ yếu là thép các loại, vật liệu chịu lửa; melamine (nhập kinh doanh), da lợn, chân gà đông lạnh, chân lợn đông lạnh, hóa chất,... (nhập gia công). Ngoài ra, Chi cục Hải quan Ga Đồng Đăng còn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh, hàng chuyển cửa khẩu là linh kiện điện tử, nguyên liệu, thành phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu trên cả nước; hàng hóa vận chuyển độc lập. Năm 2018, hàng hóa XNK qua cửa khẩu Ga Đồng Đăng không cao, thường xuyên bị gián đoạn do phía Trung Quốc tiến hành xây dựng khu vực bãi XNK nông sản. Năm 2019, hoạt động XNK hàng hoá diễn ra ổn định, tổng kim ngạch XNK qua cửa khẩu giảm nhẹ (giảm 0,25%) so với cùng kỳ. Năm 2020, tình hình dịch COVID-19 phức tạp nhưng hoạt động XNK hàng hóa qua cửa khẩu Ga Đồng Đăng vẫn tăng, nhiều mặt hàng đóng góp lớn cho thu ngân sách như: thép, hóa chất, quặng, than, điện cực,…; đặc biệt, từ tháng 02/2020 đã thực hiện thí điểm thông quan XNK đối với một số mặt hàng nông sản, hoa quả (được cho phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc) trong đó có mặt hàng Thanh Long vào đúng mùa vụ thu hoạch. Việc thực hiện thí điểm này góp phần quan trọng trong nỗ lực giải phóng nông sản, hoa quả và phương tiện vận tải bị ùn ứ tại khu vực các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh do năng lực thông quan hạn chế vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, mở ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước để xuất khẩu mặt hàng quả Thanh Long cũng như các loại hoa quả, nông sản khác qua cửa khẩu đường sắt. Đến tháng 5/2020 tại cửa khẩu Ga Đồng Đăng xuất khẩu thêm một số mặt hàng hoa quả khác như Xoài, Mít và quá cảnh mặt hàng Sầu Riêng, Măng Cụt, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Kim ngạch XNK hàng hoá 11 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 qua cửa khẩu Ga Đồng Đăng năm 2020 đạt khoảng 98 triệu USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Năm 2021, tình hình dịch COVID-19 đã được kiểm soát trong 4 tháng đầu năm, tuy nhiên từ đầu tháng 5/2021 tình hình dịch COVID-19 trong nước diễn biến phức tạp, phía Trung Quốc đã thay đổi một số quy định về XNK như tạm ngừng thông quan tại một số cặp cửa khẩu và thực hiện kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt. Đây cũng là thời điểm mặt hàng quá cảnh qua địa bàn tỉnh tăng cao, chủ yếu xuất qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Ga Đồng Đăng. Riêng tại cửa khẩu Ga Đồng Đăng, có thời điểm hàng hóa tăng cao trung bình xuất khoảng 24 toa/ngày, các mặt hàng hoa quả quá cảnh được vận chuyển bằng đường bộ lên đến Ga Đồng Đăng rồi chuyển container sang tải lên tàu. Theo thống kê từ Chi cục Hải quan ga đường sắt Đồng Đăng, năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu ga Đồng Đăng đạt 162,4 triệu USD, tăng 65,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2022, hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn do đơn vị quản lý cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, đơn vị đã tiếp nhận và giải quyết thủ tục cho 1.691 bộ tờ khai với trị giá trên 127 triệu USD; giám sát 699 chuyến tàu với 10.651 toa hàng hóa; trong đó có 7.049 toa chuyển thẳng về ga Yên Viên và 3.521 toa sang tải tại ga Đồng Đăng. Với lượng hàng hóa lớn đã giúp cho kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn do Chi cục Hải quan ga đường sắt Đồng Đăng tăng 145,5% và số thu ngân sách mà đơn vị thu được tính đến ngày 22/5/2022 đạt 215 tỷ đồng, bằng 104,8% chỉ tiêu được giao năm 2022. Cũng trong 5 tháng đầu năm 2022, Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng đã làm tiếp nhận và giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu cho 295 doanh nghiệp đăng ký, tăng 251,1% so với cùng kỳ năm 2021. Cửa khẩu Ga Đồng Đăng là cửa khẩu quốc tế vì vậy có thể thực hiện nhiều loại hình xuất nhập khẩu như: quá cảnh, chuyển cửa khẩu, tạm nhập, tái xuất,… Việc thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Ga Đồng Đăng đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, mặt hàng hoa quả tươi chỉ cần vận chuyển lên tàu liên vận sau đó đi thẳng sang Trung Quốc, không phải thực hiện chuyển tải nên không gây ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu. CHƯƠNG III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG GA ĐỒNG ĐĂNG, ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 1. Vấn đề đặt ra Vận chuyển đường sắt có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải của cả nước. Góp phần lưu thông hàng hóa và vận chuyển hành khách, giúp giảm bớt sự quá tải của các hình thức vận chuyển khác. Đây là hình thức hỗ trợ đắc lực cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước với phạm vị trong nước và quốc tế. Một số loại hàng hóa đặc thù vẫn sử dụng vận chuyển đường sắt là chủ yếu, mà khó có thể thay thế bằng các phương thức mới hiện nay. Nhà nước vẫn đang có sự đầu tư 12 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 đúng mức và quan tâm nhất định đến vận chuyển đường sắt khi hệ thống đường sắt đã hoàn thiện trong mạng lưới giao thông vận tải. Hiện nay tại ga Đồng Đăng khổ tàu chạy vẫn là khổ 1m và 1,435m. Nhưng sử dụng khổ 1m là chủ yếu, điều này làm cho các tàu của chúng ta khi giao thương với các nước bạn đặc biệt là Trung Quốc thì rất khó. Khi hàng hóa được mang tới cửa khẩu thì chúng ta lại mất thời gian ở khâu xếp dỡ hàng hóa khi phải chuyển hàng hóa từ tàu của chúng ta sang tàu của nước bạn. Nếu chúng ta quy hoạch được khổ tàu thì lưu chuyển thông suốt và tiết kiệm được chi phí rất lớn. Bãi chứa hàng hóa tại ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng đang không đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo phân tích của đơn vị, khu vực bãi chứa hàng hoá để làm thủ tục xuất nhập khẩu không được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, không đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Tại đây không có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động. Đồng thời, cũng không có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan Hải quan quản lý. Hệ thống các đường xếp dỡ, kho bãi hàng và trang thiết bị phục vụ xếp dỡ ở ga hạn chế (5.500 m2 bãi, 1.300 m2 kho), năng lực đón gửi tàu 15,6 đôi/ngày đêm chung cho cả hai khổ đường, năng lực xếp dỡ 72 xe khổ đường 1000mm hoặc 62 xe khổ đường 1.435 mm. Do năng lực xếp dỡ hạn chế nên hầu hết hàng hóa liên vận quốc tế đến ga làm thủ tục sau đó trung chuyển về ga liên vận quốc tế Yên Viên để thực hiện khai báo, thông quan hoặc về các ga nội địa khác để tổ chức xếp dỡ. 2. Tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hô ̣i và hoạt đô ̣ng logistics 2.1. Kinh tế Vận tải đường sắt liên vận quốc tế phát triển sẽ tạo ra được các chuỗi vận chuyển góp phần đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế xã hội giữa các nước trong khu vực và thế giới, đường sắt Việt Nam đã kết nối được với các nước trên thế giới ở cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) và Lào Cai. Do đó, đề xuất những giải pháp, định hướng và chương trình phát triển để góp phần vào xây dựng bảo vệ đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Để tăng cường hội nhập, ngành đường sắt cũng đã đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai nhiều ứng dụng như phần mềm bán vé điện tử, quản trị vận tải hàng hóa, tổ chức thư báo điện tử… Ga Đồng Đăng có vai trò quan trọng trong phát triển kết cấu hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) Đồng Đăng – Lạng Sơn, để khu vực này trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh, phấn đấu xây dựng Lạng Sơn sớm trở thành một trong những trung tâm, đầu mối hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, du lịch và kinh tế cửa khẩu trọng 13 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 điểm của vùng Đông Bắc, đồng thời là cửa ngõ thông thương hàng hóa của các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc và ngược lại. Sau 10 năm, Khu KTCK đã tạo nên những dấu ấn rõ nét, qua đó góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao so với tốc độ tăng chung của tỉnh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đặc biệt, từ khi thành lập đến nay, Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn đã giúp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh diễn ra sôi động. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu thuộc Khu KTCK giai đoạn 2009 – 2018 ước đạt hơn 26.000 triệu USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả tỉnh. Đặc biệt, năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn lần đầu tiên vượt 5 tỷ USD. Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn đã trở thành động lực, đóng góp quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế chung của tỉnh. 2.2. Văn hóa – xã hội Ga được xây dựng ở thị trấn Đồng Đăng nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Lạng Sơn nằm gần như hoàn toàn trong phạm vi địa giới của huyện Cao Lộc. Bên cạnh đó, huyện Cao Lộc còn giữ vị trí chiến lược không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực quân sự, an ninh quốc phòng. Đây là yếu tố thuận lợi, tạo cơ hội giao lưu văn hóa, kinh tế giữa huyện Cao Lộc nói riêng và toàn tỉnh Lạng Sơn nói chung với các tỉnh khác. Do đó ga Đồng Đăng có vai trò quan trọng trong phát triển giao lưu văn hóa - xã hội giữa Lạng Sơn - Trung Quốc nói riêng, cũng như giữa Việt Nam Trung Quốc nói chung. Trên địa bàn huyện Cao Lộc có các dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 5 dân tộc chủ yếu là Tày chiếm 30,64%, Nùng chiếm 57,94%, người Dao chiếm 2,56%, Hoa chiếm 0,39%, Kinh chiếm 8,26%, các dân tộc khác 0,21%. Trên địa bàn huyện có bà con giáo dân sinh sống, có các cơ sở đền Mẫu thị trấn Đồng Đăng, chùa Bắc Nga xã Gia Cát. Nơi đây vốn đã có nhiều dân tộc cùng chung sống với nhau giờ có thêm ga đường sắt và cửa khẩu là nơi lý tưởng cho cư dân giao lưu văn hóa với nhau không chỉ trong vùng mà cả với nước ngoài. Cơ sở hạ tầng đặc biệt là ga liên vận quốc tế Đồng Đăng phát triển sẽ là cầu nối cho người dân quảng bá được bản sắc dân tộc, quốc gia mình được tốt hơn. Thị trấn Đồng Đăng cũng nổi tiếng có thiên nhiên thuận lợi và nhiều địa điểm du lịch như Nhà thờ Giáo xứ Đồng Đăng, Pháo đài Đồng Đăng, Đền mẫu Đồng Đăng chợ Đồng Đăng,... Đặc biệt vào ngày 27/5/2019 UBND tỉnh Lạng Sơn ra quyết định công nhận ga quốc tế Đồng Đăng là điểm du lịch sau đón tiếp và tiễn Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu đến Việt Nam. Ga Đồng Đăng không chỉ là một nhà ga đưa đón khách hay chở hàng hóa bình thường mà có thể coi như là một biểu tượng của Đồng Đăng nói riêng và của tỉnh Lạng Sơn nói chung. Sau khi được công nhận là một địa điểm du lịch UBND Lạng Sơn đã có đề nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho Chi nhánh Ga quốc tế Đồng Đăng tiếp tục đầu tư xây dựng, chỉnh trang khu vực nhà ga, qua đó từng bước hoàn thiê ̣n để Ga quốc tế Đồng Đăng trở thành điểm đến ấn tượng của du khách khi đến thăm nơi đây. 14 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 2.3. Hoạt đô ̣ng logistics Ga Đồng Đăng có vai trò quan trọng trong mạng lưới logistics quốc gia, giúp liên kết với các loại hình vận tải với nhau, giúp giảm áp lực lên cơ sở hạ tầng, cắt giảm tối đa thời gian luân chuyển hàng hóa. Nhờ đó, hệ thống logistics như hệ thống kho bãi, thu gom hàng hóa, các dịch vụ khách hàng… hạn chế sự phụ thuộc vào đường bộ, đường bộ tiến tới sẽ chỉ còn đóng vai trò kết nối ở các chặng ngắn, dần bám theo trục xương sống là đường sắt. Từ trung tuần tháng 2-2020, ngành đường sắt đã chính thức khai thác tàu container lạnh liên vận quốc tế vận chuyển thanh long chạy thẳng từ ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) sang ga Bằng Tường (Trung Quốc). Chỉ trong khoảng một tháng kể từ khi chạy chính thức, ngành đường sắt đã tham gia xuất khẩu được khoảng 200 container thanh long và hiện vẫn duy trì chạy đều đặn hằng tuần. Tính chung năm 2020, tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua ga là 300 nghìn tấn, trong đó, hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, sắt thép và hóa chất, hàng xuất khẩu tập trung vào quặng và nông sản. Theo đại diện công ty cổ phần vận tải và thương mại Đường sắt RATRACO cho biết tiềm năng vận chuyển container nói chung và container lạnh nói riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới là rất lớn, nhưng để khai thác tiềm năng đấy cần có những đột phá về tư duy, đặc biệt là sự quan tâm đầu tư cho hạ tầng đường sắt liên vận tại ga Đồng Đăng nói chung và ga đường sắt nói riêng. Dù vậy, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, khi cơ sở hạ tầng ga Đồng Đăng đã xuống cấp, thiếu trung tâm logistics, điều kiện kho bãi hàng chưa đáp ứng; nhất là hệ thống đường sắt từ ga Đồng Đăng kết nối tới ga Gia Lâm (Hà Nội) và đến các địa phương khác, nhất là các tỉnh phía Nam đang gặp “vướng” do khác khổ đường sắt, phải chuyển tàu làm phát sinh chi phí logistics như chi phí bốc xếp, kho bãi của doanh nghiệp… Số lượng các toa chuyên chở container trên đường sắt còn thấp và các trang thiết bị chuyên dụng cho việc xếp dỡ container lên xuống tàu tại ga còn thiếu, chưa đồng bộ do chưa được đầu tư nên đã phần nào hạn chế các doanh nghiệp logistics trong việc tiếp cận các dịch vụ vâ ̣n tải tại ga. Những điều này ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của ga và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua ga Đồng Đăng. Tuy nhiên nước ta đang có những nỗ lực trong viê ̣c bắt đầu gỡ nút thắt hạ tầng ga Đồng Đăng. Đặc biệt các nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường tiếp tục được khuyến khích xu hướng phát triển logistics xanh (green logistics) nhằm tính toán và giảm thiểu tác động sinh thái của hoạt động logistics. CHƯƠNG IV. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1. Về phía Nhà nước 15 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Nhà nước cần xác định được rõ vai trò và tầm quan trọng và thực thi các chính sách phát triển hạ tầng logistics ga đường sắt Đồng Đăng phù hợp nhằm phát triển và giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng logistics đường sắt nói chung, ga đường sắt liên vâ ̣n quốc tế Đồng Đăng nói riêng. Nhà nước cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình quy phạm, định mức… để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư, quản lý, khai thác, bảo trì cơ sở hạ tầng logistics đường sắt. Xây dựng, ban hành cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh vận tải đường sắt, dịch vụ hỗ trợ vận tải; xây dựng cơ chế đặc thù để huy động nguồn vốn đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng ga đường sắt, xây dựng, ban hành chính sách phát triển công nghiệp đường sắt và công nghiệp phụ trợ tạo tiền đề phát triển lĩnh vực đường sắt. Xây dựng và ban hành chính sách đầu tư, phát triển hệ thống kho ga, bãi hàng nhằm tiết kiệm tối đa chi phí vận tải đường sắt, đồng thời tăng khả năng cung cấp nguyên liệu, vật tư, hàng hóa đúng lúc; ban hành những quy định về phát triển đồng bộ hệ thống thông tin. Đặc biệt chú trọng ban hành những chính sách về việc phát triển kết nối cơ sở hạ tầng logistics ga Đồng Đăng với các cơ sở hạ tầng logistics khác để tạo nên một mạng lưới cơ sở hạ tầng có tính liên kết và đồng bộ cao, từ đó giảm thiểu đáng kể chi phí logistics của Việt Nam. Thứ hai, ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics ga đường sắt Đồng Đăng. Nhà nước cần ưu tiên tập trung nguồn lực nhà nước đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì cơ sở hạ tầng logistics đường sắt nhằm phát huy lợi thế của vận tải đường sắt; thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế. Nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hóa trong kinh doanh ga đường sắt Đồng Đăng, dịch vụ hỗ trợ vận tải; thu hút các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phương tiện vận tải, các công trình hỗ trợ cho hoạt động vận tải (ke ga, kho, bãi hàng, phương tiện xếp dỡ...); tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh. Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc Các mạng công nghiệp 4.0 và phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics ga Đồng Đăng như: ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IOT) trong phát triển hệ thống nhận dạng thông minh về logistics đường sắt, ứng dụng thực tế công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) vào hoạt động vận tải hàng hóa đường sắt liên quan đến các dự án quốc tế quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện thành công trao đổi dữ liệu điện tử trong vận tải hàng hóa quốc tế. 2. Về phía Doanh nghiêp̣ 16 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Ga đường sắt liên vận hàng hóa quốc tế Đồng Đăng thuộc sự quản lý của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). Nhóm em xin đề xuất một số giải pháp cho VNR để khắc phục những thực trạng cũng như tận dụng được tối ưu nhất ga đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng như sau: Thứ nhất, VNR nên thành lập một phòng ban riêng về chỉ đạo công tác vận tải liên vận quốc tế đường sắt, để thống nhất đầu mối chỉ đạo vận chuyển liên vận quốc tế của các đơn vị trong ngành đường sắt nói chung và ga Đồng Đăng nói riêng. Thứ hai, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét đầu tư nâng cấp kho, bãi đạt tiêu chuẩn để phục vụ vận tải hàng hóa trên toàn mạng lưới, xem xét bổ sung thêm các ga liên vận quốc tế, giúp giải tỏa ách tắc hàng hóa tại biên giới và hai ga liên vận quốc tế trên tuyến là Yên Viên và Đồng Đăng. Cùng với đó, mở rộng, nâng cấp các ga Sóng Thần, Diêu Trì, Kim Liên, Vinh, Đồng Đăng, Đông Anh, Kép thành nơi tập kết hàng hóa, container lớn. Thứ ba, VNR nên kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan giao lại hạ tầng các khu ga cho VNR theo hình thức tăng vốn để đơn vị thuận lợi, chủ động khai thác nguồn lực, đúng mục đích kinh doanh. Các khu ga được đầu tư hấp dẫn sẽ thu hút được vào phương tiện xếp dỡ, phương tiện vận tải, từ đó mang lại thặng dư và dành nguồn lực đó đầu tư các khu ga khác, trong khi nếu chờ nguồn ngân sách thì rất lâu mới bố trí được. Thứ tư, rà soát, xác định một số ga hiện hữu còn quỹ đất hoặc có thể mở rộng, nâng cấp kho bãi thành điểm tập kết hàng hóa bằng đường bộ, từ đó vận chuyển bằng tàu và đề xuất cơ chế đầu tư. Đồng thời, nghiên cứu mở ga mới trên tuyến gần khu công nghiệp, những vị trí thuận lợi về đường bộ kết nối, không vướng về mặt bằng để đầu tư làm ga tập kết, trung chuyển hàng hóa. Thứ năm, sớm đầu tư diện rộng và đồng bộ hệ thống toa tàu container chạy đông lạnh để phục vụ vận chuyển hàng nông sản, hoa quả cần bảo quản đông lạnh xuất khẩu, bởi hiện đang phải sử dụng toa tàu đông lạnh của Trung Quốc. Thứ sáu, quan tâm nghiên cứu, xem xét việc định hướng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic, vận tải, bốc xếp hàng hóa đầu tư phát triển dịch vụ này tại khu vực cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng, với mục tiêu vận hành cửa khẩu theo hướng chuyên nghiệp, giảm chi phí thuê ngoài, từ đó giúp thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này. Thứ bảy, công ty nên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong vận hành ga Đồng Đăng. Các ứng dụng như IOT, RFID,..... giúp giảm sự tắc nghẽn hàng hóa trong mùa cao điểm; chi phí thủ tục giảm, trao đổi dữ liệu điện tử trong vận tải hàng hóa quốc tế nhanh chóng tránh những tổn thất không đáng có. 17 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 KẾT LUẬN Ga đồng đăng có vai trò chiến lược trong hoạt động kinh tế đặc biệt quan trọng, không chỉ trong khu vực Lạng Sơn mà còn liên kết liên tuyến tới các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh,...Là cửa ngõ kinh tế giao thương với nước láng giềng Trung Quốc. Nhà nước nên có chiến lược cải tạo nâng cấp, song song với đó là khai thác có hiệu quả và đẩy mạnh xuất nhập khẩu gia tăng tỷ trọng kinh tế. Cùng đó, Ga Đồng Đăng chủ động phối hợp với các chính quyền địa phương có hệ thống đường sắt đi qua tiến hành rà soát về thủ tục quản lý đất đai, cơ sở vật chất của các đơn vị nhà ga, cung đường, toa xe, đầu máy… để quản lý tốt cơ sở vật chất và đặc biệt là quản lý ngay tại các ga trực thuộc về vấn đề sử dụng goòng bàn trái phép để chở hàng hóa. Song song với đó, nhằm đảm bảo cho hành khách đi tàu, Ga Đồng Đăng thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng của C26 (Cục CSGT đường sắt và đường bộ) và C14 trong công tác đảm bảo trật tự trên các đoàn tàu khách.Qua đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp góp phần đảm bảo an ninh trật tự ATGT đường sắt.Các tàu chở hàng còn thường xuyên vận chuyển khối lượng lớn than đá, vật liệu nổ công nghiệp, còn trong các nhà kho thường xuyên chứa đựng, bảo quản hàng hoá các loại như vải khô, sắn khô với khối lượng từ 50-100 tấn/tháng, vì thế nguy cơ cháy, nổ là rất lớn. Chính vậy công tác phòng, chống cháy nổ được nhà ga luôn chú trọng, lực lượng và phương tiện, phương án phòng cháy chữa cháy luôn trong tư thế thường trực để sẵn sàng xử lý tình huống. Cùng với việc tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ…, những nỗ lực trong công tác đảm bảo TTATGT đường sắt chính là yếu tố góp phần tạo nên sự an toàn cho hành khách đi tàu, cũng như những phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ. Làm tốt việc này, Ga Liên vận quốc tế Đồng Đăng đang cho thấy bộ mặt mới của ngành đường sắt, điều này tạo nên niềm tin, thu hút khách đi tàu nhiều hơn, việc này sẽ góp phần giảm tải cho giao thông đường bộ. 18 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quản lý hải quan tại ga Đồng Đăng gặp khó (haiquanonline.com.vn) 2. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN (langson.gov.vn) 3. Bô giao thông vận tải 4. Sở công thương lạng sơn 5. Địa chí lạng sơn 6. Giải pháp nâng cao năng lực Ga đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng (bnews.vn) 7. Tàu hàng liên vận quốc tế qua ga Đồng Đăng thế nào? (baogiaothong.vn) 8. Ga Đồng Đăng liên tục ùn ứ hàng, đường sắt nói gì? (baogiaothong.vn) 9. Lạng Sơn: Đề nghị chưa dừng hoạt động hải quan tại ga Đồng Đăng từ 30/6 | Thời báo Tài chính Việt Nam (thoibaotaichinhvietnam.vn) 10. Công văn 4612/BTC-TCHQ 2022 nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt (thuvienphapluat.vn) 11. Microsoft Word - FR_Maintext_VN__TOC_May 2010 (jica.go.jp) 12. Quản lý hải quan tại ga Đồng Đăng gặp khó (haiquanonline.com.vn) 13. Hải quan ga đường sắt Đồng Đăng: Thông quan nhanh những chuyến tàu hàng (haiquanonline.com.vn) 14. Nâng cao hiệu quả phát triển KKT cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn | Tạp chí Kinh tế và Dự báo (kinhtevadubao.vn) 15. Tạp chí Kinh tế và Dự báo (kinhtevadubao.vn) 16. http://www.congdoandsvn.org.vn/Tin-tuc/cong-doan-duongsat-viet- nam/582429/hoi-nghi-nguoi-lao-dong-chi-nhanh-ga-dong-dang17. Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng (Lạng Sơn) trở thành điểm du lịch 18. VNR và tỉnh Lạng Sơn bàn cách thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường sắt 19 Downloaded by v? ngoc ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan