Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 2 Tiểu học lớp 2 tài liệu mới nhất ban tay nan bot...

Tài liệu Tiểu học lớp 2 tài liệu mới nhất ban tay nan bot

.DOCX
6
30
64

Mô tả:

TUẦN 1 Thứ sáu ngày 01 tháng 09 năm 2017 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 1: VÌ SAO CHÚNG TA VẬN ĐỘNG ĐƯỢC (TIẾT 1) A. MỤC TIÊU: - Nhân biết được các bộ phận cuả cơ quan vận động trên cơ thể. - Nêu được tác dụng của cơ quan vận động. * Sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” hoạt động 4-HĐCB B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Các hình 3,4,5 phóng to(hình trong tài liệu-tr4,5) - Bút dạ -Giấy A0 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I.Khởi động -HS chơi trò chơi. II.Bài mới: *Hoạt động 4: Làm việc với hình *Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được tên các cơ quan vận động và các xương,khớp xương. *Cách tiến hành: Bước 1 : Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Vì sao chúng ta vận động được? - Phát Phiếu học tập cho các nhóm. - HS làm việc theo nhóm 2: ghi vào phiếu học tập (Mục 1: Điều các em nghĩ) những hiểu biết ban đầu của mình về sự vận động của cơ thể. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Bước 2 : Bộc lộ những hiểu biết ban đầu: - Yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về sự vận động của cơ thể. - HS nêu những hiểu biết của mình về sự vận động của cơ thể. Bước 3 : Đề xuất câu hỏi, phương án tìm tòi: - GV yêu cầu: Các em hãy nêu thắc mắc của mình về sự vận động của cơ thể bằng một số câu hỏi (cho HS nêu miệng) - HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập (Câu hỏi các em đặt ra) Ví dụ HS có thể nêu: Tại sao chúng ta có thể đứng được? Tại sao cơ thể có thể chạy nhảy? - Lần lượt HS nêu câu hỏi - GV chốt lại một số câu hỏi (dự kiến): -Khi đi lại chúng ta sử dụng bộ phận nào của cơ thể ? - Trên mặt có xương và cơ không ? - Tay có xương không ? - 1 HS đọc lại các câu hỏi -GV: Để kiểm tra kết quả dự đoán của mình các em phải làm thế nào? - HS đề xuất các cách làm để kiểm tra kết quả dự đoán (VD: Thí nghiệm, quan sát, trải nghiệm...,) -GV: Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả, nhưng cách làm thí nghiệm và dựa vào trải nghiệm là phù hợp nhất. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu - Các nhóm HS tự thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào phiếu học tập-mục 3) - GV quan sát các nhóm. - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm trước lớp. -Học sinh tự thực hiện các thí nghiệm để trả lời được các câu hỏi đã đưa ra. +Chúng ta vận động được là nhờ xương và cơ trong cơ thể. +Tay thì có xương tay,xương bả vai, xương bàn tay. +Chân có xương đùi, xương bàn chân. + Sau mỗi lần đại diện nhóm trình bày thí nghiệm, GV có thể hỏi thêm: Có nhóm nào làm thí nghiệm khác như thế mà kết quả cũng giống như nhóm bạn không? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. - Các nhóm khác nêu thí nghiệm của nhóm mình (nếu khác nhóm bạn) - HS có thể trình bày thí nghiệm -Phát mỗi nhóm các tranh giống trong sách tài liệu học, thảo luận và điền đúng các xương và cơ. -GV quan sát. -Các nhóm Trình bày kết quả của nhóm mình. -GV nhận xét. Bước 5:Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: -GV nêu: Qua thí nghiệm và làm phiếu bài tập các em rút ra kết luận gì ? - HS trình bày phiếu học tập (Mục 4: Kết luận của các em). - GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 có gì khác nhau. - HS nêu. * Lưu ý: GV chỉ nhận xét nhóm nào trùng, nhóm nào không trùng ý kiến ban đầu; không nhận xét đúng, sai. * GV nhận xét, kết luận và chốt bảng: “ Cơ thể chúng ta vận động được nhờ cơ quan vận động ( xương, khớp xương và cơ) trên cơ thể.” -Vài HS đọc lại kết luận của GV. III. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau Ngày .... tháng .... năm 2017 Xác nhận đã soạn bài TUẦN 4 Thứ sáu ngày 22 tháng 09 năm 2017 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 2: LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN (TIẾT 2) A. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Nhận biết và nêu được tên các xương và cơ trên cơ thể. - Nên và không nên làm gì để cơ và xương phát triển. * Sử dụng phương pháp”bàn tay nặn bột” hoạt động 1-HĐTH B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh ảnh minh họa -Một vật nặng (gạch hoặc đá to) -Phiếu bài tập -Giấy A0 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I.Khởi động -HS chơi trò chơi. II.Bài mới: *Hoạt động 1: Thực hiện nhấc một vật *Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được tên các cơ quan vận động và các xương,khớp xương. *Cách tiến hành: Bước 1 : Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Làm gì để xương và cơ phát triển được? - Phát Phiếu học tập cho các nhóm. - HS làm việc theo nhóm 2: ghi vào phiếu học tập (Mục 1: Điều các em nghĩ) những hiểu biết ban đầu của mình về xương và cơ trên cơ thể. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Bước 2 : Bộc lộ những hiểu biết ban đầu: - Yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về xương và cơ trên cơ thể. - HS nêu những hiểu biết của mình về sự vận động của cơ thể. Bước 3 : Đề xuất câu hỏi, phương án tìm tòi: - GV yêu cầu: Các em hãy nêu thắc mắc của mình về xương và cơ trên cơ thể bằng một số câu hỏi (cho HS nêu miệng) - HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập (Câu hỏi các em đặt ra) Ví dụ HS có thể nêu: Tập thể dục có giúp xương và cơ phát triển không? Ăn uống đầy đủ có giúp xương và cơ phát triển không? - Lần lượt HS nêu câu hỏi - GV chốt lại một số câu hỏi (dự kiến): +Ăn gì để xương và cơ phát triển? +Tập thể dục đều đặn có giúp cơ phát triển không? - 1 HS đọc lại các câu hỏi -GV: Để kiểm tra kết quả dự đoán của mình các em phải làm thế nào? - HS đề xuất các cách làm để kiểm tra kết quả dự đoán (VD: Thí nghiệm, quan sát, trải nghiệm...,) -GV: Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả, nhưng cách làm thí nghiệm và dựa vào trải nghiệm là phù hợp nhất. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu - Các nhóm HS tự thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào phiếu học tập-mục 3) *Thí nghiệm: HS các nhóm tiến hành nâng một vật nặng - GV quan sát các nhóm. - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm trước lớp. -Học sinh tự thực hiện các thí nghiệm để trả lời được các câu hỏi đã đưa ra. +Khi nâng vật quá nặng và không đúng cách sẽ làm chậm sự phát triển của xương. + Nên ăn uống đầy đủ và tập thể dục đều đặn để giúp cơ và xương phát triển. - Sau mỗi lần đại diện nhóm trình bày thí nghiệm, GV có thể hỏi thêm: Có nhóm nào làm thí nghiệm khác như thế mà kết quả cũng giống như nhóm bạn không? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. - Các nhóm khác nêu thí nghiệm của nhóm mình (nếu khác nhóm bạn) - HS có thể trình bày thí nghiệm Bước 5:Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: -GV nêu: Qua thí nghiệm và làm phiếu bài tập các em rút ra kết luận gì ? - HS trình bày phiếu học tập (Mục 4: Kết luận của các em). - GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 có gì khác nhau. - HS nêu. * Lưu ý: GV chỉ nhận xét nhóm nào trùng, nhóm nào không trùng ý kiến ban đầu; không nhận xét đúng, sai. * GV nhận xét, kết luận và chốt bảng: “ Ăn uống đầy đủ và tập thể dục đều đặn giúp xương và cơ phát triển” -Vài HS đọc lại kết luận của GV. III. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau Ngày .... tháng .... năm 2017 Xác nhận đã soạn bài TUẦN 5 Thứ sáu ngày 29 tháng 09 năm 2017 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 3: THỨC ĂN ĐƯỢC TIÊU HÓA NHƯ THẾ NÀO?(TIẾT 1) A. MỤC TIÊU: - Nêu được tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá. - Phân biệt được cơ quan tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. * Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột ” ở hoạt động 2-HĐCB B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh 2(trang 15-TNXH) phóng to. -Phiếu bài tập -Giấy A0 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I.Khởi động -HS chơi trò chơi. II.Bài mới: *Hoạt động 2: Quan sát và nêu tên cơ quan tiêu hóa theo tranh *Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa. *Cách tiến hành: Bước 1 : Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Thức ăn được tiêu hóa như thế nào? - Phát Phiếu học tập cho các nhóm. - HS làm việc theo nhóm 2: ghi vào phiếu học tập (Mục 1: Điều các em nghĩ) những hiểu biết ban đầu của mình về cơ quan tiêu hóa. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Bước 2 : Bộc lộ những hiểu biết ban đầu: - Yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về cơ quan tiêu hóa. - HS nêu những hiểu biết của mình về sự vận động của cơ thể. Bước 3 : Đề xuất câu hỏi, phương án tìm tòi: - GV yêu cầu: Các em hãy nêu thắc mắc của mình về cơ quan tiêu hóa bằng một số câu hỏi (cho HS nêu miệng) - HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập (Câu hỏi các em đặt ra) Ví dụ HS có thể nêu: Thức ăn được nuốt xuống đâu? Thức ăn được nghiền nát ở đâu? - Lần lượt HS nêu câu hỏi - GV chốt lại một số câu hỏi (dự kiến): +Thức ăn được đưa vào bộ phận nào đâu tiên? +Thức ăn được đưa vào bộ phận nào trong cơ thể? +Sau khi tiêu hóa thức ăn được đưa đến đâu? +Làm sao thức ăn có thể đi ra ngoài cơ thể? - 1 HS đọc lại các câu hỏi -GV: Để kiểm tra kết quả dự đoán của mình các em phải làm thế nào? - HS đề xuất các cách làm để kiểm tra kết quả dự đoán (VD: Thí nghiệm, quan sát, trải nghiệm...,) -GV: Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả, nhưng cách làm thí nghiệm và dựa vào trải nghiệm là phù hợp nhất. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu - Các nhóm HS tự thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào phiếu học tập-mục 3) *Thí nghiệm: HS hoàn thiện được vị trí của các bộ phận cơ quan tiêu hóa trong tranh. - GV quan sát các nhóm. - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm trước lớp. -Học sinh tự thực hiện các thí nghiệm để trả lời được các câu hỏi đã đưa ra. +Khi thức ăn được đưa vào miệng, sau khi nhai và nuốt thức ăn sẽ đi qua đường thực quản và xuống đến dạ dày. +Thức ăn ở dạ dày sau khi tiêu hóa thì chất dinh dưỡng sẽ đến ruột non và được đưa đi nuôi cơ thể. Còn bã sẽ được đưa xuống ruột già, đưa ra ngoài cơ thể qua hậu môn. - Sau mỗi lần đại diện nhóm trình bày thí nghiệm, GV có thể hỏi thêm: Có nhóm nào làm thí nghiệm khác như thế mà kết quả cũng giống như nhóm bạn không? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. - Các nhóm khác nêu thí nghiệm của nhóm mình (nếu khác nhóm bạn) - HS có thể trình bày thí nghiệm Bước 5:Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: -GV nêu: Qua thí nghiệm và làm phiếu bài tập các em rút ra kết luận gì ? - HS trình bày phiếu học tập (Mục 4: Kết luận của các em). - GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 có gì khác nhau. - HS nêu. * Lưu ý: GV chỉ nhận xét nhóm nào trùng, nhóm nào không trùng ý kiến ban đầu; không nhận xét đúng, sai. * GV nhận xét, kết luận và chốt bảng: “ Thức ăn sau khi được đưa vào miệng sẽ xuống dạ dạy qua đường thực quản. Ở dạ dày sẽ co bóp, nghiền nát thức ăn.Sau đó các dưỡng chất sẽ đưa xuống dạ dày đi nuôi cơ thể, chất bã đưa xuống ruột già và đưa ra ngoài qua hậu môn.” -Vài HS đọc lại kết luận của GV. III. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau Ngày .... tháng .... năm 2017 Xác nhận đã soạn bài
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan