Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp, lồng ghép, giáo dục trong giảng dạy mĩ thuật...

Tài liệu Tích hợp, lồng ghép, giáo dục trong giảng dạy mĩ thuật

.PDF
8
68
94

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĨNH CỬU  BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỀ ÁN: VẬN DỤNG KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ LỊCH SỬ - VĂN – GDCD VÀO TIẾT MĨ THUẬT 8 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Trung Trường THCS Nguyễn Du Năm học: 2013 - 2014 Tiết 1O: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT Bài 10: SƠ LƯỢC MĨ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức Đạt chuẩn -Trình bày được bối cảnh lịch sử, những thành tựu cơ bản của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 Trên chuẩn 2: Học sinh biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung và giới mĩ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng như công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam 2.Kĩ năng: a.Kĩ năng môn học - Rèn cho HS kỹ năng thu thập thông tin, phân tích, khái quát hóa, kỹ năng hoạt động nhóm, vận dụng vào thực tế b.Kĩ năng sống +Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK,quan sát tranh hình để tìm hiểu bối cảnh lịch sử, xác định được các thành tựu cơ bản của mĩ thuật Việt Nam. +Kĩ năng đặt mục tiêu: Rèn luyện khả năng ghi nhớ phân tích tác phẩm +Kĩ năng giải quyết vấn đề: Xác định được các chất liệu, tác phẩm ra đời vào năm nào? ở đâu? +Kĩ năng trình bày sáng tạo 3.Thái độ - Giáo dục HS có nhận thức đúng đắn về của các thế hệ chiến sĩ cách mạng Lieân heä lồng ghép tích hợp liên môn: - Môn Địa lí: Địa điểm ra đời các tác phẩm - Môn lịch sử: Tinh thần chiến đấu của nhân dân Việt Nam trong thời kì chiến đấu. - Môn GDCD: Quyền tự to do của dân tộc - Môn Văn: Bản tuyên ngôn độc lập, ý nghĩa của tác phẩm II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 1.Giáo viên - Chuẩn bị một số tranh ảnh minh họa của các họa sĩ - Giáo án, SGK, SGV, đồ dùng trực quan 2.Học sinh Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập bô môn III.PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Trình bày 1 phút - Dạy học nhóm - Vấn đáp, tìm tòi - Trực quan IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: Gv gọi một số học sinh mang bài vẽ về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam lên nhận xét và cho điểm 3.Bài mới: Ở các năm dưới các em đã được học về mĩ thuật ở thời kỳ phong kiến, mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến 1954 vậy mĩ thuật ở giai đoạn 1954-1975 có những chuyển biến gì, có những tác phẩm nào nổi bật hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 10 : SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 PHƯƠNG PHÁP Việt Nam ở giai đoạn 1954-1975 có những chuyển biến gì về xã hội chúng ta cùng tìm hiểu phần 1 HOẠT ĐỘNG 1 : VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ Tìm hiểu về hoàn cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam giai đoạn 1954-1975? NỘI DUNG I. VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ Gv nhận xét tổng hợp và tóm tắt lại các ý chính *Liên hợp môn Địa lí GV:cho hs quan sát hình GV: Đặt câu hỏi Thực dân pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược Việt Nam ở đâu, vào năm nào? Lực lượng viễn chinh Pháp và Tây Ban Nha tấn công Bán đảo Sơn Trà- Đà Nẵng HS: Tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược của thực dân phương tây ở Việt Nam, thiệt lập bộ máy cai trị bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc *Liên hợp môn lịch sử Bộ đội Nam tiến Năm đât miên Nam ( Nguyễn Đỗnào? Xã hội Việt Nam giai đoạn này như thế 1955 – ) Cung Pham Xuân Thi - Thời kì này đất nước bị chia cách làm 2 miền Nắm + Miền Bắc xây dựng CNXH đất miền + Miền Nam tiếp tục kháng chiến Nam (Phạm - Các chiến sĩ luôn có mặtXuân các trên Thi) mặt trận văn hóa, nghệ thuật và mật trận 4.Củng cố/luyện tập Em hãy kể tên một số các tác giả của mĩ thuật Viêt Nam trong giai đoạn 1954-1975? Em hãy kể tên một số các tác phẩm của mĩ thuật Viêt Nam trong giai đoạn 1954-1975? Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 có những thành tựu cơ bản gì? Trong quá trình xâm lược Việt Nam thực dân Pháp Mỹ đã cho đánh bom tàn phá Miền Bắc, Miền Nam. Dải hàng ngàn lượng chất độc Dioxin vậy chất độc này có ảnh hưởng đến môi trường, con người hay không? Những ảnh hưởng đó ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào? Học sinh trả lời Gv nhận xét và tóm lại 5.Dặn dò/vận dụng - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi trong SGK - Đọc và soan trươc Bai 11: Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam - Chuẩn bị dụng cụ học tập  Sản phẩm của học sinh  Bài viết thu hoạch về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975  Bít được 1 số các tác phẩm giai đoạn này PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN THI CỦA GIÁO VIÊN 1.Tên dự án : TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP, GIÁO DỤC TRONG GIẢNG DẠY MĨ THUẬT LỚP 8 2. Mục tiêu dạy học: a.Kiến thức - Yêu cầu của HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức từ cấp độ thấp đến cấp độ cao. b.Kỹ năng - Biết vận dụng các kiến thức đã học để phát triển năng lực, trí tuệ cho học sinh ở các mức độ từ đơn giản đến phúc tạp. nội dung bao hàm các mức độ khác nhau trong nhận thức, có kỹ năng vận dụng tích hợp kiến thức giữa các môn học với nhau. - Biết vận dụng các kiến thức đã học vào các hoạt động thực tiễn. c.Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập và lồng ghép tích hợp liên môn: - Môn Địa lý: Nắm vững được địa điểm ra đời các bức tranh - Môn lịch sử: Tinh thần chiến đấu của nhân dân Việt Nam trong thời kì chiến đấu. - Môn GDCD: Quyền tự do của dân tộc - Môn Văn: Bản tuyên ngôn độc lập, ý nghĩa tác phẩm 3. Đối tượng dạy học của dự án: Khối lớp 8 4.Ý nghĩa của dự án: - Thông qua dự án này có thể giúp các em không những nắm được nội dung kiến thức mới một cách logic mà còn giúp các em biết cách hệ thống hóa toàn bộ các kiến thức của các môn học một cách có lặp luận chặt chẽ và chính xác. - Dự án này giúp cho học sinh biết sử dụng các kiến thức đã học vào giải quyết được, những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội, am hiểu các tác phẩm và trân trọng giá trị của cha ông ta để lại. - Dự án này tuy chưa lớn nhưng đây là một trong những phương pháp rất hay và tích cực đã phù hợp với mục đích của giáo dục phổ thông hiện nay là phải đào tạo những con người có khả năng đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội. Đó phải là những con người chủ động, năng động, sáng tạo, những con người có năng lực hành động, kỹ năng thích ứng cao, khả năng giao tiếp tốt, năng lực hợp tác, năng lực tự khẳng định mìnhgiống như nghị quyết TW II khóa VIII đã đề ra.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan