Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp giáo dục kỹ năng sống...

Tài liệu Tích hợp giáo dục kỹ năng sống

.DOC
16
56
94

Mô tả:

A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin của sự phát triển nền kinh tế tri thức, xu thế quốc tế hóa toàn cầu hóa ,hội nhập và và hợp tác giữa các quốc gia. Trong bối cảnh chung ấy Đảng ta xác định con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội . Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn diện , hiện nay nghành Giáo dục đang thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Giáo dục đào tạo góp phần tạo ra những con người vừa có tri thức, sức khỏe, năng động sáng tao, có kỹ năng giao tiếp ứng xử phù hợp trong mọi tình huống, lí luận phải được gắn liền với thực tiễn nhà trường gắn liền với xã hội. Thế hệ trẻ, học sinh được xem là những chủ nhân tương lai của đất nước, nếu không có kỹ năng sống các em sẽ không thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân gia đình và xã hội, kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành kỹ năng, thái độ hành vi tích cực lành mạnh, có cách ứng xử phù hợp, giúp con ngưòi năng động hơn trong cuộc sống. Trong môn Giáo dục công dân, đặc biệt phần đạo đức có rất nhiều nội dung liên quan đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống giúp các em ứng xử trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, gia đình và cộng đồng đồng thời tích cực tham gia các hoạt động tập thể của đoàn thanh niên và của địa phương. Trong quá trình giảng dạy, công tác tôi xin được mạnh dạn chọn đề tài” Tích hợp giáo dục kỹ năng sống “ cho học sinh trong bài 13- Công dân với cộng đồng- sách GDCD lớp 10, góp chút kinh nghiệm nhỏ bé vào tư liệu giáo dục của đồng nghiệp. II. Thực trạng vấn đề. Vấn đề kỹ năng sống được xuất hiện trong các nhà trường phổ thông từ những năm 1995- 1996 thông qua dự án” Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/ AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường” do quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo cùng Hội chữ thập đỏ Việt 1 Nam thực hiện. Giáo dục phổ thông trong những năm gần đây đang thực hiện tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua một số môn học như ngữ văn, địa lý, sinh học, giáo dục công dân và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Thực tế các giáo viên giảng dạy trong trường THPT chưa có nhiều tài liệu để phục vụ cho chuyên môn, kinh nghiệm để dạy vấn đề kỹ năng sống chưa nhiều. Với thực trạng trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Tích hợp giáo dục kỹ năng sống “vào dạy bài 13- Công dân với cộng đồng “- sách GDCD- Lớp 10 làm đề tài sáng kiến của mình. 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Các giải pháp thực hiện Trong môn giáo dục công dân ở trường THPT, giáo dục kỹ năng sống có thể được tích hợp ở hầu hết tất cả các bài học trong chương trình, song trong phạm vi đề tài của mình chỉ thực hiện trong một bài tôi đưa ra một giải pháp sau: 1. Khái niệm kỹ năng sống 2.Một số kỹ năng sống tiêu biểu được sử dụng trong môn GDCD 3.Tích hợp giáo dục một số kỹ năng sống vào dạy bài13- Công dân với cộng đồngsách GDCD lớp 10 -Tích hợp giáo dục kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cộng đồng, sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. - Tích hợp giáo dục kỹ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp thực hiện trách nhiệm cộng đồng - Kỹ năng lập kế hoạch khi lập dự án - Kỹ năng hợp tác, kỹ năng đảm nhiệm trách nhiệm khi thực hiện dự án - Kỹ năng quản lý thời gian, thể hiện sự tự tin khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng 3 II. Các biện pháp tổ chức thực hiện 1. Khái niệm kỹ năng sống Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng sống Theo tổ chức y tế thế giới( WHO) kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Theo UNICEF( Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc), kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành, hành vi mới, cách tiếp cận nàylưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức hình thành thái độ và kỹ năng Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học ,Văn hóa Liên Hợp Quốc, kỹ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục là: Học để biết gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề…; Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như : ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc , tự nhận thức, tự tin…; Học để sống với ngưòi khác gồm các kỹ năng như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông….; Học để làm gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kỹ năng đạt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm… Tóm lại: Kỹ năng sống là kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lý bản thân, và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với hững người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống . 2. Một số kỹ năng sống được sử dụng trong môn Giáo dục công dân - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng tự nhận thức - Kỹ năng xác định giá trị - Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng giải quyết vấn đề - Kỹ năng tư duy sáng tạo - Kỹ năng tư duy phê phán 4 - Kỹ năng từ chối - Kỹ năng hợp tác - Kỹ năng đạt mục tiêu - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm - Kỹ năng tự tin - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng 3. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào dạy bài 13- Công dân với cộng đồng sách Giáo dục công dân lớp 10 3.1. Các kỹ năng sống được tích hợp giáo dục trong bài 13- Công dân với cộng đồng - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cộng đồng, sống nhân nghĩa, hòa nhập hợp tác - Kỹ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp thực hiện trách nhiệm với cộng đồng - Kỹ năng hợp tác thực hiện dự án - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm khi thực hiện dự án - Kỹ năng quản lý thời gian, thể hiện sự tự tin khi trình bày 3.2. Tiến trình dạy học 3.2.1. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào dạy phần khám phá bài học ở phần này giáo viên tích hợp kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. Giáo viên giúp học sinh khám phá nội dung bài học bằng cách kể cho học sinh nghe câu chuyện về người sói “ Số phận của những trẻ em khi bị tách khỏi xã hội loài người” ở Ân Độ có 2 em bé tên là A- ma- la và Ca- ma- la cùng sinh ra trong một gia đình . khi lên 8 tháng tuổi hai em bị lạc mẹ , sống trong rừng, các em lớn lên nhờ bú sữa của sói mẹ và sống cùng với bầy sói. Năm 1958 nhà truyền đaọ Xing đã phát hiện ra trong đàn chó sói có hai em bé. Chẳng bao lâu sau A- ma- la chết, còn Ca- ma- la sống với ngưòi mẹ nuôi là bà Xing thêm 9 năm. Bà đã cố dạy cô bé những thói quen của con người, lúc đầu Ca- ma- la chỉ có thể bò bốn chân, ban đêm 5 đi lang thang và hú lên như chó sói. Sau 2 năm cô bé mới bắt đầu phát âm được vài tiếng rời rạc và sau 6 năm mới học được 30 từ. Dần dần người ta dạy cho cô bé uống nước bằng cốc. Trong 9 năm lao động kiên trì, người ta không thể dạy thêm gì cho cô bé . Từ năm 1966 sức khỏe của người sói đột ngột giảm sút. Các nhà khoa học đã xác định người sói chết năm 27 tuổi, không hề biết nói và biết đi bằng hai chân. từ câu chuyện trên giáo viên nêu câu hỏi kích thích khả năng xử lý tình huốn của học sinh: Tại sao người sói Ca- ma –la lai không biết nói tiếng người như ngững người bình thường khác? em hiểu thế nào là cộng đồng? Cộng đồng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người? Học sinh sẽ tích cực thảo luận đưa ra ý kiến tranh luận như vậy sẽ tạo ra một không khí học tập tích cực và hứng thú đối với học sinh. Học sinh thảo luận xong giáo viên dẫn vào bài, mỗi con người đều sinh ra lớn lên từ gia đình làng xóm, được giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ tiến nói và các mối quan hệ xã hội. Vì thế con ngưòi không ai có thể sống thiếu cộng đồng. 3.2.2.Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào dạy phần kết nối: Để liên kết kiến thức giữa các nội dung giáo viên sử dụng kỹ thuật dạy học là thảo luận nhóm nhằm giáo dục kỹ năng tư duy sáng tạo , kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến của mình Hoạt động 1: Thảo luận nhóm tìm hiểu về cộng đồng, giáo viên chia lớp thành 3 nhóm thảo luận nội dung. Nhóm 1: Trong bài thơ tiếng ru nhà thơ Tố Hữu viết “ Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi yêu nước con chim ca yêu trời Con người muốn sống con ơi Phải yêu đồng chí yêu người anh em Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín chẳng nên mùa màng Một người đâu phải nhân gian Sống trong một đốm lửa tàn mà thôi 6 Theo em bài thơ trên muốn răn dạy điều gì? hãy nêu vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người. Nhóm 2: Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu con người phải sống tách biệt khỏ cộng đồng. Láy ví dụ minh họa Nhóm 3: Theo em lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng có khi nào mâu thuẫn nhau không, nếu có cần giải quyết như thế nào. - Thời gian thảo luận 5 phút sau đó các nhóm cử đại diện trả lời, các học sinh khác chú ý lắng nghe bổ sung ý kiến. Với việc xử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, giáo viên rèn luyện cho học sinh kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng lắng nghe khi đại diện các nhóm trả lời, ngoài ra học sinh còn rèn luyện kỹ năng tự tin nói trước đám đông và trình bày ý kiến củ mình trước một vấn đề thực tiễn. - Giáo viên ghi tóm tắt ý kiến của học sinh lên bảng - Giáo viên kết luận: * Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó với nhau thành một khối sinh hoạt xã hội. Mỗi người có thể tham gia vào nhiều cồng đồng khác nhau. ví dụ học sinh minh là thành viên của gia đình, là thành viên của lớp học, là thành viên của cộng đồng dân cư, làng xã… * Cộng đồng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống con người, là môi trường để cá nhân thực hiện sự hợp tác. không ai có thể sống tách mình ra khỏi cộng đồng đời sống sẽ trở nên cô đơn buồn tẻ, thiếu ý nghĩa. Cộng đồng chăm lo cuộc sống cho mỗi cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có điều kiện phát triển. Hoạt động 2: Học sinh tìm hiểu vấn đề sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. - Mục tiêu: + Học sinh nêu được kháI niệm các biểu hiệnvà ý nghĩa của nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác + Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sưu tầm, xử lý thông tin, tư duy sáng tạo, tựu tin - Tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 7 + Nhóm 1: Tìm hiểu một vài tấm gương về sống nhân nghĩa, có thể giáo viên chuản bị cho học sinh câu chuyện” CÓ THỂ CHO NGƯỜI NGHÈO NHỮNG THỨ ẤY” “Khoảng cuối năm 1913, Bác Hồ lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành- đã đến Luân Đôn thủ đô của nước Anh. ở đây có thời gian Bác phảI làm phụ bếp cho khách sạn Các- Tơn. ở khách sạn hàng ngày có ngưòi phục vụ dưới bếp. Những ngưòi này sau khi khách ăn xong, có nhiệm vụ phảI thu dọn bát đĩa… và đổ tất cả các thức ăn vào một các thùng to rồi sau đó đem đổ đi. có khi thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mỳ và những miếng bít tết to tướng… Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách anh đem để riêng Và đậy lại cẩn thận sạch sẽ xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp. Thấy vậy ông đầu bếp Et- cốt- phi- e hỏi lại anh: Tại sao không đen những thức ăn này đổ vào thùng như những người khác? Anh Thành điềm tĩnh trả lời: Không nên đem vứt những thứ này đi. ông có thể cho người nghèo những thứ ấy . Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ trước tới nay chưa ai ở khách sạn suy nghĩ như anh Thành. Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng yêu thương của anh đối với những người nghèo khổ”. - Giáo viên đặt câu hỏi: Qua câu chuyện trên em nhận xét gì về tấm lòng của Bác Hồ đối với những người nghèo khổ? Em hiểu thế nào là nhân nghĩa? Các biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa là gì? - đại diện của nhóm trả lời học sinh trong lớp chú ý lắng nghe, nhận xét tranh luận, bổ sung ý kiến sau đó thống nhất khái niệm nhân nghĩa và những biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa. +Nhóm 2: Học sinh nêu ví dụ về sống hòa nhập, ý nghĩa của sống hòa nhập? để sống hòa nhập thanh niên học sinh cần phải làm gì? - có thể giáo viên chuẩn bị cho học sinh một số thồng tin: “ Trong cuộc đời hoạt động cách mạng Bác Hồ đã bôn ba lặn lội rất nhiều nơi. Song dù ở đâu, Bác đều được nhân dân địa phương từ già đến trẻ em, yêu mến, gần gũi, quý 8 trọng như một người thân trong gia đình.”; “ Cứ mỗi năm hè về người ta lại thấy những thanh niên mang trên mình chiếc áo xanh tình nguyện, họ đI đến các làng bản xa xôi. Dạy cho các em học sinh cáI chữ, dạy cho các gia đình làm kinh tế và cả công tác kế hoạch hóa gia đình, họ cùng ăn cùng ở cùng làm với bà con, nên được mọi người thương yêu quý trọng.” - Giáo viên đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách sống của Bác Hồ và những thanh niên tình nguyện? Hiểu thế nào là sống hòa nhập, Tác dụng của sống hòa nhập - Đại diện nhóm trả lời , lớp chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến - Giáo viên đánh giá sản phẩm, nhận xét câu trả lời , kết luận. + Nhóm 3: Hiểu thế nào là hợp tác? Lấy ví dụ - Có thể giáo viên chuẩn bị cho học sinh một vài câu chuyện ví dụ “ Câu chuyện bó đũa” Một hôm nguời cha hai con trai đến, đưa cho mỗi con một chiếc đũa và bảo các con bẻ. Cả hai người con đều bẻ dễ dàng. người cha lai đưa cho con hai chiếc đũa và họ đều bẻ được, nhưng đưa cho mỗi người con ba chiếc đũa thì khó bẻ. Đến khi ngưòi cha đưa cho con cả bó đũa thì cả hai đều chịu không bẻ nổi. Người cha nhìn các con và nói.” Một chiếc đũa, hai chiếc đũa thì bẻ được, nhưng nhiều chiếc đũa gộp lại thì không bẻ được,như vậy đoàn kết hợp tác tạo nên sức mạnh”. - Em có nhận xét gì về câu chuyện trên, hãy rút ra kết luận về hợp tác. - Đại diện của nhóm trả lời, các học sinh khác chú ý lắng nghe, bổ sung ý kiến, giáo viên nhận xét đánh giá. Với việc xử dụng phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên rèn luyện cho học sinh kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng lắng nghe khi các bạn của mình trả lời. Sau khi chú ý lắng nghe và có sự phản hồi, học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng nói, trình bày vấn đề trước đám đông. Giáo viên ghi tóm tắt ý kiến của học sinh lên bảng và kết luận: * Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với con người theo lẽ phải Các biểu hiện của nhân nghĩa: Sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động và trong cuộc sống; thể hiện ở lòng vị tha, cao hượng không cố chấp, đối xử khoan hồng đối 9 với người có lỗi lầm biết hối cải; Thế hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ đối với thế hệ đi trước. Thông qua nội dung bài học nhân nghĩa, giáo viên rèn luyện cho học sinh kỹ năng sống vì người khác và phép cư xử phải đạo, biét ơn kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ những người thân trong gia đình. Trong mối quan hệ với tập hể, cộng đồng, các em biết quan tâm chia sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ những ngưòi xung quoanh khi gặp khó khăn hoạn nạn như: ủng hộ đồng bào lũ lụt miền trung ,vì người nghèo, ủng hộ Nhật Bản bị động đất, sóng thần... thể hiện lòng tri ân, kính trọng đối với những người có công với đất nưHợpớc. * Sống hoà nhập: là sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn bất hoà, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng; Người sống hoà nhập sẽ cảm thấy thêm niềm vui sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Qua nôi dung sống hoà nhập giáo viên rèn luyện cho học sinh kỹ năng, tìm kiếm xử lý thông tin, kỹ năng tự tin nói trước đám đông, bày tỏ quan điểm của mình, kỹ năng xác định giá trị, tin tưởng vào bản thân mình có thể trở thành người có ích cho xã hội, là người tích cửctong cuộc sống. Từ đó giúp các em có thái độ sống gần gũi, cởi mở, chan hoà với thầy cô, bạn bè, có ý thức tham gia các hoạt động chung của tập thể, của cộng đồng như thanh niên tình nguyện, tuyên truyền phòng chống HIV/ AIDS. * Hợp tác: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó; hợp tác biểu hiện ở việc mọi ngưòi cùng bàn bạc với nhau trong công việc phối hợp nhịp nhàng, biết phân công nhiệm vụ và sẵn sàng hỗ nhau giúp đỡ nhaukhi cần thiết nhằm tạo nên sức mạnh tinh thần, trí tuệ, vượt qua mọi khó khăn và đem lại hiệu quả công việc cao Qua nội dung hợp tác, giáo viên giáo dục cho học sinh kỹ năng hợp tác, giúp các em biết chia sẻ, biết cam kết và cùng thực hiện công việc có hiệu quả, biết cùng nhau bàn bạc xây dựng kế hoạch, hoạt động phân công nhiệm vụ cụ thể, và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; Đồng thời giúp học sinh thực hiện kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, các thành viên trong nhóm được phân công, các em sẽ cố gắng hoàn 10 thành , tạo nên một không khí làm việc sôi nổi, hào hứng, tăng thêm niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống.; bên cạnh đó giáo viên còn giáo dục cho các em kỹ năng quản lý thời gian , biết xắp xếp các công việc theo thứ tự thời gian, tập trung giải quyết và hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Hoạt động 3 : Toạ đàm về trách nhiệm của thanh niên, học sinh đối với cộng đồng. - Mục tiêu:+ Học sinh nêu được một số biện pháp, cách làm, thể hiện trách nhiệm của thanh niên, học sinh đối với cộng đồng + Giáo dục kỹ năng tư duy sáng tạo, trình bày suy nghĩ, ý tưởng trong việc đề xuất các biện pháp thực hiện trách nhiệm cộng đồng - Tiến hành: Giáo viên cho học sinh trao đổi các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, phù hợp với thực tiễn trường Thường Xuân 2. + Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi, yêu cầu học sinh thực hiện 1.Em hãy nêu một số việc làm thể hiện truyền thống nhân nghĩa của bản thân, lớp em, trường em hoạc địa phương em? Việc làm đó có ý nghĩa gì? 2.Trong lớp em có một bạn đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo HIV bạn ấy rất tự ti và mặc cảm không muốn nói chuyện cùng ai, em hãy khuyên bạn ấy sống hoà nhập với tập thể. 3.Em hãy lập một kế hoạch hợp tác giữa các thành viên trong lớp để thực hiện kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng. + Học sinh từng tổ phân công nhau chuẩn bị ý kiến, cử bạn bí thư chi đoàn lên dẫn chương trình, cử thư ký ghi lại các ý kiến phát biểu, +Tổ chức thực hiện: Sau lời dẫn của bí thư chi đoàn, giáo viên nêu một số yêu cầu và động viên học sinh tích cực tham gia, mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày ý tưởng hoặc câu trả lời, các học sinh khác tranh luận, giáo viên nhận xét góp ý Xen kẽ với chương trình có thể kể một số câu chuyện hoặc văn nghẹ theo chủ đề bài học Với cách làm này tôi đã tiến hành thử nghiệm ở lớp 10 C2 trường THPT Thường Xuân 2 kết quả như sau: Dẫn chương trình học sinh Trần Thị Liên bí thư chi đoàn 11 Nhóm 1: Học sinh Nguyễn Thị Chuyên trình bày ý kiến Một số nội dung thể hiện truyền thống nhân nghĩa của bản thân như : ủng hộ đồng bào lũ lụt miền trung,ủng hộ Nhật Bản trong đợt bị động đất, ủng hộ vì người nghèo; Việc làm nhân nghĩa của trường như trao quà cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh mồ côi, gia đình khó khăn được miễn giảm các khoản đóng góp; Địa phương như giúp đỡ gia đình bị lũ lụt, gúp đỡ các gia đình bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, những người có công với cách mạng.... Nhóm 2: Học sinh cầm Thị Thanh trình bày ý kiến Nếu trong lớp có bạn bị nhiễm HIV em sẽ không xa lánh bạn mà thường xuyên quan tâm chia sẻ với bạn, động viên bạn hãy vượt qua mặc cảm bệnh tật chăm chỉ học tặp và cống hiến hết khả năng để cuộc sống có thêm niềm vui và ý nghĩa... đồng thời em sẽ khuyên các bạn trong lớp trong trường không xa lánh bạn. Nhóm 3: học sinh Vi Văn Cộng tình bày ý tưởng của nhóm Cả lớp sẽ đến thăm gia đình Lương Văn Bông - 1 gia đình chính sách của xã vào ngày chủ nhật, các em sẽ mua quà, gúp gia đình xáo cỏ vườn, vệ sinh xung quanh nhà và ngoài ngõ, nấu ăn cùng với gia đình một bữa... + Giáo viên nhận xét, kết luận vấn đề khắc sâu kiến thức cho học sinh đồng thời sẽ khen ngợi những học sinh tích cực tham gia: Nhìn chung các học sinh tích cực tham gia, không khí lớp học sôi nổi, học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động. 3.2.3. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào dạy phần thực hành luyện tập Hoạt động 4: Dự án “ Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” - Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng nội dung bài thành hành động cụ thể có tác dụng đối với cộng đồng , rèn luyện kỹ nănglập kế hoạch, đảm nhận trách nhiệm, quản lý thời gian và thể hiện sự tự tin. Giúp học sinh hiểu được quyền tham gia các tổ chức, các hoạt động dịp hè, phù hợp với khả năng của bản thân, tăng thêm niềm vui, ý nghĩa trong những ngày hè bổ ích. 12 - Kế hoạch thực hiện, giáo viên cho học sinh lâp bảng sau Thứ tự Công việc chủ yếu Sản phẩm cần đạt hiện 3- 4 ngày (02- 1 Hướng dẫn an toàn 2 giao thông trong đợt thi tốt nghiệp Tu bổ nghĩa trang liệt Quét vôi các ngôi mộ, trồng hoa, 04/ 06/ 2011) 1- 3 ngày(06- 3 sĩ Đắp đường giao cây cảnh ở nghĩa trang Hoàn thiện đoạn đường 10 km 08/ 06/ 2011) 3-4 ngày (09- 4 thông liên xã Vệ sinh môi trường Dọn sạch đường làng, ngõ xóm, 11/06/2011) 1-2 ngày (12- Tổ chức sinh hoạt hè khơi cống rãnh Cắm trại hè 13/06/2011) 3- 5 ngày (15- 5 cho thiếu nhi Hướng dẫn thí sinh, phụ huynh Thời gian thực 20/ 06/ 2011) 13 C. KẾT LUẬN Có thể nói nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào giảng dạy trong các trường THPT trong đó có Việt Nam, nhằmgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ. Cùng với việc đổi mới nôi dung, phương pháp giáo dục đã và đang đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cộc sống, góp phần trang bị cho các em một số kỹ năng sống cơ bản để các em tự tin bước vào đời. Trong thực tế giang dạy tôi luôn tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tích cực, hào hứng, phát huy tính chủ đôngj sáng tạo của người học, tôi đã tiến hành thể nghiệm ở 2 lớp với trình độ nhận thức ngang nhau , kết quả thu được rrất thú vị Số Lớp học sinh Phương Mức pháp độ sử hứng dụng Cổ 10C3 36 Khả năng nhận thức thú giỏi tỉ lệ Khá tỉ lệ 10 27,7% 15 42% TB 8 tỉ lệ 22% Yếu 3(8,3%) Không hứng Pp mới 10C2 37 truyền thú Rất tích hợp kỹ 20 54% 15 40,6% 2 5,4% 0 hứng thú năng sống Trong quá trình giảng dạy của mình với đối tượng học sinh vùng miền núi, khả năng nhận thức trung bình đặc biệt các em rất thiếu kinh nghiệm sống. Có những học sinh nói tiếng Việt chưa thạo, có những học sinh lần đầu gọi đứng lên 14 phát biẻumặt còn đỏ, giọng nói run rẩy lí nhí nhưng khi được rèn luyện nhiều lần cuối năm đã rất tự tin nói trước đám đông. Qua một số cuộc thi tôi cảm hấy khả năng của các em đã thể hiện rõ rệt như cuộc thi “nữ sinh duyên dáng tài năng hiểu biết” một số em đã đạt giải cao- em Ngân Nguyễn Hà Phương (lớp 10C1) giải 3, em Trần Thị Liên (lớp 10C2) giải nhì. Ban nữ công nhà trường đã thực hiện chương trình ngoại khoá “ học sinh với tình bạn, tình yêu, bạo lực học đường” , đã thu hút được đông đảo học sinh tham gia và thông qua đó giáo dục kỹ năng sống cho các em.Trong tháng tư đoàn trường phối hợp với tổ chức tầm nhìn thế giới thực hiện chương trình truyền thông về ma tuý HIV/AIDS cho học sinh khối 10 em em tích cự tham gia với nhiều hình thức phong phú như đóng kịch thi hiểu biết tổ chức dưới dạng “rung chuông vàng”.. Đặc biệt với sự đổi mới phương pháp và tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh,trong năm học 2010- 2011, kết quả học tâp của học sinh những lớp tôi dạy có sự chuyển biến rõ rệt giữa kỳ I và kỳ II, cụ thể: Lớp Số hs 10C1 41 10C2 37 10C3 36 10C4 37 Kỳ I II I II I II I II Kết quả đạt được Giỏi Khá Trung bình SL tỉ lệ SL tỉ lệ SL tỉ lệ 3 7,3% 25 61% 13 31,7% 8 19,5% 24 58,5% 9 22% 3 8,1% 17 46% 15 40,5% 7 19% 20 54% 10 27% 1 2,7% 9 25% 16 45,3% 3 8,3% 15 42% 16 44,2% 1 2,7% 12 32% 15 41,3% 2 5,4% 20 56,5% 12 30% Yếu SL 0 0 2 0 10 2 9 3 kém tỉ lệ 0 0 0 0 0 5,4% 0 0 0 27% 0 5,5% 0 24% 0 8,1% 0 Với đề tài tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào dạy bài 13- Công dân với cộng đồng- sách GDCD lớp 10, tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé vào thực hiện nguyên lý giáo dục” lý luận gắn liền với thực tiễn,” thực hiện phong trào của nghành giáo dục “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”,đồng thời thông qua môn học giáo dục cho các em những kỹ năng sống cần thiết để thích ứng được với những yêu cầu mới mà thực tiễn đặt ra. 15 Rất mong được sự góp ý từ các đồng nghiệp! Thường Xuân, ngày 20 tháng 05 năm 2011 Giáo viên Lê Thị Tám 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan