Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng về kiến thức, thái độ và thực hành bệnh vàng da sơ sinh của bà mẹ tại...

Tài liệu Thực trạng về kiến thức, thái độ và thực hành bệnh vàng da sơ sinh của bà mẹ tại bệnh viện đa khoa khu vực phúc yên

.PDF
63
1
63

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ĐỖ THỊ HỒNG VĨNH THỰC TRẠNG VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH BỆNH VÀNG DA SƠ SINH CỦA BÀ MẸ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC PHÚC YÊN BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH- 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ĐỖ THỊ HỒNG VĨNH THỰC TRẠNG VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH BỆNH VÀNG DA SƠ SINH CỦA BÀ MẸ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC PHÚC YÊN Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. MAI THỊ LAN ANH NAM ĐỊNH- 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, khảo sát và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên, gia đình và bạn bè. Đến nay, báo cáo chuyên đề đã được hoàn thành. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới: TS. MAI THỊ LAN ANH , Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I Khóa 9 những người đã dành cho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ. Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Đỗ Thị Hồng Vĩnh ii LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Đỗ Thị Hồng Vĩnh Học viên lớp:CKIK9 HP3 Chuyên ngành: Nội người lớn, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề khảo sát của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn của TS. MAI THỊ LAN ANH . Các nội dung, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu được trích dẫn nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung chuyên đề của mình. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định không liên quan gì đến việc vi phạm bản quyền, tác quyền mà tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Đỗ Thị Hồng Vĩnh iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................v DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ...................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1 Chương 1 ......................................................................................................................3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..........................................................................3 1.1.Tổng quan về vàng da sơ sinh ................................................................................3 1.2. Cơ sở thực tiễn về kiến thức, thái độ, thực hành về vàng da sơ sinh của bà mẹ ..8 Chương 2 ....................................................................................................................13 LIÊN HỆ THỰC TIỄN ..............................................................................................13 1.Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và khoa Sơ sinh- nơi thực hiện chuyên đề ...................................................................................................................13 2.Khảo sát thực trạng vấn đề tồn tại ..........................................................................14 3. Kết quả khảo sát .....................................................................................................16 Chương 3 ....................................................................................................................30 BÀN LUẬN ...............................................................................................................30 3.1. Thực trạng kiến thức, thái độ và kiến thức thực hành đúng về vàng da sơ sinh của các bà mẹ .............................................................................................................30 3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành bệnh vàng da sơ sinh của bà mẹ tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Phúc Yên ................................37 KẾT LUẬN ................................................................................................................40 1. Thực trạng kiến thức, thái độ và kiến thức thực hành đúng về vàng da sơ sinh của các bà mẹ ....................................................................................................................40 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành bệnh vàng da sơ sinh của bà mẹ tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Phúc Yên ................................40 iv TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT G6PD Glucose 6-phosphat deshydrogenase NVYT Nhân viên y tế SS Sơ sinh VD Vàng da vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tổng điểm và số điểm tối thiểu cần đạt cho mỗi biến tổng hợp kiến thức, thái độ, kiến thức thực hành và thực hành ................................................…...18 Bảng 3.1. Đặc điểm dịch tễ học……………………………………………………19 Bảng 3.2. Kết quả kiến thức về bệnh vàng da của bà mẹ………………………….20 Bảng 3.3. Kiến thức về lựa chọn cách xử trí VD của bà mẹ………………………24 Bảng 3.4. Thái độ đúng của bà mẹ về vàng da của trẻ sơ sinh………………….…25 Bảng 3.5. Tỉ lệ đối tượng có kiến thức, thái độ và kiến thực thực hành đúng trong nhóm bà mẹ………………………………………………………………………..28 Bảng 3.6. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ……………………………….28 Bảng 3.7. Mối liên quan giữa kiến thức với kiến thức thực hành………………….28 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa thái độ với kiến thức thực hành…………………….29 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa kiến thức với các yếu tố dịch tễ…………………….29 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa thái độ với các yếu tố dịch tễ………...……………30 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kiến thức thực hành với các yếu tố dịch tễ………..31 vii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Phân độ vàng da theo thang điểm Kramer .................................... ..8 Biểu đồ 1.1. Toán đồ bilirubin máu dựa trên bách phân vị đặc hiệu theo giờ tuổi trước và sau xuất viện............................................................................11 Biểu đồ 3.1. Lợi ích của việc khám vàng da sớm và tái khám theo hẹn…..21 Biểu đồ 3.2: Cách phát hiện vàng da của bà mẹ…………………………...21 Biểu đồ 3.3: Loại ánh sáng để bà mẹ quan sát vàng da……………………22 Biểu đồ 3.4: Tần suất quan sát da vàng trong 2 tuần đầu………………….22 Biểu đồ 3.5. Xử trí của bà mẹ khi phát hiện con vàng da………………….23 Biểu đồ 3.6: Kiến thức của bà mẹ về phương pháp điều trị vàng da hiệu quả…..23 Biểu đồ 3.7. Kiến thức về biến chứng của vàng da nặng…………………..24 Biểu đồ 3.8. Kiến thức về vàng da nặng có thể gây bại não………………..25 Biểu đồ 3.9: Bà mẹ quan sát VD của trẻ trong 2 tuần đầu………………….26 Biểu đồ 3.10. Kiến thức thực hành cách phát hiện VD sơ sinh của bà mẹ…26 Biểu đồ 3.11. Kiến thức thực hành xử trí VD của bà mẹ……………………27 Biểu đồ 3.12. Kiến thức thực hành đưa con đi khám VD theo đề nghị của NVYT……………………………………………………………………..27 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vàng da tăng bilirubin tự do là một bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sơ sinh non tháng. Đa số các trường hợp vàng da là sinh lý, vàng da tăng bilirubin bệnh lý khi có sự tăng sản xuất quá mức bilirubin trong những ngày đầu sau sinh, tương ứng với nồng độ bilirubin tự do trong huyết thanh ≥13mg/dl. Tỷ lệ sơ sinh vàng da tăng bilirubin tự do chiếm 5- 25% trẻ sơ sinh vào viện. Khi nồng độ bilirubin tự do trong huyết thanh >20mg/dl thì có thể dẫn tới biến chứng vàng nhân não, trẻ dễ tử vong hoặc có sống cũng để lại di chứng thần kinh suốt đời (bại não, liệt chi, mắt mù, câm điếc). Vàng nhân não là 1 trong 6 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Bệnh lý não do bilirubin là hoàn toàn có thể dự phòng, dựa trên cơ sở bilirubin chỉ gây độc khi đã thấm vào mô não, nghĩa là chỉ khi nồng độ vượt quá ngưỡng não của trẻ [1]. Cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc phát hiện vàng da ở trẻ sơ sinh, bởi vì việc cha mẹ phát hiện vàng da và đưa con đến khám sớm, cũng như việc nhân viên y tế xử lý đúng vàng da sơ sinh tại cơ sở điều trị là điều quyết định. Vấn đề xử lý tăng bilirubin máu đã được hoàn thiện: nếu trẻ được nhập viện kịp thời thì chọn lựa đầu tiên luôn là ánh sáng liệu pháp do ít tốn kém, không xâm lấn, hiếm tác dụng phụ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ cần thay máu - một thủ thuật xâm lấn và có nhiều biến chứng nặng nề chỉ thực hiện khi đã quá chỉ định chiếu đèn vẫn còn cao. Có nhiều dữ liệu về quan điểm của người chăm sóc về bệnh vàng da sơ sinh trên toàn cầu [2], tuy nhiên, chưa có nhiều thông tin về quan điểm của người chăm sóc về bệnh vàng da sơ sinh ở Việt Nam. Một số nghiên cứu cho biết có khoảng trống về kiến thức và thái độ của cha mẹ về bệnh vàng da sơ sinh [3] ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Trong các nghiên cứu của [4]. Đa số các bà mẹ cho biết rằng họ không biết nguyên nhân và cách điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên một số bà mẹ lại thích sử dụng phương pháp điều trị bằng thảo dược và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, về khía cạnh thái độ, các nghiên cứu đều cho thấy thái độ điều trị không tốt 2 do các bà mẹ chậm trễ đi khám khi trẻ bị vàng da. Họ sẽ tiếp tục cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Cần lưu ý rằng kiến thức không đầy đủ và thực hành kém do cha mẹ truyền lại từ các thế hệ trước cũng như kiến thức và thái độ của cha mẹ đối với bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể giải thích lý do chậm đi khám ngay lập tức và tuân thủ các phương pháp điều trị không phù hợp. Theo nghiên cứu năm 2015 số người bệnh vàng da nằm điều trị tại khoa Sơ sinh- bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên chiếm 40,9% trong mô hình bệnh tật của khoa, một nửa trong số này là những trẻ mới nhập viện và số trẻ vàng da nặng chủ yếu thuộc nhóm này [5]. Từ thực tế đó, chuyên đề “Thực trạng về kiến thức, thái độ và thực hành bệnh vàng da sơ sinh của bà mẹ tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Phúc Yên” được thực hiện, nhằm mục tiêu: 1. Khảo sát thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành bệnh vàng da sơ sinh của bà mẹ tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Phúc Yên năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành bệnh vàng da sơ sinh của bà mẹ tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Phúc Yên. 3 1.1. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Tổng quan về vàng da sơ sinh Bệnh lý vàng da sơ sinh đã được các nhà khoa nghiên cứu từ lâu, cho đến thời điểm hiện tại thì hiểu biết về vấn đề này đã khá đầy đủ. Năm 1473, Metlinger là người đầu tiên ghi nhận VD ở trẻ SS; và đến những năm 60 của thế kỷ trước, những hiểu biết này đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể, xây dựng nền tảng cho sinh lý bệnh và điều trị hiện nay [6]. Bilirubin là một trong những sản phẩm cuối trong chu trình giáng hóa của heme. Bilirubin tăng trong máu lắng đọng trong da và niêm mạc, làm da niêm trẻ có màu vàng cho phép phát hiện trên lâm sàng. Ở trẻ SS, khi bilirubin toàn phần >7mg%, triệu chứng VD sẽ xuất hiện. Nồng độ bilirubin toàn phần trong máu tại một thời điểm là kết quả của lượng bilirubin được tạo ra trừ đi phần đã thải loại dưới dạng liên hợp. Khi 2 quá trình này cân bằng, lượng bilirubin trong máu ở mức an toàn, da trẻ vàng vừa và VD được gọi là sinh lý. Ngược lại, trong một số trường hợp, bilirubin được sản xuất quá nhiều so với lượng được đào thải, bilirubin trong máu sẽ tăng cao và gây VD nặng. Hiếm hơn nữa, bilirubin tự do trong máu tăng quá cao lắng đọng vào mô não và gây bệnh lý não do bilirubin bất hồi phục. Bệnh lý não do bilirubin không chỉ là một trong những bệnh lý tốn kém nhất, mà còn là nỗi đau khổ và gánh nặng cho gia đình và bản thân trẻ [7]. 1.1.1. Dịch tễ học Trong giai đoạn SS, VD tăng bilirubin gián tiếp chiếm 8-10 % các trường hợp bệnh lý và đứng thứ 5 trong các nguyên nhân nhập viện. Tại Hoa Kỳ, VD tăng bilirubin gián tiếp gặp ở 25 – 50% trẻ đủ tháng và 80% trẻ non tháng. Có 6,1% trẻ SS đủ tháng khoẻ mạnh có bilirubin máu đạt đến 13 mg%, và 3% có thể tăng đến 15 mg%. Bilirubin máu cũng thay đổi theo chủng tộc và cân nặng lúc sinh. Theo chương trình hợp tác quốc gia về chu sinh của Hoa Kỳ, có 6,2% trẻ SS da trắng và 4,2% SS da đen với cân nặng > 4 2.500 g có bilirubin máu >12,9 mg%; cũng như 10% - 20% trẻ với cân nặng lúc sinh < 2.500g có bilirubin máu > 15mg% trong tuần đầu tiên sau sinh [8]. Diễn đàn về Chất lượng Toàn quốc của Hoa kỳ đã tuyên bố VD nhân là 1 trong 28 bệnh lý trầm trọng và là bệnh lý nhi khoa duy nhất trong danh sách có thể dự phòng được và cần tránh để không xảy ra nữa. Tuy nhiên, cho đến giờ, VD nhân vẫn tiếp tục xuất hiện, gây tử vong trong 10% ca và để lại di chứng trong ít nhất 70% ca. Vì tại đại đa số các quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, VD nhân vẫn chưa là bệnh cần báo cáo chính thức nên các số liệu được công bố vẫn chưa phản ánh đúng thực tế [9]. Nghiên cứu ở các quốc gia phát triển cho thấy tỉ lệ trẻ tăng bilirubin máu nặng có dấu hiệu bệnh lý não lần lượt là 39%; 13% và 20% tại Đan Mạch, Vương quốc Anh/Ailen và Canada [10], [11], [12]; trong khi một nghiên cứu khác tại Đan Mạch ghi nhận 32 trẻ đủ tháng và non ít đã có bilirubin máu cao hơn ngưỡng chỉ định thay máu giữa 2000 - 2001 (11 trẻ đã có triệu chứng của bệnh lý não do bilirubin) [13], [14]. Tại các nước đang phát triển, các báo cáo sau năm 2000 cho thấy nhiều trường hợp VD nặng có bệnh lý não cấp do bilirubin, thậm chí tử vong. Chỉ riêng tại Trung Quốc, một nghiên cứu tại 33 BV lớn đã cho thấy có 348 trường hợp VD nhân vào năm 2009, trong đó có 83,6% là đủ tháng [15]. Tổng kết trong 5 năm 2007 – 2011 tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 cho thấy lần lượt có 228 ca VD nặng và 198 ca VD thay máu, chiếm tỉ lệ 0,72% và 1,56% tổng số trẻ SS nhập viện tương ứng tại 2 bệnh viện này. Một nghiên cứu về VD trong giai đoạn 2009 - 2011 tại BV Nhi đồng 2 cho thấy: có 636 trẻ chiếm 50,4% được vào viện khi đã tăng bilirubin máu nặng hoặc rất nặng và có 110 trẻ (8,7%) cần được thay máu [16]. 1.1.2. Bệnh lý não do bilirubin [17] Hướng dẫn xử trí tăng bilirubin máu cho trẻ có tuổi thai ≥35 tuần của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ năm 2004 đã thống nhất sử dụng từ “bệnh 5 lý não cấp do bilirubin” cho những biểu hiện lâm sàng của nhiễm độc bilirubin trong những tuần đầu sau sinh, và từ “VD nhân” cho những di chứng não mạn tính. Bệnh lý não cấp do bilirubin: Giai đoạn 1, 1 - 2 ngày đầu: bú kém, li bì, co giật, giảm trương lực Giai đoạn 2, giữa tuần đầu: tăng trương lực cơ duỗi, ưỡn người, sốt Giai đoạn 3, sau tuần đầu: tăng trương lực Nhiều trẻ có bệnh lý não cấp sẽ chết trong giai đoạn 2 và 3; những trẻ sống sót thường bị thương tổn nặng nề của VD nhân. Độc tính của bilirubin trong giai đoạn sớm là thoáng qua và có thể hồi phục. Trẻ ngủ lịm nhiều hơn khi bilirubin máu tăng và tỉnh táo lại sau thay máu. Tuy nhiên, khi tình trạng tiến triển nhiều, các bất thường sẽ là vĩnh viễn dù có điều trị. Biểu hiện của VD nhân Năm đầu: ưỡn người, gồng cứng, các động tác không đều và co giật. Năm thứ 2: gồng cứng và co giật giảm, nhưng các động tác không đều, không tự ý, gồng cứng tăng dần. Năm thứ 3: hội chứng thần kinh thường đầy đủ: bất thường ngoại tháp, tổn thương thính giác, thị giác, thiếu hụt nhận thức... 1.1.3. Nguyên nhân thường gặp gây tăng bilirubin máu nặng [18] Bất đồng nhóm máu ABO và Rhesus Nhiễm trùng Trẻ đẻ non Bệnh thiếu Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase Vàng da do sữa mẹ Tái hấp thu các ổ xuất huyết: bướu máu xương sọ, xuất huyết não, phổi, thượng thận, …, sang chấn mô mềm làm tăng ly giải hồng cầu và tăng sản xuất bilirubin. Tăng chu trình ruột- gan: gặp ở những trẻ có nuốt máu mẹ, xuất huyết tiêu hóa, các bệnh lý ngoại khoa bệnh Hirschsprung, tắc ruột non … 6 1.1.4. Đánh giá mức bilirubin trong máu: có 3 cách Đánh giá bằng mắt thường: Đánh giá VD bằng mắt thường là bước đầu để phát hiện VD và ước lượng mức bilirubin máu. Phương pháp này không xâm lấn, có thể thực hiện ở mọi nơi có ánh sáng trắng đầy đủ. Tuy nhiên, kết quả phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người đánh giá, nguồn sáng, tính chất da của trẻ, cũng như không có ý nghĩa khi trẻ đang hay vừa được chiếu đèn. Để phát hiện sớm và đánh giá chính xác nhất có thể mức độ VD bằng mắt, cần hội đủ các điều kiện: Nguồn ánh sáng trắng đủ sáng: tốt nhất gần cửa sổ, dưới ánh sáng mặt trời. Ấn da trẻ: làm xẹp mạch máu, nhằm làm mất màu đỏ hồng của da. Quan sát theo hướng đầu- chân: trước tiên ở mặt và trán, sau đó đến thân rồi đầu chi. Dựa vào tiến triển đầu- chân của VD SS, năm 1969, Kramer đã đề nghị thang điểm giúp ước lượng bilirubin máu. Hình 1.1. Phân độ vàng da theo thang điểm Kramer “Nguồn: Kramer LI - Advancement of dermal icterus in the jaundiced newborn [19]” Định lượng bilirubin trong máu: là xét nghiệm chuẩn để xác định mức độ bilirubin máu và cho chỉ định điều trị. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là tốn kém, tăng gánh công việc, cần có phòng thí nghiệm, làm mất máu, gây đau đớn, gây lo âu cho thân nhân trẻ và dễ làm họ có phản ứng bất hợp tác. Đo bilirubin qua da: là phương pháp trung gian, giúp ước lượng nhanh mức 7 bilirubin máu được khuyến cáo sử dụng. Đây là phương tiện khách quan, không xâm lấn, có thể làm ở bất kỳ nơi nào, thực hiện nhiều lần, khắc phục hầu hết các khuyết điểm của 2 phương pháp trên. Do nguyên tắc hoạt động của máy, kết quả đo bilirubin qua da thay đổi theo những yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu của chùm tia sáng phát ra từ máy, và có thể có sai số 2- 3 mg% (34- 51 µmol/L) giữa số đo bilirubin qua da và bilirubin máu [20]. 1.1.5. Điều trị tăng bilirubin máu nặng Ánh sáng liệu pháp: là chọn lựa đầu tiên, tác dụng làm thay đổi cấu trúc, biến bilirubin thành dạng có thể bài tiết ra ngoài mà không cần liên hợp tại gan. Tác dụng phụ của phương pháp này hiếm gặp và thường thoáng qua: phân lỏng, mất nước, hạ thân nhiệt, hội chứng trẻ da đồng … và thường phải cách ly mẹ. Có nhiều hướng dẫn chỉ định ánh sáng liệu pháp, ngưỡng chỉ định thay đổi tùy giờ tuổi và yếu tố nguy cơ của trẻ [21]. Thay máu: là một thủ thuật xâm lấn và nhiều tai biến, chỉ được dùng khi quá chỉ định ánh sáng liệu pháp hay khi ánh sáng liệu pháp thất bại, do có nhiều biến chứng. Biến chứng có thể xảy ra cả trong khi thay máu trụy tim mạch, gây quá tải, rối loạn nhịp tim, ngưng tim, ngưng thở, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết,…và sau khi thay máu nhiễm trùng huyết, viêm ruột hoại tử, bệnh lý thải ghép, giảm tiểu cầu,…[22]. Các liệu pháp khác: Albumin, Immunoglobulin … được chỉ định tùy trường hợp [22]. Vấn đề sữa mẹ, sữa công thức và dịch bổ sung Không cần ngưng sữa mẹ khi bilirubin máu tăng, vì chỉ cần được bổ sung sữa công thức trẻ sẽ đáp ứng tương tự như trẻ ngưng sữa mẹ và chỉ bú sữa công thức. Khi trẻ có mất nước, bổ sung dịch tĩnh mạch hay tốt nhất bằng sữa công thức để duy trì đủ nước tiểu, nhất là nếu bú mẹ thất bại. Không có bằng chứng cho thấy bổ sung thật nhiều dịch sẽ làm loãng huyết tương và làm giảm bilirubin máu. 8 Vấn đề phơi nắng sáng: thân nhân thường cho trẻ VD phơi nắng sáng do tin là sẽ hiệu quả giảm VD. Dù ánh sáng liệu pháp khởi thủy từ việc quan sát thấy trẻ giảm VD khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời, phơi nắng hoàn toàn không phải là biện pháp hiệu quả, an toàn để điều trị VD SS. Ngoài việc có thể gây bỏng, mất nước và nguy cơ ung thư da về sau, đã có báo cáo trong y văn về những trường hợp VD nhân sau khi trẻ được cho phơi nắng tại nhà để điều trị VD. Phơi nắng không những không hiệu quả mà còn làm trì hoãn việc phát hiện tình trạng tăng bilirubin máu nặng, làm chậm trễ các biện pháp điều trị [23]. Tóm lại, phương pháp điều trị tăng bilirubin máu chọn lọc hiện nay là ánh sáng liệu pháp, khá an toàn và không xâm lấn, cho phép kiểm soát tuyệt đại đa số các trường hợp. Chỉ trong trường hợp thất bại hay khi đã quá chỉ định ánh sáng liệu pháp thì mới thay máu. Phơi nắng sáng không những không hiệu quả mà còn làm chậm trễ các biện pháp điều trị tăng bilirubin máu nặng thích hợp. 1.2. Cơ sở thực tiễn về kiến thức, thái độ, thực hành về vàng da sơ sinh của bà mẹ 1.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới Bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng vàng da sơ sinh là nguyên nhân chính khiến trẻ thường xuyên phải tái nhập viện sau khi xuất viện, và nó ảnh hưởng đến khoảng 60% trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non trong tuần đầu sau sinh [1]. Thuật ngữ vàng da sơ sinh được sử dụng để mô tả màu da vàng và các màng khác của trẻ sơ sinh, biểu thị mức độ tăng cao của bilirubin không liên hợp trong máu [1, 2]. Blackburn [3] khẳng định rằng vàng da là kết quả của sự mất cân bằng giữa tốc độ sản xuất bilirubin và bài tiết bilirubin dẫn đến tăng nồng độ bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh. Sự hiện diện của vàng da khi khám lâm sàng cho thấy tăng bilirubin máu, được định nghĩa là tổng lượng bilirubin huyết thanh lớn hơn 1,5 mg / dL [4]. Vàng da sinh lý là một dạng của bệnh vàng da là sự tăng cao của bilirubin không liên hợp trong máu của trẻ sơ sinh xảy ra từ ngày thứ ba đến thứ tư của 9 cuộc đời, do gan của trẻ sơ sinh chưa đủ khả năng chuyển hóa bilirubin chưa liên hợp để bài tiết. [5]. Nó có thể lành tính và giảm dần [6] và có thể hết vào cuối tuần đầu tiên của cuộc đời [7]. Các yếu tố gây ra bệnh vàng da này bao gồm tuổi thọ của tế bào hồng cầu bị rút ngắn (70 đến 90 ngày), số lượng hồng cầu lưu thông cao, khả năng gắn kết huyết tương thấp hơn và phân su hết chậm [6]. Hơn nữa, vàng da bệnh lý là biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh khi nồng độ bilirubin huyết thanh tăng lên hơn 5mg / dL và có thể do các yếu tố như ABO và Rh không tương thích, đa hồng cầu và nhiễm khuẩn huyết [6 ]. Mặc dù bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng đến một số trẻ sơ sinh, nhưng nhiều trẻ sẽ khỏi bệnh. Ở một số trẻ sơ sinh, mức độ cao của bilirubin không liên hợp có thể dẫn đến bệnh não cấp tính và mãn tính hoặc chứng kernicterus dẫn đến tổn thương não không hồi phục [8] và có thể gây tử vong [9, 10]. Bệnh vàng da nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra những khuyết tật lớn cho trẻ như bại não, chậm phát triển trí tuệ, điếc [11]. Bằng chứng từ Dịch vụ Y tế cho thấy tỷ lệ mắc bệnh vàng da sơ sinh ở trẻ sơ sinh đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Ví dụ, từ năm 2015 đến 2019, đã ghi nhận lần lượt 3.031, 4.251, 5.338, 7.175 và 9.273 trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da ở một cơ sở y tế [12]. Ngoài ra, một nghiên cứu của Adoba và cộng sự [13] tập trung vào kiến thức và các yếu tố quyết định bệnh vàng da sơ sinh báo cáo rằng tỷ lệ mắc bệnh vàng da sơ sinh là 66,7%. Tuy nhiên, vàng da sơ sinh vẫn là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra tử vong sơ sinh [14, 15] và do đó, cần tất cả những nỗ lực cần thiết để giảm tỷ lệ hiện mắc. Có rất nhiều dữ liệu về quan điểm của người chăm sóc về bệnh vàng da sơ sinh trên toàn cầu [8, 19–25]. Một số nghiên cứu đã báo cáo những khoảng trống về kiến thức và thái độ của người chăm sóc về bệnh vàng da sơ sinh [31-32] ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Trong các nghiên cứu [33-34], mặc dù một số bà mẹ của trẻ sơ sinh biết định nghĩa và cách nhận biết bệnh vàng da ở trẻ khi nó phát triển, nhưng phần lớn cho thấy những khoảng trống kiến thức về 10 nguyên nhân và cách điều trị. Ví dụ, phần lớn các bà mẹ cho biết rằng họ không biết nguyên nhân và cách điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên một số bà mẹ lại thích sử dụng phương pháp điều trị bằng thảo dược và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như một biện pháp điều trị. Hơn nữa, về khía cạnh thái độ, các nghiên cứu của [35-36] đều cho thấy thái độ điều trị không tốt do các bà mẹ chậm trễ đi khám khi trẻ bị vàng da. Họ sẽ tiếp tục cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là một biện pháp điều trị. Cần lưu ý rằng kiến thức không đầy đủ và thực hành kém do cha mẹ truyền lại từ các thế hệ trước cũng như nhận thức và thái độ của cha mẹ đối với bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể giải thích lý do cho việc chậm đi khám ngay lập tức [35-36] và tuân thủ các phương pháp điều trị không phù hợp. Một bà mẹ hiểu biết về bệnh VDSS sẽ giúp cho việc chẩn đoán đúng, kịp thời, phòng tránh cho con khỏi các di chứng nặng nề mà bệnh lý này gây ra. Nghiên cứu của Poon ở trên cũng ghi nhận: 87% cha mẹ cho rằng phơi nắng khi trẻ VD là phương pháp dự phòng hiệu quả, hoặc không chắc chắn; 52% không rõ về tầm quan trọng của VD SS; và 23% tin VD SS không có gì nặng, sẽ tự hết [37-39]. Tại Iran, nghiên cứu của Amirshaghaghi năm 2008 trên 1666 bà mẹ có con nhập viện vì VD cho thấy 31,7% tin VD SS là do mẹ ăn các thức ăn có màu; trong khi 35,6% cho là liên quan đến sữa non; 42,8% trì hoãn đi khám khi trẻ VD; 40% tự điều trị cho con bằng các loại thuốc dân gian đến khi có ý kiến của NVYT [35]. Nghiên cứu của Boo tại Malaysia năm 2011 trên 400 phụ nữ mang thai cho thấy chỉ 43,4% người biết VD xuất hiện trước 36 giờ tuổi là bất thường; 27,1% biết phơi nắng có thể gây mất nước và làm VD nặng hơn; 83,1% người mang thai con rạ đã từng cho con phơi nắng khi VD [38]. Nghiên cứu của Sutcuoglu tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2012 cho thấy chỉ có 53,6% các bà mẹ sinh con đủ tháng có kiến thức đủ về VD SS. Các bà mẹ có trình độ học vấn thấp có kiến thức kém hơn, còn các bà mẹ đã từng có con VD SS có kiến thức đầy đủ hơn [39]. Kết quả các nghiên cứu cho thấy, kiến thức, thái độ, thực hành về VD SS của bà mẹ trong các nghiên cứu trên còn thấp. Các bà mẹ còn chưa hiểu được 11 mối đe dọa của tình trạng tăng bilirubin máu nặng, còn làm nhiều biện pháp dân gian, đặc biệt là phơi nắng sớm. 1.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam Có rất nhiều dữ liệu nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ về bệnh vàng da sơ sinh trên thế giới [8, 19–25], tuy nhiên, có khá ít thông tin về quan điểm của bà mẹ về bệnh vàng da sơ sinh ở Việt Nam. Nghiên cứu của Lê Minh Quí năm 2006 mô tả 87 trẻ VD cần thay máu tại BV Nhi đồng 1 ghi nhận 73,3% số trẻ đã được nằm trong buồng tối; và 80,9% trẻ đã có triệu chứng lâm sàng của bệnh lý não do bilirubin lúc nhập viện [28]. Nghiên cứu của Nguyễn Lệ Bình trên các bà mẹ có con VD ở BV Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 năm 2007 ghi nhận 52% không biết VD có thể là bệnh lý; 58% tin không cần đưa con đi khám khi trẻ VD trong đó 17,7% cho trẻ phơi nắng và 2,3% cho uống nước đường; 75% cho biết có quan sát da con mình mỗ i ngày nhưng chỉ 34% phát hiện được VD [29]. Khảo sát của Võ Thị Tiến năm 2010 cũng cho thấy chỉ 33,9% các bà mẹ đã được nghe về VD SS; 35,5% biết là có thể có hại và 30% biết là có ảnh hưởng đến não. Khi trẻ VD, 41% cho tắm nắng và 12,4% cho uống thuốc [30]. Kiến thức về VD SS của người dân còn thấp, còn nhiều niềm tin sai lệch. Vì đánh đồng mọi trường hợp VD đều là sinh lý, hay tin rằng phơi nắng chữa được VD, thân nhân đôi khi từ chối cho thay máu và xin mang trẻ về nhà phơi nắng ngay cả khi trẻ đã có triệu chứng của bệnh lý não do bilirubin. Đối với nhiều người, VD dù rất sậm vẫn là sinh lý, trẻ chỉ được đưa đi khám vì triệu chứng của bệnh lý não bỏ bú, li bì.... Theo tập quán, nhiều bà mẹ và con nằm phòng tối trong giai đoạn hậu sản [31], và do không được hướng dẫn nên không phát hiện được trẻ đã VD. Ngoài ra, tập quán kiêng ra khỏi nhà trong giai đoạn hậu sản cũng làm trì hoãn việc đưa trẻ đi khám. Các bà mẹ trẻ Việt Nam thường phụ thuộc nhiều vào mẹ ruột hay mẹ chồng nên đôi khi không được toàn quyền quyết định về con mình một phần do chưa được trang bị kiến thức khoa học nên họ phải chịu tác động của các kiến thức, thái độ, thực hành theo dân gian. Như vậy, do chưa tiếp cận được
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng