Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở việt nam và các biện pháp hoàn thiện tro...

Tài liệu Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở việt nam và các biện pháp hoàn thiện trong những năm gần đây

.PDF
31
1
97

Mô tả:

lOMoARcPSD|17838488 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ BÀI THUYẾT TRÌNH Chủ đề: Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện trong những năm gần đây Lớp tín chỉ: Quản trị Tài chính quốc tế 01 GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thanh Dương Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Hoàng Anh Trần Bảo Quốc Nguyễn Quang Đức Lý Thùy Linh Nguyễn Cao Toàn Vũ Thị Quỳnh Hoa Nguyễn Cao Thúy Nga 11200108 11206722 11200860 11202157 11203941 11201542 11202711 Hà Nội, 2022 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Chương I: Chính sách tỷ giá ở Việt Nam (1955 - nay) và những tác động với nền kinh tế Việt Nam 5 Ia. Giai đoạn 1: 1955 - 1988 5 Ib. Giai đoạn 2: 1989 - 1991 7 Ic. Giai đoạn 3: 1992 - 1999 8 Id. Giai đoạn thứ 4: 1999 - nay 11 1. Giai đoạn 1999 - 2000 11 1.1 Bối cảnh kinh tế 11 1.2 Chính sách tỷ giá 11 1.3. Tác động 12 1.4. Đánh giá 13 2. Giai đoạn 2001 - 2013 14 2.1. Giai đoạn 2001-2006 14 2.1.1. Bối cảnh kinh tế 14 2.1.2. Chính sách tỷ giá qua từng năm 14 2.1.3 Tác động của tỷ giá đến tình hình lạm phát 17 2.1.4. Đánh giá 18 2.2. Giai đoạn 2007-2011 18 2.2.1. Bối cảnh kinh tế: 18 2.2.2. Chính sách tỷ giá qua các năm 19 2.2.3. Tác động của tỷ giá đến lạm phát, CCTM 21 2.2.4. Đánh giá 22 3. Giai đoạn 2013 - nay 24 3.1. Bối cảnh kinh tế 24 3.2. Chính sách tỷ giá 25 3.3. Tác động 27 3.4. Đánh giá 30 Chương II: Tổng kết chính sách tỷ giá Việt Nam trong những năm gần đây 30 1. Những vấn đề còn tồn đọng và nguyên nhân 30 2. Các biện pháp hoàn thiện 30 2.1. Yêu cầu và định hướng chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030 30 2.1.1. Yêu cầu 31 2.1.2. Định hướng 31 2.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái 31 2.2.1. Về lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái 31 2.2.2. Về hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái 32 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 TỔNG QUÁT Đặc trưng chính sách tỷ của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế xác định và cơ chế can thiệp lên tỷ giá mà quốc gia đó áp dụng. Căn cứ vào cơ chế xác định và cơ chế can thiệp lên tỷ giá, thì chính sách tỷ giá của Việt Nam kể từ khi có đồng tiền Quốc gia (1955) cho đến nay có thể được chia thành bốn giai đoạn như sau: Giai đoạn thứ nhất: 1955-1989 Đặc trưng của thời kỳ này là nhà nước độc quyền về ngoại thương và ngoại hội, do đó tỷ giá cũng do Nhà nước độc quyền xác định, không tính đến yếu tố cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Đây là thời kỳ chế độ tỷ giá cố định, đa tỷ giá với tính chất phi thị trường sâu sắc. Giai đoạn thứ hai: 1989-1991 Đặc trưng của thời kỳ này là bãi bỏ chế độ đa tỷ giá, chuyển sang áp dụng chế độ đơn tỷ giá (tỷ giá chính thức) và được điều chỉnh mạnh theo tín hiệu thị trường. Chính vì vậy, nhiều người coi thời kỳ này là thời kỳ “thả nổi” tỷ giá, Nhà nước không có khả năng kiểm soát. Giai đoạn thứ ba: 1992-1999 Đặc trưng của thời kỳ này là tỷ giá được chính thức ấn định trên các cơ sở: Đấu thầu tại trung tâm giao dịch ngoại tệ từ 10/1991 đến 31/12/1994. Do đó nội dung tỷ giá đã hàm chứa yếu tố cung cầu ngoại tệ trên thị trường Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng từ 1/1995 đến 2/1999. Chính vì vậy nội dung tỷ giá đã hàm chứa nội dung cung cầu ngoại tệ toàn diện và khách quan hơn trước. Ngoài ra trong giai đoạn này đã nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Đông Nam Á 1997-1998. Giai đoạn thứ tư: Từ 1999 đến nay Đặc trưng cơ bản của thời kỳ này là thay vì ấn định và công bố tỷ giá chính thức, NHNN bây giờ chỉ “thông báo” tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng. Đây là thời điểm chuyển từ chế độ tỷ giá cố định (tỷ giá chính thức) sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Trong bốn giai đoạn nêu trên, bài thảo luận này xin được điểm qua những nét nổi bật trong 3 giai đoạn đầu và đi sâu vào giai đoạn gần đây nhất với chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết từ 1999 đến nay. Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Chương I: Chính sách tỷ giá ở Việt Nam (1955 - nay) và những tác động với nền kinh tế Việt Nam Ia. Giai đoạn 1: 1955 - 1988 a) Bối cảnh kinh tế Trong giai đoạn này, nền kinh tế Viê ̣t Nam là nền kinh tế đóng cửa và hướng nô ̣i. Đây là thời kỳ của cơ chế tâ ̣p trung quan liêu bao cấp. Các bạn hàng chủ yếu là các nước XHCN trong hô ̣i đồng tương trợ kinh tế. Hình thức trao đổi thương mại chủ yếu là hàng đổi hàng giữa các nước theo mô ̣t tỷ giá đã được thoả thuâ ̣n trong hiê ̣p định ký kết song phương hay đa phương. b) Chính sách tỷ giá (phương pháp xác định, chính sách quản lý) Tỷ giá trong giai đoạn này được xác định dựa trên viê ̣c so sánh sức mua giữa hai đồng tiền, sau đó được qui định trong các hiê ̣p định thanh toán được ký kết giữa các nước XHCN. Tỷ giá của Viê ̣t Nam lần đầu tiên được công bố vào ngày 25/11/1955 là tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ (CNY) và VND. 1CNY=1470VND. (Tỷ giá này được xác định bằng cách chọn ra 34 đơn vị hàng hóa cùng loại, thông dụng nhất, tại cùng mô ̣t thời điểm tại thủ đô và có tham khảo thêm giá cả ở một số tỉnh khác để qui đổi ra tổng giá cả của 34 mă ̣t hàng đó theo hai loại tiền của 2 nước.) Sau đó, khi Viê ̣t Nam có quan hê ̣ ngoại thương với Liên Xô, tỷ giá giữa VND và đồng Rúp (SUR) được tính chéo nhờ tỷ giá giữa CNY và SUR đã có từ trước. 1 SUR = 0.5 CNY ⇒ 1 SUR = 735 VND. Tỷ giá hối đoái trong giai đoạn này được giữ cố định trong một thời gian dài. Một đặc trưng nữa của tỷ giá trong giai đoạn này là “đa tỷ giá” tức là việc tồn tại song song nhiều loại tỷ giá: tỷ giá chính thức, phi mậu dịch, kết toán nội bộ. - Tỷ giá chính thức: (còn gọi là tỷ giá mậu dịch) là tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố và dùng để thanh toán mậu dịch với Liên Xô và các nước XHCN khác. Đây là tỷ giá dùng trong thanh toán có liên quan đến mua, bán hàng hóa, dịch vụ vâ ̣t chất giữa các nước trong phe XHCN. - Tỷ giá phi mậu dịch: là tỷ giá dùng trong thanh toán chi trả hàng hóa hoă ̣c dịch vụ vâ ̣t chất không mang tính thương mại . Như: chi về ngoại giao, đào tạo, hô ̣i thảo, hô ̣i nghị… - Tỷ giá kết toán nội bộ: được tính trên cơ sở tỷ giá chính thức cộng thêm hệ số phần trăm nhằm bù lỗ cho các đơn vị xuất khẩu. Tỷ giá này không công bố ra ngoài mà chỉ áp dụng trong thanh toán nội bộ. Nó thoát ly tỷ giá mâ ̣u dịch nhằm bù đắp những khoản thua lỗ trong kinh doanh xuất nhâ ̣p khẩu của các doanh nghiê ̣p nhà nước. Đây thực chất là mô ̣t hình thức bù lỗ có tính chất bao cấp thông qua tỷ giá. c) Tác đô ̣ng đến nền kinh tế Thực ra trong giai đoạn này do quan hê ̣ thương mại đầu tư của Viê ̣t Nam và Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 khối SEV là quan hê ̣ hàng đổi hàng, mang nă ̣ng tính chất viê ̣n trợ, viê ̣c di chuyển, chuyển giao về ngoại tê ̣ là không có nên viê ̣c quy định t ỷ giá hối đoái giữa VND và các ngoại tê ̣ khác chỉ mang tính hạch toán. Quan hệ về cung cầu ngoại hối trên thị trường đã không được phản ánh đúng đắn trong tỷ giá. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là việc tồn tại một thị trường “chợ đen” với một tỷ giá khác xa tỷ giá chính thức. Năm Tỷ giá chính thức Tỷ giá thị trường tự do 1985 15 115 1986 80 425 1987 368 1.270 1988 3.000 5.000 1989 3.900 4.750 Do đồng tiền Viê ̣t Nam được định giá quá cao so với các đồng tiền tự do chuyển đổi nên: - Cán cân thương mại bị thâm hụt nă ̣ng, xuất khẩu gă ̣p nhiều bất lợi trong khi nhâ ̣p khẩu thì có lợi và thường xuyên tăng lên. Hâ ̣u quả là hàng nô ̣i bị hàng ngoại chèn ép, sản xuất trong nước bị đình đốn. - Nhà nước phải áp dụng tỷ giá kết toán nô ̣i bô ̣ để bù lỗ cho các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩt nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa đủ bù đắp chi phí sản xuất. - Cán cân thanh toán bị bô ̣i chi, dự trữ ngoại tê ̣ bị giảm sút, phản ứng của chính phủ lúc này là tăng cường quản lý ngoại hối, bảo hô ̣ mâ ̣u dịch và kiểm soát hàng nhâ ̣p khẩu. Nhưng từ đó nảy sinh tình trạng khan hiếm vâ ̣t tư, hàng hóa, nguyên vâ ̣t liê ̣u cần thiết khiến cho tốc đô ̣ tăng trưởng châ ̣m lại, sản xuất trong nước trì trê ̣, đình đốn lại càng trở nên tồi tê ̣, sức ép lạm phát tăng vọt. d) Đánh giá Ưu điểm: -Thúc đẩy đầu tư từ nước ngoài do lo ngại về việc mất giá nghiêm trọng đồng tiền là rất nhỏ. -Kiểm soát lạm phát, tạo tâm lý an toàn tin tưởng: một tỷ giá cố định sẽ có ích hơn cho chính phủ trong cố gắng kiềm chế lạm phát. -Ngăn ngừa bong bóng tỷ giá do đầu cơ so với tỷ giá thả nổi. Nhược điểm: -Tạo ra sự chênh lệch giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa: do sự mất cân bằng cung và cầu thực về tiền tệ, sự cứng nhắc trong tỷ giá tạo ra những chỉ báo không Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 chính xác về nền kinh tế. -Làm sai lệch các tính toán: tỷ giá cố định không phản ánh được tình trạng chính xác của nền kinh tế khi được đem vào các chính sách kinh tế để dự báo sẽ dẫn đến những ước lược sai lệc về sức khỏe, chiều hướng của nền kinh tế. -Tạo ra tỷ giá chợ đen: sự mất cân bằng cung cầu dẫn đến hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ ngoài vòng quản lý của nhà nước. Ib. Giai đoạn 2: 1989 - 1991 a) Bối cảnh kinh tế. Đông Âu, Liên Xô sụp đổ, quan hê ̣ ngoại thương được bao cấp với các thị trường truyền thống bị gián đoạn, khiến chúng ta phải chuyển sang buôn bán với khu vực thanh toán bằng đồng Đô-la My. Quá trình đổi mới kinh tế thực sự diễn ra mạnh mẽ bắt đầu từ năm 1989. Chính phủ cam kết và thực thi chiến lược ổn định hóa nền kinh tế - tài chính – tiền tê ̣, trong đó vấn đề tỷ giá được coi là khâu đô ̣t phá , có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình cải cách, chuyển đổi cơ chế và mở cửa kinh tế. b) Chính sách tỷ giá. Nghị định 53/HĐBT ra đời, qui định về việc tách hệ thống Ngân hàng Viê ̣t Nam từ một cấp thành hai cấp, bao gồm ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô và hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và tín dụng. Tỷ giá mua bán của các ngân hàng được phép dựa trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN công bố cô ̣ng trừ 5%. Quá trình xóa bỏ chế đô ̣ tỷ giá kết toán nô ̣i bô ̣ diễn ra cùng lúc với viê ̣c điều chỉnh giảm giá mạnh nô ̣i tê ̣ (không khác gì thả nổi). (Bảng dưới) Để giảm bớt chênh lệch tỷ giá nhằm tiến tới điều hành tỷ giá dựa chủ yếu vào quan hệ cung cầu trên thị trường, nhà nước đã thông qua chính sách tỷ giá linh hoạt hơn – điều chỉnh tỷ giá chính thức theo tỷ giá trên thị trường tự do sao cho mức chênh lệch nhỏ hơn 20%. Kết quả là mức chênh lệch tỷ giá được thu hẹp. Năm Tỷ giá ngân hàng Tỷ giá thị trường tự (bình quân) do (bình quân) 1989 3.900 4.750 1990 5.133 5.610 1991 9.274 9.546 1992 11.179 11.334 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 c) Tác đô ̣ng đến nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu tăng. Năm 1990 tăng 18,8% ; 1991: 48,63%. Đồng Viê ̣t Nam liên tục bị mất giá so với Đô la My làm giá cả hàng nhập khẩu tăng nhanh. Chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất tăng lên là điều kiện thúc đẩy lạm phát. Tỷ lệ lạm phát của nước ta tăng trở lại: từ 34,7% năm 1989 lên 67,5% trong hai năm 1990 và 1991. d) Đánh giá Ưu điểm: -Phản ánh kịp thời các biến động, các xu hướng kinh tế thế giới làm cho nền kinh tế quốc gia hòa nhập với tiến trình vận động chung của nền kinh tế thế giới. -Tạo điều kiện tiền tệ cho cạnh tranh bình đẳng, giúp cho các nhà kinh doanh, nhà làm kinh tế năng động bắt kịp với xu thế phát triển của nền kinh tế. Nhược điểm: -Gây ra những biến động lớn trong tỷ giá, tác động xấu đến hoạt động ngoại thương. -Dễ dẫn đến các cú sốc về cung cầu ngoại thương giả tạo do nạn đầu cơ phát triển nếu như không có sự quản lý chặt chẽ ngoại hối trong nước. -Độ rủi ro về biến động tỷ giá rất cao đối với các nguồn thu nhập từ đầu tư nước ngoài, điều này gây trở ngại trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Ic. Giai đoạn 3: 1992 - 1999 a) Bối cảnh kinh tế. Thị trường với các nước XHCN cũ bị thu hẹp một cách đáng kể. Về phương diê ̣n thanh toán quốc tế, Viê ̣t Nam đứng trước mô ̣t tình thế vô cùng khó khăn. Bên cạnh hê ̣ thống thanh toán đa biên đã bị tan rã , tất cả các nước CNXH đều đồng loạt chuyển đổi đồng tiền thanh toán với Viê ̣t Nam bằng ngoại tê ̣ tự do chuyển đổi (chủ yếu là USD). Viê ̣c chuyển đổi đồng tiền thanh toán có ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của Viê ̣t Nam bằng ngoại tê ̣ vì trước đó, hầu hết nguồn thu ngoại tê ̣ của Viê ̣t Nam đều bằng đồng Rúp chuyển nhượng, chỉ có mô ̣t lượng nhỏ bằng ngoại tê ̣ tự do chuyển đổi. Điều đó đã dẫn đến cán cân vãng lai và cán cân thương mại thâm hụt lớn, nhập khẩu gấp 3 lần xuất khẩu. sự thiếu hụt trong cán cân thương mại được bù đắp bằng các khoản viê ̣n trợ, cho vay của các nước CNXH mà chủ yếu là Liên Xô. Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á bùng nổ buộc các nước này phải tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. b) Chính sách tỷ giá. -Thời kỳ 1992-1994: tỷ giá chính thức hình thành trên cơ sở đấu thầu tại trung tâm giao dịch ngoại tê ̣. Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Trong thời gian này, NHNN đề nghị với chính phủ thành lâ ̣p Quy điều hòa ngoại tê ̣ tại NHNN để có thể can thiê ̣p vào thị trường ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá. C hính phủ ủy quyền cho Thống đốc được toàn quyền điều hành quy mô ̣t cách linh hoạt. Có thể nói, viê ̣c thành lâ ̣p quy ngoại tê ̣ tại NHNN đã làm dịu những biến đô ̣ng thất thường của tỷ giá trên thị trường. NHNN đã sử dụng quy mô ̣t cách rất linh hoạt và hiê ̣u quả. Quy tạo cho NHNN mô ̣t nguồn lực thực sự để can thiê ̣p nhằm ổn định tỷ giá, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế về ngoại tê ̣. Tháng 9/1991 ngân hàng nhà nước đã thành lập một trung tâm giao dịch ngoại tệ tại thành phố Hồ Chí Minh và tháng 11/1991, một trung tâm giao dịch thứ hai ở Hà Nội cũng ra đời. Đối tượng tham gia giao dịch trên các trung tâm này là các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tê ̣, các tổ chức XNK kinh doanh trực tiếp với nước ngoài và NHNN. Ngoài ra các ngân hàng được phép tâ ̣p hợp các yêu cầu mua bán ngoại tê ̣ của khách hàng không trực tiếp mua bán tại trung tâm. Trung tâm hoạt đô ̣ng theo nguyên tắc đấu giá từ thấp đến cao hoă ̣c ngược lại để đạt được cân bằng cung cầu về ngoại tê ̣. Tỷ giá chính thức của đồng Viê ̣t Nam được xác định có căn cứ vào tỷ giá đóng cửa tại các phiên giao dịch ở các trung tâm theo nguyên tắc tỷ giá mua vào không được vượt quá 0.5% so với tỷ giá ấn định tại phiên giao dịch trước. Viê ̣c thành lâ ̣p hai trung tâm giao dịch ngoại tê ̣ là bước ngoă ̣t đầu tiên của hê ̣ thống ngân hàng trong quá trình đổi mới thực sự theo hướng thị trường. Thông qua hoạt đô ̣ng của hai trung tâm, với vai trò là người tổ chức và điều hành, NHNN đã kịp thời nắm bắt cung cầu ngoại tê ̣ trên thị trường để điều hành chính sách tiền tê ̣ cũng như tỷ giá phù hợp với tín hiê ̣u thị trường. Năm Tỷ giá chính thức 1992 10.718 1993 10.840 1994 11.003 -Thời kỳ 1995-1999: tỷ giá được hình thành trên cơ sở tỷ giá liên ngân hàng. Thành lâ ̣p thị trường ngoại tê ̣ liên ngân hàng (20/10/1994). Có qui mô lớn hơn, hoạt đô ̣ng linh hoạt hơn nên tỷ giá hối đoái ngày càng phản ánh đầy đủ hơn quan hê ̣ cung cầu thị trường. Qua thị trường liên ngân hàng, ngân hàng nhà nước nắm bắt dấu hiê ̣u thị trường về tỷ giá hối đoái, công bố tỷ giá chính thức hàng ngày và biên đô ̣ giao dịch cho các ngân hàng thương mại. Từ tháng 7/1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, đồng Viê ̣t Nam chịu áp lực giảm giá mạnh đã khiến cho thị trường ngoại hối Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 rơi vào tình trạng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ, cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung. Trong hai năm 1997-1998, nhà nước đã ba lần chủ động điều chỉnh tỷ giá VND/USD, đồng thời nới rộng biên độ giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với các khách hàng trên thị trường ngoại tệ. Năm Tỷ giá chính thức 1995 11.021 1996 11.040 1997 11.175 1998 12.985 1999 14.016 c) Tác đô ̣ng đến nền kinh tế. Cuối giai đoạn, trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng tài chính ở khu vực, tỷ giá tăng lên do điều chỉnh của chính phủ là để tăng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Viê ̣t Nam. Việc tỷ giá của Viê ̣t Nam không tăng quá nhanh như của các nước khác trong khu vực có tác động tích cực vì không tạo tâm lý hoang mang cho người dân, không gây ra một sức ép lớn lên nợ nước ngoài và hạn chế thiệt hại cho nhập khẩu. d) Đánh giá Ưu điểm -Ổn định kinh tế vĩ mô. -Ổn định tỷ giá cho hoạt động thương mại quốc tế diễn ra thuận lợi Nhược điểm -NHTW phải có một lượng ngoại tế đủ lớn để duy trì tỷ giá và phải thường xuyên giám sát sự biến động của tỷ giá đặc biệt khi có các bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới -Chi phí can thiệp và quản lý ngoại hối là không nhỏ. Id. Giai đoạn thứ 4: 1999 - nay 1. Giai đoạn 1999 - 2000 1.1 Bối cảnh kinh tế Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Đông Nam Á ảnh hưởng trực tiếp Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 vấn đề tỷ giá hối đoái. Cuộc khủng hoảng làm cho cho một loạt đồng tiền của các nước trong khu vực giảm giá mạnh so với đồng USD và VND (Bảng 1). Điều đó cũng có nghĩa là đẩy giá trị của VND đang bị đánh giá cao hơn thực tế, lên giá hơn nữa. Bảng 1: Mức giảm giá của một đồng tiền khu vực từ tháng 7/1997 đến tháng 10/1997 (so với đồng USD) Thời gian Rupiah Ringgit SGD Baht Pêsô Ngày 01/07/1997 2,433 2,5245 1,430 24,7 26,37 Ngày 31/10/1997 3,580 3,580 1,585 40,6 35,42 Mức giảm (%) 32 28,9 9,7 39,2 25,6 Nguồn: Ngân hàng nhà nước Trong bối cảnh bạn hàng chủ yếu và quan trọng của Việt Nam, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gần giống nhau thì xuất khẩu của Việt Nam sẽ càng bất lợi. Những tác động này sẽ ngày càng trầm trọng hơn, nếu Chính phủ không có những biện pháp kịp thời để điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên, đây là thời kỳ đầu Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế quản lý nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, sang cơ chế thị trường định hướng XHCN , quan hệ thương mại mới đang được mở cửa từng phần, thị trường tài chính - tiền tệ thì vẫn chưa phát triển đầy đủ và mở cửa, nên Việt Nam không bị kéo ngay vào làn sóng của cuộc khủng hoảng. Chế độ tỷ giá đã linh hoạt nhưng vẫn có sự kiểm soát của nhà nước(hàng ngày NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của VND/USD trên các phương tiện thông tin đại chúng, thay cho việc công bố tỷ giá chính thức và tỷ giá bình quân mua vào,bán ra trên các thị trường ngoại tệ liên ngân hàng). Nếu thanh toán bằng các đồng tiền khác không phải USD (EUR, JPY, GBP…) phải tính tỷ giá chéo suy ra từ tỷ giá VND/USD 1.2 Chính sách tỷ giá Từ đầu năm 1999, NHNN đã chính thức bỏ cơ chế điều hành tỷ giá theo kiểu bao cấp như trước đây thông qua việc công bố 2 quyết định số 64/1999/QĐ - NHNN7 về việc công bố tỷ giá hối đoái của VND với các ngoại tệ và Quyết định số 65/1999/QĐ -NHNN (có hiệu lực từ ngày 26/2/1999) về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Từ đó, một cơ chế điều hành tỷ giá mới hình thành: thay cho công bố tỷ giá chính thức, hàng ngày NHNN sẽ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của VND so với USD. Căn cứ vào tỷ giá này, tổng giám đốc, giám đốc các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ theo nguyên tắc: đối với USD, tối đa không vượt quá 0.1% so với giá NHNN công bố Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Còn đối với các ngoại tệ khác, tỷ giá sẽ do tổng giám đốc, giám đốc các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định. Như vậy tỷ giá đã được hình thành trên cơ sở thị trường. Bên cạnh đó, biên độ quy định tỷ giá các NHTM được phép giao dịch cũng không ngừng được đổi mới. Nếu như trong thời gian đầu 1999-2000, khi mới thực hiện cơ chế này, NHNN còn quy định quá chi tiết các mức độ và biên độ quá hẹp, được coi là can thiệp quá sâu vào công việc kinh doanh của các NHTM, thì về sau cũng dần dần được chỉnh sửa theo hướng nới rộng hơn. 1.3. Tác động Năm Xuất khẩu Tốc (triệu tăng USD) (%) độ Nhập khẩu (triệu USD) Tốc tăng (%) độ Cán cân Lạm phát thương mại 1988 9630,3 4,84 11499,6 -0.79 -1869,3 9.2% 1999 11541,4 23,3 11742,1 2,1 -200,7 0.1% 2000 14482,7 25,5 15636,5 33,2 -1153,8 -0.6% Nguồn: Tổng cục thống kê, Ngân hàng nhà nước a, Tới xuất nhập khẩu Nhờ chính sách tỷ giá linh hoạt hơn cùng với các chính sách hỗ trợ khác, nền kinh tế Việt Nam đã có những khởi sắc. Kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng đáng kể, các mặt hàng của Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, xuất khẩu được thúc đẩy và nhập khẩu vẫn có lợi, nhất là trong điều kiện nước ta vẫn trong tình trạng nhập siêu ở mức độ lớn. b, Tới cán cân thương mại Cán cân thương mại được cải thiện trong những năm 1999, 2000. Thực hiện chính sách tỷ giá theo quan điểm “giữ và nâng giá đồng Việt Nam”, tỷ giá danh nghĩa (USD/VND) liên tục bị ép ở mức thấp tương đối so với tỷ giá thực tế. Hệ quả của chính sách tỷ giá trên là nhập siêu tăng liên tục diễn ra từ năm 1995-1999 như đã nói ở trên. Tuy nhiên sự thay đổi trong chính sách đã cải thiện một phần tình trạng nhập siêu, từ xấp xỉ -2000 giảm xuống còn -200.7 năm 1999. c, Tới lạm phát Lạm phát giảm từ mức 9,2% năm 1998 xuống còn 0,1% năm 1999 và -0,6% năm 2000. Nguyên nhân chủ yếu là do giá lương thực, thực phẩm và nhiều nông sản khác giảm mạnh trên thị trường thế giới như thóc, gạo, cà phê, cao su,…trong khi chính sách tiền tệ lại liên tục được nới lỏng. Có thể kết luận rằng, nhờ có một chính sách tỷ giá phù hợp, lạm phát giai đoạn 1999-2000 là giai đoạn lạm phát vừa phải, tỷ lệ lạm phát chỉ dừng lại ở 1 con số Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 1.4. Đánh giá a, Ưu điểm - Năm 1999 tỷ giá luôn ổn định và cơ bản phù hợp với cung cầu ngoại tệ trên thị trường và mục tiêu quản lý của NHNN. Giao dịch mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp cũng như các giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng sôi động hơn năm trước. - Nhu cầu ngoại tệ cho sản xuất kinh doanh cơ bản được đáp ứng đầy đủ. NHNN đã mua được một số lượng đáng kể ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại tệ nhà nước và bổ sung ngoại tệ cho quy kinh doanh. Có thể nói, việc đổi mới cơ chế quản lý tỷ giá theo Quyết định số 64/1999/QĐ - NHNN7 ngày 25/2/1999 là một bước đi đúng đắn và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế cũng như công tác điều hành chính sách tiền tệ. NHNN đã chấm dứt việc công bố tỷ giá chính thức theo lối hành chính như trước đây, chuyển sang công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. b, Nhược điểm - Các ngân hàng vẫn tuân theo quy định quản lý ngoại hối là xác định tỷ giá của các loại ngoại tệ khác USD dựa theo tỷ giá trên thị trường tiền tệ quốc tế. Tuy nhiên, NHNN không quy định cơ sở xác định tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ skhác USD dựa trên tỷ giá VND/USD NHNN công bố và tỷ giá giữa USD so với các ngoại tệ khác theo thị trường tiền tệ quốc tế, mà cho phép các ngân hàng thương mại tự quy định. Do đó, các ngân hàng thương mại lợi dụng kẽ hở này để đặt ra một tỷ giá thoả thuận giữa VND với ngoại tệ khác USD, chẳng hạn giữa VND và EUR đồng nghĩa với việc ngân hàng thương mại đẩy tỷ giá giao ngay VND/USD cao hơn mức trần quy định của NHNN. - Việc khống chế tỷ giá kinh doanh ở mức 0,1% là quá hẹp, không thúc đẩy được việc yết giá cạnh tranh giữa các ngân hàng, tạo sức ỳ trong kinh doanh và thủ tiêu tính năng động của thị trường. Đứng trước tình hình khan hiếm ngoại tệ, thị trường luôn chịu áp lực cầu lớn hơn cung, trong khi tỷ giá lại bị khống chế trần tối đa, nên thị trường có lúc rơi vào tình trạng “mua tranh, bán ép”. 2. Giai đoạn 2001 - 2013 Trong giai đoạn này VN điều hành tỷ giá theo cơ chế neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh rất nhiều lần. Trong giai đoạn này chia nhỏ hơn thành 2 thời kỳ 2001-2006 (trước khi gia nhập WTO) và 2007-2013 2.1. Giai đoạn 2001-2006 2.1.1. Bối cảnh kinh tế Đây là giai đoạn nền kinh tế Châu Á mới bước qua cuộc khủng hoảng tài chính 1997 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 và trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Đây cũng là mốc đánh dấu chuyển tiếp từ thế kỉ 20 với đầy chiến tranh và đau thương của dân tộc sang thế kỉ 21 có nhiều triển vọng mới. Ở thời điểm này, đất nước đã giành được nhiều thành tựu kinh tế đáng kể. Nền kinh tế của chúng ta đã tăng trưởng khá cao, đỉnh điểm là 8,4% tăng trưởng GDP của năm 2005. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn này đã có những bước tiến mới quan trọng, trong đó lượng vốn ODA và FDI đổ từ nước ngoài vào đã lên tới 2 con số. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, cán cân thương mại, giao dịch vãng lai, giao dịch vốn được cải thiện đáng kể, nguồn ngoại tệ bổ sung cho dự trữ ngoại hối Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, tổng số dự trữ ngoại hối của nước ta đã tương đương 18,18%GDP. Tuy nhiên, thời kì này Việt Nam vẫn được coi là một nước nghèo, mới bước ra khỏi chiến tranh và vẫn trong thời kỳ đầu chuyển đổi từ cơ chế quản lỳ nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Nước ta vẫn là một nước có thu nhập thấp và nợ nước ngoài nhiều đặc biệt là Liên Xô cũ( thời điểm bấy giờ là Nga). Để có đủ ngoại tệ thanh toán hoặc trả nợ vay nước ngoài, phần lớn các doanh nghiệp phải mua gom từ nhiều ngân hàng hoặc phải nhận nợ vay ngoại tệ, từ đó dẫn đến tình trạng “sốt” ngoại tệ bộc phát làm cho tỷ giá biến động rất bất thường ở thời điểm này. 2.1.2. Chính sách tỷ giá qua từng năm Giai đoạn này, nước ta áp dụng cơ chế tỷ giá neo cố định, tỷ giá bình quân liên ngân hàng mà NHNN công bố được giữ xoay quanh từ mức 14.000 VND/USD lên mức 16.000 VND/USD. Chính sách tỷ giá ở giai đoạn này vẫn thực hiện theo Quyết định số 65/QĐ-NHNN ngày 26/2/1999NHNN lấy tỷ giá bình quân giao dịch của phiên giao dịch gần nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng làm tỷ giá trung tâm và công bố, các NHTM được phép yết giá mua bán USD trong phạm vi biên độ cho phép. Theo đó, tỷ giá của các đồng tiền khác được tính chéo thông qua tỷ giá với USD. Năm 2001 Như đã nói ở trên, vào những năm 1999-2000 tình trạng “sốt” ngoại tệ diễn ra rất phổ biến do nhu cầu trả nợ nước ngoài cao và các doanh nghiệp đầu cơ ngoại tệ lớn để phục vụ cho việc nhập khẩu. Tuy nhiên, sang đến năm 2001, Cung ngoại tệ của các ngân hàng dồi dào hơn vì các doanh nghiệp không còn tư tưởng găm giữ ngoại tệ nhiều trên tài khoản nữa và các ngân hàng cũng không duy trì trạng thái ngoại tệ dương lớn nữa mà chỉ để một lượng thích hợp nhằm đảm bảo cân đối được nhu cầu khách hàng của mình. =>Nguyên nhân của chiều hướng tích cực này là do Thống đốc NHNN công bố sẽ can thiệp bằng cách bán ngoại tệ cho mọi nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế và các chính sách can thiệp thị trường tiền tệ của NHNN đã bắt đầu phát huy tác dụng. Ngoài ra, việc NHNN hai lần liên tục điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% lên 7% và lên 12% cũng như việc Cục dự trữ liên bang My (Fed) cắt giảm lãi suất chủ đạo Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 xuống còn 6% rồi 5,5% đã khiến cho các NHTM không thể trông chờ vào việc hưởng lãi tiền gửi nước ngoài như trước nữa mà phải đẩy mạnh tín dụng trong nước để thu về lợi nhuận. Như vậy, trong 4 tháng đầu năm, tỷ giá giữa VND và USD tương đối ổn định. Tuy nhiên, kể từ sau tháng 5/2001, tỷ giá trên thị trường tự do có thay đổi rõ rệt. Tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại cũng tăng cao và luôn ở mức kịch trần. Nguyên nhân của tình trạng này là do xu hướng lên giá của USD trên thị trường quốc tế và tỷ lệ kết hối trong nước giảm từ 50% xuống còn 40% áp dụng từ tháng 5/2001 đã làm giảm nguồn cung ngoại tệ dẫn đến khan hiếm ngoại tệ và đồng Việt Nam bị xuống giá mạnh so với đô la My. Đó là toàn bộ diễn biến về chính sách tỷ giá ở năm 2001. Năm 2002 Trong năm 2002, NHNN vẫn tiếp tục điều hành và thực hiện lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đối với các Tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2002, NHNN quyết định nới rộng biên độ quy định tỷ giá cho các Tổ chức tín dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ đối với khách hàng lên ±0,25% so với mức ±0,10% đối với nghiệp vụ giao ngay. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy cho thấy NHNN đã bắt đầu nới lỏng chính sách tỷ giá hơn đối với các NHTM do tình trạng “sốt” ngoại tệ đã giảm. Sau khi ban hành quy định này, thị trường vốn phản ứng rất tích cực, vì nó giảm đã dần những quy định mang tính chất hành chính can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh của các Tổ chức tín dụng trên thị trường. Đồng thời sự thay đổi đó cho phép tiến tới tự do hoá thị trường giao dịch ngoại hối phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là Việt Nam đang tiến tới thực hiện đầy đủ các nội dung của Hiệp định thương mại Việt – My, gia nhập WTO… Hơn nữa, từ tháng 10/2002, Thống đốc NHNN đã ban hành quy định mới về trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM. Theo đó tỷ lệ số dư ngoại tệ so với vốn tự có của các NHTM trước đây quy định là 15%, thì nay đã tăng lên 30% bao gồm cả các đồng ngoại tệ khác đô la My. Có thể thấy đây là những thay đổi quản lý ngoại hối mang tính rất tích cực, tháo gỡ khó khăn về kinh doanh ngoại hối, tạo điều kiện cho các NHTM chủ động đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng nhập khẩu. Do ảnh hưởng từ việc đầu cơ ngoại từ tồn đọng từ những năm trước đó, NHNN đã đề ra những biện pháp nhằm thu hút ngoại tệ ngoài thị trường vào hệ thống các ngân hàng, các biện pháp là: - - Đầu tháng 10/2002, NHNN đã chấp thuận cho doanh nghiệp trong nước thí điểm đầu tư vốn ngoại tệ ra nước ngoài. Đây là biện pháp quan trọng làm tăng nhu cầu vay vốn ngoại tệ của các doanh nghiệp từ các NHTM trong nước, khuyến khích họ thu hút vốn ngoại tệ trong dân vào ngân hàng. Ngày 4/12/2002, Thống đốc NHNN quyết định tăng lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng và Kho bạc nhà nước từ 1,2%/năm lên1,35%/năm, có tác động tích cực về việc tăng lãi suất huy động vốn USD, thu hút ngoại tệ từ xã hội vào hệ thống ngân hàng. Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Với các biện pháp mang tính tích cực trong năm 2002, thị trường ngoại hối nước ta đã tương đối ổn định, tỷ giá biến động không nhiều. Trong suốt cả năm 2002 tỷ giá VND/USD chỉ tăng 2,0%, thậm trong tháng 12 – tháng cuối năm chỉ xoay quanh mức 15.400 VND/USD. Năm 2003-2006 Giai đoạn này nước ta đang trong quá trình chuẩn bị để kí kết tham gia WTO nên các quy định đòi hỏi phải tuân thủ các thông lệ quốc tế và cần phải tự do hóa các tài khoản vãng lai. Trong giai đoạn này, chế độ tỷ giá tương đối ổn định Trong giai đoạn này, NHNN đã có những thay đổi cơ bản về tư duy quản lý trong việc thực hiện các giao dịch hối đoái của các NHTM nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường ngoại hối VN. Điều này được thực thi bằng quyết định của thống đốc NHNN về điều chỉnh giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày 08,12,2004, theo đó các NHTM được tự do hơn trong việc kinh doanh trên thị trường ngoại tệ. Điều này đã làm cho thị trường ngoại hối VN có bước phát triển vượt bậc cả về chất lượng và quy mô. Chắc chắn thị trường ngoại hối sẽ đông đảo, sôi động hơn, linh hoạt, thông thoáng hơn, tự chủ hơn và cũng an toàn hơn. Bên cạnh đó, chính sách tỉ giá hối đoái trong nước phụ thuộc một phần không nhỏ từ chính sách tỉ giá hối đoái của các nước khác trong khu vực. Cụ thể, giai đoạn này, đồng đô la đã bị mất giá mạnh so với các đồng chủ lực khác như Euro hay Bảng Anh do cuộc chiến với Irag, bệnh dịch Sars diễn ra, cuộc chiến thương mại My-EU. Điều này dẫn đến đồng tiền của các nước có chính sách tỷ giá neo cố định vào đô la My như Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều. Tuy nhiên, các nước Châu á, với sự can thiệp mạnh tay từ chính phủ, đã kiềm chế sự tăng giá của đồng tiền nước mình so với Đôla nhằm tăng tính cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu trên thị trường quốc tế và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Giai đoạn này, NHNN Việt Nam cũng đã có các biện pháp mạnh tay để kìm chế sự tăng giá của VND. Ngoài ra cũng phải kể tới sự tham gia của các quy đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam. Sự tham gia của các quy này còn tương đối nhỏ nhưng nó vẫn hứa hẹn nhiều với sự mở cửa mạnh mẽ hơn của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.=> Sự tham gia của các quy sẽ làm tăng lượng cung đôla trên thị trường. Trong giai đoạn này còn chứng kiến sự phát triển của thị trường chứng khoán trong nước, điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng tiền đồng tăng cao, thay vì đầu cơ hay tích luy ĐôLa thì người dân còn có thể tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán. Từ đó giúp giảm cầu ĐôLa trên thị trường mà vốn người dân đang có tâm lý đầu cơ tích trữ Đô La Có thể thấy rằng trong giai đoạn này, tỷ giá giữa VND so với các đồng ngoại tệ ở giai đoạn này vẫn tương đối ổn định do các chính sách phù hợp và mang tính tích cực của NHNN. Đây cũng là tiền đề quan trọng cho việc gia nhập WTO của Việt Nam vào năm sau. Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 2.1.3 Tác động của tỷ giá đến tình hình lạm phát Thứ nhất, trong giai đoạn 2000-2003 không có biến động quá mạnh về kinh tế thế giới và NHNN cũng đề ra được những biện pháp phù hợp giúp tỷ giá tương đối ổn định. Điều này đã góp phần làm tỷ giá và lạm phát ổn định Thứ hai, sau một giai đoạn ổn định ở mức thấp thì lạm phát đã tăng trở lại tới 9,5% vào năm 2004 và nguyên nhân của tình trạng này được cho là do: - Do những biến động của thế giới làm cho giá cả một số hàng hoá nhập khẩu và Việt Nam tăng mạnh như giá xăng dầu, sắt thép… cộng với thiên tai dịch bệnh xảy ra vào năm này ( dịch Sars Cov 1 xảy ra) là nguyên nhân gây ra lạm phát quay trở lại vào năm này. - Do chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách quản lý thiếu linh hoạt của NHNN Thứ ba, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO vào cuối năm 2006 khiến cho luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp đổ vào Việt Nam tăng mạnh, nợ nước ngoài cũng tăng. Để ổn định tỷ giá hối đoái có lợi cho xuất khẩu và đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước, NHNN đã tăng cung VND phục vụ nhu cầu đổi USD sang VND của các nhà đầu tư, điều này đã góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát trong giai đoạn này. Có thể thấy, chính sách tỷ giá không tác động trực tiếp đến lạm phát mà chỉ có tác động gián tiếp qua chính sách tiền tệ. 2.1.4. Đánh giá - Ưu điểm lớn nhất của chính sách tỷ giá trong giai đoạn này là NHNN đã đề ra được những biện pháp phù hợp với thị trường tiền tệ Việt Nam và có các chính sách giúp các NHTM tự do hơn trên thị trường kinh doanh ngoại tệ, từ đó giúp tỷ giá tương đối ổn định thị trường tiền tệ trong nước cân bằng và có xu hướng phát triển tốt. - Nhược điểm lớn trong giai đoạn này là NHNN đã để VNĐ neo quá lâu vào đồng USD khiến cho đồng Việt Nam quá phụ thuộc vào USD rất nhạy cảm trước các biến động của USD. 2.2. Giai đoạn 2007-2011 2.2.1. Bối cảnh kinh tế: Đây là giai đoạn với rất nhiều biến động xảy ra dẫn tới tỷ giá cũng có sự biến động mạnh Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và thực hiện cam kết PNTR (Permanent Normal Trade Relations - Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn) với Hoa Kỳ. Gia nhập WTO mang tới những cơ hội và thách thức mới cho Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế: thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế. Đặc biệt trong năm 2007, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 vọt, (đạt 20,3 tỷ USD), vốn đầu tư gián tiếp, vốn ODA và kiều hối cũng có sự tăng mạnh. Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát khối lượng tiền và kiềm chế lạm phát, một lượng tăng cung USD trên thị trường sẽ gia tăng áp lực nâng giá đồng nội tệ. Giai đoạn này cũng xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trong hai năm 2008-2009, điều này khiến tăng trưởng kinh tế VN ở mức thấp đi liền với lạm phát cao (đặc biệt trong 2008), thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách đều cao. Cuối thời kì này, kinh tế thế giới biến động phức tạp dưới tác động của khủng hoảng nợ công Châu Âu (2011). Trong nước, lạm phát trên đà tăng cao, cán cân vãng lai thâm hụt mạnh, VND chịu áp lực phá giá. Đối mặt với sự thay đổi của nền kinh tế, cùng với sự linh hoạt trong các chính sách tiền tệ và tài khóa, NHTW đã có những biện pháp can thiệp vào chính sách tỷ giá. 2.2.2. Chính sách tỷ giá qua các năm Trong giai đoạn này NHNN áp dụng chế độ tỷ giá ổn định, có kiểm soát của Nhà nước, nhiều lần thay đổi biên độ giao dịch. NHNN một mặt nới lỏng chính sách ngoại tệ đã phù hợp với các thông lệ quốc tế, mặt khác phải tìm mọi biện pháp ổn định tỷ giá, kiểm soát việc mua bán ngoại tệ trên thị trường để hỗ trợ các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ổn định nền kinh tế, phòng chống ảnh hưởng của suy giảm tài chính toàn cầu. USD ngày càng mất giá trị trong giai đoạn này, vì vậy giá trị của VND bị giảm sút rất nhiều gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu và thanh toán quốc tế NHNN Việt Nam điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, Chính phủ tăng cường kiểm soát kinh doanh ngoại tệ. Năm 2007 Tính tới tháng 6/2007, NHNN đã tăng cung VND hơn 110% so với năm 2006, và tăng tổng cộng 135% tính từ cuối năm 2005, nhằm mua lại lượng ngoại tệ, mục đích giữ VND yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả của hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, nới rộng biên độ tỷ giá từ 0,25% lên 0,75%. 0,5% vào đầu năm, và tới 12/12/2007 tiếp tục nới rộng biên độ lên Tỷ giá tháng 1 là 1USD = 16.080VND và tới cuối năm tỷ giá ở mức 1USD = 16.164VND. Năm 2008 Năm 2008, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm đáng kể, các nền kinh tế phát triển đều rơi vào suy thoái. Diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới khiến cho kinh tế Việt Nam gặp nhiều thách thức. Có thể nói chưa bao giờ tình hình tỷ giá Việt Nam lại biến động “nóng – lạnh” với cường độ mạnh mẽ như trong năm 2008. Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Hình 2.2.2.1. Diễn biến tỷ giá VND/USD năm 2008. Nguồn: BIDV Tỷ giá dao động trong biên độ lớn, từ dao động quanh mức 16.000 (thấp nhất 15.400VND/USD) vào đầu năm và lên đến 19.400VND/USD vào khoảng giữa năm, sau đó tỷ giá dần đi vào bình ổn và theo đà tăng trở lại. Tỷ giá biến động mạnh do sự tác động của lạm phát, sự thay đổi trong lượng vốn đầu tư vào VN, cùng với nhiều tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính. Hai giai đoạn đầu năm, NHNN đã gấp rút thực hiện những biện pháp kiềm chế lạm phát, và giảm cung USD. Giai đoạn sau đó, NHNN đã có những can thiệp để bình ổn tỷ giá. NHNN thực hiện kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng, bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn. Vào cuối năm, NHNN đã bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu. Nhìn chung chính sách tỷ giá của Việt Nam trong năm 2008 khá hợp lý và kịp thời. Trong năm 2008 có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ phá giá nội tệ và kịch bản khủng hoảng kinh tế 1997 – 1998 Thái Lan sẽ lặp lại ở Việt Nam. Tuy nhiên kết thúc năm 2008 Việt Nam vẫn kiểm soát được tỷ giá VND/USD không quá cao và không biến động nhiều. Năm 2009 Năm 2009 tình hình thị trường ngoại hối đang dần được điều chỉnh để trở nên ổn định hơn. Có 2 đợt điều chỉnh trên thị trường có thể kể tới trong giai đoạn này: Thứ nhất, Quý I/2009, tình hình thị trường ngoại hối tương đối ổn định nhưng đến quý II/2009, căng thẳng trên thị trường đã xuất hiện do nhiều doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ, không chịu bán lại cho ngân hàng Trước tình hình này, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp: + NHNN quyết định mở rộng biên độ tỷ giá từ +/-3% lên +/-5%, áp dụng từ ngày Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 24/03/2009 nhằm giảm bớt sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức; + kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại hối của các tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý ngoại hối về thực hiện niêm yết và giao dịch; + thống nhất tăng lãi suất huy động USD và hạ mặt bằng lãi suất cho vay ngoại tệ nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu ngoại tệ. Những biện pháp đúng đắn và phù hợp trên của NHNN đã giúp thị trường ngoại hối trong Quý III/2009 diễn biến tương đối ổn định. Thứ hai, vào quý IV/2009, tình hình mất cân đối cung - cầu ngoại tệ lại xuất hiện trở lại vào tháng 11/2009. Giá vàng trong nước tăng cao đã khiến cầu ngoại tệ tăng đột biến do giới đầu cơ đẩy mạnh hoạt động thu mua USD để mua vàng. Giá USD tự do tăng mạnh dưới ảnh hưởng của cơn sốt giá vàng + NHNN đã lập tức công bố cho nhập khẩu vàng nhằm giảm sức ép lên cung vàng; qua đó, hạ bớt sức nóng của đồng USD trên thị trường tự do + NHNN quyết định can thiệp trực tiếp và mạnh tay vào tỷ giá khi điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 5,44% từ mức 17.034 VND lên 17.961 VND/ 1 USD + NHNN thu hẹp biên độ tỷ giá giao dịch USD/VND từ mức ±5% xuống mức ±3% + Bên cạnh các quyết định trên của NHNN, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2578/TTg-KTTH yêu cầu 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngay số ngoại tệ dưới dạng tiền gửi và các nguồn thu vãng lai cho các TCTD được phép hoạt động ngoại hối để góp phần giảm áp lực đè nặng lên nguồn cung ngoại tệ Với việc triển khai đồng bộ các biện pháp nêu trên, thị trường ngoại hối Việt Nam đã ổn định trở lại, hiện tượng găm giữ và tích trữ ngoại tệ đã dần được khắc phục. Năm 2010 Kế thừa những thành tựu đã đạt được trong năm 2009, nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2010 mà đặc biệt là để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, ngày 10/02/2010, NHNN đã quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tăng 3,36% từ 17.961 lên 18.544 VND/ 1USD, theo thông tư số 03/2010/TT-NHNN. Mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế cũng được NHNN điều chỉnh xuống còn 1%/năm. Bên cạnh đó, NHNN ra quyết định số 74/QĐ-NHNN điều chỉnh giảm mạnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% kể từ kỳ dự trữ bắt buộc tháng 2/2010. Năm 2011 Ngay từ đầu năm, trước tình hình thị trường ngoại hối đặc biệt căng thẳng, ngày 10/2/2011, NHNN đã thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 9,3% và giảm biên độ giao dịch từ 3% xuống 1%. Bên cạnh đó, NHNN cũng điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt, kiểm soát tăng trưởng và phân bổ tín dụng một cách hợp lý, kiểm soát chặt thanh khoản VND ngắn hạn của hệ thống tổ chức tín dụng, điều chỉnh các mức lãi suất điều hành của NHNN phù hợp với diễn Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 biến thị trường. Việc điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, đồng thời đẩy mạnh tín dụng phục vụ xuất khẩu trong cả năm 2011 đã góp phần tích cực khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu và giảm áp lực về cung cầu ngoại tệ trên thị trường. 2.2.3. Tác động của tỷ giá đến lạm phát, CCTM Về lạm phát Phân tích nguyên nhân của mức lạm phát cao của VN từ năm 2007 trở lại đây: Tỷ lệ lạm phát trong ba năm 2007, 2008, 2009 rất cao và lần lượt là 12.63, 22, 6.9% Ngoài một số nguyên nhân nội tại như thiên tai, đầu tư tràn lan một số công trình công không hiệu quả, nguyên nhân chính là do bất cập trong định hướng chính sách đối ứng, cụ thể là chính sách tỷ giá (duy trì VND yếu) Ví dụ Năm 2007, USD mất giá mạnh trên thị trường thế giới, lãi suất của nó liên tục giảm, Việt Nam lại liên tục theo chính sách duy trì VND yếu, cùng với việc gia nhập WTO đầu năm 2007 thì đây là cơ hội tuyệt vời cho các quy đầu cơ tài chính huy động vốn với lãi suất thấp để đầu cơ vào Việt Nam. Thực tế đã cho thấy năm 2007 thị trường chứng khoán Việt Nam nóng lên nhanh chóng, dòng vốn đầu tư của các nhà đầu tư không được đưa vào đầu tư thực sự mà chạy lòng vòng từ túi người này sang người khác rồi quay trở lại túi nhà đầu cơ với giá trị tăng lên gấp nhiều lần. Điều này gây cản trở cho quá trình hút VND về của NHNN. Doanh nghiệp sau khi huy động vốn lại tiếp tục đầu tư vào thị trường chứng khoán, do đó số tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra thêm của cải cho xã hội cũng giảm đáng kể. Kết quả là con số lạm phát năm 2007 lên tới 12.63%, với chỉ số tăng GDP là 8,9% - nghĩa là về thực chất chúng ta tăng trưởng âm. Định hướng chính sách tỷ giá không phù hợp so với biến động của kinh tế thế giới dẫn đến kết quả là: 1. Lượng cung tiền tăng đột biến, 2. Chi phí đầu vào của sản xuất trong nước tăng cao. Đây là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới lạm phát cao tại Việt Nam. Về CCTM Vì neo tỉ giá với USD đang mất giá, VNĐ cũng giảm trung bình 15% so với các ngoại tệ mạnh khác. Chính sách VND yếu mặc dù có thể thúc đẩy xuất khẩu nhưng đồng thời lại góp phần “nhập khẩu lạm phát “vào Việt Nam. Lí do là sản xuất tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào các nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, xi măng, sắt thép, máy móc…Sự mất giá của USD hay nói cách khác là sự tăng giá của các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu cho sản xuất tính bằng VNĐ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chi phí đầu vào của sản xuất trong nước tăng, kéo theo giá cả hàng hóa tăng theo. Việc VND mất giá so với các ngoại tệ khác góp phần đáng kể vào việc tăng giá trị hàng nhập khẩu, khiến cán cân thương mại bị thâm hụt. 2.2.4. Đánh giá Ưu điểm: Downloaded by hây hay ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan