Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ trầm cảm ở sản phụ sau sinh tại bệnh viên ph...

Tài liệu Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ trầm cảm ở sản phụ sau sinh tại bệnh viên phụ sản tỉnh nam đinh năm 2019

.PDF
43
39
105

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ***** HOÀNG THỊ VÂN ANH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TRẦM CẢM Ở SẢN PHỤ SAU SINH TẠI BỆNH VIÊN PHỤ SẢN TỈNH NAM ĐINH NĂM 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nam Định- 2019 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ***** HOÀNG THỊ VÂN ANH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TRẦM CẢM Ở SẢN PHỤ SAU SINH TẠI BỆNH VIÊN PHỤ SẢN TỈNH NAM ĐINH NĂM 2019 Ngành : Điều dưỡng Mã số : 7720301 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: TS.BS. Trương Tuấn Anh Nam Định- 2019 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên cho phép em xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, các bộ môn của trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện cho em được học tập tích lũy kiến thức trong suốt quãng thời gian sinh viên và đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được thực hiện khóa luận này. Em xin được gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ nhân viên khoa sản Bệnh viện Phụ Sản Tỉnh Nam Định đã nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu, tình trạng bệnh nhân…để phục vụ cho việc nghiên cứu. Đặc biệt em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến Sỹ Trương Tuấn Anhngười thầy đã trực tiếp giảng dạy và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình thầy cô, bạn bè đã luôn ở bên động viên chia sẽ giúp đỡ và tạo điều kiện về thời gian cho em để việc nghiên cứu được suôn sẻ và thực hiện thuận lợi nhất. Dưới đây là bài khóa luận của em. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện khóa luận, do kinh nghiệm còn non yếu, kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô và những người quan tâm có những góp ý chân thành để khóa luận của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Đề tài khóa luận: “Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ trầm cảm ở sản phụ sau sinh tại Bệnh Viện Phụ Sản tỉnh Nam Định năm 2019” Tôi xin cam đoan bản khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các thông tin tài liệu được sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Nam Định, Ngày 19 tháng 06 Năm 2019 Người viết cam đoan Hoàng thị Vân Anh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 MỤC TIÊU ............................................................................................................. 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4 1.1.1.Định nghĩa ............................................................................................... 4 1.1.2. Phân Loại ................................................................................................ 6 1.1.3. Nguyên Nhân .......................................................................................... 6 1.1.4. Các yếu tố nguy cơ .................................................................................. 7 1.1.5. Triệu chứng trầm cảm sau sinh ................................................................ 8 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 9 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về trầm cảm sau sinh ........................... 9 Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................ 11 2.1. Giới thiệu về khoa sản ................................................................................. 11 2.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 11 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 11 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 12 2.5. Phương pháp xây dựng bộ câu hỏi ............................................................... 12 2.6.Phương pháp thu thập số liệu........................................................................ 12 2.7. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 12 2.8. Phân tích số liệu và kết quả nghiên cứu ....................................................... 12 2.8.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 13 2.8.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh tại bệnh viện Phụ Sản tỉnh Nam Định .................................................................................. 14 2.9. Các ưu, nhược điểm..................................................................................... 23 Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG TRẦM CẢM Ở SẢN PHỤ SAU SINH ........................................................................................... 25 3.1. Đối với bệnh viện ........................................................................................ 25 3.2. Đối với y tế tuyến cơ sở............................................................................... 25 3.3. Đối với bản thân người phụ nữ .................................................................... 26 3.4. Đối với gia đình........................................................................................... 26 Chương 4: KẾT LUẬN ......................................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TCSS: trầm cảm sau sinh WHO: tổ chức y tế thế giới EPDS: Thang đo trầm cảm sau sinh (Edinburgh Postnatal Depression Scale) BVTTTW: Bệnh viện tâm thần Trung Ương DSM-5: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders ICD 10: Bảng phân loại quốc tế bệnh tật của World Health Organization DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Một số đặc điểm chung............................................................................. 13 Bảng 2: Phân loại trầm cảm theo thang điểm edinburgh ....................................... 15 Bảng 3: Tỷ lệ có dấu hiệu/hành vi theo thang đo edinburgh .................................. 16 Bảng 4: Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm theo nhóm tuổi ............................................... 17 Bảng 5: Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm phân theo trình độ học vấn ............................. 17 Bảng 6: Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm dựa vào thu nhập và nghề nghiệp ................... 18 Bảng 7: Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm theo con trai con gái và tổng số con ............... 18 Bảng 8: Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm phụ thuộc vào môi trường sống ...................... 20 Bảng 9: Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm liên quan tới mối quan hệ trong gia đình ........ 21 Bảng 10: Sự hiểu biết về trầm cảm sau sinh ........................................................... 22 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm sau sinh ....................................................... 14 Biểu đồ 2: Phân loại trầm cảm theo thang điểm Edinburgh .................................... 15 Biểu đồ 3: Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm theo con trai con gái và tổng số con .......... 19 Biểu đồ 4: Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm theo phương pháp sinh đẻ .......................... 19 Biểu đồ 5: Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm theo nơi sinh sống ...................................... 20 Biểu đồ 6: Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm liên quan tới tình trạng con ........................ 21 ĐẶT VẤN ĐỀ Để hội nhập với nền kinh tế công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Việt Nam đã và đang không ngừng cố gắng để có được những sự phát triển về mặt kinh tế, xã hội, chính trị, đặc biệt hơn là sự đầu tư về con người cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Ở đất nước ta, trong thời thế hiện hành này, con người đang là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu. Vậy nên, Nhà nước Việt Nam ngày càng có nhiều công ty được thành lập để tạo công ăn việc làm cho người dân, để họ có cơ hội được lao động làm việc và hưởng thành quả theo năng lực. Chính vì muốn được hưởng thành quả theo năng lực mà con người không ngừng cố gắng làm việc để hoàn thành công việc của mình. Sự tập trung vào công việc, dành quá nhiều thời gian cho việc kiếm thu nhập đã tạo ra khoảng cách giữa con người với nhau. Họ không còn thời gian để quan tâm, chăm sóc, chia sẻ những mệt nhọc những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của bản thân cho nhau nghe. Đặc biệt là đối với phụ nữ, họ luôn cần sự quan tâm và chia sẻ, giúp đỡ, động viên của người thân để họ hoàn thành tốt công việc của mình. Nếu một khi họ không được như vậy, thêm vào đó là bao nhiêu áp lực dồn nén, căng thẳng, mọi thứ vượt quá giới hạn và ngưỡng chịu đựng của họ thì họ dễ có những vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm, tự kỷ, stress, thậm chí gây ra bệnh trầm cảm. Đối với phụ nữ, việc kết hôn là việc hệ trọng của cuộc đời, được mang thai sinh con, làm mẹ là một thiên chức mà người phụ nữ nào cũng muốn có được. Tuy nhiên sinh con lại là một giai đoạn quan trọng thay đổi cuộc đời người phụ nữ. Quá trình vượt cạn mang tới nhiều thay đổi về sức khỏe và tâm lý của người mẹ đòi hỏi họ phải học sự thích nghi với những thay đổi này. Với truyền thống của người Việt Nam, phụ nữ phải lấy chồng sinh con nên đa số đã tập làm quen với điều này, học hỏi kinh nghiệm từ bà từ mẹ từ chị em, nhưng một phần phụ nữ khác họ chưa thực sự quen với những thay đổi sau sinh nên gây ra nhiều bệnh về tâm lý, nghiêm trọng nhất là căn bệnh Trầm cảm sau sinh (TCSS). Các nhà tâm thần học đã chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của TCSS. Nhiều sản phụ mắc căn bệnh này luôn có những biểu hiện buồn chán, tự ti, mặc cảm, hay suy nghĩ khóc lóc, thậm chí có hành vi tự sát và có thể tự tay lấy đi tính mạng của đứa con do chính mình dứt ruột sinh ra. TCSS thường thấy ở những sản 1 phụ có sức khỏe yếu, có mối quan hệ không tốt với gia đình chồng, học vấn thấp hoặc do định kiến về giới tính đứa bé khi sinh ra....Những điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc chăm sóc sức khỏe tinh thần người mẹ sau sinh và những đứa con. Theo nghiên cứu khảo sát về TCSS, tỷ lệ sản phụ luôn cảm thấy buồn phiền chiếm 80%, trong đó tỷ lệ sản phụ mắc bệnh TCSS chiếm 10%. Với mong muốn tìm hiểu về căn bệnh TCSS tới phụ nữ, đặc biệt là các bà mẹ sau sinh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ trầm cảm ở sản phụ sau sinh tại bệnh viện Phụ Sản tỉnh Nam Định năm 2019” 2 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố nguy cơ dẫn dến trầm cảm ở sản phụ sau sinh tại bệnh viện Phụ Sản tỉnh Nam Định năm 2019. 2. Đề xuất một số giải pháp phòng, chống trầm cảm ở sản phụ sau sinh. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.Định nghĩa Trầm cảm là một trạng thái cảm xúc, buồn rầu, chán nản khác với phản ứng buồn chán nhất thời ở người bình thường. Trầm cảm có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh phức tạp biểu hiện lâm sàng không chỉ bằng các triệu chứng đặc trưng về tâm thần là giảm khí sắc mà còn kèm theo nhiều triệu chứng về cơ thể nên người bệnh trầm cảm thường đến với các chuyên khoa khác và dễ bị bỏ sót chuẩn đoán. Trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn cảm xúc tiêu cực, liên quan đến những suy nghĩ, cảm giác mệt mỏi, buồn chán và lo lắng xuất hiện sau khi sinh. Khởi phát bệnh có khuynh hướng từ từ hoặc có thể dai dẳng hoặc có khi lấn vào các triệu chứng khác thời kỳ sinh đẻ. Theo DSM-IV cũng như ICD-10, rối loạn tâm thần sau sinh không được ghi thành một chương trình riêng biệt và không có tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng. Hiện nay người ta vẫn chưa thống nhất được có nên xếp trầm cảm sau sinh là một rối loạn riêng biệt hay không. Trong khi một số tác giả cho rằng rối loạn tâm thần sau sinh là một nhóm các rối loạn có liên quan đặc biệt đến việc mang thai và sinh đẻ nên cần tồn tại một chẩn đoán riêng biệt.  Trên thế giới Trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc phổ biến xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới (Ranga Krishnan 2010). Xét về giới tính, các nghiên cứu đều cho thấy rằng trầm cảm xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam giới. Nghiên cứu của Kesler, Chiu, WT, Demler, O và cộng sự cũng chỉ ra rằng tỷ lệ nữ giới bị trầm cảm là 8% đến 10% trong khi đó tỷ lệ ở nam giới là 3% đến 5%. Xét về thời gian, trầm cảm có thể xuất hiện vào bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời, tuy nhiên ở nữ giới, trầm cảm xuất hiện sau khi sinh là khá phổ biến. Đối với phụ nữ, mang thai, sinh con và làm mẹ được coi là sự kiện lớn trong cuộc đời, làm thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Chính sự kiện sinh đẻ cũng được coi là một sang chấn đối với người phụ nữ. Những thay đổi trong đời sống tâm lý của phụ nữ sau sinh đã được khảo sát tại nhiều quốc gia trên thế giới và những cuộc khảo cứu này chỉ ra rằng khoảng 80% số phụ nữ xuất hiện các dấu hiệu của hội chứng buồn chán sau sinh (baby blues) vào ngày thứ 4 4 hoặc thứ 5 và đa số tự thuyên giảm vào ngày thứ 10 sau sinh mà không cần phải can thiệp. Tuy vậy một số ít trường hợp không thể tự thuyên giảm và phát triển thành trầm cảm sau sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với hơn 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Theo khảo sát của bệnh viện Tâm thần Trung Ương 2, có khoảng 10-15% số phụ nữ bị trầm cảm sau sinh và 0,1% đến 0,2% bị chứng loạn thần sau sinh. So với hội chứng buồn chán sau sinh, mức độ trầm buồn của những trường hợp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh cũng nặng hơn và thời gian xuất hiên các biểu hiện của trầm cảm cũng kéo dài hơn. Khi đó, người phụ nữ cần đến hỗ trợ của nhà tâm lý và can thiệp từ bác sỹ tâm thần. Những cảm xúc và hành vi tiêu cực ở phụ nữ bị trầm cảm sau sinh không chỉ gây ảnh hưởng đáng kể tới bản thân người phụ nữ mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ hôn nhân, bầu không khí trong gia đình, tác động tiêu cực đến sự phát triển tình cảm và xã hội của đứa trẻ mới sinh (Robinson & Stewart, 2001, Jacobsen, 1999). Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra những yếu tố liên quan tới trầm cảm ở phụ nữ sau sinh đó là yếu tố sinh học, yếu tố thuộc sản khoa, yếu tố tâm lý lâm sàng, yếu tố tâm lý- xã hội như kiểu nhận thức tiêu cực hoặc đặc điểm tính khí của người phụ nữ, đặc điểm mối quan hệ của người phụ nữ với chồng và những người thân và một số yếu tố xã hội khác như tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế xã hội thấp và tiểu sử sức khỏe của bản thân người phụ nữ và của đứa trẻ. Tất cả các yếu tố trên đây kết hợp với các nguyên nhân tâm lý như căng thẳng, tình trạng của đứa trẻ, tính cách và kiểu nhận thức của người phụ nữ cũng có thể là những yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.  Tại Việt Nam Theo WHO trong năm 2015, ở Việt Nam có khoảng 3.500.000 người bị rối loạn trầm cảm, chiếm 4% dân số. Con số này chưa phải là con số cuối cùng và có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ rối loạn trầm cảm, rối loạn trầm cảm xảy ra ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới, trầm cảm thường xảy ra ở những người bị stress, với những người đang phải đối 5 diện với cuộc sống khó khăn như: bệnh tật hiểm nghèo phải kể đến ung thư, mất mát người thân, đổ vỡ về tình cảm. Ở Việt Nam các nghiên cứu về trầm cảm sau sinh còn mới và khá khiêm tốn. Một số nghiên cứu của tác giả trong nước mới chỉ quan tâm đến trầm cảm nói chung. Trong số các nghiên cứu phải kể đến các nghiên cứu sau: - Theo thống kê năm 2013 của bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ phụ nữ trầm cảm sau sinh chiếm 5,1%, loạn thần sau sinh chiếm 0,5 % số phụ nữ sinh đẻ. - Theo tác giả Lương Bạch Lan (2009), tỷ lệ mắc trầm cảm ở các bà mẹ sau sinh là 11,6% các yếu tố liên quan làm gia tăng tỷ lệ trầm cảm như thời gian nằm viện của con trên 30 ngày, không khỏe khi mang thai, tử vong sơ sinh… 1.1.2. Phân Loại - Trầm cảm sau sinh thường chia làm 2 loại: Loại khởi phát sớm và loại khởi phát muộn. + Loại khởi phát sớm giống như u sầu, xuất hiện với mức độ nhẹ, ngắn trong những ngày đầu hoặc tuần đầu sau đẻ. Trong suốt tuần đầu sau sinh, người ta thấy hơn 80% các bà mẹ đều trải qua u sầu trẻ thơ. Bao gồm các cảm giác đặc biệt hoặc các triệu chứng như: chỉ chực khóc, cáu kỉnh, lo lắng, dễ thay đổi cảm xúc (lúc vui, lúc buồn). Các dấu hiệu này xuất hiện và đạt đỉnh điểm trong khoảng 3 đến 5 ngày sau sinh và sau đó dần biến mất trong vòng 2 tuần mà không phải điều trị gì ngoài sự an ủi cảm thông và nâng đỡ của người thân và gia đình. Như vậy, một số dấu hiệu trầm cảm, mệt mỏi, lo lắng có thể xảy ra với phụ nữ sau sinh là các phản ứng cảm xúc trong phạm vi giới hạn bình thường. + Loại khởi phát muộn xuất hiện sau sinh một vài tuần và kéo dài bao gồm các dấu hiệu: Khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú (kể cả với đứa trẻ mới sinh), mất sinh lực, mệt mỏi kéo dài, mất ngủ, chán ăn hoặc ăn quá nhiều, giảm cân hoặc tăng cân quá mức, khó khăn trong chăm sóc trẻ. 1.1.3. Nguyên Nhân Trầm cảm sau sinh gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau trên những phụ nữ có các đặc điểm và hoàn cảnh cũng khác nhau. - Yếu tố sinh học: Ngay sau khi sinh một sự thay đổi nhanh chóng nồng độ hormone trong máu, đó là sự giảm đi của nồng độ estrogen và progesterone, nồng 6 độ hormone tuyến giáp thyroid cũng giảm, dẫn dến mệt mỏi, trầm cảm. Sự suy giảm về nồng độ hormone cùng với sự thay đổi về huyết áp, chức năng của hệ miễn dịch và những biến đổi về chuyển hóa bà mẹ sau sinh phải trải qua là một phần trong căn nguyên gây trầm cảm. - Yếu tố tâm lý: sự ra đời của đứa trẻ được coi như là một sự kiện tâm lý đặc biệt đối với hầu hết các bà mẹ trẻ. Thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, lo toan chăm sóc suốt 24/24 giờ, dường như quá kiệt sức của bà mẹ trẻ, kể cả những lần sinh sau. - Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha..) thì nguy cơ bệnh cao. 1.1.4. Các yếu tố nguy cơ Một số người có khả năng mắc bệnh này cao hơn người khác, điều đó có thể dự đoán được thông qua một số đặc điểm ở người mẹ giúp phòng tránh từ xa, theo các nghiên cứu thì những yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh ở phụ nữ: + Stress + Bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai + Từng bị trầm cảm sau sinh trước kia + Khó khăn kinh tế, nghề nghiệp không ổn định + Thiếu hỗ trợ của người thân, gia đình, bạn bè + Sinh con so (con đầu lòng) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn sinh con rạ + Đứa trẻ không có bố chính thức + Sinh con trong tình trạng ly dị hoặc ly thân + Sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy + Đẻ khó, đẻ mổ + Sinh con ở độ tuổi vị thành niên + Không có người hỗ trợ chăm sóc + Thiếu ngủ + Kém dinh dưỡng + Tiền sử gia đình có người bị trầm cảm + Trẻ chết non + Bệnh tật con + Tách mẹ và con 7 + Khó khăn của đứa trẻ (tính khí, ngủ, tổ chức sinh hoạt) + Các bệnh tâm thần và thần kinh từ trước của mẹ 1.1.5. Triệu chứng trầm cảm sau sinh - Cảm xúc + Khí sắc trầm kéo dài + Cảm giác không xứng đáng, thất bại, bất lực, tuyệt vọng + Kiệt sức, trống rỗng, buồn rầu, chực khóc + Cảm giác tội lỗi, hối hận, vô giá trị + Lẫn lộn, lo âu, hoảng sợ + Sợ đứa trẻ, sợ mất trẻ + Sợ ở một mình, sợ đi ra ngoài - Hành vi + Mất quan tâm thích thú trong các hoạt động thường ngày + Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, ác mộng + Chán ăn hoặc ăn quá nhiều + Giảm sinh lực và động cơ + Ngại giao tiếp xã hội + Ít chăm sóc bản thân + Không có khả năng xử lý các công việc thường ngày - Suy nghĩ + Suy nghĩ kém minh mẫn, không thể quyết định việc gì + Kém tập trung chú ý, giảm trí nhớ + Trốn tránh mọi thứ + Sợ bị chồng bỏ rơi + Lo lắng về sự tồn tại hoặc cái chết của chồng, con + Có ý nghĩ về tự sát 8 1.2. Cơ sở thực tiễn Những nghiên cứu trong và ngoài nước về trầm cảm sau sinh - Ngoài nước Các nghiên cứu đi trước về TCSS ở các nước trên thế giới có thể thấy rằng tỷ lệ trầm cảm sau sinh phân bố rộng rãi từ 10% đến 40% dựa trên bộ công cụ đo EDPS của Edinburgh. Các bà mẹ ở nước có nền công nghiệp phát triển có ít nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh hơn các nước có nền công nghiệp đang phát triển và các nước nghèo. Các biểu hiện lo âu, trầm cảm có thể xuất hiện trước khi sinh và cả sau khi sinh (phổ biến sau khi sinh 3 đến 6 tháng). Các yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh cũng được chỉ ra theo như tổng kết của Klamin và Gordon Arthur năm 2008 cho thấy TCSS có thể gồm 5 nhóm nguyên nhân: (i) Các yếu tố vật lý/ sinh học như tình trạng sức khoẻ của mẹ, triệu chứng tiền kinh nguyệt, ăn những thực phẩm với hàm lượng vitamin B2 quá cao, chế độ ăn uống không hợp lý: (ii) Các yếu tố tâm lý như các biểu hiện về cảm xúc, nhận thức, hành vi của bệnh trầm cảm trong thời gian mang thai, lo lắng trước khi sinh, lịch sử trầm cảm trước đó: (iii) Yếu tố sản phụ là những biến chứng trong quá trình mang thai, phá thai, thai chết lưu, có thai ngoài ý muốn: (iv) Các yếu tố về sự khủng hoảng như tài chính, nạn đói, nghề nghiệp không ổn định, làm công việc nội trợ: (v) Các yếu tố văn hoá như thói quen về tắm gội, thói quen ăn uống, hoạt động đi lại [53, tr 1355-1373]. - Trong nước Ở Việt Nam, nhiều tác giả cũng tập trung nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ dịch tễ của bệnh trầm cảm sau sinh và các yếu tố ảnh hưởng. + Nghiên cứu cắt ngang của Lê Quốc Nam (2002) khảo sát trên 321 sản phụ đến tái khám 4 tuần sau sinh tại Bệnh viện Từ Dũ Thành Phố Hồ Chí Minh bằng công cụ sàng lọc EPDS, thang đo Haminton cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau sinh chiếm 12,5%. Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố nguy cơ dẫn đến TCSS như: Có mối quan hệ vợ chồng không tốt chiếm 60% trường hợp, có tiền căn âu lo hoặc mất ngủ là 30%, có thói quen dùng rượu và thuốc lá là 29%, không có ai để tâm sự là 22%, khó sinh là 18%, gặp khó khăn khi cho con bú là 17%, phải tự chăm sóc bản thân sau sinh là 11%, không nhận được sự giúp đỡ nào trong việc chăm sóc bé ban đêm là 10% [14, tr 1-7]. 9 + Một nghiên cứu Trường Diễn Lê Thanh Hiệp (2008) trên 305 phụ nữ mang thai có nguy cơ cao đến khám tại bệnh viện Từ Dũ từ tháng 6/2007- 12/2008 sàng lọc bằng EPDS cho thấy tỷ lệ TCSS là 21,6%, buồn sau sinh là 30,2%. Các yếu tố ảnh hưởng là thiếu sự hỗ trợ chăm sóc trẻ sau sinh, sinh con không như mong muốn, trầm cảm trong thai kỳ,tình trạng sức khoẻ yếu, phương pháp sinh, hỗ trợ của chồng, em bé khóc đêm, tình trạng kinh tế thấp, mâu thuẫn với gia đình chồng [8,tr 69-74]. + Tác giả Lương Bạch Lan (2009) tại bệnh viện Hùng Vương trên 290 sản phụ (có con gửi vào dưỡng nhi tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 sau sinh) sử dụng phương pháp tiến cứu phỏng vấn trực tiếp và sử dụng công cụ EPDS thì tỷ lệ mắc trầm cảm ở các bà mẹ sau sinh là 11,6% các yếu tố liên quan làm gia tăng tỷ lệ trầm cảm như thời gian nằm viện của con trên 30 ngày, không khoẻ khi mang thai, tử vong sơ sinh [12, tr 104-108]. + Nghiên cứu Tô Thanh Phương BVTTTW Thường Tín – Hà Nội (2010) trên 16 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh Viện sử dụng công cụ là Beck, Zung cho thấy lứa tuổi của mẹ mắc TCSS là lứa tuổi từ 26 – 35 các yếu tố có liên quan đến TCSS . + Theo tác giả Phạm Ngọc Thanh (2011) nghiên cứu “Trầm cảm ở các bà mẹ có con sinh non đang nằm viện tại khoa sơ sinh - Bệnh Viện Nhi Đồng 1.” +Nghiên cứu 48 bà mẹ có con đang điều trị tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng, phương pháp nghiên cứu tác giả kết hợp cả định tính và định lượng cho thấy 70,8% bà mẹ có EPDS>13 điểm 27,1% bà mẹ có tư tưởng tự tử. Các yếu tố liên quan như: Gặp khó khăn đau khổ với gia đình trong thời gian mang thai và sau khi sinh trong đó có 6,2% bị gia đình chồng bắt buộc li dị vì không có khả năng sinh con trai, 50% có mối quan hệ xấu với chồng, 87,5% bà mẹ quá lo lắng cho sức khoẻ của con, 45,8% bà mẹ không mong muốn có con, 70,8% bà mẹ thiếu sự nâng đỡ tâm lý và 75% bà mẹ có nhu cầu được trò chuyện tâm sự [18,tr 1-13]. 10 Chương 2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN 2.1. Giới thiệu về khoa sản Khoa Sản bệnh là khoa lâm sàng tiếp nhận điều trị và chăm sóc các sản phụ có thai kèm bệnh lý (tiểu đường, tiền sản giật, suy tim, bệnh hô hấp, tăng huyết áp cường giáp,…) và hậu sản bệnh lý, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về việc tổ chức thực hiện các hoạt động điều trị và chăm sóc các sản phụ có thai và hậu sản bệnh lý tại khoa. Khoa sản của bệnh viện phụ sản (là bệnh viện chuyên khoa hạng II) với 55 giường bệnh kế hoạch, 63 giường bệnh thực kê và 12 nhân viên y tế. + Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, rộng rãi, khuôn viên nhiều cây xanh, đèn chiếu sáng. + Trình độ đội ngũ bác sỹ có chuyên môn cao, luôn áp dụng các kỹ thuật tiên tiến. - Chức năng và nhiệm vụ của khoa Sản: + Thực hiện chăm sóc bảo đảm dinh dưỡng cho các đối tượng đặc biệt: tiền sản giật, tiểu đường (phối hợp với Khoa Dinh dưỡng). + Tiếp nhận điều trị và chăm sóc các sản phụ có thai kèm theo bệnh lý và hậu sản bệnh lý. + Tiếp nhận và chấm dứt thai kỳ các trường hợp thai chết lưu, tam cá nguyệt thứ 2 và 3. + Tham gia đào tạo huấn luyện cho sinh viên, học sinh, cán bộ chuyên khoa, tham gia công tác ngoại viện. + Tiếp nhận và chấm dứt thai kỳ các trường hợp thai bệnh lý, dị tật bẩm sinh đã được kết luận. + Tiếp nhận và chấm dứt thai kỳ các trường hợp thai to do bệnh lý của mẹ. 2.2. Đối tượng nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu là tất cả các sản phụ sau sinh tại Bệnh Viện Phụ Sản tỉnh Nam Định. 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu + Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 6 năm 2019 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng