Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng và một số yếu tố liên quan biểu hiện lo âu, trầm cảm và stress ở cha ...

Tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan biểu hiện lo âu, trầm cảm và stress ở cha mẹ trẻ tự kỷ được điều trị tại bệnh viện tâm thần trung ương i năm 2017

.PDF
69
21
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI THỊ HIỆU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN BIỂU HIỆN LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ STRESS Ở CHA MẸ TRẺ TỰ KỶ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I NĂM 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI THỊ HIỆU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN BIỂU HIỆN LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ STRESS Ở CHA MẸ TRẺ TỰ KỶ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I NĂM 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Chuyên ngành: Điều dưỡng Mã số: 60.72.05.01 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Hướng dẫn1: TS. QUẢN TRƯỜNG SƠN Hướng dẫn 2:TS.BS. TRƯƠNG TUẤN ANH NAM ĐỊNH –2017 i TÓM TẮT LUẬN VĂN Nhằm mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan tới các biểu hiện lo âu, trầm cảm và stress ở cha mẹ có con bị tự kỷ, chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, bằng các công cụ là Thang đáng giá lo âu Zung, Bảng hỏi thiết kế sẵn và Thang đánh giá trầm cảm – lo âu – Stress 21 (DASS-21), trên nhóm nghiên cứu gồm 35 người, là cha hoặc mẹ có con bị tự kỷ được điều trị tại Bệnh viện tâm thần trung ương I năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bố mẹ trẻ bị tự kỷ có biểu hiện lo âu chiếm 25,7%. Có 22,9% cha/mẹ trẻ tự kỷ có rối loạn trầm cảm mức độ vừa.Tỷ lệ bố mẹ có biểu hiện stress chiếm 62,9%. Trong đó biểu hiện stress ở mức độ nhẹ chiếm 28,7%, mức độ vừa chiếm 11,4%, mức độ nặng chiếm 5,7% và ở mức độ rất nặng chiếm 17,1%. Có hai yếu tố liên quan đến lo âu là “trình độ học vấn” và “mức độ bệnh của trẻ”. Trong đó, trình độ học vấn có tương quan nghịch và mức độ bệnh của con có tương quan thuận với mức độ lo âu của cha mẹ trẻ tự kỷ. Mức độ trầm cảm có tương quan nghịch với “số con trong gia đình”. Nói cách khác, số con càng nhiều, xác xuất cha mẹ bị trầm cảm càng giảm. Hai yếu tố liên quan đến mức độ stress ở nhóm nghiên cứu là “độ tuổi” và “ thời gian bị bệnh của trẻ”. Cả hai mối tương quan này đều là tương quan thuận. Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi có một số khuyến nghị đối với các bậc cha mẹ trẻ tự kỷ là cần nâng cao kiến thức, tích cực tìm kiếm, trao đổi thông tin, cùng nhau chia sẻ và phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc để cải thiện tốt nhất vấn đề của trẻ. Đối với các cơ sở chăm sóc sức khỏe trẻ tự kỷ, cần quan tâm hơn tới vấn đề sức khỏe tâm lý của cha mẹ trẻ. Với cộng đồng, cần tăng cường đầu tư, cải thiện thái độ trong công tác chăm sóc trẻ tự kỷ nói riêng và trẻ bị các rối loạn tâm thần nói chung. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng QLĐT Sau đại học, cùng toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin giửi đến các thầy: TS. Quản Trường Sơn và TS.BS Trương Tuấn Anh lời biết ơn sâu sắc về những định hướng quan trọng và đặc biệt là về tinh thần nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo, cùng các bác sỹ, cán bộ tâm lý, điều dưỡng của khoa Tâm lý lâm sàng - Bệnh viện tâm thần trung ương I, đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu của mình tại Khoa và Bệnh viện. Tôi xin giửi lời biết ơn sâu sắc đến các bậc cha/mẹ trẻ bị hội chứng tự kỷ đã hợp tác, chia sẻ với chúng tôi một cách chân thành, trung thực trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin giửi đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp lời cám ơn sâu sắc, đã luôn bên tôi, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này! Nam Định, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Bùi Thị Hiệu MỤC LỤC Trang TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4 1.1. Đại cương về lo âu, trầm cảm và Stress ......................................................... 4 1.2. Hội chứng tự kỷ............................................................................................. 9 1.3. Một số nghiên cứu về sức khỏe tâm lý của cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ trong nước và trên thế giới............................................................................. 11 1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu...................................................................... 17 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 18 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 18 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 18 2.3. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 18 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................... 18 2.5. Phương pháp thu thập số liệu:..................................................................... 18 2.6. Các biến số nghiên cứu................................................................................ 19 2.8. Phương pháp phân tích số liệu: .................................................................... 21 2.9.Vấn đề đạo đức nghiên cứu: ........................................................................ 22 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 23 3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu ........................................................................ 23 3.2. Thực trạng rối loạn lo âu, trầm cảm và stress ở cha, mẹ có con bị tự kỷ............. 28 3.3. Một số yếu tố liên quan tới các biểu hiện lo âu, trầm cảm và stress ở cha, mẹ trẻ tự kỷ. ............................................................................................................. 37 Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 42 4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu. ........................................................................ 42 4.2. Thực trạng rối loạn lo âu, trầm cảm và stress ở cha, mẹ có con bị tự kỷ được điều trị tại Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 năm 2017. .................................... 44 4.3. Một số yếu tố liên quan tới các biểu hiện lo âu, trầm cảm và stress ở cha, mẹ trẻ tự kỷ được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. ............................ 46 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 49 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: PHIÉU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Phụ lục 2: THANG ĐÁNH GIÁ LO ÂU – TRẦM CẢM – STRESS (DASS 21) Phụ lục 3: TRẲC NGHIỆM LO ÂU CỦA C.ZUNG Phụ lục 4: BIÊN BẢN CHỈNH SỮA SAU PHẢN BIỆN Phụ lục 5: BIÊN BẢN BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ Phụ lục 6: NHẬN XÉT LUẬN VĂN PHẢN BIỆN 1 Phụ lục 7: NHẬN XÉT LUẬN VĂN PHẢN BIỆN 2 iv DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BSCKI: Bác sỹ chuyên khoa 1 ĐTB: Điểm trung bình ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu NC: Nghiên cứu KH và CN: Khoa học và công nghệ. PHCN : Phục hồi chức năng RLLA : Rối loạn lo âu RLTT: Rối loạn tâm thần SD: Độ lệch chuẩn THPT: Trung học phổ thông TTTW : Tâm thần Trung ương VH: Văn hóa v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm về giới, độ tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thu nhập gia đình, tình trạng hôn nhân. ..................................................................... 23 Bảng 3.2: Các đặc điểm tuổi, thứ bậc trong gia đình, thời điểm được phát hiện bệnh của trẻ tự kỷ. ......................................................................................... 24 Bảng 3.3: Thời gian mắc bệnh của trẻ.................................................................... 25 Bảng 3.4: Hiểu biết của cha me về bệnh của trẻ ..................................................... 26 Bảng 3.6: Mối liên hệ giữa trình độ học vấn với mức độ lo âu. .............................. 37 Bảng 3.7: Hệ số tương quan của yếu tố trình độ học vấn với lo âu ......................... 37 Bảng 3.8: Mối liên hệ độ tuổi với mức độ stressbằng thang DASS 21. .................. 38 Bảng 3.9: Hệ số tương quan giữa độ tuổi và stress ................................................. 38 Bảng 3.10: Mối liên hệ giữa số con trong gia đình với mức độ trầm cảm bằng thang DASS 21. ............................................................................................. 38 Bảng 3.11: Hệ số tương quan giữa số con và trầm cảm .......................................... 39 Bảng 3.12: Mối liên hệ giữa mức độ bệnh, thời gian bị bệnh của convới mức độ lo âu bằng thang Zung. ............................................................................. 39 Bảng 3.13: Hệ số tương quan của yếu tố mức độ bệnh của con với lo âu ............... 40 Bảng 3.14: Mối liên hệ giữa thời gian bị bệnh, mức độ tự kỷ của trẻ với stress ...... 40 Bảng 3.15: Hệ số tương quan giữa thời gian bị bệnh của trẻ và stress .................... 41 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Mô hình kiểu truyền thống....................................................................... 12 Sơ đồ 2. Mô hình hiện đại...................................................................................... 13 Biểu đồ 3.1: Mức độ tự kỷ của trẻ.......................................................................... 25 Biểu đồ 3.2: Thực trạng hỗ trợ can thiệp cho trẻ. .................................................. 27 Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo sát rối loạn lo âu bằng thang Zung. .............................. 28 Biểu đồ 3.4 : Kết quả khảo sát rối loạn lo âu bằng thang DASS 21 ........................ 28 Biểu đồ 3.5: Các triệu chứng chính của lo âu................................................................. 29 Biểu đồ 3.6 : Các mức độ của triệu chứng chính ......................................................... 30 Biểu đồ 3.7: Mức độ trầm cảm .............................................................................. 31 Biểu đồ 3.8: Các triệu chứng chính của trầm cảm .................................................. 32 Biểu đồ 3.9: Mức độ biểu hiện của các triệu chứng chính ...................................... 33 Biểu đồ 3.10: Mức độ stress .................................................................................. 34 Biểu đồ 3.11: Triệu chứng chính của stress ............................................................ 35 Biểu đồ 3.12: Các mức độ biểu hiện triệu chứng chính .......................................... 36 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với mỗi người, con cái là niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm tự hào, là tương lai của các bậc cha mẹ. Vì con cái, người ta có thể hy sinh tất cả những thú vui, nhu cầu, sở thích và thậm chí, nếu có thể, cả mạng sống của mình. Vì vậy, khi phải đối diện với sự thật là đứa con thương yêu của mình bị bệnh, hơn nữa lại là căn bệnh nan y “không có thuốc chữa” đó là chứng tự kỷ thì đây là cú “Sốc” tinh thần cực kỳ lớn đối với các bậc cha mẹ. Theo các nhà nghiên cứu, tự kỷ là một rối loạn phát triển đặc trưng bởi sự thiếu hụt về kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ, kỹ năng xã hội và có hành vi lặp lại. Trên thế giới tỷ lệ tự kỷ trong những năm gần đây gia tăng ở mức đáng báo động. Theo trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ năm 2014 ước tính cứ 68 trẻ em thì có 1 trẻ được xác định là mắc chứng tự kỷ. Tại Việt Nam với dân số hơn 93 triệu người(2016), ước tính đã có khoảng 160.000 trẻ em mắc bệnh tự kỷ[3]. Việc điều trị, nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ trẻ tự kỷ là một quá trình gian nan, vất vả kéo dài, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở điều trị và gia đình. Đặc biệt đối với cha mẹ của trẻ, việc phải đối mặt với sự thật là đứa con yêu quý của mình bị chứng tự kỷ, với bao nỗi gian nan vất vả hàng ngày trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ trẻ, thực sự là một gánh nặng tâm lý không dễ gì vượt qua được. Sự lo lắng, sợ hãi, xung đột lẫn nhau giữa cha-mẹ trẻ trong việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ, từng ngày chứng kiến sự tiến triển chậm chạp của quá trình can thiệp tại các cơ sở y tế, sự vô cảm, thờ ơ, phá phách của đứa con, đã lấy đi ở họ niềm hy vọng mong manh ban đầu, đẩy nhiều trong số họ vào trạng thái tâm lý hết sức căng thẳng, với những biểu hiện đa dạng của các rối loạn tâm lý, tâm thần như lo âu, trầm cảm và Stress. Những biểu hiện của các vấn đề sức khỏe tâm lý vừa nêu ở các bậc cha mẹ có con bị tự kỷ sẽ quay trở lại, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình can thiệp cho trẻ tự kỷ. Vấn đề này đã đặt ra những đòi hỏi thực tiễn cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe cho trẻ bị tự kỷ là phải quan tâm, tìm hiểu về sức khỏe tâm lý ở các bậc cha mẹ có con bị tự kỷ, để có những biện pháp tư vấn, hỗ trợ kịp thời, nhằm giúp họ 2 giải quyết các vấn đề về sức khỏe tâm lý của bản thân, để có thể phối hợp tốt hơn với các thầy thuốc trong việc chăm chữa cho trẻ. Tuy nhiên, hiện nay trong các cơ sở can thiệp trợ giúp trẻ tự kỷ, vấn đề sức khỏe tâm lý của cha mẹ trẻ lại chưa được quan tâm đúng mức. Với mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực này chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan các biểu hiện Stress, lo âu và trầm cảm ở cha mẹ trẻ tự kỷ được điều trị tại Bệnh viện tâm thần Trung ương I năm 2017” nhằm 2 mục tiêu sau: 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá thực trạng biểu hiện lo âu, trầm cảm và Stress ở cha mẹ có con bị tự kỷ được điều trị tại Bệnh viện tâm thần Trung ương I năm 2017. 2. Xác định một số yếu tố liên quan tới vấn đề lo âu, trầm cảm và Stress ở cha mẹ có con bị trẻ tự kỷ được điều trị tại Bệnh viện tâm thần Trung ương I năm 2017. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương về lo âu, trầm cảm và Stress 1.1.1. Lo âu 1.1.2.1 Định nghĩa: Lo âu là một phản ứng cảm xúc tự nhiên của con người, là cảm giác sợ hãi, mơ hồ, khó chịu lan tỏa cùng các rối loạn cơ thể ở một hay nhiều bộ phận nào đó. Lo âu thực chất là tín hiệu báo động, báo trước cho cá thể biết rằng sẽ có sự đe dọa từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể (những khó khăn, thử thách, đe dọa của tự nhiên hoặc xã hội), từ đó giúp con người tìm ra được các giải pháp phù hợp để tồn tại và phát triển [18]. Ernest Jones đã đưa ra các trạng thái lo âu khác nhau: sợ và lo âu. Ông mô tả 2 nét khác nhau giữa sợ và lo âu như sau: - Sợ nói chung được coi như sự đáp ứng với kích thích đe dọa từ bên ngoài nguy hiểm có thực đang đến, vì vậy có tính chất sống còn. - Ngược lại lo âu giống như sợ nhưng lại không có sự đe dọa rõ ràng. Không cân xứng giữa kích thích bên ngoài, biểu hiện tâm thần và cơ thể. Lo âu trở thành vấn đề sức khỏe đáng quan tâm khi xuất hiện không liên quan tới một sự đe dọa nào, mức độ lo âu không cân xứng với bất kỳ một đe dọa nào và tồn tại kéo dài. Khi mà mức độ lo âu gây trở ngại rõ rệt cho các hoạt động, lúc đó được gọi là lo âu bệnhlý. 1.1.2.2. Các biểu hiện của loâu: Lo âu là một nhóm triệu chứng liên quan đến nhiều trạng thái khác nhau và ban đầu người bệnh thường đi khám ở những chuyên khoa khác nhau như tim mạch, hô hấp, thần kinh… chứ ít khi người bệnh đến thẳng chuyên khoa tâm thần. Biểu hiện của lo âu có thể diễn ra một cách từ từ hoặc là đột ngột với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau. Có thể được nhận biết qua 2 nhóm biểu hiện sau. 5 - Biểu hiện về cảm xúc: sợ và lo lắng một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, khiếp sợ cái chết, có vấn đề về tập trung, chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm thấy đầu óc mình trống rỗng, cảm thấy điều gì đó xấu sẽ xảy ra với mình. - Biểu hiện về triệu chứng cơ thể: lo âu không chỉ là triệu chứng của cảm xúc mà của tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng và làm cho cơ thể có những biểu hiện về triệu chứng cơ thể khác nhau. Lo âu gồm các triệu chứng như: cơn nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt, chóng mặt, hay phải đi tiểu hoặc hay phải đi ngoài, thở nhanh và nông, run tay chân và co quắp tay chân, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ. Chính vì các triệu chứng này mà người bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm với những bệnh lý khác và không được điều trị đúng chuyên khoa, hoặc phải mất thời gian dài mới có thể gặp được đúng thầy thuốc chuyên khoa tâm thần.[18] 1.1.2. Trầm cảm: 1.1.2.1. Định nghĩa: Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần (RLTT) thường gặp nhất trong các dạng RLTT, bao gồm nhiều triệu chứng nhưng hay gặp nhất là sự buồn bã sâu sắc và người bệnh không còn quan tâm hay thích thú đối với những gì xảy ra xung quanh hoặc đối với bản thân mình. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, mất hi vọng vào tương lai, nghĩ rằng thế giới xung quanh dường như lúc nào cũng u ám [1]. Trầm cảm có thể xuất hiện với góc độ là một phản ứng đáp lại tác động gây stress nào đó hoặc một tình huống cuộc sống nặng nề, thường là sự mất mát của bản thân: mất người thân, li hôn, …; khủng hoảng tài chính hoặc mất vai trò đã có (nghề nghiệp, gia đình,…). Trầm cảm thường xuất hiện dưới dạng phàn nàn cơ thể. Nếu phiền muộn và buồn bã là những phản ứng bình thường với một sự mất mát nào đó thì trầm cảm lại không phải như vậy. Người có nỗi phiền muộn thì mong muốn tạo ra sự thông cảm và chia sẻ của người khác. Ngược lại, trầm cảm tạo ra 6 sự thất vọng và kích thích. Phiền muộn kèm theo tính tự trọng còn nguyên vẹn, trong khi đó trầm cảm lại nổi lên cảm giác tội lỗi và không xứng đáng. [1] 1.1.2.2. Biểu hiệu của trầm cảm: Các triệu chứng của trầm cảm hết sức đa dạng cả về thực thể, tâm thần và hành vi. Người bị trầm cảm có nhiều biểu hiện khác nhau về mức độ nghiêm trọng, tần số và thời gian của các triệu chứng tùy thuộc vào từng cá nhân, bệnh tật cụ thể [1]:  Buồn dai dẳng, lo lắng hoặc cảm giác “trống rỗng”.  Cảm giác tuyệt vọng hay bi quan.  Cảm giác tội lỗi, vô dụng hoặc bất lực.  Dễ bị kích thích, bồn chồn.  Mất quan tâm trong các hoạt động hoặc sở thích bao gồm hoạt động tình dục.  Mệt mỏi, giảm năng lượng.  Khó tập trung, ghi nhớ chi tiết và ra quyết định.  Mất ngủ, tỉnh táo vào buổi sáng sớm hoặc ngủ quá nhiều.  Ăn quá nhiều hoặc mất cảm giác ngon miệng.  Ý nghĩ tự tử hay tự tử.  Đau đầu, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa. Đối với những người bệnh nặng hơn còn gặp khó khăn hay không thể thực hiện những việc bình thường như đi ra ngoài, đi chợ hay đi học, gặp gỡ bạn bè, thăm người thân, tiếp xúc với người khác, đặt biệt là với người khác giới.[1] 1.1.3. Khái niệm và những biểu hiện của Stress 1.1.3.1. Khái niệm về stress Theo “Từ điển Y học Anh - Việt” (2007) thì: “Bất kỳ nhân tố nào đe dọa đến sức khỏe cơ thể hay có tác động phương hại đến các chức năng cơ thể như tổn thương, bệnh tật hay tâm trạng lo lắng đều gọi là stress”. Theo “từ điển tiếng Việt” stress là một cảm giác căng thẳng và dồn ép. Áp lực với cường độ thấp có thể là một điều tốt và thậm chí có lợi ích trong công việc và sức khỏe. Stress tích cực giúp tăng hiệu suất vận động thể thao. Nó cũng có vai trò trong động lực, thích nghi và phản ứng với môi trường xung quanh. Tuy nhiên với 7 một lượng áp lực quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề đối với cơ thể và điều đó có thể cực kì có hại. Tác giả Tô Như Khuê quan niệm: “Stress chính là những phản ứng không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con người chủ quan thấy bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do các tác nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó” [24]. Khái niệm này đề cập đến vai trò của yếu tố nhận thức và thái độ của con người trong stress. Dưới góc độ tâm lý học, Stress được hiểu như sau: “Stress là trạng thái căng thẳng về mặt tâm lý, xuất hiện ở người trong quá trình hoạt động gặp phải những biến cố, những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, dễ nhận thấy qua các dấu hiệu: nhịp tim tăng, huyết áp cao, cơ năng, cảm giác mệt mỏi, khó chịu, hoặc ưu phiền, chán nản... Có thể dẫn đến những hậu quả nhiều mặt tùy theo khả năng ứng phó của mỗi người”.[12] Như vậy, stress phải được hiểu một cách tổng hợp, vừa như một kích thích, vừa như một hậu quả kèm theo, bao hàm cả các yếu tố sinh học, xã hội, tâm lý trong phản ứng tâm lý của con người trước các áp lực của cuộc sống. - Phân loại và mức độ Stress: H.Selye, một nhà nghiên cứu người Canada, phân ra stress tích cực (eustress) và stress tiêu cực (distress). Stress tích cực (eustress): Là stress mà con người có thể đối phó được. Đó là phản ứng stress thích nghi, loại stress này không thể thiếu được trong cuộc sống của con người, không có stress này cơ thể sẽ chết. Stress tiêu cực (distress): Xuất hiện khi cơ thể không còn khả năng đối phó với tình huống đe dọa, cơ thể đã mất khả năng bù trừ để lấy lại cân bằng, hay nói cách khác, khả năng thích nghi bị rối loạn.[27] Tác giả Nguyễn Thành Khải chia stress tâm lý làm 3 mức độ sau: + Mức độ 1: Rất căng thẳng. Ở mức độ này cơ thể cảm nhận rất căng thẳng về mặt tâm lý, đây là trạng thái khó chịu con người cảm nhận được và có nhu cầu được thoát khỏi nó. Do con người rơi vào tình huống khó khăn chưa có phương án giải 8 quyết, do quá tải về công việc, quá tải về thông tin, hoặc rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Về mặt cảm xúc có thể có biểu hiện giận dữ, nóng nảy thường xuyên, mà đôi khi vô cớ hoặc lo âu, thất vọng chán chường trí nhớ giảm sút rõ rệt, tư duy kém sắc bén, khối lượng trí nhớ thu hẹp và chất lượng hoạt động giảm sút rõ rệt. + Mức độ 2: Căng thẳng. Ở mức độ này con người cảm thấy có sự căng thẳng cảm xúc, sự tập trung chú ý cao hơn, trí nhớ, tư duy nhanh nhạy hơn,... các thông số hoạt động sinh lý cũng tăng mạnh, nhưng trạng thái này nếu kéo dài cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái rất căng thẳng. Độ bền vững của mức độ stress này tùy thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý cá nhân. + Mức độ 3: Ít căng thẳng. Là trạng thái con người cảm nhận bình thường hoặc có yếu tố căng thẳng nhẹ. Ở mức này mọi hoạt động diễn ra bình thường, cơ thể huy động năng lượng với mức vừa phải, các hoạt động chú ý, trí nhớ, tư duy hoạt động bình thường, hoặc có thay đổi nhưng không đáng kể [27]. - Nguyên nhân gây stress Giáo sư Vũ Đức, Tiến sĩ dưỡng sinh Hoa Kỳ đã đưa ra những ý kiến của mình về nguyên nhân gây ra stress như sau: Stress được gây nên bởi 5 tác nhân chính yếu (stressor) như sau: * Những chuyển biến sinh lý: Những chuyển biến sinh lý trong cơ thể gây ảnh hưởng đến đời sống bình thường của chúng ta như: Bệnh tật, sự giới hạn cử động của cơ thể, sự biến đổi sinh lý tùy lứa tuổi như thiếu niên, thanh niên, trung niên và cao niên đều là những nguyên nhân tạo nên stress. * Những biến cố bất lợi trong cuộc sống: Là những thay đổi, mất mát về hoàn cảnh, gia đình, việc làm và tài chính đều là những tác nhân đưa đến stress. Ví dụ, sự qua đời của thân nhân và bạn hữu, thay đổi điều kiện sống và nơi cư trú, vi phạm pháp luật, sự bất hạnh với thân nhân, mất việc làm, điều kiện bất ổn tại nơi làm việc tình trạng tài chính bị thay đổi, đối đầu với các món nợ phải trả... * Sự kiện môi sinh: Những sự kiện môi sinh là những nguồn lực đến từ thiên nhiên, địa lý và nhân sinh gây ảnh hưởng đến vùng sinh sống của chúng ta đều tạo nên 9 những stress, ví dụ như: Thiên tai, động đất, bão lụt, cầu cống hư hỏng, đường xá chật hẹp lưu thông đình trệ, dân cư đông đúc và nghèo đói, tiếng ồn ào của xe cộ... * Thói quen xấu trong cách sống: Thói quen được thể hiện trong cách sinh sống hàng ngày là động lực gây nên stress. Ví dụ: Thói quen hút thuốc lá, nghiện rượu, tham ăn hoặc lười biếng ăn uống, không giữ đúng giờ giấc (quá trễ hoặc quá sớm)... * Sinh hoạt trí thức và tinh thần: Những sinh hoạt sử dụng trí não để suy nghĩ đều gây nên stress ví dụ: việc thi trắc nghiệm, ôn thi mãn khóa, đọc sách, viết văn, làm báo chí, xem tivi hoặc phim ảnh video nhiều giờ…. 1.1.3.2. Các biểu hiện của Stress Stress biểu hiện qua nhiều cách, tùy từng người mà có những biểu hiện khác nhau: - Những biểu hiện thể chất: ▪ Mệt mỏi, uể oải. ▪ Nhịp tim nhanh, huyết áp tăng. ▪ Thở nhanh. ▪ Nhức đầu, mệt mỏi, suy nghĩ miên man. ▪ Miệng khô, chán ăn, ăn không ngon. ▪ Đau các khớp. ▪ Đi tiểu nhiều lần...... - Những biểu hiện về tâm lý: ▪ Tính tình thay đổi, dễ nóng nảy, giận dữ, thiếu bình tĩnh. ▪ Lo lắng, chán nản, buồn rầu. ▪ Hay cáu giận, khó tính. ▪ Gây gỗ, gây sự, hung hãn. ▪ Sống khép mình, không thích tiếp xúc với mọi người xung quanh. ▪ Hút thuốc, uống rượu nhiều hơn ... [14] 1.2. Hội chứng tự kỷ 1.2.1. Khái niệm tự kỷ: Tự kỷ xuất phát từ chữ Hy lạp: Autism, nghĩa là tự động, tự thân trong tâm thần học, được Bleuler sử dụng lần đầu tiên để chỉ một triệu chứng cơ bản của bệnh 10 tâm thần phân liệt. Triệu chứng tự kỷ là nét cơ bản của các triệu chứng âm tính trong tâm thần phân liệt. Người bệnh mất đi phần lớn các chức năng giao tiếp và tương tác với môi trường xã hội. Biểu hiện như là thu kín vào bên trong, khó giao tiếp và tương tác. Tự kỷ là một rối loạn phát triển tâm thần đặc trưng bởi sự thiếu hụt về kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ, kỹ năng xã hội và có hành vi lặp lại (12) 1.2.2. Chẩn đoán Hội chứng tự kỷ: Theo tiêu chuẩn Chẩn đoán các rối loạn tâm thần (DSM-IV) của Hội tâm thần học Hoa Kỳ, để chẩn đoán trẻ mắc Hội chứng tự kỷ, cần có các tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn 1: Có ít nhất 6 dấu hiệu từ các mục (1), (2), (3) dưới đây, trong đó ít nhất có 2 dấu hiệu từ mục (1); 1 dấu hiệu từ mục (2) và 1 dấu hiệu từ mục (3). (1) Khiếm khuyết về chất lượng quan hệ xã hội: Có ít nhất 2 dấu hiệu/tổng số 20 biểu hiện được liệt kê thuộc 4 nhóm là: a. Khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời. b. Kém phát triển mối quan hệ bạn hữu tương ứng với lứa tuổi. c. Thiếu chia sẻ quan tâm thích thú. d. Thiếu quan hệ xã hội hoặc thể hiện tình cảm. (2) Khiếm khuyết chất lượng giao tiếp: có ít nhất 1 dấu hiệu/tổng số 17 biểu hiện thuộc 4 nhóm sau: a. Chậm/ không phát triển về kỹ năng nói so với tuổi. b. Nếu trẻ nói được thì có khiếm khuyết về khởi xướng và duy trì hội thoại. c. Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, rập khuôn hoặc ngôn ngữ lập dị. d. Thiếu kỹ năng chơi đa dạng, giả vờ, bắt chước mang tính xã hội phù hợp với tuổi. (3) Mối quan tâm gò bó, định hình, trùng lặp và hành vi bất thường: Có ít nhất 1 dấu hiệu/ tổng số 12 biểu hiện thuộc 4 nhóm sau: a. Bận tâm bao trùm, thích thú mang tính định hình bất thường cả về cường độ và độ tập trung. b. Bị cuốn hút không cưỡng lại được bằng các cử động, nghi thức.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng