Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo...

Tài liệu Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện tỉnh quảng ninh năm 2016

.PDF
95
25
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ĐỖ VĂN DOANH THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2016 Chuyên ngành : KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG Mã số : 60.72.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG HẠNH NAM ĐỊNH – 2016 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là một bệnh lý mạn tính, đòi hỏi người bệnh (NB) phải tuân thủ điều trị suốt đời. Người bệnh tuân thủ điều trị tốt sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, ngược lại nếu tuân thủ điều trị không tốt thì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và tử vong sớm. Mục đích: nghiên cứu thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2 ngoại trú tại Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh năm 2016. Phương pháp: mô tả cắt ngang, nghiên cứu trên 198 NB ĐTĐ type 2. Kết quả: tuân thủ điều trị chung của NB ĐTĐ type 2 ngoại trú đạt ở mức độ thấp (5,1%). Trong đó tuân thủ dùng thuốc là 69,2%, hoạt động thể lực là 66,7%, dinh dưỡng là 58,1% và kiểm tra đường huyết tại nhà và tái khám định kì là 26,8%. Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị bao gồm: tuổi, trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh, kiến thức về bệnh, số lượng bệnh mạn tính/biến chứng của ĐTĐ đi kèm, mức độ thường xuyên và mức độ hài lòng về thông tin nhận được từ NVYT. Kết luận: cần có những biện pháp để hỗ trợ NB ĐTĐ type 2 ngoại trú tuân thủ điều trị tốt hơn trong thời gian tới. Summary Type 2 Diabetes is a chronic disease that requires patients to perform treatment adherence lifetime. If patient perform treatment adherence well, it will increase treatment effectiveness. Conversely, it can lead to serious complications and premature death. Aim: studying the situation and the factors related to treatment adherence among patient with type 2 Diabetes at Outpatient of Quang Ninh Hospital, 2016. Methodology: cross-sectional descriptive, study on 198 patients with type 2 Diabetes. Results: Treatment adherence of patient with type 2 Diabetes reached low level (5,1%). Prevalence of treatment adherences include medicine (69,2%), physical (66,7%), nutrition (58,1%), self monitoring of blood glucose and re-examination (26,8%). Moreover, this study showed that factors related to treatment adherence consist age, education level, disease duration, knowledge about the disease and treatment adherence, complications, achievement and satisfaction level about information from healthcare workers. Conclusion: Healthcare workers must to support patients with type 2 diabetes for treatment adherence in the future. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hồng Hạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã có nhiều công sức đào tạo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho tôi được đi học cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình làm việc, học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và tập thể cán bộ phòng khám Nội tiết bệnh viện tỉnh Quảng Ninh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn trong lớp Cao học điều dưỡng khóa 1đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu. Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và giành cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý báu trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài này. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện tỉnh Quảng Ninh năm 2016” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Kết quả nghiên cứu của tôi hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào được công bố trước đó. Tác giả MỤC LỤC TÓM TẮT NGHIÊN CỨU LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3 1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường ....................................................................... 4 1.2 Chẩn đoán xác định đái tháo đường ................................................................... 4 1.3 Phân loại đái tháo đường ................................................................................... 5 1.4 Tình hình đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam .......................................... 5 1.4.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới................................................. 5 1.4.2. Tình hình đái tháo đường tại Việt Nam ............................................... 7 1.5. Điều trị đái tháo đường type 2........................................................................... 8 1.6 Thực trạng về tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 đã được nghiên cứu. ........................................................................................... 9 1.6.1 Một số nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 9 1.6.2 Một số ngiên cứu tại Việt Nam........................................................... 14 1.7 Một số yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú................................................................................... 18 1.8. Một số thông tin về tình hình người bệnh đái tháo đường type 2 tại nơi nghiên cứu ..................................................................................................... 21 1.9 Khung lý thuyết ............................................................................................... 22 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................... 23 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: .................................................................. 23 2.3. Thiết kế nghiên cứu: ....................................................................................... 23 2.4. Cỡ mẫu: .......................................................................................................... 23 2.5. Phương pháp chọn mẫu: ................................................................................. 24 2.6. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 24 2.7. Các biến số nghiên cứu: .................................................................................. 25 2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ................................................. 26 2.8.1. Các khái niệm ................................................................................... 26 2.8.2. Thang điểm đánh giá tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú...................................................................... 28 2.9. Phương pháp phân tích số liệu: ....................................................................... 29 2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .................................................................... 29 2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ...................... 30 2.11.1. Hạn chế nghiên cứu ......................................................................... 30 2.11.2. Sai số .............................................................................................. 30 2.11.3 Biện pháp khắc phục sai số............................................................... 30 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 31 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. ............................................................... 31 3.2. Thông tin phản hồi của người bệnh về chất lượng dịch vụ y tế........................ 33 3.3. Kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu ............... 34 3.3.1. Kiến thức về bệnh đái tháo đường type 2 và tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 34 3.3.2. Thực hành về tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu .................. 38 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu. ......................................................................................... 43 3.4.1 Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng tới tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 ....................................................................... 43 3.4.2 Mối ảnh hưởng giữa một số yếu tố về bệnh với tuân thủ dinh dưỡng .. 44 3.4.3 Mối ảnnh hưởng giữa một số yếu tố cá nhân với tuân thủ hoạt động thể lực. ............................................................................................. 45 3.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ hoạt động thể lực. ......................... 46 3.4.5 Mối ảnh hưởng giữa tuân thủ dùng thuốc với một số yếu tố cá nhân ..... 47 3.4.6 Mối ảnh hưởng giữa tuân thủ dùng thuốc với một số yếu tố ............. 47 3.4.7 Mối ảnh hưởng giữa tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ với một số yếu tố cá nhân ................................................................. 48 3.4.8 Mối ảnh hưởng giữa tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà và tái khám định kỳ với một số yếu tố về bệnh và tiếp cận thông tin .......... 49 Chương 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 50 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. .................................................... 50 4.1.1 Giới tính của đối tượng nghiên cứu .................................................... 50 4.1.2 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ........................................ 50 4.1.3 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .............................................. 50 4.1.4 Tiền sử mắc bệnh và các bệnh lý phối hợp ......................................... 51 4.2. Thực trạng kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu ......... 51 4.2.1 Kiến thức chung về bệnh và tuân thủ điều trị ...................................... 51 4.2.2 Kiến thức về bệnh .............................................................................. 52 4.2.3 Kiến thức về tuân thủ dùng thuốc ....................................................... 52 4.2.4 Kiến thức về các biện pháp tuân thủ điều trị ....................................... 53 4.2.5 Kiến thức về hậu quả của việc không tuân thủ điều trị ........................ 53 4.2.6 Kiến thức về tuân thủ hoạt động thể lực ............................................. 54 4.2.7 Kiến thức về lựa chọn thực phẩm phù hợp ......................................... 55 4.3. Thực trạng về tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu................................ 56 4.3.1 Tuân thủ dinh dưỡng .......................................................................... 56 4.3.2 Tuân thủ hoạt động thể lực ................................................................. 58 4.3.3 Tuân thủ dùng thuốc........................................................................... 59 4.3.4 Tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà và khám sức khoẻ định kỳ ... 60 4.3.5 Tổng hợp chung về tuân thủ điều trị cả 4 nhóm yếu tố của người bệnh... 61 4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu. ....... 62 4.4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dinh dưỡng ............................ 62 4.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ hoạt động thể lực ................... 63 4.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc............................ 65 4.4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ kiểm tra đường huyết tại nhà tại nhà và khám định kỳ ........................................................................ 67 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 68 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BV Bệnh viện ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ĐTĐ Đái tháo đường ĐTV Điều tra viên IDF Hiệp hội ĐTĐ quốc tế NB Người bệnh NVYT Nhân viên y tế WHO Tổ chức y tế thế giới KS Kiểm soát DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thống kê của IDF về số người mắc đái tháo đường năm 2015 và dự đoán đến năm 2040 tại các khu vực trên thế giới. ................................. 6 Bảng 1.2: Các chỉ số cần kiểm soát của ĐTĐ type 2………………………. ........ .9 Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu........................................... 31 Bảng 3.2. Đặc điểm về tiền sử mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu .................... 32 Bảng 3.3: Một số thông tin phản hồi cuả người bệnh về chất lượng dịch vụ y tế. 33 Bảng 3.4: Sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh định kì đái tháo đường ngoại trú . ................................................................................ 33 Bảng 3.5: Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường type 2 ... 34 Bảng 3.6: Kiến thức về tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu. .................... 35 Bảng 3.7: Hiểu biết về lựa chọn thực phẩm và cách chế biến phù hợp của đối tượng nghiên cứu. ............................................................................... 36 Bảng 3.8: Tuân thủ dinh dưỡng của đối tuợng nghiên cứu. ................................. 38 Bảng 3.9: Tuân thủ hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu. ........................ 39 Bảng 3.10: Tuân thủ kiểm tra đường huyết tại nhà tại nhà và tái khám định kì của đối tượng nghiên cứu. ......................................................................... 40 Bảng 3.11: Lý do người bệnh không tuân thủ điều trị ........................................... 41 Bảng 3.12: Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng tới tuân thủ dinh dưỡng của ngườ bệnh đái tháo đường type 2. ........................................................................ 43 Bảng 3.13: Mối ảnh hưởng giữa một số yếu tố về bệnh với tuân thủ dinh dưỡng .. 44 Bảng 3.14: Mối ảnh hưởng giữa một số yếu tố cá nhân với tuân thủ hoạt động thể lực của người bệnh. ................................................................................... 45 Bảng 3.15: Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ hoạt động thể lực. ......................... 46 Bảng 3.16: Mối ảnh hưởng giữa tuân thủ dùng thuốc với một số yếu tố cá nhân ...... 47 Bảng 3.17: Mối ảnh hưởng giữa tuân thủ dùng thuốc với một số yếu tố ............. 47 Bảng 3.18: Mối ảnh hưởng giữa tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ với một số yếu tố cá nhân ................................................................... 48 Bảng 3.19: Mối ảnh hưởng giữa tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà và tái khám định kỳ với một số yếu tố về bệnh và tiếp cận thông tin ............ 49 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị ngoại trú của người bệnh đái tháo đường type 2 ....................................................................... 22 Biểu đồ 3.1: Đánh giá kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ type 2 .... 37 Biểu đồ 3.2: Tuân thủ dùng thuốc của đối tượng nghiên cứu ................................ 39 Biểu đồ 3.3: Đánh giá mức độ tuân thủ từng biện pháp của đối tượng nghiên cứu .... 42 Biểu đồ 3.4: Mức độ tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu. 42 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 hiện nay được công nhận là bệnh "đại dịch" của thế kỷ 21 ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế đến năm 2015 : trên thế giới có khoảng 415 triệu người trong độ tuổi 20-79 mắc bệnh ĐTĐ trong đó có trên 90% mắc ĐTĐ type 2, ngoài ra có khoảng trên 193 triệu người chưa được chẩn đoán và hơn 318 triệu người trưởng thành có rối loạn dung nạp glucose đây là nhóm có nguy cơ cao phát triển dịch bệnh [24]. Theo ước tính của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế đến năm 2040 có gần 642 triệu người sống chung với bệnh này. Đáng chú ý, chi phí y tế tiếp tục tăng 12% chi phí y tế toàn cầu dành riêng cho điều trị bệnh đái tháo đường trong đó chiếm đa số là ảnh hưởng tới điều trị các biến chứng [24]. Tại Việt Nam theo thống kê trong 10 năm của bệnh viện Nội tiết Trung ương : số NB mắc ĐTĐ ở nước ta tăng 211% từ 2,7 % dân số năm 2002 lên 5,7 % dân số năm 2012, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng người bệnh đái tháo đường cao nhất thế giới [1]. Đái tháo đường type 2 là bệnh mạn tính nên người bệnh phải điều trị hàng ngày trong suốt cuộc sống của họ. Việc tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh có ý nghĩa sống còn tới hiệu quả điều trị. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh không tuân thủ điều trị của bác sĩ ngày một tăng lên đáng kể. Nếu họ không thể tiếp tục tuân thủ điều trị, hậu quả chính giảm kiểm soát đường huyết, dẫn đến các biến chứng của bệnh ĐTĐ, bao gồm cả vi mạch máu và bệnh mạch máu lớn và thay đổi chuyển hóa lipid, các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương mắt, thận, thần kinh, loét chân dẫn đến cắt cụt chi, nhiễm trùng, vv.. chi phí dịch vụ y tế tăng lên điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội[23]. Trên thế giới nghiên cứu về tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 2 không còn là vấn đề mới. Theo nghiên cứu của Funnell năm 2004[25] sau 6 tháng, chỉ có 2 73% người bệnh tiếp tục tuân thủ điều trị. Nghiên cứu của Mandewo và cộng sự năm 2014 [37] chỉ ra rằng tỷ lệ không tuân thủ với thuốc là 38,9%, chế độ ăn 43.3% và tập thể dục 26%. Trong khi đó nghiên cứu của Sontakke và cộng sự năm 2015 [33] cho thấy 70% người bệnh không tuân thủ lịch trình dùng thuốc. Không dùng đủ tất cả các loại thuốc (58,66%), không dùng đúng liều lượng quy định của thuốc (34%), tự ý dùng thêm thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ (30%) và không dùng thuốc đúng thời gian yêu cầu (25,33%). Không nhận biết được tác dụng của từng loại thuốc (55,66%), không nhớ dùng thuốc (50.66%). Tại Việt Nam những năm gần đây cũng đã có một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 tuy nhiên số lượng nghiên cứu vẫn chưa nhiều: Trần Thị Xuân Hòa và Trần Thị Nguyệt năm 2013 [6] cho thấy tỷ lệ người bệnh sử dụng thuốc thường xuyên là 82%, tái khám định kỳ 89%, tập thể dục thường xuyên 70%, thực hiện chế độ ăn kiêng 83%. Trong một nghiên cứu khác của Lưu Thị Hương Giang năm 2013[5] tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn 79%, tập thể dục 63,3%, tuân thủ thuốc 78,1%, hạn chế bia rượu, không hút thuốc 63%, tự theo dõi glucose máu tại nhà 48,6%, tái khám định kỳ đúng hạn 81%, tuân thủ điều trị đầy đủ cả 6 tiêu chí là 10%. Các kết quả này cho thấy việc tuân thủ điều trị của người bệnh đang là vấn đề mang tính thời sự. Cần thiết phải thực hiện thêm các nghiên cứu khác nghiên cứu toàn diện về tuân thủ điều trị của người bệnh để cung cấp bằng chứng cho các can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh đái tháo đường type 2. Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh đang điều trị ngoại trú khoảng 1000 người bệnh đái tháo đường trong đó chủ yếu là người bệnh đái tháo đường type 2. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu toàn diện nào đánh giá thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 cũng như chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ điều trị của người bệnh. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện tỉnh Quảng Ninh năm 2016”. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện tỉnh Quảng Ninh năm 2016. 2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện tỉnh Quảng Ninh năm 2016. 4 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng lượng glucose máu do khiếm khuyết tiết insuline, khiếm khuyết hoạt động insuline, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [36]. 1.2 Chẩn đoán xác định đái tháo đường Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường của WHO và IDF năm 2012[26], dựa vào một trong các tiêu chí: - Mức glucose huyết tương lúc đói ≥7,0mmol/l (≥126mg/dl). - Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. - HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol theo Liên đoàn Sinh hóa Lâm sàng Quốc tếIFCC). Hoặc: - Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl). Khái niệm về HbA1c: Hemoglobin (Hb) là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu. Bình thường luôn luôn có sự gắn kết của đường trong máu với Hb của hồng cầu. HbA1c chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0,05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ. Do đó xét nghiệm HbA1c cho biết tình trạng kiểm soát glucose máu trong 12 tuần gần nhất. Người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn trong một vài ngày đã có thể giảm glucose máu, nhưng HbA1c chỉ giảm khi họ tuân thủ chế độ điều trị trong cả quá trình 12 tuần[14]. HbA1c thường diễn đạt bằng tỷ lệ %. Nồng độ HbA1c 5 khoảng 5-7% trên NB đái tháo đường cho biết NB đã được ổn định glucose máu tốt trong 12 tuần trước. Nếu HbA1c>7.5% glucose máu người bệnh không được kiểm soát tốt [20] 1.3 Phân loại đái tháo đường Theo khuyến cáo của WHO năm 2003[35] Bệnh ĐTĐ type 1 chiếm 5-10% của tất cả các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ.. Nhiễm ceton acid là một nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người bị bệnh ĐTĐ loại này. NB nhiễm ceton acid thường phải nằm viện điều trị, và trong hầu hết các trường hợp nguyên nhân là do không tuân thủ điều trị insulin. Bệnh ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 90% của tất cả các trường hợp chẩn đoán của bệnh. Nó thường gắn liền với tình trạng thừa cân và kháng insulin. Đối với NB ĐTĐ type 2, kiểm soát trọng lượng, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, là nền tảng của việc điều trị. Tuy nhiên, chức năng của tế bào beta tuyến tụy giảm theo thời gian, rất nhiều người bệnh cuối cùng phải điều trị bằng thuốc uống hoặc insulin ngoại sinh. ĐTĐ thời kỳ thai nghén phát triển chiếm 2-5% của tất cả các lần mang thai, nhưng biến mất sau khi sinh. Yếu tố nguy cơ bao gồm chủng tộc / dân tộc và tiền sử gia đình của bệnh ĐTĐ và béo phì. Một số dạng khác là kết quả của hội chứng di truyền cụ thể, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và bệnh tật khác, và chiếm 1-2% của tất cả các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ. Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu vào đối tượng người bệnh mắc ĐTĐ type 2. 1.4 Tình hình đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam 1.4.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới Theo khuyến cáo của WHO năm 2013 trên thế giới có 382 triệu người mắc ĐTĐ trong đó 46% không được chẩn đoán, số người mắc dự đoán tăng lên 592 triệu ca vào năm 2035 tương đương số người mắc tăng lên 55%. Cũng theo thống kê này cứ mỗi 6 giây lại có một người tử vong do ĐTĐ , trong năm 2013 đã có 5,1 triệu người tử vong vì bệnh ĐTĐ [27]. 6 Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2015[24] : trên thế giới hiện nay có sấp xỉ 415 triệu người trong độ tuổi 20-79 mắc ĐTĐ trên toàn thế giới, trong đó có 193 triệu người chưa được chẩn đoán. Hơn 318 triệu người trưởng thành ước tính có dung nạp glucose, đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao phát triển dịch bệnh. Theo WHO năm 2013[27] số người tử vong do HIV / AIDS, Lao và Sốt rét lần lượt là: 1,5 triệu người, 1,5 triệu người và 0,6 triệu người, trong khi đó cuối năm 2015, bệnh ĐTĐ đã gây ra trên 5,0 triệu ca tử vong và có chi phí giữa 673 tỷ USD và USD 1,197 tỷ USD chi tiêu y tế. Nếu mức tăng này không dừng lại dự đoán tới năm 2040 có gần 642 triệu người sống chung với bệnh tật. Đáng chú ý, chi phí y tế tiếp tục tăng 12% chi phí y tế toàn cầu dành riêng cho điều trị bệnh ĐTĐ trong đó chiếm đa số là ảnh hưởng tới điều trị các biến chứng[24]. Cũng theo thống kê của IDF [24] về số người mắc ĐTĐ năm 2015 và dự đoán số người mắc đái tháo đường đến năm 2040 của các châu lục và một số khu vực trên thế giới như sau: Bảng 1.1: Thống kê của IDF về số người mắc đái tháo đường năm 2015 và dự đoán đến năm 2040 tại các khu vực trên thế giới. Năm 2015 Năm 2040 (triệu người) (triệu người) Bắc Mỹ và Vùng biển Caribe 44.3 60,5 Nam và Trung Mỹ 29,6 48,8 Châu Âu 59,8 71,1 Trung Đông và Bắc Phi 35,4 72,1 Trung và Nam Phi 14,2 34,2 Tây Thái Bình Dương 153,2 214,8 Đông Nam Á 78,3 140,2 Tổng 414,8 641,7 Châu lục/Khu vực Về mức độ phổ biến của bệnh ĐTĐ : năm 2015 cứ 11 người trưởng thành thì có 1 người mắc ĐTĐ và tới năm 2040 tỉ lệ này giảm xuống trong 10 người có một người mắc ĐTĐ [24]. 7 Bệnh ĐTĐ phân chia theo giới tính : năm 2015 có 215,2 triệu đàn ông mắc ĐTĐ và tăng lên 328,4 triệu năm 2040. Trong khi đó con số này ở nữ năm 2015 là 199,5 triệu người tới năm 2040 là 313,3 triệu người [24]. Bệnh ĐTĐ phân bố tại môi trường đô thị và nông thôn : tại vùng đô thị năm 2015 có 269,7 triệu người mắc tới 2040 là 477,9 triệu người. Vùng nông thôn năm 2015 có 145,1 triệu người mắc tới 2040 có 163,9 triệu người mắc [24]. Chi phí tài chính cho ĐTĐ: Ngoài việc gây ra gánh nặng tài chính lớn cho các cá nhân và gia đình của họ do sự chi phí của insulin và thuốc thiết yếu khác, bệnh ĐTĐ cũng có một tác động đáng kể tới kinh tế đất nước và hệ thống y tế tại các quốc gia. Điều này là do việc sử dụng gia tăng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giảm năng suất lao động và thời hạn dài hỗ trợ cần thiết để vượt qua bệnh ĐTĐ và các biến chứng ảnh hưởng, chẳng hạn như suy thận, mù hoặc các vấn đề tim mạch. Đa số các nước dành từ 5% đến 20% tổng chi tiêu y tế của họ cho bệnh ĐTĐ. Với chi phí ngày một cao bệnh này là một thách thức đáng kể cho hệ thống y tế và cản trở phát triển kinh tế bền vững của quốc gia [23]. 1.4.2. Tình hình đái tháo đường tại Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ gia tăng đái tháo đường cao nhất thế giới [1]. Căn bệnh này đã và đang ảnh hưởng tới mọi người và mọi lứa tuổi trong xã hội. Trong khi đó Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia thu nhập trung bình và thấp phải chịu nhiều tác động lớn của căn bệnh ĐTĐ, đặc biệt là tại các thành phố lớn và khu công nghiệp. Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng ở khắp mọi miền cả nước và tạo ra gánh nặng kinh tế cho gia đình, xã hội trong quá trình điều trị căn bệnh này. Theo thống kê trong 10 năm của Bệnh viện Nội tiết Trung Ương: số NB mắc ĐTĐ ở nước ta tăng 211% từ 2,7 % dân số năm 2002 lên 5,7 % dân số năm 2012, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng NB đái tháo đường cao nhất trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Nghiên cứu tại các địa phương cho thấy, toàn quốc có khoảng 5 triệu NB đái tháo đường, điều đáng nói là cứ 10 ca đái 8 tháo đường thì có 6 ca được chẩn đoán là có biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới mù lòa, tàn phế, thậm chí là tử vong. Ở Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 150 người tử vong do các nguyên nhân ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường, tương đương với 54.943 trường hợp tử vong của người trưởng thành mỗi năm [1]. Bệnh đái tháo đường không được điều trị hoặc điều trị kém làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng tại hầu hết các cơ quan như tim, gan, não, mắt, thận các bệnh lý tại vi mạch máu cũng như ở các mạch máu lớn… và có thể dẫn tới tử vong sớm. Người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong sớm cao hơn gần gấp 2 lần so với những người không bị bệnh đái tháo đường [17]. Theo các chuyên gia y tế, chính thói quen sinh hoạt không khoa học đã và đang làm tăng số lượng người thừa cân, béo phì, kéo theo gánh nặng bệnh đái tháo đường ở Việt Nam cũng như trên phạm vi toàn cầu [35]. Vì vậy vấn đề tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ cần được quan tâm hơn bao giờ hết. 1.5. Điều trị đái tháo đường type 2 * Mục đích: [3] – Duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có ảnh hưởng, giảm tỷ lệ tử vong do ĐTĐ. – Giảm cân nặng (với người thừa cân, béo phì) hoặc duy trì cân nặng hợp lý. * Nguyên tắc: – Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường. – Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý, phòng, chống các rối loạn đông máu. – Khi cần phải dùng insulin (như trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật). 9 * Mục tiêu điều trị[3] Bảng1.2: Các chỉ số cần kiểm soát của ĐTĐ type 2 Chỉ số Glucose máu – Lúc đói Đơn vị mmol/l – Sau ăn HbA1c Huyết áp BMI Cholesterol TP HDL-c Triglycerid LDL-c Non-HDL % MmHg kg/(m)2 mmol/l mmol/l mmol/l mmol/l mmol/l Tốt Chấp nhận Kém 4,4 – 6,1 6,2 – 7,0 > 7,0 4,4 – 7,8 7,8 ≤ 10,0 > 10,0 ≤ 6,5 ≤ 130/80* 18,5 – 23 < 4,5 > 1,1 1,5 < 2,5** 3,4 > 6,5 đến ≤ 7,5 130/80 – 140/90 18,5 – 23 4,5 – ≤ 5,2 ≥ 0,9 1,5 – ≤ 2,2 2,5 – 3,4 3,4 – 4,1 > 7,5 > 140/90 ≥ 23 ≥ 5,3 < 0,9 > 2,2 ≥ 3,4 > 4,1 * Người có biến chứng thận, có microalbumin niệu: HA≤125/75 mmHg. ** Người có tổn thương tim mạch: LDL-c nên dưới 1,7 mmol/l (dưới 70mg/dl) 1.6 Thực trạng về tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 đã được nghiên cứu. 1.6.1 Một số nghiên cứu trên thế giới Bệnh ĐTĐ type 2 có biến chứng nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách. Quản lý bệnh ĐTĐ type 2 kém có thể dẫn đến sự ra tăng các biến chứng như bệnh tim mạch, bệnh võng mạc (mù), bệnh thận (suy thận), bệnh thần kinh (rối loạn thần kinh), và cắt cụt chi do vấn đề lưu thông cũng như các bệnh mãn tính khác. Những biến chứng có thể dẫn chi phí tài chính lớn cho cá nhân gia đình và xã hội . Nghiên cứu của Farsaei và cộng sự năm 2014 [32]về tuân thủ Insulin ở NB ĐTĐ và tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới thiếu sót trong việc tiêm insulin. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá sự tuân thủ điều trị insulin ở NB ĐTĐ. Nghiên cứu cắt ngang này đã được tiến hành trên 507 NB bị ĐTĐ type 1 (n = 251) và ĐTĐ type 2 (n = 256) tại phòng khám bệnh ngoại trú, Khoa y tế học, trực thuộc Đại học Tehran, Iran. Kết quả cho thấy ở NB ĐTĐ type 2 có 24,9% tuân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng