Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp của người bệnh ngoại trú tại bện...

Tài liệu Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp của người bệnh ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2022

.PDF
38
1
88

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÊ THỊ MAI PHƯƠNG THỰC TRẠNG TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI BỆNH NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÊ THỊ MAI PHƯƠNG THỰC TRẠNG TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI BỆNH NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Chính NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định, các thầy cô giáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Minh Chính – Trưởng phòng Đào tạo sau đại học trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định - Người cô đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Bác sỹ và điều dưỡng tại khoa nội tim mạch Bệnh viện đa khoa Tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Học viên Lê Thị Mai Phương ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên Lê Thị Mai Phương iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC HÌNH VẼ..............................................................................................v ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương I 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 4 1.1.1. Định nghĩa THA. 4 1.1.2. Phân loại THA. 4 1.1.3. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi. 5 1.1.4. Triệu chứng bệnh : 6 1.1.5. Chẩn đoán: (Ban hành kèm theo quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ y tế). 7 1.1.6. Biến chứng của tăng huyết áp: xảy ra chủ yếu ở tim, não, thận, mắt, mạch máu. 9 1.1.7. Phương pháp điều trị. 11 2.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 13 2.1.1. Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới. 13 2.1.2. Thực trạng tăng huyết áp ở Việt Nam. 14 Chương II 17 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ DÙNG THUỐC TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI BỆNH NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC. 17 Chương III 21 BÀN LUẬN 22 KẾT LUẬN. 24 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT THA Tăng huyết áp HA Huyết áp WHO Theo Tổ chức Y tế thế giới ISH Hiệp hội quốc tế về Tăng huyết áp JNC Liên Uỷ ban quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá, điều trị tăng huyết áp Hoa Kỳ HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương v DANH MỤC CÁC BẢNG Hình 1. Phác đồ chẩn đoán THA .............................................................................8 Hình 2. Biến chứng nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp 9 Hình 3. Tắc hoặc vỡ bất cứ mạch máu não nào đều là một trong những biến chứng của tăng huyết áp tại não. 9 Hình 4. Tổn thương mạch máu thận, cuối cùng gây bệnh thận giai đoạn cuối 10 do tăng huyết áp. 10 Hình 5. Bệnh võng mạc do tăng huyết áp, hậu quả là mù . 10 Hình 6. Động mạch xơ cứng,dày lên do tăng huyết áp, hậu quả là huyết áp càng tăng Hình 7: Tư vấn cho người bệnh … 10 23 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều năm gần lại đây, tăng huyết áp (THA) đã trở thành một trong những yếu tố nguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Không phải ngoại lệ, Việt Nam với tốc độ già hóa dân số nhanh, đang và sẽ còn phải đối mặt với những hậu quả ngày càng nặng nề do tăng huyết áp gây ra. Với tính chất của bệnh, một tỷ lệ lớn người tăng huyết áp cần phải theo dõi huyết áp và dùng thuốc hạ áp suốt đời, do đó dễ dàng nhận thấy việc người bệnh tham gia nhiều hơn trong quản lý điều trị cho chính họ là vô cùng cần thiết. Điều này cũng phù hợp với những khuyến nghị trong điều trị các bệnh không lây nhiễm nói chung của Tổ chức Y tế thế giới trong đó có tăng huyết áp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ thuốc rất hạn chế, thậm chí nghiên cứu năm 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lý Huy Khanh đã cho biết có tới 70% bệnh nhân bỏ điều trị sau 6 tháng rời bệnh viện. Các nguyên nhân cơ bản được chỉ ra là người bệnh hoàn toàn thụ động trong các chương trình điều trị và thường chỉ theo đuổi khi thấy bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân, trong khi đó tăng huyết áp tiến triển âm thầm và được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp (THA) ngày càng tăng, và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ [9]. Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm, bệnh đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới. Tăng huyết áp liên quan đến 69% nhồi máu cơ tim lần đầu, 74% các ca bệnh động mạch vành, 77% đột quỵ não lần đầu và 91% các ca suy tim [1]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ THA trên thế giới năm 2000 là 26,4% tương đương 972 triệu người và dự kiến đến năm 2025 tỷ lệ tăng huyết áp sẽ tăng lên 29,2% tương đương 1,56 tỷ người. Tại Việt Nam theo báo cáo của hội Tim Mạch học Việt Nam, tính đến tháng 5 năm 2016 tỷ lệ THA là 47,3%, trong đó chỉ có 31,3% THA kiểm soát được [2] Theo điều tra và thống kê mới nhất của khoa nội tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy tỷ lệ người THA ở trong tỉnh Vĩnh Phúc cũng rất cao chiếm tỷ lệ 30 - 40% (với đối tượng ngoài 30 tuổi trở lên) trong năm 2019. THA là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Trong số các trường hợp mắc 2 bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA [15]. Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh THA sẽ còn tăng do các yếu tố liên quan như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu - bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80% bệnh THA [3]. Thực tế cho thấy, có rất nhiều người không hề biết về tình trạng huyết áp của mình thậm chí có người cho dù biết mình bị tăng huyết áp nhưng vẫn không dùng thuốc đều đặn [20]. Hiện ở Việt Nam người bệnh tăng huyết áp khi được khám và chẩn đoán là tăng huyết áp được phát sổ theo dõi khám định kỳ. Người bệnh chủ yếu điều trị ngoại trú, sinh hoạt cùng với gia đình. Vì vậy, công tác kiểm soát huyết áp gặp khó khăn. Đặc biệt là những người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị và chế độ tự chăm sóc. Nó ảnh hưởng tới kết quả điều trị và hơn hết ảnh hưởng tới tính mạng và chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp. Việc tuân thủ điều trị là một hoạt động cá nhân để chăm sóc, duy trì sức khỏe của chính họ và phòng ngừa biến chứng bệnh liên quan đến bệnh. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng thuốc và kiểm soát huyết áp,duy trì thực hiện lối sống lành mạnh trong các lĩnh vực của hoạt động thể chất, dinh dưỡng. Tại Việt Nam thống kê năm 2019, có tới 70% người mắc bệnh cao huyết áp không biết mình bị tăng huyết áp, hiểu sai về tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ của bệnh, không biết cách phát hiện bệnh sớm và dự phòng bệnh tăng huyết cho bản thân và những người xung quanh. Trong số người bệnh biết THA chỉ 78% ổn định và khoảng 22% không ổn định [20]. Với mong muốn tìm hiểu được thực trạng tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh THA ngoại trú để có thông tin giúp cho cán bộ điều dưỡng nói riêng và cơ quan quản lý y tế nói chung nâng cao hiệu quả điều trị, giúp người bệnh kiểm soát huyết áp và hạn chế các biến chứng của bệnh vì vậy tôi thực hiện chuyên đề: “Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp của người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022” 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc THA của người bệnh ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Đề xuất một số giải pháp để tăng cường tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp của người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Vĩnh Phúc. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1.1.1. Định nghĩa THA. Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một người lớn được gọi là THA khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sĩ chẩn đoán là THA [3], [5]. 1.1.2. Phân loại THA. Phân loại THA có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Theo WHO/ISH (năm 2003) chia lại THA làm 3 độ [2], [4]: Bảng 1.1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003) Huyết áp (mmHg) Phân độ THA Tâm thu Tâm trương THA độ I 140 - 159 90 - 99 THA độ II 160 - 179 100 - 109 THA độ III ≥180 ≥110 Liên Uỷ ban quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá, điều trị THA Hoa Kỳ (Join National Committee – JNC) lại đưa phân loại khác nhau qua các kỳ họp (JNC IV 1988, JNC V 1993, JNC VI 1997) và gần đây JNC VII (năm 2003) chia THA như sau [11]. 5 Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003) Huyết áp (mmHg) Phân độ THA Tâm thu Tâm trương Bình thường < 120 < 80 Tiền THA 120 - 139 80 - 89 THA độ I 140 - 159 90 - 99 THA độ II ≥160 ≥100 Cách phân loại THA tại Việt Nam: Xuất phát từ cách phân độ THA của WHO/ISH và JNC, Hội tim mạch Việt Nam đã đưa ra cách phân độ như sau [14]: Bảng 1.3. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay Huyết áp (mmHg) Phân loại Tâm thu Tâm trương < 120 < 80 HA bình thường 120 – 129 80 – 84 HA bình thường cao 130 – 139 85 – 89 THA độ 1 (nhẹ) 140 – 159 90 – 99 THA độ 2 (trung bình) 160 – 179 100 – 109 THA độ 3 (nặng) ≥180 ≥110 THA tâm thu đơn độc ≥140 < 90 HA tối ưu Nếu HATT và HATTr ở hai phân độ khác nhau tính theo trị số HA lớn hơn. 1.1.3. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi. Tăng huyết áp nguyên phát: Chiếm gần 90% trường hợp tăng huyết áp (theo Gifford - Weiss). Tăng huyết áp thứ phát: + Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, thận đa nang, viêm đài bể thận mạn do ứ nước, ứ mủ đài bể thận, u thận làm tiết renin, hẹp động + Bệnh nội tiết: 6 Bệnh vỏ thượng thận như: hội chứng Conn, hội chứng Cushing. Bệnh tuỷ thượng thận: u tuỷ thượng thận (hội chứng Pheochromocytoma). + Bệnh tim mạch: Bệnh hẹp eo động mạch chủ, hở van động mạch chủ. Viêm hẹp động mạch chủ bụng chỗ xuất phát động mạch thận. + Do thuốc: Các hormon ngừa thai, cam thảo, corticoid, ACTH, chất gây chán ăn, chất chống trầm cảm vòng... + Các nguyên nhân khác: Ngộ độc thai nghén: hội chứng albumin niệu. Bệnh cường giáp, bệnh Beriberi, bệnh đa hồng cầu, hội chứng carcinoid, toan hô hấp, tăng áp lực sọ... Một số yếu tố thuận lợi: Có liên quan đến tăng huyết áp nguyên phát đó là: Yếu tố di truyền, tính gia đình. Yếu tố ăn uống: Ăn nhiều muối, uống nhiều rượu, uống nước mềm ít Ca+, Mg+, K+, ăn ít protid. Yếu tố tâm lý xã hội: tình trạng căng thẳng stress thường xuyên. 1.1.4. Triệu chứng bệnh: - Triệu chứng lâm sàng: + Triệu chứng cơ năng: Đa số người bệnh bị tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho tới khi phát hiện ra bệnh. Đau đầu vùng chẩm và hai bên thái dương. Các triệu chứng khác có thể gặp như: hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt...nhưng không đặc hiệu. Một số triệu chứng khác của tăng huyết áp tuỳ thuộc vào nguyên nhân tăng huyết áp hoặc biến chứng của tăng huyết áp. + Triệu chứng thực thể, toàn thân: Đo huyết áp: là động tác quan trọng nhất có ý nghĩa chẩn đoán xác định. Khi đo cần phải đảm bảo một số quy định. Băng quấn tay phải phủ được 2/3 chiều dài cánh tay, bờ dưới băng quấn trên khuỷu tay 2cm. Nếu dùng máy đo thuỷ ngân phải điều chỉnh 6 tháng 1 lần. 7 Khi đo cần bắt mạch trước. Đặt ống nghe lên động mạch cánh tay bơm nhanh bao hơi đến mức 300 mmHg trên áp lực đã ghi, xả chậm từ từ với tốc độ 2 mmHg/l giây. Huyết áp tâm trương nên chọn lúc mất mạch. Phải đo huyết áp nhiều lần trong 5 ngày liền. Đo huyết áp cả chi trên và chi dưới, cả tư thế nằm và đứng. Thông thường chọn huyết áp tay trái làm chuẩn. Các dấu hiệu lâm sàng như: Người bệnh có thể béo phì, mặt tròn, cơ chi trên phát triển hơn cơ chi dưới trong hẹp eo động mạch chủ. Tìm các biểu hiện xơ vữa động mạch trên da (u vàng, u mỡ, cung giác mạc...). Khám tim phổi có thể phát hiện sớm dày thất trái hay dấu hiệu suy tim trái. Sờ và nghe động mạch để phát hiện các trường hợp nghẽn hay tắc động mạch cảnh. Cần lưu ý hiện tượng “huyết áp giả” ở những người già đái đường, suy thận do xơ cứng vách động mạch làm cho trị số huyết áp đo được cao hơn trị số huyết áp nội mạch. Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi tâm thu hai bên rốn trong hẹp động mạch thận, phồng động mạch chủ hoặc phát hiện thận to, thận đa nang. Khám thần kinh có thể phát hiện các tai biến mạch não cũ hoặc nhẹ. - Cận lâm sàng: Cần đơn giản, mục đích để đánh giá nguy cơ tim mạch, tổn thương thận và tìm nguyên nhân. + Những xét nghiệm tối thiểu . - Máu: ure, creatinine, kali, cholesterol, glucose, acid uric trong máu. - Nước tiểu: protein, hồng cầu. - Soi đáy mắt, điện tim, x quang tim, siêu âm... + Các xét nghiệm hay trắc nghiệm đặc biệt . Đối với tăng huyết áp thứ phát hay tăng huyết áp khó xác định. Ví dụ: bệnh mạch thận: chụp UIV nhanh, thận đồ, trắc nghiệm saralasin. U tuỷ thượng thận (Hội chứng pheocromocytoma) thì định lượng catecholamin nước tiểu 24h, trắc nghiệm Regitine 1.1.5. Chẩn đoán: (Ban hành kèm theo quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ y tế). Chẩn đoán xác định. Chẩn đoán THA cần dựa vào các quy trình sau: 1. Trị số HA; 8 2. Đánh giá cao nguy cơ tim mạch toàn thể thông qua tìm kiếm các yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích, bệnh lý hoặc dấu chứng lâm sàng kèm theo; 3. Xác định nguyên nhân thứ phát gây THA. Quá trình chẩn đoán bao gồm các bước chính như sau: 1) đo HA nhiều lần; 2) khai thác tiền sử; 3) khám thực thể 4. Thực hiện các khám nghiệm cận lâm sàng cần thiết như làm các xét nghiệm thường quy và chuyên sâu để xác định nguyên nhân THA. Xét nghiệm thường quy: + Công thức máu: xem số lượng hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin. + Glucose máu, acid uric máu. + Ure, creatinin máu. + Cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-C, LDL-C máu. + Điện giải đồ: Na, K máu. + Xquang tim phổi, điện tâm đồ. + Tổng phân tích nước tiểu. Xét nghiệm chuyên sâu: tìm nguyên nhân THA thứ phát và các biến chứng. + Siêu âm tim, thận. + Siêu âm Doppler động mạch thận, động mạch cảnh. + Soi đáy mắt. + Định lượng renin, aldosteron, corticosteroid, catecholamine. + Chụp động mạch thận cản quang. 1.1.6. Biến chứng của tăng huyết áp: xảy ra chủ yếu ở tim, não, thận, mắt, mạch máu. 1.1.6.1. Tại tim, tăng huyết áp gây: - Tim lớn (lâu ngày gây suy tim). - Bệnh mạch vành gồm thiếu máu cơ tim im lặng, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột tử do tim. 9 Hình 1.2. Biến chứng nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp 1.1.6.2. Tại não, tăng huyết áp gây: - Cơn thiếu máu não thoáng qua. - Suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. - Đột quỵ (tai biến mạch máu não) gồm nhồi máu não (nhũn não) và xuất huyết não (chảy máu não, đứt mạch máu não). Hình 1.3. Tắc hoặc vỡ bất cứ mạch máu não - Bệnh não do tăng huyết áp (nôn mửa, chóng mặt, co giật, hôn mê…). 10 1.1.6.3. Thận: gây bệnh thận giai đoạn cuối và cuối cùng là suy thận. Hình 1.4. Tổn thương mạch máu thận 1.1.6.4. Mắt: gây mờ mắt, mù gọi là bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp. Hình 1.5. Bệnh võng mạc do tăng huyết áp 1.1.6.5. Mạch máu: tăng huyết áp gây phình động mạch chủ, bóc tách, vữa xơ động mạch, viêm tắc động mạch chân. Hình 1.6. Động mạch xơ cứng,dày 11 1.1.7. Phương pháp điều trị. 1.1.7.1. Thay đổi lối sống và sinh hoạt: Thay đổi lối sống một cách hợp lý là phương pháp chủ yếu để phòng ngừa cũng như điều trị tăng huyết áp. Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả làm chậm hoặc phòng ngừa tăng huyết áp ở người có huyết áp bình thường, làm chậm hoặc ngăn ngừa điều trị thuốc ở bệnh nhân tăng huyết áp độ 1, và góp phần làm giảm huyết áp ở người bị tăng huyết áp đang điều trị thuốc hạ áp. Bên cạnh việc làm giảm huyết áp, thay đổi lối sống còn góp phần kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch và các tình trạng lâm sàng khác. Thay đổi lối sống bao gồm: Ăn hạn chế muối 5-6 gam mỗi ngày. Uống rượu vừa phải, 20-30 gam ethanol mỗi ngày với nam giới và 10-20 gam ethanol mỗi ngày với nữ giới. Ăn tăng thêm rau, trái cây, và các sản phẩm ít chất béo. Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút với mức độ gắng sức trung bình mỗi ngày, 5-7 ngày mỗi tuần. 1.1.7.2. Điều trị bằng thuốc (Ban hành kèm theo quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ y tế). Uống thuốc đúng theo đơn, trao đổi với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ kịp thời điều chỉnh lại chế độ điều trị. Khám bệnh theo đúng hẹn của bác sĩ. Không được ngừng thuốc ngay cả khi huyết áp đã giảm bình thường. Điều trị cần phải được duy trì lâu dài để đạt được tác dụng tốt, tránh được các biến chứng. Không nên lo lắng nếu phải dùng thuốc lâu dài, vì với liều điều trị, thuốc hạ áp sẽ giữ cho huyết áp ổn định. Khi dùng thuốc huyết áp đang điều trị với bất kỳ thuốc nào, liều lượng cần phải được lưu ý cẩn thận. Thời gian uống thuốc tuân thủ vào múi giờ nhất định.Tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị thuốc huyết áp là vấn đề cốt lõi của thành công: - Khám bệnh theo đúng hẹn của bác sĩ. - Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên về chế độ ăn uống, tập luyện và thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn. - Uống thuốc đúng theo đơn, đúng liều, đúng thời gian, kiểm tra huyết áp hàng ngày. 12 - Việc dùng thuốc tùy thuộc vào cơ địa, bệnh lý của mỗi người nên cần được sự chỉ định, theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc. Để điều trị thành công tăng huyết áp cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ và người bệnh. Người bệnh cũng cần hiểu rằng, trong quá trình uống thuốc, con số huyết áp trở về bình thường thì đó mới chỉ đạt mục tiêu điều trị, và con số huyết áp trở về bình thường là nhờ vào việc bạn uống thuốc đều đặn hàng ngày, do vậy bạn không được ngừng điều trị, khi muốn thay đổi thuốc phải hỏi ý kiến bác sĩ của bạn. Nguyên tắc điều trị bằng thuốc. Các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát lớn và các phân tích tổng hợp cho thấy chúng ta có thể lựa chọn một trong 5 nhóm thuốc lợi tiểu thiazide, chẹn beta giao cảm, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin để bắt đầu điều trị đơn trị liệu hoặc kết hợp thuốc. Hiện nay có rất nhiều thuốc điều trị tăng huyết áp, 5 nhóm thuốc thường được sử dụng:(Ban hành kèm theo quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ y tế) - Nhóm thuốc lợi tiểu: + Tác dụng: Làm giảm thể tích huyết tương dẫn đến giảm cung lượng tim và giảm huyết áp. + Thuốc thường dùng: Furosemide viên uống 40 mg, Hypothiazid viên uống 25 mg, Natrilix viên uống 1,5 mg. + Lưu ý: Gây rối loạn điện giải, đặc biệt là gây hạ Kali máu. - Nhóm thuốc liệt giao cảm trung ương: + Tác dụng: Kích thích các cảm thụ giao cảm Alpha trung ương có chủ yếu ở phần thấp của thân não dẫn đến giảm trương lực giao cảm ngoại vi và làm giảm huyết áp. + Thuốc thường dùng: Alpha Methyldopa viên uống 250 mg (Biệt dược Aldomet, Dopegyt... ). + Lưu ý: Gây hạ nhẹ huyết áp khi đứng, giảm khả năng hoạt động trí óc, khó tập trung tư tưởng, nhưng sau một thời gian sẽ hết. Đôi khi có rối loạn tiêu hoá. - Nhóm thuốc ức chế cảm thụ giao cảm Bêta: 13 + Tác dụng: Cơ chế tác dụng còn chưa rõ nhưng thuốc có tác dụng làm giảm cung lượng tim làm giảm huyết áp, ngoài ra còn làm giảm tính dẫn truyền thần kinh tự động tim. + Thuốc thường dùng: Propranolol (Inderal...) viên 40 mg, Bisoprolol (Concor...) viên 25 mg. + Lưu ý: Không được dùng trong các trường hợp tim đập chậm, tắc nghẽn dẫn truyền thần kinh tự động tim, hen phế quản. Ngừng thuốc đột ngột có thể gây cơn tăng huyết áp kịch phát. - Nhóm thuốc ức chế Calci: + Tác dụng: ức chế các kênh Calci chậm phụ thuộc điện thế ở các sợi cơ trơn, không cho Calci vào trong tế bào do đó làm giãn mạch và hạ huyết áp. + Thuốc thường dùng: Nifedipin (Adalate ......) viên 10 mg, Amlodipin viên 5 mg, Manidipine ( Madiplot... ) viên 10 mg. + Lưu ý: Thuốc có thể gây nóng bừng mặt, hồi hộp trống ngực, đau đầu, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá. - Nhóm thuốc ức chế men chuyển: + Tác dụng: ức chế men chuyển Angiotensin I thành Angiotensin II làm mất tác dụng co mạch, giữ muối và nước của Angiotensin II do đó làm giảm huyết áp. + Thuốc thường dùng: Captopril viên 25 mg, Enalapril (Renitec, Ednyt…) viên 10 mg, Perindopril (Coversyl…) viên 4 mg. + Lưu ý: Không dùng cho bệnh nhân bị hẹp động mạch thận 2 bên hoặc hẹp động mạch thận ở bệnh nhân chỉ có một thận. Thuốc có thể gây ho khan. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1.2.1. Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng một tỷ lệ lớn các người bệnh không nhận thức được huyết áp cao của họ. Hơn nữa, huyết áp không được kiểm soát một cách tối ưu, ngay cả trong số những người nhận thức của bệnh; họ không tuân thủ phác đồ điều trị của họ. Tỷ lệ kiểm soát tăng huyết áp khác nhau ở các nước khác nhau: 37% ở Ả-rập Xê-út, 20% ở Romania, 12% ở Trung Quốc và 7% ở Ấn Độ [18]. Kết quả của một nghiên cứu đa quốc gia tại 35 quốc gia, cho thấy tỷ lệ nhận thức, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp ở nam giới là 40,8%, 49,2%, 29,1% và 10,8% ở các nước phát triển và 32,2%, 40,6%, 29,2%, 9,8% ở các nước đang phát triển,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng