Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng tuân thủ quy trình vệ sinh tay của học viên tại trung tâm cấp cứu và ...

Tài liệu Thực trạng tuân thủ quy trình vệ sinh tay của học viên tại trung tâm cấp cứu và chống độc bệnh viện nhi trung ương năm 2020

.PDF
43
13
120

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ THU THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUY TRÌNH VỆ SINH TAY CỦA HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2020 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2020 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ THU THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUY TRÌNH VỆ SINH TAY CỦA HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2020 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. VŨ VĂN ĐẨU NAM ĐỊNH - 2020 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các giảng viên, nhà trường, cơ quan, bạn bè và gia đình. Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Vũ Văn Đẩu là người thầy đáng kính đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng tận tình dạy bảo trong suốt quá trình học tập, cho nhiều ý kiến quý báu, động viên, khuyến khích và dẫn dắt từ những bước đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học. Xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất đến Ban Giám Hiệu và các giảng viên của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Bệnh viện Nhi, Trung tâm cấp cứu và chống độc đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thập số liệu thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Với tất cả tấm lòng kính trọng, xin cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng chấm chuyên đề tốt nghiệp đã đóng góp những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành chuyên đề này. Cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đã động viên cổ vũ, giúp đỡ rất nhiều trong quá trình làm chuyên đề. Xin dành tất cả tình cảm yêu quý và biết ơn đến những người thân trong gia đình, những người đã hết lòng giúp đỡ tôi trong cuộc sống và học tập. Xin ghi khắc những tình cảm này. Học viên Nguyễn Thị Thu ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Đây là chuyên đề do bản thân trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Vũ Văn Đẩu. 2. Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Nam Định, ngày 12 tháng 9 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Thu iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ................................... 3 1.1 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 3 1.1.1 Cơ sở khoa học của vệ sinh bàn tay ....................................................... 3 1.1.2 Những bằng chứng khoa học liên quan tới thực hành vệ sinh tay .......... 3 1.1.3 Thời điểm vệ sinh tay ............................................................................. 7 1.1.4 Kỹ thuật vệ sinh tay ............................................................................... 8 1.2 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 8 1.2.1 Nghiên cứu trên Thế giới ....................................................................... 9 1.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam...................................................................... 10 CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................... 12 2.1 Giới thiệu về Trung tâm cấp cứu chống độc Bệnh viện Nhi trung ương . 12 2.2 Thực trạng của vấn đề ............................................................................ 12 2.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................... 12 2.2.2. Thực trạng tuân thủ quy trình vệ sinh tay ........................................... 13 CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN ........................................................................... 18 3.1 Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay của học viên tại trung tâm cấp cứu và chống độc Bệnh viện Nhi trung ương năm 2020........................................... 18 3.2 Một số giải pháp nâng cao tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của học viên tại Trung tâm Cấp cứu và chống độc - Bệnh viện Nhi trung ương năm 2020 .... 21 iv 3.2.1 Phân tích một số yếu tố thúc đẩy việc thực hiện quy trình vệ sinh tay của học viên. ....................................................................................................... 21 3.2.2 Các yếu tố cản trở quá trình tuân thủ vệ sinh tay của học viên ............ 22 3.2.3 Một số giải pháp nâng cao tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của học viên ....... 23 KẾT LUẬN.................................................................................................. 24 ĐỀ XUẤT .................................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BV Bệnh viện HV Học viên KBCB Khám bệnh chữa bệnh KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn NB Người bệnh NC Nghiên cứu NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện NVYT Nhân viên y tế VST Vệ sinh tay WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 12 Bảng 2.2 Số lượt thực hiện vệ sinh tay khi có cơ hội của học viên tính 13 theo các thời điểm Bảng 2.3 Tuân thủ các bước trong quy trình vệ sinh tay với dung dịch 14 sát khuẩn nhanh của học viên Bảng 2.4 Tuân thủ các bước trong quy trình vệ sinh tay với nước của 15 học viên Bảng 2.5 Phân bố tỷ lệ tuân thủ quy trình vệ sinh tay theo đặc điểm 16 nhân khẩu học DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ vệ sinh tay khi có cơ hội 13 Biểu đồ 2.2 Hình thức vệ sinh tay 14 Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ tuân thủ toàn bộ quy trình vệ sinh tay 16 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế (Healthcare Associated Infection - HAI) đang là vấn đề y tế toàn cầu do làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài ngày nằm viện và tăng chi phí điều trị. NKBV thường do các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc gây bệnh như: Tụ cầu vàng kháng -methicilin, cầu khuẩn đường ruột kháng vancomycin, trực khuẩn gram âm sinh men lactamase phổ rộng. Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh (KBCB), là nội dung quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh (NB) tại các cơ sở KBCB. Trong các biện pháp KSNK, vệ sinh tay (VST) từ lâu luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, không chỉ trong chăm sóc NB mà ngay cả ở cộng đồng khi đang phải đối mặt với nhiều bệnh dịch nguy hiểm xảy ra trên diện rộng như tiêu chảy, cúm A (H5N1, H1N1), đặc biệt dịch Covid -19 đang là vấn đề y tế trên toàn cầu…[2], [13] [28]. Việc thực hiện tốt KSNK trong bệnh viện (BV) sẽ giúp cho NB giảm được các nguy cơ tử vong, giảm ngày nằm viện, giảm chi phí điều trị. Vấn đề này không chỉ có lợi đối với NB mà nó còn có lợi cho BV, gia đình NB và cả toàn xã hội. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo, VST là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả nhất đề phòng NKBV [10]. Nhiều nghiên cứu (NC) cũng khẳng định VST với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở y tế. Một NC tại Thụy Sỹ cho thấy: khi tỉ lệ tuân thủ VST của nhân viên y tế (NVYT) tăng từ 48% lên 66% thì tỷ lệ nhiễm khuẩn BV giảm từ 16.9% xuống còn 9.9% .Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 16/2018/TT-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2018 quy định các biện pháp KSNK trong cơ sở KBCB, trong đó đã quy định thầy thuốc, NVYT, sinh viên/học 2 sinh , NB và người nhà NB khi đến BV phải VST theo quy định và hướng dẫn của cơ sở KBCB [3]. Tại Trung tâm cấp cứu và chống độc BV nhi trung ương, hàng ngày ngoài NVYT thì còn có một số lượng lớn HV là sinh viên bác sĩ nội trú, cao học, chuyên khoa của các trường y dược và HV của các BV khác đến thực tập. Nhưng chưa có đánh giá về việc tuân thủ VST của HV đến thực tập Tại trung tâm cấp cứu và chống độc - Bệnh viện Nhi trung ương. Vì vậy câu hỏi đặt ra ở đây là hiện nay việc tuân thủ VST của đối tượng HV tại trung tâm cấp cứu và chống độc- Bệnh viện Nhi trung ương là như thế nào? Có những khó khăn gì đối với việc tuân thủ VST của HV? Giải pháp nào có thể giúp việc tuân thủ VST của HV ngày càng tốt hơn?. Để trả lời các câu hỏi trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay của học viên tại Trung tâm Cấp cứu và chống độc- Bệnh viện Nhi trung ương năm 2020” với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ vệ sinh tay của học viên tại Trung tâm Cấp cứu và chống độc - Bệnh viện Nhi trung ương năm 2020. 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tỉ lệ tuân quy trình vệ sinh tay của học viên tại Trung tâm Cấp cứu và chống độc - Bệnh viện Nhi trung ương . 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý thuyết 1.1.1 Cơ sở khoa học của vệ sinh bàn tay Cuối những năm 1840, Bác sĩ Ignaz Semmelweis (1818-1865) khám phá ra sự khác biệt về tỉ lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh con giữa hai khoa sản của BV. Năm 1846, Semmelweis NC và thấy rằng tại hai khoa sản của BV, cùng thực hành một kỹ thuật VST: Khoa thứ nhất là khoa thực hành của sinh viên y khoa, nơi mà chỉ có các bác sĩ và sinh viên y khoa làm việc có tỷ lệ tử vong do sốt hậu sản là 13.1%, tỷ lệ này cao gấp gần 5 lần so với khoa thứ 2 là khoa hướng dẫn thực hành cho nữ hộ sinh (bao gồm các nữ hộ sinh và học sinh hộ sinh) có tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh là 2.03%. Ông quan sát và thấy rằng các bác sĩ và sinh viên y khoa thường không VST sau khi thăm khám mỗi bệnh nhân, thậm chí sau khi mổ tử thi. Trên cơ sở đó, ông cho rằng nguyên nhân sốt hậu sản là do bàn tay không rửa của các bác sỹ và các sinh viên y khoa chứa tác nhân gây bệnh. Vì vậy, ông đã đề xuất sử dụng dung dịch nước vôi trong (chứa chlorine) để VST vào thời điểm chuyển tiếp sau mổ tử thi sang thăm khám bệnh nhân. Kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong của các bà mẹ sau đó đã giảm từ 12,24 % xuống 2,38%. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nhiều người cho rằng khuyến cáo VST giữa những lần tiếp xúc với người bệnh của Semmelweis là quá nhiều và không bác sĩ nào chấp nhận đôi bàn tay của họ chính là nguyên nhân gây tử vong hậu sản. Một số người khác thì cho rằng kết quả NC của ông là thiếu bằng chứng khoa học. Năm 1849 ông bị sa thải khỏi BV Vienne và tới làm việc ở khoa sản phụ BV Pest'sSt.Rochus ở Hungari (1851-1857)[9]. 1.1.2 Những bằng chứng khoa học liên quan tới thực hành vệ sinh tay 1.1.2.1. Phổ vi khuẩn trên bàn tay Năm 1938, Price P.B chia vi khuẩn trên da bàn tay làm 2 nhóm: Vi khuẩn vãng lai và vi khuẩn định cư. 4 Vi khuẩn định cư: Gồm các cầu khuẩn gram (+): S. epidermidis, S. aurers, S. hominis, v.v. và các vi khuẩn gram (-): Acinetobacter, Enterobacter... Các vi khuẩn gram (-) thường chiếm tỷ lệ cao ở tay NVYT thuộc đơn vị hồi sức cấp cứu, đặc biệt ở những người VST dưới 8 lần/ngày. Phổ vi khuẩn định cư thường cư trú ở lớp sâu của biểu bì da. Để loại bỏ các vi khuẩn này trên da tay trong VST ngoại khoa, các thành viên kíp phẫu thuật cần VST bằng dung dịch VST chứa cồn hoặc dung dịch xà phòng chứa chlorhexidine 4% trong thời gian tối thiểu 3 phút [13]. Vi khuẩn vãng lai: Loại vi khuẩn này gồm các vi khuẩn trên da NB hoặc trên các bề mặt môi trường BV (chăn, ga giường, dụng cụ phương tiện phục vụ NB) và làm ô nhiễm bàn tay trong quá trình chăm sóc và điều trị. Mức độ ô nhiễm bàn tay phụ thuộc vào loại thao tác sạch/bẩn, thời gian thực hiện thao tác và tần suất VST của NVYT[13]. Phổ vi khuẩn vãng lai là thủ phạm chính gây NKBV, tuy nhiên phổ vi khuẩn này có thể loại bỏ dễ dàng bằng VST thường quy (VST với nước và xà phòng thường hoặc chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn trong thời gian 30 giây. Do vậy, VST trước và sau tiếp xúc với mỗi NB là biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa NKBV. VST trước phẫu thuật cần loại bỏ cả hai phổ vi khuẩn vãng lai và định cư, do vậy cần áp dụng quy trình VST ngoại khoa [13]. 1.1.2.2. Bằng chứng lan truyền tác nhân gây bệnh qua bàn tay Lan truyền tác nhân nhiễm khuẩn từ NB này sang NB khác qua bàn tay NVYT cần một chuỗi các yếu tố, gồm: (1) Vi sinh vật có trên da NB hoặc trên bề mặt đồ dùng, vật dụng xung quanh NB truyền vào tay NVYT ;(2) Tiếp theo, NVYT không VST hoặc VST không đúng quy trình hoặc sử dụng hóa chất VST không thích hợp; (3) Cuối cùng, bàn tay bị ô nhiễm của NVYT phải tiếp xúc trực tiếp NB khác hoặc gián tiếp qua các dụng cụ, thiết bị sử dụng trên NB. 5 Trong môi trường BV, mọi nơi bàn tay đụng chạm vào đều có vi khuẩn trên đó. Các tác nhân NKBV không chỉ có ở các vết thương nhiễm khuẩn, ở chất thải và dịch tiết của NB mà thường xuyên có trên da lành của NB. Lượng vi khuẩn (ví dụ: S.epiderminis, Proteus mirabilis, Klebsiella spp. và Acinetobacter spp.) có ở 1cm2 da lành của NB thay đổi từ 102 đến 106 vi khuẩn, nhiều nhất là ở vùng bẹn, vùng hố nách, vùng nếp khuỷu tay, bàn tay. Có 25% da người bình thường mang S.Aureus, da người mắc bệnh tiểu đường, NB lọc máu chu kỳ và người viêm da mãn tính có S.aureus định cư cao hơn. Các tác nhân gây bệnh này, đặc biệt là các chủng tụ cầu hoặc cầu khuẩn đường ruột có khả năng sống sót cao trong điều kiện môi trường khô, làm ô nhiễm quần áo, ga giường, đồ dùng cá nhân và bề mặt các phương tiện khác trong buồng bệnh [13]. Trong quá trình chăm sóc NB, bàn tay NVYT thường xuyên bị nhiễm vi sinh vật có ở trên da NB cũng như ở bề mặt môi trường BV. Theo Lê Thị Anh Thư và cộng sự (BV Chợ Rẫy), lượng vi khuẩn trung bình có ở bàn tay NVYT là 5,4 log, cao nhất ở hộ lý, kế đến là bác sỹ và thấp nhất là điều dưỡng. Pittet D. và cộng sự (1999) đánh giá mức độ ô nhiễm bàn tay NVYT trực tiếp chăm sóc NB, số lượng vi khuẩn có ở các đầu ngón tay thay đổi từ 0 đến 300 đơn vị khuẩn lạc, trong đó trực khuẩn gram (-) chiếm 15% và tụ cầu vàng chiếm 11% các chủng vi khuẩn phân lập được. Thời gian thao tác càng dài thì mức độ ô nhiễm bàn tay càng lớn [13]. Không VST trước khi chăm sóc NB là nguyên nhân quan trọng làm lan truyền NKBV. Các VSV có ở bàn tay ô nhiễm lan truyền trực tiếp sang NB thông qua các thực hành chăm sóc hoặc gián tiếp do bàn tay làm ô nhiễm các dụng cụ chăm sóc. Tại BV Bạch Mai, Nguyễn Việt Hùng và cộng sự. đã NC thấy bàn tay NVYT bị ô nhiễm trung bình: 1,65 log khuẩn lạc. Một số chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp gồm: A. baumannii, K. pneumoniae và S. aureus. Đáng chú ý, NVYT không thực hiện bất kỳ thực hành chăm sóc nào trong buồng bệnh có mức ô nhiễm bàn tay cao nhất (2,1 log). NC này càng 6 khẳng định sự cần thiết phải VST thường xuyên, đặc biệt là VST trước khi vào buồng bệnh. Bàn tay NVYT là phương tiện lan truyền bệnh quan trọng trong các vụ dịch NKBV [13]. 1.1.2.3. Mối liên quan giữa vệ sinh tay và nhiễm khuẩn bệnh viện VST làm giảm NKBV ở NB và NVYT. NC can thiệp điển hình của Semmelweis thực hiện năm 1847 cho thấy tỷ lệ tử vong ở sản phụ giảm từ 12,24 % xuống 2,38% sau ít tháng triển khai khử khuẩn tay bắt buộc bằng dung dịch chloride. Một nghiên cứu ở Thụy Sỹ từ năm 1994 đến 1997 trên 20,000 cơ hội rửa tay của NVYT tại BV Geneva đã cho thấy: khi tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tăng từ 48% (1994) lên 66% (1997) thì tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giảm từ 16.9% (1994) xuống còn 6.9% (1997). Gần đây, nhiều NC tại những khu vực lâm sàng khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả phòng ngừa NKBV của thực hành VST thường quy đã cho thấy tỷ lệ NKBV giảm khi cải thiện tỷ lệ tuân thủ VST ở NVYT, đặc biệt ở những khu vực có nhiều thủ thuật xâm nhập như cấp cứu, hồi sức tích cực, ngoại khoa, nhi khoa. Nhìn chung, thực hiện tốt VST làm giảm 30% - 50% NKBV [13]. Tại BV Hà Đông, tỉ lệ NKBV giảm từ 14.8% (trước can thiệp) xuống còn 1.28% (sau can thiệp). Tóm lại, bàn tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền NKBV. VST giúp loại bỏ hầu hết vi sinh vật có ở bàn tay, do đó có tác dụng ngăn ngừa lan truyền tác nhân nhiễm khuẩn từ NB này sang NB khác, từ NB sang dụng cụ và NVYT, từ vị trí này sang vị trí khác trên cùng một NB và từ NVYT sang NB. VST là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa NKBV, đồng thời cũng là biện pháp bảo đảm an toàn cho NVYT trong thực hành chăm sóc và điều trị NB [13]. 1.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ vệ sinh tay ở nhân viên y tế Các yếu tố thu được qua giám sát trực tiếp: Nghề nghiệp, giới tính, trình độ, khu vực làm việc, thời gian làm việc; khu vực chăm sóc đòi hỏi tần suất VST cao. 7 Các yếu tố thu được qua phỏng vấn NVYT: Hóa chất VST gây khô da hoặc kích ứng da. Bồn VST thiếu hoặc bố trí ở nơi không thuận tiện. Thiếu dung dịch VST, thiếu hoặc không có khăn lau tay; quá bận, không đủ thời gian; NB quá đông, thiếu nhân viên; cần tập trung thời gian cho chăm sóc NB; nguy cơ lây nhiễm chéo (từ NB sang NVYT) không cao; thiếu kiến thức về các quy trình/hướng dẫn thực hành VST; quên không VST; không được yêu cầu hoặc hướng dẫn từ người có trách nhiệm. Một số yếu tố khác: Thiếu các biện pháp thúc đẩy VST từ lãnh đạo khoa/BV. Thiếu sự quan tâm của lãnh đạo khoa/BV. Thiếu các biện pháp hành chính liên quan tới thực hành VST (phê bình, khiển trách, khen thưởng). Trong rất nhiều yếu tố tác động tới tuân thủ VST không tốt ở NVYT thì lạm dụng găng và thói quen sử dụng một đôi găng để chăm sóc nhiều NB cũng là yếu tố quan trọng. Vi khuẩn định cư ở NB có thể thấy ở 30% tay NVYT có mang găng khi chăm sóc NB. Do vậy, mang găng không ngăn ngừa được ô nhiễm bàn tay và không thay thế được VST [13]. Tác dụng không mong muốn của các hóa chất VST cũng là một nguyên nhân làm giảm tuân thủ VST ở NVYT. Trên thực tế cho thấy một số NVYT bị viêm da dị ứng do hóa chất VST khi sử dụng loại hóa chất VST chất lượng không tốt (xà phòng bột, dung dịch xà phòng hoặc cồn không được bổ sung chất làm ẩm và dưỡng da). Các chế phẩm VST chứa iodine hoặc chlorhexidine có nguy cơ kích ứng da cao hơn dung dịch VST chứa cồn [13]. 1.1.3 Thời điểm vệ sinh tay - Mọi đối tượng trực tiếp chăm sóc NB cần VST bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh vào những thời điểm sau[13]: + Trước khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi NB. + Trước khi thực hiện mỗi thủ thuật sạch/vô khuẩn. + Ngay sau mỗi khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể. + Sau khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi NB. + Sau tiếp xúc với bề mặt đồ dùng, vật dụng trong buồng bệnh. 8 - Ngoài ra, các thời điểm chăm sóc sau cũng cần VST: + Khi chuyển từ chăm sóc bẩn sang chăm sóc sạch trên cùng người bệnh. + Trước khi mang găng và sau khi tháo găng. + Trước khi vào buồng bệnh và sau khi ra khỏi buồng bệnh. + Mọi NVYT trong buồng phẫu thuật kể cả không trực tiếp động chạm vào NB (phụ mê, chạy ngoài, HV…) cũng phải VST trước khi vào buồng phẫu thuật. Trong buồng phẫu thuật, bất kỳ khi nào bàn tay chạm vào bề mặt thiết bị phương tiện phải VST ngay bằng dung dịch VST chứa cồn. + NVYT khi làm việc trong buồng xét nghiệm cần tuân thủ nghiêm thời điểm 3 và 5 về VST để phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân. 1.1.4 Kỹ thuật vệ sinh tay Dù VST bằng xà phòng và nước hoặc chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn cần thực hiện theo kỹ thuật 6 bước: + Bước 1: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau. + Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại. + Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón. + Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay). + Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái). + Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. 1.2 Cơ sở thực tiễn Trên thế giới, đã có nhiều NC được thực hiện tại các BV nhằm đánh giá tỉ lệ tuân thủ VST của NVYT, trong đó có một số NC được thực hiện theo phương pháp đánh giá sự thay đổi về kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay trước và sau can thiệp. Các can thiệp nhằm tăng cường kiến thức về tỉ lệ tuân thủ VST thường có một số hoạt động như: tổ chức các buổi tập 9 huấn, xem video clip, nghe các bài giảng về vệ sinh bàn tay cho NVYT, cung cấp đầy đủ các phương tiện VST, giám sát sự tuân thủ VST và phản hồi lại với các NVYT để họ biết và tuân thủ tốt hơn, tổ chức các chiến dịch khuyến khích NVYT VST. 1.2.1 Nghiên cứu trên Thế giới Tuân thủ vệ sinh bàn tay phòng tránh được nhiễm khuẩn BV, đó là kết luận của một số NC về tuân thủ quy trình VST của NVYT, sinh viên các trường đào tạo y khoa tại các BV. Có nhiều NC về kiến thức và thực hành về VST của sinh viên y khoa tại các khu vực khác nhau trên thế giới từ các nước phát triển, đến các nước đang phát triển . Thiết kế của các NC này cũng khác nhau đa số NC thực hiện mô tả cắt ngang về kiến thức, thái độ và thực hành của NVYT, sinh viên về thực hiện quy trình VST, một số NC có phân tích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới việc thuân thủ quy trình VST[20, 24, 26]. Một số NC tổng quan hệ thống về vấn đề này dựa trên kết quả NC trước đó của các tác giả khác có thể trong giai đoạn 1- 2 năm thậm chí là 10 năm như nghiên đánh giá có hệ thống về kiến thức và tuân thủ VST ở sinh viên điều dưỡng được thực hiện dựa trên kết quả của các NC được công bố trong 10 năm từ 2006 đến 2016 trên 6 nguồn dữ liệu là: PubMed, Embase, Cumulative Index to Nursing & Allied Health Literature, Proquest and PsychInfo [23]. Việc thực hiện các NC tổng quan hệ thống đưa cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng tuân thủ VST, các yếu tố ảnh hưởng tới VST của NVYT của một khu vưc hoặc trên thế giới trong một giai đoạn.Kết quả NC cho thấy kiến thức về VST của các NVYT là không đồng đều giữa các đối tượng và giữa các khu vực khác nhau. Các sinh viên điều dưỡng có kiến thức ở mức độ trung bình và khá về VST, tỷ lệ tuân thủ VST của sinh viên điều dưỡng ở mức độ thấp. Tuy nhiên so sánh với sinh viên y khoa thì tỷ lệ VST ở sinh viên điều dưỡng vẫn cao hơn.Các NC cũng cho thấy có mối quan hệ giữa 10 kiến thức, thái độ của sinh viên điều dưỡng với tỷ lệ tuân thủ thực hành VST[23]. Một NC khác tại khoa hồi sức cấp cứu của BV Mokopido Tolitoli Indonexia, cho thấy có sự ảnh hưởng của kiến thức đối với hành vi VST của y tá về kiến thức và thái độ trong cấp cứu khẩn cấp của BV đa khoa MokopidoTolitoli [18]. Qua đây chúng ta có thể thấy đã có rất nhiều các NC khác nhau về tuân thủ VST của sinh viên, NVYT được thực hiện trên thế giới, mỗi NC có một phương pháp NC, cỡ mẫu khác nhau. Mỗi NC đều có những điểm mạnh điểm yếu riêng nhưng đều hướng đến mục tiêu tìm ra thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ tuân thủ VST của học viên, NVYT. Các NC còn ít đề cập đến tỷ lệ VST khi có cơ hội và tỷ lệ thực hiện đúng quy trình trong 1 NC. 1.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam Những năm gần đây, vệ sinh bàn tay của NVYT được chú trọng hơn tại Việt Nam, do đó đã có nhiều các NC liên quan đến vấn đề này. NC của Lê Thanh Hiệp, Trần Thị Xuân Thùy và cộng sự (2015) về kiến thức và thực hành về VST thường quy của điều dưỡng - hộ sinh BVĐK Tịnh Biên cho thấy 84,4% điều dưỡng - hộ sinh có kiến thức chung đúng về VST. 73,3% điều dưỡng, hộ sinh thực hành chung đúng về VST[12]. NC của Nguyễn Thị Mai Hương (2017) tại BV Trung ương Quân đội 108 cho thấy tỷ lệ HV và NVYT có kiến thức đúng về những nội dung cần VST đúng chiếm tỷ lệ khá cao (>95%). Thực hành VST khi tiếp xúc với người bệnh lần 1 của các đối tượng NC còn hạn chế (12,1 - 53,4%), thực hành VST trước khi thực hiện thủ thuật sạch/vô khuẩn lần 1 (12,8 - 71,5%), thực hành VST khi tiếp xúc dịch cơ thể lần 1 (6 - 58,3%) [8]. Một số NC tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ VST của NVYT cho thấy các điều dưỡng có tỷ lệ kiến thức đúng về VST thường quy, tác nhân chính nhân gây NKBV và thái độ đúng về 5 thời điểm VST cao hơn 11 nhiều so với bác sỹ (p<0,05). Các bác sỹ, điều dưỡng tại khối ngoại (RM, TMH, PTTH - HM) có tỷ lệ kiến thức đúng cao hơn nhiều so với các khối nội (Nội, Nhi, Đông Y). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh về tỷ lệ kiến thức đúng của VST theo thâm niêm công tác của các ĐTNC [11]. Nhóm tuổi < 30 có kiến thức chung đúng cao nhất: 100%; nhóm tuổi từ 30 – 40 có kiến thức chung đúng thấp hơn: 88,5%; nhóm tuổi > 40 có kiến thức chung đúng thấp nhất: 50%. Giới nam có kiến thức chung đúng 83,3% tương đương với nữ 84,8% có kiến thức chung đúng. Trình độ cao đẳng, đại học 100% có kiến thức chung đúng cao hơn trình độ trung học 81,6% có kiến thức chung đúng. Nhóm tuổi < 30 thực hành chung đúng là 72,7%. Nhóm tuổi từ 30 – 40 thực hành chung đúng là 73,1%. Nhóm tuổi > 40 thực hành chung đúng là 75%, các tỷ lệ là tương đương nhau. Giới nam thực hành chung đúng là 83.3% cao hơn nữ thực hành chung đúng là 69,7%. Trình độ cao đẳng, đại học thực hành chung đúng chiếm 85,7% cao hơn trình độ trung học thực hành chung đúng là 71,1%. Theo thống kê cho thấy tỷ lệ giữa các nhóm tuổi, giới tính, trình độ có kiến thức chung đúng và thực hành chung đúng không có sự khác biệt nhiều, và không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 [12]. Qua đây có thể thấy hiện nay các NC về tuân thủ VST ở Việt Nam chủ yếu thực hiện trên đối tượng là NVYT. Chưa có nhiều NC, đánh giá, báo cáo về việc tuân thủ quy trình VST của HV, sinh viên đi thực tập tại các BV mặc dù đây cũng là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, có nguy cơ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn BV nếu không tuân thủ quy đinh. Đặc biệt là đối với những nơi mà người bệnh có nguy cơ cao như khoa hồi sức cấp cứu, chống độc thì hiện nay chưa có một báo cáo nào nói về vấn đề này. 12 CHƯƠNG 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1 Giới thiệu về Trung tâm cấp cứu chống độc Bệnh viện Nhi TW Trung tâm cấp và cứu và chống độc BV nhi trung ương được thành lập từ năm 2019 trên cơ sở từ khoa cấp cứu chống độc. Hiện nay trung tâm có 4 khoa lâm sàng. Trung tâm Cấp cứu và chống độc là khoa lâm sàng chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Giám đốc BV, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức hoạt động: Tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị cho mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới BV. Trung tâm cấp cứu và chống độc BV nhi trung ương là đầu ngành về cấp cứu- chống độc nhi khoa của cả nước. Bên cạnh đó, trung tâm còn là cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng hàng đầu về lĩnh vực cấp cứu nhi khoa. Hàng năm tại trung tâm tiếp đón hàng trăm lượt HV đến thực tập, học tập nâng cao trình độ chuyên môn bao gồm các đối tượng là sinh viên chính quy của các trường đào tạo y khoa và HV là nhân viên của các BV cơ sở y tế khác. 2.2 Thực trạng của vấn đề HV thực hiện khảo sát thực trạng tuân thủ VST của HV tại Trung tâm cấp cứu và chống độc BV Nhi trung ương trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2020. Việc giám sát được thực hiện thông qua hệ thống camera giám sát của khoa nhằm đảm bảo tính khách quan của NC. Kết quả của khảo sát như sau: 2.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 2.1 Đặc điểm chung của số lượt quan sát Đặc điểm Giới tính Độ tuổi Số lượt Tỷ lệ Nam 30 20% Nữ 120 80% 25 35 23,3% >25 115 76,7%
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng