Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ...

Tài liệu Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa huyện hải hậu tỉnh nam định năm 2022

.PDF
43
1
83

Mô tả:

BỘ Y TẾ PHẠM THỊ THÚY TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHẠM THỊ THÚY THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHỆP NĂM 2022 NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM THỊ THÚY THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. ĐINH THỊ THU HUYỀN NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ rất tận tình của quý Thầy Cô. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến: - Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định; đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. - Đặc biệt là Th.S Đinh Thị Thu Huyền đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi thực hiện và hoàn thành chuyên đề. - Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, cùng toàn thể các đồng nghiệp tại Đơn nguyên Thận nhân tạo đã tạo điều kiện điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, công tác và nghiên cứu. - Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm chuyên đề tốt nghiệp và rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để tôi hoàn thành chuyên đề tốt hơn. - Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các anh chị em cùng khóa đã động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần để tôi hoàn thành chuyên đề này. Nam Định, ngày tháng Học viên Phạm Thị Thúy năm 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Phạm Thị Thúy MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................v ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................................3 1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................................................3 1.2.CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................................................7 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẢI HẬU .......9 2.1.Tóm tắt địa bàn nghiên cứu ............................................................................................9 2.2. Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Hải Hậu...............................................................................................10 2.3. Kết quả nghiên cứu .....................................................................................................13 CHƯƠNG 3:BÀN LUẬN ..................................................................................................19 3.1.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ...................................................................................19 3.2.Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu ...........................21 3.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh ....................................................................................................................................24 3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận lọc máu chu kỳ ...........................................................................................25 KẾT LUẬN .......................................................................................................................27 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................................................28 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BẢNG ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NKF-DOQI : Kidney Disease Outcomes Quality Initiative (K/DOQI) of The National Kidney Foundation (NKF) KDIGO : Kidney Disease Improving Global Outcome RABQ :The renal adherence behaviour questionnaire iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu (n = 136) ...................................... 13 Bảng 2. 2. Đặc điểm tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 13 Bảng 2. 3. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n=136) .......................... 14 Bảng 2. 4. Tuân thủ hạn chế nước của đối tượng nghiên cứu(n = 136)......................... 15 Bảng 2. 5. Tuân thủ hạn chế kali, photpho, thuốc của đối tượng nghiên cứu................ 16 Bảng 2. 6. Tuân thủ dinh dưỡng liên quan tự chăm sóc của đối tượng nghiên cứu ...... 17 Bảng 2.7. Tuân thủ dinh dưỡng trong hoàn cảnh khó khăn của đối tượng nghiên cứu(n = 136) ............................................................................................................................. 17 Bảng 2. 8. Tuân thủ natri của đối tượng nghiên cứu (n = 136) ...................................... 18 Bảng 2. 9. Phân loại mức độ tuân thủ chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n = 136) ............................................................................................................................. 18 v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu ................................................ 13 Biểu đồ 2. 2. Đặc điểm thời gian lọc máu của đối tượng nghiên cứu ........................... 15 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh thận mạn tính là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Suy thận mạn là một trong những vấn đề y học được nhiều người quan tâm vì nó dễ dàng dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác và làm một số bệnh nền trở nên trầm trọng hơn[5]. Bệnh thận mạn tính ảnh hưởng đến ∼10% dân số trưởng thành trên thế giới. Đây là một trong 20 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới[16]. Qua thống kê những năm gần đây cho thấy số lượng người bệnh suy thận mạn trên thế giới và ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính là 9,1%, và hiện có 697,5 triệu trường hợp trên toàn thế giới[16]. Theo Hội Thận học thế giới, hiện nay trên thế giới có trên 500 triệu người trưởng thành (chiếm 10%) bị bệnh thận mạn tính với một số mức độ khác nhau. Trong đó trên 4,5 triệu người được điều trị thay thế bằng lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng liên tục ngoại trú hoặc ghép thận. Ước tính con số này sẽ tăng gấp đôi trong thập niên tới[15]. Theo hệ thống dữ liệu về Thận học của Hoa Kỳ năm 2017 cho thấy: Đài Loan dẫn đầu tỷ lệ mắc suy thận mạn giai đoạn cuối hàng năm là 476/ 1 triệu người, tiếp theo là Thái Lan 338/ 1 triệu người. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (2019), ước tính ở Hoa Kỳ có khoảng 37 triệu người mắc bệnh thận mạn tính. Tại Việt Nam, năm 2014, tỷ lệ tử vong của bệnh thận mạn tính chiếm 2,9% trong nhóm các bệnh không lây nhiễm[2] .Việt Nam hiện có khoảng hơn 8.000 trường hợp suy thận mạn mới được báo cáo mỗi năm. Trên toàn quốc, có khoảng 6.000.000 người bệnh suy thận (chiếm 6,73% tổng dân số cả nước), trong đó có khoảng 800.000 người bệnh đang ở giai đoạn cuối (chiếm 0,09% dân số cả nước). Trên thực tế, tỉ lệ này có thể cao hơn và dự báo sẽ tăng mạnh do già hóa dân số của quốc gia[13]. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, số lượng người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối ngày càng nhiều, nên nhu cầu điều trị thay thế thận ngày càng tăng trong những năm tới.Trong đó, thận nhân tạo là một trong những phương pháp lọc máu ngoài thận được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả cao[4 ].Tại Việt Nam có khoảng 30.000 người bệnh lọc máu, chiếm khoảng 0,031% dân số. 2 Dinh dưỡng là một trong những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng điều trị và diễn biến bệnh ở người bệnh đối với người bệnh suy thận mạn. Tuy nhiên việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh còn hạn chế. Ở Việt Nam, có rất nhiều đề tài về người bệnh suy thận mạn nhưng có ít đề tài nghiên cứu về sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn có lọc máu chu kỳ. Tại bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, trung bình mỗi ngày có khoảng từ 73 đến 78 người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ và tại bệnh viện chưa có đề tài nào nghiên cứu về sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ. Vì vậy, tôi tiến hành làm nghiên cứu: Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định năm 2022. Với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa huyện Hải Hậu Nam Định năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu Nam Định. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.Bệnh suy thận mạn Định nghĩa Theo bước đầu đánh giá kết quả điều trị bệnh của Hội thận quốc gia Mỹ NKF-DOQI (Kidney Disease Outcomes Quality Initiative (K/DOQI) of The National Kidney Foundation (NKF)): “Bệnh thận mạn là tổn thương thận kéo dài ≥ 3 tháng bao gồm bất thường về cấu trúc và chức năng của thận, có hoặc không kèm giảm độ lọc cầu thận, biểu hiện bằng bất thường về bệnh học hoặc các xét nghiệm của tổn thương thận (bất thường xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc hình ảnh học thận) hay độ lọc cầu thận < 60 ml/phút/1.73 m2 da ≥ 3 tháng có hay không kèm tổn thương thận” [15]. Suy thận mạn là sự giảm dần mức lọc cầu thận (3 hay 6 tháng cho đến nhiều năm) và không hồi phục toàn bộ chức năng của thận: Rối loạn nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa máu[7]. Nguyên nhân:[1] Bảng 1.1: Phân loại nguyên nhân bệnh thận mạn (theo KDIGO 2012) Nguyên nhân Bệnh thận nguyên phát Bệnh thận thứ phát sau bệnh toàn thân Bệnh cầu thận tổn thương Đái tháo đường, thuốc, Bệnh cầu thận tối thiểu, bệnh cầu thận bệnh ác tính, bệnh tự miễn màng… Bệnh ống thận mô kẽ Nhiễm trùng tiểu, bệnh Bệnh tự miễn, bệnh thận thận tắc nghẽn, sỏi niệu Viêm Bệnh mạch máu thận mạch máu do thuốc, đa u tủy do Xơ vữa động mạch, tăng ANCA, lọan dưỡng xơ cơ huyết áp, thuyên tắc do cholesterol Bệnh nang thận và bệnh Thiểu sản thận, nang tủy Bệnh thận đa nang, hội thận bẩm sinh thận chứng Alport 4 Các giai đoạn bệnh suy thận mạn Dựa vào hệ số mức lọc cầu thận suy thận mạn để chia các giai đoạn bệnh. Năm 2002, Hiệp hội quốc gia Hoa Kỳ NKF - KDOQI (National Kidney Foundation - Kidney Disease Outcomes Quality Initiatives 2002) phân bệnh suy thận mạn thành năm giai đoạn bệnh thận [15]. Bảng 1.2: Giai đoạn suy thận mạn theo NKF - KDOQI 2002 Giai Độ lọc cầu thận Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng đoạn (ml/ph/1,73 m2 da) Tổn thương thận với độ lọc cầu thận bình thường 1 ≥ 90 2 60-89 Tổn thương thận với độ lọc cầu thận giảm nhẹ 3 30-59 Giảm độ lọc cầu thận trung bình 4 15-29 Giảm độ lọc cầu thận nặng hoặc tăng < 15 hoặc phải 5 chạy thận nhân tạo Bệnh thận mạn giai đoạn cuối Năm 2012, Hội Thận học quốc tế KDIGO (Kidney Disease Improving Global Outcome 2012) đã phân giai đoạn 3 thành giai đoạn bệnh 3a và 3b[17]. Bảng 1.3. Các giai đoạn suy thận mạn theo KDIGO 2012 Giai Độ lọc cầu thận đoạn (ml/ph/1,73 m2 da) 1 >90 2 60-89 Giảm độ lọc cầu thận nhẹ 3a 45-59 Giảm độ lọc cầu thận nhẹ - trung bình 3b 30-44 Gỉảm độ lọc cầu thận trung bình-nặng 4 15-29 Giảm độ lọc cầu thận nặng 5 <15 Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng Chức năng thận bình thường Suy thận mạn giai đoạn cuối 5 Phương pháp điều trị bệnh suy thận mạn[3] Điều trị bảo tồn: Khi mức lọc cầu thận > 15ml/phút tương ứng với người bệnh thận mạn tính giai đoạn từ I đến IV theo Hội thận học Hoa Kỳ (2002) (KDODQ). Dùng thuốc để điều trị nguyên nhân, triệu chứng như thuốc lợi tiểu, thuốc hạ áp, thuốc chống thiếu máu, thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc điều trị các bệnh kèm theo và kết hợp chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý. Điều trị thay thế thận: Áp dụng cho người bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối (MLCT < 15ml/ phút). Gồm: Lọc máu (lọc máu chu kỳ và lọc màng bụng); Ghép thận. Việc lựa chọn biện pháp điều trị thay thế dựa vào các tiêu chí như nguyên nhân gây bệnh, các bệnh đi kèm, tình trạng tim mạch, điều kiện kinh tế xã hội, nguyện vọng của người bệnh. 1.1.2.Lọc máu chu kỳ (Thận nhân tạo) Khái niệm Lọc máu chu kỳ là dùng máy thận nhân tạo và màng lọc nhân tạo để lọc bớt nước và các sản phẩm chuyển hóa từ trong máu ra ngoài cơ thể. Đào thải nhanh các chất độc và các sản phẩm chuyển hóa (như ure, creatinin, kali, các chất có trọng lượng phân tử nhỏ và trung bình)[3]. Các biến chứng thường gặp của lọc máu chu kỳ[9] Biến chứng tim mạch: Bệnh suy tim sung huyết, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tụt huyết áp, đặc biệt ở người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, dày thất trái (ở những người bệnh đã có tăng huyết áp trước đó, do chế độ ăn)… Rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, các bệnh về xương, viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn chuyển hóa glucid, lipit, điện giải (tăng kali máu), thiếu hụt vitamin, nhiễm khuẩn. 1.1.3. Dinh dưỡng cho người suy thận mạn lọc máu chu kỳ[8] Khái niệm: Chế độ dinh dưỡng được định nghĩa là số lượng, tỷ lệ hoặc sự kết hợp đa dạng của các thực phẩm, đồ uống khác nhau trong chế độ ăn uống và tần suất được tiêu thụ. Nhu cầu năng lượng của người bệnh lọc máu chu kỳ cao hơn so với người bình thường cả trong những ngày không lọc máu, những ngày lọc máu nhu cầu năng lượng cần cao hơn khoảng 10% - 20% do tăng dị hóa, mất dinh dưỡng qua cuộc lọc máu. 6 Vai trò chất đạm: Người bệnh lọc máu chu kỳ nhu cầu cao hơn người bình thường 1,2-1,4g/kg/ngày nhằm duy trì cân bằng nitơ cho những ngày không lọc máu. Vai trò và nhu cầu nước hàng ngày: Nhu cầu nước hàng ngày của người bệnh cần phải theo dõi cẩn thận để tránh thừa nước . Công thức tính lượng nước uống hàng ngày = lượng nước tiểu 24h + lượng dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy...) + 300 -500 ml. Lượng nước uống trong ngày bao gồm cả lượng dịch truyền, lượng nước uống thuốc, uống canh và uống sữa. Vai trò điện giải: Người bệnh lọc máu chu kỳ cần hạn chế muối và kali để ngăn ngừa các biến chứng. Lượng muối ăn khoảng 2g/ngày. Hạn chế thực phẩm có nhiều photpho. Nhu cầu canxi trong giới hạn 2000 mg/ngày và tăng cường canxi trong khẩu phần 1,4g – 1,6g; Hạn chế photpho tối đa trong khoảng 800-1000 mg/ngày. Vai trò chất béo: Người bệnh lọc máu chu kỳ nhu cầu cũng phải duy trì ở mức bình thường để đề phòng biến chứng rối loạn mỡ máu, phải đảm bảo 20% 30% tổng nhu cầu năng lượng. Vai trò chất đường - bột cho người bình thường từ 55% - 65%. Người bệnh dùng lượng Glucid quá nhiều sẽ gây tăng đường máu. Người bệnh nên ăn từ 55% – 60% tổng nhu cầu năng lượng. Các vitamin tan trong nước thường bị giảm thấp ở người bệnh, do bị mất nhiều qua lọc và giảm hấp thu qua khẩu phần. Người bệnh lọc máu chu kỳ bổ sung uống vitamin C, B1, B6, B12, E, acid Folic, sắt, kẽm, viên uống Ketosteril. Thực phẩm nên dùng Thực phẩm chứa đạm có giá trị sinh học cao như lòng trắng trứng, cá, thịt bò, thịt lợn nạc, tôm và các thực phẩm từ sữa giàu Protein, ít Natri, Kali, Photpho; Nguồn chất béo nên lấy từ dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng..); Chất đường bột từ gạo, mỳ, khoai, sắn…; Thực phẩm ít kali như táo, lê, vú sữa, quýt, xoài chín, bí đao, bí đỏ, bầu, su su, mướp…; Thực phẩm chứa nhiều can xi như hải sản… Thực phẩm hạn chế dùng hoặc không dùng Thức ăn có nhiều muối: Dưa cải chua, kim chi, thịt kho, cá kho, mắm cá, trứng vịt muối, khoai tây chiên, gia vị có nhiều muối như mì chính, muối ăn; Thức ăn có nhiều photpho như sữa, ca cao, chocolate, phomat, cua, sò, lòng đỏ trứng, thịt 7 rừng, các loại trái cây khô, thức ăn khô như tôm khô, thịt bò khô, nội tạng như gan, óc…; Thức ăn có nhiều kali như các loại rau dền, rau muống, mồng tơi, bắp cải, nấm rơm, củ cải trắng, đậu côve, su hào… Trái cây như cam, nho, chuối, bưởi nhãn, lựu, sầu riêng, chanh, mít… Các loại hạt khô như đậu phộng, hạt dẻ, hạt điều, cà phê. 1.1.4. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng Khái niệm Theo Tổ chức y tế thế giới, tuân thủ chế độ dinh dưỡng là hành vi của người bệnh tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo về chế độ ăn uống của nhân viên y tế [12]. Sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ là người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng đảm bảo duy trì chỉ số natri, kali, phốt pho và canxi xét nghiệm trong phạm vi suy thận giai đoạn cuối. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Kết quả nghiên cứu của Dilek Efe và Semra Kocaoz (2015): Có 98,3% người bệnh không tuân thủ chế độ ăn và 95% người bệnh không tuân thủ hạn chế về nước uống. Người bệnh không tuân thủ chế độ ăn, không tuân thủ các hạn chế nước uống vì các loại thực phẩm họ tiêu thụ khiến khát nước[14]. Theo tác giả Naalweh KS (2017), nghiên cứu 220 người bệnh lọc máu chu kỳ có 24% người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống, tuân thủ hạn chế chất lỏng chiếm 31%. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ tốt chiếm 55,5%, 40,5% có tuân thủ điều trị trung bình và 4,1% có hành vi tuân thủ điều trị kém[19]. Tác giả Daniels và cs (2018) đã nghiên cứu trên 120 người bệnh suy thận mạn đang chạy thận nhân cho kết quả như sau: Rất ít người tham gia nghiên cứu tuân thủ chế độ ăn kiêng hạn chế (24%) và tuân thủ chất lỏng rất khó quản lý[12]. 1.2.2. Tình hình nghiên cứutại Việt Nam Theo nghiên cứu tác giả Huỳnh Quốc Xi (2016), trên 38 người bệnh suy thận mạn cho thấy kiến thức về chế độ dinh dưỡng ở người bệnh suy thận mạn khá thấp, chỉ có 28,9% người bệnh có kiến thức tốt; khoảng 31,% người bệnh thiếu kiến thức về chế độ dinh dưỡng. Tỷ lệ người có kiến thức ở mức trung bình cũng chỉ có 39,5 % [10]. 8 Trong nghiên cứu của Đinh Thị Thu Huyền (2018), có 84,3% người bệnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng mức độ vừa phải. Trong đó, sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ liên quan đến tự chăm sóc đạt tỷ lệ cao nhất (59,5%), sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng không đầy đủ liên quan hạn chế natri (muối) của người bệnh chiếm tỷ lệ cao (10,5%)[6]. Qua nghiên cứu của tác giả Trần Thị Yến và cs (2018), tỷ lệ người bệnh suy thận lọc máu chu kỳ thiếu năng lượng khẩu phần chiếm 92,9% trên tổng số người bệnh. Điều đó chứng tỏ tỷ lệ người bệnh suy thận lọc máu chu kỳ tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng là rất thấp [11]. Như vậy có thể thấy đã có một số nghiên cứu về kiến thức cũng như tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận lọc máu chu kỳ và nhìn chung, hành vi tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh lọc máu chu kỳ còn thấp. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hậu hiện nay đang điều trị và lọc máu cho 153 người bệnh suy thận lọc máu chu kỳ, vì vậy để đánh giá sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận lọc máu chu kỳ và từ đó nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh, tôi tiến hành nghiên cứu Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định năm 2022. 9 Chương 2 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẢI HẬU 2.1.Tóm tắt địa bàn nghiên cứu 2.1.1.Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu là bệnh viện hạng II,được thành lập từ năm 1961.Bệnh viện được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2015. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện gồm: Ban Giám đốc: 4 người (Giám đốc và 3 Phó giám đốc) 4 phòng chức năng: Phòng Hành chính - quản trị và Tổ chức cán bộ, phòng Tài chính - kế toán, phòng Kế hoạch tổng hợp và Vật tư - thiết bị y tế, phòng Điều dưỡng. 15 khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Hiện tại bệnh viện đã có khoa Dinh dưỡng nhưng do số lượng nhân viên còn ít nên chỉ chủ yếu chỉ cung cấp suất ăn bệnh lý đến người bệnh điều trị nội trú. Bệnh viện đã thành lập 1 phòng khám và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh tại khoa Khám bệnh nhưng mới có 1 số ít người bệnh đến khám tại phòng khám được nghe tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng. Tổng số cán bộ, viên chức hiện có 312 người (biên chế 184 người và hợp đồng lao động là 128 người. Về nhân lực và cơ cấu nhân lực Điều dưỡng: Toàn bệnh viện có 139 Điều dưỡng. Trong đó: Đang học CKI: 04, đại học: 86, cao đẳng: 43, trung cấp: 6 Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu được tổ chức và hoạt động theo Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1985/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế, có nhiệm vụ chính là khám, chữa bệnh cho nhân dân trong huyện, phối hợp với Trung tâm y tế huyện thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch và thực hiện các chương trình y tế quốc gia trên địa bàn huyện. Chỉ đạo trạm y tế các xã, thị trấn thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và thực hiện các chương trình chuyên khoa ở cộng đồng. 2.1.2. Đơn nguyên Thận nhân tạo - Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu Đơn nguyên Thận nhân tạo – Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu được thành lập từ 7/5/2012, là Đơn nguyên trực thuộc khoa Nội tổng hợp. Hiện nay đơn nguyên 10 có 11 nhân viên trong đó có 2 bác sỹ và 9 điều dưỡng. Tại đơn nguyên thận nhân tạo có 1 máy Thận nhân tạo HDF Online và 20 máy Thận nhân tạo chu kì. Hiện nay đơn nguyên thận nhân tạo đang tiếp nhận và lọc máu cho 153 người bệnh, trung bình 1 ngày từ 75-78 người bệnh, mỗi người bệnh lọc máu tuần 3 buổi, chia làm 8 ca, mỗi ngày 4 ca làm việc. Đa số người bệnh được nhân viên y tế tư vấn về chế độ dinh dưỡng vào những lần điều trị lọc máu ban đầu, không tổ chức tư vấn dinh dưỡng định kỳ hàng tuần, hàng tháng. Người bệnh thường tự tìm hiểu thêm về chế độ ăn của mình thông qua hỏi nhân viên y tế, các thông tin đại chúng, qua bạn bè và những người bệnh khác. Trong những ngày lọc máu, một số người bệnh mang cơm ở nhà vào ăn nhưng chủ yếu người bệnh ăn cơm ngoài hoặc mua đồ ăn nhanh để ăn. 2.2. Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Hải Hậu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Toàn bộ người bệnh đang được điều trị lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Tiêu chuẩn chọn mẫu Người bệnh 18 tuổi trở lên. Người bệnh đang tham gia lọc máu. Tiêu chuẩn loại trừ Người bệnh hạn chế khả năng giao tiếp như giảm thính lực, sa sút trí tuệ. Người bệnh đang nằm điều trị nội trú do các bệnh khác: Xuất huyết tiêu hóa, suy tim nặng... Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Từ 1/6/2022 đến 15/7/2022 Địa điểm: Đơn nguyên Thận nhân tạo – Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định 2.2.3. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 11 2.2.4. Cỡ mẫu Chọn mẫu toàn bộ.Trong thời gian nghiên cứu từ 1/6/2022 đến 15/7/2022, có 136 người bệnh đủ tiêu chí lựa chọn trên.Cỡ mẫu nghiên cứu 136 người bệnh. 2.2.5.Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện. 2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu Lựa chọn đối tượng đủ điều kiện nghiên cứu theo tiêu chí chọn mẫu. Tiến hành thu thập số liệu khi người bệnh nằm nghỉ ngơi chuẩn bị lọc máu. Trước khi tiến hành nghiên cứu viên tiếp xúc với người bệnh, giới thiệu bản thân và trình bày lý do cho việc phỏng vấn này. Giải thích ngắn gọn cho người bệnh hiểu mục đích của nghiên cứu cũng như những đóng góp của nghiên cứu cho cộng đồng. Nếu người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào bản đồng thuận. Thu thập số liệu: Bằng phương pháp nghiên cứu viên phỏng vấn người bệnh và điền vào phiếu điều tra, thời gian cho mỗi trường hợp khoảng 15-20 phút. Ngay sau khi điền xong, nghiên cứu viên sẽ kiểm tra lại bộ câu hỏi để đảm bảo tất cả những thông tin liên quan không bị bỏ sót. 2.2.7.Bộ công cụ đánh giá Hành vi tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên bộ công cụ RABQ (The renal adherence behaviour questionnaire) của Helena Rushe and Hannah M. McGee [17]. Bộ công cụ này đã được chuẩn hóa và áp dụng phổ biến trên thế giới, được nhiều tác giả sử dụng và tại Việt Nam đã được Đinh Thị Thu Huyền kiểm nghiệm, chứng minh tính hợp lệ và độ tin cậy của bộ công cụ [6]. Trong chuyên đề này tôi đã sắp xếp và chỉnh sửa một số câu từ cho phù hợp với một chuyên đề tốt nghiệp. Bộ công cụ đánh gía về tự báo cáo hành vi tuân thủ chế độ dinh dưỡng trong 7 ngày vừa qua gồm 25 câu hỏi, mỗi câu hỏi được đánh giá 2 mức độ tuân thủ là: “có’’ hoặc ‘‘không’’. Bộ công cụ này có 5 phần : Hành vi tuân thủ chế độ nước uống: Gồm 11 câu B1, B3, B4, B7, B10, B12, B13, B16, B19, B20, B25. Hành vi tuân thủ hạn chế kali, photpho và thuốc: Gồm 4 câu B9, B15, B22, B24. Hành vi tuân thủ dinh dưỡng liên quan đến tự chăm sóc: Gồm 2 câu B8, B18 12 Hành vi tuân thủ dinh dưỡng trong hoàn cảnh khó khăn: Gồm 5 câu B2, B5, B6, B14, B17. Hành vi tuân thủ natri: Gồm 3 câu B11, B21, B23. Trong đó, các câu B1, B4, B5, B7, B8, B11, B12, B13, B15, B16, B18, B19, B20, B22, B23,B25 mức điểm tính “1 điểm” tương ứng với mức độ “có” và ‘‘0 điểm’’ tương ứng với mức độ“không”. Các câu B2, B3, B6, B9, B10, B14, B17, B21, B24 mức điểm tính “1 điểm” tương ứng với mức độ “không” và ‘‘0 điểm’’ tương ứng với mức độ“có”. Mỗi câu người bệnh có tuân thủ được 1 điểm, không tuân thủ 0 điểm. Sau đó tính điểm, tổng điểm < 50% tổng số điểm là người bệnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, 50% - 75% người bệnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng mức độ vừa phải, ≥ 75% tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ [6]. 2.2.8. Xử lý số liệu Trước khi tiến hành phân tích, người nghiên cứu kiểm tra thông tin ghi nhận được để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm excel. Phân tích mô tả tần số, tỷ lệ % . 2.2.9. Đạo đức nghiên cứu Chuyên đề được Hội đồng xét duyệt ý tưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định nhất trí thông qua. Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích cụ thể, rõ ràng về mục đích, nội dung nghiên cứu và đối tượng tự nguyện hợp tác tham gia vào nghiên cứu. Tất cả các thông tin thu được từ đối tượng nghiên cứu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không phục vụ cho các mục đích khác. Thông tin được đảm bảo sự bí mật. Đối tượng nghiên cứu có thể từ chối tham gia bất kỳ thời điểm nào và không ảnh hưởng đến quá trình điều trị của họ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng