Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng tiêm an toàn tại viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm bệnh viện trung ...

Tài liệu Thực trạng tiêm an toàn tại viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2022

.PDF
62
1
119

Mô tả:

1 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH -----***----- NGUYỄN HƯƠNG LAN THỰC TRẠNG TIÊM AN TOÀN TẠI VIỆN LÂM SÀNG CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 2 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH -----***----- NGUYỄN HƯƠNG LAN THỰC TRẠNG TIÊM AN TOÀN TẠI VIỆN LÂM SÀNG CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRƯƠNG TUẤN ANH NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ rất tận tình của quý Thầy Cô. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trang bị kiến thức cho tôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Đặc biệt là TTND.TS. Trương Tuấn Anh, người Thầy kính mến đã tận tâm giúp đỡ truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, những chỉ dẫn vô cùng quan trọng hướng dẫn cho tôi thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn Ban Giám Đốc, Lãnh đạo và toàn thể nhân viên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm chuyên đề tốt nghiệp và rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để cho tôi hoàn thành chuyên đề này tốt hơn. Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên chia sẻ về tinh thần, công sức, giúp đỡ tôi dành cho tôi những điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập, thực hiện và hoàn thành chuyên đề này. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Nguyễn Hương Lan ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Nguyễn Hương Lan iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................... vii DANH MỤC ẢNH ........................................ Error! Bookmark not defined. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................ 3 1.1. Khái niệm về tiêm an toàn ....................................................................... 3 1.2. Một số yếu tố liên quan tới tiêm an toàn .............................................. 4 1.3. Các vấn đề về hướng dẫn, hỗ trợ nâng cao chất lượng thực hành tiêm an toàn ................................................................................................................ 7 1.3.1. Trên thế giới ......................................................................................... 7 1.3.2. Tại Việt Nam ........................................................................................ 9 1.4. Nguy cơ và gánh nặng của tiêm không an toàn ...................................... 12 1.5. Thực trạng tiêm an toàn tại Bệnh viện TWQĐ 108 ................................ 13 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................... 14 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 14 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 14 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 17 2.3. Phỏng vấn bằng phiếu điều tra ............................................................... 17 2.4. Một số yếu tố liên quan đến thực hành Tiêm an toàn............................. 30 Chương 3: BÀN LUẬN .............................................................................. 33 3.1. Phỏng vấn bằng phiếu điều tra ............................................................... 33 3.2. Quan sát thực hành tiêm an toàn ............................................................ 39 3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành Tiêm an toàn............................. 40 KẾT LUẬN.................................................................................................. 41 iv ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BV Bệnh viện BKT Bơm kim tiêm CTSN Chất thải sắc nhọn ĐD Điều dưỡng KBCB Khám bệnh chữa bệnh KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn NB Người bệnh ĐD Điều dưỡng SIGN Safety Injection Global Network (Mạng lưới tiêm an toàn Toàn cầu) TAT Tiêm an toàn TWQĐ Trung ương Quân đội VST Vệ sinh tay WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Một số đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu ........................ 17 Bảng 3.2: Kiến thức đại cương về tiêm ........................................................ 17 Bảng 3.3: Kiến thức về tiêm an toàn............................................................. 18 Bảng 3.4: Kiến thức về phản vệ liên quan đến tiêm. ..................................... 19 Bảng 3.5: Kiến thức chung về Vệ sinh tay.................................................... 19 Bảng 3.6: Kiến thức về chuẩn bị trước khi tiêm............................................ 20 Bảng 3.7: Kiến thức chung về mang bảo hộ cá nhân .................................... 21 Bảng 3.8: Kiến thức chuẩn bị dụng cụ tiêm đạt theo từng tiêu chí ................ 22 Bảng 3.9: Kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm đạt theo từng tiêu chí .............. 23 Bảng 3.10: Kiến thức về sử dụng dụng cụ để sát khuẩn da trước khi tiêm .... 24 Bảng 3.11: Kiến thức về kỹ thuật tiêm ......................................................... 25 Bảng 3.12: Kiến thức về xử lý chất thải sau tiêm.......................................... 26 Bảng 3.13: Thực hành chuẩn bị người bệnh, ĐD thực hiện đạt theo từng tiêu chí ................................................................................................................ 27 Bảng 3.14: Thực hành chuẩn bị dụng cụ, thuốc tiêm đạt theo từng tiêu chí .. 28 Bảng 3.15: Thực hành kỹ thuật tiêm thuốc đạt theo từng tiêu chí ................. 29 Bảng 3.16: Thực hành xử lý chất thải và VST sau tiêm đạt theo từng tiêu chí..... 30 Bảng 3.17: Mối liên quan giữa một số yếu tố bằng cấp và kỹ năng thực hành Tiêm an toàn đạt khi đạt trên 18 điểm (75%) ................................................ 31 Bảng 3.18: Mối liên quan giữa một số yếu tố năm công tác và kỹ năng thực hành Tiêm an toàn đạt khi đạt trên 16 điểm (75%) ....................................... 31 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tổng hợp kiến thức đạt về tiêm an toàn của ĐD ....................... 27 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêm là thủ thuật xâm lấn phổ biến nhất trong số các thủ thuật can thiệp khác nhằm đưa thuốc hoặc hóa chất vào cơ thể nhằm mục đích điều trị và phòng bệnh cho bệnh nhân[1-3]. Tổ chức Y tế thế giới ước tính, mỗi năm thế giới có khoảng hai triệu nhân viên y tế bị tổn thương do kim tiêm đâm qua da. Công việc gây tổn thương cao nhất lần lượt là tiêm, mổ, làm thủ thuật, lấy máu xét nghiệm, thu gom chất thải, rửa dụng cụ xét nghiệm... Tỷ lệ nhân viên y tế bị tổn thương do vật sắc nhọn cao nhất là ở bộ phận làm trực tiếp cấp cứu, ngoại sản, nhi, hồi sức cấp cứu, trong đó điều dưỡng và hộ lý chiếm tới hơn 90%. Từ đó dẫn đến nguy cơ nhiều điều dưỡng bị phơi nhiễm sau thương tổn do kim tiêm nhiễm khuẩn từ người bệnh xuyên qua da, trong đó viêm gan C chiếm 10%, viêm gan B từ 22 đến 40% và HIV là 0,03%[4-8]. Điều dưỡng có nguy cơ bị các vết thương từ kim tiêm hoặc các thiết bị dùng để chọc hay rạch da. Theo ước tính, ở Mỹ mỗi năm có trên 600.000 sự cố vết thương do kim tiêm xảy ra với nhân viên y tế. Vết thương do kim tiêm (hay vật nhọn) có thể dễ dàng xảy ra và dẫn đến nhiễm khuẩn, do vậy điều quan trọng là cần có biện pháp phòng ngừa ngay để tránh bị nhiễm trùng[8] Ðáng chú ý, làm công việc có nguy cơ phơi nhiễm cao như vậy nhưng kiến thức của ĐD về vấn đề này lại chưa cao. Nhiều người còn chưa nhận thức được đầy đủ quy trình về tiêm an toàn và tỷ lệ hiểu biết về nguy cơ phơi nhiễm bệnh qua đường máu còn chưa đạt tới tỷ lệ 100%. Việt Nam trong những năm gần đây, Bộ Y tế đã phối hợp với Hội điều dưỡng Việt Nam tổ chức nhiều lớp đào tạo bổ sung cập nhật kiến thức tiêm an toàn, đồng thời phát động phong trào tiêm an toàn trên phạm vi cả nước. Các kết quả khảo sát gần đây cho thấy, thực trạng tiêm an toàn ở một số bệnh viện là chưa được tốt, còn lạm dụng thuốc tiêm, cán bộ y tế chưa tuân thủ đúng các qui định về tiêm an toàn[4, 5, 9]. Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ trước đến nay chưa có một 2 nghiên cứu nào về thực trạng tiêm an toàn. Trong tình hình hiện nay mũi tiêm đóng một vai trò rất quan trọng không những ảnh hưởng đến cán bộ nhân viên y tế mà còn ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Nghiên cứu về tiêm an toàn sẽ giúp cho các điều dưỡng nâng cao được mức độ an toàn cho người bệnh và cho chính mình. Với những căn cứ như trên, học viên thực hiện chuyên đề: “Thực trạng tiêm an toàn tại Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm Bệnh viện TWQĐ 108 năm 2022” nhằm các mục tiêu sau: 1. Khảo sát thực trạng tiêm an toàn tại Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm Bệnh viện TWQĐ 108 năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng mũi tiêm an toàn tại Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm Bệnh viện TWQĐ 108. 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm về tiêm an toàn Định nghĩa tiêm an toàn: Tiêm an toàn là quy trình tiêm không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm, không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm và không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng[4, 10]. Mũi tiêm an toàn: là mũi tiêm đạt đủ 21 tiêu chí thực hành trong bảng kiểm đánh giá thực hành TAT[11, 12]. Tiêm an toàn bao gồm những nội dung sau: - Sử dụng phương tiện tiêm vô khuẩn: Sử dụng bơm, kim tiêm vô khuẩn dùng một lần cho mỗi mũi tiêm. Kiểm tra hạn dùng, sự nguyên vẹn của bao gói bơm kim tiêm trước khi sử dụng. - Phòng ngừa sự nhiễm bẩn dụng cụ tiêm và thuốc tiêm: Vệ sinh bàn tay trước khi chuẩn bị các phương tiện tiêm, sau mỗi mũi tiêm. Kim tiêm không được chạm vào tay điều dưỡng hoặc vật dụng xung quanh trước khi tiêm. Không để kim lấy thuốc cắm liên tục ở đầu lọ thuốc sau khi đã lấy thuốc vào bơm tiêm. Kiểm tra lọ/ống thuốc trước khi sử dụng, loại bỏ những lọ/ống thuốc vẩn đục, đổi màu, hết hạn… - Phòng ngừa thương tổn cho người bệnh: Thực hiện mũi tiêm đúng kỹ thuật. Luôn mang theo hộp thuốc cấp cứu có đủ cơ số thuốc khi thực hiện tiêm. Để người bệnh nằm hoặc ngồi chắc chắn khi tiêm. - Phòng ngừa thương tổn cho người tiêm: Không dùng hai tay để đậy nắp kim. Không tháo rời kim tiêm ra khỏi bơm tiêm có máu → Thả bơm, kim tiêm ngay sau khi sử dụng vào hộp an toàn. Không để vật sắc nhọn lên đồ vải (ga giường). Không cầm bơm kim tiêm lại trong buồng bệnh, phải sử dụng xe tiêm hoặc khay khi đi tiêm. Bẻ đầu ống thuốc hoặc nước cất đảm bảo không bắn mảnh sắc nhọn ra sàn nhà. Những vật sắc nhọn (đầu ống thuốc, vỏ thuốc, kim truyền…) phải cho vào hộp an toàn ngay sau khi sử dụng. Đề phòng sự di chuyển đột ngột của người bệnh trong khi tiêm và ngay khi kết thúc mũi tiêm. Sử dụng găng một lần trong trường hợp có khả năng tiếp xúc với máu trong 4 quá trình tiêm. - Phòng ngừa cho người thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải sắc nhọn: Đảm bảo cung cấp đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân. Được đào tạo về quản lý phòng ngừa tai nạn rủi ro do vật sắc nhọn. Đảm bảo cung cấp đầy đủ phương tiện thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải sắc nhọn. Tuân thủ đúng các quy định về quản lý và xử lý chất thải sắc nhọn. Khi bị tổn thương do vật sắc nhọn gây ra cần xử trí tại chỗ và báo cáo theo quy định của bệnh viện. Đậy nắp hộp đựng vật sắc nhọn để vận chuyển tới nơi an toàn. - Đảm bảo an toàn trong các vấn đề thực hành khác khi thực hiện tiêm: Tránh thực hành tiêm nếu da tay bị tổn thương hoặc viêm da chảy nước. Cần băng kín vùng da tay bị xây xước và mang găng khi tiêm. Hộp đựng bông cồn phải có nắp để tránh sử dụng bông đã bay hết cồn sát khuẩn cho người bệnh. Những nhân viên tiếp xúc với nguồn bệnh đều phải tiêm phòng viêm gan B. Mũi tiêm không an toàn: là mũi tiêm có từ một tiêu chí thực hành không đạt trở lên bao gồm những đặc tính sau: dùng bơm tiêm, kim tiêm (BKT) không vô khuẩn, tiêm không đúng thuốc theo chỉ định; không thực hiện đúng các bước của quy trình tiêm; các chất thải, đặc biệt là chất thải sắc nhọn (CTSN) sau khi tiêm không phân loại và cô lập ngay theo quy chế quản lý chất thải của Bộ Y tế[2, 3]. 1.2. Một số yếu tố liên quan tới tiêm an toàn Chất sát khuẩn (antiseptics): là những chất có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi khuẩn ở một nồng độ không làm ảnh hưởng đến mô bào vật chủ do đó chúng được sử dụng cho các mô bệnh để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn. Một số loại chất sát khuẩn (SK) là chất diệt khuẩn thực sự, trong khi một số loại chất SK khác chỉ có tính năng kìm hãm, ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của chúng[13]. Dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn: là dung dịch được pha chế có chứa cồn dưới dạng chất lỏng, gel hoặc kem bọt dùng để chà tay nhằm tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của vi khuẩn. Dung dịch vệ sinh tay (VST) nhanh 5 chứa Ethanol, có khả năng giết chết vi sinh vật bằng cách làm biến đổi tính chất của lớp vỏ bọc protein bảo vệ khiến chúng tê liệt và không phát triển nữa. Ethanol tiêu diệt được hầu hết các loại vi khuẩn, nấm và nhiều loại virus nhưng không tác dụng đối với bào tử nấm, bào tử vi khuẩn[14]. Vệ sinh tay: vệ sinh bàn tay là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu việc lây lan các bệnh truyền nhiễm. Rửa tay với xà phòng và nước hoặc làm sạch tay với dung dịch rửa tay nhanh không dùng nước sẽ tiêu diệt các vi khuẩn trên tay có thể gây bệnh[15]. Kỹ thuật đậy nắp kim tiêm một tay: nhân viên y tế cầm bơm kim tiêm bằng một tay và đưa đầu nhọn của kim vào phần nắp đặt trên một mặt phẳng sau đó dùng hai tay đậy lại[1]. Kỹ thuật vô khuẩn: là các kỹ thuật không làm phát sinh sự lan truyền của vi khuẩn trong quá trình thực hiện như: vệ sinh tay, mang trang phục phòng hộ cá nhân, sử dụng chất khử khuẩn da, cách mở các bao gói vô khuẩn, cách sử dụng cụ vô khuẩn[16]. Phơi nhiễm nghề nghiệp: là sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, chất bài tiết có chứa tác nhân gây bệnh của NB khi thực hiện chăm sóc và làm các thủ thuật trên NB dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh[17]. Dự phòng sau phơi nhiễm: là các biện pháp ngăn ngừa lây truyền các tác nhân gây bệnh đường máu sau phơi nhiễm. Phương tiện phòng hộ cá nhân: bao gồm găng tay, khẩu trang, áo choàng, tạp dề, bao giày, kính bảo hộ, mặt nạ… Mục đích sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân là để bảo vệ nhân viên y tế điều dưỡng, NB và người nhà NB khỏi bị nguy cơ phơi nhiễm và hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài[11]. Tiêm bắp: Đưa mũi tiêm vào phần thân của cơ bắp với góc kim từ 60 900 so với mặt da (không ngập hết phần thân kim tiêm) thường chọn các vị trí: Cánh tay: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay. Vùng đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi 6 Vùng mông: 1/4 trên ngoài mông hoặc 1/3 trên ngoài của đường nối từ gai chậu trước trên với mỏm xương cụt[4]. Tiêm dưới da: là kỹ thuật tiêm sử dụng bơm kim tiêm để tiêm thuốc vào mô liên kết dưới da của NB, kim chếch 300 - 450 so với mặt da. Vị trí tiêm thường 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay hay 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi hoặc dưới da bụng (xung quanh rốn, cách rốn 5cm)[12]. Tiêm, truyền tĩnh mạch: là kỹ thuật dùng kim đưa thuốc, dịch vào tĩnh mạch với góc tiêm 300 so với mặt da. Khi tiêm chọn tĩnh mạch nổi rõ, mềm mại, không di động, da vùng tiêm nguyên vẹn[11]. Tiêm trong da: mũi tiêm nông giữa lớp thượng bì và hạ bì, đâm kim chếch với mặt da 100 - 150, tiêm xong tạo thành một cục sần như da cam trên mặt. Thường chọn vùng da mỏng, ít va chạm, trắng, không sẹo, không có lông, vị trí 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay, hoặc 1/3 trên mặt ngoài cánh tay, bả vai, cơ ngực lớn[3]. Vật sắc nhọn: là vật có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế[2]. Thùng đựng chất thải sắc nhọn: còn gọi là “hộp đựng chất thải sắc nhọn (CTSN)”, “hộp kháng thủng” hay “hộp an toàn”. Hộp đựng CTSN được sản xuất bằng chất liệu cứng, chống thủng, chống rỏ rỉ được thiết kế để chứa CTSN một cách an toàn trong quá trình thu gom, hủy bỏ và tiêu hủy[3]. Phân loại chất thải sắc nhọn sau khi tiêm: phân loại chất thải ngay tại nguồn, cô lập ngay các vật sắc nhọn vào hộp kháng thủng đủ tiêu chuẩn, không đậy lại nắp kim, không uốn cong hoặc bẻ gẫy kim[11]. Tiêu hủy chất thải sắc nhọn: trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến việc việc lưu giữ, xử lý dụng cụ, tiêm truyền, lấy mẫu bệnh phẩm máu dịch để tránh tái sử dụng hoặc tránh gây thương tích. 7 Tổn thương do kim tiêm: Vết thương do kim tiêm đâm. 1.3. Các vấn đề về hướng dẫn, hỗ trợ nâng cao chất lượng thực hành tiêm an toàn 1.3.1. Trên thế giới Trên thế giới, tiêm được ứng dụng trong điều trị từ những năm 1920 và thịnh hành từ chiến tranh thế giới II sau khi Penicilline được phát minh và đưa và sử dụng rộng rãi. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hàng năm có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, trung bình 1,5 mũi tiêm/đầu người, trong đó khoảng 95% mũi tiêm với mục đích điều trị, 3% mũi tiêm chủng, 1% dành cho kế hoạch hóa gia đình, 1% là dành cho truyền máu và các chế phẩm từ máu[18]. WHO đã đưa ra định nghĩa về mũi tiêm an toàn như sau: mũi tiêm an toàn là mũi tiêm không gây nguy hại cho người bệnh, không gây nguy hại cho nhân viên y tế và không gây nguy hại cho cộng đồng[8]. Theo ước tính, ở Mỹ mỗi năm có trên 600.000 sự cố vết thương do kim tiêm xảy ra với nhân viên y tế, họ có nguy cơ phơi nhiễm với những bệnh như viêm gan B, viêm gan C và HIV[6]. Theo một nghiên cứu của Yan và cộng sự năm 2006, tại một bệnh viện ở Trung Quốc, một bệnh nhân trung bình nhận 10,9 mũi tiêm cho một đợt nằm viện [19]. Theo WHO, có tới 50% các mũi tiêm ở các nước đang phát triển là không an toàn và trong năm 2000 ước tính trên toàn cầu tình trạng bệnh do tiêm không an toàn gây ra gồm 21 triệu ca nhiễm HBV (chiếm 32% số ca nhiễm HBV mới); 2 triệu ca nhiễm HCV (chiếm 40% số ca nhiễm HCV mới); 260 000 ca nhiễm HIV (chiếm 5% số ca nhiễm HIV mới). Các tác nhân gây bệnh đường máu cũng góp phần gây bệnh ở nhân viên y tế. Ước tính: 4 4% ca nhiễm HIV và 39% ca nhiễm HBV và HCV là do tổn thương nghề nghiệp. Trong số các nhân viên y tế không được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, nguy cơ nhiễm khuẩn sau khi bị tổn thương do kim tiêm là 23%- 62% đối với HBV, và 0-7% đối với HCV. Nhiễm khuẩn chéo sang nhân viên y tế khác và sang người bệnh có thể từ tay của nhân viên y tế thuốc thiết bị và dụng cụ y tế hoặc bề mặt môi trường. Do 8 đó các kỹ thuật và quy trình tiêm an toàn góp phần bảo đảm an toàn cho người bệnh cũng như nhân viên y tế. Nhiều quốc gia chưa thực sự quan tâm đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác tiêm an toàn nhằm bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và cộng đồng. Thiếu phương tiện, dụng cụ tiêm hoặc phương tiện, dụng cụ tiêm không phù hợp. Thiếu BKT hoặc BKT không phù hợp về mặt kích cỡ, chủng loại hay không bảo đảm chất lượng cho việc tái sử dụng. Một số cơ sở y tế dùng chung BKT cho những loại thuốc khác nhau, cho những NB khác nhau, dùng một kim lấy thuốc để pha thuốc và rút thuốc nhiều lần. Theo một nghiên cứu năm 2003 của Janjua tại một bệnh viện ở Pakistan gần 60% BKT qua sử dụng chưa xử lý tốt được thải ra môi trường và 25% trong số đó còn thải ra môi trường đô thị[7]. Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) và thực hành an toàn trong tiêm, năm 1999, WHO đã thành lập Mạng lưới TAT Toàn cầu – Safety Injection Global Network (SIGN). Mạng lưới này đã hỗ trợ các nước thành viên khắc phục những khó khăn nhưng đồng thời thúc đẩy các nước này vào khuôn khổ trách nhiệm trước sự an toàn trong chăm sóc y tế. Mục đích của SIGN là giảm tần số tiêm và thực hiện TAT, cải thiện chính sách, quy trình kỹ thuật tiêm, thay đổi hành vi của người sử dụng và người cung cấp dịch vụ tiêm. Các tổ chức trên cũng đã xây dựng Chiến lược toàn cầu vì mũi TAT bao gồm các nội dung sau: - Thay đổi hành vi của cán bộ y tế, NB và cộng đồng. - Đảm bảo có sẵn vật tư, trang thiết bị. - Quản lý chất thải an toàn và thích hợp. Từ đó đến nay, SIGN đã xây dựng và ban hành chiến lược an toàn trong tiêm trên toàn thế giới và nhiều tài liệu hướng dẫn liên quan đến tiêm[19]. Thực hành TAT chưa tốt đặc biệt là tại các nước đang phát triển đang là một vấn đề được rất nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm. Theo WHO có tới 50% các mũi tiêm ở các nước đang phát triển chưa bảo đảm an toàn, WHO 9 cảnh báo tiêm không an toàn đã trở thành thông lệ ở các nước đang phát triển. Đã có rất nhiều thao tác thực hành tiêm chưa đúng được ghi nhận qua các nghiên cứu của các nước: chỉ có 12,5% rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi thực hành tiêm; 23% trả lời vẫn đậy nắp kim thường xuyên và 32,8% trả lời thỉnh thoảng vẫn đậy lại nắp kim sau tiêm. Theo một nghiên cứu của Shyama và cộng sự năm 2010 trên đối tượng sinh viên điều dưỡng thì có đến 98,4% các em bị tai nạn do vật sắc nhọn nhưng chỉ có 18,4% em tường trình lại với NVYT có thẩm quyền[5, 7, 9]. 1.3.2. Tại Việt Nam Nghiên cứu của Trần Thị Minh Phượng tại BV đa khoa Hà Đông năm 2012 cho thấy tỷ lệ NB nội trú có tiêm chiếm 64%, trung bình mỗi NB nhận tới 3,1 mũi tiêm/ ngày[15]. Nguyên nhân dẫn đến lạm dụng tiêm bắt nguồn từ cả phía người được tiêm, người tiêm và cộng đồng. Thật vậy, người được tiêm vẫn còn thiếu thông tin về những nguy hại do tiêm truyền. Ngoài ra, người được tiêm có niềm tin rằng khi được tiêm truyền thì tác dụng sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn đường uống hay các đường khác. Bên cạnh đó bác sỹ cũng kê đơn lạm dụng thuốc tiêm để làm hài lòng NB và khoản lợi nhuận từ thuốc tiêm cao hơn. Thực hiện khuyến cáo và được sự hỗ trợ kỹ thuật của WHO, năm 2010, Bộ trưởng Bộ y tế Việt Nam ra Quyết định số 2642/QĐ-BYT ngày 21/7/2011 thành lập Ban soạn thảo các tài liệu hướng dẫn KSNK, trong đó có Hướng dẫn TAT. Tài liệu được biên soạn trên cơ sở tham khảo chương trình, tài liệu đào tạo TAT do Cục Quản lý khám, chữa bệnh phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam xây dựng và áp dụng thí điểm tại 15 BV trong toàn quốc trong hai năm 2009 - 2010; tham khảo các kết quả khảo sát thực trạng TAT của Hội Điều dưỡng Việt Nam các năm 2005, 2008, 2009; tham khảo kết quả rà soát các tài liệu về tiêm, vệ sinh tay, quản lý chất thải y tế và KSNK Việt Nam và các tổ chức WHO, CDC, UNDP, tài liệu hướng dẫn TAT của một số Bộ Y tế các nước, các trường đào tạo điều dưỡng, y khoa, các tạp chí an toàn cho NB và 10 KSNK của khu vực và của toàn thế giới[2, 3, 11, 12]. Ban soạn thảo xây dựng “Tài liệu hướng dẫn tiêm an toàn” đã cập nhật các thông tin mới nhất từ cuốn “Thực hành tốt nhất về tiêm và những quy trình liên quan của WHO” ban hành tháng 3 năm 2010 (WHO best practices for injections an related procedures toolkit, WHO, 2010). Nội dung của tài liệu Hướng dẫn bao gồm 5 phần: - Các khái niệm mục đích phạm vi và đối tượng sử dụng tài liệu hướng dẫn. - Sinh bệnh học nhiễm khuẩn đường máu do tiêm không an toàn - Các giải pháp tăng cường thực hành TAT - Dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với các tác nhân gây bệnh đường máu trong tiêm. - Phụ lục: các bảng kiểm quy trình vệ sinh tay và quy trình tiêm các loại Ngày 27/9/2012 Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn TAT tại Quyết định số 3671/QĐ-BYT với nhiều nội dung cập nhật so với quy trình tiêm hiện đang được thực hiện và yêu cầu: - Các cơ sở KBCB sử dụng tài liệu này để tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc cung ứng phương tiện tiêm, thuốc tiêm và thực hành TAT tại đơn vị mình. - Các cơ sở đào tạo điều dưỡng, các trường đại học, cao đẳng và trung học y tế sử dụng tài liệu này để cập nhật chương trình, tài liệu đào tạo. - Các cá nhân liên quan đến thực hành tiêm, cung ứng phương tiện và thuốc tiêm, các nhân viên thu gom chất thải y tế sử dụng tài liệu này trong thực hành, kiểm tra, giám sát nội dung tiêm, truyền tĩnh mạch ngoại vi[4]. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở y tế Hà Nội đã có công văn số 2369 ngày 19/8/2013 yêu cầu các BV trực thuộc triển khai thực hiện Hướng dẫn TAT. Trong Hướng dẫn, có 6 nhóm giải pháp chính để tăng cường thực hành TAT, bao gồm: - Giảm hoặc loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết - Bảo đảm đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc cho kỹ thuật tiêm 11 - Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho nhân viên y tế và thiết lập, thực hiện hệ thống báo cáo các trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư 18/2009/TT-BYT. - Tăng cường kiến thức về TAT và KSNK - Tăng cường kiểm tra, giám sát về việc tuân thủ vệ sinh tay tuân thủ quy trình tiêm truyền dịch và KSNK. - Thực hành đúng quy trình kỹ thuật tiêm Tuy nhiên, tại rất nhiều bệnh viện ở Việt Nam, thực trạng cung cấp trang thiết bị vẫn còn nhiều hạn chế như thiếu các phương tiện phục vụ tiêm, thiếu các phương tiện vệ sinh tay, không đủ bồn rửa tay tại các buồng bệnh, buồng thủ thuật, không cung cấp đủ nước, xà phòng, khăn lau tay sạch hoặc dung dịch SK tay nhanh có chứa cồn làm ảnh hưởng đến quy trình TAT của ĐD viên[4]. Nghiên cứu đánh giá kiến thức về TAT và tần suất rủi ro do vật sắc nhọn đối với điều dưỡng, hộ sinh tại 8 tỉnh đại diện năm 2005 của Phạm Đức Mục và cộng sự đã cho thấy có 63,1% và 62,6% số người được hỏi cho rằng thiếu dụng cụ xử lý chất thải và thiếu hộp đựng CTSN chuẩn là nguyên nhân dẫn đến mũi tiêm không an toàn[17]. Từ năm 2001 đến nay, Hội điều dưỡng Việt Nam tiến hành những khảo sát về thực trạng TAT vào những thời điểm khác nhau. Kết quả những khảo sát cho thấy: 55% điều dưỡng còn chưa cập nhật thông tin về TAT liên quan đến KSNK; phần lớn nhân viên y tế chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật và các thao tác KSNK trong thực hành tiêm (vệ sinh tay, mang găng, sử dụng panh, phân loại và thu gom vật sắc nhọn sau tiêm, dùng tay để đậy nắp kim sau tiêm…), chưa báo cáo và theo dõi rủi ro do vật sắc nhọn (87,7%)[17]. Theo nghiên cứu của Paul năm 2011 tại Ấn Độ, chỉ có khoảng 60% điều dưỡng thực hiện đúng các thao tác tiêm an toàn, và 41,2% BKT sau sử dụng được điều dưỡng xử lý đúng[16]. Tình trạng quá tải NB, quá tải công việc đang là những rào cản lớn đối
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng