Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng tai nạn thương tích của bệnh nhân đến khám và điều trị tai bệnh viện ...

Tài liệu Thực trạng tai nạn thương tích của bệnh nhân đến khám và điều trị tai bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh lạng sơn

.PDF
91
79
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HOÀNG VĂN MINH THỰC TRẠNG TAI NẠN THƢƠNG TÍCH CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TAI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÁI NGUYÊN – NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HOÀNG VĂN MINH THỰC TRẠNG TAI NẠN THƢƠNG TÍCH CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: CK 62 72 76 01 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN SƠN GS.TS. ĐÔC VĂN HÀM THÁI NGUYÊN – NĂM 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan triển khai thực hiện đề tài này hoàn toàn độc lập, theo đúng hƣớng dẫn của nhà trƣờng và Giảng viên hƣớng dẫn. Tôi cam đoan số liệu trong kết quả nghiên cứu trung thực, chính xác và đƣợc thực hiện tại địa điểm nghiên cứu. Học viên Hoàng Văn minh ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trƣờng, Phòng đào tạo sau Đại học, các thầy, các cô Bộ môn Y tế công cộng Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu về chuyên ngành Y Tế công cộng. Em xin trân trọng cảm ơn Thầy GS.TS Đỗ Văn Hàm; TS Nguyễn Văn Sơn đã tận tình, chu đáo hƣớng dẫn em thực hiện Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Giáo sƣ, Tiến sỹ các Thầy, các cô trong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, tập thể các khoa Khám bệnh, Khoa Chấn thƣơng bỏng, Khoa Răng hàm mặt, khoa Gây mê- Hồi sức, các anh chị, các bạn đồng nghiệp nơi tôi công tác, các bạn đồng nghiệp cùng khóa học và những ngƣời thân trong gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bản Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động ATTP An toàn thực phẩm Bộ LĐ - TB & XH Bộ lao động thƣơng binh và xã hội BN Bệnh nhân GTNT Giao thông nông thôn HS – SV Học sinh sinh viên KAP Kiến thức, thái độ, thực hành LĐ Lao động LHQ Liên hợp quốc SL Số lƣợng TNTT Tai nạn thƣơng tích TNGT Tai nạn giao thông TNLĐ Tai nạn lao động TNSH Tai nạn sinh hoạt THPT Trung học phổ thông UNICEF United Nations Children's Fund (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc) VNIS Tai nạn thƣơng tích tại Việt Nam WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. v ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3 1.1. Khái niệm và phân loại thƣơng tích ......................................................... 3 1.2. Tình hình tai nạn thƣơng tích trên toàn thế giới và Việt Nam ................. 7 1.2.1. Tai nạn thƣơng tích trên thế giới ........................................................... 7 1.2.2. Tai nạn thƣơng tích ở Việt Nam .......................................................... 11 1.3. Các yếu tố liên quan đến tai nạn thƣơng tích .......................................... 17 1.3.1 Yếu tố kinh tế và xã hội ........................................................................ 17 1.3.2. Yếu tố con ngƣời ................................................................................... 17 1.3.3. Yếu tố môi trƣờng ................................................................................ 22 1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn trong mối liên quan ........... 22 với tai nạn thƣơng tích 1.5. Một số nét về Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn.................... 25 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 26 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 26 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 26 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 27 2.5. Các nhóm chỉ số nghiên cứu .................................................................... 28 2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................... 31 2.7. Phân tích và xử lý số liệu ......................................................................... 31 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 31 v CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 32 3.1 Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ................................................ 32 3.2. Thực trạng TNTT đến khám và điều trị tại Bệnh viện ĐKLS ................. 35 3.3. Một số yếu tố liên quan, ảnh hƣởng đến tai nạn thƣơng tích................... 39 ở bệnh nhân vào khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 46 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................ 62 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Xếp hạng các nguyên nhân đứng đầu gánh nặng toàn cầu ............. 10 Bảng 1.2. Tình hình tai nạn thƣơng tích theo nhóm tuổi trong 12 tháng năm 2009 ........................................................................................................................................14 Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ giới tính của đối tƣợng nghiên cứu ........................... 32 Bảng 3.2. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo độ tuổi ................................... 32 Bảng 3.3. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nghề nghiệp ........................... 33 Bảng 3.4. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo học vấn .................................. 33 Bảng 3.5. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo dân tộc .................................. 34 Bảng 3.6. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo khu vực sinh sống.................. 34 Bảng 3.7. Thống kê thời gian đƣợc đƣa đến bệnh viện sau khi bị TNTT ...... 35 Bảng 3.8. Nguyên nhân xảy ra TNTT ............................................................ 35 Bảng 3.9. Địa điểm xảy ra TNTT ................................................................... 36 Bảng 3.10. Tình trạng sơ cứu ban đầu TNTT ................................................. 36 Bảng 3.11. Phƣơng pháp sơ cứu ban đầu đối với TNTT ................................ 37 Bảng 3.12. Vị trí tổn thƣơng của TNTT ........................................................ 37 Bảng 3.13. Mức độ tổn thƣơng của TNTT ..................................................... 38 Bảng 3.14. phƣơng pháp điều trị ban đầu TNTT ........................................... 38 Bảng 3.15. Các phƣơng tiện vân chuyển bệnh nhân đến bệnh viện ............... 39 Bảng 3.16. Hiểu biết về luật giao thông đƣờng bộ theo nhóm tuổi ............... 39 Bảng 3.17. Thái độ chấp hành luật giao thông theo nhóm tuổi ..................... 40 Bảng 3.18. Thực hành luật GTĐB đạt yêu cầu theo nhóm tuổi .................... 40 Bảng 3.19. Liên quan đội mũ bảo hiểm và TNTT phải điều trị nội trú ........ 41 Bảng 3.20. Liên qun giữa uống rƣợu và TNTT phải điều trị nội trú .............. 41 Bảng 3.21. Liên quan giữa hiểu biết về luật GT vàTN phải điều trị nội trú ... 42 Bảng 3.22. LQ giữa thái độ chấp hành luật GT và TN phải điều trị nội trú ... 42 Bảng 3.23. LQ giữa thực hành luật GT và TN phải điều trị nội trú ............... 43 vii Bảng 3.24. LQ giữa phƣơng tiện tham gia GT và TN phải điều trị nội trú .... 43 Bảng 3.25. Liên quan giữa nhóm tuổi và tai nạn phải điều trị nội trú ............ 44 Bảng 3.26. Liên quan giữa nghề nghiệp và tai nạn phải điều trị nội trú ......... 44 Bảng 3.27. Liên quan giữa dân tộc và tai nạn phải điều trị nội trú ................ 45 Bảng 3.28. Liên quan giữa học vấn và tai nạn phải điều trị nội trú ............... 45 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tai nạn thƣơng tích là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới. Đây cũng là vấn đề sức khỏe có ý nghĩa cộng đồng trên phạm vi toàn cầu. Mỗi năm có hàng triệu ngƣời tử vong vì tai nạn thƣơng tích và hàng chục triệu ngƣời khác phải gánh chịu hậu quả của các thƣơng tích không gây tử vong. Ở Việt Nam, tai nạn thƣơng tích là một trong những vấn đề sức khỏe ƣu tiên hàng đầu bởi hậu quả của nó gây ra đối với sức khỏe con ngƣời cũng nhƣ toàn xã hội. Theo thống kê tử vong do tai nạn thƣơng tích năm 2013 của Cục Quản lý môi trƣờng y tế, Bộ Y tế trên cả nƣớc có 34.587 ngƣời tử vong do tai nạn thƣơng tích với tỷ suất là 42,254/ 100.000 dân [13]. Thông kê năm 2014 của Cục Quản lý môi trƣờng y tế cho thấy các nguyên nhân gây tử vong do tai nạn thƣơng tích đứng đầu là giao thông với tỷ suất 18,34/100.000 dân, tiếp đến là đuối nƣớc là 7,33/100.000 dân, thứ ba là tự tử với 5,83/100.000 dân và thứ tƣ là do tại nạn lao động với tỷ suất là 2,6/100.000 dân [13]. Theo đánh giá của các chuyên gia, có hàng trăm ngàn trƣờng hợp bị tai nạn thƣơng tích không dẫn đến tử vong hàng năm đang cần đƣợc chăm sóc y tế làm tăng gánh nặng cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Theo Doãn Mậu Diệp ( Bộ Lao động - Thƣơng binh &Xã hội ), tai nạn thƣơng tích đã để lại hậu quả với 6% di chứng tàn tật vĩnh viễn. Nhƣ vậy, nếu tích lũy hàng năm tỷ lệ tàn tật nhƣ hiện nay sẽ tạo ra một gánh nặng vô cùng to lớn cho phúc lợi xã hội, góp phần gia tăng tỷ lệ đói nghèo của đất nƣớc. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng , giao lƣu kinh tế, phát triển văn hóa du lịch trong những năm gần đây tăng lên trong khi hạ tầng cơ sở phát triển chậm sẽ làm cho các nguyên nhân gây tai nạn thƣơng tích có khả năng gia tăng. Đặc biệt, tại thành phố 2 Lạng Sơn, mật độ giao thông không ngừng gia tăng trong khi đƣờng xá, hành vi kém của ngƣời tham gia giao thông cũng nhƣ nhiều yếu tố liên quan có thể ảnh hƣởng, làm tăng tỷ lệ tai nạn thƣơng tích. Chính vì vậy, cần thiết phải có những đề tài nghiên cứu cung cấp một bức tranh tổng thể về thực trạng tai nạn thƣơng tích và những yếu tố liên quan giúp cho việc lập kế hoạch phòng chống tai nạn thƣơng tích trong những năm tiếp theo. Về vấn đề này, tại Lạng Sơn chƣa đƣợc tác giả nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống. Bệnh nhân bị tai nạn thƣơng tích vào bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn khám và điều trị sẽ là những trƣờng hợp nặng. Vì vậy nghiên cứu trên đối tƣợng này sẽ cho ta kết quả phong phú về tai nạn và các yếu tố liên quan, sẽ là cơ sở đáng tin cậy cho công tác dự phòng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng tai nạn thương tích của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn” với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tai nạn thƣơng tích ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn Năm 2015 – 2016. 2. Phân tích một số đặc điểm của bệnh nhân tai nạn thƣơng tích tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm và phân loại tai nạn thƣơng tích Trong những năm gần đây, các chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định tai nạn thƣơng tích (TNTT) là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật và là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trên thế giới [39], [50]. TNTT ngày càng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm do có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội của mỗi Quốc gia. Mỗi cộng đồng, xã hội có những đặc thù riêng, ảnh hƣởng đến sự tồn tại, gia tăng tỷ lệ TNTT [3], [12]. Một số khái niệm, phân loại về TNTT đƣợc các nhà chuyên môn đƣa ra sẽ là căn cứ cho các nghiên cứu vấn đề này. Khái niệm về tai nạn thƣơng tích (Thuật ngữ TNTT) đƣợc xuất xứ từ tiếng Anh Injury có nghĩa là tổn thƣơng và hậu quả của nó có thể gây thƣơng tích [8], [9]. 1.1.1. Tai nạn Tai nạn là một sự kiện xẩy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thƣơng, thƣơng tích cho cơ thể về thể chất hay tinh thần của nạn nhân. Có hai loại tai nạn: - Tai nạn không chủ ý: thƣờng không có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán trƣớc đƣợc nhƣ ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối. - Tai nạn có chủ ý: nhƣ chiến tranh, bạo lực, tự tử, bạo hành... thƣờng có nguyên nhân và có thể phòng tránh đƣợc. 1.1.2. Thương tích Thƣơng tích là những thƣơng tổn thực thể trên cơ thể ngƣời do tiếp xúc cấp tính với các nguồn năng lƣợng (năng lƣợng có thể là cơ học, nhiệt, hóa học, điện, hoặc phóng xạ..) với những mức độ, tốc độ khác nhau quá ngƣỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu hụt các yếu tố cơ bản của sự sống 4 (ví dụ nhƣ thiếu ô xy trong trƣờng hợp đuối nƣớc, bóp nghẹt, giảm nhiệt độ trong môi trƣờng cóng lạnh). Thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ dẫn đến thƣơng tích thƣờng rất ngắn (vài giây, phút). Thƣơng tích, còn gọi là “Chấn thương” không phải là “Tai nạn”, mà là những sự kiện có thể dự đoán trƣớc đƣợc và phần lớn có thể phòng tránh đƣợc, thƣơng tích gây ra thiệt hại về thể chất và tinh thần cho một ngƣời nào đó [27], [34]. Những tổn thƣơng do ngã, tai nạn ô tô, xe máy, ngã cây, tai nạn lao động...dẫn đến bị vết thƣơng phần mềm chảy máu, bong gân, phù nề, xây xát, gẫy, sƣng, gẫy răng, vỡ thủng nội tạng phải mổ, chấn thƣơng sọ não, bỏng các loại... Những tai nạn thƣơng tích để lại những hậu quả là chết hoặc gây thƣơng tích cần đến sự chăm sóc của y tế, phải nghỉ học hoặc nghỉ lao động hoặc hạn chế sinh hoạt bình thƣờng tối thiểu 1 ngày mới đƣợc ghi nhận. Tử vong do tai nạn thƣơng tích là những trƣờng hợp tử vong do nguyên nhân TNTT trong vòng 1 tháng sau khi TNTT. Thực tiễn, nhiều khi khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thƣơng tích cho nên chúng ta thƣờng gọi chung là TNTT để ứng dụng và xử trí trong thực tiễn. 1.1.2. Phân loại các tai nạn thương tích Tai nạn thƣơng tích có thể đƣợc phân loại theo nhiều cách. 1.1.2.1. Phân loại theo lĩnh vực *Tai nạn giao thông (TNGT) [34] Tai nạn thƣơng tích gặp trong giao thông thƣờng đƣợc gọi là tai nạn giao thông. Đây là những TNTT xảy ra trên đƣờng giao thông công cộng dành cho ngƣời và các phƣơng tiện giao thông đi lại, có hậu quả là một hoặc là nhiều ngƣời bị chết hoặc tổn thƣơng và ít nhất cũng có một phƣơng tiện giao thông liên quan, hoặc những vật cố định trên đƣờng. Những trƣờng hợp 5 tự ngã trên đƣờng, không va chạm bất cứ ai, cái gì cũng đƣợc tính là tai nạn giao thông. *Tai nạn lao động (TNLĐ), định nghĩa theo Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thƣơng cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho ngƣời lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. *Tai nạn sinh hoạt (TNSH) Tai nạn thƣơng tích xẩy ra trong sinh hoạt đƣợc gọi là tai nạn sinh hoạt là những tai nạn xảy ra trong lúc vui chơi giải trí, nghỉ ngơi hoặc làm các công việc liên quan đến sinh hoạt của cá nhân, gia đình ngoài thời gian lao động sản xuất. Tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra tại nhà ở, cơ quan hoặc nơi công cộng. - TNTT trƣờng học là tất cả những trƣờng hợp TNTT xảy ra đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh gắn liền với các hoạt động giảng dạy, học tập, lao động, vui chơi, giải trí, các hoạt động ngoại khóa và các sinh hoạt do nhà trƣờng quản lý. - TNTT trong cộng đồng là tập hợp tất cả các trƣờng hợp TNTT trong cộng đồng gây ra bởi mọi nguyên nhân và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Do đó, TNTT trong cộng đồng có thể đƣợc hiểu một khái niệm rộng bao hàm nhiều phân loại TNTT khác nhau hiện đang đƣợc sử dụng nhƣ: TNGT, TNLĐ, TNSH, TNTT trong trƣờng học… 1.1.2.2. Phân loại tai nạn thương tích theo chủ ý Đây là phƣơng pháp phân loại TNTT dựa vào sự có chủ ý hay không chủ ý của nạn nhân và ngƣời khác với nhiều mục đích khác nhau bao gồm cả việc xác định cơ hội can thiệp, cách phân loại đặc biệt hữu ích và là cơ sở cho phân loại thống kê về bệnh tật và vấn đề về sức khỏe có liên quan (ICD-10). Theo những nguyên tắc ICD-10, TNTT nằm trong phần nguyên nhân 6 ngoài tử vong và bệnh tật trong phân loại này, TNTT đƣợc chia làm 3 nhóm chính nhƣ sau: * TNTT không chủ định (tai nạn vô ý) là TNTT gây nên không do chủ ý của ngƣời bị TNTT hay ngƣời khác. Ví dụ tai nạn trong giao thông (ô tô, xe máy, ngƣời đi bộ, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay,…). TNTT do ngã, do lửa cháy, do chết đuối, do ngộ độc... * TNTT có chủ định (cố ý) là TNTT gây ra có sự chủ ý của ngƣời bị TNTT hay những ngƣời khác bao gồm: bạo lực giữa các cá nhân (hành hung, giết ngƣời, cố ý gây thƣơng tích), bạo lực hƣớng vào bản thân hay tự làm hại bản thân (cố ý uống thuốc hoặc uống rƣợu quá liều, tự làm tổn thƣơng thân thể, tự tử) * TNTT chủ ý không xác định: là những TNTT xảy ra trong trƣờng hợp khó xác định là do chủ định hay cố ý 1.1.2.3. Phân loại theo theo tác nhân gây TNTT * Vật sắc nhọn: là những trƣờng hợp TNTT do dao, các đồ dùng có cạnh sắc nhọn hoặc mũi nhọn gây ra. * Vật cùn: là những trƣờng hợp TNTT do các vật cứng có cạnh tầy (gạch, đá, gỗ, thép,…) gây ra * Đuối nước: là những trƣờng hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong nƣớc hoặc chất lỏng khác (xăng, dầu) dẫn đến ngạt, ngừng tim do thiếu ôxy dẫn đến tử vong trong vòng 24h hoặc cần đến sự chăm sóc y tế hoặc các biến chứng khác * Té, ngã: là những trƣờng hợp TNTT do bị trƣợt, vấp dẫn đến ngã trên cùng một mặt bằng hoặc từ trên cao xuống * Điện giật: là những trƣờng hợp TNTT do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện dẫn đến bị thƣơng hay tử vong * Động vật cắn hay tấn công: là những trƣờng hợp TNTT do động vật (trâu, bò, chó, mèo, rắn…) lúc cắn, đốt, đâm phải. 7 * Bỏng: là tổn thƣơng một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng , chất rắn nóng, lửa. Các tổn thƣơng da do sự phát xạ của tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học cũng nhƣ tổn thƣơng phổi do khói xộc vào cũng đƣợc coi là bỏng. 1.2. Tình hình tai nạn thƣơng tích trên thế giới và Việt Nam 12.1 .Tai nạn thương tích trên thế giới Trên thế giới hàng năm có 5,5 triệu ngƣời chết, gần 100 triệu ngƣời tàn tật do TNTT. Số ngƣời bị nhập viện do TNTT từ 10% đến 30% tổng số bệnh nhân. Thiệt hại tính hàng nghìn tỷ đô la Mỹ (USD) chiếm 5-6% tổng thu nhập quốc dân [44], [51]. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội đã kéo theo nhiều lĩnh vực nền kinh tế của xã hội, đã kéo theo nhiều lĩnh vực phát triển, nhất là ở vùng đang đô thị hóa nhanh, phát triển công nghiệp, chuyển hƣớng nền kinh tế sang phát triển du lịch, dịch vụ, hệ thống giao thông và các phƣơng tiện giao thông tăng nhanh, trong khi cơ sở còn thiếu thốn, đời sống văn hóa của ngƣời dân còn thấp ở nhiều nƣớc trên thế giới [45], [46]. Mặt khác việc sử dụng các thiết bị hiện đại của ngƣời dân trong sản xuất và sinh hoạt đã làm cho tình hình TNTT ngày càng gia tăng và có sự thay đổi về nguyên nhân gây ra TNTT. Sự gia tăng TNTT không những ở những thành phố lớn mà còn ở những vùng nông thôn [48], [52], [54]. Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 16.000 ngƣời chết vì các loại thƣơng tích. Kèm theo mỗi trƣờng hợp tử vong, có khá nhiều ngƣời bị thƣơng tích, rất nhiều ngƣời bị thƣơng tật vĩnh viễn. Theo ƣớc tính hàng năm trên thế giới có khoảng 5,8 triệu ngƣời tử vong do thƣơng tích, tƣơng đƣơng với 97,8/100.000 dân. Thƣơng tích vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của cả nam lẫn nữ và tất cả mọi lứa tuổi. Trong nhóm tuổi 15-49 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong là tai nạn giao thông, xung đột giữa cá nhân và lạm dụng tình dục, thƣơng tích cố ý, chiến tranh và nội chiến, đuối nƣớc, hỏa 8 hoạn. Với nhóm tuổi trên 45 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong là thƣơng tích cố ý. Theo số liệu báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [55], khu vực Châu Mỹ, tai nạn thƣơng tích đứng hàng đầu là bạo lực, chiếm 35,9%, các nguyên nhân khác không chủ ý là 27,8%, ngã là 19,8%, tai nạn giao thông là 13,3%, nhiễm độc 2%. Khu vực Châu Âu tai nạn thƣơng tích đứng hàng đầu là do ngã, tiếp đến là các nguyên nhân khác không chủ ý 33,9%, tai nạn giao thông 12,4%, bạo lực là 11,1%. Khu vực Đông Nam Á, tai nạn thƣơng tích đứng đầu do các nguyên nhân khác không chủ ý 40,4%, do ngã 28,4%, tại nạn giao thông 16,9%, do hỏa hoạn là 8,3%. Khu vực Tây Thái Bình dƣơng bao gồm cả Trung Quốc và Úc, tai nạn thƣơng tích đứng đầu do các nguyên nhân khác không chủ ý 34,9%, tại nạn giao thông 19,2%, do bạo lực 4,7%%, do nhiễm độc 2,5% . Theo hệ thống ghi nhận tai nạn thƣơng tích tại các bệnh viện của Úc, tai nạn thƣơng tích đứng hàng đầu là do ngã (36%), thứ hai là do tai nạn giao thông (14%), tiếp đến tự gây hại là 6%, do bị tấn công là 6% [40]. Theo hệ thống ghi nhận tai nạn thƣơng tích tại bệnh viện của Mỹ, tai nạn thƣơng tích đứng hàng đầu là do tai nạn giao thông (45,1%), thứ hai là do ngã (30,2%), tiếp đến do đánh nhau là 6,7%, do hỏa hoạn 5,3% [42]. Theo hệ thống ghi nhận tai nạn thƣơng tích tại Bệnh viện của khối EU (báo cáo của 27 nƣớc), tai nạn thƣơng tích đứng hàng đầu do nguyên nhân tại gia đình và do giải trí 63%, tiếp đến là do tai nạn giao thông (14%), do thể thao (8%), tự tử là 6% [43]. Theo báo cáo của Trung Quốc, tử vong do tai nạn thƣơng tích chiếm 10% trong tổng số trƣờng hợp tử vong và làm giảm 30% số năm lao động. Trong số tử vong do tai nạn thƣơng tích, thì tử vong do nguyên nhân giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất (32,3%), đuối nƣớc (13,4%) và nhiễm độc (4,5%) là nguyên nhân gây tử vong tiếp theo do thƣơng tích, trong khi tự tử là 9 nguyên nhân hàng đầu của chấn thƣơng có chủ định và là nguyên nhân đứng hàng thứ hai tử vong do tai nạn thƣơng tích (23%). Chấn thƣơng đại diện cho các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với ngƣời ở độ tuổi dƣới 40 [49]. Zhang và Zhan [63] đã báo cáo các đặc điểm của 1882 bệnh nhân trong 06 bệnh viện ở huyện Huang Đao của thành phố Thanh Đảo, Trung Quốc. Chấn thƣơng do các vật sắc nhọn chiếm 28,6% và tai nạn giao thông (26,8%)i. Lứa tuổi từ 21- 59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất đến 71%, với 22% dƣới 21 tuổi và 3,6% trên 60 tuổi. Tỷ lệ tai nạn thƣơng tích nam so với tỷ lệ nữ là 3: 1. Nghề nghiệp đã đƣợc báo cáo bằng cách sử dụng từ ngữ chung chung 'công nhân' (53%), nông dân / ngƣ dân (14,4%) và học sinh (11%). Hơn một phần ba số bệnh nhân bị thƣơng trong một môi trƣờng công nghiệp tiếp theo là đƣờng, nhà và ở trƣờng. Theo số liệu tổng hợp từ Úc, Hà Lan, New Zealand, Thụy Sỹ và Mỹ [43], thì cứ 1 trƣờng hợp tử vong do thƣơng tích có 30 trƣờng hợp phải điều trị ở bệnh viện, 300 trƣờng hợp phải điều trị ở các phòng cấp cứu. Tuy nhiên con số này còn cao hơn ở các quốc gia chậm phát triển, có thu nhập thấp, nơi có nhiều yếu tố nguy cơ cao gây thƣơng tích, nhƣng lại có rất ít nguồn lực cho việc chữa, phục hồi cho các chức năng và tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời bị nạn [41], [56]. Thƣơng tích xảy ra ở mọi khu vực và quốc gia, ảnh hƣởng đến con ngƣời ở mọi lứa tuổi, kể cả lứa tuổi lao động. Mức độ của các thƣơng tích khác nhau tùy theo tuổi, giới khu vực, hành vi đảm bảo an toàn và nhóm lao động [43], [53]. Những nƣớc có thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Tây Thái Bình Dƣơng thì thƣơng tích giao thông đƣờng bộ, đuối nƣớc, tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Ở Châu Phi là những xung đột cá nhân và thƣơng tích giao thông đƣờng bộ. Những nƣớc thu nhập cao nhƣ nƣớc Mỹ nguyên nhân gây tử vong do thƣơng tích ở lứa tuổi 15- 44 là tai nạn giao thông đƣờng bộ. Trong khi đó những nƣớc có thu nhập thấp và trung bình ở 10 châu Mỹ thì nguyên nhân là xung đột cá nhân [1], [57]. Báo cáo toàn cầu về thƣơng tích đƣờng bộ năm 2004, cho thấy chỉ riêng tai nạn giao thông đƣờng bộ mỗi năm đã cƣớp đi 1,2 triệu ngƣời và làm bị thƣơng, tàn tật 20-50 triệu ngƣời. Nếu không có những hành động thích hợp đến năm 2020 thƣơng tích đƣờng bộ do giao thông đƣờng bộ đƣợc dự đoán sẽ là nguyên nhân thứ 3 của gánh nặng bệnh tật và thƣơng tích toàn cầu. Dƣới đây là bảng xếp hạng và dự kiến xếp hạng 10 nguyên nhân đứng đầu của gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Bảng 1.1. Xếp hạng các nguyên nhân đứng đầu gánh nặng toàn cầu STT Bệnh tật hoặc thương tích năm 1999 STT Bệnh tật hoặc thương tích năm 2020 Nhiễm trùng đƣờng hô hấp 1 Thiếu máu cục bộ cơ dƣới 2 Trầm cảm đơn cực 2 Tiêu chảy 3 Thƣơng tích TNGT đƣờng bộ 3 Dị tật bào thai 4 Các bệnh mạch máu não 4 Trầm cảm đơn cực 5 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 5 Thiếu máu cục bộ cơ tim 6 Nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp 6 Các bệnh mạch máu não 7 Lao 7 Lao 8 Sởi 8 Chiến tranh 9 TNGT đƣờng bộ 9 Tiêu chảy 10 Dị tật bẩm sinh 10 HIV 1 dƣới Tổn thất về xã hội và kinh tế do thƣơng tích là rất lớn. Hàng triệu ngƣời trên toàn cầu đang phải đối mặt với cái chết hoặc tàn tật của những thành viên trong gia đình do tai nạn thƣơng tích. Ƣớc tính tổn thất toàn cầu do thƣơng tích giao thông đƣờng bộ làm mất đi 1-2 tổng sản phẩm quốc nội của các nƣớc, khoảng 518 tỷ USD cho một năm. Ở các nƣớc thu nhập thấp và trung 11 bình chi phí này chiếm khoảng 65 tỷ USD, nhiều hơn khoản viện trợ các nƣớc này nhận đƣợc cho phát triển kinh tế từ các tổ chức, quốc gia trên thế giới. 1.2.2. Tai nạn thương tích ở Việt Nam Ngành y tế ở Việt Nam đã và đang phải đối mặt với sự gia tăng đến mức báo động của tình hình TNTT. Cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển, TNTT ở Việt Nam là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong tại các bệnh viện. Bình quân mỗi ngày có khoảng 30 ngƣời chết và 70 ngƣời bị thƣơng gây tàn tật suốt đời. Trong đó, TNGT đứng hàng đầu, sau đó là các tác nhân cộng đồng đặc biệt là ngộ độc, chết đuối, bỏng, điện giật... hiện đang là vấn đề hết sức cấp bách. Theo thống kê, trong những năm gần đây, tai nạn thƣơng tích luôn là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu ở Việt Nam [4], [16], [29]. Ƣớc tính tai nạn thƣơng tích gây ra 12,8% trong tổng số ca tử vong năm 2010, gấp đôi số ca tử vong do bệnh truyền nhiễm (5,6%). Ở Việt Nam, trƣớc khi có chính sách quốc gia phòng chống tai nạn thƣơng tích, trong vòng 10 năm 1990-2000, tai nạn thƣơng tích ngày một tăng và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Kết quả nghiên cứu trên toàn quốc năm 2001 cho thấy tỷ suất tử vong do chấn thƣơng là 88,4/100.000 dân cao gấp hơn 3 lần so với bệnh truyền nhiễm. Tỷ lệ tử vong do tai nạn thƣơng tích chiếm 10,7% trong tổng số các trƣờng hợp tử vong theo kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2002. Kết quả thống kê số liệu tử vong do tai nạn thƣơng tích năm 2005-2006 cho thấy, tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các loại hình tai nạn thƣơng tích: Trong một năm, cứ 100.000 dân thì có khoảng 45 ngƣời bị tử vong do tai nạn thƣơng tích. Trong đó có khoảng 20 ngƣời tử vong do tai nạn giao thông. Nguyên nhân chủ yếu các trƣờng hợp mắc và tử vong là do tai nạn giao thông [3], [12], [22], trong 5 năm gần đây trung bình hàng năm có khoảng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng