Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng sử dụng bình hít định liều của người bệnh copd tại bệnh viện 74 tw nă...

Tài liệu Thực trạng sử dụng bình hít định liều của người bệnh copd tại bệnh viện 74 tw năm 2022

.PDF
50
1
86

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH --------- ĐẶNG THỊ THANH HOA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÌNH HÍT ĐỊNH LIỀU CỦA NGƯỜI BỆNH COPD TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH -------- ĐẶNG THỊ THANH HOA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÌNH HÍT ĐỊNH LIỀU CỦA NGƯỜI BỆNH COPD TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Chính NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành khóa học và chuyên đề tốt nghiệp, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Nhà trường, các thầy cô giáo phòng Đào tạo sau Đại học, Bộ môn Chuyên ngành Nội người lớn, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, trang bị cho tôi kiến thức, kỹ năng thực hành thiết thực nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Bệnh viện 74 TW, Khoa Bệnh phổi ngoài lao đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Thị Minh Chính, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi làm chuyên đề, tận tình quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các bác sỹ, điều dưỡng và người bệnh COPD đang điều trị tại Khoa Bệnh phổi ngoài lao - Bệnh viện 74 TW đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và hợp tác để tôi thực hiện chuyên đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ và động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Đặng Thị Thanh Hoa ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do chính tôi lần đầu thực hiện, các số liệu trong báo cáo là trung thực, chính xác và đáp ứng các quy định về trích dẫn. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan này. Học viên Đặng Thị Thanh Hoa MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... …i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ...ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ ..iii DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... ..iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ............................................................................... …v ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... .1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................................... .3 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... .3 1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 18 Chương 2. Mô tả vấn đề cần giải quyết…………………………………………….…21 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .................................................. ..21 2.2. Kết quả nghiên cứu……………………………………………..…………24 Chương 3. BÀN LUẬN ........................................................................................... ..28 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu…………………………………..….28 3.2. Kiến thức sử dụng thuốc của người bệnh……………………….….…….29 3.3. Thuận lợi, khó khăn tại đơn vị……………………………………………30 KẾT LUẬN ............................................................................................................. ..32 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Thang điểm đánh giá triệu chứng người bệnh COPD CAT COPD (COPD Assessment Test) Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) VPQM Viêm phế quản mạn CMU: Đơn vị quản lý hen và bệnh phổi tắc nghẽ mạn tính Bình hít dạng bột khô (Dry Powder Inhaler) DPI: MDI: Bình xịt định liều (Metered dose inhaler) MID Bình xịt định liều (Metered dose inhaler) mMRC: Thang điểm đánh giá mức độ khó thở Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính GOLD: (The Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease) FVC: Dung tích sống thở mạnh (Foreed vital capacity) Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên FEV1: (Forced Expiratory Volume after 1s) WHO: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD 2018…………………... .7 Bảng 1.2: Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ nghiêm trọng COPD của GOLD…7 Bảng 2.1. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi và giới tính ........................ …21 Bảng 2.2. Số năm bị bệnh ............................................................................. 22 Bảng 2.3. Bệnh đồng mắc ............................................................................. 22 Bảng 2.4. Tỷ lệ người bệnh mắc sai sót trong từng bước khi dùng bình hít bột khô DPI ........................................................................................................ 24 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 2.1. Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn .................................... 23 Biểu đồ 2.2. Nơi ở của đối tượng nghiên cứu ................................................... 23 Biểu đồ 2.3. Phân loại mức độ nặng của bệnh theo GOLD dựa vào kết quả đo chức năng hô hấp ................................................................................................ 24 Biểu đồ 2.4. Hướng dẫn cách dùng thuốc ......................................................... 25 Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ người bệnh liệt kê thiếu các bước sử dụng bình hít định liều..25 Biểu đồ 2.6. Kiểm tra liều còn lại và súc miệng sau khi dùng thuốc ................ 27 Hình 1.1. Một số dạng bình xịt định liều………………………………………11 Hình 1.2. Minh họa các bước sử dụng bình xịt định liều Ventolin……...……..12 Hình 1.3. Một số dạng bình hít Turbuhaler ...................................................... 13 Hình 1.4. Minh hoạ các bước sử dụng bình hít định liều Turbuhaler ................ 14 Hình 3.1. Buồng đệm có van và buồng đệm với mặt nạ ................................... 33 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease COPD) là bệnh đường hô hấp có đặc tính chung là tắc nghẽn đường thở không hồi phục hoàn toàn. Đây cũng là một nhóm bệnh hô hấp thường gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã thực sự trở thành vấn đề lớn về sức khỏe của toàn cầu vì tính chất phổ biến, tiến triển kéo dài, chi phí điều trị cao và hậu quả gây tàn phế[1 [2], [3],. Bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn và tiến triển liên tục với tốc độ chậm. Dù không điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu chăm sóc, điều trị và tập luyện đúng sẽ giúp hạn chế tốc độ tiến triển của bệnh. Việc người bệnh điều trị có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào công tác hướng dẫn của nhân viên y tế. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên thế giới ngày càng tăng. Năm 1990, trên thế giới có khoảng 2,2 triệu người chết vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đứng thứ 6 trong các nguyên nhân gây tử vong. Năm 2000 có 2,7 triệu người chết vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Năm 2015 có 3,17 triệu người đã chết do Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chiếm 6% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Ở Việt Nam, một nghiên cứu dịch tễ năm 2010 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm tới 2,2% dân số cả nước. Năm 2016, trong một nghiên cứu khác tỷ lệ người lớn tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính lên đến 12,6%, trong đó tỷ lệ mắc ở nam là 16,8% và nữ là 10%. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng gây nên gánh nặng to lớn cho kinh tế Việt Nam khi mà người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm 25% số giường bệnh tại khoa hô hấp và trong các phòng chăm sóc tích cực lúc nào cũng có người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy [1], [4]. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang trở thành mối lo ngại về sức khoẻ của nhiều quốc gia trên thế giới. Để có thể ngăn chặn sự diễn tiến của bệnh chúng ta cần phải nhận thức rõ về gánh nặng bệnh tật, các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Sự hiểu biết, thái độ, thực hành tốt của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chính là cơ sở để phát hiện, điều trị sớm, kiểm soát được bệnh, từ đó làm giảm gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình và xã hội. Dùng thuốc trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giúp giảm triệu chứng, 2 giảm tần suất và độ nặng của các đợt cấp, cải thiện tình trạng sức khỏe chung và khả năng gắng sức. Sự lựa chọn thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phụ thuộc vào hiệu quả, chi phí và đáp ứng của người bệnh. Mỗi phác đồ điều trị cần phù hợp với từng người bệnh cụ thể. Sử dụng các thuốc đường hít trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phải chú ý đến hiệu quả phân phối thuốc và cần phải hướng dẫn kỹ thuật hít cho người bệnh. Lựa chọn loại dụng cụ hít nào sẽ phụ thuộc vào hiệu quả, chi phí, kê đơn chỉ định của bác sỹ, kỹ năng và khả năng của người bệnh. Người bệnh mắc mệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gặp khó khăn trong phối hợp động tác khi sử dụng dụng cụ hít định liều (Turbuhaler). Điều quan trọng là người bệnh đảm bảo kỹ thuật hít đúng và cách người bệnh sử dụng dụng cụ hít phải được kiểm tra lại mỗi lần đến khám [5],[ 6]. Tại Bệnh viện 74 Trung ương, số người bệnh mắc COPD đang gia tăng.Hầu hết những người bệnh điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đều được dùng thuốc dự phòng từ nguồn Bảo hiểm y tế và được nâng cao kiến thức phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tại Bệnh viện 74 TW, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về kiến thức và thực hành của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú. Vì vậy, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo sức khỏe về điều trị cho người bệnh mắc Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tôi thực hiện chuyên đề: “Thực trạng sử dụng bình hít định liều của người bệnh COPD tại Bệnh viện 74 TW năm 2022” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng về sử dụng bình hít định liều của người bệnh COPD tại bệnh viện 74 TW năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng bình hít của người bệnh COPD tại Bệnh viện 74 TW năm 2022. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Diseease COPD) là bệnh phổ biến có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn dòng khí do bất thường của đường dẫn khí và/hoặc ở phế nang thường do tiếp xúc với các hạt hoặc các khí độc hại[6]. Theo Hiệp hội lồng ngực Mỹ và Hiệp hội hô hấp Châu Âu (AST/ERS) 2005: “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh có thể phòng và điều trị được, được đặc trưng bởi sự hạn chế thông khí hồi phục không hoàn toàn. Sự hạn chế này thường xuyên tiến triển và có liên quan đến đáp ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử độc hoặc chất khí, mà nguyên nhân chủ yếu là do hút thuốclá”[7]. Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” của Bộ Y tế 2018 định nghĩa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường của đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây BPTNMT. Các bệnh đồng mắc và đợt kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh.[8]. 1.1.2.Yếu tố nguy cơ 1.1.2.1. Các yếu tố liên quan đến môi trường - Khói thuốc lá + Hút thuốc chủ động: Khói thuốc là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra những bệnh đường hô hấp. Khoảng 20% những người hút thuốc có giảm chức năng phổi ở giai đoạn sớm và có tỷ lệ cao các triệu chứng ho, khạc đờm. Bỏ thuốc lá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người bệnh COPD đặc biệt là nhóm mắc COPD giai đoạn sớm. Khói thuốc đóng vai trò là yếu tố nguy cơ ở 80 - 90% số các người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. + Hút thuốc thụ động 4 Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc của những người hút thuốc trong cùng phòng (nhà ở hoặc nơi làm việc) làm tăng tỷ lệ mắc COPD. Con của những người nghiện thuốc lá bị nhiễm trùng đường hô hấp nhiều hơn và nặng hơn con những người không hút thuốc lá, sau này thường có biến chứng mạn tính về hô hấp. Một số đối tượng không hút thuốc nhưng đã phơi nhiễm đến mức độ cao khói thuốc lá: chồng hút thuốc lá nặng, vợ không bao giờ hút thuốc, dấu hiệu tắc nghẽn thấy ở cả hai vợ chồng. - Bụi và hoá chất nghề nghiệp Ô nhiễm nghề nghiệp làm gia tăng tần suất mắc bệnh đường hô hấp, làm tắc nghẽn đường dẫn khí, giảm thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên (FEV1) nhanh hơn. Bụi và hoá chất nghề nghiệp (hơi, chất kích thích, khói) gây COPD khi phơi nhiễm với tác động mạnh và kéo dài. - Ô nhiễm không khí Mặc dù không rõ ràng là yếu tố nào của ô nhiễm không khí thực sự gây hại, nhưng có bằng chứng cho rằng, các tiểu phần ô nhiễm không khí sẽ làm thêm gánh nặng ở lượng khí hít vào. Vai trò của ô nhiễm không khí gây ra COPD không rõ ràng. Tác động của ô nhiễm không khí tới sự xuất hiện COPD thấp hơn thuốc lá. - Nhiễm trùng đường hô hấp Người bệnh bị VPQM dễ mắc các đợt nhiễm trùng cấp hơn so với người bình thường. Nhiễm trùng có liên quan đến nguyên nhân cũng như tiến triển của COPD. Những người hút thuốc có thể bị viêm tắc đường thở ngay khi chỉ nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ. Nhiều nghiên cứu đã làm rõ quan hệ giữa các bệnh đường hô hấp với nhiễm virus, nấm, nhiễm vi khuẩn. Tiền sử có nhiễm trùng hô hấp khi còn nhỏ có liên quan đến giảm chức năng phổi và tăng các triệu chứng ở tuổi trưởng thành. Viêm phổi nặng do virus xảy ra khi còn nhỏ có thể dẫn đến tắc nghẽn mãn tính các đường thở sau này. Nhiễm virus có thể liên quan đến các yếu tố khác như là trọng lượng khi sinh thấp và bản thân điều này cũng là yếu tố nguy cơ của COPD . - Tình trạng kinh tế xã hội Nguy cơ xuất hiện COPD không hoàn toàn liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những cư dân có tình trạng kinh tế xã hội thấp thường có 5 tình trạng dinh dưỡng nghèo nàn, cũng như môi trường sống ẩm thấp và bị ô nhiễm, do vậy tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhiễm khuẩn hô hấp và xuất hiện COPD [5], [9], [10]. 1.1.2.2. Các yếu tố liên quan đến cơ địa - Yếu tố gen Nhiều nghiên cứu cho thấy COPD tăng lên trong những gia đình có tiền sử mắc bệnh, yếu tố nguy cơ gen được biết rõ nhất là thiếu hụt di truyền α1antitrypsin. Mặc dù thiếu α1-antitrypsin là yếu tố nguy cơ lớn cho COPD nhưng chỉ có < 1% dân số có thiếu hụt yếu tố này. - Tăng đáp ứng đường thở Hen và tăng đáp ứng đường thở cũng được xác định là yếu tố nguy cơ cho COPD. Tăng phản ứng đường thở không đặc hiệu thường thấy ở nữ > nam. Cơ chế của tăng phản ứng đường thở dẫn đến COPD còn đang được nghiên cứu nhưng các tác giả cho rằng tăng phản ứng đường thở là hậu quả rối loạn thông khí trong COPD. - Sự phát triển của phổi Sự phát triển của phổi có liên quan đến quá trình phát triển ở bào thai, trọng lượng khi sinh và các phơi nhiễm thời niên thiếu. Nếu chức năng phổi của một cá thể khi trưởng thành không đạt mức bình thường thì cá thể này có nguy cơ dễ bị COPD. - Giới tính Người ta thấy rằng tỷ lệ mắc COPD của nam giới cao hơn nữ giới liên quan tới hút thuốc lá. Nhưng những năm trở lại đây tỷ lệ mắc COPD ở nữ ngày càng tăng. Sự khác nhau về giới trong COPD là kết quả của sự tương tác về gen giới tính và sự khác biệt giới tính về văn hoá xã hội trong thời kỳ niên thiếu, dậy thì và trưởng thành. Sự khác biệt về giới tính trong chức năng sinh lý của phổi và đáp ứng của hệ miễn dịch ảnh hưởng đến COPD. Ngày càng có nhiều bằng chứng rằng, những hormon giới tính ảnh hưởng đến sự phản ứng của đường thở trong suốt cả cuộc đời. Ngoài ra sự khác biệt này còn liên quan đến sự khác nhau ở mức độ phơi nhiễm và các loại yếu tố phơi nhiễm khác như khói thuốc lá, nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường . . . và thường giới nữ có nhiều rủi ro hơn nên cần lưu ý hơn nhất là ô nhiễm trong nhà [1], [9],[10] . 6 1.1.3. Triệu chứng 1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay gặp ở người trên 40 tuổi, phần lớn là bệnh của nam giới có nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bệnh bắt đầu từ lúc nào khó xác định, khi bệnh đã rõ ràng thường có các triệu chứng sau: - Ho và khạc đờm: thường ho và khạc đờm về buổi sáng, đờm nhầy, trong, dính hoặc có màu xanh đục, vàng đục như mủ, lượng đờm trong 24 giờ khoảng 200ml. Mỗi đợt ho và khạc đờm kéo dài khoảng 3 tuần lễ, thường vào những tháng mùa đông, đầu mùa xuân. - Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: thỉnh thoảng bệnh lại vượt lên một đợt cấp do bội nhiễm, trong đợt cấp gặp những triệu chứng sau: + Ho khạc đờm có mủ. + Khó thở giống như cơn hen phế quản. + Sốt, ít khi sốt cao. + Nghe phổi: Có ran rít, ran ngáy, ran ẩm. Người bệnh dễ bị tử vong trong những đợt cấp do suy hô hấp cấp [10],[11]. 1.1.3.2. Cận lâm sàng - Chụp X-quang phổi: Có thể thấy những biểu hiện gián tiếp của giãn phế nang, trong đợt cấp có thể thấy hình ảnh tổn thương phế quản – phổi. - Xét nghiệm máu: Trong đợt cấp số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng. - Xét nghiệm đờm: Tìm vi khuẩn gây bệnh, chú ý tìm BK. - Thăm dò chức năng hô hấp: Thường thấy giảm dung tích sống [1],[4],[11]. 1.1.4. Tiến triển và biến chứng - Giai đoạn sớm của bệnh khám phổi có thể bình thường, người bệnh không để ý vì không ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt. Bệnh tiến triển từ từ trong khoảng 5-10-20 năm. Trong quá trình tiến triển có biến chứng sau: + Bội nhiễm phổi: Viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi. + Giãn phế nang. + Suy hô hấp cấp. + Suy tim phải (tâm phế mạn tính) [1], [9], [10]. 1.1.5. Chẩn đoán và đánh giá COPD 7 1.1.5.1. Chẩn đoán - Chẩn đoán lâm sàng nên được nghĩ tới ở bất cứ người bệnh nào có khó thở, ho, khạc đờm mạn tính và/hoặc tiền sử tiếp xúc yếu tố nguy cơ của bệnh. - Đo chức năng thông khí: được yêu cầu để khẳng định chẩn đoán khi có FEV1/FVC sau test giãn phế quản < 70%. 1.1.5.2. Đánh giá mức độ nặng của COPD Mục tiêu của đánh giá BPTNMT để xác định mức độ hạn chế của luồng khí thở, ảnh hưởng của bệnh đến tình trạng sức khỏe của người bệnh và nguy cơ các biến cố trong tương lai giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn. Đánh giá BPTNMT dựa trên các khía cạnh sau: mức độ tắc nghẽn đường thở, mức độ nặng của triệu chứng và sự ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân, nguy cơ nặng của bệnh (tiền sử đợt cấp/năm trước) và các bệnh lý đồng mắc. Bảng 1.1. Mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD 2018 Giai đoạn GOLD Giá trị FEV1 sau test hồi phục phế quản Giai đoạn 1 FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết Giai đoạn 2 50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết Giai đoạn 3 30% ≤ FEV1< 50% trị số lý thuyết Giai đoạn 4 FEV1 < 30% trị số lý thuyết Bảng 1.2: Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ nghiêm trọng COPD của GOLD Ở giai đoạn này người bệnh COPD nhẹ COPD trung bình FEV1/FVC <0.7 không biết chức năng phổi FEV1 ≥ 80% dự đoán của mình đang bị suy giảm. FEV1/FVC <0.7 Người bệnh đã bắt đầu thấy FEV1 từ 50% - 79% dự đoán khó thở khi gắng sức. 8 FEV1/FVC <0.7 COPD nặng FEV1 từ 30% - 49% dự đoán * FEV1/FVC <0.7 COPD rất nặng Người bệnh thấy khó thở hơn và các đợt cấp diễn ra thường xuyên hơn. Chất lượng cuộc sống suy * FEV1 < 30% dự đoán hoặc giảm nghiêm trọng. Đợt cấp FEV1 < 50% dự đoán với tình COPD có thể đe dọa trạng suy hô hấp mạn tính mạng của người bệnh. 1.1.6. Điều trị 1.1.6.1. Điều trị COPD giai đoạn ổn định * Loại bỏ các yếu tố nguy cơ - Thuốc lá: là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây COPD, cần ngăn ngừa cả hút thuốc lá chủ động và thụ động. - Ô nhiễm không khí: khói, bụi nghề nghiệp, bụi nhà, khói bếp... Người bệnh cần tránh những nghề có mật độ khói bụi cao. Cần sắp xếp môi trường trong nhà hợp lý, tránh đun bếp than; bếp ga và bếp điện nên để cạnh cửa sổ và xa người bệnh. - Nhiễm khuẩn hô hấp: nên giữ ấm cơ thể cẩn thận mỗi khi đi ra ngoài, nếu xuất hiện nhiễm khuẩn hô hấp, cần điều trị đầy đủ ngay từ đầu. * Giáo dục Nhằm giúp người bệnh hiểu đúng về bệnh của mình, từ đó hợp tác với bác sỹ trong việc theo dõi và quản lý bệnh tốt, tránh các yếu tố nguy cơ, cung cấp cho người bệnh các kỹ năng dùng thuốc đúng. Chủ đề của giáo dục bao gồm: - Bỏ thuốc lá, thuốc lào. - Những thông tin cơ bản về COPD. - Mục tiêu điều trị chung và các kỹ năng tự quản lý, chiến lược giúp hạn chế tối đa khó thở (như kỹ thuật thở và các bài tập thở), khi nào thì cần tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sỹ, tự quản lý và đưa ra quyết định trong tình trạng nặng. * Điều trị thuốc - Các thuốc giãn phế quản. - Glucocorticosteroid. 9 - Điều trị các thuốc khác: Vắc xin cúm, thuốc long đờm… * Điều trị không dùng thuốc - Phục hồi chức năng hô hấp: tập thở hiệu quả. - Điều trị với oxy dài hạn tại nhà. * Cải thiện tình trạng dinh dưỡng: Ăn nhiều bữa nhỏ, thêm các chất dinh dưỡng lỏng, tránh thức ăn làm đầy bụng. * Điều trị phẫu thuật - Cắt bỏ kén khí. - Phẫu thuật làm giảm thể tích phổi. - Ghép phổi [5],[12],[13],[14]. 1.1.6.2. Điều trị đợt cấp COPD * Xác định nguyên nhân gây đợt cấp - Nhiễm khuẩn hô hấp: Viêm phế quản cấp, viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn. - Các bệnh lý hô hấp: Tràn khí màng phổi, tắc động mạch phổi. - Các bệnh lý khác: Suy tim trái, rối loạn nhĩ thất. Các rối loạn chuyển hoá, nhiễm khuẩn phủ tạng khác. - Do dùng thuốc an thần, chẹn beta (thuốc nhỏ mắt…), dùng oxy không đúng (lưu lượng cao), dùng thuốc không đúng hoặc dừng thuốc đột ngột. - Các nguyên nhân khác: Mệt cơ hô hấp, thay đổi thời tiết. * Điều trị - Kháng sinh trong đợt bội nhiễm. - Thuốc giãn phế quản. - Corticoid uống hoặc truyền tĩnh mạch. - Điều trị Oxy. - Thuốc long đờm nên dùng ở người bệnh có đờm nhiều. - Phục hồi chức năng hô hấp, dẫn lưu tư thế. - Những trường hợp tiến triển nặng với suy hô hấp cấp, nhiễm toan hô hấp thì phải đặt ống nội khí quản, mở khí quản nếu cần thông khí nhân tạo dài ngày [5],[12],[13],[14]. 10 1.1.7. Một số nội dung giáo dục sức khỏe cụ thể cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1.1.7.1. Khả năng khỏi bệnh COPD là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh sẽ tiến triển nặng dần lên một cách liên tục và chậm chạp. Điều quan trọng trong điều trị là kiểm soát tốc độ tiến triển của bệnh [13], [15]. 1.1.7.2. Sử dụng thuốc xịt dự phòng Thuốc xịt dự phòng có nhiều loại: Bình xịt định liều, dạng ống hít Tubuhaler, dạng hít Accuhaler… trong đó bình xịt định liều khá phổ biến. Phải tuân thủ chỉ định của bác sỹ về thuốc: Không bỏ thuốc cũng không tự ý thay đổi liều, thay đổi thuốc. Các bước sử dụng bình xịt định liều MDI: 1 Mở nắp bình xịt thuốc, giữ MDI thẳng đứng và lắc đều 2 Ngồi thẳng lưng, thở ra nhẹ nhàng hết cỡ (tránh xa MDI) 3 Ngậm ống ngậm MDI giữa 2 hàm răng (không cắn) và khép kín môi quanh ống ngậm. 4 Hít vào qua đường miệng từ từ, nhẹ nhàng, đồng thời ấn nút xịt để phóng thích thuốc. Hít sâu cho đến khi không hít vào được nữa (hết sức). 5 Giữ nguyên trong khoảng 5- 10 giây để thuốc có thể tới phổi, trong khi đó, rút MDI từ từ ra khỏi miệng. 6 Nếu cần xịt lần nữa, giữ bình xịt thẳng đứng và đợi khoảng nửa phút đến 1 phút trước khi lặp lại lần 2 (từ bước 2 – bước 6) 7 Vệ sinh bình xịt, đậy nắp 8 Súc miệng 11 Hình 1.1. Một số dạng bình xịt định liều 12 Hình 1.2. Minh hoạ các bước sử dụng bình xịt định liều Ventolin
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng