Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinme...

Tài liệu Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec hạ long

.PDF
40
1
144

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM VĂN TIỆP THỰC TRẠNG STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC HẠ LONG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM VĂN TIỆP THỰC TRẠNG STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC HẠ LONG CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG NỘI NGƯỜI LỚN BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ThS. Lê Văn Cường NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và khóa học này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học và quý Thầy/ Cô giáo các Khoa/ Trung tâm của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình dìu dắt, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường. - Ban Giám Đốc Bệnh viện, Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hạ Long đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thiện được chuyên đề. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến: - ThS. Lê Văn Cường, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn làm chuyên đề, đã tận tình quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề này. - Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ và đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Phạm Văn Tiệp ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, chuyên đề này do chính tôi trực tiếp thực hiện dưới sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn. Các số liệu và thông tin trong chuyên đề hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ chuyên đề nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này! Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Phạm Văn Tiệp iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................................vi ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1 Chương 1 .......................................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 4 1.1.1. Định nghĩa stress nghề nghiệp ............................................................................... 4 1.1.2. Nguyên nhân gây ra stress nghề nghiệp . ............................................................... 4 1.1.3. Biểu hiện của stress nghề nghiệp ........................................................................... 5 1.1.4. Các ảnh hưởng của stress nghề nghiệp .................................................................. 6 1.1.5. Hoạt động phòng ngừa các stress tại cơ sở y tế ..................................................... 7 1.1.5.1. Đối với ngành y tế ............................................................................................... 7 1.1.5.3. Đối với điều dưỡng viên ..................................................................................... 8 1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................... 9 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 9 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam...................................................................... 10 Chương 2 ........................................................................................................................ 15 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ......................................................................... 15 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Hạ Long .................................. 15 2.2. Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Vinmec Hạ Long ........................................................................................................................................ 17 2.2.1. Đặc điểm thông tin chung của ĐTNC .................................................................. 17 2.2.2. Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp với một số yếu tố .................................... 20 Chương 3 ........................................................................................................................ 22 BÀN LUẬN ................................................................................................................... 22 iv 3.1. Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng viên ............................................... 22 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công việc của điều dưỡng viên tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Hạ Long .................................................................................. 24 3.2.1. Thuận lợi .............................................................................................................. 24 3.2.2. Khó khăn, tồn tại .................................................................................................. 25 3.3. Các giải pháp để khắc phục ..................................................................................... 25 3.3.1. Đối với Bệnh viện ................................................................................................ 25 3.3.2. Đối với nhân viên y tế .......................................................................................... 26 3.3.3. Đối với người bệnh và gia đình người bệnh ........................................................ 26 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 27 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................................................................................. 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐDV Điều dưỡng viên NB Người bệnh NVYT Nhân viên Y tế vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Stress liên quan đến chứng kiến cái chết, sự chịu đựng đau đớn của người bệnh ................................................................................................................................ 17 Bảng 2.2. Nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến sự bất đồng với bác sĩ ............. 18 Bảng 2.3. Nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến mối quan hệ trong công việc .. 18 Bảng 2.4. Nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến khối lượng công việc .............. 19 Bảng 2.5. Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp với một số yếu tố ............................. 20 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Stress nghề nghiệp là vấn đề của mọi thời đại và được coi là một tiêu điểm của các nhà nghiên cứu hiện nay. Nghề Y là một nghề đặc biệt, do đối tượng trực tiếp là con người, đồng thời đây cũng nghề tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây stress, trong đó phải kể tới người làm công tác điều dưỡng (ĐD) [1], [2]. Hans Selye (nhà sinh lý học người Canada) đã sử dụng thuật ngữ stress để mô tả hội chứng của quá trình thích nghi với mọi loại bệnh tật và đã đưa ra định nghĩa: “Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng”. Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích ứng, tạo ra một cân bằng mới cho cơ thể sau khi chịu những tác động của môi trường. Nói cách khác, phản ứng stress bình thường đã góp phần làm cho cơ thể thích nghi [3], [6]. Nếu đáp ứng của cá nhân với các yếu tố gây stress không đầy đủ, không thích hợp và cơ thể không tạo ra một cân bằng mới, thì chức năng của cơ thể ít nhiều sẽ bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý cơ thể, tâm lý, tập tính sẽ xuất hiện và sẽ tạo ra những stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài. Stress nghề nghiệp là các phản ứng có hại về tâm sinh lý xảy ra khi yêu cầu công việc không phù hợp với năng lực, nguồn lực hoặc nhu cầu của người lao động. Stress nghề nghiệp (SNN) có thể dẫn đến tình trạng thay đổi sức khỏe, thậm chí gây nên thương tích. Hiện nay trên thế giới các nghiên cứu về stress nghề nghiệp chủ yếu tập trung ở nhóm đối tượng công nhân nhà máy, nhân viên văn phòng, giáo viên… các nghiên cứu này báo cáo về tỉ lệ stress nghề nghiệp ở các nhóm tuổi, ảnh hưởng của stress nghề nghiệp lên sức khỏe, và các yếu tố liên quan đến stress nghề nghiệp. Trong bối cảnh ngày nay, đi cùng với sự phát triển của đất nước là nguy cơ xảy ra các tai nạn, bệnh tật khiến bệnh nhân phải đến viện ngày càng đông. Điều này vô tình làm tăng gánh nặng công việc cho nhân viên y tế, dẫn đến nguy cơ bị stress nghề nghiệp cao, đặc biệt là điều dưỡng viên khối lâm sàng [4], [5]. Nhân viên điều dưỡng (NVĐD) phải làm việc trong môi trường có khối lượng công việc lớn, trách nhiệm nặng nề, trực đêm, phải đối mặt với phản ứng tiêu cực từ bệnh nhân và người nhà, có nguy cơ cao mắc các bệnh 2 truyền nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh…Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy điều dưỡng là một trong những nhân viên Y tế có nhiều stress nghề nghiệp. Theo Tayebe Mehrabi và cộng sự, năm 2010, tại một bệnh viện ở Iran có tới 73,5% điều dưỡng viên có trải nghiệm về stress. Có một mối liên quan có ý nghĩa giữa đặc điểm nhân khẩu học, tình trạng hôn nhân và giờ làm việc với stress nghề nghiệp.⁵ Tại Việt Nam, các nghiên cứu về stress còn hạn chế. Trong một nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy tại Bệnh viện Việt Đức năm 2015 cho thấy tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng là 18,5%, các yếu tố liên quan tới căng thẳng gồm tham gia công tác quản lý, mối quan hệ với đồng nghiệp và mâu thuẫn với cấp trên [5]. Để làm rõ thực trạng stress của điều dưỡng viên và xác định các yếu tố liên quan từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm đảm bảo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao phục vụ công tác chăm sóc sức cho nhân dân tại địa bàn Thành phố Hạ Long, chúng tôi tiến hành chuyên đề: “Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long” với 2 mục tiêu cụ thể như sau: 3 MỤC LỤC 1. Mô tả thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng tại Bệnh viên đa khoa quốc tế Vinmec Hạ Long năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ giảm thiểu stress nghề nghiệp của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Hạ Long. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa stress nghề nghiệp Stress nghề nghiệp được định nghĩa như các phản ứng có hại về tâm sinh lý xảy ra khi yêu cầu công việc không phù hợp với năng lực, nguồn lực hoặc nhu cầu của người lao động. Stress nghề nghiệp có thể dẫn đến tình trạng thay đổi sức khỏe, thạm chí gây thương tích [5]. Stress nghề nghiệp đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích ứng, tạo ra một cân bằng mới cho cơ thể khi chịu những tác động của môi trường. Phản ứng stress bình thường góp phần làm cho cơ thể thích nghi, nhưng nếu những nếu cơ thể không đáp ứng phù hợp thì sẽ gây ra trạng thái mất cân bằng dẫn tới các bệnh tâm lý mãn tính kéo dài [1], [2]. 1.1.2. Nguyên nhân gây ra stress nghề nghiệp . Hầu hết mọi người đều đồng tình rằng stress nghề nghiệp là kết quả của sự tương tác giữa người lao động và điều kiện làm việc hay điều kiện lao động. Vì vậy, các điều kiện làm việc nhất định đều có thể gây căng thẳng cho hầu hết mọi người và là nguồn chỷ yếu dẫn đến stress nghề nghiệp. Điều kiện lao động là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xax hội và văn hóa xung quanh con người nơi làm việc. Các yếu tố này được hình thành không phải bởi điều kiện địa lý tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, thời gian ban ngày hay ban đêm…mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức quá trình lao động cũng như đặc điểm của bản thân quá trình lao động. Nói một cách khác, điều kiện lao động của người điều dưỡng viên được hiểu là tập hợp của rất nhiều yếu tố trong lao động nơi họ làm việc như [4], [5]: -Yếu tố môi trường: Đặc điểm môi trường làm việc của điều dưỡng viên phần lớn phải làm việc trong môi trường có nhiều yếu tố độc hại như yếu tố vật lý (bức xạ), các yếu tố hóa học (khí độc, hơi cồn, dung dịch sát khuẩn…), vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus…). Tính chất lao động ở điều dưỡng viên cũng rất đặc biệt: phải tiếp xúc với 5 bệnh lây nhiễm nguy hiểm (lao, SARS, HIV/AIDS…). Điều dưỡng viên phải làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị, động người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh dễ bị thương tích [10]. -Yếu tố tâm lý: Gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh-tâm lý, giác quan. -Yếu tố tổ chức: Bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động…Phân tích quỹ thời gian lao động của điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế cho thấy trên 80% thời gian của họ dành cho việc thực hiện các công việc của mình liên tục như đi lại, trông nom, thay băng, theo dõi, chăm sóc người bệnh…không có thời gian ngắn nghỉ ngơi giữa ca, làm việc quá nhiều giờ, công việc nhiều áp lực. Ngoài ra điều dưỡng viên còn phải đảm nhiệm trực đêm, thậm chí sau ca trực còn phải thực hiện làm thêm giờ. Trong đêm trực, ngoài nhiệm vụ theo dõi người bệnh và xử trí cấp cứu người bệnh hiện có trong khoa, họ còn phải thực hiện đón nhận thêm người bệnh mới vào nhập viện. Như vậy sự quá tải trong công việc do không đủ điều dưỡng viên và phải làm việc quá nhiều các công việc khác (thống kê, sổ sách…) là nguyên nhân gây stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên [8]. -Yếu tố xã hội: Quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với cấp trên, mối quan hệ với người bệnh và người nhà người bệnh, chế độ thưởng-phạt, sự hài long với công việc… -Tính chất của quá trình lao động: Lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ công, cơ giới, tự động… Quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động khác nhau và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau[9]. 1.1.3. Biểu hiện của stress nghề nghiệp Stress là một kích thích tác động mạnh vào con người, là phản ứng sinh lý và tâm lý của con người đối với tác động đó. Nếu sự đáp ứng của cá nhân đới với stress không đầy đủ, không phù hợp và cơ thể không tạo nên một sự cân bằng mới thì những chức năng của cơ thể ít nhiều bị rối loạn, biểu hiện ra bên ngoài với những dấu hiệu về thể chất và tâm lý [7]. Về mặt tâm lý, khi bị stress con người cảm thấy mệt mỏi, chán nản, lo lắng, có thể gây khó ngủ và thường xuyên cáu gắt với những người xung quanh. Người bị stress khó có thể thư giãn hay tập trung vào một việc gì đấy dẫn đến khó suy nghĩ logic và 6 đưa ra quyết định chính xác. Đồng thời người bị stress cũng cảm thấy chán nản với công việc và không muốn gắn bó với công việc đang làm. Khi bị stress nghề nghiệp, ngoài những biểu hiện về tâm lý, con người cũng biểu hiện một số dấu hiệu về mặt thể chất. Đó là những biểu hiện về bệnh tim như hồi hộp trống ngực, loạn nhịp tim. Người bị stress thấy đau đầu, có thể có tăng huyết áp. Nhwungx biểu hiện về rối loạn tiêu hóa dễ gặp ở người bị stress là chán ăn, ăn không tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra những biểu hiện về mặt cơ xương cũng xuất hiện như đau thắt lung. 1.1.4. Các ảnh hưởng của stress nghề nghiệp *Ảnh hưởng của stress nghề nghiệp tới cá nhân Stress nghề nghiệp ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau. Stress nghề nghiệp kéo dài có thể gây ra những bất thường và rối loạn chức năng hành vi trong công việc. Ngoài ra stress còn làm giảm sức khỏe thể chất và tinh thần như giận dữ, nóng nảy thường xuyên, sống khép mình, không thích tiếp xúc với mọi người xung quanh. Trong trường hợp cực đoan, stress kéo dài gây nên các vấn đề tâm lý dẫn đến các rối loạn tâm thần và khiến cho người bị stress có những hành vi không lành mạnh như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia và các chất kích thích khác để tìm lại sự cân bằng [13]. *Ảnh hưởng của stress nghề nghiệp tới tổ chức làm việc Stress nghề nghiệp có thể gây ra thách thức lớn đối với sức khỏe và hiệu suất làm việc của người lao động trong tổ chức như làm tăng tỷ lệ nghỉ việc, giảm hiệu suất làm việc của nhân viên chủ chốt và một số lượng lớn nhân viên dẫn tới phải tuyển dụng thêm nhân lực lao động để đáp ứng công việc. Ngoài ra, stress nghề nghiệp còn làm tăng tỷ lệ thực hành nghề nghiệp không an toàn và tỷ lệ tai nạn nghề nghiệp. Những ảnh hưởng trên làm cho khiếu nại giữa khách hàng và tổ chức tăng lên, gia tăng mâu thuẫn pháp lý. Hậu quả sau cùng làm ảnh hưởng đến hình ảnh của tổ chức đối với khách hàng [12]. *Ảnh hưởng của stress nghề nghiệp đối với điều dưỡng Stress gây nên những tình trạng rối loạn về mặt thực thể và tâm thần của điều dưỡng 7 viên như mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, tăng huyết áp. Những rối loạn này dẫn đến giảm trí nhớ, khả năng tập trung, hiệu quả công việc ,gián tiếp dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc tăng lên. Stresss nghề nghiệp cỏn làm cho điều dưỡng viên thiếu tự tin, khả năng ra quyết định kém, giảm trình độ chuyên môn, giảm sự hài lòng trong công việc. Hậu quả nặng nề về stress nghề nghiệp mang lại không riêng gì cho điều dưỡng viên mà còn đối với người bệnh, hệ thống y tế đó là gây nên sự xa lãnh, giảm tiếp xúc với người bệnh dẫn tới chất lượng chăm sóc người bệnh bị giảm, kém đi. Ngoài ra tình trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên còn gây nên tình trạng thiếu hụt nhân lực điều dưỡng do tăng tỷ lệ bỏ việc. Tuy nhiên, stress không hoàn toàn gây hại. Nếu chủ thể có phản ứng tích cực thích nghi với những tác nhân của môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể gây stress thì khi đó stress là yếu tố tạo động lực thúc đẩy cá nhân phát triển, phát huy được năng lực tiềm tàng của bản thân họ [2]. 1.1.5. Hoạt động phòng ngừa các stress tại cơ sở y tế 1.1.5.1. Đối với ngành y tế Cần trang bị cơ sở vật chất cần thiết cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Việc cung cấp đủ các trang thiết bị làm việc và môi trường làm việc tốt cho nhân viên y tế sẽ giúp giảm gánh nặng khối lượng công việc cho người điều dưỡng, giúp người điều dưỡng thoải mải làm việc. Bên cạnh đó ngành y tế cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút nhân lực chất lượng cao. Việc làm này rất có ý nghĩa khi phần lớn số lượng điều dưỡng viên bỏ việc liên quan đến vấn đề thu nhập chưa tương xứng với sức lao động của họ. Việc bổ sung kịp thời nhân lực điều dưỡng chất lượng cao sẽ giúp giảm khối lượng công việc của điều dưỡng và tăng uy tín, hiệu quả làm việc của điều dưỡng viên tại các cơ sở khám chữa bệnh. 1.1.5.2. Đối với bệnh viện Cần tổ chức, phân công, sắp xếp bố trí lại nhân lực một cách có hiệu quả trong tổ chức thực hiện. Tránh tình trạng dồn nhiều công việc vào cùng một lúc và tình trạng công việc chỉ tập trung vào một số cá nhân, trong khi một số khác lại không được phân 8 công việc. Cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của nhân viên, cần có các cuộc đối thoại về nguyện vọng, sự phù hợp và sự hài lòng trong công việc bằng cách tổ chức các hoạt động thư giãn, nghỉ ngơi sau giờ làm việc. Việc làm này giúp người lao động thư giãn, giải trí và tăng cường sự gắn kết và gần gũi giữa nhân viên với nhau và nhân viên với nhà lãnh đạo. Thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn chuyên môn, liên kết đào tạo, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, hội nghị khoa học nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức chuyên môn nghề nghiệp. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các bộ nhân viên một cách nghiêm túc và hiệu quả để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những trường hợp cán bộ y tế bị stress nghề nghiêp. Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao tại cơ sở y tế để điều dưỡng viên có cơ hội tham gia nâng cao sức khỏe và tinh thần làm việc nhóm. 1.1.5.3. Đối với điều dưỡng viên Cần chủ động trang bị thêm cho mình những kiến thức về stress để tự mình có thế chủ động phòng ngừa stress nghề nghiệp hoặc nếu không thể tránh được stress thì vẫn có thể nhận ra những dấu hiệu sớm để có những biện pháp ứng phó phù hợp. Cần quản lý thời gian của mình hợp lý, sắp xếp công việc phù hợp với năng lực và sở trường của cá nhân và có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng sau những giờ làm việc. Người điều dưỡng viên cần phải yêu nghề, tránh mọi biểu hiện của sự tự ti, sống không có bản lĩnh, nghị lực vượt qua khó khăn... Người điều dưỡng cần phải đánh giá đúng những ưu nhược điểm của bản thân để phát huy ưu điểm và hạn chế những khiết điểm của bản thân. Trong quá trình làm việc, người điều dưỡng cần tăng cường mối quan hệ giao tiếp với đồng nghiệp và lãnh đạo của mình để thấu hiểu nhau và giúp đỡ, hỗ trợ nhau cùng làm tốt công việc của mình là chăm sóc sức khỏe cho người bệnh...Người điều dưỡng cần có kế hoạch làm việc cho bản thân và chấp hành nội quy, quy định của cơ sở y tế. Luôn cố gắng học tập chuyên môn, ngoại ngữ để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để giải quyết tốt công việc của mình. 9 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới có nhiều các nghiên cứu về thực trạng stress của điều dưỡng viên. Những nghiên cứu này chủ yếu là những mô tả cắt ngang và thường có chung kết quả là tỷ lệ căng thẳng stress của điều dưỡng ở mức độ cao. Theo nghiên cứu của Rosnawati (2021) khi tìm hiểu các yếu tố gây căng thẳng cho điều dưỡng khi làm việc lâm sàng thấy rằng phần lớn các điều dưỡng viên đã kết tùng kết hôn (87%) và có có (76.2%). Điều này cho thấy rằng ngoài áp lực công việc khi làm việc tại cơ sở y tế, người điều dưỡng còn phải đối mặt với những áp lực từ gia đình khi phải chăm sóc con cái, chi trả các khoản phí sinh hoạt cho gia đình. Điều dưỡng viên dành nhiều thời gian để làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh sẽ ít có thời gian để chăm sóc con cái và làm các việc gia định. Việc không cân bằng được giữa công việc và gia đình cũng là yếu tố làm gia tăng mức độ độ stress ở điều dưỡng viên. Cũng trong nghiên cứu này, Rosnawati đã chỉ ra rằng có 40% điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu bị stress ở các mức độ khác nhau [12], [13], [14]. Khi tình hình dịch Covid 19 truyền nhiễm xuất hiện trong những năm gần đây ở quy mô toàn cầu cũng góp phần làm gia tăng căng thẳng cho điều dưỡng viên khi trực tiếp tham gia chống dịch và khám chữa bệnh so với trước khi có dịch Covid 19. Theo nghiên cứu của Changju Liao (2020) về quản lý căng thẳng ở điều dưỡng viên khi dịch Covid 19 bùng phát tại Trung Quốc. Trong tổng số 1092 điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu tại các bệnh viện khác nhau tại Trung Quốc, tác giả thấy rằng điềm căng thẳng trung bình của tất cả các điều dưỡng là 33.15 (SD:25,551). Mức độ căng thẳng này ở điều dưỡng viên có ý nghĩa thống kê về điểm số căng thẳng trước và sau khi có dịch bệnh Covid 19 xảy ra. Qua đó ta thấy rằng tình trạng stress ở điều dưỡng viên gia tăng khi người điều dưỡng phải làm việc trong giai đoạn có dịch bệnh Covid 19 xảy ra. Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ căng thẳng ở những điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh Covid 19 cao hơn so với những người không trực tiếp chăm sóc người bệnh Covid 19 [15] Trong nghiên cứu của XueXue Deng (2020) về đánh giá mức độ căng thẳng và 10 chất lượng giấc ngủ của điều dưỡng viên tại Trung Quốc tác giả chỉ những vấn đề sau đây. Những điều dưỡng viên phải làm việc ca đêm có nguy cơ bị rối loạn giác ngủ cao hơn nhiều so với những điều dưỡng làm việc ca ngày. Khi người điều dưỡng bị rối loạn giấc ngủ thì các chỉ số về stress lại càng tăng lên. Tác giả cũng chỉ ra rằng, các điều dưỡng viên phải chịu nhiều áp lực công việc khác nhau khi làm việc tại các cơ sở y tế, điều này góp phần gia tăng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên. Có 72 % người điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu có ý định bỏ việc trong vòng 5 năm; có 52% điều dưỡng viên bị rối loạn giấc ngủ…Từ đó có thấy rằng tính trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng đang ở mức khá cao. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Trong nghiên cứu của Tăng Thị Hảo (2019) về tình trạng căng thẳng của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình thấy rằng: Các điều dưỡng viên trong nhóm nghiên cứu đa số là các cán bộ trẻ, cụ thể 66,2% ĐDV có tuổi từ 25 đến 35, 12,4% ĐDV có tuổi dưới 25, chỉ có 21,4% ĐDV trên 35 tuổi. Về giới tính, có sự chênh lệch rõ rệt giữa 2 giới, ĐDV là nữ giới chiếm ưu thế về số lượng so với ĐDV là nam giới với 86,2%. 100% ĐDV tham gia nghiên cứu là dân tộc kinh. Tỷ lệ kết hôn là 82,1%. Phần lớn ĐDV có trình độ cao đẳng chiếm 71,7% ,trình độ trung cấp đứng thứ 2 chiếm 15,2%, trình độ đại học chiếm 13,1% và chưa có ĐDV ở trình độ sau đại học. Phân bố về khoa phòng cũng như vị trí làm việc của ĐDV cho thấy tỷ lệ lớn ĐDV làm việc tại khu nội trú với 75,2%, tiếp đến là khu hồi sức cấp cứu với 13,8%, sau đó là khu khám bệnh chiếm 11,0%. Số năm trung bình trong nghề điều dưỡng là 7,48 ± 4,39, số năm làm việc tại khoa là 4,58 ± 3,08, đảm bảo cho nguồn cán bộ y tế trẻ làm việc ổn định lâu dài. Tác giả cũng chỉ ra rằng môi trường lao động chủ yếu là những khó khăn liên quan đến đặc điểm của trẻ (tiếng ồn, quấy khóc, không phối hợp hoặc phối hợp hạn chế) và tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Tổ chức lao động: thời gian làm việc nhiều trong 1 ngày và số buổi trực trong một tuần cũng nhiều. Các yếu tố về tâm – sinh lý lao động như hiệu quả công việc không được như mong muốn, mối quan hệ không tốt giữa người nhà người bệnh với người điều dưỡng, đồng nghiệp với nhau và cuộc sống cá nhân (độ tuổi, chăm sóc con nhỏ, kinh tế gia đình) là yếu tố 11 liên quan đến stress của điều dưỡng. Nghiên cứu của Trần Ngọc Mai (2014) đối với sinh viên hệ điều dưỡng hệ vừa học vừa làm tại Trường Đại học Y Hà Nội về mức độ căng thẳng nghề nghiệp. Nghiên cứu cho kết quả: Trong 7 nhóm tác nhân gây stress phổ biến ở nhân viên điều dưỡng thì nhóm các tác nhân liên quan đến cái chết của bệnh nhân và qúa tải công việc là những yếu tố gây mức độ stress và tần suất cao nhất với mức tạo áp lực lần lượt là 1,64 tần suất 0,83 và 1,42 tần suất 0,99, ngược lại với nhóm tác nhân stress liên quan đến thiếu chuẩn bị tâm lý có mức độ tạo áp lực thấp 0,99 tần suất 0,75. Các điều dưỡng làm việc ở khoa Hồi sức cấp cứu có tần suất mắc stress cao hơn hẳn điều dưỡng làm ở các khoa khác với điểm đánh giá trung bình là 52,2. [2] Nghiên cứu của Trần Văn Thơ (2017) về một số yếu tố gây stress cho điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Trung ương. Tác giả cho rằng có 7 yếu tố nguy cơ nghề nghiệp liên quan đến stress ở điều dưỡng viên gồm: Chứng kiến bệnh nhân trải qua những cơn đau; được bệnh nhân hỏi những điều mà không thoải mái trả lời; sợ sai sót trong điều trị người bệnh; phải luân chuyển đến các khoa thiếu nhân viên; Thiếu sự tiếp cận để bày tỏ với đồng nghiệp về cảm giác tiêu cực đối với người bệnh; yếu tố khi làm việc với máy tính; yếu tố thông tin không đầy đủ từ bác sĩ về tình trạng sức khỏe người bệnh [4]. Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Xuân (2017) tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có kết quả như sau: Tỷ lệ stress nghề nghiệp của điều dưỡng khối lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là 35,1%. Theo mức độ stress, tỷ lệ điều dưỡng mắc ở mức độ nhẹ là 22,1%, vừa là 10,5%, nặng là 2,1%, và không có ai mắc stress nghề nghiệp ở mức độ rất nặng. Phân bố stress nghề nghiệp chủ yếu ở nhóm đối tượng dưới 30 tuổi (chiếm tỷ lệ 61,2%), nhóm có thời gian công tác từ 5 năm trở xuống (64,2%) và tham gia công tác quản lý (82,1%) [6]. Theo nghiên cứu của Hoàng Tuấn Anh và cộng sự năm 2018 tiến hành trên 266 điều dưỡng viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng từ tháng 1/2018 đến 9/2018. Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cá nhân, mức độ stress được đánh giá bằng bộ công cụ Nursing Stress Scale (NSS). Kết quả nghiên cứu 12 cho thấy tỷ lệ stress chung của đối tượng nghiên cứu là 52,0%, chủ yếu stress nhẹ 35,0% và stress vừa 11,7%. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm: Tuổi: Nhóm tuổi ≤ 30 tuổi (OR = 1,7); chưa lập gia đình (OR = 2,5); có đi trực đêm (OR = 1,8); không có công việc ổn định (OR = 3,4); làm việc trong môi trường thiếu sáng (OR = 3,3); áp lực vừa làm vừa học (OR = 2,7). Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đã đề xuất các biện pháp để cải thiện tình trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng viên như giảm khối lượng công việc hành chính, bổ sung nhân lực điều dưỡng lâm sàng. Theo Lê Thị Hải Yến (2020): Điều dưỡng dễ bị stress trong công việc nhất vì hằng ngày điều dưỡng phải đối mặt với những bệnh lý nghiêm trọng, chăm sóc các bệnh nhân giai đoạn cuối có hoặc không có phương pháp điều trị với nhu cầu chăm sóc sâu và kéo dài sự sống. Vì vậy, các ĐD thường trải qua cảm xúc khá mệt mỏi, yếu tố thúc đẩy stress nghề nghiệp xảy ra. Khi tiến hành nghiên cứu tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh với thực trạng quá tải bệnh nhân, không đủ cơ sở vật chất cũng như không đủ nguồn nhân lực y tế trong công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân dẫn đến công tác chăm sóc của điều dưỡng gặp nhiều vấn đề khó khăn. Khảo sát thực trạng stress của điều dưỡng; xác định các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp gây stress ở điều dưỡng lâm sàng, từ 01/2019 đến tháng 03/2019, sử dụng thang đo NSS (Nursing Stress Scale). Các điều dưỡng viên trong nhóm nghiên cứu có mức độ stress trung bình. Trong đó, thấp nhất là nhóm stress về thủ tục (X "±SD = 1,94 ± 0,67), và mối quan hệ đồng nghiệp (X "±SD = 1,95 ± 0,59); cao nhất là stress về nhóm môi trường làm việc (X "±SD = 4,08 ± 0,74). Phân tích hồi quy logistic đa biến xác định các nhóm yếu tố có mối liên quan đến stress là môi trường làm việc, mối quan hệ đồng nghiệp, thủ tục, lãnh đạo và cơ sở hạ tầng. Có bảy yếu tố nguy cơ nghề nghiệp gây stress ở điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, trong đó chiếm điểm trung bình cao nhất là cảm thấy bất lực trong trường hợp bệnh nhân không cải thiện. Qua đó thấy được rằng muốn giảm stress ở đối tượng điều dưỡng lâm sàng cần phải chú trọng cải thiện môi trường làm việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, thủ tục hành chính và nâng cấp cơ sở hạ tầng bệnh viện.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng