Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và đề xuất giải pháp tại thành phố ...

Tài liệu Thực trạng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và đề xuất giải pháp tại thành phố lạng sơn tỉnh lạng sơn

.PDF
122
63
88

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC PHẠM CÔNG ANH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Thái Nguyên, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC PHẠM CÔNG ANH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số : CK 62 72 76 01 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Văn Hàm Thái Nguyên, 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. HỌC VIÊN PHẠM CÔNG ANH ii LỜI CẢM ƠN Sau hai năm nghiên cứu học tập và tiếp thu những kiến thức cơ bản của chương trình đào tạo Bác sỹ chuyên khoa cấp II chuyên ngành Y tế công cộng, cùng với kết quả làm việc thực tế tại đơn vị đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, thầy giáo, cô giáo các bộ môn, phòng Đào tạo Sau đại học, các khoa phòng của trường Đại học Y dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học và luận văn tốt nghiệp. Tôi gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo UBND thành phố Lạng Sơn, tập thể nhân viên Trung tâm Y tế thành phố Lạng Sơn và các Trạm y tế phường Hoàng Văn Thụ, Chi Lăng, Tam Thanh, Đông Kinh, Vĩnh Trại; Xã Hoàng Đồng, Mai Pha, Quảng Lạc đã tạo điều kiện cho tôi triển khai đề tài nghiên cứu tại địa phương. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Văn Hàm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, PGS, Tiến sĩ, các thầy cô trong Hội đồng Đề cương và Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa II, các bạn đồng nghiệp nơi tôi công tác, các bạn đồng nghiệp cùng khóa học và những người thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bản Luận văn./. HỌC VIÊN PHẠM CÔNG ANH iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATTP : An toàn thực phẩm ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm BS : Bác sĩ BCĐ : Ban chỉ đạo CKI : Chuyên khoa I CLVSATTP : Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ĐBCL VSATTP : Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ĐD : Điều dưỡng NĐTP : Ngộ độc thực phẩm GCN : Giấy chứng nhận TYT : Trạm y tế TTYT : Trung tâm y tế TT-GDSK : Truyền thông- giáo dục sức khỏe TĂĐP : Thức ăn đường phố Ths : Thạc sĩ TKT : Thanh kiểm tra UBND : Ủy ban nhân dân SL : Số lượng SXKD : Sản xuất kinh doanh YS : Y sỹ VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm iv MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 3 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng và giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực 13 phẩm Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.2. Địa điểm nghiên cứu 25 2.3. Thời gian nghiên cứu 25 2.4. Phương pháp nghiên cứu 25 2.5. Xử lý và phân tích số liệu 35 2.6. Đạo đức nghiên cứu 35 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1. Thực trạng công tác quản lý ATVSTP tại thành phố Lạng Sơn tỉnh 36 Lạng Sơn trong 2 năm 2013-2014 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn vệ 52 sinh thực phẩm tại thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 – 2020 3.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng trong công tác quản lý an toàn vệ sinh 52 thực phẩm 3.2.2. Các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại thành phố 60 Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 – 2020 Chƣơng 4: BÀN LUẬN 65 4.1. Thực trạng công tác quản lý ATVSTP tại thành phố Lạng Sơn tỉnh 65 Lạng Sơn trong 2 năm 2013 – 2014 v 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh 71 thực phẩm tại thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 – 2020 4.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng trong công tác quản lý an toàn vệ sinh 71 thực phẩm 4.2.2. Các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại thành phố 76 Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 – 2020 4.3. Một số hạn chế của luận văn 81 KẾT LUẬN 82 KHUYẾN NGHỊ 84 TÀI LIÊU THAM KHẢO vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Nội dung Kết quả hoạt động truyền thông giáo dục về ATVSTP tuyến xã, phường năm 2013- 2014 3.2 Kết quả hoạt động truyền thông giáo dục về ATVSTP tuyến thành phố năm 2013 – 2014 3.3 Kết quả sản xuất các sản phẩm truyền thông giáo dục về ATVSTP 2013 – 2014 Trang 38 39 40 3.4 Kết quả kiểm tra tại các xã, phường năm 2013 43 3.5 Kết quả kiểm tra tại các xã, phường năm 2014 44 3.6 Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được Chi cục ATVSTP thanh tra, kiểm tra năm 2013 – 2014 45 3.7 Hạ tầng của các cơ sở chế biến thực phẩm 49 3.8 Thông tin về nhân viên phục vụ 50 3.9 Hành vi thực hành tốt của nhân viên cơ sở chế biến thực phẩm 51 3.10 Số lượng cán bộ làm công tác dự phòng liên quan đến ATVSTP ở Trung tâm Y tế thành phố và xã/phường năm 55 2013 – 2014 3.11 Chất lượng cán bộ làm công tác dự phòng liên quan đến ATVSTP ở Trung tâm Y tế thành phố và xã/phường năm 2014 3.12 Cán bộ làm công tác VSATTP được đào tạo 3.13 Tình hình tài chính cho chương trình ATVSTP ở Trung tâm Y tế thành phố Lạng Sơn 58 59 60 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu 3.1 Nội dung Kết quả thanh, kiểm tra các cơ sở SX, CB, KD thực phẩm Trang 40 năm 2013 3.2 Kết quả thanh, kiểm tra các cơ sở SX, CB, KD thực phẩm 41 năm 2014 3.3 Số cơ sở SX, CB, KD thực phẩm đạt tiêu chuẩn 42 3.4 Kết quả cấp giấy chứng nhận đảm bảo ATVSTP mới 46 3.5 Kết quả cấp giấy chứng nhận đảm bảo ATVSTP tích lũy 46 3.6 Hoạt động công bố tiêu chuẩn sản phẩm 47 3.7 Hoạt động công bố quảng cáo sản phẩm 47 3.8 Điều kiện cơ sở vật chất kinh doanh thực phẩm năm 2014 48 3.9 Phương pháp chế biến thực phẩm 48 viii DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 3.1 Nội dung Kết quả thảo luận nhóm người chế biến thực phẩm về thực Trang 52 trạng đảm bảo ATVSTP 3.2 Kết quả thảo luận nhóm người tiêu dùng thực phẩm về thực 53 trạng đảm bảo ATVSTP 3.3 Kết quả phỏng vấn sâu của đại diện cơ sở chế biến thực phẩm 53 về yếu tố liên quan đến đảm bảo ATVSTP 3.4 Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường về 54 thực trạng và mối liên quan đến ATVSTP tại thành phố Lạng Sơn 3.5 Kết quả thảo luận nhóm Ban chỉ đạo liên ngành tuyến phường 56 của thành phố về yếu tố liên quan đến công tác đảm bảo ATVSTP 3.6 Kết quả thảo luận nhóm Ban chỉ đạo liên ngành tuyến xã của 56 thành phố về yếu tố liên quan đến công tác đảm bảo ATVSTP 3.7 Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo Ban chỉ đạo liên ngành 61 ATVSTP thành phố Lạng Sơn về các giải pháp đảm bảo ATVSTP của địa phương 3.8 Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo Chi cục An toàn thực phẩm về 62 các giải pháp đảm bảo ATVSTP tại thành phố Lạng Sơn 3.9 Kết quả thảo luận nhóm người kinh doanh thực phẩm của 63 thành phố về các giải pháp đảm bảo ATVSTP 3.10 Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo Chi cục Quản lý nông –lâm – thủy sản về các giải pháp đảm bảo ATVSTP tại thành phố Lạng Sơn 63 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với sức khoẻ của tất cả mọi người. An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là vấn đề đang được quan tâm trên toàn thế giới, đặc biệt là những nước phát triển. Thực phẩm an toàn đóng góp phần cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống con người, cũng như phát triển nòi giống dân tộc. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất lao động, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế và góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo [17], [18], [19]. Theo báo cáo của Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế, trong năm 2014, cả nước ghi nhận 194 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 5.203 người mắc, 4.160 người nhập viện và 43 trường hợp tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật là 72 vụ (37,1%), do độc tố tự nhiên là 65 vụ (33,5%), do hóa chất là 04 vụ (2,1%) và còn 53 vụ chưa xác định được nguyên nhân (27,3%). Hầu hết các trường hợp tử vong đều do ăn phải các thực phẩm có độc tố tự nhiên, trong đó nấm độc chiếm tới (30,2%), tiếp đến là cá nóc (11,6%) [21], [23]. Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta đã và đang được quan tâm nhiều hơn sau khi có các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan đã ra đời nhằm mục đích tăng cường quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm [20], [24], [27]. Các thể chế, chính sách đã giúp cho công tác quản lý nhà nước về ATVSTP ngày càng được củng cố và hoàn thiện hơn [27]. Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATVSTP hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Sự gia tăng về số lượng và quy mô các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; sự đa dạng hoá sản phẩm thực phẩm; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Công tác quản lý ATVSTP 2 hiện nay vẫn cón thiếu đồng bộ, nhất quán. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do hệ thống tổ chức, quản lý chưa hoàn chỉnh. Tại tuyến huyện, tuyến xã chưa có tổ chức chuyên trách về ATVSTP. Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ở Lạng Sơn còn gặp rất nhiều khó khăn do hệ thống quản lý chưa đủ năng lực để có thể thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ được giao. Theo thống kê từ năm 2005 đến năm 2013, tổng số các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là 36 vụ với 289 người mắc và 03 người chết. Số vụ ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Lạng Sơn cao hơn 1,4 lần (4,5 vụ/năm) so với trung bình cả nước (3,2 vụ/năm) [26]. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại thành phố Lạng Sơn trong thời gian qua ra sao ? Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại thành phố Lạng Sơn là gì ? Để tăng cường chất lượng quản lý ATVSTP tại thành phố Lạng Sơn cần có những giải pháp phù hợp với thực tế. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài nghiên cứu: "Thực trạng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và đề xuất giải pháp tại thành phố Lạng Sơn” với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại thành phố Lạng Sơn trong 2 năm 2013 - 2014. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và đề xuất giải pháp. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ Quản lý: là một quá trình do một người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được [33]. Quản lý An toàn thực phẩm: là quản lý trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định [27]. An toàn thực phẩm: là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người [27]. Chế biến thực phẩm: là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm [27]. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể [27]. Kinh doanh thực phẩm: là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm [27]. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm: là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người [27]. 4 1.1.2. Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trên th gi i 1.1.2.1. Thực hiện nghiêm túc thực phẩm an toàn từ trang trại tới bàn ăn. Để quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm các nước trên thế giới đều đặt vấn đề tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu, tuy nhiên, họ thực hiện thường xuyên, liên tục. Ở nhiều nước châu Âu, để đảm bảo ATVSTP, biện pháp giáo dục được áp dụng ngay từ khi còn học trong trường phổ thông, khi lên đại học và ra ngoài cuộc sống. Bên cạnh việc giáo dục cho người tiêu dùng, nhà sản xuất, cần phải nâng cao nhận thức của cả lực lượng chức năng. Tại Singapore, khi mở quán ăn hay một xe bán thực phẩm lưu động, người bán hàng phải học qua lớp tìm hiểu các quy định về ATVSTP. Lớp này được tổ chức thường xuyên tại nhiều nơi, đến tận cấp phường. Khi đã biết mà vẫn vi phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hàng quán được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATVSTP. Trung Quốc cũng có những chính sách nhằm đảm bảo ATVSTP như mỗi cơ quan phụ trách một khâu: Bộ Nông nghiệp quản lý nhà nước về các nông sản chính; Bộ Y tế quản lý ngành tiêu dùng; Tập đoàn Công nghiệp ô tô Thượng Hải (SAIC) quản lý ngành vận tải thực phẩm và Cơ quan Quản lý dược – thực phẩm Trung Quốc (SFDA) chịu trách nhiệm chung về ATVSTP. 1.1.2.2. Kiểm soát chặt chẽ thực phẩm nhập khẩu Nhật Bản áp dụng Luật ATVSTP, Luật Chống gây nhiễm và kiểm soát các loại dịch bệnh, Luật Ngoại thương và Ngoại hối, Luật Thương mại với những quy định chặt chẽ, chỉ cho phép nhập vào Nhật Bản những loại thực phẩm đảm bảo ATVSTP. Một số mặt hàng thực phẩm còn phải đáp ứng đầy đủ các quy định kiểm tra nghiêm ngặt khác mới được nhập vào Nhật Bản như: Không chứa các côn trùng gây bệnh hoặc có hại tới sức khỏe con người có trong thịt và cá tươi…Nước này còn quy định giấy phép nhập khẩu đối với một số loài cá đánh bắt tại các vùng duyên hải và rong biển ăn được. Ngoài ra, còn có một số ít các mặt hàng nằm trong diện quản lý nhập khẩu theo quy định của Luật 5 Ngoại thương và Ngoại hối yêu cầu quata nhập khẩu, phải được đồng ý trước của Bộ trưởng phụ trách chuyên ngành. Các mặt hàng này bao gồm: Cá đánh bắt ở vùng duyên hải Nhật Bản; mực ống; rong biển ăn được. Mỹ kiểm soát rất chặt chẽ nguồn thực phẩm nhập khẩu. Để có thể đưa thực phẩm vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin trên nhãn mác về thành phần dinh dưỡng, nhà sản xuất phải ghi thêm hàm lượng axit béo chuyển hoá (TFA) ngay sau dòng về hàm lượng axít béo no (saturated) và chesterol. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về nhập khẩu thực phẩm, với những quy định chặt chẽ. Ngoài quy định của FDA, còn có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Cục Nghề cá Mỹ (NMFS) đối với một số mặt hàng nông, thủy sản. FDA cho biết, ở Mỹ chỉ quy định những kháng sinh được phép sử dụng, còn tất cả những kháng sinh khác ngoài danh mục đều bị cấm [45], [49]. 1.1.3. Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam 1.1.3.1. Thực trạng chất lượng ATVSTP hiện nay Chất lượng ATVSTP hiện nay rất đáng lo ngại, đã được rất nhiều các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh. Nhiều nghiên cứu tại các cơ sở chế biến và kinh doanh thực phẩm cho thấy sự mất ATVSTP gặp ở tất cả các khâu [32], [38], [41]. Chính vì vậy mà chúng ta đã phải chi tiết hóa các hướng dẫn đến từng loại thực phẩm [9], từng loại chỉ tiêu [2]. Việc sử dụng không an toàn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi trồng trọt nông nghiệp, thủy hải sản hiện nay còn khá phổ biến. Chúng ta cũng có những vùng rau sạch, trái cây sạch, những nông trại chăn nuôi thực hiện đúng quy định, nhưng số lượng và tỷ lệ còn rất thấp, mới chỉ đạt 8,5% tổng diện tích rau cả nước, cây ăn quả an toàn đạt khoảng 20%. Thực phẩm có chứa chất độc hoặc được sử dụng chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu công nghiệp có hại cho sức khỏe cũng còn lưu hành rất nhiều trên thị trường như nước mắm có u-rê, hải sản tươi được ướp với u-rê để bảo quản; trứng gà có 6 Dioxin, sữa có chứa melamine, da lợn được tẩy trắng bằng thuốc tẩy; hạt dưa, bột ớt và bột điều nhuộm phẩm màu công nghiệp có chứa Rhodamin B; trái cây khô từ Trung Quốc bị nhiễm độc chì, xúc xích có chứa chất Polychlorobifenyls gây ung thư; bánh phở có tẩm formol, giò, chả chứa hàn the, rau củ quả có dư lượng chất bảo vệ thực vật; rượu tự nấu hoặc tự pha chế, làm giả. Một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cạnh cống rãnh hoặc gần ao tù, nước đọng rất mất vệ sinh, hoặc sử dụng dụng cụ lưu trữ, chế biến vô cùng dơ, bẩn. Các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra đã phát hiện trong mứt có dòi; hàng ngàn tấn thịt đông lạnh hôi thối (từ thịt trâu, bò, heo, gà, dê, cừu...) hết hạn sử dụng vẫn được tái chế đưa ra thị trường, rồi chân gà bị phát hiện có mủ xanh. Vấn đề ATVSTP tại các bếp ăn tập thể cũng đáng báo động ở khắp mọi nơi [37], [50]. Nguyên nhân làm cho thực phẩm không an toàn gồm thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại (vi khuẩn, virus, ký sinh, nấm) là nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp NĐTP tập thể [22], [29], [50]. Việc sử dụng những loại hóa chất, phụ gia dùng trong nông thủy sản, thực phẩm không đúng quy định đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng [28], [31]. (như dùng hóa chất không cho phép, hoặc hóa chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng hoặc chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản, chế biến, chưa kể một số độc tố tự nhiên). Các nghiên cứu của nhiều nhà chuyên môn và quản lý trong nước đã cho thấy thực trạng công tác bảo đảm chất lượng ATVSTP của chúng ta còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Tuy nhiên, chúng ta đã thực hiện được khá nhiều các hoạt động, công tác nhằm bảo đảm chất lượng ATVSTP. Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện tốt các hoạt động cơ bản của công tác bảo đảm chất lượng ATVSTP, đã đạt được những kết quả khá tốt [41], [47], [49]. 7 1.1.3.2. Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm * Tại tuyến Trung ương, công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) được giao cho 3 Bộ quản lý: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương. Tại Bộ Y tế, Cục ATTP được thành lập để giúp Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATVSTP. Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do tính chất đa ngành, để bao quát toàn bộ quá trình sản xuất nông lâm thủy sản, công tác quản lý chất lượng ATVSTP nông lâm thủy sản hiện nay được phân công cho nhiều đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện như Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt, Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật và Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối. Tại Bộ Công thương, công tác quản lý ATVSTP giao cho Vụ Khoa học Công nghệ làm đầu mối [27]. * Tại tuyến tỉnh, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ có Thông tư liên tịch số 12/2008/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục ATVSTP trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố [20], [27]. Đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Chi cục ATVSTP trực thuộc Sở Y tế với trung bình khoảng 11-15 biên chế hành chính; 43/63 tỉnh đã thành lập Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản với bình quân 12-15 biên chế hành chính/Chi cục. Nhiệm vụ của Chi cục ATVSTP tỉnh, được quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ như sau: 1) Tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch năm năm và quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực ATVSTP; 2) Trình Giám đốc Sở Y tế ban hành kế hoạch hằng năm, chương trình, đề án, dự án về ATVSTP trên địa bàn tỉnh; 8 3) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, đề án, dự án đã được phê duyệt về ATVSTP; 4) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý; triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh; 5) Phối hợp với các đơn vị liên quan ở địa phương hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý ATVSTP theo chuỗi cung cấp thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng; 6) Giúp Giám đốc Sở Y tế trong việc cấp, đình chỉ và thu hồi các giấy chứng nhận (GCN) liên quan đến ATVSTP theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Y tế; 7) Thực hiện thanh tra chuyên ngành về ATVSTP trên địa bàn tỉnh; 8) Tổ chức công tác thông tin, phổ biến kiến thức và pháp luật về ATVSTP trên địa bàn tỉnh; 9) Chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho các tuyến; tập huấn kiến thức ATVSTP cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; 10) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác quản lý ATVSTP theo quy định hiện hành; 11) Quản lý tổ chức, biên chế, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Sở Y tế; 12) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Y tế giao. * Tại tuyến huyện, ước tính cả nước số người tham gia quản lý chất lượng ATVSTP là 1.949 người (trung bình là 3,0 người/huyện). Các cán bộ này thuộc 9 khoa ATVSTP của Trung tâm y tế (TTYT) huyện hiện nay hoặc cán bộ của Đội y tế dự phòng theo mô hình TTYT huyện cũ. * Tại tuyến xã, ước tính cả nước số người tham gia quản lý chất lượng ATVSTP là 11.516 người (trung bình là 3,0 người /xã) (không chuyên trách), chưa được trả lương vì hiện tại cấp xã/phường không được giao chức năng quản lý về ATTP. 1.1.3.3. Hệ thống Thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm Tại Trung ương đã thành lập Thanh tra Cục ATTP và Thanh tra Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản. Tại tuyến tỉnh có Thanh tra Chi cục ATVSTP với tổng số cán bộ là 171 người và Thanh tra Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản với 1-3 cán bộ/tỉnh. Ngoài ra, trong ngành Nông Lâm nghiệp còn có hệ thống thanh tra chuyên ngành về thú y, bảo vệ thực vật từ Trung ương đến địa phương cũng góp phần vào công tác thanh tra, đảm bảo chất lượng ATTP [14], [27]. 1.1.3.4. Hệ thống kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Thực hiện Nghị định số 79/2008/NĐ-CP, mạng lưới kiểm nghiệm ATTP đang được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương. Theo thống kê của Cục ATTP, cả nước hiện có 72 cơ sở tham gia kiểm nghiệm ATTP trong ngành y tế. Các trung tâm kiểm nghiệm thuộc lĩnh vực Khoa học công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham gia tích cực vào công tác kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, qua thực tế giám sát cho thấy, nhiều cơ sở kiểm nghiệm còn chưa đáp ứng yêu cầu về hạ tầng, nhân lực được đào tạo, hóa chất, mẫu chuẩn, thiết bị hiện đại có độ chính xác cao rất thiếu, đặc biệt là các labo thuộc Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh. Đáng chú ý là chỉ có 34/63 tỉnh được công nhận phù hợp labo đạt chuẩn ISO/IEC/17025 là yêu cầu thiết yếu trong kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 10 1.1.3.5. Công tác kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm Trong thời gian qua, hoạt động kiểm tra, thanh tra đã được tăng cường, phát huy hiệu quả tích cực, kịp thời phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Theo số liệu báo cáo Cục An toàn thực phẩm trong 02 năm 2013 – 2014 cả nước có 64.717 đoàn thanh tra, kiểm tra, đã tổ chức thanh tra, kiểm tra được 1.400.239 cơ sở. Trong đó số cơ sở vi phạm năm 2013 là 149.022 cơ sở, chiếm 19,77 %. Năm 2014 là 126.072 cơ sở, chiếm 19,5%. Tổng số tiền phạt 44,483 tỷ đồng [21], [23]. Bên cạnh các hoạt động thanh tra ATTP của ngành y tế, thanh tra chuyên ngành về thú y, thủy sản, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra nên đã góp phần đảm bảo chất lượng ATTP, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản, thủy sản của Việt Nam trên thị trường thế giới đồng thời ngăn chặn kịp thời hàng hóa không đảm bảo chất lượng nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong các hoạt động thanh tra còn bộc lộ một số điểm bất cập, mỗi tỉnh chỉ có 1-2 cán bộ làm công tác thanh tra ATTP. Từ khi có Nghị định số 79/2008/NĐ-CP, thanh tra chuyên ngành về ATTP mới được thành lập ở Trung ương, Bộ Y tế hiện có 10 người, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 3 người làm công tác thanh tra chuyên ngành ATTP, ít hơn rất nhiều so với lực lượng ATTP ở một số nước. Do vậy, hoạt động thanh tra còn chưa thường xuyên, chủ yếu tập trung vào Tháng hành động vì chất lượng ATTP và các dịp Lễ, Tết... Mặt khác, trang thiết bị phục vụ tác nghiệp còn thiếu; việc xử lý vi phạm còn chưa kiên quyết; mức xử phạt thấp nên chưa đủ sức răn đe phòng ngừa (Đặc biệt là tuyến huyện, tuyến xã).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng