Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh vảy nến điều trị tại tr...

Tài liệu Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh vảy nến điều trị tại trung tâm da liễu dị ứng – bệnh viện trung ương quân đội 108

.PDF
53
1
148

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THANH HÀ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH VẢY NẾN ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM DA LIỄU DỊ ỨNG – BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THANH HÀ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH VẢY NẾN ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM DA LIỄU DỊ ỨNG – BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Hoàn thành được chuyên đề tốt nghiêp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các quý thầy cô trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện chuyên đề “Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh vảy nến điều trị tại Trung tâm Da liễu – Dị ứng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”. Tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và các phòng ban có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thiện chuyên đề. Xin trân thành cảm ơn các bác sỹ, điều dưỡng làm việc tại Trung tâm Da liễu – Dị ứng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Huyền - Cô đã dành nhiều thời gian quý báu để truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng chuyên khoa I. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Xin chân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Nguyễn Thanh Hà ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh vảy nến điều trị tại Trung tâm Da liễu – Dị ứng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong nghiên cứu này trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Nguyễn Thanh Hà MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................. v ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3 1.1.1. Đại cương về bệnh vảy nến ..................................................................... 3 1.1.2. Chẩn đoán bệnh vảy nến ......................................................................... 6 1.1.3. Điều trị ................................................................................................... 8 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 12 1.2.1. Trên thế giới ......................................................................................... 12 1.2.2. Tại Việt Nam ........................................................................................ 14 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................ 16 2.1. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh vảy nến điều trị tại Trung tâm Da liễu – Dị ứng – Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 năm 2022 ..... 16 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Trung tâm Da liễu – Dị ứng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. ........................................................................................ 16 2.1.2. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh vảy nến điều trị tại Trung tâm Da liễu – Dị ứng – Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 năm 2022 ............................................................................................................... 18 Chương 3: BÀN LUẬN......................................................................................... 27 3.1. Thực trạng của vấn đề khảo sát ................................................................... 27 3.1.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát .......................................................... 27 3.1.2. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh vảy nến......... 28 3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh vảy nến ...................................................................................................... 31 3.2.1. Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân .................................................... 31 3.2.2. Đề xuất giải pháp nâng cao kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh mắc bệnh vẩy nến ........................................................................................... 33 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 35 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC: BỘ CÂU HỎI iii BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NB Người bệnh BYT Bộ y tế CBYT Cán bộ y tế THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở TC- CĐ- ĐH Trung cấp, cao đẳng, đại học TT-GDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe WHO Tổ chức Y tế Thế giới iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm nhóm tuổi, giới và nơi cư trú của người bệnh ............... 19 Bảng 2.1: Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................. 20 Bảng 2.3: Kiến thức về phương pháp điều trị bệnh vảy nến.......................... 22 Bảng 2.4: Kiến thức về chăm sóc da và chế độ ăn uống ............................... 22 Bảng 2.5: Kiến thức đúng về biến chứng bệnh vảy nến ................................ 23 Bảng 2.6: Phân loại kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh vảy nến .. 23 Bảng 2.7: Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế ..................................................... 23 Bảng 2.8: Mức độ hài lòng về thông tin tuân thủ điều trị nhận từ CBYT ...... 24 Bảng 2.9: Tuân thủ chăm sóc da ................................................................... 25 Bảng 2.10: Tuân thủ đúng chế độ sinh hoạt .................................................. 26 Bảng 2.11: Tuân thủ tái khám ...................................................................... 26 v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Thời gian bị bệnh vảy nến ........................................................ 21 Biểu đồ 2.2: Thể bệnh vảy nến ..................................................................... 21 Biểu đồ 2.3: Tuân thủ dùng thuốc................................................................. 24 Biểu đồ 2.4: Tuân thủ chế độ ăn ................................................................... 25 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh vảy nến là một bệnh da mạn tính thường gặp chiếm khoảng 2 – 3% dân số thế giới. Tuy nhiên cũng có sự khác nhau tuỳ theo địa phương và chủng tộc. Tỷ lệ mắc trung bình ở châu Á là khoảng 0 - 4% ở Bắc Âu là 2% ở Mỹ là 2-2,6%, trong đó người da trắng có tỷ lệ mắc gấp đôi người da đen và người ta đã không phát hiện ra trường hợp vảy nến nào khi khám tầm soát 26.000 người da đỏ ở Nam Mỹ [7]. Ở Việt Nam tỷ lệ bệnh vảy nến chiếm khoảng 15% dân số và chiếm khoảng 64% tổng số bệnh nhân da liễu điều trị nội trú [2]. Trong những năm gần đây tỷ lệ người bệnh vảy nến đến khám và điều trị tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu TW ngày càng tăng. Năm 2017 có 2.288 lượt người bệnh. Năm 2018 có 3.198 lượt người bệnh. Năm 2020 có 3.665 lượt người bệnh Cho đến nay bệnh vảy nến chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Mặc dù, cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến ngày càng sáng tỏ hơn, nhưng nguyên nhân chính xác của bệnh cho đến nay vẫn chưa rõ. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng. Mục tiêu chính của điều trị là giảm viêm và kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp người bệnh kéo dài thời gian ổn định của bệnh cũng như ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Để đạt được mục tiêu đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người bệnh và thầy thuốc chuyên khoa, trong đó người bệnh cần tuần thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa cũng như cần biết những việc nên làm và không nên làm hàng ngày nhằm giúp kiểm soát và chúng sống hòa bình với bệnh được tốt hơn. Theo nghiên cứu tuân thủ điều trị ở bệnh nhân vảy nến cho thấy tới 40% người không tuân thủ đúng theo chỉ định về thuốc [3]. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tuân thủ điều trị của người bệnh điều trị vảy nến, cho thấy tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị và hiệu quả điều trị, bên 2 cạnh đó cũng đề cập tới một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị [3]. Tuy nhiên, ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và hiệu quả một số phương pháp điều trị bệnh vảy nến nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị của bệnh nhân vảy nến một cách toàn diện về chế độ dùng thuốc, vệ sinh và chế độ dinh dưỡng. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm tìm hiểu về kiến thức của người bệnh điều trị vảy nến về tuân thủ điều trị, cách thực hành nhằm có những khuyến nghị phù hợp giúp người bệnh quản lý tình trạng bệnh của bản thân. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh vảy nến điều trị tại Trung tâm Da liễu – Dị ứng – Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 năm 2022” góp phần nâng cao chất lượng điều trị của người bệnh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành chuyên đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tuân kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh vảy nến điều trị tại Trung tâm Da liễu – Dị ứng – Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao tuân thủ kiến thức về điều trị của người bệnh vảy nến điều trị tại Trung tâm Da liễu – Dị ứng – Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đại cương về bệnh vảy nến Vảy nến là bệnh da mạn tính, biểu hiện lâm sàng với nhiều hình thái khác nhau, đặc trưng là các tổn thương đỏ da, bong vảy, ngoài ra bệnh còn biểu hiện các triệu chứng tại niêm mạc, móng, khớp và liên quan tới hội chứng chuyển hóa. Bệnh tiến triển và nặng lên từng đợt, xen kẽ với những đợt bệnh thuyên giảm. Cho tới thời điểm hiện tại, căn nguyên của bệnh chưa hoàn toàn sáng tỏ và chưa có một phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh [7]. 1.1.1.1. Dịch tễ - Đây là một trong những bệnh da thường gặp nhất trên thế giới, chiếm tỷ lệ 1- 3% dân số thế giới [7]. - Bệnh xuất hiện ở cả hai giới và có thể ở mọi lứa tuổi - Tại Việt Nam, năm 2010, theo thống kê tại Bệnh viện Da liễu Trung ương có 2,2% tổng số người bệnh (NB) trên tổng số NB khám bệnh [8]. 1.1.1.2. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh Đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho nguyên nhân gây bệnh, các nghiên cứu mới thừa nhận rằng bệnh có liên quan tới cơ địa di truyền, rối loạn miễn dịch, tăng sinh thượng bì và một số yếu tố khởi phát bệnh [3], [1]. - Di truyền và bệnh vảy nến: + Mối liên quan giữa HLA và bệnh vảy nến đã được nhiều tác giả quan tâm trong hơn 70 năm gần đây. Gen di truyền nằm trên nhiễm sắc thể số 6 có liên quan tới một số kháng nguyên người (HLA) thường gặp như DR7, B13, B17, BW57, CW6. 4 Một nghiên cứu tiến hành trên 91 người bệnh vảy nến thông thường, cho thấy có liên quan đến các HLA lớp I (HLA-CW6) và lớp II (HLA-DR7). Hầu hết người bệnh, chiếm 91,9% có tính đặc thù CW6, đều có KN DR7, trong khi nhóm chứng là 50,3% [7]. + Tiền sử gia đình trong bệnh vảy nến đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và coi như là một yếu tố rủi ro. Tính chất gia đình của bệnh vảy nến đã được biết từ lâu và tiền sử gia đình được biết khoảng 30% các trường hợp [7]. - Rối loạn miễn dịch: vảy nến là bệnh có cơ chế miễn dịch với sự tham gia của lympho T hoạt hóa, các cytokines, IL-1, IL-6,IL-8, nhóm trung gian hóa học eicosanoides, prostaglandin, plasminogen mà kết quả cuối cùng là tăng sinh tế bào biểu bì, tăng gián phân gây nên bệnh vảy nến [8]. - Tăng sinh quá mức tế bào thượng bì trong vảy nến: trong vảy nến, sự phân chia của tế bào thượng bì hoạt động rất mạnh [3]. Một tế bào bình thường phát triển và rời khỏi bề mặt da cần 28 đến 30 ngày, tế bào da của NB vảy nến chỉ cần 3-4 ngày là trưởng thành và di chuyển lên bề mặt da, thay vì bong ra, chúng lại dính với nhau tạo nên thương tổn vảy da trong bệnh vảy nến. - Yếu tố khởi phát bệnh: một số yếu tố có thể khởi phát bệnh hoặc đợt cấp, làm bệnh nặng hơn đã được ghi nhận: + Chấn thương tâm lý: chấn thương tâm lý đóng vai trò quan trọng trong bệnh vảy nến và hầu hết người bệnh đều bị tác động ở các mức độ khác nhau. Finlay cho rằng, chấn thương tâm lý tác động sâu sắc đến các mặt đời sống của người bệnh vảy nến và việc đánh giá tác động xấu của chấn thương tâm lý trên từng người bệnh vảy nến cụ thể đóng góp tích cực vào chiến lược điều trị dự phòng phù hợp cho từng người bệnh cụ thể [7]. + Nhiễm khuẩn: đa số các tác giả đều công nhận các nhiễm khuẩn khu trú (tai mũi họng…), nguyên nhân chủ yếu là liên cầu tan huyết β nhóm A 5 gây khởi phát (chủ yếu vảy nến thể giọt) hoặc làm nặng và duy trì bệnh vảy nến có sẵn thông qua kích thích tăng sinh tế bào lympho T [7], [1]. + Chấn thương da gây tổn thương vảy nến (hiện tượng KoeNBer): hiện tượng KoeNBer trong bệnh vảy nến có thể xuất hiện trên các vết xước da do gãi, vết mổ, vết bỏng, vết tiêm chủng, đôi khi bị cháy nắng (sunburn). + Vai trò của một số thuốc: một số loại thuốc gồm ức chế β, lithium, corticoid đường toàn thân, interferon, chống viêm giảm đau nhóm nonsteroid, ức chế enzyme angiotensin, thuốc chống sốt rét (chloroquin, quinacrin…). Dùng corticoid đường toàn thân là nguyên nhân hay gặp nhất gây khởi phát bệnh vảy nến thể mủ. Hơn nữa, trong các trường hợp vảy nến thông thường do dùng corticoid toàn thân gây ra vảy nến thể mủ thì các lần tái phát sau thường cũng có xuất hiện vảy nến mụn mủ ở các mức độ khác nhau [7], [2], [23]. + Chế độ ăn uống, rượu và thuốc lá: * Chế độ ăn: chế độ ăn nhiều dầu cá, các chất tương tự vitamin A có lợi trong bệnh vảy nến [5]. Một chế độ ăn nhiều rau, hoa quả có tác dụng tăng khả năng bảo vệ đối với bệnh. Các yếu tố trong chế độ ăn như acid béo không bão hòa, gluten được cho là ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh. Tuy nhiên vấn đề này cũng còn có những bàn cãi, tranh luận [7] * Thuốc lá: Nghiên cứu tại Ecolse trên 216 người bệnh vảy nến và 626 chứng đã cho thấy rủi ro cao hơn ở những người nghiện thuốc lá so với nhóm không nghiện[23]. * Rượu: Người bệnh vảy nến nam thường là những người uống rượu quá mức, uống rượu nhiều gây ảnh hưởng đến điều trị cũng như rối loạn tâm lý người bệnh. Mặt khác, uống rượu có thể làm nặng lên vùng da có tổn thương, làm giảm đáp ứng điều trị[7], [22]. + Khí hậu, thời tiết: Ánh nắng mặt trời và dùng nước ấm là tốt cho người bệnh, trong khi 6 dùng nước lạnh làm bệnh nặng hơn. Tuy nhiên có một nhóm nhỏ người bệnh xuất hiện bệnh nặng hơn vào mùa hè, nhất là khi tiếp xúc với ánh nắng. Thể này hay gặp ở phụ nữ cao tuổi, tăng nhạy cảm với ánh sáng + Bệnh kết hợp: Vảy nến thường kết hợp với rối loạn chuyển hóa lipid, chuyển hóa đạm, đặc biệt là đột quỵ về tim mạch. Ngoài ra, vảy nến còn kết hợp với các bệnh viêm khác, bệnh tự miễn khác như bạch biến, viêm đa khớp dạng thấp. 1.1.2. Chẩn đoán bệnh vảy nến 1.1.2.1. Lâm sàng a. Vảy nến thể thông thường: Vảy nến hiện nay được cho là một bệnh lý toàn thân, với biểu hiện lâm sàng xuất hiện ở nhiều cơ quan và được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. - Thương tổn da: trong vảy nến thông thường, điển hình là các dát, mảng đỏ, giới hạn rõ, hơi gồ cao lên bề mặt da, kích thước to nhỏ khác nhau (0,5 -1cm trong vảy nến thể giọt, 1 - 3cm trong vảy nến đồng tiền, > 3cm trong vảy nến thể mảng), bề mặt tổn thương phủ nhiều vảy trắng sắp xếp thành nhiều lớp, dễ bong khi cạo. Thương tổn thường xuất hiện ở da những vùng tì đè, dễ sang chấn (rìa trán, khuỷu tay, đầu gối, xương cùng…), ở mặt duỗi nhiều hơn mặt gấp. - Thương tổn móng: hay gặp nhất là rỗ móng, tách móng, móng dày và mủn, có thể bị cả móng tay, móng chân. - Thương tổn khớp: với biểu hiện viêm khớp mạn tính, nhiều hình thái, thường xuất hiện ở các khớp nhỏ, nhỡ, khớp cột sống, trường hợp bệnh nặng, diễn biến lâu dài có thể dẫn tới biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp… - Tổn thương móng: 80% người bệnh có tổn thương móng tay, 35% có tổn thương móng chân. Móng có nhiều tổn thương như rỗ móng, dày sừng dưới móng, xuất huyết móng... Tổn thương khớp gây viêm khớp vảy nến. 7 - Tổn thương cơ quan nội tạng: Có thể kèm theo các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu... - Bệnh diễn biến thất thường, tiến triển từng đợt tái phát xen lẫn những thời kỳ ổn định bệnh. - Các rối loạn khác: NB vảy nến có thể kèm theo các bệnh lý khác tăng huyết áp, rối loạn lipid, đái tháo đường… - Triệu chứng cơ năng: có thể ngứa ít hoặc nhiều, tùy từng thể và giai đoạn bệnh. - Dựa vào kích thước của tổn thương, có thể chia vảy nến thể thông thường thành các thể sau: +) Thể giọt: Tổn thương dưới 1cm, thường gặp ở vảy nến mới phát bệnh, trẻ em, thiếu niên. +) Thể đồng tiền: Kích thước vài cm, trung tâm nhạt màu, bờ ngoài đỏ thẫm. +) Thể mảng: Kích thước 2 cm hoặc lớn hơn. Các mảng có thể liên kết nhau thành mảng lớn. b. Vảy nến thể đặc biệt khác - Thể mụn mủ lan toả: Mụn mủ, hồ mủ nông trên nền dát đỏ lan tỏa toàn thân từng đợt cộng với sốt cao [10]. Mụn mủ khu trú: vảy nến thể mủ lòng bàn tay bàn chân Barber, viêm da đầu chi liên tục Hallopeau. - Thể đỏ da toàn thân: Đỏ da ≥ 90% diện tích cơ thể. 1.1.2.2. Cận lâm sàng - Sinh thiết - nhuộm Hematoxylin eosin (HE): là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh vảy nến, rất có giá trị trong những trường hợp nghi ngờ chẩn đoán và giúp chẩn đoán phân biệt. Hình ảnh mô bệnh học đặc trưng trong bệnh vảy nến là lớp sừng dày có hiện tượng á sừng, lớp hột biến mất, lớp gai mỏng, mầm liên nhú dài ra và có vi apxe Munro trong lớp gai. Trung bì thâm 8 nhiễm bạch cầu lympho và giãn mạch nhú bì. - Xét nghiệm máu: có thể phát hiện các rối loạn chuyển hoá lipid máu, đường máu. 1.1.2.3. Chẩn đoán phân biệt Vảy nến cần phân biệt với các trường hợp bệnh da có tổn thương đỏ da bong vảy. Bệnh vảy nến cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý sau: - Á vảy nến: tổn thương thường là các sẩn, mảng màu hồng, có vảy trắng, cạo vảy có dấu hiệu “gắn xi”. - Vảy phấn hồng Gibert: tổn thương là các dát đỏ hình tròn hoặc bầu dục, ngoại vi có tổn thương viền vảy, trung tâm có xu hướng lành, tổn thương chủ yếu vùng thân mình, gốc chi. Bệnh có thể tự khỏi sau 4-8 tuần. - Giang mai thời kỳ II: sẩn hồng, thâm nhiễm, ngoại vi có viền vảy. Xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính. - Lupus ban đỏ dạng đĩa: thương tổn là các dát đỏ, có teo da, vảy da dính khó bong. 1.1.2.4. Tiến triển và biến chứng - Tiến triển: bệnh tiến triển từng đợt, xen kẽ những đợt bùng phát là thời kỳ bệnh thuyên giảm. Khi sạch thương tổn da cũng không thể coi là bệnh đã khỏi hoàn toàn. - Biến chứng: Bệnh diễn biến lâu ngày có thể gây chàm hóa, lichen hoá, bội nhiễm; đỏ da toàn thân. Vảy nến thể khớp có thể làm biến dạng khớp, cứng khớp, nhất là khớp cột sống. 1.1.3. Điều trị Cho đến nay chưa có phương pháp đặc hiệu nào để điều trị khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Chiến lược điều trị bao gồm: giai đoạn tấn công để làm sạch tổn thương và giai đoạn duy trì để giữ cho sự ổn định lâu dài. Tư vấn 9 cho người bệnh hiểu rõ về bệnh vảy nến, phối hợp với thầy thuốc trong điều trị cũng như dự phòng bệnh bùng phát [Error! Reference source not found.]. 1.1.3.1. Điều trị tại chỗ * Chỉ định: * Là đơn trị liệu đối với vảy nến thể mảng mức độ nhẹ. * Phối hợp với các thuốc đường toàn thân hoặc điều trị ánh sáng đối với vảy nến thể vừa và nặng hoặc cá thể vảy nến đặc biệt khác. a. Thuốc bôi tại chỗ - Dithranol, anthralin: điều trị tấn công hoặc điều trị củng cố, rất có hiệu quả đối với bệnh vảy nến thể mảng. Chống chỉ định với những trường hợp đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ. Tác dụng không mong muốn ít gặp, chủ yếu là gây kích ứng da. - Acid salicylic: Thuốc có tác dụng bạt sừng, bong vảy. Không bôi thuốc toàn thân vì có nguy cơ gây độc toàn thân, tăng men gan. - Calcipotriol: là một dẫn xuất của vitamin D3, điều trị bệnh vảy nến thể thông thường, lượng thuốc bôi, bôi dưới 30% diện tích da cơ thể (không quá 15g/ngày hoặc 100g/tuần). Calcipotriol có thể kết hợp với corticoid, dùng điều trị tấn công. Chế phẩm dạng gel dùng điều trị vảy nến da đầu, dạng mỡ dùng điều trị vảy nến ở thân mình. - Vitamin A axid dùng tại chỗ: có thể có các tác dụng phụ như kích ứng, đỏ da, bong vảy da. - Kẽm oxyd: tác dụng làm dịu da, giảm kích ứng, sử dụng kết hợp với các thuốc bạt sừng bong vảy mạnh. - Corticoid tại chỗ: thuốc dùng điều trị tấn công, tác dụng điều trị nhanh nhưng dễ tái phát sau ngừng thuốc, dùng kéo dài có thể gặp các tác dụng không mong muốn, cần phải giảm dần liệu khi đã kiểm soát được triệu chứng. 10 b. Quang trị liệu (phototherapy) Chỉ định: - Điều trị đơn trị liệu đối với vảy nến thể mảng mức độ vừa. - Có thể kết hợp với thuốc bôi hoặc một số thuốc toàn thân khác. Các thương pháp điều trị bằng ánh sáng được áp dụng: - UVA (320-400nm), PUVA (Psoralen phối hợp UVA) - UVB (290-320nm) ngày nay ít sử dụng, được thay thế dần bằng UVB dải hẹp (UVB-311 nm, Narrow Band-UVB). 1.1.3.2. Điều trị toàn thân * Chỉ định: Điều trị vảy nến thể mảng mức độ vừa và nặng và một số thể vảy nến khác. * Một số thuốc thường được sử dụng: - Methotrexat: điều trị đỏ da toàn thân do vảy nến, vảy nến thể mủ toàn thân, vảy nến thể mảng lan rộng. Cần theo dõi chức năng gan khi dùng thuốc kéo dài. - Acitretin: điều trị các thể vảy nến nặng, đặc biệt có hiệu quả tốt với vảy nến thể mủ. - Cyclosporin: điều trị những thể vảy nến nặng, khi dùng thuốc cần theo dõi chức năng thận và huyết áp thường xuyên. - Các thuốc trên có nhiều tác dụng phụ như gây quái thai, rối loạn chức năng gan, thận, giảm bạch cầu...Vì vậy, phải thận trọng khi chỉ định và phải theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị. - Corticoid: Sử dụng khi thật sự cần thiết và phải cân nhắc lợi, hại vì có thể sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt gây đỏ da toàn thân vảy nến hoặc vảy nến thể mủ toàn thân. - Các thuốc sinh học (biotherapy): đây là một phương pháp điều trị mới, là lựa chọn cuối cùng khi không đáp ứng với các phương pháp khác. 11 Thuốc cho hiệu quả cao nhưng giá thành còn đắt. 1.1.3.3. Khống chế và điều trị các yếu tố khởi phát bệnh Một số yếu tố có thể gây khởi phát bệnh hoặc đợt cấp và làm bệnh nặng hơn. Do đó cần có sự phối hợp giữa bác sĩ và người bệnh để tìm ra các yếu tố này để có chiến lược phòng và giúp điều trị bệnh một các hiệu quả nhất. - Giảm thiểu căng thẳng, lo âu. - Chăm sóc da đúng cách: bảo vệ cơ thể khỏi các tác động gây tổn thương da như tránh va chạm, nhiễm bẩn, côn trùng cắn, vệ sinh thân thể hàng ngày, không cần cố gắng loại bỏ tất cả vảy trên tổn thương, tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh, dùng nhiều xà bông làm da thêm khô ngứa. Thoa kem làm ẩm da theo đơn của bác sĩ, tránh gãi gây tổn thương da nặng hơn. - Bổ sung yếu tố vi lượng và vitamin: các yếu tố vi lượng như đồng, kẽm,… - Chế độ ăn và thói quen lành mạnh: ăn uống điều độ, một số thực phẩm giàu β- carotene, thức ăn có chứa vitamin D và ăn dầu cá có ích lợi trong bệnh vảy nến, khônguống rượu bia, không hút thuốc lá. Tập luyện để tránh tăng béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid, có nguy cơ khởi phát hay làm nặng lên bệnh vảy nến[7]. - Lưu ý khi sử dụng một số loạithuốc: thuốc chẹn β, kháng sinh nhóm β-lactam, thuốc điều trị sốt rét, đặc biệt cấm dùng tất cả các corticoid đường toàn thân - Vấn đề sử dụng thuốc nam, tắm nước lá trong điều trị bệnh: hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu sử dụng cây lô hội và dùng nước khoáng trong việc hỗ trợ điều trị vảy nến đạt hiệu quả tốt hơn [13]. Tuy chưa có công trình nghiên cứu sử dụng thuốc nam trong điều trị vảy nến nhưng nghiên cứu của PGS Trần Văn Tiến (2004) chỉ ra một số người bệnh vảy nến sau khi dùng thuốc nam thì thương tổn nặng hơn, một số trường hợp tiến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng