Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức về nhiễm khuẩn sau sinh của sản phụ tại bệnh viện phụ sản t...

Tài liệu Thực trạng kiến thức về nhiễm khuẩn sau sinh của sản phụ tại bệnh viện phụ sản tỉnh nam định năm 2022

.PDF
44
1
146

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÊ THỊ THU THẢO THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ NHIỄM KHUẨN SAU SINH CỦA SẢN PHỤ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÊ THỊ THU THẢO THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ NHIỄM KHUẨN SAU SINH CỦA SẢN PHỤ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 Ngành: Hộ sinh Mã số: 52720599 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN Ths.Bs. Đào Thị Hồng Nhung NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn vô hạn, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các tập thể và cá nhân đã luôn bên cạnh và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm nghiên cứu. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy – Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Khoa, Phòng, Trung tâm Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các anh chị tại khoa Sản – Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn cho em là Th.S Bs Đào Thị Hồng Nhung. Em rất vinh dự và hân hạnh nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, kiên nhẫn và thân thiện của cô. Với kiến thức chuyên sâu cả về phương pháp lẫn chuyên môn của cô khiến em hiểu và đi đúng hướng nghiên cứu ngay từ những bước đi đầu tiên. Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên em trong học tập và trong cuộc sống. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới những sản phụ tại khoa Sản – Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định đã hợp tác, nhiệt tình tham gia tạo điều kiện cho em hoàn thành nghiên cứu này. Em xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày… tháng … năm 2022 SINH VIÊN Lê Thị Thu Thảo ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nên trong nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Nam Định, ngày … tháng… năm 2022 Sinh viên Lê Thị Thu Thảo iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................ vii ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4 1.1.1. Nhiễm khuẩn sau sinh ............................................................................. 4 1.1.2. Dự phòng ................................................................................................ 5 1.1.3. Chăm sóc thời kỳ hậu sản ........................................................................ 6 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 8 1.2.1. Các nghiên cứu về kiến thức sau sinh của sản phụ sau đẻ trên thế giới .... 8 1.2.2. Một số nghiên cứu về kiến thức chăm sóc sau sinh của sản phụ sau đẻ tại Việt Nam .......................................................................................................... 9 Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIẾN ........................................................................ 11 2.1. Giới thiệu sơ lược về bệnh viện phụ sản Nam Định ..................................... 11 2.2. Thực trạng kiến thức về nhiễm khuẩn sau sinh của sản phụ tại bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định ............................................................................................. 12 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 12 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 12 2.2.3. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................. 12 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 12 2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ...................................................................... 13 2.2.6. Hạn chế nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ..................... 14 2.2.7. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 14 2.2.8. Kết quả khảo sát .................................................................................... 14 iv Chương 3: KẾT LUẬN ......................................................................................... 24 Chương 4: KHUYỄN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ....................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT Phụ lục 2: BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Phụ lục 3: DANH SÁCH 112 SẢN PHỤ ĐƯỢC PHỎNG VẤN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TỈNH NAM ĐỊNH v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVBMTSS Bảo vệ bà mẹ, trẻ sơ sinh CTC Cổ tử cung HA Huyết áp Hb Hemoglobin HS Hộ sinh NKSS Nhiễm khuẩn sau sinh TC Tử cung TSM Tầng sinh môn VK Vi khuẩn VPM Viêm phúc mạc VTTM Viêm tắc tĩnh mạch WHO Tổ chức Y tế Thế giới vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phân bố theo dân tộc, nơi ở, nghề nghiệp,độ tuổi của sản phụ................ 15 Bảng 3.2: Cách vệ sinh âm hộ, TSM khi bị NKSS ................................................. 16 Bảng 3.3: Hiểu biết về số lần vệ sinh bpsd trong ngày ........................................... 17 Bảng 3.4: Hiểu biết về khái niệm NKSS ................................................................ 17 Bảng 3.5: Kiến thức về thời gian NKSS thường xảy ra .......................................... 18 Bảng 3.6: Hiểu biết về cách xử trí khi có biểu hiện NKSS ..................................... 18 Bảng 3.7: Kiến thức về thể trạng ảnh hưởng đến NKSS......................................... 19 Bảng 3.8: Đánh giá kiến thức về nhiễm khuẩn sau sinh của sản phụ ...................... 20 Bảng 3.9: Nơi ở ảnh hưởng đến kiến thức.............................................................. 20 Bảng 3.10: Nghề nghiệp ảnh hưởng đến kiến thức ................................................. 21 Bảng 3.11: Độ tuổi ảnh hưởng đến kiến thức ......................................................... 21 Bảng 3.12: Số lần sinh con ảnh hưởng đến kiến thức ............................................. 22 Bảng 3.13: Người sống cùng ảnh hưởng đến kiến thức .......................................... 22 Bảng 3.14: Yếu tố phương tiện giúp tiếp cận thông tin về NKSS ........................... 23 Bảng 3.15: Sự hiểu biết về hướng dẫn của ĐD,HS ảnh hưởng đến kiến thức ......... 23 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Hiểu biết về thời gian hay khố ........................................................... 16 Biểu đồ 3.2: Kiến thức về nguy cơ trước đẻ gây NKSS ......................................... 19 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn sau sinh là những trường hợp nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục trong thời kỳ sau đẻ (6 tuần đầu sau đẻ), hay gặp nhất là từ vùng rau bám. Nhiễm khuẩn sau sinh (NKSS) là một trong năm tai biến sản khoa thường gặp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển do nhiều nguyên nhân từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị yếu kém, chủ yếu do quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn ở các cơ sở y tế chưa thực sự được đảm bảo [1] [6]. Theo thống kê của WHO, hàng năm trên thế giới có khoảng năm triệu trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến thai nghén xảy ra, trong đó có khoảng 75.000 trường hợp tử vong. Tỷ lệ nhiễm khuẩn cao hơn ở những cơ sở y tế có hạ tầng kém phát triển. Nhiều ca tử vong mẹ do nhiễm khuẩn có thể ngăn ngừa được [3] [13]. Nhiễm khuẩn sau sinh một phần do sản phụ thiếu kiến thức về chăm sóc sau đẻ cũng như các kiến thức về nhiễm khuẩn sau sinh làm cho tỷ lệ nhiễm khuẩn sau đẻ tăng lên đáng kể. Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng kiến thức về nhiễm khuẩn sau sinh của các bà mẹ vẫn còn kém, chưa thực sự được chính bản thân bà mẹ và các thành viên khác trong gia đình cũng như cộng đồng quan tâm. Một nghiên cứu của Reza Sharafi (2013) trên 316 bà mẹ tại Iran cho thấy, 78,5% bà mẹ có kiến thức về chăm sóc sau sinh của các bà mẹ ở mức trung bình. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng là 13,3%. Có 8,2% bà mẹ không có kiến thức về chăm sóc sau đẻ [15]. Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhiễm khuẩn sau sinh và cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn sau sinh trong nước đã giảm đi đáng kể qua các năm. Tuy nhiên Việt Nam là một nước khí hậu nóng ẩm dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập. Bên cạnh đó, nước ta là nước phát triển nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, điều kiện làm việc khó khăn, thu nhập thấp, trình độ văn hóa của người dân chưa cao, cho nên kiến thức về phòng bệnh và chăm sóc sau đẻ của các sản phụ và gia đình vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, nhiễm khuẩn sau sinh thường gặp ở các sản phụ là người dân tộc thiểu số hay gia đình ở nông thôn – nơi có các hủ tục về chăm sóc sau đẻ như: kiêng tắm gội, phải ở trong phòng kín, nằm một chỗ không vận động sau đẻ,… vì thế mà tỷ lệ NKSS còn đáng kể. Qua đó ta cũng thấy rằng thiếu hụt kiến thức là một trong những nguyên nhân dẫn đến NKSS tăng lên. Ở 2 trong nước, tuy có nhiều nghiên cứu liên quan đến nhiễm khuẩn sau sinh nhưng lại rất ít các nghiên cứu về kiến thức của các bà mẹ về nhiễm khuẩn sau sinh, đặc biệt ở Nam Định chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này [10]. Nhận thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn sau sinh trong nước vẫn còn đáng kể, mà kiến thức của sản phụ về bệnh là yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác phòng ngừa, hạn chế tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn sau sinh. Vì vậy, chúng tôi thực hiện khảo sát "Thực trạng kiến thức về nhiễm khuẩn sau sinh của sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định năm 2022" với mục tiêu sau. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU -Thực trạng kiến thức về nhiễm khuẩn sau sinh của sản phụ tại khoa Sản Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định năm 2022. - Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức về nhiễm khuẩn sau sinh của các sản phụ tại khoa Sản bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Nhiễm khuẩn sau sinh 1.1.1.1. Các khái niệm [4] - Nhiễm khuẩn sau sinh là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục trong thời kỳ hậu sản, đường vào của vi khuẩn từ bộ phận sinh dục theo đường máu, nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo, cổ tử cung qua tổn thương đường sinh dục trong và sau đẻ. - NKSS là một trong năm tai biến sản khoa có tỷ lệ gây tử vong cho sản phụ rất cao. Tuy nhiên, đây là tai biến mà chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được. 1.1.1.2. Các yếu tố nguy cơ * Do các loại vi khuẩn - Ái khí: liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn E.Coli… - Kỵ khí: Clostridium, Bacteroide, mủ xanh… [7] - Hầu hết VK có liên quan là Staphylococus hoặc Streptococus và nhóm gram âm. * Con đường xâm nhập của vi khuẩn - Vi khuẩn qua vùng nhau bám ở TC, nhất là khi sót rau, sót màng - Từ niêm mạc TC: thường gặp nhất là bế sản dịch - Từ vết thương đường sinh dục: + Vùng rau bám là vết thương nham nhở + Sản dịch là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển + Rách, cắt khâu TSM, âm đạo, CTC 1.1.1.3. Các yếu tố thuận lợi Các yếu tố thuận lợi dẫn đến nhiễm khuẩn sau đẻ cần kể đến là: - Vô trùng không tốt: chưa sát khuẩn tay hay dụng cụ thăm khám, làm thủ thuật chưa được đảm bảo vô trùng. 5 - Kỹ thuật thăm khám không vô trùng. - Thủ thuật sản khoa không đúng chỉ định của bác sĩ, không vô trùng. - Không thụt tháo phân và vệ sinh TSM trước khi sinh hay không vệ sinh âm hộ, TSM trước và sau khi thăm khám. - Có thực hiện bóc rau nhân tạo hay kiểm soát tử cung nhưng không được vô khuẩn. - Ối vỡ non, ối vỡ sớm. - Chuyển dạ kéo dài. - Nhiễm trùng ối. - Rách CTC, âm đạo, tầng sinh môn mà không được xử trí, chăm sóc tốt. - Chăm sóc hậu sản vùng tầng sinh môn không tốt. - Sản phụ có viêm nhiễm đường sinh dục từ trước và trong khi đẻ. - Thể trạng kém : thiếu máu, cao HA thai kỳ, suy sinh dưỡng hoặc bị mệt mỏi trong khi chuyển dạ. 1.1.1.4. Các hình thái lâm sàng - Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung - Viêm niêm mạc tử cung - Viêm cơ tử cung - Viêm dây chằng rộng và phần phụ - Viêm phúc mạc tiểu khung - Viêm phúc mạc toàn thể - Nhiễm khuẩn huyết - Viêm tắc tĩnh mạch 1.1.2. Dự phòng Để hạn chế nhiễm khuẩn sau sinh cho các sản phụ, trong thời kỳ hậu sản, các sản phụ cần thực hiện tốt những việc sau: -Về dinh dưỡng: +Ăn uống đủ dinh dưỡng, không kiêng khem. Bổ sung các thực phẩm giàu protein, chất xơ và vitamin để hỗ trợ phục hồi cho cơ thể. 6 +Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, và nên uống nước ấm, giúp hỗ trợ bài tiết. Cùng với đó là giúp bài tiết sữa tốt hơn. +Không ăn các thực phẩm có quá nhiều gia vị cay, chua và các thực phẩm có tính hàn vì có thể gây hiện tượng tiêu chảy, hoặc hậu sản. +Không nên ăn đồ mặn, hoặc các thức ăn lên men, không ăn đồ ăn sống để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh. -Về chế độ vận động: +Vận động đi lại sớm, không nằm một chỗ và trong buồng tối. +Việc vận động có thể thực hiện sau 6 – 8 tiếng sau sinh. Tuy nhiên không nhất định phải dậy đi lại; mà có thể thay đổi tư thế ngay trên giường. Khi sức khỏe sản phụ cho phép thì có thể ngồi dậy và tập đi lại từ từ. -Chế độ vệ sinh +Vệ sinh và giữ khô sạch vùng kín, vết khâu tầng sinh môn, vết mổ thành bụng. +Nên đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu để hệ bài tiết được hoạt động sớm nhất. Sau khi đi vệ sinh có thể rửa lại bằng nước sạch, hoặc nước đun sôi để nguội; tránh trường hợp xối nước trực tiếp hoặc thụt rửa bên trong âm đạo. Sau khi rửa vệ sinh thấm khô tử trước ra sau tránh trường hợp nhiễm khuẩn. +Thay băng vệ sinh từ 4 – 6 tiếng/ lần và rửa vệ sinh mỗi lần thay băng + Giữ vệ sinh toàn thân để cơ thể luôn được sạch sẽ và thoải mái; chú ý tắm rửa nhanh chóng bằng nước ấm, nơi kín gió để tránh cảm lạnh. 1.1.3. Chăm sóc thời kỳ hậu sản 1.1.3.1. Chăm sóc tầng sinh môn - Hằng ngày làm thuốc âm hộ, tầng sinh môn cho sản phụ. - Quan sát và phát hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn tầng sinh môn. - Hướng dẫn sản phụ vệ sinh bộ phận sinh dục sau mỗi lần đại, tiểu tiện, thay băng vệ sinh 3 lần/ ngày. 7 - Hướng dẫn sản phụ vệ sinh bộ phận đúng cách: không ngồi vào chậu nước, dùng ca múc nước rửa bộ phận sinh dục, tránh không cho nước vào trong âm đạo, thấm khô và đóng băng vệ sinh. 1.1.3.2. Chăm sóc thể chất cho các bà mẹ sau đẻ * Dinh dưỡng Khẩu phần ăn của bà mẹ có ảnh hưởng lớn đến khả năng hồi phục sức khỏe sau đẻ, ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh. Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng, bà mẹ cho con bú trong 6 tháng đầu cần thêm 550 đến 675 Kcal/ngày so với bình thường khoảng từ 2200 – 2300 Kcal/ngày, tức là sẽ phải đạt từ 2750 đến 2975 Kcal/ngày. Hiện nay, theo thống kê của Viện dinh dưỡng, các bà mẹ ở Việt Nam mới chỉ đạt 2100 Kcal/ngày; như vậy, mới chỉ đảm bảo được 76% nhu cầu tối thiểu của bà mẹ sau đẻ [5]. Ăn không đủ lượng và chất trong các bữa ăn hàng ngày, không bổ sung các vi chất dinh dưỡng như Vitamin A, Sắt, Iốt là một nguy cơ có hại cho sức khỏe của bà mẹ sau đẻ. Thiếu Iốt làm cho trẻ phát triển chậm trí tuệ. Thiếu Vitamin A gây tổn thương ở mắt cho trẻ như quáng gà, mù do khô mắt. Thiếu Sắt và Folate gây thiếu máu. Trên thế giới, tại châu Phi, châu Á, châu Mỹ La Tinh là những khu vực có tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt cao. Bà mẹ cần được bổ sung Vitamin A hai lần, và viên Sắt thường xuyên trong thời gian 4 tuần sau khi sinh. Bổ sung Iốt bằng khẩu phần ăn và các muối trộn Iốt có sẵn trên thị trường [5]. * Vệ sinh, lao động và nghỉ ngơi Thời kỳ mang thai và sinh nở đã tiêu tốn nhiều năng lượng cũng như sức sức lực của người phụ nữ, vì vậy nếu không có chế độ lao động và nghỉ ngơi thích hợp trong thời kỳ sau đẻ, bà mẹ sẽ có những hệ lụy về sức khỏe như mất ngủ, giảm cân, suy nhược cơ thể, rối nhiễu tâm lý, trầm cảm, dễ mắc bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bà mẹ cần phải có một chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý phòng tránh chảy máu, sa sinh dục, giảm lượng sữa; cần phải ngủ đủ giấc ít nhất 7 – 8 giờ/ngày) để phục hồi sức khỏe. Chế độ vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục đúng cách sẽ giúp tránh được các nhiễm khuẩn về vú, nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu. Các biện pháp vệ sinh thân thể hợp lý: Tắm nhanh bằng nước ấm, vệ sinh vú 8 và âm hộ hàng ngày [2]. * Sinh hoạt tình dục Thời điểm kết thúc thời kỳ hậu sản (6 tuần sau sinh) là lúc bà mẹ có thể sinh hoạt tình dục trở lại, nếu có nhu cầu và sức khỏe ổn định. Do đó, cần cung cấp những kiến thức cơ bản về thời điểm hoạt động tình dục trở lại, nguy cơ có thai cũng như các biện pháp tránh thai sau đẻ; đặc biệt, là các bà mẹ sau sinh mổ. Bà mẹ thiếu kiến thức về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) có thể dẫn đến có thai ngoài ý muốn, khoảng cách sinh gần, ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và những đứa con. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Hồi [9] và Trịnh Hữu Vách [10], công tác tư vấn về các biện pháp tránh thai cho bà mẹ sau đẻ còn chưa được chú ý. Rất nhiều các bà mẹ không biết khi nào có thể có thai trở lại, khi nào cần áp dụng biện pháp tránh thai và biện pháp tránh thai nào phù hợp cho bà mẹ sau đẻ và đang nuôi con bằng sữa mẹ. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Các nghiên cứu về kiến thức sau sinh của sản phụ sau đẻ trên thế giới Kiến thức về chăm sóc sau đẻ có ý nghĩa rất cơ bản đối với bà mẹ vì có thể giúp phát hiện sớm và xử trí kịp thời các bất thường của bà mẹ giai đoạn này, góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong bà mẹ. Không những bổ sung và nâng cao kiến thức còn giúp các bà mẹ có thực hành chăm sóc bản thân và chăm sóc trẻ một cách khoa học. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, kiến thức và thực hành về chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ của bà mẹ chưa được chính bản thân bà mẹ và các thành viên khác trong gia đình cũng như cộng đồng quan tâm nhiều như kiến thức về mang thai và sinh đẻ. Một nghiên cứu của tác giả Kimberly Smith (2004) trên 428 bà mẹ ở Mali cho thấy có 80% bà mẹ khẳng định cần có kiến thức và thực hành chăm sóc trước đẻ, trong khi tỷ lệ trả lời đối với chăm sóc sau đẻ chỉ có 60% [12]. Nghiên cứu này cũng cho thấy có 21,1% các bà mẹ không biết cần phải đi khám lại sau đẻ, 18% các bà mẹ cho rằng chỉ đi khám sau đẻ khi xuất hiện dấu hiệu bất thường, chỉ có 2,1% các bà mẹ cho rằng cần thiết phải có cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe trong vòng hai tuần đầu sau đẻ. 9 1.2.2. Một số nghiên cứu về kiến thức chăm sóc sau sinh của sản phụ sau đẻ tại Việt Nam Có rất ít nghiên cứu về kiến thức và thực hành của bà mẹ sau đẻ, trong nghiên cứu của Lê Thị Vân và Vương Tiến Hòa [11] về thực trạng công tác chăm sóc sau sinh tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2003 cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về chăm sóc sơ sinh đạt là 40%, trong khi kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm chỉ đạt 25,6%, kiến thức về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình cũng chỉ đạt 29,2%. Chỉ có 50,7% và 59,5% các bà mẹ có kiến thức phải bổ sung viên Sắt và Vitamin A thời kỳ sau sinh. Kết quả của một số nghiên cứu về lĩnh vực này cho thấy kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ còn có nhiều bất cập. Tổng quan hệ thống của UNFPA (2007) cũng cho thấy kiến thức của bà mẹ về chăm sóc sau sinh rất thấp. Đặc biệt, các bà mẹ ở miền núi, KAP (kiến thức – thái độ – thực hành) về làm mẹ an toàn khá thấp (kiến thức khá: 13,1%, thái độ đúng: 36,4% và thực hành đúng: 10%) [14]. Như vậy, thực trạng về kiến thức, thực hành chăm sóc sau đẻ ở Việt Nam không chỉ thiếu, yếu mà còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố về giá trị, niềm tin truyền thống hay gọi là phong tục tập quán. Nguyễn Thị Ngọc Anh nghiên cứu các vấn đề y tế cơ sở và các vấn đề sức khoẻ cộng đồng ưu tiên, sức khoẻ sinh sản là một thách thức trước thềm thế kỷ 21. Viện chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế năm 2000, cho thấy thời gian ở cữ theo quan niệm truyền thống là 100 ngày (3 tháng 10 ngày), bà mẹ trong thời gian ở cữ cũng phải tuân theo rất nhiều các kiêng kỵ trong chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Ví dụ, kiêng gội đầu và tắm, kiêng xem tivi, đọc sách, kiêng ăn cá và những chất tanh, kiêng ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp... [8]. Mặc dù, số lượng không nhiều như các nghiên cứu về mang thai và sinh nở, các nghiên cứu chăm sóc sau sinh của các tác giả trên thế giới và tại Việt Nam đã mô tả khái quát về thực trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh với những đặc điểm chung về kiến thức thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ còn có nhiều bất cập, mang đậm màu sắc của tập quán và phong tục, sự tham gia của nhiều thành viên trong gia đình và sự bỏ ngỏ của hệ thống y tế khi trao toàn bộ việc chăm sóc sau đẻ cho gia đình và cộng đồng. Giai đoạn sau đẻ chứa đựng rất nhiều nguy cơ về 10 sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh đối với những bà mẹ đẻ thường, còn với bà mẹ sinh mổ thì nguy cơ đó càng cao hơn rất nhiều. Nếu bà mẹ được cung cấp kiến thức đầy đủ và hướng dẫn thực hành trong việc chăm sóc sau đẻ thì nguy cơ mắc nhiễm khuẩn sau sinh sẽ giảm đáng kể và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà mẹ, đem lại hạnh phúc cho mọi gia đình, cộng đồng và xã hội. Tại Nam Định nói chung và Bệnh viện phụ sản Nam Định nói riêng còn ít các nghiên cứu về kiến thức của các bà mẹ về nhiễm khuẩn sau sinh. Đây cũng là lý do mà nhóm nghiên cứu muốn thực hiện chuyên đề này, nhằm tăng cường kiến thức cho bà mẹ, đầy lùi nguy cơ mắc nhiễm khuẩn sau sinh không đáng có. 11 Chương 2 LIÊN HỆ THỰC TIẾN 2.1. Giới thiệu sơ lược về bệnh viện phụ sản Nam Định Bệnh viện Phụ sản Nam Định nằm ở số 168 Trần Đăng Ninh, phường Trần Đăng Ninh, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng. Bệnh viện gồm có 14 chuyên khoa chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé, 250 giường bệnh. Trong đó khoa Sản nằm ở tầng 2 có 60 giường, điều trị và chăm sóc các trường hợp dọa đẻ non, kế hoạch hóa gia đình và điều trị theo yêu cầu, trong đó chủ yếu là chăm sóc sản phụ sau đẻ, trung bình hàng tháng có 1000 lượt bệnh nhân điều trị. Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng