Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức về lối sống và chế độ ăn của người bệnh xơ gan điều trị ngo...

Tài liệu Thực trạng kiến thức về lối sống và chế độ ăn của người bệnh xơ gan điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang năm 2022

.PDF
48
1
92

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ LỐI SỐNG VÀ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI BỆNH XƠ GAN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ LỐI SỐNG VÀ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI BỆNH XƠ GAN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRƯƠNG TUẤN ANH NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào Tạo sau đại học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã trực tiếp hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám Đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy Trương Tuấn Anh - Người đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin trân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tôi có được số liệu cho nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ Nguyễn Thị Ánh Nguyệt ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ Nguyễn Thị Ánh Nguyệt iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1 Chương 1 ....................................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................................. 3 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 3 1.1.1. Đại cương về Xơ gan ........................................................................................ 3 1.1.2. Khái niệm tự chăm sóc ...................................................................................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 10 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 11 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................................... 11 Chương 2 ..................................................................................................................... 13 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ........................................................................ 13 2.1. Giới thiệu sơ lược về BVĐK tỉnh Bắc Giang ......................................................... 13 2.2. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh xơ gan tại BVĐK tỉnh Bắc Giang ........................................................................................................................... 14 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................ 14 2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 14 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 14 2.2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 14 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 14 2.2.6. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ..................................................... 15 2.2.7. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 15 2.2.8. Kết quả khảo sát ................................................................................................. 15 2.3.3. Tương quan giữa đặc điểm cá nhân và kiến thức của người bệnh ....................... 21 Chương 3 ..................................................................................................................... 23 BÀN LUẬN ................................................................................................................. 23 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.............................................................. 23 iv 3.2. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh xơ gan điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Bắc Giang. ................................................................................................ 25 3.2.1. Kiến thức về lối sống, sinh hoạt .......................................................................... 25 3.2.2. Kiến thức về chế độ dinh dưỡng ......................................................................... 26 3.2.3. Tương quan giữa một số đặc điểm cá nhân và kiến thức ..................................... 27 3.3. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục. ......................................................... 28 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 30 4.1. Thực trạng kiến thức về lối sống của người bệnh xơ gan ....................................... 30 4.2. Thực trạng kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh xơ gan .................................. 30 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................................ 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVĐK Bệnh viện đa khoa BV Bệnh viện ĐTNC Đối tượng nghiên cứu HBV Viêm gan virus B HCV Viêm gan virus C NB Người bệnh TCS Tự chăm sóc vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố ĐTNC theo tuổi và giới tính (n=58) ...................................... ….15 Bảng 2.2. Phân bố nghề nghiệp của người bệnh xơ gan (n=58) ............................... 16 Bảng 2.3. Hoàn cảnh phát hiện mắc xơ gan của người bệnh (n=58)............................. 17 Bảng 2.4. Triệu chứng người bệnh đang mắc phải (n=58) ............................................ 18 Bảng 2.5. Nguồn tiếp cận thông tin về bệnh của ĐTNC (n =58) ................................... 19 Bảng 2.6. Thực trạng kiến thức về lối sống, sinh hoạt của người bệnh (n=58) .............. 19 Bảng 2.7. Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh (n=58) ............. 20 Bảng 2.8. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh (n=58) ............................ 21 Bảng 2.9. Tương quan giữa đặc điểm cá nhân với kiến thức tự chăm sóc của người bệnh (n=58).................................................................................................................. 21 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Phân bố ĐTNC theo trình độ học vấn…………………………………16 Biểu đồ 2.2. Phân bố ĐTNC theo thời gian điều trị bệnh…………………………...17 Biểu đồ 2.3. Phân bố nguyên nhân mắc xơ gan của người bệnh……………………18 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Gan là một trong những tạng lớn nhất cơ thể nằm ở vùng hạ sườn phải, có chức năng nội tiết và ngoại tiết. Một trong các chức năng quan trọng của gan là chuyển hóa glucid, lipid, protein và một số hoocmon. Xơ gan là một bệnh lý đặc trưng bởi thay đổi cấu trúc các tiểu thùy gan bằng tổ chức xơ, cục tân tạo. Xơ gan là giai đoạn cuối trong diễn biến mọi bệnh lý gan mạn tính. Xơ gan tiến triển chậm qua nhiều năm, ở giai đoạn sớm (giai đoạn còn bù) nếu phát hiện kịp thời và điều trị tích cực thì có khả năng cao hồi phục gần như hoàn toàn chức năng gan. Tuy nhiên, các triệu chứng diễn biến của xơ gan thường không điển hình, dễ nhầm lẫn do đó người bệnh thường phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, ít có khả năng hồi phục mà chủ yếu chữa triệu chứng. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, thực phẩm chế biến sẵn, mất vệ sinh an toàn thực phẩm và lối sống ít vận động đã khiến mức độ tổn thương gan ngày càng gia tăng và trầm trọng. Xơ gan trở thành một bệnh lý mạn tính gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của con người. Đồng thời nếu không được chăm sóc và điều trị tích cực, xơ gan phát triển nhanh và dễ trở thành ung thư gan, làm tăng gánh nặng y tế cho bản thân người bệnh, ảnh hưởng tới gia đình và xã hội. Theo thống kê, mối năm trên thế giới có khoảng 2 triệu ca tử vong liên quan đến bệnh gan, trong đó 50% do nguyên nhân xơ gan, còn lại do viêm gan vius và ung thư biểu mô tế bào gan [14]. Theo trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, xơ gan được xếp là nguyên nhân gây tử vong phổ biến đứng thứ 11 ở Mỹ năm 2017. Nghiên cứu của Mokdad và cộng sự [14]. cũng cho thấy uống rượu quá mức có thể là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan ở hầu hết các vùng của Mỹ Latinh. Tại Việt Nam, chưa có số liệu thống kê cụ thể về số ca mắc, tuy nhiên người mắc xơ gan đang có xu hướng gia tăng và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là xơ gan do rượu[5]. Theo thống kê của WHO, Việt Nam là nước có tỷ lệ người dân mắc bệnh xơ gan khá cao khoảng 5% dân số. Trong đó, xơ gan do vius và xơ gan do sử dụng rượu bia là hai nguyên nhân hàng đầu chiếm khoảng 40% và 18% [5]. Điều này phần nào phản ảnh lối sống chưa lành mạnh của người bệnh dẫn tới những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và đe dọa tính mạng chính bản thân họ. 2 Một vấn đề đáng quan tâm đó là xơ gan không có biện pháp điều trị đặc hiệu, chỉ có thể điều trị và phục hồi chức năng gan ở giai đoạn sớm của quá trình xơ hóa, nhưng tỷ lệ này rất nhỏ. Người bệnh khi phát hiện xơ gan thường là giai đoạn muộn, chủ yếu điều trị triệu chứng. Do đó, vấn đề kiến thức về bệnh lý, tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế và thực hiện lối sống lành mạnh sẽ giúp kéo dài thời gian tiến triển bệnh và giảm biến chứng cho người bệnh. Đặc biệt với người bệnh xơ gan điều trị ngoại trú, việc cung cấp kiến thức về bệnh và giúp họ thực hiện lối sống tích cực đang được phát huy để làm chậm quá trình xơ hóa gan và kéo dài tuổi thọ. Xuất phát từ những lý do trên, học viên lựa chọn chuyên đề “Thực trạng kiến thức về lối sống và chế độ ăn của người bệnh xơ gan điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022” với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức về lối sống và chế độ ăn của người bệnh xơ gan điều trị ngoại trú tại Khoa Truyền Nhiễm-Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về lối sống và chế độ ăn của người bệnh xơ gan điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đại cương về Xơ gan 1.1.1.1 Khái niệm: Xơ gan còn có tên gọi khác là chai gan. Xơ gan chính là hậu quả của việc gan bị các tác nhân gây hại tấn công trong thời gian dài khiến các tế bào bị hư hại, chết dần và tạo ra các mô sẹo, không thể phục hồi được. Hậu quả của việc này là làm gan chai cứng dần và không thể thực hiện được các chức năng bình thường. Hình 1.1. Hình ảnh so sánh cấu trúc gan bình thường và và gan xơ. 1.1.1.2. Các nguyên nhân gây xơ gan: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xơ gan chính đó là do dùng rượu quá nhiều trong thời gian dài và gan nhiễm virus siêu vi B và C hay gọi là viêm gan B, viêm gan C cùng với các nguyên nhân khác. Xơ gan do lạm dụng rượu Lạm dụng rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan. Với văn hóa sử dụng rượu phổ biến ở Việt Nam, trước đây rượu bia là nguyên nhân phổ biến nhất gây xơ gan được phát hiện. Khi được đưa vào cơ thể, rượu sẽ làm tổn hại các tế bào gan một cách từ từ. Ban đầu, rượu có thể gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, sau đó là viêm gan mạn tính và cuối cùng là xơ gan. 4 Xơ gan do viêm gan virus Viêm gan virus mãn tính hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất về nguyên nhân gây xơ gan tại Việt Nam. Đặc biệt, viêm gan B và C có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan. Hiện tại, tỷ lệ người mắc viêm gan B và C ở Việt Nam rất cao với khoảng 10 triệu trường hợp mắc viêm gan B và 1 triệu trường hợp mắc viêm gan C. Một số nguyên nhân khác gây xơ gan Xơ gan nhiễm mỡ không do rượu: Là dạng viêm gan liên quan đến thừa cân, béo phì, gan thấm mỡ và tiểu đường type 2 Xơ gan tự miễn: Một tình trạng mà hệ thống miễn dịch của cơ thể quay sang tấn công các mô gan khỏe mạnh, khiến gan bị tổn thương Lạm dụng thuốc, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (acetaminophen, thuốc kháng sinh và một số loại thuốc chống trầm cảm) có thể dẫn đến xơ gan. Xơ gan do ký sinh trùng: Amíp, ký sinh trùng sốt rét và sán lá gan là những loại ký sinh trùng thường gặp nhất gây nên các tổn thương tế bào gan và dẫn đến xơ gan Một số các tình trạng di truyền: Bệnh Wilson, thiếu alpha-1 antitrypsin, hemochromatosis, hội chứng Alagille, các bệnh về dự trữ glycogen… có thể gây xơ gan Xơ gan do các bệnh làm tổn thương hoặc tắc nghẽn ống dẫn mật trong gan: Viêm đường mật, tắc ống mật, ung thư đường mật… Xơ gan mật nguyên phát: đây là bệnh viêm mạn tính đường mật nhỏ trong gankhonog mưng mủ, thường gặp ở phụ nữ 30 – 50 tuổi, biểu hiện ứ mật mạn tính, tăng Gama-globulin IgM và kháng thể kháng ty lạp thể (+). Xơ gan do ứ đọng máu kéo dài: Bệnh suy tim, viêm tắc tĩnh mạch trên gan 5 Hình 1.2: Nguyên nhân gây xơ gan 1.1.1.3. Phân loại và triệu chứng xơ gan: Dựa vào đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh học mà xơ gan được phân loại thành xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Xơ gan còn bù: Xơ gan còn bù là tình trạng gan đã bị tổn thương nhưng vẫn có thể thực hiện được các chức năng quan trọng của nó. Xơ gan còn bù được xem là giai đoạn đầu của bệnh xơ gan, kéo dài trong nhiều năm và thường không biểu hiện triệu chứng. Các triệu chứng nếu có cũng rất mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như mệt mỏi, chán ăn, giảm cân, đau hạ sườn phải… Theo thời gian, mức độ tổn thương gan sẽ ngày càng nặng và dẫn đến nhiều biến chứng. Do đó, việc phát hiện, điều trị sớm để loại bỏ nguyên nhân gây xơ gan là rất quan trọng để làm chậm tiến triển bệnh và phục hồi chức năng gan. Xơ gan mất bù: Xơ gan mất bù (thường có biểu hiện bụng báng, gọi là xơ gan cổ trướng) được xác định khi gan bị tổn thương lan tỏa, xơ hóa chiếm phần lớn và không còn khả năng thực hiện các chức năng. Xơ gan mất bù là giai đoạn sau của xơ gan với những biểu hiện rõ rệt hơn nhiều so với xơ gan còn bù. Ở giai đoạn này, người bệnh cũng dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư gan. 6 Ngoài ra, cũng có trường hợp phân loại xơ gan theo các giai đoạn biểu hiện triệu chứng, bao gồm: Xơ gan giai đoạn 1: Giai đoạn này không có dấu hiệu gan bị tổn thương. Tuy nhiên, gan đã bắt đầu bị viêm. Do các tế bào gan bị viêm liên tục nên gan tự cố gắng đảo ngược lại quá trình này và hình thành sự xơ hóa. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng tại giai đoạn này, rất khó để hiểu vấn đề gì đang xảy ra với gan. Mặc dù gan bị tổn thương nhưng bệnh nhân thường không có dấu hiệu đáng chú ý vì sự xơ hóa là chưa nhiều. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, nếu được điều trị đúng cách gan vẫn có thể hồi phục và trở lại như bình thường. Xơ gan giai đoạn 2 Ở giai đoạn này áp lực tĩnh mạch cửa đang tăng dần. Các mô xơ hóa xuất hiện nhiều hơn. Cần phải loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể làm tăng cơ hội khỏi bệnh. Xơ gan giai đoạn 3 Tại giai đoạn 3 người bệnh xuất hiện hiện tượng cổ trướng. Lượng dịch tại ổ bụng tăng nhanh báo hiệu gan đã bị xơ hóa rất nhiều. Giai đoạn này gan không thể trở lại bình thường, ghép gan thường được đề xuất để chữa khỏi bệnh. Trong giai đoạn này, có rất nhiều dấu hiệu đáng chú ý bao gồm: Ăn không ngon, sụt cân nhanh, mệt mỏi, bối rối, da vàng, nhợt nhạt, thở nhanh,viêm da, ngứa không hồi phục, Eczema, đường huyết tăng giảm thất thường, phù chân, mắt cá, dấu hiệu sang giai đoạn cuối. Xơ gan giai đoạn 4 Bước vào giai đoạn này, quá trình xơ hóa đã xảy ra hoàn toàn trên gan. Các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan hay tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Nếu những dấu hiệu này không được phát hiện thì bệnh nhân cũng sẽ không thể tiến hành ghép gan. Thời gian sống cho người bệnh sẽ vào khoảng 12 tháng. Dấu hiệu cũng giống như giai đoạn 3 và có thêm một vài triệu chứng: Mệt mỏi về tinh thần, rất buồn ngủ, lòng bàn tay son, tính cách thay đổi, suy thận và dẫn tới thiểu niệu, sốt cao, viêm màng bụng. 7 Do không có phương pháp điều trị cho xơ gan giai đoạn 4, cách tốt nhất là điều trị sớm nhất có thể. Hình 1.3. Các giai đoạn xơ gan 1.1.1.4. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc xơ gan Bất kể ai cũng có thể bị xơ gan, tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ cao hơn như: - Nghiện rượu - Nhiễm viêm gan siêu vi - Mắc bệnh tiểu đường - Béo phì - Sử dụng ma túy và dùng chung bơm kim tiêm - Có tiền sử bệnh gan - Quan hệ tình dục không an toàn 1.1.1.5. Biến chứng thường gặp ở người bệnh xơ gan Tăng áp tĩnh mạch cửa: Tĩnh mạch cửa là những tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan nội tạng (dạ dày, ruột non, ruột già, tụy, lách) đến gan. Xơ gan có thể làm tăng huyết áp ở tĩnh mạch cửa, gây xuất huyết tiêu hóa và dẫn tới tử vong. 8 Cổ trướng, phù nề: Tăng áp tĩnh mạch cửa và giảm đạm trong máu có thể gây tích tụ chất lỏng ở chân (phù nề) và ở bụng (cổ trướng). Sử dụng thuốc và áp dụng chế độ ăn ít muối có thể giúp cải thiện tình trạng này. Nhiễm trùng: Người bệnh xơ gan thường gặp khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng. Cổ trướng kéo dài có thể dẫn đến viêm phúc mạc tiên phát do vi khuẩn. Đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng với các biểu hiện sốt, đau tức bụng, tiêu lỏng, nôn ói… Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt. Hội chứng gan – thận (HRS): Người bệnh xơ gan cổ trướng có thể xuất hiện tình trạng suy thận chức năng với các biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, nôn, lách to, teo cơ, run giật cơ, dấu sao mạch trên ngực và thiểu niệu. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới tử vong. Hội chứng gan – phổi (HPS): Biến chứng nguy hiểm này là sự kết hợp của bệnh gan, giãn mạch máu trong phổi và những bất thường trong trao đổi khí. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là khó thở và thiếu oxy, nặng hơn khi người bệnh xơ gan ở tư thế đứng thẳng. Hội chứng gan – phổi làm tăng nguy cơ tử vong. Vấn đề xương khớp: Một số người bị xơ gan bị mất sức mạnh của xương và có nguy cơ gãy xương cao hơn. Ung thư gan: Xơ gan là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư gan. Thống kê của Globocan 2020 về số ca ung thư tại Việt Nam cho thấy ung thư gan đang đứng ở vị trí đầu tiên cả về số ca mắc mới và tử vong. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Đa số người bệnh chỉ phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm ổ bụng. 1.1.1.6. Điều trị và phòng bệnh xơ gan Xơ gan giai đoạn đầu có thể điều trị được, nếu phát hiện bệnh muộn việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Xơ gan do bia rượu chữa trị sẽ có kết quả tốt hơn so với nguyên nhân khác. Khi phát hiện bệnh, ngoài việc cần tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần có những kiến thức phòng ngừa biến chứng. 9 Trong những đợt tiến triển của bệnh cần nghỉ ngơi và tránh lao động nặng. Đồng thời người bệnh cần chủ động phòng tránh các nguyên nhân dễ gây xơ gan: Hạn chế sử dụng rượu: Kiểm soát lượng rượu tiêu thụ và tần suất sử dụng rượu bia phù hợp để không gây hại cho sức khỏe. Trường hợp đã mắc bệnh về gan, người bệnh cần kiêng hoàn toàn rượu bia. Có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung rau, củ, trái cây, thực phẩm giàu protein và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế chất béo và cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn uống. Ăn chín, uống sôi, đặc biệt không ăn sống các loại hải sản có vỏ vì chúng có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây nhiều bệnh lý nguy hiểm. Duy trì cân nặng hợp lý Luyện tập thể dục đều đặn Kiểm tra sức khỏe định kỳ Bỏ hút thuốc lá Tránh các hành vi nguy cơ cao làm lây nhiễm viêm gan B hoặc C, chẳng hạn như tiêm chích ma túy hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A và B (đặc biệt là viêm gan B) Tiêm phòng cúm hàng năm. Cân nhắc về việc tiêm phòng viêm phổi Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc hoặc sử dụng sai liều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến gan. 1.1.2. Khái niệm tự chăm sóc Tự chăm sóc là gì? Dorother Orem’s định nghĩa tự chăm sóc là hành động giáo dục, có định hướng có mục đích nhằm hướng tới sự quan tâm duy trì cuộc sống, sức khỏe phát triển và sự khỏe mạnh. Orem’s mô tả triết học điều dưỡng theo cách điều dưỡng có một sự quan tâm đặc biệt về nhu cầu hành động tự chăm sóc của con người, dự phòng và kiểm sóat nó trên nền tảng liên tục để duy trì cuộc sống, sức khỏe, sự hồi phục bệnh hay tổn thương.Tự chăm sóc là yêu cầu của tất cả mọi người và người 10 bệnh xơ gan cũng nằm trong số đó. Khi con người mất đi khả năng tự chăm sóc thì ốm đau, bệnh tật và cái chết sẽ đến. Ba mức độ tự chăm sóc Phụ thuộc hoàn toàn: người bệnh không có khả năng tự chăm sóc và kiểm soát các hoạt động bình thường của mình, phải nhờ vào điều dưỡng hoặc người chăm sóc trực tiếp. Phụ thuộc một phần: chăm sóc hỗ trợ khi người bệnh hạn chế về việc tự chăm sóc, điều dưỡng cung cấp và hỗ trợ một phần chăm sóc cho họ. Không phụ thuộc: người bệnh tự mình làm hoàn toàn chăm sóc, điều dưỡng hướng dẫn tư vấn cho họ làm đúng. Vai trò tự chăm sóc với người bệnh xơ gan: Một mô hình tự chăm sóc được đưa ra với mục đích người bệnh được hỗ trợ, hướng dẫn có thể tự chăm sóc và kiểm soát hành động của mình mà không cần điều trị nội trú trong bệnh viện. Các thành phần chính để chăm sóc tốt thông qua mô hình bệnh mạn tính cho người bệnh xơ gan là: - Tăng cường khả năng tự quản lý của người bệnh - Chuẩn bị một hệ thống hỗ trợ quyết định đa ngành dựa trên các khuyến nghị dựa trên bằng chứng. - Chuẩn bị thông tin lâm sàng bao gồm các đặc điểm cơ bản và các sự kiện mới, dữ kiện phòng thí nghiệm, thuốc để ra quyết định đúng đắn. - Thiết kế hệ thống hỗ trợ đào tạo điều dưỡng về gan, khả năng thăm khám tại nhà, chăm sóc đa ngành và khả năng tiếp xúc được với người bệnh và thân nhân họ. Một mô hình chăm sóc tốt được thực hiện sẽ giúp người bệnh xơ gan điều trị ngoại trú có khả năng tự chăm sóc hoàn toàn, kiểm soát sự tiến triển của bệnh và phòng ngừa biến chứng xảy ra 1.2. Cơ sở thực tiễn Mặc dù xơ gan đang ngày càng phát triển và trở thành bệnh lý mạn tính cướp đi hàng triệu sinh mạng nhưng vấn đề tự chăm sóc tại nhà của người bệnh xơ gan vẫn còn nhiều bất cập chưa được chú ý tới. Nhiều nghiên cứu được tiến hành với 11 mục đích tìm hiểu về đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh xơ gan mà vấn đề cung cấp kiến thức và hỗ trợ người bệnh thực hành tự chăm sóc còn nhiều hạn chế. 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Samuel và cộng sự nghiên cứu về việc tái nhập viện của bệnh nhân xơ gan cho thấy: 69% NB có ít nhất một lần tái nhập viện với thời gian trung bình cho lần tái nhập viện lần một là 67 ngày. Sau một tuần xuất viện, có 14% đối tượng nhập viện lại và 37% NB nhập viện lại trong vòng một tháng[13]. Tác giả Soamuel Boudreault (2020) nghiên cứu về tác động của bệnh gan mãn tính và xơ gan đối với bệnh nhân nặng về khả năng sống sót, chất lượng cuộc sống, rối loạn giấc ngủ,… cho thấy: 53,3% bệnh nhân xơ gan bị mất ngủ lâm sàng nhưng không có ý nghĩa thống kê giữa mất ngủ và xơ gan. Mất ngủ và chất lượng cuộc sống kém liên quan đến hút thuốc và thiếu thốn xã hội, thời gian lưu trú trong ICU, thời gian nằm viện và các bệnh kèm theo [13]. Zachary và cộng sự (2020) nghiên cứu về đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe và các yêu tố liên quan ở 133 bệnh nhân mắc bệnh gan mãn tính, cho thấy: Tuổi trung bình thường gặp là 50,5 ± 13,3 tuổi. Đa số là nam (chiếm 43,6%), da trắng (chiếm 70,7%). Hơn một nửa bệnh nhân (56,4%) nhiễm virus viêm gan C. Nghiên cứu cho thấy, hầu hết các bệnh nhân có điểm số về bệnh gan mãn tính trung bình cao thì chất lượng cuộc sống thấp, đặc biệt là những bệnh nhân có thu nhập gia đình thấp[14]. 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Tác giả Lý Thị Ngọc Yên nghiên cứu về kết quả chăm sóc người bệnh xơ gan và một số yếu tố liên quan cho thấy: Đa số mắc bệnh là nam (tỷ lệ nam/nữ - 6/1) với độ tuổi từ 29 tuổi đến 87 tuổi, hay gặp nhất là nhóm tuổi 51-60 (chiếm 31,9%). Tỷ lệ xơ gan do rượu chiếm cao nhất (60,6%), do virus là 25,5%. Có 27,7% bệnh nhân thuộc giai đoạn còn bù (child - Pugh A), đa số bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nặng thường gặp là tuần hoàn bàng hệ (67,1%), cổ trướng và vàng da (62,8%), 74,5% NB có biểu hiện giảm albumin huyết tương và 76,6% NB có chỉ số AST tăng và 67% NB tăng ALT[8]. Nguyễn Thanh Liêm (2013) nghiên cứu về khảo sát thực hành dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trên 80 bệnh nhân xơ gan tại khoa Nội Tiêu Hóa, Bệnh viện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng