Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 tại khoa...

Tài liệu Thực trạng kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 tại khoa nội tiết bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2022

.PDF
50
1
115

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM THANH HUYỀN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI KHOA NỘI TIẾT BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM THANH HUYỀN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI KHOA NỘI TIẾT BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022 Ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lĩnh NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, các thầy cô giáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới ThS Nguyễn Thị Lĩnh người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Điều dưỡng và điều dưỡng khoa Nội tiết Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh nhất. Song không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được.Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn trong lớp, đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Phạm Thanh Huyền ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Phạm Thanh Huyền MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ........................................................... iError! Bookmark not defined. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ......................................................................... iv ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 Chương 1 ..................................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 3 1.2.Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 9 Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ............................................................................ 12 2.1.Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Trung ương quân đội 108 .................................. 12 2.2.Thực trạng kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 tại khoa Nội tiết Bệnh viện trung ương quân đội 108 .............................................................. 14 2.3. Kết quả kiến thức kiến thức dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 tại khoa Nội tiết, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 ................................................................... 17 BÀN LUẬN .............................................................................................................. 23 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................................... 23 3.2. Kiến thức chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 .................................. 25 3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức kiến thức chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 ............................................................................................. 29 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 301 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Đái tháo đường ĐTĐ Đối tượng nghiên cứu ĐTNCXX Người bệnh NB iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1.Đặc điểm về tuổi, trình độ học vấn của ĐTNC .......................................... 17 Bảng 2. 2. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh của ĐTNC ............................................ 19 Bảng 2. 3. Nhận thông tin về kiến thức chế độ dinh dưỡng của ĐTNC ..................... 19 Bảng 2. 4. Kiến thức về chế độ ăn đúng, sử dụng rau xanh, trái cây, nội tạng động vật, mỡ, thói quen ăn sáng của ĐTNC ............................................................................. 20 Bảng 2. 5. Kiến thức về sử dụng đồ uống hàng ngày của ĐTNC ................................ 20 Bảng 2. 6. Kiến thức về cách chế biến thức ăn của ĐTNC ........................................ 21 Bảng 2. 7. Kiến thức về lựa chọn các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh của ĐTNC ........................................................................................................................ 21 Bảng 2. 8. Kiến thức về cách lựa chọn số bữa ăn chính/ phụ/ ngày của ĐTNC ......... 22 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Đặc điểm giới tính của ĐTNC (n=92) ................................................... 18 Biểu đồ 2. 2. Đặc điểm về bệnh lý/biến chứng kèm theo của ĐTNC (n=92) .............. 19 Biểu đồ 2. 3. Phân loại kiến thức của ĐTNC (n=92) .................................................. 22 HÌNH ẢNH Hình 2. 1. Tòa nhà Trung tâm của Bệnh viện trung ương quân đội 108...................... 14 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường type 2 được coi là một trong những căn bệnh phổ biến nhất và mức độ của nó đang ngày càng gia tăng. Căn nguyên của bệnh đái tháo đường type 2 rất phức tạp và có liên quan đến các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như tuổi tác, di truyền, chủng tộc, dân tộc và các yếu tố có thể đảo ngược như chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và hút thuốc. Thói quen ăn uống và lối sống ít vận động là những yếu tố chính làm tăng nhanh tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở các nước đang phát triển [13]. Năm 2011 có khoảng 366 triệu người trên toàn thế giới hay 8,3% trong độ tuổi 20-79 mắc bệnh đái tháo đường type 2 và con số này dự kiến sẽ tăng lên 552 triệu (9,9%) vào năm 2030 [14]. Đái tháo đường type 2 gây nhiều biến chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hơn 50% số người mắc bệnh đái tháo đường chết vì bệnh tim mạch (chủ yếu là bệnh tim và đột quỵ) và là nguyên nhân của bệnh thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận hoặc ghép thận. Đây cũng là nguyên nhân chính gây mù lòa do tổn thương võng mạc ở nhóm tuổi trưởng thành được gọi là bệnh võng mạc tiểu đường. Những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ bị cắt cụt chi dưới cao hơn gấp 25 lần so với những người không mắc bệnh. Căn bệnh này đã gây ra khoảng 4,6 triệu ca tử vong ở nhóm tuổi 20-79 vào năm 2011 [12]. Ở người bệnh đái tháo đường type 2, gần đây mức HbA1c tăng cao cũng được coi là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu để phát triển các biến chứng vi mạch và vĩ mô. Cải thiện mức HbA1c cao có thể đạt được thông qua quản lý chế độ ăn uống. Do đó, người bệnh có thể được ngăn ngừa phát triển các biến chứng tiểu đường. Nhận thức về các biến chứng của bệnh tiểu đường và cải thiện kiến thức, thái độ và thực hành chế độ ăn uống giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Các bên liên quan (nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cơ sở y tế, cơ quan liên quan đến chăm sóc bệnh tiểu đường, v.v.) cần khuyến khích người bệnh hiểu tầm quan trọng của chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát bệnh tật, tự chăm sóc bản thân phù hợp và chất lượng cuộc sống tốt hơn [13]. Đối với người bệnh đái tháo đường type 2, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, là nền tảng của việc điều trị. Mục đích của điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống 2 là giúp đạt được nồng độ đường huyết tối ưu, đạt nồng độ lipid máu tối ưu, cung cấp năng lượng thích hợp để có cân nặng hợp lý, tăng trưởng và phát triển bình thường, kể cả trong thời kỳ mang thai và cho con bú; ngăn ngừa, trì hoãn và điều trị các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe thông qua chế độ dinh dưỡng cân bằng [15]. Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hàng tháng tại phòng khám 28, C1.1-A do Khoa Nội tiết phụ trách có khoảng 1000 đến 1500 người bệnh đái tháo đường đến khám và nhập viện điều trị nội trú khoảng 90 đến 140 người bệnh đái tháo đường, trong đó số lượng người bệnh đái tháo đường type 2 chiếm khoảng 80-90% số người bệnh. Để đánh giá thực trạng kiến thức về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2, nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức chế độ dinh dưỡng cuả người bệnh đái tháo đường type 2, tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 tại khoa Nội tiết Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2022” với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 tại khoa Nội tiết Bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 tại khoa Nội tiết, Bệnh viện Trung ương quân đội 108. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.Một số khái niệm liên quan Đái tháo đường type 2 Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [2]. Tiểu đường type 2 hay bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat có đặc điểm tăng glucose máu do cả 2 lý do là khiếm khuyết về tiết insulin và về tác động của insulin đến cơ thể hay gặp là đề kháng insulin [2]. 1.1.2. Triệu chứng Đái tháo đường type 2 * Triệu chứng lâm sàng ĐTĐ type 2 thường khởi phát từ từ. Đa phần là tình cờ phát hiện. Hoặc người bệnh có thể đi khám vì một số triệu chứng bao gồm: Những triệu chứng điển hình của bệnh ĐTĐ: Ăn nhiều Uống nhiều (hay khát nước) Tiểu nhiều (do đường trong nước tiểu cao, gây niệu thẩm thấu) Gầy nhiều (gầy sút cân nhanh): Bệnh ĐTĐ type 2 thường có thể trạng béo nhưng khi có triệu chứng tăng đường huyết khó kiểm soát, hoặc ĐTĐ mới phát hiện, họ có thể có giai đoạn sụt cân không rõ lí do, ngoài ý muốn. Tình trạng đề kháng insulin không chỉ gây nên những rối loạn chuyển hóa mà nó còn liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn tế bào nội mạc…. Tất cả các yếu tố này xâu chuỗi một cách hệ thống lại với tên (Hội chứng đề kháng insulin” hay “hội chứng chuyển hóa” [8]. *Triệu chứng cận lâm sàng 4 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ: Người bệnh được chẩn đoán ĐTĐ khi thỏa mãn 1 trong 4 điều kiện sau: (1) HbA1c ≥ 6,5% hoặc (2) Glucose máu lúc đói ≥ 126 mg/dl hoặc (3) Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200mg/dl (≥11,1mmol/L) hoặc (4) Người bệnh có triệu chứng cổ điển của tăng glucose máu hay tăng glucose máu trầm trọng kèm theo xét nghiệm glucose máu bất kỳ ≥ 200mg/dl (≥11,1mmol/L) Ghi chú: Tiêu chuẩn (1), (2), (3) cần phải xét nghiệm 2 lần trong khi tiêu chuẩn 4 chỉ cần xét nghiệm 1 lần duy nhất. Không cần thiết phải thực hiện tất cả 4 phương pháp trên trừ một số trường hợp yếu tố nguy cơ cao nhưng kết quả vẫn chưa kết luận. Test dung nạp glucose là tiêu chuẩn chẩn đoán tin cậy nhất. Tuy nhiên, nó không được chỉ định thường quy trên lâm sàng. Xét nghiệm glucose máu đối vẫn là xét nghiệm được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán và tầm soát ĐTĐ (the expert committee on the Diagnosis and Classification of Diabetes mellitus (2003). Report the expert committee on the diagnosis and classification of diabetes mellitus. Diabettes Care 26 (1), S5-s20. 1.1.3. Các biến chứng của ĐTĐ + Biến chứng cấp tính Hạ glucose máu Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton Tăng áp lực thẩm thấu Các bệnh nhiễm trùng cấp tính. + Biến chứng mạn tính Tim mạch: Nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim, xơ vữa động mạch. Mắt: Bệnh lý võng mạc ĐTĐ, các biến chứng mắt ngoài võng mạc. Thận: Bệnh lý vi mạch thận gây xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận mạn. 5 Thần kinh: Bệnh lý đa dây thần kinh - bệnh lý thần kinh lan tỏa, bệnh lý thần kinh đa ổ, bệnh lý thần kinh tự động. Bệnh lý bàn chân ĐTĐ. Rối loạn chức năng sinh lý sinh dục [3]. 1.1.4. Dinh dưỡng 1.1.4.1. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn bệnh ĐTĐ Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng. Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn. Duy trì hoạt động thể lực bình thường. Duy trì cân nặng hợp lý. Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như: Tăng HA, rối loạn chuyển hóa Lipid máu. Không thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng bữa ăn. Đơn giản không quá đắt tiền. Phù hợp với tập quán địa phương dân tộc [2]. Kiểm soát cân nặng. Người thừa cân, béo phì cần giảm cân, mục tiêu giảm 5-10% trọng lượng cơ thể trong vòng 3-6 tháng. Do vậy mức năng lượng khẩu phần ăn cũng giảm dần, 250-500 kcal/ngày (giảm từng giai đoạn, không giảm đột ngột). Chế độ ăn tăng năng lượng ở những bệnh nhân gầy yếu. Đạt được và duy trì mức cân nặng hợp lý. Cân nặng lý tưởng = Chiều cao (m) X chiều cao (m) X 22 Vòng eo < 80 cm (Nữ), vòng eo < 90 cm (Nam). Cân bằng năng lượng là: năng lượng ăn vào = năng lượng tiêu hao. Năng lượng được cung cấp từ thực phẩm: Glucid: 50 – 60% tổng năng lượng; Lipid: 20 – 30% tổng năng lượng; Protein: 15 – 20% tổng năng lượng. Mức năng lượng của NB cần được cá nhân hóa dựa trên: thói quen ăn uống, tình trạng sức khỏe, phác đồ điều trị, phong tục tập quán… Có thể khởi đầu với mức năng lượng 20-30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày [2]. 6 1.1.4.2. Nguồn cung cấp năng lượng a) Chất bột đường (Glucid): Khuyến cáo lựa chọn thực phẩm: Bữa ăn nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt/gạo lật, khoai củ, bánh mỳ đen, hoa quả… Nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt sấy khô, mật ong, hoa quả ngọt như mít, đu đủ, xoài, … b) Chất béo (Lipid): Lựa chọn thực phẩm: Chọn thực phẩm có ít chất béo bão hòa như: cá, thịt nạc, đậu phụ, lạc, vừng. Tránh ăn các thức ăn: thịt mỡ, nội tạng động vật, dầu cọ, dầu dừa, hoặc các thức ăn chiên rán kỹ. Chọn các dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật: dầu đậu nành, dầu hướng dương… Không nên sử dụng lại dầu đã sử dụng ở nhiệt độ cao: xào, rán… c) Chất đạm (Protein): Lựa chọn thực phẩm Tăng cường sử dụng cá và thủy hải sản Ăn các loại thịt bò, thịt lợn ít mỡ Ăn thịt gia cầm bỏ da Hạn chế các thực phẩm giàu Cholesterol: phủ tạng động vật, chocolate, … Có thể sử dụng trứng 2-4 quả/tuần, ăn cả lòng đỏ và lòng trắng. Chọn các thực phẩm có nhiều chất béo chưa bão hòa có lợi cho sức khỏe: đậu đỗ, lạc, vừng, dầu oliu, dầu cá, … d) Vi chất dinh dưỡng: Bao gồm: vitamin và muối khoáng Người bệnh đái tháo đường cần được cung cấp các vi chất dinh dưỡng như người bình thường. Vi chất dinh dư ng có nhiều trong rau và trái cây. Nên sử dụng vi chất có trong tự nhiên. Trái cây: Là nguồn cung cấp vitamin chính. Ăn trái cây nên ăn nguyên múi, nguyên miếng không nên ăn nước ép trái cây vì quá trình chế biến đã bị mất chất xơ nên đường bị hấp thu nhanh hơn. 7 Không nên ăn hoa quả quá 20% mức năng lượng hàng ngày, vì quá mức sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chuyển hóa chất béo, chất bột đường. Chọn những trái cây có chỉ số đường huyết thấp: ổi, lê, táo, cam… Ăn vừa phải trái cây có đường huyết trung bình: chuối, đu đủ. Hạn chế trái cây có chỉ số tăng đường huyết nhanh: dưa hấu, vải, nhãn, xoài e) Muối Nên ăn nhạt tương đối, < 5g muối/ngày (2,000 mg Na/ngày) Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: dưa muối, cà muối, mỳ tôm, xúc xích, ... Hạn chế cho thêm nước mắm, gia vị khi ăn uống. BN có tăng huyết áp và suy thận nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. f) Đồ uống có chứa cồn Rượu, bia: có nguy cơ làm hạ đường huyết. Người nghiện rượu có nguy cơ xơ gan. Người bị bệnh ĐTĐ vẫn được uống rượu nhưng không quá 1-2 đơn vị rượu. Một đơn vị rượu chứa 10g cồn, tương đương 120 ml rượu vang, 300 ml bia, hoặc 30ml rượu mạnh. Các loại nước ngọt, nước giải khát có ga: chỉ sử dụng các loại nước không hoặc ít đường. g) Chất xơ Chất xơ có tác dụng giúp thức ăn ở dạ dày lâu hơn, ngăn cản men tiêu hóa tác dụng với thức ăn làm chậm tốc độ tiêu hóa, giải phóng Glucose vào máu từ từ. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng giảm hấp thu Cholesterol, chống xơ vữa động mạch, điều hòa nhu động ruột, tác dụng hữu ích trong giảm táo bón và hạn chế các tác nhân ung thư trực tràng và đường ruột, …. Chất xơ có nhiều trong các phần như vỏ, dây, lá, hạt, … của các loại cây lấy quả, rau xanh và ngũ cốc. Nhu cầu: 20 – 30g/ngày [2]. 1.1.4.3. Cách phân bố bữa ăn a) Cơ cấu bữa ăn cần cá nhân hóa BN cần duy trì 3 bữa ăn chính trong ngày. Bữa phụ của BN cần cá nhân hóa. 8 BN kiểm soát tốt đường huyết không khuyến cáo chia nhỏ bữa ăn. Những BN sử dụng thuốc kích thích insulin, tiêm insulin nếu có nguy cơ bị hạ đường huyết vào thời điểm nào trong ngày thì nên có bữa phụ vào thời điểm đó. BN tập thể dục thể thao cường độ cao nên có bữa phụ trước khi tập luyện, bổ sung thêm trong khi tập luyện nếu thời gian tập luyện kéo dài. BN có bệnh lý gan, thận nên hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dư ng để được hướng dẫn bữa phụ hợp lý. b) Sử dụng bữa phụ: Không sử dụng các thực phẩm tăng đường huyết nhanh trong bữa phụ như: bánh mỳ, khoai nướng, … BN có thói quen ăn bữa phụ khi đường huyết cao nên lựa chọn dưa chuột (nhiều xơ, nước, ít bột đường) Nên sử dụng các sản phẩm dành cho BN đái tháo đường như: bánh, sữa, ngũ cốc. BN thừa cân hoặc đang trong quá trình giảm cân, nếu giữa các bữa ăn có đường huyết thấp nên báo bác sĩ để điều chỉnh cho phù hợp. Mức năng lượng bữa phụ phải nằm trong tổng mức năng lượng hàng ngày của người bệnh. Nếu dư thừa có thể gây tăng cân, tăng đường huyết. Thông thường, bữa phụ chỉ nên chiếm 10-15% tổng số năng lượng trong ngày. Thời điểm bữa phụ: bữa phụ vào cuối buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ chỉ được thực hiện nếu có nguy cơ hạ đường huyết cuối buổi chiều hoặc nửa đêm [2]. 1.1.4.4. Một số điểm chủ ý với cách lựa chọn thực phẩm và cách chế biến 9 - Thức ăn nên dùng: Là những thực phẩm làm tăng đường huyết từ từ, người bệnh có thể dùng thường xuyên nhưng với số lượng vừa phải như: gạo tấm, ngũ cốc, bánh mì… - Thức ăn cần tránh: Các loại thực phẩm có đường vì sẽ làm đường huyết tăng cao, đường dư sẽ tích lũy tạo thành chất béo bao gồm: đường, mật, mứt, nước ngọt có ga….. - Nên ăn các thực phẩm nấu tại nhà. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, nấu canh - Chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn rồi sau đó ăn bù - Nên dùng trái cây có màu đậm - Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay thế các loại thực phẩm khác - Nên dùng sữa không đường hay các loại sữa dược chế biến dành cho người tiểu đường, không uống sữa trước khi đi ngủ, có thể uống sữa vào buổi sáng hay trưa 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu Mô tả kiến thức, thực hành và các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Phòng khám - Bệnh viện Lão khoa Trung ương của Đỗ Quang Tuyển năm 2012: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng trên cỡ mẫu 330 người bệnh (NB) ngoại trú. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NB tuân thủ chế độ dinh dưỡng là 78,8%; Tuổi, thời gian mắc bệnh, mức độ thường xuyên nhận thông tin từ nhân viên y tế có mối liên quan tới kiến thức về tuân thủ điều trị với việc thực hành tuân thủ chế độ dinh dưỡng. Như vậy nghiên cứu này cho thấy cần đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục sức khỏe cho NB trong đó nhân viên y tế đóng vai trò nòng cốt [10]. Nghiên cứu của Lưu Thị Hương Giang năm 2013 về thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ. Kết quả: Có 79% tỷ lệ NB tuân thủ chế độ ăn, 63% NB tuân thủ hạn chế bia/ rượu, không hút thuốc. Giới tính; trình độ học vấn; được hướng dẫn chế độ điều trị, hài lòng về thái độ trình độ của nhân viên y tế có mối liên quan đến kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị dinh dưỡng của NB ĐTĐ [4] . Nghiên cứu của Hồ Phương Thúy năm 2018: Thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 10 Đa khoa tỉnh Tuyên Quang năm 2018, cho kết quả: Trước can thiệp giáo dục, chỉ có 62% NB có tập thể dục hàng ngày, 92% NB hiểu về chế độ ăn, sau can thiệp nhưng sau can thiệp 1 tháng kiến thức tập thể dục đã tăng lên 87%, chế độ ăn tăng lên 97%. Từ đó cho thấy hiệu quả rất tốt nhận được kiến thức về tuân thủ điều trị nhất của bác sĩ là chế độ ăn uống của NB sau can thiêp giáo dục sức khỏe. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc hỏi người bệnh đã biết về chế độ ăn bệnh lý hay chưa [9]. Nghiên cứu thay đổi kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang năm 2019 sau giáo dục sức khỏe của Nguyễn Trọng Nhân năm 2019: Nghiên cứu thực hiện trên 98 NB ĐTĐ type 2, trước can thiệp về kiến thức của NB về sử dụng rau xanh hàng ngày có 73 người trả lời đúng chiếm tỷ lệ cao nhất với 74,5%, có 56 người trả lời đúng về thói quen ăn sáng có tỷ lệ cao thứ hai với 57,1%. Mặt khác, có tới 95 người đã lựa chọn thiếu hoặc không chính xác về lựa chọn đồ uống chiếm tỷ lệ 96,9% [7]. 1.2.2. Nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu Readiness for diet change and its association with diet knowledge and skills, diet decision making and diet barriers in type 2 diabetic patients của Habib và cs: NB không tuân theo một kế hoạch ăn kiêng để kiểm soát lượng đường trong máu của họ. 44,7%, 5,5%, 13% và 36,8% NB, tương ứng ở các giai đoạn tiền dự tính, dự tính, chuẩn bị và hành động. Những NB có thời gian mắc bệnh ngắn hơn và những NB được điều trị hiện tại là thay đổi lối sống có nhiều khả năng hơn trong giai đoạn hành động. Ngoài ra, những NB có điểm cao hơn về kiến thức và kỹ năng ăn kiêng và ra quyết định ăn kiêng và những NB có điểm thấp hơn về rào cản chế độ ăn uống có nhiều khả năng hơn trong giai đoạn hành động thay đổi [11]. Bệnh đái tháo đường type 2 gây nên các biến chứng nghiêm trọng nếu không tuân thủ đúng một chế độ ăn uống một cách nghiêm ngặt theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc và các chuyên gia dinh dưỡng. Nếu không tuân thủ chế độ ăn uống thì bệnh đái tháo đường type 2 sẽ là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Bệnh tim mạch, bệnh võng mạc (mù), bệnh thận (suy thận), bệnh thần kinh (rối 11 loạn thần kinh), và cắt cụt chi do vấn đề lưu thông cũng như các bệnh mãn tính khác… . Những biến chứng có thể dẫn chi phí tài chính lớn cho cá nhân, gia đình và xã hội [15]. 12 Chương2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN 2.1.Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Trung ương quân đội 108 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1951. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước, Bệnh viện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cứu chữa và chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân, đóng góp xứng đáng cho ngành Quân y, nền y học nước nhà và thắng lợi vĩ đại chung của toàn dân tộc. Ngày nay, Bệnh viện Trung Ương quân đội 108 phát triển không ngừng, chính quy, khoa học và hiện đại; là Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sâu, tuyến cuối toàn quân, Bệnh viện hạng đặc biệt quốc gia, cơ sở bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho các đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta và nước bạn Lào, Campuchia. Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng và đào tạo sau đại học tới bậc học tiến sĩ. Những thế mạnh của Bệnh viện Trung Ương quân đội 108 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có một đội ngũ chuyên môn giỏi về các chuyên ngành, được đào tạo cơ bản trong và ngoài nước. Bệnh viện hiện nay có hơn 2.700 cán bộ nhân viên, trong đó trên 700 bác sĩ, dược sĩ với 45 Giáo sư, Phó giáo sư, 150 Tiến sĩ, hơn 250 Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II, gần 1500 điều dưỡng và kỹ thuật viên. Các cán bộ quản lý từ cấp phòng, ban, khoa đều có trình độ sau đại học, trên 90% là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ. Ngày 17 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 68/QĐ-TTg về tổ chức lại Bệnh viện TWQĐ 108 trực thuộc Bộ Quốc phòng trở thành trung tâm y tế hàng đầu của Quân đội và Quốc gia, ngang tầm khu vực và thế giới; ngày 16/01/2021 Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam ký Quyết định số 36/QĐ-TM ban hành biểu tổ chức, biên chế Bệnh viện TWQĐ 108 trực thuộc Bộ Quốc phòng với 146 cơ quan, đơn vị trực thuộc Ban Giám đốc Bệnh viện, trong đó có 12 phòng ban chức năng, 9 viện chuyên ngành, 18 trung tâm, 24 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 4 đơn vị trực thuộc và 12 Bộ môn đào tạo sau đại học. Việc triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng về xây dựng phát triển Bệnh viện lên tầm cao mới là trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của tập thể cán bộ nhân viên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng