Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc theo dõi huyết áp của người bệnh t...

Tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc theo dõi huyết áp của người bệnh tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang năm 2022

.PDF
42
1
136

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ THU THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC THEO DÕI HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ THU THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC THEO DÕI HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TS.BS. NGÔ HUY HOÀNG NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm chuyên đề cũng như trong suốt quãng thời gian học tập. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Khoa nội tim mạch và Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy TS.BS Ngô Huy Hoàng - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định - Người đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong quá trình làm chuyên đề, tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm chuyên đề. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định; các bác sỹ, điều dưỡng khoa Nội tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang; các anh chị và các bạn lớp chuyên khoa I – khóa 9 đã luôn giúp đỡ, động viên, góp ý cho tôi trong quá trình học tập và làm báo cáo chuyên đề. Trong thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên báo cáo chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Thầy, Cô trong Hội đồng để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Nam Đinh, ngày tháng HỌC VIÊN Nguyễn Thị Thu năm 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Thu - học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I khóa 9 của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, chuyên ngành Nội người lớn, xin cam đoan: 1. Đây là báo cáo chuyên đề tốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.BS. Ngô Huy Hoàng. 2. Các số liệu và thông tin trong báo cáo chuyên đề là hoàn toàn trung thực và khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về những điều cam đoan trên. HỌC VIÊN Nguyễn Thị Thu MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. iv ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 4 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 8 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT..................................................... 12 2.1. Giới thiệu sơ lược về Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang . 12 2.2. Thực trạng tự theo dõi huyết áp tại nhà của người bệnh THA tại khoa Nội tim mạch BVĐK tỉnh Bắc Giang .................................................................................. 13 Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................................. 27 3.1. Về thực trạng tự chăm sóc và theo dõi huyết áp tại nhà của người bệnh ........... 27 3.2. Một số ưu điểm và tồn tại ................................................................................ 29 3.3. Đề xuất giải pháp tăng cường kiến thức, thực hành tự chăm sóc và theo dõi huyết áp cho người bệnh tăng huyết áp tại BVĐK Bắc Giang................................. 31 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 27 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................................................. 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 28 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 31 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMI Chỉ số khối cơ thể BVĐK Bệnh viện đa khhoa DASH Chế độ ăn ngăn ngừa tăng huyết áp ĐD Điều dưỡng ĐTKS Đối tượng khảo sát ĐTV Điều tra viên ESC Hội Tim mạch Châu Âu ESH Hội Tăng huyết áp Châu Âu GDSK Giáo dục sức khỏe NB Người bệnh THA Tăng huyết áp WHO World Health Organization: Tổ chức Y tế Thế giới iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1: Một số thông tin chung của ĐTKS ........................................................ 14 Bảng 2. 2: Mức độ THA của ĐTKS ....................................................................... 15 Bảng 2. 3: Kiến thức của ĐTKS về bệnh THA ...................................................... 15 Bảng 2. 4: Kiến thức của ĐTKS về thực hành tự chăm sóc bệnh THA ................... 16 Bảng 2. 5: Thực hành theo dõi huyết áp tại nhà ..................................................... 17 Bảng 2. 6: Thực hành tuân thủ điều trị của ĐTKS .................................................. 17 Bảng 2. 7: Thực hành tuân thủ chế độ ăn ...............................................................18 Bảng 2. 8: Thực hành thay đổi lối sống tích cực....................................................19 Bảng 2.9 Thực hành theo dõi huyết áp tại nhà.........................................................19 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Đặc điểm giới tính của ĐTKS ........................................................... 13 Biểu đồ 2. 2. Đặc điểm về tuổi của ĐTKS ............................................................. 14 Biểu đồ 2. 3. Đặc điểm về thời gian điều trị THA .................................................. 15 Biểu đồ 2. 4. Kiến thức chung của người bệnh THA ..............................................16 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới, được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, bệnh gây ra nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng sống người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bệnh tăng huyết áp (THA) có xu hướng ngày càng gia tăng tại tất cả các nước trên thế giới, hiện có hơn 1 tỷ người THA và dự kiến sẽ tăng 1.5 tỷ vào năm 2025. THA là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm với khoảng 10 triệu người năm 2015; trong đó tử vong do bệnh mạch vành là 4,9 triệu người và đột quỵ là 3,5 triệu người. Bệnh THA cũng là yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh như suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn, bệnh mạch máu ngoại vi, suy giảm chức năng nhận thức …[7, 13, 14, 31, 32]. Ở các nước phát triển tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn ( ≥18 tuổi) khoảng gần 30% dân số và hơn một nửa dân số ở tuổi >50 tuổi có tăng huyết áp [5]. Tại Hoa Kỳ, thống kê năm 2009 cho thấy, tỷ lệ THA là 37, 6% ở nam và 40,1% ở nữ. Tỷ lệ này gia tăng so với năm 2001 (32,6% và 36,9%, tương ứng) [7]. Tỷ lệ THA ở các nước Châu Âu ước khoảng 30 - 45% dân số, tăng dần lên theo tuổi. Ở Trung Quốc, năm 2010 có khoảng 335,8 triệu người, chiếm 33,6% dân số THA, trong đó nam giới là 35,3% và nữ giới là 32% [7]. Tại Việt Nam, THA đã tạo ra một gánh nặng lớn về kinh tế và xã hội, một số nghiên cứu đánh giá kinh tế đã được thực hiện và đã chỉ ra chi phí - hiệu quả của các can thiệp nhằm quản lý và kiểm soát THA như: thống kê năm 1992 tỷ lệ THA là 11,2%., năm 2002 tỷ lệ THA là 16,9%. Năm 2008, theo kết quả điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh thành trong toàn quốc cho thấy tỷ lệ người THA đã tăng lên 25,1% [7]. Theo Niên giám Thống kê y tế năm 2018, tăng huyết áp là một trong 4 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam [4]. Bệnh THA phải điều trị liên tục, suốt đời và để giữ được mức huyết áp ổn định, giảm tổn thương các cơ quan đích thì kiến thức và sự tự chăm sóc trong điều trị THA của người bệnh là vô cùng quan trọng [7]. Việc người bệnh kém Kiến thức và không tuân thủ trong điều trị THA vẫn là một thách thức lớn trong điều trị. Theo dõi huyết áp tại nhà là việc làm cần thiết đối với tất cả chúng ta, đặc biệt là những người mắc bệnh huyết áp. Việc làm này hiện đang được rất nhiều người thực 2 hiện. Chuyên gia tim mạch khuyên rằng bất cứ ai cũng đều nên biết cách theo dõi huyết áp tại nhà sao cho đúng không chỉ vì chính bản thân mình mà còn vì sức khỏe của người thân. Để người bệnh có được kiến thức tự theo dõi huyết áp tại nhà cần có sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ của cán bộ y tế, gia đình và xã hội. Để có được kế hoạch điều trị phù hợp, việc tự theo dõi huyết áp tại nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là tư liệu vô cùng đáng giá để giúp bác sĩ nhận biết và có sự điều chỉnh phù hợp trong chiến lược điều trị tăng huyết áp, nhằm duy trì mức huyết áp mục tiêu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh thầm lặng này [18]. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang là một bệnh viện Đa khoa hạng I tuyến tỉnh tại tỉnh Bắc Giang, việc quản lý và chăm sóc người bệnh mắc các bệnh không lây nhiễm ngoại trú trong đó có bệnh THA được bệnh viện luôn trú trọng. Tuy nhiên, vẫn chưa có thống kê, nghiên cứu đầy đủ về tự theo dõi huyết áp tại nhà. Xuất phát từ thực tế trên để có thêm bằng chứng tin cậy cho việc đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả tự theo dõi huyết áp tại nhà,, tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022” với hai mục tiêu sau: 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc theo dõi huyết áp của người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường kiến thức và thực hành tự chăm sóc theo dõi huyết áp cho người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm - Huyết áp Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể [27]. Số đo huyết áp được biểu diễn bằng đơn vị mmHg hoặc cmHg. Huyết áp bao gồm hai thành phần: Huyết áp tâm thu: Nói lên khả năng bơm máu của tim. Huyết áp tâm trương: Nói lên trương lực của động mạch để duy trì dòng máu chảy trong hệ thống mạch máu 45 - Tăng huyết áp: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) một người trưởng thành (≥ 18 tuổi) được gọi là tăng huyết áp (THA) khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết á p tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg [27]. - Chẩn đoán tăng huyết áp Chẩn đoán xác định THA dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình. Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi tùy theo từng cách đo. Cán bộ y tế (CBYT) đo đúng quy trình: huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg; đo bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ: HATT ≥ 130 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 80 mmHg; tự đo tại nhà (đo nhiều lần) HATT ≥ 135 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 85 mmHg được gọi là THA [1],[25]. - Phân loại tăng huyết áp Có nhiều cách phân loại tăng huyết áp. Phân loại theo nguyên nhân gồm có tăng huyết áp vô căn hay nguyên phát (chiếm khoảng 95%) THA thứ phát là THA có nguyên nhân (chiếm khoảng 5%); (1) THA tâm trương hoặc tâm thu đơn độc; (2) Phân theo mức độ THA: theo WHO 2003 hoặc JNC VII 2003 (3) Phân loại theo mức độ tổn thương cơ quan đích. - Các yếu tố nguy cơ THA [7] Tuổi: Tuổi càng cao thì tỉ lệ THA càng nhiều, do thành động mạch bị não hóa 5 và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn vì thế làm cho huyết áp tâm thu tăng cao hơn còn gọi là THA tâm thu đơn thuần. Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình: Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh THA có yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh THA thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn. Hút thuốc lá: nicotin trong khói thuốc l gây co mạch ngoại biên tăng nồng độ serotonin cathecholamin ở não tuyến thượng thận. Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh. Uống nhiều rượu/bia: rượu có mối liên quan chặt chẽ với THA. Ăn mặn: lượng muối ăn hàng ngày quá cao là một nguyên nhân gây ra THA. Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những biện pháp phòng ngừa THA và là cách điều trị không dùng thuốc tốt nhất. Ít vận động, sang chấn tâm lý, béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid máu là những yếu tố nguy cơ thói quen lối sống gây ảnh hưởng đến huyết áp và bệnh lý tim mạch. Hội chứng chuyển hóa: THA là một trong những biểu hiện của hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa bao gồm béo phì rối loạn chuyển hóa glucose rối loạn chuyển hóa lipid và THA - Triệu chứng tăng huyết áp [1, 5, 11, 12]. Đa số người bệnh tăng huyết áp thường không có triệu chứng cơ năng, trừ biểu hiện thực thể là đo huyết áp thấy tăng. Nhiều trường hợp chỉ được phát hiện tăng huyết áp khi đã có một số biến chứng do THA như đột quỵ não, nhồi máu cơ tim… Một số người tăng huyết áp có thể bị nhức đầu; đỏ bừng mặt; cảm giác có mây mù trước mắt, ruồi bay trước mắt; tê tay nhất thời… Tuy nhiên, những biểu hiện này cũng có thể gặp trong nhiều tình trạng hoặc bệnh lý khác, không phải là đặc hiệu của THA. Như vậy, THA chỉ có thể khẳng định được bằng đo huyết áp. Đa số các trường hợp THA được phát hiện qua đo huyết áp thường qui, tuy nhiên với một số trường hợp cần đo huyết áp trong 24h. 6 Hình 1.1: Đo huyết áp bằng huyết áp kế thủy ngân - Quy trình đo huyết áp [1-3, 14]. Đo huyết áp là một động tác quan trọng, quyết định trong chẩn đoán THA, vì vậy trong quá trình đo cần tuân thủ một số quy định sau: 1. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 -10 phút trước khi đo huyết áp. 2. Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2h. 3. Tư thế do chuẩn: người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không. 4. Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim. 5. Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động mạnh cánhtay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả hơivới tốc độ 2-3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đậpđầu tiên (pha I của Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếngđập (pha V của Korotkoff). 6. Không nói chuyện khi đang đo huyết áp. 7 7. Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có chỉ sốhuyết áp cao hơnsẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau. 8. Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết ápgiữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng. 9. Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằngmáy đo huyết áp tự động 24 giờ (Holter huyết áp). 10. Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương (ví dụ 126/82mmHg) không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo. Hình 1. 2: Các loại máy đo huyết áp 1.1.2. Ý nghĩa của tự chăm sóc và theo dõi huyết áp tại nhà Biết cách tự chăm sóc và tự theo dõi huyết áp tại nhà là việc làm vô cùng cần thiết bởi nó giúp: - Chẩn đoán bệnh từ sớm Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà và phát hiện ra bất thường trong chỉ số huyết áp sẽ giúp bạn sớm được chẩn đoán đúng về bệnh cao/hạ huyết áp. Theo dõi tại nhà còn quan trọng hơn trong trường hợp người bệnh đang bị tăng/ hạ huyết áp hoặc một tình trạng khác có thể gây ra bệnh lý này như: thận, tiểu đường. - Theo dõi kết quả điều trị Cách duy nhất để biết việc dùng thuốc, thay đổi lối sống có đang mang lại hiệu quả điều trị bệnh huyết áp hay không đó là theo dõi huyết áp tại nhà đều đặn. Nhờ đó mà người bệnh phát hiện được sự thay đổi của huyết áp để thông báo với bác sĩ và bác sĩ có căn cứ để đưa ra quyết định điều trị sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. - Theo dõi huyết áp tại nhà giúp đánh giá được hiệu quả của việc dùng thuốc điều trị bệnh huyết áp 8 - Khuyến khích bản thân kiểm soát bệnh tốt hơn Những người có ý thức trong việc theo dõi huyết áp sẽ có ý thức trách nhiệm mạnh mẽ hơn đối với sức khỏe của mình hoặc có động lực kiểm soát huyết áp tốt hơn bằng việc dùng thuốc, hoạt động thể chất, cải thiện chế độ ăn uống,... - Giảm chi phí chăm sóc sức khỏe Khi biết cách tự theo dõi huyết áp tại nhà bạn sẽ giảm được số lần phải đến cơ sở y tế xếp hàng thăm khám huyết áp khi không cần thiết, vừa tiết kiệm được thời gian vừa tiết kiệm được chi phí. Không những thế, thực tế có những người cứ đến cơ sở y tế là huyết áp tăng đột biến do lo lắng quá mức nhưng trở về nhà huyết áp lại hết sức bình thường. Những trường hợp này theo dõi huyết áp tại nhà đều đặn sẽ biết được có phải bị cao huyết áp thật hay không. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng tự theo dõi huyết áp tại nhà của người bệnh tăng huyết áp trên thế giới Công tác phòng và kiểm soát tăng huyết áp có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng vì thế đã được Tổ chức Y tế Thế giới xếp là nội dung số một trong các nội dung về Chăm sóc sức khỏe ban đầu. Hiện nay trên thế giới đang triển khai công tác về phòng và kiểm soát tăng huyết áp cho người bệnh dưới nhiều hình thức và nhiều nội dung đa dạng khác nhau như tư vấn sức khỏe, thảo luận nhóm, tờ rơi, pano, áp phích, qua truyền hình, Radio, Báo chí, Tạp chí, Internet, Các trang web, blogger ...với các bài viết khoa học đầy đủ chi tiết có tính cách xây dựng, giáo dục [19]. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng tư vấn giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe đã tương đối phát triển ở các nước Tây Âu, Canada và Mỹ nhưng chưa phát triển ở các nước ở Đông Âu và đặc biệt ở các nước châu Á. Tổ chức hệ thống phòng và kiểm soát tăng huyết áp ở Ấn Độ được xem là hợp lý khi bao gồm đa dạng các đơn vị kỹ thuật, khi các cơ quan phòng và kiểm soát tăng huyết áp được thành lập ở tất cả các tuyến, khi các cơ quan phòng và kiểm soát tăng huyết áp nhà nước và các các chương trình phòng và kiểm soát tăng huyết áp của các tổ chức phi chính phủ cùng tồn tại và có các hoạt động phối hợp với nhau. Ở nước này, 9 cơ quan phòng và kiểm soát tăng huyết áp bao gồm 7 đơn vị kỹ thuật chính là: Đào tạo, truyền thông, biên tập, giáo dục sức khỏe, nghiên cứu và đánh giá, thực địa và mô phỏng, đơn vị giáo dục sức khỏe ở trường học [22]. Nhân lực thực hiện các hoạt động về phòng và kiểm soát tăng huyết áp ở các nước thường đa dạng, gồm các cán bộ thuộc các chuyên ngành khác nhau như các bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ đa khoa, các nhà tâm lý học, y tá, bác sĩ gia đình, các nhà dịch tễ học, các nhà quản lý, v.v... Các cán bộ này tùy theo vị trí của mình mà tham gia vào các hoạt động về phòng và kiểm soát tăng huyết áp ở các mức độ khác nhau, từ việc thực hiện tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân về bệnh của họ đến việc tổ chức các chương trình truyền thông, thiết kế phương tiện truyền thông và lập kế hoạch chiến lược cho các hoạt động về phòng và kiểm soát tăng huyết áp. Theo thông báo của Hội THA Bồ Đào Nha năm 1998 tỷ lệ THA của nước này là 35% ở người trưởng thành, tỷ lệ nhận biết và được điều trị ở thập kỷ 80 là 52%, nhưng sau đó nhờ hoạt động tuyên truyền tư vấn giáo dục sức khoẻ và quan tâm tích cực của y tế, kết quả tăng thêm 20% [21]. Theo thống kê của WHO năm 2019, thế giới có khoảng 1.13 tỷ người tăng huyết áp, trong đó cứ mỗi 4 nam có 1 người tăng huyết áp, và cứ 5 nữ thì có 1 người bị tăng huyết áp, có < 1/5 trường hợp trong tổng số những người bị tăng huyết áp có vấn đề trong tầm kiểm soát THA [32]. Nghiên cứu của Ikshaya Rana và các cộng sự năm 2020 về tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện tại UCMS Bhairahawa, Ấn Độ cho thấy tỷ lệ tuân thủ tốt trong điều trị là 58% trong tổng số 384 người bệnhtăng huyết áp được nghiên cứu, tỷ lệ tuân thủ điều trị ở nữ giới là 56.2% cao hơn so với nam giới là 43.8% [27]. Trong một nghiên cứu năm 2019 tại Ai cập về tuân thủ phác đồ điều trị tăng huyết áp kết quả cho thấy đa số người bệnhđược nghiên cứu tuân thủ kém chế độ điều trị của họ. Các đặc điểm kinh tế xã hội và lâm sàng của người bệnhbị ảnh hưởng đáng kể về tổng điểm tuân thủ đối với hầu hết các người bệnh ở nhóm tuổi trung niên 40 – 50 tuổi [18]. Nghiên cứu của Joshua Gibbs và cộng sự (2021) về ảnh hưởng của chế độ ăn kiêng lên huyết áp cho thấy chế độ ăn kiêng có liên quan đến giảm huyết áp tâm thu 10 (phương pháp ăn kiêng có thể ngăn chặn THA – 5.53 mmHg (khoảng tin cậy 95%) [22]. 1.2.2. Thực trạng tự theo dõi huyết áp tại nhà của người bệnh tăng huyết áp tại Việt Nam. Trong nhiều năm gần đây, tỷ lệ THA gia tăng trên phạm vi toàn cầu và là nguyên nhân gây ra tàn tật và tử vong cao nhất và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu cũng cho biết tình trạng tương tự. Trong nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Định và Huỳnh Bích Nhiều (2016) đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh THA tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ thấy trong số 334 người bệnh THA tham gia nghiên cứu thì điểm số trung bình của sức khỏe thể chất là 30.8 ± 5.2, sức khỏe tinh thần là 32.0 ± 7.1, chất lượng cuộc sống là 31.4 ± 4.4. Điều này cho thấy dủ THA được biết là bệnh không có triệu chứng, nhưng THA làm cho CLCS giảm dần do biến chứng của bệnh, bệnh lý kèm theo, tác dụng phụ của thuốc điều trị và nhận thức bệnh tật của người bệnh [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy và cộng sự (2018) về đánh giá thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị THA của người cao tuổi tại BVĐK tỉnh Bắc Ninh năm 2018 cho thấy trước can thiệp, kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị của người cao tuổi còn hạn chế với điểm trung bình kiến thức chỉ đạt 4.88 ± 1.75 điểm trên tổng số 10 điểm. Sau can thiệp, kiến thức của người cao tuổi về bệnh và tuân thủ điều trị THA được cải thiện rõ rệt đạt 9.34 ± 1.03 điểm và còn duy trì ở 9.04 ± 1.39 điểm sau can thiệp 4 tuần (p < 0.05). Tỷ lệ người cao tuổi có kiến thức đạt trước can thiệp là 53.6% tăng lên 100% ngay sau can thiệp và duy trì 99.1% sau 4 tuần [17]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy và Lê Khắc Đức (2017) khảo sát kiến thức về bệnh THA của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân Y 103 năm 2017 thu được kết quả 69.4% người bệnh THA có kiến thức đúng về chỉ số THA; 51.9% cho rằng cần đo huyết áp khi có các dấu hiệu đau đầu, chóng mặt; 46.3% biết cần đo huyết áp thường xuyên hàng ngày, 96.2% đồng ý là dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc hạ áp liên tục, lâu dài theo chỉ định [16]. Năm 2012, nghiên cứu tỷ lệ Kiến thức đúng của người dân về THA ở Hà Nội của Chu Thi Thu Hà – Trung tâm YTDP Hà Nội trên 2085 đối tượng từ 25 tuổi trở lên cho thấy Kiến thức của người dân về theo dõi huyết áp để phát hiện THA là 99%, 11 99.6% nắm được bệnh THA là bệnh nguy hiểm, 93.4% biết cần phải đo huyết áp thường xuyên hàng ngày [9]. Gần đây, năm 2014, khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh THA khu vực nông thôn tại Hà Nội và Vĩnh Phúc của Hoàng Cao Sạ, Đỗ Ngọc Ánh và Nguyễn Thị Lan Anh trên tổng sô 346 người THA cho thấy kiến thức, thái độ về THA của người dân nông thôn nhìn chung còn hạn chế, điều này dẫn đến việc BN không tuân thủ điều trị, có 38.7% người mắc THA không điều trị hoặc điều trị không liên tục, 28% người mắc THA không hiểu đúng về điều trị THA và 89.9% hiểu sai khih cho rằng bệnh THA có thể điều trị khỏi hoàn toàn [15]. Năm 2018, khảo sát tình hình tuân thủ trong sử dụng thuốc trên người bệnh THA điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh của Nguyễn Thu Hằng và các cộng sự cho kết quả tỷ lệ người bệnh tuân thủ dùng thuốc là 87.53%, trong đó chiếm đại đa số là người bệnh tuân thủ ở mức độ trung bình [10]. Năm 2015 – 2016, nghiên cứu tuân thủ điều trị thuốc ở người bệnh THA được quản lý tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Khê, Phú Thọ của Kim Bảo Giang, Nguyễn Hải Minh và Hồ Thị Kim Thành, kết quả cho thấy tỷ lệ người bệnh dùng thuốc ở người bệnh THA còn thấp với người bệnh dùng thuốc rất thường xuyên là 45.6%, dùng thuốc thường xuyên theo chỉ định là 47.1% [8]. Từ các nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới cho thấy, một số nghiên cứu đã mô tả hoạt động quản lý về tự chăm sóc của người bệnh THA và đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường việc quản lý điều trị THA tại nhà. Phần lớn các nghiên cứu còn lại về THA trên cộng đồng chủ yếu là mô tả kiến thức, thực hành của người bệnh về điều trị THA. Trong khi đó, tự theo dõi huyết áp tại nhà của người bệnh THA tại cơ sở y tế cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong điều trị THA của người bệnh. 12 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Giới thiệu sơ lược về Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bắc Giang là bệnh viện hạng I, với nhiệm vụ khám và chữa bệnh cho khoảng trên 1,8 triệu dân trong tỉnh thuộc 10 huyện/thành phố và một số vùng lân cận. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có trang thiết bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp. Bệnh viện hiện có quy mô 800 giường bệnh theo kế hoạch, thực kê 1.147 giường, với hơn 894 cán bộ, nhân viên thuộc 49 khoa, phòng và trung tâm ( 26 khoa có giường bệnh, 09 khoa không có giường bệnh, 10 phòng chức năng, 04 trung tâm và 01 cơ sở kính thuốc ), trong đó có: 39 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 85 bác sĩ chuyên khoa cấp I, 54 thạc sỹ, Đại học: 441, trung cấp 119. Số lượng điều dưỡng của toàn viện là 521 trong đó CKI: 04 ( 30 đang theo học ), Đại học: 238, cao đẳng: 59, còn lại là trung cấp. Hình ảnh 1.1: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang Khoa Nội tim mạch – BVĐK tỉnh Bắc Giang có tổng số 27 cán bộ nhân viên, trong đó có 10 bác sĩ, 17 điều dưỡng. Năm 2021, khoa đã khám và điều trị cho khoảng 13 3563 lượt bệnh nhân, quản lý và điều trị ngoại trú cho khoảng 3900 người bệnh tăng huyết áp Cùng với sự phát triển của đơn vị và sự tiến bộ của y học, khoa Khám bệnh hiện tại phát triển cả về chất lượng và số lượng, là nơi tiếp nhận bệnh nhận đầu tiên khi tới khám chữa bệnh tại bệnh viện, với đội ngũ thầy thuốc có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hết lòng quan tâm đến người bệnh, được đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác khám chữa bệnh với phương châm “An toàn, hiệu quả và thường xuyên cập nhật đổi mới”, “Lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động”. Bên cạnh đó, khoa cũng được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như máy cung cấp nước uống tự động, máy điều hòa cho toàn bộ các phòng khám và khu chờ khám bệnh, ghế ngồi chờ được thay mới và lắp đặt đầy đủ… tạo cảm giác thoải mái, hài lòng cho người dân đến khám, chữa bệnh. 2.2. Thực trạng tự theo dõi huyết áp tại nhà của người bệnh THA tại khoa Nội tim mạch BVĐK tỉnh Bắc Giang Để có căn có khách quan về thực trạng tự theo dõi huyết áp tại nhà của người bệnh tăng huyết áp, học viên đã thực hiện khảo sát trực tiếp người bệnh THA, cụ thể như sau: 2.2.1. Đối tượng và phương pháp khảo sát * Đối tượng khảo sát: Người bệnh được chẩn đoán THA khám và điều trị ngoại trú tại khoa Nội tim mạch - BVĐK Bắc Giang từ 15/05/2022 đến 15/07/2022. Tiêu chuẩn lựa chọn: - Người bệnh được chẩn đoán THA khám và điều trị ngoại trú tại khoa Nội tim mạch - Người bệnh từ 18 tuổi trở lên, tỉnh táo, minh mẫn, có khả năng giao tiếp. - Người bệnh đồng ý tham gia khảo sát. Tiêu chuẩn loại trừ: - Người bệnh chưa được chẩn đoán là tăng huyết áp. - Người bệnh dưới 18 tuổi - Người bệnh hạn chế về nghe, nói, không đủ khả năng tỉnh táo, minh mẫn để hoàn thành khảo sát hoặc trả lời phỏng vấn của ĐTV.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng