Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức và thực hành của người trồng, người tiêu dùng rau, quả và h...

Tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành của người trồng, người tiêu dùng rau, quả và hóa chất bào vệ thực vật tại xã yên thường, gia lâm hà nội

.PDF
71
141
79

Mô tả:

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rau, quả là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày. Rau quả cung cấp cho cơ thể nhiều thành phần hoạt tính sinh học không thể thiếu như carotenoids, phức chất polyphenol, các chất chứa bioflavonoid, các vitamin, xenluloza, các khoáng chất cần thiết để duy trì cân bằng kiềm toan, giúp hấp thu dễ dàng các chất cần thiết cho sự phát triển, tăng cường hệ miễn dịch cho, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, góp phần làm giảm các yếu tố nguycơ đối với các bệnh tim mạch và phòng ngừa ung thư. Khác với nhiều cây trồng khác, cây rau, quả là cây trồng ngắn ngày với yêu cầu thâm canh và BVTV rất cao, hóa chất hóa học được sử dụng trên đơn vị diện tích cao hơn nhiều so với cây lúa nên mức sử dụng các HCBVTV ngày càng gia tăng [36]. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay người trồng rau đã lạm dụng quá nhiều HCBVTV để phun tưới cho rau quả với mục đích lợi nhuận mà chưa có những hiểu biết cần thiết về cách sử dụng an toàn. Bên cạnh những ưu điểm mang lại từ việc sử dụng HCBVTV thì còn có những nhược điểm không thể phủ nhận và nếu chúng ta không kiểm soát được có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật với nồng độ quá mức cho phép trong rau quả là tác nhân thường gặp của một số vụ ngộ độc gây rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, nôn mửa, giảm trí nhớ, với mức độ nặng hơn còn có thế gây tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến liệt. Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tại hội nghị về công tác VSATTP trong ngành nông nghiệp diễn ra tháng 8/2009, Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp đã công bố kết quả kiểm tra 25 mẫu rau tại các tỉnh phía Bắc, có tới 44% mẫu rau có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, trong đó 4% có hoạt chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép [1]. Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế (ILO), ở Việt Nam con số bị ngộ 2 độc do ăn rau, quả là không nhỏ. Tổng kết về tình hình ngộ độc thực phẩm, theo thống kê từ của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010, 10 tháng đầu năm, cả nước có 45 vụ ngộ độc lớn (hơn 30 người/vụ). Các số liệu thống kê cho thấy tới năm 2010, ngộ độc vi sinh vật giảm (<40%), ngộ độc chủ yếu do hóa chất (> 60%) [2]. Hàng loạt vụ ngộ độc đã và đang xảy ra là hồi chuông cảnh báo tới các cấp, các ngành và chính người sản xuất cũng như người tiêu dùng, cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề ATVSTP. Xã Yên Thường là một xã ngoại thành Hà Nội, sản xuất và cung cấp một lượng khá lớn rau quả cho địa phương và khu vực nội đô, việc sử dụng HCBVTV tại xã diễn ra thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của thị trường, điều này có thể dẫn tới những hậu quả khó lường với sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sống. Do vậy, việc tìm hiểu thực trạng kiến thức, thực hành trong sử dụng hóa chất BVTV tại xã là điều rất quan trọng và cần thiết nhằm đánh giá hiểu biết về HCBVTV và có kế hoạch can thiệp giúp sử dụng hóa chất hợp lý nhằm hướng tới sản xuất, tiêu thụ và sử dụng rau của người dân có độ an toàn cao hơn, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiến thức và thực hành của người trồng và người tiêu dùng rau, quả về hóa chất BVTV tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người trồng rau tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội. 2. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về hóa chất BVTV đảm bảo VSATTP trong ăn uống của người tiêu dùng tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nhiễm độc HCBVTV và ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật tới sức khỏe con người 1.1.1. Sự hấp thụ và chuyến hóa HCBVTV trong cơ thể người Sự hấp thu HCBVTV xảy ra chủ yếu qua da, mắt, hô hấp và đặc biệt là tiêu hóa. HCBVTV hòa tan trong mỡ và một chừng mực nảo đó HCBVTV hòa tan trong nước được hấp thu qua da lành. Các tổn thương và trầy da làm cho sự hấp thu qua da dễ dàng. Ở các nước đang phát triển do không có đủ phương tiện bảo hộ lao động nên việc nhiễm HCBVTV qua da là khá phổ biến. [3] Hơi hay các hạt HCBVTV kích thước nhỏ ≤ 5µm dạng khí dung được hít vào và hấp thu dễ dàng qua phổi. Các hạt lớn hơn được ra khỏi đường hô hấp và nuốt vào đường tiêu hóa. HCBVTV xâm nhập vào đường tiêu hóa do tiêu thụ thực phẩm, nước uống có hoặc sử dụng dụng cụ nhà bếp nhiễm HCBVTV,tay nhiễm HCBVTV cũng là nguồn gây nhiễm HCBVTV qua miệng. Trong cơ thể, HCBVTV được chuyển hóa hay tồn lưu trong mỡ hoặc được thải ra ngoài nguyên vẹn. Sự chuyển hóa làm cho HCBVTV hòa tan trong nước dễ hơn và như vậy dễ đào thải hơn, ví dụ như pyrethroid, đôi khi sự chuyển hóa lại làm tăng độc tính của HCBVTV, ví dụ sự thủy phân carbosulfan tạo thành chất tan trong nước và độc hơn. Một số HCBVTV hòa tan trong mỡ không dễ chuyển hóa, nhưng lại tích lũy lại trong mỡ dưới dạng không hoạt động (như DDT), khi cơ thể kém dinh dưỡng hoặc đói mỡ tồn đọng bị huy động vào tuần hoàn và gây nhiễm độc nếu nồng độ đạt ngưỡng. Việc nhiễm 2 hay nhiều loại HCBVTV cùng 1 lúc cũng có thể làm tăng hoặc 4 giảm độc tính, ví dụ nhiễm lindan và heptachlor cùng lúc sẽ độc hơn là nhiễm riêng từng loại. 1.1.2. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật tới sức khỏe Ảnh hưởng của HCBVTV tới con người được biết đến chủ yếu là những tác động tiêu cực. Nó gây ra các ngộ độc cấp và ngộ độc mạn tính [4], trong đó: - Ngộ độc cấp tính HCBVTV là do nhiễm một lượng hóa chất cao trong thời gian ngắn thường là do tiếp xúc nghề nghiệp (sản xuất, sử dụng…), tiếp xúc do sự cố (uống nhầm, vận chuyển HCBVTV chung với thực phẩm …), do tiếp xúc cố ý (tự tử, đầu độc…) - Ngộ độc mạn tính xảy ra khi một người nhiễm nhiều lần độc tố trong thời gian dài nhưng chỉ nhiễm liều lượng nhỏ vào cơ thể mỗi lần thường là do tiếp xúc nghề nghiệp hoặc sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm HCBVTV bao gồm trực tiếp tiếp xúc với HCBVTV hoặc gián tiếp qua thực phẩm, nước uống, không khí, bụi. Mức độ nhiễm độc HCBVTV còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người tiếp xúc – sự kém dinh dưỡng và mất nước có thể làm tăng sự mẫn cảm của HCBVTV, nhiệt độ cao cũng làm tăng ảnh hưởng xấu của HCBVTV. * Tổn thương do nhiễm độc HCBVTV cấp, mạn tính chủ yếu bao gồm: - Tổn thương da: viêm da tiếp xúc, mẫn cảm dị ứng, phát ban, trứng cá Chloracne bênh da porphyry. - Nhiễm độc thần kinh (với người nhiễm độc mãn tính do nghề nghiệp thường sau 4 năm sẽ có biểu hiện bệnh) thường thấy ở những người tiếp xúc với HCBVTV nhóm Chlor hữu cơ hoặc chất diệt cỏ: thay đổi hành vi (giảm trí nhớ và khả năng tập trung, mất phương hướng, dễ bị kích động, đau đầu, mất ngủ…), tổn thương thần kinh trung ương, viêm thần kinh ngoại biên, teo dây thần kinh thị giác. - Tổn thương xương tủy 5 - Ung thư - Vô sinh nam giới (trường hợp tiếp xúc với hóa chất diệt giun dibromechlorpropan). - Tổn thương nhiễm sắc thể, sảy thai, dị tật thai nhi. - Thay đổi tình trạng miễn dịch cơ thể, hen. - Tổn thương gan, thận, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. - Tổn thương khác: yếu cơ, tăng tiết nước bọt, chảy nước mắt, viêm đường hô hấp. - Phụ nữ nhiễm HCBVTV sẽ tăng nguy có những đứa con mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý và tự kỷ. - Nhiễm độc cấp tính do ăn phải thức ăn hoặc nước uống nhiễm hoặc hít phải hóa chất trừ sâu. Trẻ em có thể uống phải. Triệu chứng của nhiễm độc cấp thường là buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, xanh xao, nhức đầu, khó thở dạng hen, chuột rút, co giật, co đồng tử, giảm nhịp tim. Trường hợp nặng có lú lẫn, suy hô hấp, phù phổi cấp, liệt, tụt huyết áp, suy gan thận, hôn mê, tử vong. Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật là một thực tế khách quan và là một yêu cầu không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Hoá chất bảo vệ thực vật là một loại hàng hoá đặc biệt do đặc tính độc hại của chúng đối với sức khoẻ con người và môi trường sinh thái [5], nhưng nó cũng là một loại hàng hoá rất thông dụng đối với những người làm nông nghiệp. Nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng dân cư nông nghiệp. Trên thế giới ước tính có khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc cấp tính hàng năm do ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật [6]. Trong đó có khoảng 3 triệu người bị ngộ độc cấp tính nghiêm trọng và 220 nghìn người tử vong mỗi năm. Trong khi nhu cầu sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trên thế giới ngày càng tăng thì sản lượng hoá chất bảo vệ thực vật cũng tăng từ 6 400.000 tấn (1955) lên 4,4 triệu tấn (2009) [7]. Đi đôi với số lượng hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng tăng là số người ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật cũng tăng, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, 99% trường hợp ngộ độc xảy ra ở các nước này, cho dù lượng tiêu thụ hoá chất bảo vệ thực vật chỉ chiếm 20% [1], [8]. Tuy nhiên, phần lớn người nông dân tại các nước này chưa nhận biết đầy đủ về tác hại cũng như nguy cơ do hoá chất bảo vệ thực vật gây ra [1]. Thực trạng nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam vẫn còn nghiêm trọng. Thống kê sơ bộ tại 38 tỉnh, thành phố, trong năm 2007 đã xảy ra gần 4.700 vụ, với 5.207 trường hợp bị nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật và 106 người đã tử vong. Năm 2009 có 4.372 vụ nhiễm độc với 4.515 trường hợp, tử vong 138 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,05% [9]. Theo Hà Minh Trung và cộng sự, cả nước hiện có 11,5 triệu hộ nông nghiệp, số người tiếp xúc nghề nghiệp với hoá chất bảo vệ thực vật ít nhất cũng tới 11,5 triệu người. Với tỷ lệ nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật mạn tính là 18,26% thì số người bị nhiễm độc mạn tính trong cả nước có thể lên tới 2,1 triệu người [10]. Theo Mai Thanh Tuyết, hóa chất BVTV là tên gọi chung cho tất cả các hóa chất trừ rầy, hóa chất sát trùng, hóa chất diệt cỏ dại, hóa chất trừ nấm…Đa số các hóa chất này là do một hay nhiều nguyên tố Benzen kết hợp với nguyên tố clo, nói chung các hợp chất này có tính độc hại lên con người tương tự như Dioxin, do đó có tên gọi là Dioxin – tương đương. Bệnh ung thư là một trong những ảnh hưởng của các hóa chất gây ra cho con người. Thêm nữa, một số hóa chất BVTV còn chứa nguyên tố Asen và thủy ngân, mức nguy hại cho đến nay vẫn chưa được các khoa học gia kết luận một cách chính xác. [11] Theo Trần Như Nguyên, Đào Ngọc Phong nghiên cứu trên 500 hộ gia đình ngoại thành Hà Nội thấy dấu hiệu phổ biến nhất sau khi sử dụng 7 HCBVTV là chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn thấy ở 70% đối tượng ngoài ra còn các triệu chứng ăn kém, hoa mắt, đau bụng (rối loạn giấc ngủ) [12]. Lê Kế Sơn tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng cho 128 người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với HCBVTV và 47 người không tiếp xúc. Kết quả thấy tỉ lệ bệnh khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tiếp xúc với HCBVTV và nhóm chứng là: hội chứng suy nhược thần kinh, hội chứng rối loạn thần kinh thực vật, viêm đường hô hấp trên mạn tính, hội chứng thiếu máu, tổn thương gan mạn tính và bệnh ngoài da. Có sự liên quan chặt chẽ giữa tỉ lệ bệnh với nghề nghiệp và tuổi nghề [13]. Nguyễn Duy Thiết điều tra 100 hộ gia đình tại 5 đội xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì Hà Nội thấy 73% có biểu hiện triệu chứng như nôn nao, khó chịu, choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ, ngứa và nóng rát các vùng da hở [14]. Lê Thị Thu, Nguyễn Thị Dư Loan, Hoàng Thị Bích Ngọc nghiên cứu trên 36 người dân thường xuyên tiếp xúc với HCBVTV ở 2 xã thuộc huyện Thường Tín, nhóm chứng gồm 32 sinh viên Học viện Quân y. Kết quả nghiên cứu cho thấy: ở những người làm nông nghiệp, tiếp xúc dài ngày với HCBVTV thì hoạt độ enzym cholinesterase (5931U/l) giảm so với nhóm chứng (8359 U/l) [15]. 1.2. Tính hình sử dụng HCBVTV cho sản xuất trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Những hiểu biết chung về hóa chất BVTV 1.2.1.1. Khái niệm về HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là một thuật ngữ chung cho các hóa chất được sử dụng để tiêu diệt hoặc phòng trừ dịch hại. Dịch hại là các 8 sinh vật, vi sinh vật, các loại sâu hại, các loài gặm nhấm…có khả năng gây hại cho cây trồng và lương thực [16]. 9 1.2.1.2. Phân loại HCBVTV - Phân loại theo nguồn gốc sản xuất và cấu trúc hoá học [17] Bảng 1.1: Phân loại HCBVTV theo nguồn gốc sản xuất và cấu trúc hoá học Nguồn Nhóm chính gốc Các chất trừ sâu có chứa Clo: DDT, Clodan Các chất trừ sâu có chứa phốt pho: Wophatox, Diazinon, Malathion, Monitor... Nhóm các hợp chất cacbamat: Sevin, Furadan, Mipcin, Bassa Hữu cơ Các chất trừ sâu thuỷ ngân hữu cơ Các dẫn xuất của hợp chất nito Các dẫn xuất của urê Các dẫn xuất của axít propioníc Các dẫn xuất của axít xyanhydríc Các hợp chất chứa đồng Các hợp chất chứa lưu huỳnh Vô cơ Các hợp chất chứa thuỷ ngân Chất trừ sâu có nguồn gốc thực vật, sinh học là ancaloid, thực vật có chứa nicotin, anabazin, pyrethroid Một số loại khác 10 - Phân loại theo mục đích sử dụng [17] Bảng 1.2: Phân loại HCBVTV theo mục đích sử dụng Bao gồm Tên nhóm Nhóm các chất trừ sâu có chứa Clo: DDT, Clodan Nhóm các chất trừ sâu có chứa phốt pho: Các chất trừ sâu, trừ Wophatox, Diazinon, Malathion, Monitor... nhện, trừ côn trùng Nhóm các hợp chất cacbamat: Sevin, Furadan, gây hại Mipcin, Bassa Nhóm các hợp chất sinh học: Pyrethroid, Permetrin Các chất trừ nấm, trừ bệnh, trừ vi sinh vật gây hại Các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng Các hợp chất chứa đồng Các hợp chất chứa lưu huỳnh Các hợp chất chứa thuỷ ngân Một số loại khác Các hợp chất chứa Phênol (2,4- D) Các hợp chất của axits propyoníc (Dalapon) Các dẫn xuất của cacbamat (ordram) Triazin Các chất diệt chuột và động vật gặm nhấm Photphua kẽm và Warfarin 11 Theo độc tính HCBVTV được WHO phân nhóm như sau: [17] - Bảng 1.3: Phân loại HCBVTV theo độc tính và các biểu tượng về độ độc cần ghi trên nhãn LD50 (chuột) – mg/kg thể trọng Phân loại Ia Ib Hình tượng Cực Đầu lâu độc xương chéo Độc Chữ thập tính chéo trong cao hình thoi Vạch Qua tiêu hóa màu Thể rắn Đỏ 5 hay ít Vàng Thể lỏng Qua da Thể rắn Thể lỏng 20 hay ít 10 hay ít 40 hay ít hơn hơn hơn hơn 5-50 20-200 10-100 40-400 200-2000 100-1000 400- vuông II Độc Đường chéo Xanh tính hình thoi nước vừa vuông không biển 50-500 4000 liền nét III Độc tính Không biểu Xanh lá nhẹ tượng cây Trên 500 Trên 2000 Trên 1000 Trên 4000 Loại hóa chất nào có LD 50 nằm trong khoảng 500-2000 thì sử dụng “Nguy hiểm” Loại hóa chất nào có LD 50 >2000 thì sử dụng từ “Cẩn thận”. 12 Những ký hiệu và biểu tượng nêu trong bảng trên đây được áp dụng trong việc trình bày các bao bì, các nhãn HCBVTV lưu thông và sử dụng ở Việt Nam. Với những hóa chất BVTV thuộc nhóm I, nếu vô ý nuốt phải vài giọt hoặc một nhúm nhỏ (hóa chất ở thể rắn) cho tới 1 thìa cà phê là có thể gây chết người.Với nhóm II, nếu nuốt phải một lượng nhiều (30/450ml) thì mới gây chết người. - Phân loại theo thời gian phân giải sinh học Bảng 1.4: Phân loại HCBVTV theo thời gian phân giải sinh học Độ bền Thời gian Kém bền vững ≤ 1 tháng Bền vững trung bình 1-6 tháng Bền vững 0,5 – 2 năm Rất bền vững ≥ 2 năm 1.2.1.3. Sử dụng HCBVTV a. Đúng hóa chất Trước khi chọn mua hóa chất, nông dân cần biết loại sâu, bệnh, cỏ dại gây hại mà mình cần phòng trừ. Không nên sử dụng cùng một loại hóa chất trong suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác. Nên ưu tiên mua loại hóa chất ít độc nhất. ưu tiên chọn mua loại hóa chất có thời gian cách ly ngắn nhất. [16] Nên ưu tiên mua những loại hóa chất có tác động chọn lọc (có hiệu lực trừ sâu bệnh cao nhưng tương đối ít độc đối với sinh vật có ích. b. Đúng liều lượng Dùng hóa chất với liều cao hơn khuyến cáo càng làm gia tăng nguy cơ bị ngộ độc của người đi phun hóa chất, người sống ở gần vùng phun hóa chất 13 và người sử dụng nông sản có phun hóa chất. Ngoài ra còn có nguy cơ cây trồng bị hại do hóa chất liều lượng cao gây ra. c. Đúng thời điểm Đối với dịch hại đúng lúc là phun hóa chất vào thời điểm mà dịch hại trên đồng ruộng dễ bị tiêu diệt nhất. Sâu hại thường mẫn cảm nhất đối với hóa chất BVTV khi chúng ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ. Đối với hóa chất trừ cỏ thì phải tuỳ theo đặc điểm của từng loại hóa chất và sử dụng vào lúc hóa chất có tác động mạnh nhất đến cỏ dại và ít có nguy cơ gây hại cho cây trồng. Phun đúng lúc cũng là tránh phun hóa chất khi trời sắp mưa to có thể làm rửa trôi hết hóa chất trên mặt lá, thân cây. Phun hóa chất vào lúc trời mát, không có gió to để hóa chất bay vào mặt hoặc bay vào nhà ở gần nơi phun hóa chất. Phun đúng lúc là không phụ thuộc vào quá gần ngày thu hoạch nông sản. Phải tuỳ loại hóa chất mà ngừng sử dụng trước khi thu hoạch một thời gian nhất định. d. Đúng cách. Dùng hóa chất đúng cách thể hiện trước hết ở khâu pha hóa chất. Pha hóa chất đúng cách là làm thế nào để làm cho chế phẩm sử dụng được hoà thật đồng đều vào nước, như vậy khi phun hóa chất sẽ được trang trải thật đều trên vật phun (lá cây, mặt đất…). Khâu tiếp theo của việc dùng hóa chất đúng cách là phun rải hóa chất trên đồng ruộng cho đúng cách. Phun rải hóa chất đúng cách là làm sao cho hóa chất BVTV tiếp xúc được với dịch hại nhiều nhất. Có những loại sâu hại chỉ tập trung phá ở gốc (ví dụ rày nâu), có những loài chuyên sống trên lá, trên ngọn, lại có những loài chỉ sống ở mặt dưới lá, … Do vậy khi phun hóa chất phải hướng sao cho tia tập trung vào nơi quy định phun. 14 Dùng hóa chất đúng cách còn có nghĩa là không tự ý hỗn hợp nhiều loại hóa chất BVTV với nhau để phun trên đồng ruộng. Khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại hóa chất BVTV cũng có trường hợp do phản ứng với nhau mà hỗn hợp sẽ giảm hiệu lực trừ dịch hại, hoặc dễ gây cháy lá cây, hoặc dễ gây độc cho người sử dụng. Do vậy chỉ thực hiện việc hỗn hợp nếu như điều đó có hướng dẫn trên nhãn hóa chất hoặc trong các tài liệu khoa học kỹ thuật hướng dẫn dùng hóa chất BVTV. 1.2.1.4. Dư lượng HCBVTV FAO (1991) đã định nghĩa dư luợng HCBVTV trong thực phẩm là lượng rất nhỏ HCBVTV hoặc dẫn xuất, đồng phân của chúng có trong thực phẩm và lượng này được đem so sánh với giới hạn dư lượng tối đa cho phép [18] a. Dư lượng HCBVTV trên nông sản Sau khi một loại HCBVTV được phun rải lên cây hoặc bón vào đất thì hóa chất sẽ để lại trên mặt lá, thân cây và thông thường là ở cả bên trong các mô thực vật một lượng hóa chất(hoạt chất) nhất định. Sau phun rải một thời gian(vài ngày hoặc vài tuần) lượng hóa chất bám trên cây và tồn tại bên trong cây sẽ giảm dần và mất đi do tác động của nhiều yếu tố: Do thời tiết (nắng mưa),hoặc do hoạt động phân hủy hóa chất của các men thực vật, do sự tăng trưởng của cây được gọi là dư lượng HCBVTV trên thân, lá, trái, củ của cây trồng.Càng xa ngày phun, rải hóa chất thì dư lượng của hóa chất bên ngoài và bên trong cây càng giảm dần. b. Mức dư lượng tối đa cho phép HCBVTV có khả năng gây hại cho người và động vật.Mỗi cơ thể đều có một giới hạn nhất định chịu đựng lượng HCBVTV gọi là giới hạn chịu đựng của cơ thể. Nếu như loại hóa chất đó xâm nhập vào cơ thể với một lượng thấp hơn lượng giới hạn nói trên thì chưa gây hại cho cơ thể.Loại HCBVTV nào có độc tính càng cao thì giới hạn chịu đựng của cơ thể càng 15 thấp và ngược lại loại HCBVTV nào có độc tính càng thấp thì giới hạn chịu đựng của cơ thể càng cao. Song trong quá trình hấp thu lương thưc, thực phẩm của cơ thể thì việc tích lũy hóa HCBVTV lâu dài cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Những lương thực, thực phẩm chứa dư lượng HCBVTV ít hơn mức tối đa cho phép thì được xem như là vô hại đối với sức khỏe người tiêu dùng. Ngược lại,những nông sản chứa dư lượng HCBVTV vượt quá dư lượng tối đa cho phép thì không được dùng làm lương thực thực phẩm cho người tiêu dùng. Theo qui định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm (ban hành – kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ – BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Trưởng Bộ Y tế), dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất BVTV trên một số loại rau được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 1.5: Tổng hợp dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất hóa chất BVTV thường trên rau. [19] Hoạt Tric Ca Chất hlof / on Cyp rta erm p Nông ethr Chlor Ppr Prof Pho End Per Chl Met pyrifo ofen enof salo rothio osuf met oro ham etho s in oph os ne Fenit n ran hrin thal idop os onil hs Dim Ner eist ate oxin Sản Cà chua 0,2 - 0,5 0,5 2 2 1 0,5 2 1 1 0,01 1 - Dưa chuột - - 0,2 0,01 (1) 0,01 1 0,05 2 0,5 5 1 - - Bắp cải 0,5 0,2 1 0,05 1 1 1 0,5 2 5 1 0,5 2 0,2 Đậu rau 0,1 (2) 0,5 0,01 0,1 0,1 (0,5) 0,5 0,5 1 5 1 0,5 (2) Cải xanh 0,2 2 1 0,01 1 0,01 (1) 0,5 2 5 1 (0,5) 0,5 2 Rau 0,5 (2) 2 0,01 (1) 0,01 (1) (0,2) 2 2 1 1 1 (2) muống 16 c. Thời gian cách ly Thời gian một loại HCBVTV đối với một loại nông sản là thời gian kể từ ngày phun hóa chất lần cuối trong vụ đến ngày thu hoạch nông sản đã có phun hóa chất.Thời gian cách li có thể thay đổi một vài ngày đến một vài tuần tùy theo đặc tính khoa học, độc tính, lượng được sử dụng của hóa chất và tùy theo loại cây lương thực, thực phẩm được phun hóa chất.Thời gian cách li ngắn hay dài còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết trong thời kì sử dụng hóa chất. 1.2.1.5. Những lưu ý trong quá trình mua, bán và sử dụng HCBVTV a. Những hiểu biết cần có của người bán, phân phối hóa chất • Được trải qua lớp tập huấn về an toàn và sử dụng hóa chất • Biết cách phân loại, tính năng của từng loại hóa chất • Biết cách hướng dẫn người sử dụng hóa chất sao cho an toàn và có hiệu quả đúng với từng loại dịch hạch • Chấp hành đúng luật và điều lệ phân phối hóa chất bảo vệ thực vật • Nhận định hóa chất thật hóa chất giả và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. b. Những hiểu biết cần có của người sử dụng HCBVTV [20] • Thực hiện tuân thủ 4 đúng trong quá trình sử dụng HCBVTV • Tuân thủ đúng quy trình, bảo hộ lao động trong quá trình thực hành sử dụng HCBVTV • Đảm bảo thực hiện đúng thời gian cách li • Đảm bảo an toàn trong khâu cất giữ HCBVTV tại nhà. 1.2.2. Tình hình sử dụng HCBVTV trên thế giới và tại Việt Nam a. Thế giới Theo Phùng Minh Phong, trên thế giới đang khuyến khích dùng các biện pháp sinh học và phòng trừ tổng hợp để bảo vệ cây trồng nhằm hạn chế sử 17 dụng các hóa chất BVTV có hại cho môi trường. Tuy nhiên, hóa chất BVTV vẫn được sử dụng nhiều về số lượng và chủng loại. Có khoảng 90% lượng hóa chất BVTV được sử dụng trong nông nghiệp, còn lại được sử dụng trong y tế. [21] Trong 10 năm gần đây đã có những thay đổi trong ngành công nghiệp HCBVTV thế giới là những hóa chất có độc tính cao đã từng bước được loại ra khỏi thị trường và thay vào đó là các loại HCBVTV ít độc hại hơn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất trong ngành công nghiệp HCBVTV toàn cầu, đồng thời cũng là nước xuất khẩu lượng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc tổng lượng xuất khẩu HCBVTV năm 2008 là 485 nghìn tấn với kim ngạch hơn 2 tỷ USD [22]. Ngoài ra, Hoa Kì cũng là một nước xuất khẩu HCBVTV sánh ngang Trung Quốc. Ở Hoa Kỳ sản lượng HCBVTV được chi phối bởi khoảng 28 công ty lớn ,năm 2008 xuất khẩu 115 nghìn tấn kim gạch hơn 2 tỷ USD [22]. Ngày nay, thế giới có khoảng 900 – 1000 loại hóa chất chính với khoảng 5000 loại dẫn xuất khác nhau. Số lượng hóa chất BVTV trên toàn cầu đạt tới hàng triệu tấn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu tình hình sử dụng hóa chất BVTV cho rằng, tiêu thụ hóa chất BVTV trên toàn cầu năm 1985 khoảng 3 triệu tấn, trong những năm gần đây con số này tăng lên rất nhiều [7]. Đối với các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản sử dụng khoảng 20%, còn các nước đang phát triển sử dụng 10% tổng số hóa chất BVTV [23]. b. Việt Nam Ở Việt Nam, hóa chất BVTV thực sự có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp trong hơn 40 năm qua (miền Bắc từ năm 1956 và miền Nam từ năm 1962). Tuy lịch sử sử dụng hóa chất BVTV ở nước ta chưa dài song bước đi cũng giống như nhiều nước khác. [24] 18 Thời gian đầu, từ cuối những năm 50 đến cuối thập kỷ 60, hóa chất BVTV mới được đưa vào sản xuất nhưng người ta hết lòng ca ngợi chúng, do đó đã nảy sinh tình trạng lạm dụng hóa chất. Theo số liệu của chi cục BVTV, năm 1990 nước ta chỉ sử dụng khoảng 10.000 tấn hóa chất BVTV, đến năm 1998 lượng này đã tăng lên gấp 3 lần tức 30.000 tấn hóa chất BVTV. Có 30% cơ sở kinh doanh hóa chất BVTV không có giấy phép tiếp sức cho việc lạm dụng hóa chất tràn lan. Theo viện BVTV 1998, tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương…Monitor, Wofatox bị cấm trên rau nhưng người dân vẫn sử dụng với lượng khá lớn, gấp 6,45 lần/vụ với rau họ thập tự, trên đậu đỗ là 5,73 lần/vụ. Về chủng loại, người dân dùng phổ biến 30 loại, trong đó, ở miền bắc là 13 loại, miền nam là 17 loại chỉ dùng cho rau. [25] Cho đến năm 2002 lượng hóa chất sử dụng hàng năm ước tính khoảng 36.000 tấn, đã có 354 hoạt chất với 1113 tên hóa chất thương phẩm đang được phép lưu hành. Tính đến năm 2010, riêng các loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, theo thống kê: hóa chất trừ sâu: 437 hoạt chất với 1.196 tên thương phẩm; hóa chất trừ bệnh: 304 hoạt chất với 828 tên thương phẩm; hóa chất trừ cỏ: 160 hoạt chất với 474 tên thương phẩm; hóa chất trừ chuột: 11 hoạt chất với 17 tên thương phẩm; hóa chất điều hòa sinh trưởng: 49 hoạt chất với 118 tên thương phẩm; chất dẫn dụ côn trùng: 6 hoạt chất với 8 tên thương phẩm; hóa chất trừ ốc: 19 hoạt chất với 91 tên thương phẩm; chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm. Trên các chánh đồng rau vùng Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây thì các loại hóa chất trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ được dùng phổ biến. [26] Do thói quen và tâm lý sợ mất mùa nên đa số nông dân chỉ dùng những loại TTS hiệu quả nhanh. Ngược lại nhiều loại hóa chất trừ sâu sinh học như Bt, có hiệu lực trừ sâu cao, ít độc hại với người và vật nuôi nhưng lại chỉ có ít người sử dụng chỉ chiếm 11,82%. Theo nghiên cứu về kiến thức thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân phường Túc Xuyên- Tp.Thái Nguyên, tác giả nhận thấy còn nhiều hạn chế, một số hóa chất biết cấm nhưng 19 vẫn sử dụng như Mornitor, Volfatox…Sử dụng dụng cụ phòng hộ lao động không đầy đủ (không có áo mưa 19%, không có mũ 52,3%, không có ủng 78,7%, không có kính 97%), số lần phun trong một tháng quá nhiều (trên 3 lần là 62,9%), và 83,3% số hộ sử dung hóa chất bảo vệ thực vật vứt bỏ bao bì không cẩn thận gây ô nhiễm môi trường [27] Tình trạng buôn bán hóa chất, đặc biệt là hóa chất BVTV trên thị trường rất phức tạp. Theo thống kê, trên thị trường có khoảng 22000 cửa hàng buốn bán hóa chất BVTV, trung bình mỗi tỉnh có 400 – 500 của hàng, rải đều trên diện rộng ở tất cả các xã, phường vùng sâu vùng xa nên việc quản lý là rất khó khăn. Là mặt hàng hạn chế kinh doanh nhưng theo thống kê của cục BVTV, hiện nay mới chỉ có 80% cá nhân buôn bán hóa chất được cấp chứng chỉ hành nghề. 20% hoạt động buôn bán không có chứng chỉ, chủ yếu tập trung ở các của hàng nhỏ lẻ, vùng sâu, vùng xa rất khó kiểm soát. [28] Thời gian cách ly hóa chất BVTV là 1 vấn đề lớn nhất trong giai đoạn hiện nay. Ở nước ta, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đó là cần có thời gian cách ly sau khi sử dụng hóa chất BVTV trên rau và các loại cây thực phẩm khác. Theo điều tra của cục BVTV, hầu hết nông dân đều vi phạm thời gian cách ly theo quy định sau khi phun hóa chất. Sự vi phạm lớn nhất là trên nhóm rau ăn quả như cà chua, đậu đỗ, tiếp theo là đến các loại rau ăn lá. Bảng 1.6: Thực trạng thời gian cách ly hóa chất BVTV đối với rau Địa điểm Số hộ điều tra Tỷ lệ (%) số hộ nông dân thực hiện ở khoảng thời gian cách ly (ngày) 1–3 4–6 7 – 10 11 – 15 > 15 Trên rau ăn lá Minh Khai, Từ Liêm 58 6,9 37,9 25,9 13,8 15,5 Tiền phong, Mê Linh 73 9,6 35,6 30,1 13,7 11,0 Song Phương, Hoài Đức 60 10,0 46,7 18,3 15,0 10,0 An Hòa, An Hải 44 9,1 54,5 6,9 20,4 9,1 20 Hưng Tiệp, Hưng Yên 55 12,5 29,1 25,5 14,5 18,2 Rau ăn quả Minh Khai, Từ Liêm 58 39,7 34,5 - - - Tiền phong, Mê Linh 73 45,2 37,0 - - - Song Phương, Hoài Đức 60 35,0 43,3 10,0 - - An Hòa, An Hải 44 54,5 25,0 - - - Hưng Tiệp, Hưng Yên 55 60,0 29,1 - - - Sai số chung là 0,014% Nguồn: Theo thống kê của cục BVTV 2009 Theo cục BVTV, hàng năm cả nước sử dụng khoảng 20.000 – 25.000 tấn hóa chất BVTV các loại. Nếu tính nồng độ hóa chất khoảng 2% thì lượng hóa chất phun là 75.1010 lít.Với diện tích canh tác 7 triệu ha đã sử dụng 10.10 4 lít hóa chất 2%/ha/năm nay hay có thể hình dung là 11 lít hóa chất 2%/m2/năm. Kiểm tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, cục Bảo vệ thực vật phát hiện tới 54% mẫu rau có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện có hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật đủ khả năng gây độc cho người sử dụng. Theo báo cáo của Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội tháng 5-6 2009 có 196% số người sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ngoài danh mục có 128% sản phẩm không đảm bảo thời gian cách li. [29] Theo Nguyễn Văn Miện, Nguyễn Trọng Hùng, Ngô Văn Công – TT Y tế Dự phòng Bắc Ninh, Khảo sát tồn dư HCBVTV trong 3 loại rau xã Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh, 2001 có 82,1% (tổng số 56 mẫu rau muống), 67,6% (tổng số 34 mẫu rau ngót), 100% (tổng số 30 mẫu đậu đũa) còn tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên lượng tồn dư này trong mức giới hạn tối đa cho phép theo quyết định 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế [30].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng