Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Thực trạng kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị hội chứng thận hư...

Tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị hội chứng thận hư tại bệnh viện nhi thái bình năm 2022

.PDF
53
1
107

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI THỊ NHUNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC TRẺ MẮC HỘI CHỨNG THẬN HƯ TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI THỊ NHUNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC TRẺ MẮC HỘI CHỨNG THẬN HƯ TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2022 Chuyên nghành: Điều dưỡng nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Hoàng Thị Thu Hà NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, cùng toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS.BS. Hoàng Thị Thu Hà, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Bệnh viện Nhi Thái Bình, khoa Thận tiết niệu - Thần kinh đã tạo điều kiện và hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Xin cảm ơn anh, chị và các bạn học viên lớp chuyên khoa I điều dưỡng trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, từ tận đáy lòng mình tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan đã chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn và dành cho tôi những tình cảm quý báu để tôi hoàn thành quá trình học tập tại trường. Nam Định, ngày tháng Học viên Bùi Thị Nhung năm 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan 1. Đây là chuyên đề do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths. Hoàng Thị Thu Hà 2. Số liệu và kết quả nêu trong chuyên đề tốt nghiệp là trung thực và khách quan, được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu. Người cam đoan Bùi Thị Nhung iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 3 1.1.1. Định nghĩa hội chứng thận hư ........................................................ 3 1.1.2. Dịch tễ ............................................................................................ 3 1.1.3. Phân loại......................................................................................... 4 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng ..................................................................... 5 1.1.5. Cận lâm sàng ................................................................................. 6 1.1.6. Biến chứng ..................................................................................... 8 1.1.7. Điều trị, chăm sóc........................................................................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 13 1.2.1. Tại Việt Nam ................................................................................ 13 1.2.2. Các nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 14 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ...................................... 16 2.1. Thực trạng kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc hội chứng thận hư điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022 .................. 16 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Nhi Thái Bình ............................ 16 2.1.2. Thực trạng kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc hội chứng thận hư điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022 ......... 17 Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................... 26 3.1. Thực trạng vấn đề khảo sát ................................................................. 26 iv 3.1.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát .................................................. 26 3.1.2. Thực trạng kiến thức của bà mẹ về bệnh hội chứng thận hư ở trẻ em.. 28 3.1.3. Thực trạng thực hành của các bà mẹ có con mắc hội chứng thận hư ... 30 3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc của bà mẹ có con mắc hội chứng thận hư điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình . 32 3.2.1. Ưu điểm và nhược điểm, tồn tại hạn chế....................................... 32 3.2.2. Đề xuất giải pháp nâng cao kiến thức và tuân thủ điều trị của bà mẹ .. 33 KẾT LUẬN.................................................................................................. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1 PHIẾU KHẢO SÁT ....................................................................................... 4 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BYT : Bộ y tế BHYT : Bảo hiểm y tế CBYT : Cán bộ y tế ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu GDSK : Giáo dục sức khỏe HCTH : Hội chứng thận hư THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở TC- CĐ- ĐH : Trung cấp, cao đẳng, đại học TT-GDSK : Truyền thông giáo dục sức khỏe WHO : Tổ chức Y tế Thế giới vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân bố theo địa dư ...................................................................... 19 Bảng 2.2: Thu nhập gia đình ........................................................................ 19 Bảng 2.3: Giới tính của trẻ mắc bệnh HCTH ................................................ 20 Bảng 2.4: Đặc điểm về trẻ mắc hội chứng thận hư ....................................... 20 Bảng 2.5: Kiến thức về biểu hiện và lây truyền của hội chứng thận hư......... 21 Bảng 2.6: Kiến thức về dấu hiệu quan trọng theo dõi hàng ngày .................. 22 Bảng 2.7: Kiến thức đúng về biến chứng của hội chứng thận hư .................. 22 Bảng 2.8: Kiến thức về cách điều trị và theo dõi của hội chứng thận hư ....... 23 Bảng 2.9: Chế độ ăn cho trẻ bị hội chứng thận hư ........................................ 23 Bảng 2.10: Kiến thức về sinh hoạt hàng ngày và tiêm chủng ........................ 24 Bảng 2.11: Thực hành của bà mẹ về uống thuốc và chế độ ăn cho trẻ .......... 24 Bảng 2.12: Thực hành của bà mẹ trong theo dõi trẻ...................................... 25 Bảng 2.13: Dấu hiệu đưa trẻ đến khám lại ngay ........................................... 25 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Nghề nghiệp của bà mẹ ............................................................ 18 Biểu đồ 2.2. Trình độ học vấn của bà mẹ...................................................... 19 Biểu đồ 2.3. Dấu hiệu đầu tiên khiến trẻ nhập viện....................................... 21 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng thận hư (HCTH) ở trẻ em là tập hợp triệu chứng thể hiện bệnh lý cầu thận mạn tính, mà nguyên nhân phần lớn là vô căn (90%), đặc trưng bởi protein niệu tăng, giảm protein máu, phù và tăng lipid máu. Hội chứng thận hư có thể tiên phát do bệnh lý tại cầu thận hoặc thứ phát do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra [5]. Hội chứng thận hư là một trong các bệnh cầu thận thường gặp nhất ở trẻ em, theo thống kê của bệnh viện Nhi trung ương trong 10 năm (1981 – 1990) số trẻ bị HCTH chiếm 1,7% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú và chiếm 46,6% tổng số bệnh nhân của khoa Thận - Tiết niệu [8],[7]. HCTH không có nguyên nhân rõ ràng, điều trị có thể thuyên giảm hoàn toàn nhưng thường hay tái phát, tỷ lệ này lên tới 30% - 40% gây nên những khó chịu cho trẻ và gia đình, đôi khi dẫn đến việc chán nản trong việc theo dõi và điều trị. Hội chứng thận hư nếu không được điều trị tốt nhiều bệnh nhân trong vòng 5 năm đã bị suy thận và tỷ lệ tử vong sau 5 năm có thể lên đến 35% ở thể HCTH có tổn thương tối thiểu [8]. Phần lớn bệnh nhi mắc hội chứng thận hư ở tuổi còn nhỏ nên vai trò của gia đình rất quan trọng, không những giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao, phòng tái phát bệnh mà còn theo dõi và chăm sóc trẻ trong suốt quá trình điều trị. Kiến thức về bệnh và thực hành chăm sóc của bà mẹ quyết định cho việc điều trị thành công hay không. Trong thực tế lâm sàng, chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn trẻ điều trị không thành công, tự ý bỏ thuốc gây kháng thuốc hoặc hay tái phát bệnh là do thiếu kiến thức và thực hành chăm sóc, động viên trẻ từ phía gia đình. Đã có nhiều nghiên cứu về bệnh lý thận tiết niệu nói chung và bệnh lý cầu thận nói riêng, nhưng các nghiên cứu này chỉ tập trung chủ yếu tập trung vào dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị, còn nghiên cứu về kiến thức và thực hành chăm sóc của các bà mẹ có con bị HCTH còn rất hạn 2 chế. Từ thực tế đó, để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tránh các biến chứng và hạn chế tỷ lệ tái phát bệnh cho trẻ mắc HCTH, chúng tôi tiến hành khảo sát chuyên đề “Thực trạng kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị hội chứng thận hư tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022” nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị hội chứng thận hư tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị hội chứng thận hư tại Bệnh viện Nhi Thái Bình . 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Định nghĩa hội chứng thận hư [3] Là tình trạng một lượng lớn protein (albumin) bị mất qua nước tiểu, lượng albumin mất này đủ để gây ra giảm protein (albumin) trong máu. Trẻ được chẩn đoán hội chứng thận hư bắt buộc có: + Phù + Protein niệu > 50mg/kg/24h hoặc protein niệu/creatinine niệu > 0,2 g/mmol hoặc > 40 mg/m2/h + Albumin máu < 25 g/l, protid máu < 56g/l. 1.1.2 Dịch tễ Tỷ lệ mắc bệnh hàng năm của HCTH ở hầu hết các nước phương Tây khoảng 2-7/100.000 trẻ em và tỷ lệ này ở Châu Á là vào khoảng 16/100.000 trẻ. Tỷ lệ này tương tự với báo cáo ở New Zealand [20] ,[22]. Tỷ lệ mắc HCTH bị ảnh hưởng bởi vị trí địa lývà chủng tộc. Tại vương quốc Anh, trẻ bị HCTH tiên phát cao gấp 6 lần trẻ em gốc Châu Á và các nước khác ở Châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Đông Nam Á. Ngược lại HCTH ít phổ biến hơn ở trẻ em Châu Phi [23]. Trẻ nhỏ hơn 8 tuổi, tỷ lệ nam/nữ thay đổi từ 2:1 đến 3:2 tuỳ nghiên cứu. Ở các trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau. Các dữ liệu của Tổ chức nghiên cứu quốc tế về bệnh thận ở trẻ em ( ISKDC) đã chỉ ra rằng 66% BN ở dạng tổn thương cầu thận tối thiểu hoặc dạng tổn thương cầu thận xơ hoá ổ đoạn là nam, trong khi 65% BN tăng sinh màng là nữ [1]. Tại Việt Nam chưa có số liệu về tỷ lệ mắc HCTH của trẻ em trên toàn quốc. Theo thống kê của Nguyễn Thị Thùy Liên tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018 có 360 trẻ bị HCTH điều trị tại khoa Thận - Lọc máu, chiếm 62% số bệnh nhân nhập viện vì bệnh lý cầu thận [11]. Tại Bệnh viện Nhi 4 Đồng I trung bình hàng năm có khoảng 300 trẻ mắc HCTH nhập viện. Theo Vũ Huy Trụ tuổi mắc bệnh là 7,63 - 8,7 tuổi tỷ lệ mắc ở trẻ trai của Việt Nam cao hơn thế giới. Tỷ lệ nam/ nữ ở Việt Nam trong nghiên cứu của tác giả Vũ Huy Trụ là 3/1 [17]. 1.1.3 Phân loại [1], [8] - Theo sinh lý bệnh: Chia ra làm ba thể + Hội chứng thận hư tiên phát: Thường không tìm được nguyên nhân, đây là thể thường gặp nhất ở trẻ em. + Hội chứng thận hư thứ phát: Là biểu hiện thứ phát trong một số các bệnh toàn thân như Lupus ban đỏ, giang mai, viêm gan B, sốt rét, Schonlein Henoch, đái đường, nhiễm khuẩn nặng… + Hội chứng thận hư bẩm sinh: Hiếm gặp, tuổi mắc bệnh rất sớm, thường trước 3 tháng tuổi, có tính chất gia đình. - Theo lâm sàng: chia ra làm hai thể: + Hội chứng thận hư đơn thuần: Bệnh nhân không có triệu chứng tăng huyết áp, hồng cầu niệu âm tính hoặc dưới 10 hồng cầu/ 1 vi trường + Hội chứng thận hư kết hợp: Bệnh nhân có triệu chứng tăng huyết áp hoặc hồng cầu niệu dương tính trên 10 hồng cầu/1 vi trường. - Theo đáp ứng với corticoid [16],[26] chia ra làm 3 thể + Thể nhạy cảm với corticoid: Trong vòng 4 tuần tấn công với prednisolon 2mg/kg/ngày protein niệu về bình thường (âm tính hoặc vết) . + Thể phụ thuộc corticoid: Ngừng thuốc trong vòng 14 ngày tái phát lại hoặc trong liệu trình điều trị tái phát 2 lần liên tiếp . + Thể kháng corticoid: Điều trị tấn công 6 tuần prednisolone 2mg/kg/ngày protein niệu vẫn còn dương tính > 40mg/kg/24h Hoặc sau 4 tuần điều trị prednisolone 2mg/kg/ngày và 3 lần methylprednisolone 1000mg/1.73m2 diện tích cơ thể/ngày truyền tĩnh mạch cách ngày mà protein vẫn còn dương tính > 40mg/kg/24h. 5 Hoặc prednisolone 2mg/kg/ngày trong 4 tuần liên tục, sau đó 4 tuần điều trị liều prednisolone 2mg/kg cách nhật không thuyên giảm . Hoặc HCTH thể phụ thuộc thường xuyên tái phát (2-3 lần/năm) - Phân loại theo diễn biến + Hội chứng thận hư khởi phát + Hội chứng thận hư tái phát: Là sau khi bệnh thuyên giảm mà protein niệu xuất hiện trở lại từ 2+ trở lên hoặc trên 50mg/kg/24h hoặc protein/ creatinin nước tiểu > 200 mg/mmol. Tái phát xa, không thường xuyên : < 2 lần trong 6 tháng sau một đợt điều trị tấn công có đáp ứng hay tái phát < 4 lần trong 12 tháng . Tái phát gần, tái phát thường xuyên: ≥ 2 lần trong 6 tháng sau một đợt tấn công có đáp ứng hay ≥ 4 lần trong 12 tháng. 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng: [2],[5] - Phù: Ở thể điển hình, phù là triệu chứng lâm sàng nổi bật Phù có đặc điểm: Phù toàn thân, phù trắng, mềm, ấn lõm, giữ dấu ấn (dấu Godet dương tính), tiến triển nhanh và nặng, có thể có tràn dịch đa màng: Màng bụng, màng phổi, màng tinh hoàn, có thể cả tràn dịch màng tim hoặc nặng có thể phù não. Đặc điểm của dịch phù là dịch thấm, không màu, có nồng độ albumin thấp. Mức độ nặng của phù liên quan với mức độ giảm albumin trong máu. Khối lượng của bệnh nhân có thể tăng lên đến 15% hoặc hơn. - Tiểu ít: Đi kèm với phù là triệu chứng thiểu niệu hoặc vô niệu. Giảm nặng nề thể tích nội mạch có thể gây suy thận cấp. Trong trường hợp này cần nhanh chóng bù đủ thể tích nội mạch để điều trị suy thận cấp trước thận và để ngăn chặn sự phát triển của hoại tử ống thận cấp. -Tiểu máu: Tiểu máu đại thể rất ít gặp trong HCTH, tiểu máu vi thể được thấy lên đến 23% bệnh nhi HCTH tổn thương tối thiểu và có tỷ lệ cao hơn những thể có tổn thương mô bệnh học khác. - Huyết áp: Huyết áp ở bệnh nhi HCTH có thể thấp do giảm thể tích 6 nội mạch hoặc cao do phản ứng thần kinh khi giảm thể tích nội mạch, hay do nguyên nhân bệnh lý tại thận, hoặc đôi khi do huyết khối tĩnh mạch thận. Tăng huyết áp lên đến 21% trẻ em nhỏ từ 6 tuổi trở xuống với sinh thiết thận là thể tổn thương tối thiểu và có thể lên đến 50% trẻ em bị các thể mô bệnh học khác. -Đau bụng: Bệnh nhi có thể có đau bụng, nguyên nhân đau bụng có thể là do viêm phúc mạc vi khuẩn tiên phát (một biến chứng đe doạ tính mạng), do ruột phù nề, hoặc thiếu máu cục bộ ruột tương đối do giảm tưới máu thứ phát, giảm thể tích nội mạch. - Ho và/hoặc khó thở: Có thể do tràn dịch mảng phổi . Phù phổi mặc dù hiếm khi gặp ở trẻ em thận hư vô căn, nên dẫn đến việc xem xét nguyên nhân thứ phát của HCTH. - Triệu chứng toàn thân bao gồm các biểu hiện của các bệnh hệ thống có thể là nguyên nhân gây ra HCTH như sốt, giảm cân, ra mồ hôi đêm, đa niệu, uống nhiều, rụng tóc, loét miệng, phát ban, đau bụng, đau sưng khớp. 1.1.5. Cận lâm sàng [2],[5] - Định lượng protein niệu Nồng độ protein niệu để chẩn đoán HCTH là > 50 mg/kg/24h (tỷ lệ protein/creatinine niệu > 200 mg/mmol, > 3,5 g/24h/1,73 m2 hoặc 40 mg/m2/giờ Nếu điện di để phân tích các thành phần protein trong nước tiểu thì thấy chủ yếu là albumin. Trong thể thận hư do tổn thương tối thiểu và viêm cầu thận màng thấy 80% protein niệu là albumin, globulin chỉ chiếm khoảng 20% tức là tiểu ra protein niệu chọn lọc. -Xét nghiệm nước tiểu Tìm hồng cầu niệu và trụ hồng cầu Bạch cầu niệu thường có mặc dù không có tình trạng nhiễm trùng đường tiểu Xét nghiệm máu Protein toàn phần trong máu giảm thấp dưới 60 g/l, có thể dưới 40 g/l 7 Nồng độ albumin máu giảm thấp dưới 25 g/l, có thể xuống dưới 20 g/l + Tỷ lệ A/G < 1 (Albumin/Globulin). + Nồng độ alpha 2 globulin thường tăng > 12%. Nồng độ gamma globulin bình thường hoặc giảm. Lipid máu toàn phần tăng, trong đó tăng cả phospholipid, cholesterol, triglyceride. Cholesterol thường > 5,2 mmol/l, có thể lên tới > 15 mmol/l. Tốc độ máu lắng thường tăng do mất cân bằng giữa albumin và globulin máu. Điện giải đồ: + Nồng độ natri trong máu thường thấp, tuy nhiên tổng lượng Natri trong cơ thể có thể tăng nhưng do tình trạng giữ nước (phù) làm pha loãng nồng độ Natri trong máu. + Nồng độ Kali và Canxi trong máu cũng thường thấp. Khi BN đáp ứng với điều trị bằng thuốc lợi tiểu, nồng độ canxi máu thấp có thể gây ra cơn Tetani. + Nồng độ ure, creatinine trong máu có giá trị bình thường. Mức lọc cầu thận bình thường. Nếu giảm mức lọc cầu thận là có suy thận, thường là suy thận chức năng có hồi phục. Siêu âm thận Thường không có vai trò trong đánh giá HCTH ở trẻ em. Tuy nhiên nếu BN có tiểu máu đại thể dai dẳng, giảm tiểu cầu hoặc tang huyết áp kéo dài không giải thích được thì siêu âm thận cần thực hiện để loại trừ khả năng phát triển của huyết khối tĩnh mạch thận. Sinh thiết thận: Được chỉ định ở bệnh nhân HCTH trong các trường hợp sau: - Kháng corticoid - Tuổi < 1 - Tuổi > 10 nếu kháng hoặc phụ thuộc corticoid - Tăng huyết áp - Tiểu máu 8 - Giảm nồng độ bổ thể - Suy thận - Tiền sử gia đình suy thận và điếc 1.1.6. Biến chứng [2] - Nhiễm khuẩn: Bệnh nhân bị hội chứng thận hư dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn vì giảm miễn dịch dịch thể, giảm IgG huyết tương, giảm C3PA (yếu tố B) làm giảm khả năng thực bào, giảm miễn dịch tế bào cũng như dùng các thuốc ức chế miễn dịch. Nhiễm trùng chiếm 40-50% các biến chứng thường gặp ở HCTH. Các bệnh nhiễm khuẩn ngược lại có thể ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh. Các biến chứng nhiễm khuẩn thường gặp là: Viêm đường hô hấp trên cấp; Viêm phổi ; Tiêu chảy cấp; Viêm mô tế bào; Nhiễm khuẩn tiết niệu; Viêm phúc mạc tiên phát… - Sốc giảm thể tích: Chiếm khoảng 11% các trường hợp. Đau bụng, nôn, tiêu chảy cấp là các triệu chứng thường gặp trong đó đau bụng là triệu chứng hằng định do thể tích máu lưu thông giảm và phù nề ruột non. Trong giai đoạn đầu, thường gặp mạch nhanh, huyết áp hơi tăng so với tuổi nhưng nếu đo huyết áp tư thế ngồi thì thấy có sự sụt giảm huyết áp rõ theo tư thế. Giai đoạn sau thấy rõ mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong. - Giảm canxi máu: Canxi máu giảm do protid máu giảm, do mất nước qua nước tiểu và giảm khả năng hấp thu canxi ở ruột do dùng corticoid. Đôi khi có thể gây cơn co giật. - Rối loạn nước, điện giải: Tình trạng hạ natri máu có thể gặp do ăn nhạt và do dùng thuốc lợi tiểu kéo dài. Trong trường hợp bệnh nhân bị điều trị thuốc lợi tiểu nhiều hoặc dùng corticoid liều cao có thể gây hạ Kali máu. - Biến chứng tắc mạch: Tuy ít gặp nhưng đôi gây tử vong như tắc nghẽn động mạch phổi, động mạch não, động mạch mạc treo. - Biến chứng tiêu hóa: Cơn đau bụng thường gặp trong đợt bùng phát, cần chẩn đoán phân biệt với viêm phúc mạc, tắc nghẽn mạch mạc treo, mất 9 Kali máu và hội chứng bán tắc ruột. - Biến chứng ở thận: Phù toàn thân do giảm albumin máu có thể dẫn đến tình trạng suy thận cơ năng. Đồng thời do có tình trạng rối loạn đông máu nên dễ gây huyết khối tĩnh mạch thận cấp gây suy thận cấp. Nếu không xử trí kịp thời rất dễ chuyển thành suy thận mạn có thể tử vong. - Chậm lớn và suy dinh dưỡng: Thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không cung cấp đủ protein trong khẩu phần ăn để bù vào lượng protein mất qua nước tiểu. Mặt khác trẻ ăn nhạt nên thường chán ăn, tình trạng tăng thoái hóa protid do dùng corticoid và các thuốc giảm miễn dịch khác. - Biến chứng do điều trị corticoid: Rậm lông, cushing, viêm dạ dày, loãng xương, đái đường… 1.1.7. Điều trị, chăm sóc [3] Các corticoid như Prednisone và prednisonlone là thuốc chủ đạo điều trị chính cho trẻ mắc hội chứng thận hư. Hầu hết khoảng 80% các trẻ sẽ đáp ứng với điều trị, hết protein trong nước tiểu và hết phù trong 2 tuần điều trị. Khi trẻ có phù có thể trẻ được kê thêm thuốc để giảm phù gọi là lợi tiểu. Một số thuốc điều trị triệu chứng và để hạn chế tác dụng phụ của thuốc cũng thường được sử dụng đặc biệt trong giai đoạn dùng corticoid liều cao như thuốc bảo vệ dạ dày, bổ sung thêm can xi…Nếu phù tăng trẻ có thể phải dùng kết hợp lợi tiểu và truyền albumin. Đôi khi phải dùng thêm thuốc điều trị tăng huyết áp nếu cần. Tổng thời gian điều trị cho trẻ bị HCTH lần đầu khoảng 5-6 tháng tùy theo các phác đồ điều trị của nhiều nhóm tác giả. Tuy nhiên, khoảng 8 trong 10 trẻ bị HCTH đã lui bệnh sẽ tái phát HCTH. Gọi là thận hư tái phát, khi phát hiện mất 1 lượng lớn protein qua nước tiểu trong 3 ngày liên tiếp. Một vài trẻ có thể tái phát 2-3 lần hoặc hơn. Nếu trẻ tái phát thường xuyên hoặc không đáp ứng với corticoid (kháng corticoid), bác sỹ có thể bắt đầu thêm thuốc kết hợp với prednisone để điều trị hoặc phòng tái phát. Thuốc này bao gồm: Mycophenolate, Cyclophosphamide 10 hoặc Cyclosporin…Một số thuốc khác dùng ít phổ biến hơn như Levamisole, Tacrolimus và Rituximab… Trẻ sẽ ít tái phát hơn ở tuổi thanh thiếu niên và hiếm ở tuổi trưởng thành. Khó để tiên lượng chính xác khi nào trẻ sẽ ngừng tái phát nhưng tái phát thường ít xảy ra ở trẻ có protein niệu âm tính trong 5 năm liên tiếp. Chức năng thận trong tương lai của trẻ có tốt hay không sẽ phụ thuộc vào sự đáp ứng với prednisolon. Nếu trẻ đáp ứng với prednisolon (corticoid) và thuyên giảm thì trẻ có khả năng khỏi được HCTH và có chức năng thận bình thường khi trưởng thành. Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ phát triển thành người trưởng thành khỏe mạnh bình thường, có thể đi làm, kết hôn và sinh con. Sau khi ứng dụng Glucocorticoid vào điều trị không lâu, người ta nhận ra GC có nhiều tác dụng không mong muốn, khi sử dụng cần cân nhắc và theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc. Glucocorticoid có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể trong đó gây ức chế trục dưới đồi - tuyến yêntuyến thượng thận là vấn đề có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Prednisone/prednisolone thường được kê trong thời gian ngắn nên rất ít tác dụng phụ có thể xuất hiện. Tuy nhiên nếu dung trong thời gian dài một số tác dụng phụ có thể xuất hiện bao gồm như trẻ nhanh đói hơn dẫn đến tăng cân nhanh, thay đổi hành vi như hay cáu giận, phị má, tăng huyết áp, tăng đường máu, kích thích dạ dày. Thuốc có thể gây đục thủy tinh thể nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Mặc dù xương của trẻ dùng prednisone có thể giảm nhẹ chất khoáng trong xét nghiệm đặc biệt (kiểm tra mật độ xương), nhưng trẻ HCTH đáp ứng với prednisone hiếm khi gãy xương hoặc tổn thương xương. Do đó điều trị các bệnh lý về xương của các trẻ bị HCTH không khác biệt với những trẻ khác. Bác sỹ sẽ giúp con bạn phòng và điều trị nếu trẻ có tác dụng phụ. Prednisone dùng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến phát triển của trẻ (đặc biệt sự phát triển thể chất). Nếu tác dụng phụ này hoặc tác dụng phụ 11 khác xuất hiện, bác sỹ có thể dùng thuốc khác để giảm liều hoặc thay thế prednisone như mycophenolate hoặc cyclosporin. Những thuốc này cũng đều có tác dụng phụ và bác sỹ sẽ nói với bạn về chúng trước khi bắt đầu điều trị. Không có bằng chứng chỉ ra rằng thuốc thảo dược chữa được HCTH, hơn nữa trong một số trường hợp chúng có thể có hại và tương tác với thuốc đang điều trị. Chế độ ăn của trẻ mắc hội chứng thận hư HCTH là một bệnh lý về thận gây mất protein qua nước tiểu và giảm protein máu, vì vậy cần có chế độ ăn phù hợp và tuân thủ nghiêm ngặt ở giai đoạn cấp tính. Giàu chất đạm: Do mất nhiều protein qua nước tiểu, làm giảm protein máu, giản áp lực keo gây phù, teo cơ, suy dinh dưỡng, do đó chế độ ăn phải bù đủ lượng đạm cho chuyển hóa của cơ thể và số lượng đạm mất qua nước tiểu, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều đạm vì có thể sẽ làm xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận. Lượng đạm trung bình 1 ngày = 1g/kg/ngày+ lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ. Trong đó 2/3 là đạm động vật có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa. 1/3 là đạm thực vật từ gạo, mì, đậu, đỗ…. Chất béo: Nên ăn giảm chất béo (20-25g/ ngày). + Do rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng cholesterol, vì vậy không nên ăn các lọai thực phẩm chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, các loại phủ tạng động vật, bơ, mỡ, trứng. Đặc biệt, nên tránh quan niệm “ăn thận bổ thận”, vì trong thận có chứa nhiều cholesterol. + Khi chế biến thức ăn nên hấp, luộc, hạn chế xào, rán, quay. + Nên dùng các loại dầu thực vật như: dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng để thay thế mỡ động vật. + Ăn ít trứng vì lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol Năng lượng: Đảm bảo đủ năng lượng từ 35-40 kcalo/kg/ ngày Vitamin và khoáng chất:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan