Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức và thái độ của người bệnh về tác hại của khói thuốc đối với...

Tài liệu Thực trạng kiến thức và thái độ của người bệnh về tác hại của khói thuốc đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa tính nam định năm 2022

.PDF
61
1
121

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH MA THỊ THANH MAI THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ TÁC HẠI CỦA KHÓI THUỐC ĐỐI VỚI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÍNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH MA THỊ THANH MAI THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ TÁC HẠI CỦA KHÓI THUỐC ĐỐI VỚI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÍNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 Ngành: Điều Dưỡng Mã Số: 7720301 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S Đỗ Thị Hòa NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho em gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Phòng Quản lý và Nghiên cứu khoa học, Hội đồng xét duyệt đề tài cấp cơ sở và quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các khoa, phòng và Bác sỹ, Điều dưỡng viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện để hỗ trợ em thu thập thông tin làm khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Th.S Đỗ Thị Hòa đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, trình độ của bản thân còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vây, em mong muốn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày 16 tháng 06 năm 2022 Sinh viên thực hiện Ma Thị Thanh Mai ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Đỗ Thị Hòa 2. Các số liệu và thông tin sử dụng phân tích trong nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan này! Nam Định, ngày 16 tháng 06 năm 2022 Sinh viên thực hiện Ma Thị Thanh Mai iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................ vii ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1 MỤC TIÊU ........................................................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm........................................................................................................... 4 1.1.2. Yếu tố nguy cơ .................................................................................................. 4 1.1.3. Triệu chứng........................................................................................................ 7 1.1.4. Tác hại của khói thuốc đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.................... 8 1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 9 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới ................................................................ 9 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ..............................................................11 1.3. Sơ đồ nghiên cứu ..................................................................................................13 Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN .................................................................................14 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định..............................................14 2.2. Đối tượng, thời gian địa điểm nghiên cứu ..........................................................14 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................14 2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................14 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................15 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................15 2.3.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................15 2.3.3. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu....................................................15 2.3.4. Các biến số nghiên cứu ..................................................................................17 2.3.5. Mối liên quan giữa các biến ..........................................................................19 iv 2.3.6. Tiêu chuẩn đánh giá........................................................................................19 2.3.7. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................21 2.3.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ....................................................................21 2.3.9. Sai số và biện pháp khắc phục sai số............................................................21 2.4. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................22 2.4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .................................................22 2.4.2. Thực trạng kiến thức và thái độ của người bệnh về tác hại của khói thuốc đối với BPTNMT.......................................................................................................24 2.4.3. Một số yếu tố liên quan giữa kiến thức và thái độ của người bệnh về tác hại của khói thuốc ......................................................................................................27 2.5. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu....................................................................32 2.6. Một số tồn tại và nguyên nhân .............................................................................33 Chương 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ..........................................34 3.1. Đối với bệnh viện...................................................................................................35 3.2. Đối với cán bộ y tế ................................................................................................35 3.3. Đối với người bệnh và gia đình............................................................................35 KẾT LUẬN ........................................................................................................................37 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phục lục 1: BẢN ĐỒNG THUẬN Phục lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT Phụ lục 3: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATS Hội lồng ngực Hoa Kỳ BPTNMT Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) B-N Bao – Năm CNTK Chức năng thông khí FEV1 Forced expiration volume in one second (Thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên) GOLD Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease KAP Knowledge Attitude and Practice (Kiến Thức - Thái độ - Thực hành) WHO Tổ chức Y tế thế giới YTNC Yếu tố nguy cơ vi DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................................ 22 Bảng 2.2. Tiền sử hút thuốc của đối tượng nghiên cứu .............................................. 23 Bảng 2.3. Kiến thức của người bệnh về các yếu tố nguy cơ gây BPTNMT ............. 24 Bảng 2.4: Kiến thức của người bệnh về triệu chứng BPTNMT ................................. 25 Bảng 2.5. Kiến thức của người bệnh về tác hại của khói thuốc ................................ 25 Bảng 2.6. Thái độ của người bệnh về tác hại của khói thuốc lá/thuốc lào ............... 26 Bảng 2.7. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và kiến thức về tác hại của khói thuốc .... 27 Bảng 2.8. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và thái độ về tác hại của khói thuốc ........ 28 Bảng 2.9. Mối liên quan giữa giới tính và kiến thức về tác hại của khói thuốc ....... 28 Bảng 2.10. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức của người bệnh ........ 28 Bảng 2.11. Liên quan giữa trình độ học vấn và thái độ về tác hại của khói thuốc... 29 Bảng 2.12. Liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức về tác hại của khói thuốc ..... 29 Bảng 2.13. Mối liên quan giữa nơi cư trú và kiến thức tác hại của khói thuốc ........ 29 Bảng 2.14. Mối liên quan giữa tiền sử hút thuốc và kiến thức của người bệnh ....... 30 Bảng 2.15. Liên quan giữa tiền sử hút thuốc và thái độ về tác hại của khói thuốc .. 30 Bảng 2.16. Mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc hiện tại và kiến thức về tác hại của khói thuốc .............................................................................................. 30 Bảng 2.17. Mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc hiện tại và thái độ về tác hại của khói thuốc ..................................................................................................... 30 Bảng 2.18. Mối liên quan giữa thời gian hút thuốc và kiến thức về tác hại của khói thuốc với số năm mắc bệnh........................................................................ 31 Bảng 2.19. Mối liên quan giữa thời gian hút thuốc và thái độ về tác hại của khói thuốc với số năm mắc bệnh........................................................................ 31 Bảng 2.20. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kiến thức về tác hại của khói thuốc với số năm mắc bệnh........................................................................ 31 Bảng 2.21. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và thái độ về tác hại của khói thuốc với số năm mắc bệnh........................................................................ 31 Bảng 2.22. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ tác hại của khói thuốc ............. 32 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Kiến thức của người bệnh về nguyên nhân gây BPTNMT........................ 24 Hình 2.2. Phân loại kiến thức chung về tác hại của khói thuốc đối với BPTNMT .. 26 Hình 2.3. Phân loại thái độ về tác hại của khói thuốc đối với BPTNMT .................. 27 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự hạn chế luồng khí không hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế luồng khí này thường tiến triển từ từ và liên quan với phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ và khí độc hại [27]. BPTNMT đã và đang trở thành vấn đề về sức khỏe được quan tâm không riêng tại Việt Nam mà của nhiều nước trên thế giới [9]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2019, BPTNMT là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 với khoảng 3,23 triệu người tử vong và 329 triệu người mắc trên toàn thế giới. Theo dự đoán, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong sẽ còn tiếp tục gia tăng trong những thập kỷ tới do tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ BPTNMT [28], [42]. Một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến mắc BPTNMT chủ yếu là do tiếp xúc với khói thuốc lá/lào (bao gồm cả chủ động và thụ động). Một trong những biểu hiện cụ thể đối với người tiếp xúc với khói thuốc (hút thuốc) là sự xuất hiện các triệu chứng cơ năng ho, khạc đờm, khó thở [5], dần dần các triệu chứng ngày càng tăng và tiến triển kéo dài, chi phí khám và chữa bệnh cao, hậu quả của bệnh để lại rất nặng nề. Điều đó cho thấy, BPTNMT bắt nguồn từ việc hút thuốc thực sự là một vấn đề đáng lo ngại. Giải pháp được xem như hiệu quả hơn cả để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ là nâng cao kiến thức và thái độ của của mọi người về tác hại của khói thuốc đối với cơ thể con người. Từ đó, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, điều trị dự phòng giúp làm giảm tần suất các đợt cấp để người bệnh ít phải nằm viện góp phần giảm gánh nặng bệnh tật và chi phí điều trị [30]. Theo nghiên cứu của tác giả Xianglong Xu và CS năm 2016 đã cho thấy: Những người không hút thuốc có kiến thức tốt hơn về những nguy cơ của việc hút thuốc so với những người hút thuốc [48]. Tại Việt Nam nói chung và ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam định nói riêng đã có nhiều nghiên cứu về tác hại của khói thuốc đối với người mắc BPTNMT xong chưa có nghiên cứu nào tập trung vào kiến thức và thái độ của người bệnh về tác hại của khói thuốc với BPTNMT. Thực tế hiện nay còn rất nhiều người hút thuốc và việc hút thuốc mang đến nhiều tác hại bởi trong khói thuốc có nhiều chất gây hại, các chất này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người đặc biệt là người bệnh 2 mắc BPTNMT. Trên thực tế hiện nay, thực trạng kiến thức và thái độ của người bệnh về tác hại của khói thuốc đối với BPTNMT ra sao? Để làm rõ những vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiến thức và thái độ của người bệnh về tác hại của khói thuốc đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022”. 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng kiến thức và thái độ của người bệnh về tác hại của khói thuốc đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Khoa Nội tổng hợp và Khoa Khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của người bệnh về tác hại của khói thuốc đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh phổi viêm mãn tính khiến luồng không khí vào và ra khỏi phổi bị cản trở. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho, sản xuất chất nhầy (đờm) và thở khò khè. Bệnh thường do tiếp xúc lâu dài với các chất khí hoặc hạt gây khó chịu, đặc biệt là từ khói thuốc lá. Những người bị BPTNMT có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tim, ung thư phổi và một loạt các bệnh khác. 1.1.2. Yếu tố nguy cơ 1.1.2.1. Các yếu tố ngoại sinh (yếu tố môi trường) * Khói thuốc (yếu tố nguy cơ hàng đầu và chủ yếu dẫn đến BPTNMT) Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những người hút thuốc có các triệu chứng về hô hấp, các rối loạn CNTK. Triệu chứng ho, khạc đờm có thể xuất hiện ngay khi bắt đầu có thói quen hút thuốc mặc dù triệu chứng tắc nghẽn đường thở chỉ xuất hiện sau 20 - 30 năm hút hoặc sau tuổi 50 [29]. Hút thuốc đối với nguy cơ mắc BPTNMT tuỳ thuộc vào tuổi bắt đầu hút, thời gian hút, mức độ hút, phản ứng tương tác với các yếu tố môi trường khác và yếu tố di truyền. Khói thuốc trong thuốc lá, thuốc lào kể cả thuốc lá điện tử được hút có chứa một lượng chất oxy hóa rất lớn. Các chất oxy hóa này khi hoạt động sẽ gây ra quá trình viêm ở các đường thở lớn, đường thở nhỏ và nhu mô phổi. Quá trình viêm, tình trạng cấu trúc của đường thở và nhu mô phổi bị phá huỷ là nguyên nhân dẫn đến sự tắc nghẽn đường thở. Quá trình viêm xảy ra tại đường hô hấp ở cả các đối tượng hút thuốc có CNTK bình thường. Hút thuốc lá nguyên nhân chủ yếu của BPTNMT, là yếu tố quyết định quan trọng nhất tới mức độ lưu hành ở từng quốc gia, tỷ lệ mắc BPTNMT cao ở những nước đã và đang thịnh hành việc hút thuốc, trong khi tỷ lệ này thấp nhất ở những nước có tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá trên đầu người thấp [36]. Do đó, hút thuốc được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên BPTNMT và thời gian hút có liên quan đến tỷ lệ tử vong do BPTNMT [18]. Nhiều nghiên cứu ở tầm quốc tế cũng như trong nước đã 5 chứng minh điều này. Cụ thể: Ở trên thế giới, theo GOLD, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gặp ở 85%90% bệnh nhân mắc BPTNMT. Tuy nhiên không phải tất cả những đối tượng hút thuốc đều mắc BPTNMT, các nghiên cứu nhận thấy có khoảng 15-20% số người hút thuốc mắc BPTNMT [24], thậm chí có nghiên cứu chỉ ra rằng không phải 15% mà là 50% người lớn tuổi hút thuốc sẽ mắc BPTNMT [34]. Yong Liu (2015) nghiên cứu ở Miền Nam Carolina trên 4.135 người hút thuốc từ 45 tuổi trở lên cho thấy tỷ lệ mắc tỷ lệ mắc BPTNMT ở người hút từ 1 đến 9 năm là 6,8%; từ 10 đến 19 năm là 9,1%; từ 20 đến 29 năm là 11,6%; từ 30 năm trở lên là 25,6% [50]. Naseh Sigari (2013) nghiên cứu mô tả 400 người bệnh nhập viện Besat từ năm 2006 đến năm 2011 cho thấy hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu đối với BPTNMT ở cả nam và nữ, trong đó 32,5% phụ nữ có tiền sử hút thuốc, còn nam giới chiếm tới 85,5% [37]. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu dịch tễ học về BPTNMT trong cộng đồng dân cư ở Hà Nội và một số tỉnh thuộc khu vực phía Bắc cũng có một số nhận xét cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc với BPTNMT, những đối tượng hút thuốc có mắc các triệu chứng hô hấp cao gấp 3 đến 7 lần so với những đối tượng không hút thuốc, trong nhóm đối tượng mắc BPTNMT thì tỷ lệ người hút thuốc là 65,5% trong đó 54,94% số người hút với số lượng > 15 bao-năm, những đối tượng hút thuốc có nguy cơ mắc BPTNMT cao gấp 2 - 5 lần so với đối tượng không hút thuốc [22]. Nghiên cứu của tác giả Phan Thu Phương về BPTNMT thấy người hút thuốc 15 bao-năm trở lên có nguy cơ mắc BPTNMT cao gấp 4,3 lần so với người không hút [15]. Theo kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (điều tra GATS) năm 2015 do Bộ Y tế phối hợp Đại học Y Hà Nội và Tổng cục thống kê thực hiện, tỷ lệ hút thuốc chung là 22,5%; nam giới hút thuốc chiếm tỷ lệ 45,3% và nữ giới là 1,1%. Phơi nhiễm khói thuốc thụ động tại gia đình là 59,9% và tại nơi làm việc là 42,6% [1]. * Tiếp xúc với khói và bụi nghề nghiệp Tiếp xúc với khói và bụi nghề nghiệp có tác động tiêu cực nhất định đến bệnh lý hô hấp. Theo D. Fishwick (2015) cho biết một số nghề làm tăng tỷ lệ mắc BPTNMT như: dịch vụ xây dựng và công nhân bán hàng, công nhân đường cao tốc 6 và đường hầm nhân viên sửa chữa dịch vụ, nhân viên trạm xăng, công nhân xi măng, công nhân sắt, thép và ferô, công nhân cao su, nhựa và sản xuất da, công nhân bụi tiếp xúc vô cơ, công nhân nhà máy luyện silicon carbide, công nhân lò than cốc, công nhân phun sơn và hàn, công nhân xây dựng và thương mại, công nhân cơ khí chế tạo và sửa chữa, lực lượng vũ trang, công nhân dệt may, thợ gốm, nghề giao thông vận tải, chế biến thực phẩm, công nhân gỗ [23]. Paul Cullinan (2012) tổng hợp nhiều nghiên cứu cho thấy những phơi nhiễm có ảnh hưởng đến BPTNMT như bụi mỏ than, silica, khí hàn, bụi dệt, đặc biệt bụi trong chế biến hạt ngũ cốc có nguy cơ gia tăng tắc nghẽn đường thở như hút thuốc [38]. * Ô nhiễm môi trường và ô nhiễm trong gia đình Ô nhiễm môi trường và ô nhiễm trong gia đình tương đối phổ biến ở cả Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Con người sốn trong những môi trường này dễ hít phải các khí bị độc hại làm phổi tổn thương và việc tiếp xúc trong thời gian dài có thể dẫn đến mắc BPTNMT. Nhiều nghiên cứu ở Trung Quốc đã chỉ ra ô nhiễm không khí ngoài trời ảnh hưởng lớn đến chức năng phổi cả trẻ em và người lớn, gây nên những triệu chứng của đợt cấp BPTNMT, là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ hiện mắc và mới mắc của BPTNMT [31]. * Nhiễm khuẩn Nhiễm khuẩn có liên quan đến nguyên nhân cũng như tiến triển của BPTNMT. Nhiều nghiên cứu đã làm rõ quan hệ giữa các bệnh đường hô hấp với nhiễm virus, nấm, nhiễm vi khuẩn. Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở thời kỳ thiếu niên cũng có thể gây BPTNMT ở thời kỳ trưởng thành [2]. Nghiên cứu trên một nhóm người bệnh mắc BPTNMT đang điều trị tại khoa Hô Hấp – Dị Ứng Bệnh viện Hữu Nghị có số lần nhập viện trên 6 lần/năm ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn đường hô hấp chiếm tới 77.78% cụ thể: do vi khuẩn streptococus pnenumoniae chiếm 30,56%, do vi khuẩn Haemophilus influenzea chiếm 25% [16]. 1.1.2.2. Các yếu tố nội sinh (yếu tố cơ địa) * Tuổi và giới tính Trước đây, qua các báo cáo cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT và tỷ lệ tử vong ở nam giới cao hơn so với nữ giới, tuy nhiên khoảng 15 năm trở lại đây thì tỷ lệ mắc BPTNMT tăng ở nữ và tăng nhanh hơn so với nam giới [35]. Sự khác biệt này có thể do tình trạng hút thuốc ở nữ tại các nước phát triển hoặc liên quan đến yếu tố 7 nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường [25]. Trong hầu hết các nghiên cứu dịch tễ học về BPTNMT người ta nhận thấy tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong do bệnh giữa nam giới và nữ giới có sự khác nhau. Mặt khác yếu tố tuổi có liên quan đến sự suy giảm chức năng phổi theo thời gian [44]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Thọ (2018) cho thấy người mắc BPTNMT có độ tuổi ở nhóm 60 – 69 tuổi cao chiếm 9,5% và cao nhất là nhóm 70 tuổi trở lên chiếm 13,3% [11]. Theo Oostrom và cộng sự (2018) công bố nghiên cứu sự suy giảm chức năng phổi trong dân số nói chung cho thấy, tỷ lệ FEV1 giảm theo độ tuổi và giảm mạnh ở những người hút thuốc lá [47]. 1.1.3. Triệu chứng Triệu chứng cơ năng [14] Các triệu chứng cơ năng hay gặp của BPTNMT là ho, khạc đờm, khó thở (đặc biệt khi gắng sức). Các triệu chứng cơ năng thường gặp phổ biến ở những người trên 40 tuổi. - Ho mạn tính: Triệu chứng ho mạn tính là một trong những chỉ điểm chính để xem xét chẩn đoán BPTNMT. Ho có đờm thường gặp ở 50% số đối tượng hút thuốc và có thể xuất hiện ngay trong 10 năm đầu tiên hút thuốc, các triệu chứng này có thể thay đổi từng ngày và có thể xuất hiện trước khi có tắc nghẽn đường thở trong nhiều năm. Ở giai đoạn ổn định của bệnh, bệnh nhân xuất hiện ho khạc đờm nhầy, số lượng đờm thay đổi tuỳ theo từng bệnh nhân. Các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng sớm và ban ngày với tỷ lệ 81,4% và 82,7% so với ban đêm là 63,0%. Trong đợt cấp do bội nhiễm bệnh nhân thường khạc đờm mủ. Ngược lại, một số trường hợp có giới hạn đường dẫn khí tiến triển mà không xuất hiện triệu chứng ho khạc đờm [19]. - Khạc đờm: Ban đầu bệnh nhân thường ho, khạc đờm vào buổi sáng, sau đó ho, khạc đờm cả ngày, đờm nhày số lượng ít (dưới 60 ml/24 giờ). - Khó thở: Khó thở khi gắng sức, tiến triển nặng dần theo thời gian, cảm giác tức nặng ngực, thiếu không khí hoặc thở hổn hển là các triệu chứng khiến bệnh nhân lo lắng. Mức độ khó thở khi gắng sức có thể đánh giá rất dễ dàng dựa trên khả năng hoạt động của bệnh nhân trong cuộc sống hàng ngày (leo cầu thang, khoảng cách đi bộ trên đường phẳng) hoặc lượng giá theo bậc thang khó thở mMRC [30]. 8 + Tiến triển nặng dần theo thời gian cho đến khi xuất hiện liên tục cả ngày, phải gắng sức để thở, thở nặng cảm giác thiếu không khí hoặc thở hổn hển. + Tăng lên khi gắng sức, có khi tiếp xúc với các YTNC đặc biệt là thuốc lá. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Thọ (2018): Trong số đối tượng có biểu hiện có ho mạn tính thì tỷ lệ mắc BPTNMT là 33%; khạc đờm mạn tính tỷ lệ mắc là 35,8% và khó thở tỷ lệ mắc là 34,6%. Đối tượng có cả 3 triệu chứng trên tỷ lệ mắc bệnh lên tới 58,3% [11]. Danielssion so sánh các triệu chứng bệnh lý hô hấp ở người mắc và không mắc BPTNMT cho thấy: ho 42,4% vs 25,8%; khạc đờm 39,5% vs 19,7%; khạc đờm ít, thở khò khè: 46,5% vs 21,4% [40]. 1.1.4. Tác hại của khói thuốc đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Phổi là bộ phận của cơ thể được bảo vệ bởi hệ thống miễn dịch chung và bởi cơ chế tự bảo vệ tại phổi, nhưng vẫn bị tác động của các chất độc hại có trong khói thuốc lá và từ môi trường. Tác hại của khói thuốc lá tới nhiều bộ phận của cơ thể và gây nhiều bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Ngay tại phổi, bệnh hay gặp nhất có liên quan đến thuốc lá là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. BPTNMT là một trong nhóm nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại cho người hút và ngay cả cho người không hút (hít phải khói thuốc lá). Trong hơn 7000 chất có trong khói thuốc lá, ít nhất có khoảng 250 chất gây hại cho sức khỏe, gồm cả hydrogen cyanide, carbon monoxide, and ammonia [46]. Các chất độc hại trong khói thuốc lá sẽ phá hủy biểu mô phế quản, làm rối loạn vận động lông chuyển của tế bào niêm mạc phế quản, làm tăng tiết nhầy của các tuyến, kích thích bạch cầu đa nhân giải phóng men tiêu protein, gây viêm mạn tính phế quản. Hệ thống lông chuyển bị đứt, gãy, vận động không đồng bộ. Trên kính hiển vi điện tử, người ta quan sát thấy những mảng lông chuyển bị xoắn vặn, đẩy dạt xuống giống như thảm lúa bị gió xoáy lốc, mất hướng chuyển động nhịp nhàng. Các tế bào hình đài tăng sinh, phì đại, tăng tiết nhầy và thành phần hóa học của chất nhầy phế quản bị biến đổi, làm thay đổi độ dính nhớt, khiến nhiều đờm nhưng khó khạc. Các tổn thương đó làm dầy thành phế quản, làm lòng phế quản hẹp lại (chỉ số bề dầy của tuyến phế quản/bề dày thành phế quản tăng (chỉ số Reid bình thường = 0,4). Những rối loạn đó là cơ sở cho hàng loạt rối loạn bệnh lý có thể xảy ra với bộ máy hô hấp [49]. 9 Có thể nói khói thuốc cùng với nhiều hóa chất độc hại khác sẽ kích hoạt hàng loạt cơ chế phát sinh nhiều bệnh lí mạn tính có liên quan đến thuốc lá, song bệnh hay gặp nhất và gây hậu quả nặng nề nhất đó là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Biểu hiện của bệnh có những triệu chứng cơ bản: Ho khạc kéo dài, khó thở tăng dần, nặng ngực, chức năng thông khí bị hạn chế dòng khí thở ra cố định và dai dẳng, nặng dần lên theo thời gian và không hồi phục (chỉ số FEV1/FVC giảm mạnh). Tuy là bệnh của cơ quan hô hấp nhưng ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác do tình trạng thiếu oxi mạn tính, kéo theo các rối loạn chuyển hóa toàn thân. Trong quá trình diễn biến của bệnh, BPTNMT thường xuyên có những đợt cấp (đợt bùng phát – Acuteexcacerbations) làm cho bệnh nặng dần lên. Mỗi lần nặng lên như vậy sẽ làm chức năng phổi tồi tệ hơn. Kết cục của bệnh BPTNMT là suy hô hấp mạn tính, suy tim và tử vong [7]. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới Theo báo cáo gần đây (năm 2019) của WHO cho thấy, trên toàn thế giới có 56,9 triệu người tử vong, trong đó 54% tử vong do 10 nguyên nhân phổ biến và BPTNMT là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3. Trong số những bệnh nhân mắc BPTNMT bị tử vong, những người hút thuốc là YTNC tử vong đứng hàng đầu với 7,1 triệu người chết, và đây cũng là YTNC chính của BPTNMT. Theo dự báo, tỷ lệ tử vong do BPTNMT ngày sẽ càng tăng, trong khi các bệnh lý nhiễm trùng có khuynh hướng giảm [17]. Việc hút thuốc rất phổ biến ở các nước phát triển mặc dù số lượng người hút có giảm chậm. Trong khi đó, số lượng người hút đang gia tăng nhanh chóng tại các nước đang phát triển, ước tính đến năm 2030 số lượng người chết mỗi năm do hút thuốc lên đến 10 triệu người, một nửa số đó ở lứa tuổi 35 - 69. Gần 82% số người hút thuốc sống tại các nước đang phát triển và gần 17% dân số hút thuốc lá của thế giới sống ở Ấn Độ. Tại Ấn Độ, tỷ lệ hút thuốc 28,5% ở nam giới và 2,1% ở nữ, trong đó 65% nam giới và 33% phụ nữ sử dụng một dạng thuốc lá khác – thuốc cuộn (bidi smoking) [29]. Paul Hernandez (2009) phỏng vấn 389 người bệnh từ 40 tuổi trở lên ở Canada cho thấy kiến thức về BPTNMT rất thấp kể cả kiến thức về nguyên nhân gây bệnh do hút thuốc, chỉ 33% số người biết cách ngăn ngừa các đợt cấp [39]. 10 Peian Lou (2012) nghiên cứu ở Trung Quốc thấy 96,4% người bệnh chưa từng nghe nói về BPTNMT; 32,1% số người không biết hút thuốc là yếu tố nguy cơ của BPTNMT. Những triệu chứng hô hấp thì người bệnh cho là do cảm lạnh, hút thuốc, ô nhiễm môi trường và tình trạng của họ là do bệnh viêm phế quản mạn tính hay hen phế quản [41]. C. Bárbara nghiên cứu trên 710 người 40 tuổi trở lên ở Bồ Đào Nha cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT là 14,2%; tỷ lệ BPTNMT ở người hút thuốc trên 20 bao-năm chiếm 27,4%; trong số người mắc bệnh có tới 86,8% chưa được chẩn đoán trước đó [20]. Frederik Van Gemert (2013) nghiên cứu kiến thức về các bệnh hô hấp mạn tính ở người nghèo vùng nông thôn cận Sahara tác giả thấy rất ít người nhận thức được mối quan hệ giữa hút thuốc và sức khỏe đường hô hấp [26]. Stalia SL Wong (2014) nghiên cứu ở Malysia cho thấy hiểu biết của cả bác sĩ và người bệnh về BPTNMT rất kém, họ thường biết rất ít về BPTNMT và nhầm lẫn với hen phế quản. Một số trường hợp không nghĩ hút thuốc là nguy cơ của BPTNMT và thuật ngữ BPTNMT quá dài và khó nhớ. Điều này dẫn tới sự thiếu hiểu biết về bệnh cũng như phương pháp điều trị. Những quan niệm sai lầm cho rằng BPTNMT là bệnh truyền nhiễm. Khó thở do BPTNMT là nguyên nhân gây ảnh hưởng quan trọng tới thể chất và tâm lý tạo rào cản đến tiếp xúc xã hội. Hầu hết người bệnh và bác sĩ chưa ủng hộ cách tự quản lý về bệnh cũng như các lợi ích của nó [43]. Jae Yong Seo (2015) phỏng vấn tại 3 trung tâm cai thuốc tại Hàn Quốc chỉ có 1,0% số đối tượng gọi tên BPTNMT là một bệnh hô hấp. Trong số những người có triệu chứng liên quan đến bệnh thì 21,8% họ biết BPTNMT là một bệnh hô hấp [32]. Theo Crawford (2012) nghiên cứu ở Jamaica cho thấy không phải tất cả những người hút thuốc kể cả ở trình độ giáo dục nào đều thấy được sự nguy hại của việc sử dụng thuốc và điều này cho thấy sự cần thiết phải nâng cao nhận thức công cộng, nơi cả người hút thuốc và không hút thuốc được thông báo về sự nguy hiểm hoặc rủi ro sức khỏe của việc hút thuốc [21]. Đặc biệt, nghiên cứu mới nhất vào năm 2021 của Korsbæk, Landt EM và Dahl M cho thấy ngay cả việc tiếp xúc với thuốc lá thụ động cũng dễ dàng bị mắc 11 hen suyễn và BPTNMT. Công trình nghiên cứu đã kiểm tra nguy cơ mắc các chứng chỉ hô hấp, hen suyễn và BPTNMT ở người lớn tiếp xúc với sức hút thuốc thụ động trong các giai đoạn khác nhau của cuộc sống trong dân số chung [33]. Phương pháp sử dụng: họ chỉ xác định những cá nhân chỉ tiếp xúc với thuốc thụ động khi còn nhỏ, chỉ khi trưởng thành hoặc suốt đời trong một nhóm gồm 20.421 người trưởng thành từ Nghiên cứu Dân số Ngoại ô Tổng hợp Đan Mạch và ghi lại các chứng chỉ hô hấp, chức năng phổi, hen suyễn và BPTNMT dưới dạng kết quả. Các kết quả nhận được như sau: Trong số 20.421 người trưởng thành từ dân số nói chung, 2.551 người (chiếm 12%) đã tiếp xúc suốt đời với việc hút thuốc thụ động, 459 người (chiếm 2%) chỉ tiếp xúc khi trưởng thành và 13,998 người (chiếm 69%) chỉ tiếp xúc rất ít. Tuổi trung bình của ba nhóm là 54 tuổi, 55 tuổi và 57 tuổi, so với 56 tuổi ở những người không tiếp xúc (P <0,001). Tương đương giá trị cho tỷ lệ hiện đang hút thuốc thụ động là 25%, 20% và 18% so với 12% (P <0,001). Sau khi điều chỉnh theo độ tuổi, hút thuốc và giới tính, tỷ lệ chênh lệch đối với thở khò khè, khó thở, ho khi sức và hen tăng lên khi tiếp xúc với khói thuốc (P s≤ 0,004); những người tiếp xúc với hút thuốc thụ động suốt đời, chỉ ở tuổi thành niên hoặc chỉ trong thời thơ ấu so với không tiếp xúc có tỷ lệ chênh lệch đối với thở khò khè tăng lên là 1,62 (KTC 95% = 1,41– 1,87), 1,50 (1,15– 1,94) và 1,16 (1,04– 1,30). Các tương ứng giá trị là 2,08 (1,52– 2,85), 2,05 (1,22-3-44) và 1,23 (0,95– 1,59) cho chứng khó thở, 1,13 (0,99– 1,30) đối với bệnh hen suyễn và 1,09 (0,96– 1,24) đối với BPTNMT. Tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn và BPTNMT làm tiếp xúc với khói thuốc suốt đời là 4,3% và 2,9% [33]. Từ đó, họ kết luận: Những người tiếp xúc với hút thuốc thụ động suốt đời làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng hô hấp, hen suyễn và BPTNMT, và có thể chiếm 4,3% và 2,9% số người mắc bệnh hen suyễn và BPTNMT trong dân số nói chung. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, có rất nhiều công trình khoa học nghiêm cứu về BPTNMT có ý nghĩa cả về mặt khoa học cũng như thực tiễn. Trong số đó, có thể kể tới một số công trình nghiên cứu đáng chú ý sau đây: Nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Loan (2002) nghiên cứu trên 2001 dân cư phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội nhận thấy tỉ lệ mắc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng