Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh tha tại bệnh viện 74 trung...

Tài liệu Thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh tha tại bệnh viện 74 trung ương năm 2022

.PDF
52
1
115

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI THỊ MAI HƯƠNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI THỊ MAI HƯƠNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ MINH CHÍNH NAM ĐỊNH-2022 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề này, em đã nhận được vô vàn sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Điều dưỡng Nội trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Chính - giảng viên trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định, người cô đáng kính trong công việc cũng như trong cuộc sống. Cô đã giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành được chuyên đề này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm chuyên đề đã cho em những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh chuyên đề này. Cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị bác sĩ, điều dưỡng của khoa Nội tổng hợp Bệnh viện 74 Trung ương đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện chuyên đề này. Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè trong lớp Chuyên khoa I K9 đã động viên, giúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn. Xin chân thành cảm ơn bố mẹ, chồng, các con, những người thân đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành chuyên đề. Mặc dù tôi đã cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách tốt nhất nhưng không tránh khỏi những điều thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô, Hội đồng Khoa học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và các bạn đồng nghiệp để khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của tôi, do chính tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. NGƯỜI CAM ĐOAN BÙI THỊ MAI HƯƠNG iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………….… i LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………….…..……ii DAMH MỤC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………..…...v DANH MỤC BẢNG ……………………………………………………..…...iv BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ……………………………………………………....vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm về huyết áp và tăng huyết áp ............................................... 3 1.1.2. Phân loại tăng huyết áp .......................................................................... 3 1.1.3. Triệu chứng của tăng huyết áp .............................................................. 4 1.1.4. Biến chứng của tăng huyết áp hoặc tổn thương cơ quan đích do THA4 1.1.5. Điều trị tăng huyết áp ............................................................................. 5 1.1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị THA ............................. 7 1.2. Tuân thủ sử dụng thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ ............. 8 1.2.1. Định nghĩa tuân thủ................................................................................ 8 1.2.2. Các lí do không tuân thủ sử dụng thuốc................................................ 8 1.2.3. Phương pháp đo tính tuân thủ sử dụng thuốc .................................... 10 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10 1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 10 1.3.2. Một số nghiên cứu trong nước ............................................................. 10 Chương 2. MÔ TẢ VẦN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ........................................... 12 2.1. Đặc điểm thu dung người bệnh tăng huyết áp ....................................... 12 2.2. Phương pháp giải quyết .......................................................................... 12 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu ......................................... 12 2.2.2. Công cụ thu thập số liệu ....................................................................... 13 2.2.3. Quy ước điểm và phương pháp đánh giá ............................................ 13 2.3. Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 16 iv 2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 16 2.3.2. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị THA ................................. 18 2.3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tuân thủ điều trị bệnh THA .. 22 CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN ............................................................................... 25 3.1. Đặc điểm chung của ĐTNC..................................................................... 25 3.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp ................................ 25 3.2.1. Kiến thức chung về bệnh tăng huyết áp .............................................. 25 3.2.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp ............................. 28 3.3. Một số yếu tố liên quan với kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh tăng HA ......................................................................................................................... 30 3.3. Thuận lợi, khó khăn tại đơn vị ............................................................... 31 KẾT LUẬN...................................................................................................... 33 1. Kiến thức về tuân thủ diều trị của người bệnh tăng huyết áp ................. 33 1.1. Kiến thức về bệnh THA .......................................................................... 33 1.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị THA ....................................................... 33 2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về tuân thủ điều trị THA ............ 33 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................................................................... 34 1. Đối với Bệnh viện........................................................................................ 34 2. Đối với điều dưỡng viên ............................................................................. 34 3. Đối với người bệnh ..................................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA ......................................................................... v vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương THA Tăng huyết áp Tiếng Anh ASH American Society of Hypertension (Hiệp hội tăng huyết áp Hoa Kì) JNC Joint National Committee on the Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure (Hiệp hội quốc tế về ngăn chặn, phát hiện, đánh giá và điều trị huyết áp cao) ISH International Society of Hypertension (Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế) WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Phân loại huyết áp theo WHO/ISH (2003) ..................................... 3 Bảng 2.1. Bảng điểm đánh giá ....................................................................... 15 Bảng 2.2. Phân bố theo độ tuổi, giới .............................................................. 16 Bảng 2.3. Phân bố theo trình độ học vấn ...................................................... 17 Bảng 2.4. Thời gian mắc bệnh THA .............................................................. 17 Bảng 2.5. Kiến thức chung về bệnh THA ...................................................... 18 Bảng 2.6. Kiến thức về thời gian uống thuốc điều trị THA hợp lý .............. 18 Bảng 2.7. Kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh THA..................................... 20 Bảng 2.8. Liên quan giữa giới tính và kiến thức về bệnh THA .................... 22 Bảng 2.9. Liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức về bệnh THA ............. 22 Bảng 2.10. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kiến thức về bệnh THA 23 Bảng 2.11. Liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh THA .................................................................................................. 23 Bảng 2.12. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh THA .................................................................................................. 24 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Phân bố theo nghề nghiệp............................................................. 16 Biểu đồ 2.2. Hiểu biết về cách điều trị THA ..................................................... 19 Biểu đồ 2.3. Nguồn cung cấp thông tin về bệnh THA ...................................... 19 Biểu đồ 2.4. Đánh giá sự hiểu biết của ĐTNC về bệnh THA ............................ 20 Biểu đồ 2.5. Đánh giá sự hiểu biết của ĐTNC về tuân thủ điều trị bệnh THA .. 21 người tử vong do các bệnh lý về tim mạch. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA [11]. Tại Việt Nam theo điều tra quốc gia của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế (2015) ở người trưởng thành từ 18 - 69 tuổi tại 63 tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệ THA là 18,9% [5]. Ngược với tình trạng THA ngày càng gia tăng, sự nhận thức, điều trị dự phòng và kiểm soát của nhiều người bệnh ở nhiều nước vẫn còn chưa đầy đủ. Theo điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh/thành phố của nước ta thì tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 25,1%. Trong đó có 52% không biếtưng không điều trị; 64% số người biết bị THA, đã được điều trị, nhưng không đạt huyết áp mục tiêu [10]. Việc tuân thủ chế độ điều trị phù hợp của người bệnh sẽ giúp kiểm soát huyết áp và giảm tối đa nguy cơ tim mạch. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng điều trị THA có thể làm giảm khoảng 30-43% nguy cơ đột quỵ và khoảng 15% nguy cơ nhồi máu ci thấy nhức đầu, mệt mỏi hay khó chịu ở ngực, tự ý bỏ thuốkết hợp thay đổi lối sống là rất cần thiết, góp phần vào việc kiểm soát bệnh cũng như hạn chế các biến chứng do dùng thuốc 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là bệnh tim mạch thường gặp với tần suất bệnh ngày càng gia tăng và tuổi mắc mới cũng ngày một trẻ hơn. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 17,5 triệu người tử vong do các bệnh lý về tim mạch. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% 40% nguyên nhân do THA [11]. Tại Việt Nam theo điều tra quốc gia của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế (2015) ở người trưởng thành từ 18 - 69 tuổi tại 63 tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệ THA là 18,9% [5]. Ngược với tình trạng THA ngày càng gia tăng, sự nhận thức, điều trị dự phòng và kiểm soát của nhiều người bệnh ở nhiều nước vẫn còn chưa đầy đủ. Theo điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh/thành phố của nước ta thì tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 25,1%. Trong đó có 52% không biết mình bị THA; 30% số người biết bị THA nhưng không điều trị; 64% số người biết bị THA, đã được điều trị, nhưng không đạt huyết áp mục tiêu [10]. Việc tuân thủ chế độ điều trị phù hợp của người bệnh sẽ giúp kiểm soát huyết áp và giảm tối đa nguy cơ tim mạch. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng điều trị THA có thể làm giảm khoảng 30-43% nguy cơ đột quỵ và khoảng 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim [26]. Hầu hết người bệnh chỉ uống thuốc khi thấy nhức đầu, mệt mỏi hay khó chịu ở ngực, tự ý bỏ thuốc đột ngột không theo dõi khi các chỉ số huyết áp chưa trở về bình thường, hay điều trị một đợt rồi không tái khám hay tiếp tục điều trị nữa... Do đó việc giáo dục, cung cấp đầy đủ kiến thức về bệnh và cách sử dụng thuốc kết hợp thay đổi lối sống là rất cần thiết, góp phần vào việc kiểm soát bệnh cũng như hạn chế các biến chứng do dùng thuốc không đúng gây ra. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh THA tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2022”, nhằm hai mục tiêu: 2 1. Mô tả thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện 74 trung ương. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về huyết áp và tăng huyết áp * Huyết áp Huyết áp (HA) là áp lực máu trong động mạch. Khi tim co bóp tống máu áp lực trong động mạch là lớn nhất gọi là huyết áp tâm thu. Thời kỳ tim giãn ra, áp lực đó ở mức thấp nhất gọi là huyết áp tâm trương [28]. * Tăng huyết áp Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Hội Tăng huyết áp quốc tế (WHO-ISH) định nghĩa, tăng huyết áp là khi có huyết áp tâm thu lớn ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg [28]. 1.1.2. Phân loại tăng huyết áp Có nhiều cách phân loại nhưng cho đến nay, cách phân loại của WHO/ISH (2003) được sử dụng rộng rãi. Bảng 1.1. Phân loại huyết áp theo WHO/ISH (2003) [29], [30] Khái niệm HA tối ưu HA tâm thu HA tâm trương (mmHg) (mmHg) 70 và < 80 < 130 và < 85 Tiền THA 130 - 139 và/hoặc 85 - 89 THA độ I 140 -149 và/hoặc 90 - 99 THA độ II 160 -179 và/hoặc 100 - 109 THA độ III ≥ 180 và/hoặc ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90 HA bình thường Tại Việt Nam, theo Khuyến cáo của Hội Tim mạch học quốc gia năm 2008 và trong hướng dẫn quản lý và điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế năm 2010 đã đề nghị sử dụng phân độ HA theo WHO/ISH 2003 (bảng 1.1) cho những chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu liên quan đến THA [12], [4]. 4 1.1.3. Triệu chứng của tăng huyết áp Về lâm sàng những người bệnh bị THA có thể thấy đau đầu nhất là về cuối đêm và sáng sớm, ở vùng chẩm, trán, thái dương, có khi đau tản mạn, hoặc đau nửa đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, giảm khả năng hoạt động trí óc, dễ quên. Ngoài ra có thể có hồi hộp, mệt, khó thở, tê đầu chi… Nặng hơn là hội chứng não do THA: bệnh não do THA, đột quỵ do thiếu máu não, xuất huyết não, cơn thiếu máu não thoáng qua. Các biểu hiện xảy ra tùy từng giai đoạn của bệnh [7]. Đo huyết áp là động tác quan trọng nhất và có ý nghĩa chẩn đoán xác định. Đo huyết áp phát hiện huyết áp tăng, có thể HATT và hoặc HATTr. Tuy nhiên THA thường không có triệu chứng gì. Trên thực tế, rất nhiều người bị THA trong nhiều năm mà không biết, cho đến khi đi khám bệnh hoặc đã bị các biến chứng nguy hiểm do THA gây ra rồi mới phát hiện bệnh. Đó là lý do tại sao THA lại nguy hiểm và được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. 1.1.4. Biến chứng của tăng huyết áp hoặc tổn thương cơ quan đích do THA Vì tỷ lệ THA tăng nhanh do vậy tỷ lệ các biến chứng của THA cũng ngày càng gia tăng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sức lao động của người dân trong cộng đồng một cách rất rõ rệt. 1.1.4.1. Tổn thương ở tim Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhân tử vong cao nhất đối với THA: dày thất trái gây suy tim toàn bộ, suy mạch vành gây nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp...[18]. THA thường xuyên sẽ làm cho thất trái to ra, về lâu dài, thất trái bị giãn; khi sức co bóp của tim bị giảm nhiều thì sẽ bị suy tim, lúc đầu suy tim trái rồi suy tim phải và trở thành suy tim toàn bộ. 1.1.4.2. Tổn thương ở não 5 Tai biến mạch máu não thường gặp như: nhũn não, xuất huyết não có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Có thể chỉ gặp tai biến mạch máu não thoáng qua với các triệu chứng thần kinh khu trú không quá 24 giờ hoặc bệnh não do THA với lú lẫn, hôn mê kèm co giật, nôn mửa, nhức đầu dữ dội [21]. 1.1.4.3. Tổn thương ở thận - Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh. - Xơ thận gây suy thận dần dần. - Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính. - Giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ renin và angiotensin II trong máu tăng gây cường aldosteron thứ phát. 1.1.4.4. Tổn thương ở mạch máu THA là yếu tố gây vữa xơ động mạch, phồng động mạch chủ [22]. 1.1.4.5. Tổn thương ở mắt: Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương đáy mắt. Theo Keith-Wagener Barker có 4 giai đoạn tổn thương đáy mắt [20]: - Giai đoạn I: Tiểu động mạch cứng và bóng. - Giai đoạn II: Tiểu động mạch hẹp có dấu hiệu bắt chéo tĩnh mạch (dấu hiệu Salus Gunn). - Giai đoạn III: Xuất huyết và xuất tiết võng mạc nhưng chưa có phù gai thị. - Giai đoạn IV: Phù lan toả gai thị. 1.1.5. Điều trị tăng huyết áp 1.1.5.1. Nguyên tắc chung - THA là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài. - Mục tiêu điều trị là đạt huyết áp mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch. 6 - Huyết áp mục tiêu cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời. - Điều trị cần hết sức tích cực ở người bệnh đã có tổn thương cơ quan đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu [4]. 1.1.5.2. Điều trị không dùng thuốc Ở người bệnh THA độ 1, không có biến chứng BTM và không có tổn thương cơ quan đích, đáp ứng với thay đổi lối sống xảy ra sau 4-6 tháng đầu. Nên bắt đầu biện pháp thay đổi lối sống đồng thời với việc dùng thuốc ở người bệnh THA có nguy cơ cao. - Giảm cân nặng. - Ăn hạn chế bớt lượng muối ăn hàng ngày. - Tăng cường vận động thân thể. - Tăng cường ăn rau xanh, trái cây. - Ngừng hút thuốc lá, thuốc lào. - Giảm chất béo toàn phần, nhất là chất béo bão hòa. - Tăng cường ăn cá. 1.1.5.3. Điều trị bằng thuốc hạ huyết áp - Nhìn chung ở hầu hết BN, để đạt và duy trì được HA mục tiêu cần phối hợp ít nhất 2 loại thuốc hạ áp. - Cần lưu ý là việc kiểm soát một phần HA vẫn có giá trị ngăn ngừa đáng kể các biến chứng tim mạch. - Lợi ích của việc dùng thuốc là do tác dụng làm giảm số đo HA. 7 1.1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị THA Để điều trị THA hiệu quả, ngoài các lý do như sử dụng thuốc không đúng phác đồ hoặc một số trường hợp THA kháng trị thì trong quá trình điều trị có một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị như: 1.1.6.1. Tuổi, giới Giới tính và tuổi tác không ảnh hưởng đến tính đáp ứng với nhiều loại thuốc, nhưng giới tính và tuổi tác lại có ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị. Đặc biệt, ở người có tuổi thì sự hấp thu và thải trừ thuốc trong cơ thể không như người trẻ tuổi, nên người lớn tuổi dễ bị các tác dụng phụ do thuốc gây ra, và ở một số người bệnh lớn tuổi do trí nhớ bị giảm sút nên việc quên uống thuốc dễ xảy ra. 1.1.6.2. Lối sống của người bệnh Lối sống của người bệnh có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị, việc thay đổi lối sống đối với tất cả người bệnh là vấn đề chính yếu để ngăn ngừa THA và là một phần không thể bỏ qua trong điều trị THA. Sự kết hợp giữa việc dùng thuốc với tăng cường hoạt động thể lực, chế độ ăn uống thích hợp, bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu lành mạnh làm gia tăng hiệu quả của thuốc hạ áp và giảm nguy cơ tim mạch, giúp cho việc điều trị hiệu quả tốt hơn. Hiệu quả chống THA đạt được từ việc điều chỉnh lối sống phụ thuộc vào sự tuân thủ của người bệnh. 1.1.6.3. Trình độ văn hóa Đối với người bệnh THA, tuân thủ điều trị là điều kiện cần thiết và quyết định hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, việc tuân thủ lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, hiểu biết về bệnh tật của người bệnh. Các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã hoàn thành nhiều công trình khảo sát đánh giá về sự tuân thủ điều trị ở người bệnh THA cho thấy rằng khi người bệnh được giải thích cặn kẽ, nhận thức được lợi ích của việc dùng thuốc cũng như tác hại khi không được điều trị thì tỉ lệ tuân thủ điều trị tăng lên rõ rệt. 8 1.1.6.4. Sự hỗ trợ của gia đình và xã hội Những nguồn cung cấp thông tin qua tivi, sách báo, Internet… và sự quan tâm, nhắc nhở của người thân trong gia đình, sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội có thể góp phần làm cải thiện, củng cố thêm tính tuân thủ trong điều trị của người bệnh. 1.1.6.5. Sai lệch trong điều trị THA của người bệnh và hậu quả Nhiều người bệnh cho rằng THA là bệnh đơn giản, có thể tự khỏi nên không chữa trị. Bên cạnh đó cũng có nhiều người bệnh nhận thức được bệnh nhưng điều trị không đúng phương pháp: tự chữa trị (chữa theo lời bày biểu, tự mua thuốc, dùng thuốc nam, thuốc không rõ nguồn gốc và tính xác thực…), chữa trị không chuẩn mực (dùng đơn thuốc cũ, mượn và cho mượn đơn thuốc, ngưng thuốc khi cảm giác khỏe mạnh hoặc cho rằng bệnh đã khỏi, tự dùng thuốc khi thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoặc chỉ sử dụng thuốc nhưng không kết hợp với thay đổi lối sống thích hợp…). Hậu quả của những sai lệch này làm cho người bệnh ngộ nhận là mình đang chữa trị đúng cách, làm cho tình trạng THA ngày càng nặng nề, dẫn đến những biến chứng nặng của bệnh có thể gây chết người. Đồng thời còn làm tốn kém tiền bạc và người bệnh mất lòng tin vào điều trị bệnh. 1.2. Tuân thủ sử dụng thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ 1.2.1. Định nghĩa tuân thủ WHO định nghĩa tuân thủ (adherence) là - mức độ hành vi của người bệnh trong việc thực hiện đúng các khuyến cáo đã được thống nhất giữa họ và nhân viên y tế về việc sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn và/hoặc thay đổi lối sống [31]. Nó bao gồm việc bắt đầu điều trị, thực hiện đầy đủ chế độ được kê toa và ngưng điều trị bằng thuốc [32]. 1.2.2. Các lí do không tuân thủ sử dụng thuốc Các lí do tuân thủ sử dụng thuốc kém thường là đa yếu tố mà cần phải được hiểu trước khi can thiệp, có thể được thiết kế để cải thiện sự tuân thủ sử 9 dụng thuốc [33]. WHO phân loại các lí do không tuân thủ sử dụng thuốc thành 5 nhóm lớn [31], [34]: - Các yếu tố liên quan đến kinh tế xã hội + Tỷ lệ biết chữ thấp; chi phí thuốc cao; hỗ trợ xã hội kém - Các yếu tố liên quan đến điều trị + Mất chức năng vận động, suy giảm chức năng nhận thức, chất lượng sống tệ, tâm trạng kém, hút thuốc lá và nghiện rượu. + Sự tồn tại bệnh lý kết hợp (THA, đái tháo đường (ĐTĐ), rối loạn lipid máu, bệnh lí động mạch vành, nhồi máu cơ tim, rung nhĩ) cùng thời điểm đột quỵ làm tuân thủ điều trị kém đi. + Các yếu tố liên quan đến việc kê đơn gồm hiểu lí do sử dụng thuốc, biết thời gian điều trị, điều trị như trước với cùng một nhóm thuốc, kê đơn và giáo dục tại bệnh viện lúc xuất viện giúp cải thiện tính tuân thủ. + Các yếu tố liên quan đến thuốc gồm chi phí, số lượng và số lần sử dụng thuốc cũng làm giảm sự tuân thủ sử dụng thuốc. - Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân Tuổi trẻ, nhận thức kém về thuốc thì tuân thủ sử dụng thuốc kém hơn. Mặt khác, khi BN có niềm tin tích cực về thuốc và nhận thức được hậu quả của việc không dùng thuốc theo toa dẫn đến việc tăng cường sự tuân thủ sử dụng thuốc. - Các yếu tố liên quan đến hệ thống y tế hoặc đội ngũ chăm sóc y tế (HCT - Health Care Team). + Yếu tố liên quan đến nhân viên y tế. + Yếu tố liên quan mối quan hệ nhân viên y tế - bệnh nhân gồm rào cản ngôn ngữ, tin tưởng kém, nhận thức sự phân biệt đối xử, chăm sóc không liên tục, thông tin không liên tục đầy đủ về thuốc được kê đơn. + Yếu tố liên quan đến cơ sở y tế gồm cơ sở điều trị. - Các yếu tố liên quan đến đột quỵ 10 1.2.3. Phương pháp đo tính tuân thủ sử dụng thuốc Dựa trên bảng câu hỏi đánh giá về sự tuân thủ thuốc MAQ (Medication Adherence Questionnaire), Morisky và cộng sự phát triển thang điểm đánh giá sự tuân thủ của Morisky - 8 mục này vào năm 2008 [35]. Bảy mục đầu tiên là câu trả lời Có/Không trong khi mục cuối cùng là một câu trả lời Likert 5 điểm. Các mục bổ sung tập trung vào các hành vi sử dụng thuốc, đặc biệt là liên quan đến việc không sử dụng, chẳng hạn như sự lãng quên, vì vậy các rào cản đối với sự tuân thủ có thể được xác định rõ ràng hơn [36]. Thang điểm Morisky - 8 mục cũng đã được xác nhận có giá trị vượt trội và độ tin cậy cao ở những BN mắc các bệnh mạn tính khác [36]. Đây có lẽ là một phương pháp tự báo cáo được chấp nhận nhiều nhất đối với tuân thủ sử dụng thuốc. Cùng với dữ liệu kiểm soát HA, thang điểm Morisky - 8 mục có thể xác định sự không tuân thủ thuốc và giúp kiểm soát HA [35]. Do đó, nó được khuyến khích sử dụng như một công cụ sàng lọc trong các cơ sở khám bệnh. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới THA là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch và ảnh hưởng đến một phần ba dân số trưởng thành ở Hoa Kì. Theo báo cáo của Tatiana Nwankwo và các cộng sự nghiên cứu về tỉ lệ nhận thức, điều trị và kiểm soát THA trong giai đoạn 2011-2012 ở Hoa Kì cho thấy có 82,7% người bị THA nhận biết được tình trạng bệnh của mình, 75,6% tuân thủ dùng thuốc và 51,8% có huyết áp được kiểm soát [23]. Nhiều nghiên cứu trong cộng đồng châu Á cho thấy rằng có tới 50-80% người bệnh thiếu hiểu biết về bệnh THA, chính điều này đã dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị và dẫn đến những biến chứng nặng hơn của bệnh [27]. 1.3.2. Một số nghiên cứu trong nước Đào Duy An (2004), điều tra 113 người THA điều trị nội trú và ngoại trú từ 30 tuổi trở lên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum thấy rằng 17,8% người
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng