Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh copd điều trị ngoại trú tại bệnh...

Tài liệu Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh copd điều trị ngoại trú tại bệnh viện c thái nguyên năm 2022

.PDF
53
1
118

Mô tả:

DƯƠNG VĂN VINH BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP DƯƠNG VĂN VINH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH COPD ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH DƯƠNG VĂN VINH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH COPD ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ThS. Trần Thu Hiền NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trực tiếp hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Khoa Khám bệnh, Bệnh viện C Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn Ths Trần Thu Hiền- Người Thầy đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tôi có được số liệu cho nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp chuyên khoa 1 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng Học viên Dương Văn Vinh năm 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng Người cam đoan Dương Văn Vinh năm 2022 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN…...………………………………….……………………..……ii DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………….……………………..…iii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ……………………….……………………..iv ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………………………..……………….…..1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .....................................................................4 1. Cở sở lý luận .......................................................................................................................................4 1.1. Đại cương về bệnh COPD .........................................................................................................4 1.2 Dịch tễ học .........................................................................................................................................4 1.3. Nguyên nhân gây bệnh COPD .................................................................................................5 1.4. Triệu chứng và chẩn đoán bệnh COPD ................................................................................5 1.5. Phân loại COPD .............................................................................................................................8 1.6 Tự chăm sóc ......................................................................................................................................9 2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................................................15 2.1. Nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài nghiên cứu ......................................15 2.2. Nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu .......................................16 Chương 2. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH COPD ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN .....................18 2.1. Giới thiệu khái quát về bệnh viện C Thái Nguyên.........................................................18 2.2. Mô tả vấn đề cần giải quyết ....................................................................................................20 2.3. Kết quả đánh giá ..........................................................................................................................22 2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ...................................................................22 2.3.2.Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh COPD .......................................25 Chương 3. BÀN LUẬN .....................................................................................................................30 3.1.Thực trạng kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh COPD đang điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện C Thái Nguyên năm 2022. ....................................30 3.2. Vấn đề tồn tại ................................................................................................................................35 3.3. Đề xuất giải pháp .........................................................................................................................35 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................37 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1. Phân loại mức độ trầm trọng theo chức năng thông khí .......................... 8 Bảng 1. 2. Đánh giá bệnh COPD theo nhóm ABCD (Theo GOLD 2018)……….. 8 Bảng 2. 1. Phân bố theo độ tuổi và giới tính .......................................................... 22 Bảng 2. 2. Đặc điểm liên quan đến điều trị ............................................................ 24 Bảng 2. 3. Kiến thức chung về bệnh COPD của đối tượng nghiên cứu .................. 25 Bảng 2. 4. Kiến thức về chế độ tái khám của đối tượng nghiên cứu ...................... 26 Bảng 2. 5. Kiến thức về chế độ sử dụng thuốc và chế độ dinh dưỡng của đối tượng tham gia nghiên cứu .............................................................................................. 27 Bảng 2. 6. Kiến thức về chế độ tập luyện phục hồi chức năng hô hấp ............... 28 Bảng 2. 7. Kiến thức về về phòng bệnh hoặc tránh tái phát bệnh COPD .......... 28 Bảng 2. 1. Kiến thức về chế độ tập luyện phục hồi chức năng hô hấp………..28 Bảng 2. 2. Kiến thức về về phòng bệnh hoặc tránh tái phát bệnh COPD…….29 Bảng 2. 10. Phân loại kiến thức tự chăm sóc của đối tượng tham gia nghiên cứu..29 iv DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1. 1. Kỹ thuật ho có kiểm soát ................................................................................... 13 Hình 1. 2. Kỹ thuật thở chúm môi ...................................................................................... 14 Hình 1. 3. Kỹ thuật thở cơ hoành (thở bụng) ..................................................................... 15 Hình 1.1. Hình ảnh tổng thể Bệnh viện C Thái Nguyên…………………………19 Hình 2.2. Thực hiện khám và tư vấn cho người bệnh COPD tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viên C Thái Nguyên…………………………………………………………21 Biểu đồ 2. 1. Phân bố theo trình độ học vấn……………………………………..23 Biểu đồ 2. 2. Phân bổ theo nghề nghiệp…………………………………..………24 1 ĐẶT VẤN ĐỀ COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là nguyên nhân gây tàn tật và tử vong hàng đầu thế giới. COPD hay còn được gọi với cái tên khác là Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự hạn chế luồng khí không phục hồi hoàn toàn. Sự hạn chế luồng khí này thường tiến triển từ từ và liên quan với các phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ và độc hại [1]. COPD có chi phí lớn nhất trong tổng gánh nặng chung về Y tế, và chi phí tăng theo mức độ nặng của bệnh COPD làm gia tăng đáng kể gắng nặng kinh tế đối với gia đình và xã hội. Nghiên cứu của Vũ Xuân Phú và cộng sự ghi nhận chi phí điều trị COPD là một gáng nặng đối với kinh tế của người bệnh và gia đình người bệnh. COPD đến suy giảm chức năng hô hấp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh [9]. Để có thể hạn chế sự diễn biến của bệnh, người bệnh cần có sự nhận thức đúng đắn về kiến thức tự chăm sóc bản thân để phù hợp với tình trạng bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân … chính là cơ sở để điều trị hiệu quả, kiểm soát được bệnh, giảm tần suất nhập viện điều trị của người bệnh COPD, từ đó làm giảm gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình và xã hội [4]. Theo nghiên cứu của Tanja và cộng sự (2010) đẫ đưa ra kết quả kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh COPD là tương đối thấp. Tự chăm sóc ngày càng có vai trò quan trọng trong quản lý bệnh COPD. Tự chăm sóc giúp cho người bệnh tự theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân và tự phục vụ được các nhu cầu của bản thân, giảm gắng nặng cho gia đình và hạn chế được các biến chứng của bệnh tật. Hoặc nghiên cứu của Bùi Văn Cường (2017) đã chỉ ra điểm kiến thức tự chăm sóc của người bệnh trước can thiệp có số điểm đạt chỉ chiếm 26,7% sau khi được can thiệp giáo dục sức khỏe về chế độ tự chăm sóc thì tỷ lệ này đã tăng lên 100% số điểm đạt [3]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Ngọc Huyền và Nguyễn Thị Hoài thực hiện tại Thái Nguyên đã đánh giá kỹ năng thực hành chăm sóc của người bệnh COPD 2 tương đối thấp với nội dung thực hiện các bài tập hỗ trợ hô hấp. Kỹ thuật thực hành tập thở bước “hít vào” và “thở chậm” ra tỷ lệ thực hiện đúng là 32,7% và 35,7%. Hoặc kỹ thuật tập ho có hiệu quả, bước “hít vào chậm và thật sâu” và “bước ho mạnh 2 lần” tỷ lệ thực hiện đúng thấp là 32,7 và 29,6%... Nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị cần xây dựng các chương trình giáo dục sức khỏe cho ngưởi bệnh COPD để nâng cao kiến thức thực hành chăm sóc của người bệnh và có giám sát khi người bệnh thực hiện các kỹ năng đó tại mỗi lần tái khám [8]. Với mong muốn đánh giá tình trạng tự chăm sóc của người bệnh COPD nên tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề “Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh COPD điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện C Thái Nguyên năm 2022” 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh COPD điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện C Thái Nguyên năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức tự chăm sóc của người bệnh COPD điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện C Thái Nguyên năm 2022. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cở sở lý luận 1.1. Đại cương về bệnh COPD COPD là bệnh phổ biến dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự hiện diện của triệu chứng hô hấp và giới hạn dòng khí do đường dẫn khí và/hoặc bất thường ở phế nang thường do bởi tiếp xúc với hạt và khí độc hại [1]. 1.2 Dịch tễ học Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), số ca mắc COPD là khoảng 385 triệu năm 2010, với tỷ lệ mắc trên thế giới là 11,7% và khoảng 3 triệu ca tử vong hàng năm. Ở Mỹ, khoảng 24 triệu người có giới hạn luồng thông khí, trong đó khoảng 12 triệu người có chẩn đoán COPD. COPD là nguyên nhân tử vong hàng thứ 3, hậu quả gây 155.000 ca tử vong trong năm 2015 - so với 52.193 ca tử vong vào năm 1980. Từ năm 1980 đến năm 2000, tỷ lệ tử vong do COPD tăng 64% (từ 40,7 lên 66,9/100.000) và vẫn duy trì ổn định kể từ đó. Tỷ lệ mắc, tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong tăng theo độ tuổi. Tỷ lệ hiện mắc ở nam cao hơn ở nữ, nhưng tổng tử vong tương tự ở cả hai giới tính [11]. Tại Châu Á: Thống kê trên 38 nghiên cứu, tỷ lệ mắc COPD được ước tính là 6,4%. Chiếm đến 62% người bệnh ở độ tuổi 40-64 tuổi, tỷ lệ mắc COPD tăng theo tuổi cụ thể tăng nguy cơ mắc bệnh đến 5 lần những người trên 65 tuổi so với những người dưới 40 tuổi. Một cuộc khảo sát được diễn ra năm 2012 tại 9 vùng lãnh thổ Châu Á Thái Bình dương (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) đã ghi nhận tỷ lệ mắc COPD là 6,2% với 19,1% là người bệnh nặng, giá trị trung bình mức độ khó thở bằng MRC là 2,3 điểm. Đây là vùng dân số đang phát triển với tốc độ cao lại đứng trước gánh nặng bệnh tật điển hình là tỷ lệ mắc COPD thuộc tỷ lệ cao qua đó thấy được nhu cầu tăng cường quản lý giáo dục, chăm sóc y tế rất lớn tại khu vực này [4,10]. 5 Tình hình ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy COPD cũng có chiều hướng tăng theo xu hướng chung của thế giới. Nguyễn Thị Xuyên (2010) tiến hành nghiên cứu dịch tễ COPD trên 25000 người lớn từ 15 tuổi trở lên tại 70 điểm thuộc 48 tỉnh thành phố đại diện cho dân số Việt Nam. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc COPD chung toàn quốc ở tất cả lửa tuổi nghiên cứu là 2,2%, tỷ lệ mắc COPD ở nam là 3,4% và ở nữ là 1,1% [10]. Một số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, X-quang phổi, chức năng thông khí ở các người bệnh điều trị nội trú cho thấy các người bệnh thường ở giai đoạn muộn, việc điều trị trở nên tốn kém và ít hiệu quả hơn. 1.3. Nguyên nhân gây bệnh COPD [1] Theo GOLD 2019, trên toàn thế giới, yếu tố nguy cơ gây COPD hàng đầu là do hút thuốc lá, thuốc lào. Tuy nhiên, vẫn có những bằng chứng rõ ràng từ các nghiên cứu chỉ ra là người không hút thuốc lá vẫn có thể mắc COPD. Một số yếu tố nguy cơ chính gây ra COPD: Hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh; Phơi nhiễm với các phân tử độc hại: bụi nghề nghiệp, hữu cơ và vô cơ; Ô nhiễm không khí trong nhà từ sưởi ấm và nấu ăn bằng khối sinh học trong môi trường thông khí kém; Nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nhiễm khuẩn có liên quan đến nguyên nhân cũng như tiến triển của bệnh COPD. 1.4. Triệu chứng và chẩn đoán bệnh COPD Triệu chứng cơ năng Ho: Ho là cách cơ thể loại bỏ chất nhầy và các yếu tố kích thích ở đường thở cũng như phổi. Ở người khỏe mạnh, dịch nhầy thường trong suốt. Khi màu sắc của chất nhầy chuyển sang vàng, đây có thể là triệu chứng bệnh COPD. Ngoài ra, triệu chứng ho trong trường hợp này thường có những đặc trưng sau: Cơn ho trở nên tệ hơn vào buổi sáng. 6 Cường độ ho trở nặng khi bạn tập thể dục hoặc hút thuốc lá. Dấu hiệu ho kéo dài nhiều ngày liên tục, ngay cả khi bạn không bị cảm lạnh hoặc cúm. Khó thở: Đường thở bị viêm hoặc tổn thương sẽ trở nên hẹp và cản trở khí lưu thông, từ đó dẫn đến chứng khó thở. Triệu chứng bệnh COPD này dễ nhận thấy nhất khi người bệnh vận động với cường độ cao. Tiến triển nặng dần theo thời gian và khó thở liên tục. Người bệnh phải gắng sức để thở, thở nặng , cảm giác thiếu không khí, hoặc thở hổn hển. Khó thở tăng lên khi gắng sức, nhiễm trùng đường hô hấp. Theo thời gian, ngay cả những hoạt động đơn giản như đi bộ, mặc quần áo, tắm rửa… cũng có nguy cơ khiến người bệnh cảm thấy khó thở. Thậm chí, đôi khi triệu chứng còn xảy ra khi bạn nghỉ ngơi. Mệt mỏi: Triệu chứng khó thở do bệnh COPD xảy ra cũng đồng nghĩa với việc cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết để hoạt động, từ đó dẫn đến cảm giác mỏi mệt. Bên cạnh đó, trong trường hợp này, năng lượng cơ thể còn dễ dàng tiêu hao do phổi phải làm việc nhiều hơn để lấy thêm oxy và thải CO2 ra ngoài. Thở khò khè: Ở người bị COPD, luồng khí đi qua đường thở bị hẹp hoặc tắc nghẽn sẽ gây ra âm thanh tương tự tiếng huýt sáo khi thở. Tình trạng này gọi là thở khò khè. Triệu chứng thực thể Lồng ngực hình thùng, các xương sườn nằm ngang, khoảng gian sườn giãn. Phần dưới lồng ngực co vào trong khi hít vào. Rì rào phế nang giảm, có thể có ran rít, ran ngáy, ran nổ. Có thể thấy dấu hiệu suy tim phải (phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi) Ở giai đoạn cuối của COPD thường hay có triệu chứng: + Viêm phổi. + Tâm phế mạn 7 + Người bệnh thường tử vong do suy hô hấp cấp tính trong đợt bùng phát của COPD. Cận lâm sàng bệnh COPD *X -quang phổi Có các dấu hiệu sau: - Hình ảnh viêm phế quản mạn tính: + Hình ảnh dày thành phế quản. + Dấu hiệu giãn nhẹ lòng phế quản. + Dấu hiệu ùn tắc dịch trong lòng phế quản. - Hình ảnh mạch máu: + Động mạch phổi ngoại vi thưa thớt tạo nên vùng giảm động mạch kết hợp với hình ảnh căng giãn phổi. + Hình ảnh động mạch phổi tăng đậm: - Hình ảnh giãn phế nang gồm các triệu chứng: + Căng giãn phổi (Overinflation). + Giảm mạng lưới mạch máu (Oligema). + Có các bóng khí (Bullae). * Chụp CT lồng ngực - Hình ảnh tổn thương phế quản và tiểu phế quản: - Hình ảnh ùn tắc dịch trong lòng phế quản: - Hình ảnh khí phế thũng * Thông khí phổi ở bệnh COPD - Thông khí phổi (TKP) có vai trò trong chẩn đoán xác định COPD, giai đoạn bệnh, theo dõi kết quả điều trị, tiến triển và tiên lượng bệnh. - Đo chức năng thông khí phổi cho những người bệnh có ho, khạc đờm mạn tính hoặc những bệnh nhân có tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ cho phép chẩn đoán sớm COPD. Khi FEV1/FVC < 70%, FEV1 < 80% SLT là tiêu chuẩn chẩn đoán COPD 8 1.5. Phân loại COPD [1] * Phân loại mức độ trầm trọng theo chức năng thông khí Giai đoạn Mức độ I: Nhẹ Đặc điểm FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết. Mức độ II: Trung bình 50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết Mức độ III: Nặng Mức độ IV: Rất nặng 30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyết FEV1 < 30% trị số lý thuyết Bảng 1. 3. Phân loại mức độ trầm trọng theo chức năng thông khí * Phân loại bệnh COPD theo nhóm ABCD Phân nhóm ABCD chủ yếu dựa vào: + Mức độ triệu chứng, ảnh hưởng của bệnh (mMRC, CAT). + Nguy cơ đợt cấp (tiền sử đợt cấp/năm, mức độ nặng đợt cấp). Đánh giá được tổ hợp theo biểu đồ 1.2: Bảng 1. 4. Đánh giá bệnh COPD theo nhóm ABCD (Theo GOLD 2018) 9 - Bệnh COPD nhóm A - Nguy cơ thấp, ít triệu chứng: có 0 - 1 đợt cấp trong vòng 12 tháng qua (đợt cấp không nhập viện và không phải sử dụng kháng sinh, corticosteroid) và mMRC 0 - 1 hoặc CAT < 10. - Bệnh COPD nhóm B - Nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng: có 0 - 1 đợt cấp trong vòng 12 tháng qua (đợt cấp không nhập viện, không phải sử dụng kháng sinh, corticosteroid) và mMRC ≥ 2 hoặc điểm CAT ≥ 10. - Bệnh COPD nhóm C - Nguy cơ cao, ít triệu chứng: có ≥ 2 đợt cấp trong vòng 12 tháng qua (hoặc 1 đợt cấp nặng phải nhập viện hoặc phải đặt nội khí quản) và mMRC 0 - 1 hoặc điểm CAT <10. - Bệnh COPD nhóm D - Nguy cơ cao, nhiều triệu chứng: có ≥ 2 đợt cấp trong vòng 12 tháng qua hoặc 1 đợt cấp phải nhập viện và mMRC ≥ 2 hoặc điểm CAT ≥ 10. Chẩn đoán: Bệnh COPD GOLD 1, 2, 3, 4; nhóm A, B, C, D 1.6. Tự chăm sóc 1.6.1. Định nghĩa tự chăm sóc Tự chăm sóc là một khái niệm đa chiều và có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo WHO tự chăm sóc là các hoạt động của cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện nhằm tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế dịch bệnh và phục hồi sức khỏe [11]. Các lĩnh vực của tự chăm sóc bao gồm tăng cường sức khỏe, phòng chống, kiểm soát bệnh tật, tự dùng thuốc và phục hồi chức năng. 1.6.2.Mục đích [1] Cung cấp cho người bệnh các kiến thức tự chăm sóc bệnh COPD cơ bản, hiểu thế nào là bệnh COPD, các kiến thức về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, các biểu hiện bệnh. Giúp cho người bệnh có kiến thức về phòng bệnh và tránh tái phát COPD như sử dụng các thuốc dự phòng, tái khám hay các yếu tố làm nặng thêm tình trạng bệnh 10 hay có kiến thức để xử trí khi bệnh có biểu hiện nặng để giảm tình trạng tái nhập viện. Ngoài ra còn các biện pháp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật các bài tập phục hồi chức năng hô hấp, hướng dẫn các luyện tập hàng ngày phù hợp với cuộc sống. 1.6.3. Nội dung tự chăm sóc bệnh COPD Kiến thức cơ bản về bệnh COPD như các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân hoặc biểu hiện bệnh như thế nào. * Cai thuốc lá - Thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh COPD - Cai thuốc là là biện pháp giúp làm chậm sự sụt giảm chức năng hô hấp * Chế độ tuân thủ sử dụng thuốc Tuân thủ điều trị thuốc là sự chấp hành thực thi theo đơn thuốc và hướng dẫn của bác sỹ. Trong điều trị bệnh COPD sự chấp hành thực hiện đơn thuốc có ý nghĩa quyết định. Mục tiêu chính của việc tuân thủ dùng thuốc trong điều trị COPD là để kiểm soát triệu chứng và giảm biến chứng, bao gồm cả tần suất và mức độ nặng của đợt cấp, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và tăng cường khả năng hoạt động thể lực cho người bệnh. Các thuốc điều trị bệnh COPD [2,3] + Thuốc giãn phế quản được coi là nền tảng trong điều trị COPD. Ưu tiên các loai thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, dùng đường phun hít hoặc khí dung. + Liều lượng và đường dùng của các nhóm thuốc này tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh. * Chế độ dinh dưỡng - Suy dinh dưỡng luôn kèm với tình trạng yếu cơ hô hấp và làm tăng nguy cơ suy hô hấp cấp, làm tăng số lần nhập viện và tử vong do bệnh COPD. - Nguyên tắc ăn uống 11 + Chia nhỏ bữa ăn (5-6 bữa nhỏ/ngày) + Tránh ăn quá no + Chế biến món ăn hợp khẩu vị + Ngồi thẳng lưng khi ăn để thư giãn áp lực trong phổi + Ăn đủ năng lượng: nhu cầu năng lượng tối thiểu hàng ngày cho người bệnh COPD là 30kcalo/kg trọng lượng. + Ăn đủ đạm: ăn tăng cường chất đạm, ăn giảm tinh bột, nhu cầu cần tối thiểu 1,5g chất đạm/kg/ ngày. + Hạn chế bia/ rượu : < 15g cồn/ ngày, hạn chế thức uống có ga. + Đảm bảo đủ Canxi và vitamin D, Omega 3, vitamin C... + Hạn chế thực phẩm sinh hơi: Hành tây tỏi, Ớt xanh, Bắp cải, Củ cải, Súp lơ... + Ăn đủ chất xơ: Người lớn 20-35 g chất xơ/ ngày. Trẻ em 0,5g chất xơ/ ngày. Các thực phẩm : rau xanh, gạo lứt.. + Giảm chất béo bão hòa: Thực phẩm chế biên sẵn, phủ tạng động vật... * Chế độ tập vận động và phục hồi chức năng hô hấp Tập vận động Là thành phần chủ yếu và bắt buộc của chương trình PHCN hô hấp và là cách tốt nhất để cải thiện hoạt động cơ xương ở người bệnh COPD. Phương thức tập luyện bao gồm tập sức bền (endurance), tập sức cơ (strenght), các bài tập căng giãn, tập cơ hô hấp. - Tập sức bền: tập chi dưới nhằm làm khỏe các cơ giúp đi lại và cải thiện hoạt động tim phổi. Tập chi trên giúp giảm bớt khó thở và giảm bớt nhu cầu thông khí trong các hoạt động dùng tay. Cách tập: tập chi dưới: dùng thảm lăn (khởi đầu từ 800m/giờ, tăng dần cho đến 5 km/giờ hoặc xe đạp lực kế (khởi đầu bằng 30 vòng/phút) hoặc đi bộ trên mặt 12 phẳng. Tập chi trên: dùng máy tập tay cơ công kế (arm cycle ergometer), nâng tạ tự do hoặc bằng đàn hồi. - Tập sức cơ: lập đi lập lại nhiều lần cùng một động tác làm gia tăng khối cơ và sức cơ tại chỗ, nên vận động nhịp nhàng, tốc độ kiểm soát từ chậm đến trung bình, kết hợp với hít vào khi giãn cơ và thở ra khi co cơ. Các cơ nên tập: cơ tứ đầu đùi, cơ tam đầu, cơ nhị đầu, cơ Delta, cơ ngực lớn… Cách tập: chi dưới: đạp xe, nâng chân, băng đàn hồi, bước bậc thang, bài tập ngồi đứng…; chi trên: máy tập (khởi đầu 50 vòng/phút không kháng lực), nâng tạ tự do (khởi đầu: 1/4 kg - 1 kg), băng đàn hồi, ném bóng… Lập lại 8 - 12 lần/động tác x 1 - 3 đợt/buổi tập x 2 - 3 ngày/tuần. Các bài tập căng giãn: cải thiện các bất thường về tư thế và dáng đứng có ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp như cứng cột sống, lệch cột sống, nhô vai, lệch vai….; bao gồm cả chi trên lẫn chi dưới như bắp tay, bắp chân, khoeo chân, cổ, vai… - Tập cơ hô hấp: tập vận động cơ hô hấp có thể được thêm vào bài tập vận động, giúp tăng cường hoạt động của cơ hô hấp và giảm bớt khó thở trong sinh hoạt hàng ngày. Tập cơ hô hấp chỉ định cho những người bệnh có bằng chứng hoặc nghi ngờ yếu cơ hô hấp. Dụng cụ tập cơ hô hấp là dụng cụ nhỏ gọn, giúp người bệnh tăng khả năng hít vào. Số lần tập trung bình: 30 lần/15 phút. Cường độ tập luyện: cần phù hợp với độ nặng của bệnh, mức độ hạn chế do triệu chứng bệnh, bệnh lý đi kèm và sự năng động của từng người bệnh. Luyện tập PHCN hô hấp: Ho có kiểm soát, thở mạnh ra, thở chúm môi, thở cơ hoành Bài tập PHCN bệnh COPD [4], [20] 1. Luyện tập ho có kiểm soát: Bước 1: Ngồi trên giường hoặc ghế thư giãn, thoải mái. Bước 2: Hít vào chậm và thật sâu. Bước 3: Nín thở trong vài giây. Bước 4: Ho mạnh 2 lần, lần đầu để long đờm, lần sau để đẩy đờm ra ngoài.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng