Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Thực trạng kiến thức, thực hành xử trí co giật do sốt tại nhà của bà mẹ có con d...

Tài liệu Thực trạng kiến thức, thực hành xử trí co giật do sốt tại nhà của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện nhi hải dương năm 2022

.PDF
43
1
93

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÊ THỊ HƯỜNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH XỬ TRÍ CO GIẬT DO SỐT TẠI NHÀ CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI HẢI DƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÊ THỊ HƯỜNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH XỬ TRÍ CO GIẬT DO SỐT TẠI NHÀ CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI HẢI DƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Vũ Văn Thành NAM ĐỊNH - 2022 MỤC LỤC Lời cảm ơn!................................................................................................... ..i Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................... iii Danh mục các bảng ..................................................................................... iv Danh mục biểu đồ, sơ đồ .............................................................................. v Đặt vấn đề .................................................................................................... 1 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ........................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………….3 1.1.1. Sốt ...................................................................................................... 3 1..2. Co giật: ................................................................................................. 3 1.1.3. Co giật do sốt...................................................................................... 4 1.1.4. Đợt co giật do sốt ............................................................................... 4 1.1.5. Phân loại co giật do sốt ....................................................................... 4 1.1.6. Dịch tễ học bệnh co giật do sốt ở trẻ em ............................................. 5 1.1.7. Các yếu tố nguy cơ ............................................................................. 5 1.1.8. Triệu chứng lâm sàng ......................................................................... 7 1.1.9. Điều trị ............................................................................................... 8 1.2. Cơ sở thực tiễn……………………………….……………………….....9 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 11 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ................. Error! Bookmark not defined. Chương 2. Giải quyết vấn đề thực tiễn ....................................................... 13 2.1. Thiết kế phiếu phỏng vấn…………………………………..……….....13 2.2. Đối tượng và phương pháp thu thập số liệu ......................................... 13 2.3. Kết quả nghiên cứu…………………………………………………….15 Chương 3. Bàn luận.................................................................................... 21 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................................21 3.2. Thực trạng kiến thức, thực hành xử trí ………...…………………… 22 3.3. Ưu điểm và tồn tại, hạn chế……………………………… .…...….… 25 3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức, thực hành xử trí co giật do sốt cho các bà mẹ……………………………………………………...……25 Kết luận...................................................................................................... 28 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 i LỜI CẢM ƠN! Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, lời đầu tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS.BS. Vũ Văn Thành, TS. BS. Lê Thanh Duyên, người đã hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng ủy, Ban Giám hiệu, cùng tất cả quý thầy cô Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo bệnh viện Nhi Hải Dương, khoa Nội tim mạch, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, phòng Điều dưỡng của Bệnh viện Nhi Hải Dương đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành chuyên đề này. Cuối cùng, tôi xin dành những tình cảm sâu sắc của mình đến gia đình, bạn bè thân yêu – những người luôn sẵn sàng giúp đỡ và động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề này. Xin chân thành cảm ơn! Hải Dương, ngày 20 tháng 8 năm 2022 Chủ nhiệm chuyên đề Lê Thị Hường ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng kiến thức, thực hành xử trí co giật do sốt tại nhà của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện nhi hải dương năm 2022” là một đánh giá độc lập của bản thân không có sự sao chép của người khác. Chuyên đề này là một trong những sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu đánh giá trong quá trình học tập tại trường và thực tập tại Bệnh viện, trong quá trình viết bài có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của Thầy TS.BS. Vũ Văn Thành – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Em xin cam đoan nếu có vấn đề gì em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Học viên Lê Thị Hường iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BYT: Bộ Y Tế CGDS: Co giật do sốt ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu IMCI (Intergrated management of chilhood illness): Chương trình Xử trí lồng ghép trẻ bệnh NKQ: Nội khí quản NNC: Nhóm nghiên cứu NXB: Nhà xuất bản TMC: Tĩnh mạch chậm WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế thế giới iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm chung của bà mẹ trong nghiên cứu (n=115)..................15 Bảng 2.2. Thực trạng kiến thức của bà mẹ về co giật do sốt (n=115)............17 Bảng 2.3. Thực trạng thực hành của bà mẹ về co giật do sốt (n=115)...........19 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Đặc điểm giới của trẻ CGDS (n=115)........................................16 Biểu đồ 2.2. Đặc điểm tuổi của trẻ CGDS (n=115).........................................17 Biểu đồ 2.3. Điểm kiến thức của các bà mẹ về co giật do sôt (n=115)..........18 Biểu đồ 2.4. Điểm thực hành của bà mẹ về co giật do sốt (n=115)................20 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Co giật do sốt là 1cơn co giật xảy ra ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, kèm theo sốt mà không có nhiễm trùng thần kinh trung ương. Co giật do sốt là hiện tượng phổ biến ở thời thơ ấu, xảy ra ở 2-5% trẻ em [13], [19]. Co giật ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động của tế bào; đặc biệt; là tổ chức não của trẻ do thiếu oxy, nhất là nếu cơn co giật kéo dài và tái phát nhiều lần. Khi co giật, trẻ có thể bị thương do va đập, ngạt thở do tăng tiết đờm dãi, do hít phải chất nôn hoặc bị viêm phổi nặng [10]. Trẻ bị co giật do sốt có nhiều khả năng bị tái phát [19]. Mặc dù phần lớn các cơn co giật do sốt diễn ra trong thời gian ngắn và không gây hậu quả lâu dài, nhưng một tập hợp con kéo dài đủ để có thể dẫn đến hậu quả lâu dài [20]. Nguy cơ phát triển chứng động kinh sau này ở trẻ co giật do sốt 2-4 % cao hơn 4 lần so với bình thường [17]. Sự can thiệp ban đầu trước khi nhập viện của người chăm sóc đã được chứng minh là có tác động đến kết quả [18]. Đối với các chuyên gia y tế kiến thức về co giật do sốt là rất quan trọng để có thể cho người thân lời khuyên về các biện pháp đối với cơn sốt trong tương lai và các cơn co giật mới có thể xảy ra và truyền đạt kiến thức thực tế về tiên lượng [17]. Nếu các bà mẹ có kiến thức đúng và cách xử trí kịp thời khi trẻ bị sốt và co giật do sốt sẽ giúp dự phòng và giảm tỷ lệ tái phát cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và phát triển trí tuệ của trẻ sau này [9-16]. Cha mẹ nên được giáo dục về tiên lượng của trẻ bị co giạt do sốt và cung cấp hướng dẫn thực hành về xử trí tại nhà các cơn co giật [19]. Sự xuất hiện của các cơn co giật do sốt có thể làm gián đoạn chất lượng cuộc sống và cha mẹ có thể lo lắng sợ hãi. Khi chứng kiến con mình co giật, họ thường mất bình tĩnh kết hợp với thiếu thông tin y tế dẫn đến những hành vi không thích đáng hoặc thậm chí gây hại cho bé. Tuy nhiên, kiến thức, thái độ, thực hành của bố mẹ rất khác nhau, phụ thuộc vào từng nước, từng địa phương, phụ thuộc vào văn hóa, trình độ học vấn, dân tộc. Trong thực hành lâm sàng 2 hàng ngày chúng tôi nhận thấy nhiều bà mẹ chưa có kiến thức, hành vi đúng về xử trí và theo dõi trẻ co giật do sốt. Tại Bệnh viện Nhi Hải Dương, hàng năm có khoảng 300- 400 bệnh nhi nhập viện vì co giật do sốt, còn ít đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này; vì vậy, nghiên cứu kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ bị co giật do sốt là rất cần thiết và được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm. Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Thực trạng kiến thức, thực hành xử trí co giật do sốt tại nhà của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2022”, nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành xử trí co giật do sốt tại nhà của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức, thực hành xử trí co giật do sốt tại nhà cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi Hải Dương. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Sốt Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định “Gọi là sốt khi nhiệt độ cặp ở nách (chưa cộng thêm 0,50 C) là từ 37,5oC trở lên; hoặc khi sờ ở bụng hoặc sờ ở nách trẻ ta thấy nóng hơn bình thường; hoặc trong bệnh sử gia đình khai trẻ có sốt” [22]. Ngày nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ mà nhiều loại sản phẩm nhiệt kế khác nhau đã được sản xuất để đo thân nhiệt của cơ thể. Trong đó có loại nhiệt kế đo ở tai cho độ chính xác khá cao (sai số 0,1oC) và sốt là khi đo nhiệt độ ở tai > 37,5oC. Phân loại sốt [10]: + Sốt nhẹ: từ 37,5oC - < 38,5oC + Sốt vừa: từ 38,5oC – 39oC + Sốt cao: từ 39oC - < 41oC + Sốt rất cao hay sốt nguy hiểm: > 41oC. Đặc điểm của cơ chế điều hòa thân nhiệt ở trẻ em - Trung tâm điều nhiệt chưa trưởng thành, rất dễ bị tác động, trẻ dễ sốt ngay cả khi chỉ có nhiễm trùng nhẹ hay ngược lại thân nhiệt cũng dễ bị hạ. - Diện tích da của trẻ em nếu tính theo cân nặng thì lớn hơn nhiều so với người lớn, mạng mao mạch dưới da lại nhiều nên thân nhiệt trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. - Do cơ thể trẻ em đang phát triển, trẻ luôn hiếu động nên quá trình sinh nhiệt cao. Vì vậy, so với người lớn, trẻ em dễ bị sốt và sốt thường cao hơn do đặc điểm thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện và dễ bị kích thích. 1.1.2. Co giật: Co giật là triệu chứng rối loạn nhất thời, kịch phát chức năng não, có thể 4 biểu hiện bằng rối loạn về vận động, về ý thức, về hành vi, về cảm giác hay về chức năng tự điều khiển một cách đơn thuần hay phối hợp. Một số co giật chỉ có rối loạn vận động bất thường, không có kèm rối loạn hay mất ý thức [8]. Co giật là hậu quả biểu hiện của một tình trạng phóng xung điện bất thường, không tự ý, quá mức, đồng thời của một quần thể những tế bào thần kinh ở não. Hậu quả của cơn giật: - Mặc dù phần lớn các cơn co giật diễn ra trong thời gian ngắn và không gây hậu quả lâu dài. Tuy nhiên một tập hợp các cơn kéo dài hay còn gọi là trạng thái động kinh được coi là 1 cấp cứu thần kinh [20] 1.1.3. Co giật do sốt - Tiêu chuẩn chẩn đoán co giật do sốt [2] + Tất cả các cơn co giật xảy ra khi bệnh nhi sốt trên 38℃ + Tuổi mắc bệnh: từ 6 tháng đến 5 tuổi + Không có bằng chứng của nhiễm trùng thần kinh trung ương + Không có bằng chứng của tình trạng rối loạn chuyển hóa cấp tính gây co giật. 1.1.4. Đợt co giật do sốt Là khoảng thời gian được tính từ lúc khởi phát của bệnh có sốt cho đến lúc kết thúc bệnh ấy mà trong thời gian đó có cơn co giật do sốt. Trong một đợt co giật do sốt có thể có một hoặc nhiều cơn co giật. 1.1.5. Phân loại co giật do sốt 1.1.5.1. Co giật do sốt đơn thuần - Xảy ra ở trẻ phát triển bình thường - Không có dấu hiệu thần kinh cục bộ. - Cơn co giật toàn thể, thời gian dưới 15 phút - Không có cơn thứ 2 trong 24h. 1.1.5.2. Co giật do sốt phức tạp: khi có một trong các biểu hiện sau: 5 - Co giật cục bộ hoặc khởi phát cục bộ - Thời gian có giật kéo dài trên 15 phút - Có trên 1 cơn co giật trong 24h 1.1.5.3. Trạng thái động kinh do sốt - Là những cơn co giật kéo dài trên 30 phút. - Trẻ rối loạn ý thức 1.1.6. Dịch tễ học bệnh co giật do sốt ở trẻ em - Tần suất của co giật do sốt thay đổi tùy theo tác giả, tùy theo địa điểm nghiên cứu và lứa tuổi, nhưng khá cao: - Bệnh thường gặp ở trẻ, 2 - 5% trẻ khỏe mạnh có thể bị co giật do sốt. - Khoảng 30% trẻ em co giật do sốt sẽ có nguy cơ co giật lần 2, tuy nhiên chỉ 1 - 2% co giật do sốt đơn thuần và khoảng 10% co giật do sốt phức hợp có nguy cơ bị động kinh sau này [5]. - Sự xuất hiện của người bị co giật do sốt trong gia đình đóng vai trò quan trọng [17]. + Tần suất co giật do sốt nói chung cho mọi trẻ em là 2 - 5% + Tần suất co giật do sốt ở các trẻ mà có anh chị em cũng bị co giật do sốt là 10 - 12%. Nguy cơ tăng thêm nếu có các nguy cơ khác. + Các nghiên cứu về sinh đôi đã cho thấy sự tương đồng cao ở các cặp song sinh đơn hợp tử (10 - 80%) so với các cặp song sinh dị hợp tử (3 - 32%). - Sốt cao co giật xảy ra với tỷ lệ như nhau cho mọi chủng tộc [15]. - Theo Lê Thanh Hải và cộng sự, co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi [5]. - Theo Julie Werenberg Dreier và cộng sự, co giật do sốt phổ biến hơn ở trẻ trai (3,9%) so với trẻ gái (3,3%) [15]. 1.1.7. Các yếu tố nguy cơ * Yếu tố di truyền Trẻ em trải qua co giật do sốt có tỷ lệ mắc trong gia đình cao hơn so với dân số bình thường. Tỷ lệ bệnh nhi co giật do sốt có tiền sử động kinh ở bố mẹ, 6 anh chị em ruột của bệnh nhi là 9,2% [13]. * Tiền sử gia đình Theo Betul Kilic [13] thì tuổi bắt đầu co giật do sốt, tiền sử gia đình có co giật do sốt, các đợt co giật do sốt ngắn và tiền sử gia đình có người bị động kinh là yếu tố nguy cơ đáng kể với các cơn co giật lặp đi lặp lại. * Tuổi [2] + Bệnh co giật do sốt xảy ra ở nhóm tuổi từ 6 tháng - 5 tuổi. + Tỷ lệ mắc cao nhất ở nhóm 12 tháng đến 18 tháng. * Nhiệt độ cơ thể [2] +Tình trạng co giật hay gặp nhất ở trẻ sốt trên 39℃. + Có khoảng 25% trẻ co giật khi sốt 38 - 39℃. + Tình trạng co giật tùy thuộc vào ngưỡng nhiệt dộ ở từng trẻ nhưng thường gặp ở những trẻ tăng thân nhiệt nhanh. * Tình trạng nhiễm trùng [2] + Co giật do sốt có thể liên quan đến một số loại virus, các loại virus này khác nhau giữa các quốc gia, châu lục: HHV-6, HHV-7, RSV, HSV, Adenovirus, A cúm, Rotavirus, … * Yếu tố gia đình [2] + Khoảng 25% trẻ bị co giật do sốt có bố/ mẹ hoặc cả bố và mẹ bị bệnh này so với nhóm chứng là 5%. + Những gia đình có bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ bị co giật do sốt thì 11% sinh con nguy cơ mắc bệnh. + Trẻ có anh chị em bị co giật do sốt thì nguy cơ mắc bệnh là 22%. + Trẻ có cả bố mẹ và anh chị em bị co giật do sốt thì nguy cơ mắc bệnh là 46%. + Nhóm trẻ có mẹ bị co giật do sốt có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhóm trẻ có bố bị bệnh này. * Yếu tố gen [2] + Gen FEB1, FEB2, FEB3 phát hiện được ở 36% bệnh nhi bị co giật do 7 sốt so với 2% ở nhóm chứng. + Các bệnh nhi có bất thường ở hồi hải mã liên quan đến gen bị co giật do sốt có nguy cơ bị động kinh thùy thái dương. Khoảng 10,5% số bệnh nhi này có nguy cơ bị co giật khi sốt. * Tiêm chủng [2] + Trẻ tiêm chủng một số loại vaccine có thể làm tăng nguy cơ co giật do sốt. + Có khoảng 25 - 34 trẻ / 100.000 trẻ tiêm phòng mũi phối hợp sởi, quai bị, rubella bị co giật do sốt. + Có khoảng 6 - 9 trẻ/ 100.000 trẻ tiêm phòng mũi phối hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván bị co giật do sốt. + Tiêm mũi phối hợp (bạch hầu, ho gà, uốn ván với thủy đậu) có nguy cơ cao hơn so với tiêm riêng mũi thủy đậu. + Trẻ từ 12- 15 tháng tuổi tiêm các loại vaccin phối hợp có chứa vaccin sởi có nguy cơ bị co giật do sốt thấp hơn nhóm trẻ 16 - 23% tháng tuổi. * Các yếu tố khác của bệnh [2] + Những bà mẹ hút thuốc lá ≥ 10 điều/ ngày trong thời kì mang thai thì sinh con có nguy cơ cao bị co giật do sốt. + Khoảng 17% trẻ có tiền sử sang chấn sản khoa và ngạt lúc sinh bị co giật do sốt. + Suy dinh dưỡng bào thai và nồng độ Ferritin huyết thanh thấp là yếu tố nguy có của co giật do sốt. 1.1.8. Triệu chứng lâm sàng Đặc điểm cơn co giật do sốt Cơn co giật thường xuất hiện đột ngột, không có tiền triệu, vào lúc thân nhiệt đang tăng, đặc biệt lúc tăng đột ngột. Đôi khi co giật là dấu hiệu đầu tiên của đợt sốt. Đa số trẻ có cơn co giật dưới dạng cơn co cứng hoặc cơn co giật toàn thể, đôi khi là cơn cục bộ. Cơn co giật thường ngắn, dưới 5 phút, thậm chí dưới 10 giây, song có một số rất ít trường hợp cơn co giật kéo dài hơn 30 phút. 8 Cơn kéo dài thường có biểu hiện cục bộ hơn [5]. Trong cơn co giật, trẻ có thể tăng tiết đờm rãi, tím môi và ít gặp hơn là đại tiểu tiện không tự chủ, mất ý thức hoặc ngừng thở. Sau cơn, trẻ thường ngủ, hoặc lú lẫn, sững sờ, đau đầu hoặc có thể tỉnh táo bình thường [5]. Các bệnh nhiễm trùng kèm theo [13]: -Nhiễm trùng đường hô hấp trên: 48,4% -Nhiễm trùng đường hô hấp dưới:18,8% -Nhiễm trùng tiết niệu: 8,1% -Viêm dạ dày ruột cấp tính: 14,4% -Viêm tai giữa cấp: 7,7% -Tăng nhiệt độ sau tiêm chủng: 2,2 % 1.1.9. Điều trị Điều trị trong đợt sốt [11]: - Xử trí cơn co giật + Để trẻ nằm yên, tránh kích thích + Đặt đầu trẻ nghiêng bên phải, nới rộng quần áo + Thở ô xy nếu cơn giật kéo dài trên 5 phút hoặc có tình trạng thiếu oxy + Nhanh chóng lấy nhiệt độ và các chỉ số sinh tồn + Trong một số trường hợp có thể đặt vật mềm hay đè lưỡi giữa 2 hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi. + Trong trường hợp cơn co giật kéo dài có thể thụt Diazepam 0,5mg/kg theo đường hậu môn hoặc 0,2 - 0,3mg/kg đường tiêm tĩnh mạch chậm. Hoặc sử dụng Midazolam 0,1mg/kg theo đường tiêm tĩnh mạch chậm. + Đối với trạng thái động kinh do sốt cao được xử trí như trạng thái động kinh, nhất thiết phải đưa trẻ đến cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu. - Kiểm soát thân nhiệt. + Khi sốt trên 38℃, hạ sốt bằng Paracetamol 15 mg/kg/1 lần, uống hoặc đặt hậu môn, nhắc lại sau 4 - 6 giờ (nếu vẫn sốt), nhưng không được quá 60 mg/kg/24 h (hoặc Ibuprofen 10mg/kg/lần, 6 giờ/lần). 9 + Kết hợp các biện pháp vật lý như: chườm trán, nách, bẹn cho bệnh nhi bằng nước ấm 32 – 35℃, nới bỏ quần áo. - Điều trị bệnh cơ bản gây sốt tùy theo từng bệnh nhi. - Trong đợt sốt có thể sử dụng Depakin 20mg/kg/ngày (uống chia 2 lần), hoặc Gardenal (phenobacbital) 5mg/kg/ngày. Điều trị dự phòng ngoài đợt sốt [11]: - Kiểm soát tốt tình trạng tăng thân nhiệt. - Thuốc kháng động kinh, an thần kinh dùng dài hạn thường không được chỉ định. Một số ít trẻ bị tái phát các cơn co giật thường xuyên hoặc có các yếu tố nguy cơ co giật cao có thể cân nhắc sử dụng. - Hướng dẫn, tư vấn cho cha mẹ trẻ cách điều trị và hẹn khám lại định kỳ. Xử trí cơn co giật ở nhà và nơi công cộng [7] Nên làm: - Ghi nhận thời gian kéo dài của cơn co giật. - Mổ tả cơn co giật, cặp nhiệt độ và sử dụng tuốc hạ sốt hợp lý, đúng liều. - Đặt trẻ lên mặt phẳng, tư thế nghiêng sang phải. - Nới lỏng quần áo, dây lưng, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm. - Gọi cấp cứu nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút. Không nên làm: • Hoảng sợ, ôm chặt hoặc xoa bóp trẻ. • Cho ăn, uống. • Di chuyển trẻ. • Cho vật lạ vào miệng nếu không có nguy cơ cắn vào lưỡi 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới Tác giả Ali AlZweihary và cộng sự nghiên cứu về “Kiến thức, thái độ và thực hành cha mẹ của trẻ em bị sốt co giật ở Al-Qassim, Ả Rập Xê Út” kết quả là độ tuổi phổ biến nhất của người chăm sóc là 30- 39 tuổi (38,5%) và 40-50 10 tuổi già (37,6%). Về mẹ giáo dục, gần như tất cả đều là chuyên gia (82,1%), và còn lại có trình độ trung học cơ sở trở xuống (17,9%). Trong số trẻ bị co giật do sốt, 52% là trẻ em trai và 48% là trẻ em gái với hơn một nửa (52,8%). Về hành động thực hiện trong co giật ở trẻ em, nó đã được tiết lộ rằng thường xuyên nhất hành động được đề cập đã được thực hiện là "đưa đứa trẻ đến bệnh viện” (63,7%), tiếp theo là “cố gắng đánh thức đứa trẻ” (30,6%). Trong khi đó, một vài người trong số họ (9,7%) đã thử xoa bóp tim. phương pháp tiếp cận cho người bị sốt co giật là giữ bình tĩnh trong cuộc tấn công (72,3%), tiếp theo là đặt người trên sàn an toàn (54,4%). kiến thức kém và tốt được xác định từ 67,8% và 32,2% cha mẹ, tương ứng. Theo dõi kết quả thực hành, tổng điểm thực hành là 3,89 (1,44 SD) trong số sáu điểm, với kém và tốt 41,6% và 58,4%. [12] Tác giả Shibeeb NF, Altufaily YAS (2019) nghiên cứu về “Kiến thức và thực hành của cha mẹ về chứng co giật do sốt trong con cái của họ” kết quả là tuổi trung bình của trẻ là 17.67 ± 15.18 tháng. Tuổi mẹ trung bình là 27.81 ± 8.21 tuổi. Trẻ nam đông hơn trẻ nữ bằng 63% so với 37%. Liên quan đến vấn đề cư trú thành thị 54% nông thôn 46%. Về trình độ học vấn của các bà mẹ 70% bà mẹ có trình độ sơ cấp của giáo dục. Phân phối điểm kiến thức về co giật do sốt 43% bà mẹ có kiến thức tốt, 17% kiến thức kém, 40% kiến thức trung bình; trong đó 48% bà mẹ cho rằng co giật do số tương đương với động kinh, 50% bà mẹ cho rằng thuốc chống co giật cần thiết cho mọi trẻ bị sốt co giật, 40% bà mẹ cho rằng cần chụp cắt lớp cho mọi trẻ em, 73% bà mẹ cho rằng co giật do sốt có thể gây tổn thương não. Về phân phối điểm thực hành 38% bà mẹ thực hành tốt, 23% bà mẹ có kiến thức kém, 39% bà mẹ có kiến thức trung bình; Trong đó 63% bà mẹ đặt trẻ nằm nghiêng, 63% bà mẹ đặt trẻ ở bề mặt an toàn, 75% bà mẹ cho rằng cần hạ nhiệt độ cho trẻ, 88% bà mẹ quan sát biểu hiện và thời gian co giật, 75% bà mẹ vội vàng đưa trẻ đến viện, 64% bà mẹ cho vật ngáng lưỡi trẻ. [21] Tác giả Huang M.C, Huang C.C, Thomas K nghiên cứu về “Ảnh hưởng 11 của hai chiến lược giáo dục đối với kiến thức, thái độ, mối quan tâm và thực hành của các bà mẹ có con bị sốt co giật” kết quả là tuổi trung bình của các bà mẹ dưới 30 tuổi, 87.5% các bà mẹ làm nội trợ, tuổi của trẻ trung bình 10- 20 tháng tuổi. [14] Tác giả Julie W Dreier và cộng sự nghiên cứu về “Đánh giá nguy cơ dài hạn của bệnh động kinh, rối loạn tâm thần và tỷ lệ tử vong ở trẻ em bị co giật do sốt tái phát: Một nghiên cứu thuần tập quốc gia ở Đan Mạch” kết quả là: Co giật do sốt phổ biến hơn ở trẻ em trai. (3,9%) so với trẻ em gái (3,3%) [15]. 1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Tác giả Nguyễn Thị Thanh và cộng sự (2010) nghiên cứu về “Đặc điểm lâm sàng và kiến thức chăm sóc của bà mẹ có con dưới 6 tuổi bị sốt cao co giật tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2010”, kết quả là: tuổi gặp nhiều nhất là nhóm dưới 36 tháng chiếm 81,9%, tuổi trung bình là 18,6 ± 9,5 tháng. Các bà mẹ có con trong nhóm nghiên cứu có trình độ cấp 1 và 2 nhiều nhất chiếm 83,8%. Tỷ lệ các bà mẹ thuộc khu vực nông thôn là 85,0%. 53,7% số các bà mẹ cho là cần sử dụng thuốc hạ sốt khi con bị sốt cao tại nhà. Các bà mẹ cho là cần sử dụng phối hợp các phương pháp hạ sốt là 67,5%. Số các bà mẹ hiểu chưa đúng khi xử trí con đang bị cơ giật chiếm 81,3%. Và 58,3% số bà mẹ chưa biết cách phòng cơn giật cho con mình [9]. Tác giả Trương Tuấn Anh, Vũ Thị Thanh Hoa (2019) nghiên cứu về “Thay đổi kiến thức thực hành dự phòng, xử trí co giật do sốt cho các bà mẹ có con điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng”, kết quả là Tuổi trung bình của bà mẹ tham gia nghiên cứu này xấp xỉ 30 tuổi (nằm trong khoảng từ 21 - 40 tuổi). Nhóm bà mẹ trong độ tuổi từ 26-35 chiếm đa số (72,4%). Hơn 1/3 bà mẹ (35,3%) là nông dân. Hơn một nửa (57,1%) bà mẹ sống ở nông thôn. Trong nghiên cứu này tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái khoảng 60.9%/ 39.1%. Nhóm trẻ từ 1-2 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 44,9%. 25% trẻ trong nhóm tuổi dưới 1 tuổi. Kiến thức về xử trí trẻ co giật trước can thiệp được đưa ra là để đầu trẻ nghiêng sang một bên đạt 9,6%, Đặt trẻ nơi an toàn đạt 39.1% [1].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan