Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng và xử trí co giật của bà mẹ có con dưới...

Tài liệu Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng và xử trí co giật của bà mẹ có con dưới 6 tuổi bị co giật do sốt tại khoa cấp cứu bệnh viện nhi thái bình năm 2022

.PDF
43
1
91

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI THỊ HUỆ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ CO GIẬT CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 6 TUỔI BỊ CO GIẬT DO SỐT TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Nam Định, năm 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI THỊ HUỆ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ CO GIẬT CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 6 TUỔI BỊ CO GIẬT DO SỐT TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. PHẠM THỊ THU CÚC Nam Định, năm 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Phạm Thị Thu Cúc đã tận tình hướng dẫn, động viên, quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa I này. Xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất đến Ban Giám Hiệu, Phòng quản lý đào tạo sau Đại học, quý thầy cô giáo trường Đại học điều dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Nhi Thái Bình, cùng tập thể Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhi Thái Bình đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè đã động viên cổ vũ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm chuyên đề. Xin dành tất cả tình cảm yêu quý và biết ơn đến những người thân trong gia đình, những người đã hết lòng giúp đỡ tôi trong cuộc sống và học tập. Xin ghi khắc những tình cảm này. Nam Định, ngày tháng 8 năm 2022 Học viên Bùi Thị Huệ ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Đây là chuyên đề do bản thân trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Phạm Thị Thu Cúc. 2. Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Nam Định, ngày tháng 8 năm 2022 Người cam đoan Bùi Thị Huệ iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 3 1.1.1. Định nghĩa ................................................................................................... 3 1.1.2. Lâm sàng ..................................................................................................... 4 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 7 1.2.1. Nghiên cứu về CGDS ở trẻ em trên thế giới ................................................ 7 1.2.2. Nghiên cứu về CGDS ở trẻ em tại Việt Nam ............................................... 8 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT..................................................... 11 2.1. Giới thiệu sơ lược về khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhi Thái Bình ....................... 11 2.2. Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng và xử trí co giật do sốt của bà mẹ có con dưới 6 tuổi điều trị tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022. ....... 11 2.2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 11 2.2.2. Kết quả khảo sát ........................................................................................ 12 Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................................. 20 3.1. Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng và xử trí co giật do sốt của bà mẹ có con dưới 6 tuổi điều trị tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022. ....... 20 3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu........................................................... 20 3.1.2. Kiến thức của bà mẹ khi trẻ bị CGDS ........................................................ 21 3.1.3. Kiến thức và cách xử trí khi trẻ CGDS ...................................................... 23 iv 3.2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao kiến thức, thực hành về phòng và xử trí co giật cho bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhi Thái Bình...... 25 3.2.1. Ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân....................................................... 25 3.2.2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao kiến thức, thực hành về phòng và xử trí co giật cho bà mẹ có con dưới 6 tuổi bị CGDS................................................ 26 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHIẾU PHỎNG VẤN v BẢNG CHỮ VIẾT TẮT CGDS Co giật do sốt CĐĐD Chẩn đoán điều dưỡng NC Nghiên cứu vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố theo tuổi ....................................................................................... 12 Bảng 2.2 Phân bố theo học vấn .................................................................................. 12 Bảng 2.3 Phân bố theo nghề nghiệp ........................................................................... 12 Bảng 2.4 Hình thức tìm hiểu về bệnh CGDS.............................................................. 13 Bảng 2.5 Phân bố trẻ CGDS theo nhóm tuổi. ............................................................. 14 Bảng 2.6. Kiến thức về sốt của bà mẹ ........................................................................ 15 Bảng 2.7 Kiến thức về co giật do sốt của bà mẹ ........................................................ 16 Bảng 2.8 Xử trí của bà mẹ khi con sốt ....................................................................... 17 Bảng 2.9 Xử trí của bà mẹ khi con sốt co giật ............................................................ 18 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Nhận biết khi con sốt ............................................................................. 14 Biểu đồ 2.2. Xử trí của bà mẹ sau cơn giật ................................................................. 19 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Co giật do sốt (CGDS) thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh trong một khoảng thời gian ngắn, nhất là khi trẻ không được uống đủ nước hoặc trẻ mặc nhiều quần áo, bị bọc kín hoặc ở trong môi trường ngột ngạt, không thoáng khí và thông gió. Khi trẻ sốt từ 39°C trở lên hệ thần kinh rất dễ bị kích thích, làm xuất hiện các cơn co giật ở chân tay hoặc toàn thân, kèm theo hơi thở nhanh và nông, trẻ có thể đái dầm không tự chủ hoặc mất ý thức trong vài phút cho dù mắt vẫn mở. Co giật ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động của tế bào, đặc biệt là tổ chức não của trẻ do thiếu oxy, nhất là nếu cơn co giật kéo dài và tái phát nhiều lần. Hầu hết các cơn CGDS đều xảy ra trong khoảng từ 3 tháng đến 5 tuổi, lúc này não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nên rất dễ nhạy cảm với sự thay đổi của thân nhiệt. Tỷ lệ gặp cao nhất ở 18 tháng tuổi, khoảng 6-15% trường hợp xảy ra sau 4 tuổi và ít gặp sau 6 tuổi. Khi trẻ co giật do sốt là nỗi lo sợ của cha mẹ, những người thân chăm sóc trẻ [13]. Nghiên cứu “ Đặc điểm lâm sàng và kiến thức chăm sóc của bà mẹ có con dưới 6 tuổi bị sốt cao co giật tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2010” của tác giả Nguyễn Thị Thanh cho kết quả: 18,8% các bà mẹ kiểm tra sốt khi con bị co giật; các bà mẹ không sử dụng nhiệt kế mà do cảm nhận chiếm 86,2%; 19,8% các bà mẹ không đánh giá được sốt khi con mình đang bị CGDS; số các bà mẹ hiểu chưa đúng khi xử trí con đang bị co giật chiếm 81,3% và 58,3% số các bà mẹ chưa biết cách phòng cơn co giật cho con mình [10]. Trong những năm gần tại bệnh viện Nhi Thái Bình, tỉ lệ trẻ co giật do sốt gia tăng. Theo thống kê của khoa Cấp Cứu trung bình mỗi tháng có gần 100 trẻ nhập viện vì CGDS, có trẻ vào viện đã hết giật, có trẻ còn đang co giật, có trẻ co giật lần đầu, có trẻ co giật nhiều lần. Trong thực hành lâm sàng chúng tôi nhận thấy nhiều gia đình chưa quan tâm và chưa có kiến thức đúng về theo dõi, phòng và xử trí cơn co giật tại nhà. Khi trẻ lên cơn co giật người thân thường mất bình tĩnh và chưa biết cách xử trí sẽ gây hại cho trẻ. Do vậy, người trực tiếp chăm sóc trẻ, nhất là các bà mẹ có một vai trò đặc biệt quan trọng. Họ cần có kiến thức về bệnh để có thái độ đúng và cách xử trí kịp thời khi 2 trẻ bị sốt và CGDS giúp dự phòng và giảm tỷ lệ tái phát cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và phát triển trí tuệ của trẻ sau này. Với những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng và xử trí co giật của bà mẹ có con dưới 6 tuổi bị co giật do sốt tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022”, với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về phòng và xử trí co giật do sốt của bà mẹ có con dưới 6 tuổi điều trị tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao kiến thức, thực hành về phòng và xử trí co giật cho bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Thái Bình. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ của cơ thể được xác nhận khi nhiệt độ đo hậu môn trên 38°C hoặc ở nách trên 37,5°C trong điều kiện cơ thể nghỉ ngơi do hậu quả của sự rối loạn trung tâm điều nhiệt [20]. Co giật là những cơn co cơ kịch phát hoặc nhịp điệu và từng hồi, biểu hiện bằng những cơn co cứng hoặc những cơn co giật hay co cứng - co giật do nguyên nhân từ động kinh hoặc do nguyên nhân khác [1]. Năm 1980, Viện quốc gia về sức khỏe ở Hoa Kỳ đã đưa ra định nghĩa về CGDS: “Là một hiện tượng xảy ra ở trẻ bú mẹ hoặc trẻ nhỏ, thường gặp độ tuổi từ 3 tháng đến 5 tuổi, liên quan tới sốt nhưng không có dấu hiệu nhiễm khuẩn nội sọ hoặc một nguyên nhân xác định khác đối với cơn co giật. Những cơn co giật có sốt ở trẻ mà trước đó đã bị một cơn co giật không sốt thì được loại trừ” [3]. Tiêu chuẩn chuẩn đoán co giật do sốt dựa vào định nghĩa của Hiệp hội chống động kinh quốc tế: “Tuổi của trẻ thường gặp từ 1 - 5 tuổi, có sốt nhưng không do nhiễm khuẩn ở hệ thần kinh, co giật xảy ra khi có sốt, loại trừ các trường hợp co giật do tiêm vaccin hoặc độc tố, không có tiền sử co giật sơ sinh, hoặc có một cơn giật xảy ra trước đó không do sốt” [1]. - Đợt co giật do sốt: được tính từ lúc khởi phát của bệnh có sốt đến lúc kết thúc của bệnh ấy mà trong thời gian đó có cơn CGDS. Trong một đợt CGDS có thể có một hoặc nhiều cơn co giật. - Co giật do sốt đơn thuần có đặc điểm [1]: + Xảy ra ở một trẻ phát triển bình thường. + Cơn co giật toàn thể, thời gian cơn dưới 15 phút, không có dấu hiệu thần kinh cục bộ, không có cơn thứ hai trong vòng 24 giờ. Cơn co giật hết khi thân nhiệt xuống sau dùng thuốc hạ sốt. 4 - Co giật do sốt phức hợp có một trong ba dấu hiệu sau [1]: + Cơn co giật cục bộ. + Thời gian co giật kéo dài trên 15 phút đến dưới 30 phút. + Có trên một cơn co giật trong 24 giờ. Khi dùng thuốc hạ sốt, nhiệt độ có thể hạ xuống nhưng vẫn còn cơn giật. 1.1.2. Lâm sàng  Tuổi - CGDS có liên quan rõ rệt với tuổi Hầu hết CGDS xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, tỷ lệ cao nhất ở 18 tháng. Có 6-15% trường hợp CGDS xảy ra sau 4 tuổi và rất hiếm xảy ra sau 6 tuổi [1]. Theo Wallace 60% trẻ có cơn đầu tiên dưới 2 tuổi, 20% có cơn đầu tiên từ 2-3 tuổi và 20% sau 3 tuổi, CGDS hiếm xảy ra trước 6 tháng và sau 5 tuổi [21]. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Đình Thoại (2000) nhận thấy CGDS gặp ở trẻ dưới 3 tuổi (93,75%), tỷ lệ cao nhất ở nhóm 12-24 tháng (49,43%). Tuổi khởi phát trung bình là 18,43 tháng [11]. Kết quả nghiên cứu của Lê Thiện Thuyết (2003) cho thấy 61,1% cơn CGDS lần đầu xảy ra ở trẻ từ 12-36 tháng tuổi, đây là nhóm tuổi có tần số CGDS lớn nhất, không gặp trường hợp nào khởi phát cơn CGDS đầu tiên sau 5 tuổi [12]. Cao Xuân Đĩnh (2007) nghiên cứu trên 328 bệnh nhân thấy tỷ lệ trẻ bị co giật ở nhóm tuổi dưới 36 tháng là 70,43%, chủ yếu ở nhóm 12-24 tháng (chiếm 46,65%), tỷ lệ trẻ bị co giật trước 6 tháng tuổi là 1,53% và sau 36 tháng 29,57%, tuổi khởi phát trung bình là 16,68 tháng [3]. - Tuổi khởi phát cũng liên quan đến mức độ nặng nhẹ của cơn giật. Tỷ lệ co giật nặng chiếm 30% ở nhóm tuổi từ 3 – 13 tháng, 15% từ 14 – tháng và 9% ở nhóm trên 3 tuổi. Cơn CGDS phức hợp đầu tiên thường xảy ra ở tuổi nhỏ hơn các cơn đơn thuần [3]. - Tuổi khởi phát cơn giật liên quan đến sự tái phát của cơn giật. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Thoại (2000) ở nhóm co giật do sốt tái phát, tỷ lệ trẻ có cơn giật đầu tiên dưới 12 tháng là 34,49%, ở nhóm không tái phát tỷ lệ này là 11,86% [11]. 5  Đặc điểm cơn sốt Cơn sốt là yếu tố quyết định của co giật do sốt, 75% trẻ có thân nhiệt trên 39,2°C và 25% trên 40,2°C [11]. Cũng không rõ giới hạn thấp của nhiệt độ là bao nhiêu sẽ chuẩn đoán xác định là co giật do sốt. Tuy nhiên mức cao của thân nhiệt hay mức độ tăng nhanh của sốt, điều nào quyết định hơn trong việc gây ra cơn giật vẫn chưa được thống nhất. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Len (2006) thì cơn giật xuất hiện khi thân nhiệt trên 40°C là 14,8%; 39-40°C là 61,1%; còn dưới 39°C là 24,1% [6]. Nguyễn Đình Thoại (2000) nhận thấy 46,77% trẻ bị co giật khi nhiệt độ cơ thể 39-40°C và 30,04% trẻ bị co giật khi nhiệt độ 40-41°C, nhiệt độ dưới 39°C chỉ chiếm 19,77% [11]. Cao Xuân Đĩnh (2007) thân nhiệt trung bình khi xuất hiện co giật là 39,5°C. Co giật chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở mức thân nhiệt từ 39-40°C (71,95%), thân nhiệt dưới 39°C là 22,26% và rất ít ở mức thân nhiệt trên 40°C (5,79%) [3]. - Thời gian từ khi có sốt tới tới khi co giật: cơn co giật thường xuất hiện sớm trong ngày đầu của sốt. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Len (2006) tỷ lệ trẻ CGDS trong ngày đầu tiên chiếm tới 70%; 30% là ngày thứ hai trở đi [6]. Nguyễn Đình Thoại tỷ lệ cơn giật xuất hiện trong ngày đầu: 80,99%, Cao Xuân Đĩnh: 94,21% [11].  Đặc điểm cơn co giật Cơn giật thường xuất hiện đột ngột, không có tiền triệu, lúc thân nhiệt đang tăng, đặc biệt lúc tăng đột ngột. Đôi khi co giật là dấu hiệu đầu tiên của đợt sốt. Ngoài ra, co giật có thể xuất hiện lúc thân nhiệt đang giảm, một số trường hợp xuất hiện ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ban đầu. Co giật thường xảy ra sớm trong đợt sốt, thường là co giật toàn thể, dưới dạng cơn co cứng, trương lực hoặc cơn rung giật hoặc co cứng – co giật [3]. Theo Lennox – Buchthal (1973), 80% xuất hiện co giật, 14% xuất hiện cơn trương lực và 6% xuất hiện cơn mất trương lực. Chỉ có khoảng 15% xuất hiện cơn co giật mang tính chất cục bộ [18]. Cơn co giật thường ngắn, khoảng 1-2 phút, có trường hợp chỉ 10 giây hoặc co 6 giật kéo dài trên 30 phút. Cơn kéo dài thường là dạng cơn cục bộ hơn [13]. Trong cơn co giật, trẻ có thể tăng tiết đờm dãi, tím môi và ít gặp đại tiểu tiện không tự chủ, mất ý thức hoặc ngừng thở. Sau cơn trẻ tỉnh táo, một số ít lú lẫn, sững sờ hoặc ngủ, nhưng khi được đánh thức trẻ tỉnh táo hoàn toàn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Thoại cơn co giật ngắn dưới 5 phút chiếm tỷ lệ 82,89%, chỉ có 4,18% cơn co giật kéo dài trên 15 phút [11]. Dạng lâm sàng của CGDS: CGDS đơn thuần, CGDS phức hợp và trạng thái CGDS [1]. CGDS đầu tiên có vai trò quan trọng trong tiên lượng, nếu cơn co giật lần đầu xuất hiện sớm hoặc có hình ảnh phức hợp thì nguy cơ tái phát, chuyển thành cơn động kinh sẽ tăng lên, đặc biệt khi bệnh nhân có tiền sử gia đình hoặc tiền sử bất thường lúc sinh [9]. Trong một đợt CGDS, trẻ có thể bị một hoặc nhiều cơn co giật. Theo các nghiên cứu khoảng 60-70% trẻ có 1 cơn trong một đợt CGDS, 30-50% có 2 cơn và 510% có 3 cơn hoặc nhiều hơn [3].  Chăm sóc - Khi trẻ sốt 37,5 - < 38,50C thì chưa cần dùng thuốc hạ sốt mà chỉ cần cởi bớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú mẹ cho trẻ bú nhiều hơn. - Khi trẻ sốt ≥ 38,50C cho trẻ uống hoặc đặt hậu môn thuốc hạ sốt với liều 1015mg/kg/lần cách 4-6h/lần. + Ngoài dùng thuốc hạ sốt, có thể lau người trẻ bằng khăn ấm hoặc cho trẻ vào chậu nước ấm rồi lau khắp người trẻ. + Mặc quần áo mỏng, thoáng. Ở trong phòng thoáng, thông gió, không đóng kín cửa. + Cho trẻ uống nhiều nước tránh mất nước. + Theo dõi nhiệt độ của trẻ 20 - 30 phút/lần. + Tránh các biện pháp như ủ ấm trẻ, chườm bằng nước lạnh, dùng rượu hay vỏ chanh xoa lên người trẻ,... - Khi trẻ co giật: 7 Giáo dục, hướng dẫn gia đình thực hiện những nguyên tắc cơ bản: + Thông thoáng đường thở, thở oxy nếu cần. + Lúc trẻ co giật, đặt trẻ nằm nghiêng một bên để tránh sặc chất nôn, không cần thiết phải giữ chặt tay chân. + Dùng vật mềm đặt giữa 2 hàm răng để trẻ khỏi cắn vào lưỡi. Tuyệt đối không dùng vật cứng ngáng miệng trẻ để tránh gãy răng. + Tránh những động tác sai lầm như: ủ ấm, ôm chặt trẻ vào lòng. + Dùng khăn nhúng nước ấm lau người trẻ nhiều lần vùng nách và bẹn để hạ nhiệt, làm mát môi trường xung quanh, hạn chế người quanh trẻ, mở thông thoáng cửa sổ. + Dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn 10-15mg/kg. + Giải tỏa các lo lắng của bố mẹ: trong cơn CGDS, đặc biệt cơn đầu tiên bố mẹ thường nghĩ răng con mình sẽ chết hoặc bị bệnh động kinh, vì vậy cần phải giải thích, tư vấn và hướng dẫn gia đình tuân theo các nguyên tắc xử trí CGDS khi bị tái phát [11]. Theo nghiên cứu của Bùi Đình Bảo Sơn ở Huế (2009), khi trẻ sốt có 48% các bà mẹ biết cởi bớt quần áo cho trẻ, 48% biết chườm bằng khăn ấm, 58% cho uống thêm nước, 86% cho uống thuốc hạ sốt. Nhưng có 30% bà mẹ chườm bằng nước lạnh, 10% mặc thêm quần áo, 10% cạo bắt gió và 6% chích lễ. Khi trẻ CGDS, có 7% bà mẹ đứng sững không xử trí gì, 45% đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế, 27% lay và đánh thức trẻ, 25% kích thích đau trẻ, 55% ôm ghì chặt trẻ, 33% nắn bóp tay chân, mặc thêm quần áo, 21% cạo gió, 29% chích lễ; chỉ có 25% bà mẹ chườm ấm, 22% nới rộng quần áo cho trẻ và 9% đặt trẻ vị trí an toàn [9]. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Nghiên cứu về CGDS ở trẻ em trên thế giới Các nghiên cứu về dịch tễ học cộng đồng của CGDS ở trẻ em trên thế giới đã thông báo tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 2 – 5% tùy thuộc vào từng quốc gia [14]. Van Den Berg và Yerushalmy (1969) nghiên cứu trên 18500 trẻ sinh tại Bệnh viện Kaiser Foundation, Oakland ở Califolia. Nghiên cứu đã so sánh hồ sơ của trẻ CGDS và trẻ bị co giật không sốt. Kết quả có 2% trẻ dưới 5 tuổi bị CGDS ít nhất một 8 lần, tỷ lệ gặp nhiều nhất trong năm thứ 2. Một phần 3 trẻ có cơn CGDS ít nhất một lần, tỷ lệ gặp nhiều nhất trong năm thứ 2. Một phần ba trẻ có cơn co giật tái phát, khoảng 3% những trẻ này phát triển thành động kinh. Nhược điểm của nghiên cứu này là nghiên cứu cả trên những trẻ có nhiễm trùng nội sọ với tỷ lệ 4% của những trẻ có co giật do sốt [22]. Tsuboi – Nhật Bản (1982) thông báo tỷ lệ CGDS của trẻ dưới 3 tuổi tại một vùng của Tokyo là 8,3% [21]. Một nghiên cứu ở Serbia (1989 – 1990) cho thấy tỷ lệ mắc CGDS là 2,51% [16]. Một nghiên cứu định tính của Mahbobeh Saijadi và Sharareh Khosravi (2017) trên các bà mẹ ở bệnh viện Amir Kabir của thành phố Arak về chia sẻ kinh nghiệm của họ thông qua cuộc phỏng vấn bán cấu trúc. CGDS ở trẻ em là một kinh nghiệm đáng sợ đối với các bà mẹ. Kinh nghiệm này có những khía cạnh chưa biết, cần phải được điều tra để có kế hoạch hỗ trợ tốt hơn cho các bà mẹ và trẻ em [15]. Nghiên cứu của S S K Albeysekara, M và các cộng sự (2018) được thực hiện trên 150 bà mẹ đang có con dưới 5 tuổi được nhận vào khoa Nhi của bệnh viện. Theo kết quả nghiên cứu này, kết luận rằng các bà mẹ có con dưới 5 tuổi, có kiến thức đầy đủ về nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng của CGDS, nhưng vẫn còn một số lĩnh vực cần cải thiện. Thói quen phổ biến nhất của các bà mẹ trong trường hợp CGDS là tắm bọt biển Tepid, tắm bằng nước lạnh và cho uống paracetamol. Hơn nữa, niềm tin tiêu cực vẫn còn tồn tại liên quan đến thói quen phổ biến nhất của các bà mẹ trong trường hợp CGDS và những quan niệm sai lầm đó có thể dẫn tới những hành động không phù hợp hoặc thậm chí có hại trong nỗ lực kiểm soát co giật [19]. 1.2.2. Nghiên cứu về CGDS ở trẻ em tại Việt Nam Ở Việt Nam, trước những năm 1980 hầu như không có công trình nghiên cứu nào về co giật do sốt. Từ hai thập kỷ trở lại đây đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình mắc CGDS. Lê Thanh Hải và công sự nhận thấy tỷ lệ CGDS của trẻ dưới 7 tuổi vào cấp cứu tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương (1984 – 1990) trong quần thể trẻ em cùng nhập viện là 2,12% [3]. 9 Nguyễn Đình Thoại (2000) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của CGDS ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy: CGDS thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, tuổi trung bình lúc khởi phát là 18,43 tháng. Tỷ lệ tái phát cao, phần lớn sau đợt đầu tiên 24 tháng, chiếm 97,70 % [11]. Lê Thiện Thuyết (2003) nghiên cứu trong 2 năm (2002 – 2003) tại Bệnh viện Trung ương Huế báo cáo có 206 bệnh nhi bị CGDS trên 6513 trẻ nhập viện dưới 15 tuổi và tác giả xác định được tỷ lệ bị CGDS nhập viện là 3,16% [12]. Nghiên cứu “ Đặc điểm lâm sàng và kiến thức chăm sóc của bè mẹ có con dưới 6 tuổi bị sốt cao co giật tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2010” của tác giả Nguyễn Thị Thanh cho kết quả: 18,8% các bà mẹ kiểm tra sốt khi con bị co giật; các bà mẹ không sử dụng nhiệt kế mà do cảm nhận chiếm 86,2%; 19,8% các bà mẹ không đánh giá được sốt khi con mình đang bị CGDS; 53,7% số các bà mẹ cho là cần sử dụng thuốc hạ sốt khi còn bị sốt cao tại nhà; các bà mẹ cho là cần phối hợp các phương pháp hạ sốt chiếm 67,5%; số các bà mẹ hiểu chưa đúng khi xử trí con đang bị co giật chiếm 81,3% và 58,3% số các bà mẹ chưa biết cách phòng cơn co giật cho con mình [10]. Nghiên cứu của Phạm Thị Lệ Quyên (2005), trong 3 năm từ 2002 – 2004 trung bình mỗi năm có khoảng 500/ 29743 bệnh nhi vào Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị vì CGDS, tỷ lệ trẻ CGDS dưới 5 tuổi nhập viện là 1,93% [8]. Kết quả nghiên cứu của Cao Xuân Đĩnh (2007) tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: tuổi mắc co giật do sốt trung bình là 16,6 tháng, CGDS tái phát chiếm 63,41% [3]. Bùi Bình Bảo Sơn (2009) đã đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi của người chăm sóc đối với trẻ bị CGDS, kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các bà mẹ không biết cách xử trí đúng khi trẻ bị CGDS: 7% bà mẹ đứng sững, không xử trí gì, 45% đưa trẻ đến cơ sở y tế, 27% lay và đánh thức trẻ, 25% kích thích trẻ đau, 55% ôm ghì chặt trẻ, 33% nắn bóp tay chân, mặc thêm quần áo, 21% cạo gió, 29% chích lễ [9]. Nghiên cứu của Đặng Thị Hà và Đoàn Thị Vân (2010) về khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của 106 bà mẹ có trẻ bị sốt cao đến khám tại bệnh viện đa khoa Phúc Yên cho kết quả: 57,5% nhận được nguồn cung cấp kiến thức. Chỉ có 36,8% bà mẹ có kiến thức xử trí tốt; 35,8% có thái độ xử trí tốt và 34,9% có hành vi xử trí tốt. 10 Không có sự khác biệt giữa kiến thức và trình độ học vấn [4]. Năm 2013, tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung ương, Hồ Thị Bích, Doãn Thúy Quỳnh nghiên cứu về cách chăm sóc của bà mẹ khi trẻ sốt, kết quả cho thấy gần ¾ bà mẹ hiểu sai khái niệm về sốt, gần 70% bà mẹ cho trẻ uống hạ sốt chưa đúng và không quan tâm đến nhiệt độ sốt ở trẻ. Vẫn có bà mẹ chườm đá hạ sốt cho trẻ. Qua nghiên cứu, tác giả chỉ ra gần 80% các bà mẹ có hành vi chăm sóc khi trẻ sốt sai [2]. Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hoa (2019) “Thay đổi kiến thức, thực hành dự phòng và xử trí co giật do sốt cho các bà mẹ có con điều trị tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2019” cho kết quả: có 42,3% bà mẹ biết chính xác con mình sốt; 30,1% bà mẹ biết cách kẹp nhiệt độ cho trẻ; 59% bà mẹ biết xử trí đùng khi trẻ sốt cao; 33,3 bà mẹ biết dùng thuốc hạ sốt đúng. Khi trẻ co giật có 39,1% bà mẹ cho con nằm phòng thoáng mát; 9,6% bà mẹ biết đặt trẻ nằm nghiêng một bên; 36,5% bà mẹ biết chèn gạc góc hàm cho trẻ; 28,2% bà mẹ chườm ấm; 22,4% bà mẹ dùng thuốc hạ sốt đường hậu môn. Sau can thiệp điểm kiến thức, thái độ và thực hành đều tăng khác biệt có ý nghĩa [5]. 11 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Giới thiệu sơ lược về khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhi Thái Bình Bệnh viện Nhi Thái Bình là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Thái Bình, có chức năng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ em trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Khoa Cấp cứu là khoa lâm sàng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện. Khoa có chức năng quản lý và tham mưu cho giám đốc Bệnh viện về công tác cấp cứu người bệnh và sẵn sàng nhận mọi trường hợp người bệnh cấp cứu chuyển tới bệnh viện Nhân lực trong khoa gồm 23 cán bộ, trong đó có 7 bác sĩ và 16 điều dưỡng. Tất cả điều dưỡng đã có trình độ Đại học và Cao đẳng, không có điều dưỡng trình độ trung học. 2.2. Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng và xử trí co giật do sốt của bà mẹ có con dưới 6 tuổi điều trị tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022. 2.2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu  Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng NC - Bà mẹ và trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi bị CGDS điều trị tại khoa Cấp cứu. - Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu.  Thời gian nghiên cứu Từ 01/05/2022 đến 30/06/2022  Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang.  Cỡ mẫu Chọn mẫu toàn bộ. Trong giời gian NC chúng tôi chọn được 72 bà mẹ tham gia NC.  Công cụ nghiên cứu Tiến hành phỏng vấn các bà mẹ về kiến thức, thực hành xử trí sốt và phòng co giật cho trẻ theo phiếu phỏng vấn (Phụ lục)  Xử lý và phân tích số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan