Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức, thái độ cho trẻ bú sớm sau sinh của các thai phụ đến khám ...

Tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ cho trẻ bú sớm sau sinh của các thai phụ đến khám tại bệnh viện phụ sản tỉnh nam định năm 2022

.PDF
58
1
139

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ TÊN ĐỀ TÀI: “THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CHO TRẺ BÚ SỚM SAU SINH CỦA CÁC THAI PHỤ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022” Sinh viên thực hiện: KIỀU THẢO LINH Ngành: Hộ sinh Lớp: ĐHHS3A, Khóa: 3 Nam Định, năm 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ TÊN ĐỀ TÀI: “THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CHO TRẺ BÚ SỚM SAU SINH CỦA CÁC THAI PHỤ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022” Người hướng dẫn khoa học: Sinh viên thực hiện: Ts.Bs Trương Tuấn Anh Kiều Thảo Linh Lớp: ĐHHS3A Nam Định, năm 2022 THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN I. Thông tin chung 1. Tên đề tài: “Thực trạng kiến thức, thái độ cho trẻ bú sớm sau sinh của các thai phụ đến khám tại bệnh viện Phụ sản Tỉnh Nam Định năm 2022” 2. Thời gian thực hiện: 05 tháng Từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 5 năm 2022 3. Nhóm sinh viên thực hiện đề tài: Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Họ và tên : Kiều Thảo Linh Email : [email protected] Điện thoại : 0356592363 Các thành viên tham gia đề tài (không quá 04 sinh viên): TT Họ và tên Lớp, Khóa 1 Kiều Thảo Linh ĐHHS3A 2 Mai Thị Tân 16M 3 Đinh Thị Ngọc Anh 16M 4 4. Giáo viên hướng dẫn: Họ và tên: TS.BS Trương Tuấn Anh Đơn vị công tác (Bộ môn/Khoa, Phòng): Ban giám hiệu Điện thoại: 0913290998 Email: [email protected] Chữ ký DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ NCBSMHT Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc WHO Tổ chức y tế Thế giới THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông MỤC LỤC THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3 1.1. Tổng quan về Nuôi con bằng sữa mẹ ................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 3 1.1.2. Sự tiết sữa ................................................................................................... 3 1.1.3. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ........................................................ 5 1.2. Cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn ................................................................... 6 1.2.1. Tầm quan trọng của việc cho trẻ bú sớm sau sinh ....................................... 6 1.2.2 Cách cho trẻ bú đúng cách. .......................................................................... 7 1.2.3. Bảo vệ và duy trì nguồn sữa mẹ. ................................................................. 9 1.3. Tình hình chung cho trẻ bú sớm sau sinh của các thai phụ. .............................. 10 1.3.1. Tình hình chung cho trẻ bú sớm sau sinh của các thai phụ trên thế giới..... 10 1.3.2. Tình hình chung cho trẻ bú sớm sau sinh của các thai phụ ở Việt Nam ..... 11 1.4. Một số yếu tố liên quan đến việc cho con bú ngay sau khi sinh của các thai phụ. .... 13 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................... 15 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn: .................................................................................. 15 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: .................................................................................... 15 2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ............................................................. 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 15 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: .................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu: ..................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.3 Phương pháp chọn mẫu:............................................................................. 15 2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu: .................................................................... 15 2.3. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................ 16 2.4. Hạn chế nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ............................... 17 2.4.1. Những sai số trong quá trình nghiên cứu: .................................................. 17 2.4.2. Cách khắc phục sai số: .............................................................................. 17 2.5. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ....................................................................... 17 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 18 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 18 3.2. Kiến thức của thai phụ về cho con bú sớm sau sinh ......................................... 21 3.3. Thái độ của thai phụ về cho con bú sớm sau sinh ............................................ 25 3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ về việc cho con bú ngay sau sinh của các thai phụ.............................................................................................. 27 Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................. 29 4.1. Đặc điểm chung của thai phụ .......................................................................... 29 4.2. Thực trạng kiến thức của thai phụ về cho con bú ngay sau sinh ...................... 30 quá trình nuôi con, không những vậy trẻ bú mẹ ngay sau sinh sẽ tận dụng được tối đa nguồn 4.3. Thái độ về việc cho con bú ngay sau sinh của các thai phụ ............................. 33 4.3. Một số yếu tố liên quan đến việc cho con bú ngay sau sinh của các thai phụ... 34 Chương 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1:PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC : DANH SÁCH THAM GIA NGIÊN CỨU DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 3.1: Phân bố nơi cư trú, trình độ học vấn và mức thu nhập của thai phụ ............ 19 Bảng 3.2: Kiến thức về khái niệm nuôi con bằng sữa mẹ ........................................... 21 Bảng 3.3: Kiến thức về sữa non của thai phụ tham gia nghiên cứu ............................. 22 Bảng 3.4: Kiến thức về thời gian cho trẻ bú sớm của thai phụ .................................... 22 Bảng 3.5: Thái độ về việc cho trẻ bú sớm sau sinh của các thai phụ ........................... 25 Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi của thai phụ tham gia nghiên cứu ............................ 18 Biểu đồ 3.2. Nghề nghiệp của thai phụ....................................................................... 20 Biểu đồ 3.3. Số lần sinh của thai phụ ......................................................................... 20 Biểu đồ 3.4. Nguồn thông tin của thai phụ ................................................................. 21 Biểu đồ 3.5. Kiến thức về lợi ích cho trẻ khi bú mẹ sớm của thai phụ ........................ 23 Biểu đồ 3.6. Kiến thức về lợi ích cho mẹ khi cho trẻ bú sớm của thai phụ ................. 23 Biểu đồ 3.7. Kiến thức về nguy cơ cho trẻ khi không được bú sữa non của thai phụ .. 24 Biểu đồ 3.8. Kiến thức chung cho con bú ngay sau sinh của thai phụ ......................... 24 Biểu đồ 3.9. Biểu đồ thái độ chung cho con bú ngay sau sinh của các thai phụ .......... 26 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) cần được hiểu như một vấn đề sức khỏe cộng đồng, cần có một chiến lược thúc đẩy mạnh mẽ và mỗi bà mẹ khi sinh con đều có hiểu biết đúng, thực hành tốt về NCBSM sẽ là biện pháp nhằm tăng cường sức khỏe, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và bệnh tật ở trẻ [6]. Trẻ được bú mẹ trong một giờ đầu sau sinh sẽ giảm được rủi ro mắc các bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch. Những trẻ phải chờ lâu mới được cho bú mẹ phải đối mặt nhiều hơn với các nguy cơ có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ sơ sinh được bắt đầu bú mẹ trong vòng từ 2-23 giờ sau khi sinh có nguy cơ tử vong cao hơn 33% so với những trẻ bắt đầu bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh. Với những trẻ sơ sinh bắt đầu bú sữa mẹ một ngày sau khi sinh hoặc lâu hơn nữa thì nguy cơ cao gấp 2 lần [7],[6]. Cho trẻ bú sớm sẽ cung cấp được nguồn sữa non quý giá cho trẻ. Thành phần sữa non ngoài chất dinh dưỡng có nhiều kháng thể (IgA), các tế bào bạch cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể trẻ chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Trong sữa non có các yếu tố phát triển giúp bộ máy tiêu hóa trưởng thành, chống dị ứng và không dung nạp các thức ăn khác. Sữa non có nhiều Vitamin A phòng chống nhiễm khuẩn và bệnh khô mắt. Sữa non còn có tác dụng giúp cho việc tống phân su, đào thải bilirubin, làm trẻ đỡ vàng da. Chính vì vậy người ta coi sữa mẹ như là liều vacxin đầu tiên giúp trẻ chống đỡ bệnh tật [6],[32]. Mặc dù lợi ích của việc cho con bú sớm và bú mẹ hoàn toàn đã được rất nhiều nghiên cứu khẳng định nhưng kiến thức và thái độ nuôi con bằng sữa mẹ của nhiều bà mẹ vẫn còn hạn chế. Một số bà mẹ vẫn còn vắt sữa đầu trước khi cho con bú. Nhiều bà mẹ vẫn chưa tin tưởng là có thể có sữa ngay sau khi sinh nên cho bữa bú đầu thường chậm sau 1 giờ hoặc nhiều giờ sau đẻ. Một số bà mẹ thường cho con ăn các thức ăn khác trước khi bú mẹ lần đầu. Các thực hành này không những đã bỏ phí đi những giọt sữa non quí giá cho trẻ mà còn có ảnh hưởng không tốt đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ sau này [21],[24]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ cho con bú sau khi sinh cao nhất ở Đông và Nam Phi (65%) và thấp nhất ở Đông Á và Thái Bình Dương (32%). Cứ 10 em bé sinh ra ở Burundi, Lanka và Vanuatu thì có gần 9 em được bú sữa mẹ ngay 2 sau khi sinh. Năm 2006, tỷ lệ cho con bú sữa mẹ ngay sau khi sinh ở một số nước vẫn còn thấp cụ thể Ghama (41%), Sudan (54%), Zanbia (70%), Jordan (49,9%), Bắc Jordan (86,6%), Nepal (72,2%), Bolivia (74%), Ethiopia (52%) [2]. Theo nghiên cứu của Mai Anh Đào và cộng sự. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về việc cho con bú sớm sau sinh của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại 4 xã thuộc thành phố Nam Định năm 2018, kết quả nghiên cứu cho thấy có 58.4% bà mẹ cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và 41.6% cho con bú sau 1 giờ [9]. Trong báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có tỷ lệ trẻ được bú mẹ sau khi sinh giảm nhiều nhất trong giai đoạn năm 2005-2013[1]. Bộ Y tế cũng chỉ ra, có 58% các bà mẹ cho con bú trong giờ đầu sau sinh và 88% bắt đầu cho con bú trong vòng 24 giờ đầu [20]. Hiện nay đã có không ít nghiên cứu về kiến thức thái độ NCBSM của bà mẹ, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bà mẹ chưa nắm được kiến thức về NCBSM nói chung và cho trẻ bú sớm sau sinh nói riêng. Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:” Thực trạng kiến thức, thái độ cho trẻ bú sớm sau sinh của các thai phụ đến khám tại bệnh viện Phụ sản Tỉnh Nam Định năm 2022” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ cho trẻ bú sớm sau sau sinh của các thai phụ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định năm 2022. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ cho con bú của các thai phụ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về Nuôi con bằng sữa mẹ 1.1.1. Khái niệm - Nuôi con bằng sữa mẹ là đứa trẻ được bú mẹ trực tiếp hoặc sữa mẹ vắt ra [1]. - Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là đứa trẻ chỉ bú sữa từ mẹ hoặc vú nuôi hoặc từ vú mẹ vắt ra. Ngoài ra, không ăn bất kỳ một loại thức ăn dạng lỏng hay rắn khác trừ các dạng giọt, Siro có chứa các vitamin, chất khoáng bổ sung hoặc thuốc [1]. - Sữa non: được tiết ra trong 1-3 ngày đầu sau đẻ, có màu vàng nhạt hoặc trong, sánh đặc. Sữa non giúp trẻ chống lại hầu hết các vi khuẩn và siêu vi khuẩn. Sữa non có tác dụng sổ nhẹ, giúp cho việc đào thải phân su, trẻ đỡ bị vàng da. Sữa non chỉ tiết ra một lượng nhỏ song đủ cho một đứa trẻ bình thường [1]. - Cho trẻ bú sớm sau sinh: là việc trẻ được bú mẹ trong vòng 30 phút - 1giờ đầu ngay sau khi sinh. 1.1.2. Sự tiết sữa * Cơ chế tạo sữa: - Khi trẻ bú, các xung động cảm giác từ núm vú truyền lên não, kích thích tuyến yên sản xuất prolactin. Prolactin vào máu rồi đến vú, kích thích các tế bào tiết sữa sản xuất sữa. Vì vậy cho trẻ bú càng nhiều vú càng sản xuất ra nhiều sữa [1]. - Phần lớn prolactin tồn tại trong máu khoảng 30 phút sau bữa bú, giúp cho vú sản xuất sữa cho bữa bú tiếp theo. Bữa bú hiện tại là trẻ bú sữa đã được dự trữ sẵn trong vú [1]. - Ngoài vai trò quan trọng là hormon tạo sữa, prolactin còn có tác dụng ức chế sự rụng trứng; prolactin được tiết ra nhiều vào ban đêm. Vì vậy nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ bú mẹ vào ban đêm vừa giúp cho việc tạo nhiều sữa hơn, vừa giúp bà mẹ chậm có thai lại [1]. - Muốn tăng khả năng tiết sữa của bà mẹ, giúp bà mẹ tạo được nhiều sữa nuôi trẻ, cần cho bà mẹ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý, đồng thời bà mẹ phải cho trẻ bú nhiều, bú thường xuyên và bú đúng cách [1]. 4 * Cơ chế tiết sữa: - Khi trẻ bú, các xung động cảm giác sẽ đi từ núm vú lên não, kích thích tuyến yên bài tiết hormone oxytocin [1]. - Oxytocin vào máu, đến vú có tác dụng co bóp các tế bào cơ xung quanh nang sữa. - Nang sữa co lại sẽ đẩy sữa có sẵn trong các nang sữa chảy theo các ống dẫn sữa nhỏ tới những ống dẫn lớn hơn (còn gọi là xoang sữa) nằm ở phần dưới quầng đen của vú. Đây là phản xạ oxytocin còn gọi là phản xạ tống hoặc phun sữa hoặc xuống sữa [1]. - Oxytocin được sản xuất nhanh hơn prolactin, làm sữa chảy ra ngay khi trẻ bú. Oxytocin có thể bắt đầu hoạt động trước khi trẻ bú, khi bà mẹ chuẩn bị cho con bú [1]. - Nếu phản xạ oxytocin hoạt động không tốt thì trẻ khó có thể bú đủ sữa. Đó là hiện tượng sữa không chảy ra mặc dù các nang sữa vẫn tiết sữa [1]. - Tác dụng quan trọng khác của oxytocin là làm co hồi tử cung giúp bà mẹ giảm chảy máu sau đẻ nhưng đôi khi gây đau tử cung nhiều, bà mẹ có cảm giác người nóng bừng khi trẻ bú trong vài ngày đầu [1]. * Các yếu tố hỗ trợ cho sự tiết sữa: - Ăn uống: phải ăn đầy đủ các chất đạm, đường, mỡ. Đảm bảo năng lượng (27002800 kcal/ngày). Ăn bổ sung các loại rau quả giàu vitamin, nhất là vitamin A và muối khoáng đặc biệt là sắt. Uống thêm nước, nước đường, sữa…Dùng thêm các loại thực ăn dân tộc có tác dụng kích thích bài tiết sữa như chân giò, gạo nếp. - Lao động hợp lý: làm việc nặng trong thời gian mang thai dễ dẫn đến xảy thai, thai chết lưu. Khi cho con bú, làm việc nhiều sẽ phải tiêu hao nhiều năng lượng, làm giảm quá trình tạo sữa. - Tinh thần thoải mái: Những bà mẹ sống thoải mái, ít lo lắng, ngủ tốt, tin tưởng là mình đủ sữa thì vú sẽ tiết nhiều sữa, trước hết vì không tiêu hao nhiều năng lượng, mặt khác do phản xạ tiết sữa của oxytocin được tăng cường hoạt động. - Đảm bảo hết sữa (kiệt sữa) sau mỗi lần bú. - Không nịt chặt vú: khi vú bị nịt chặt sẽ ức chế quá trình tạo sữa, do vậy, phải hướng dẫn, động viên để các bà mẹ chuẩn bị áo quần cho hợp lý để mặc trong thời gian nuôi con. - Sinh đẻ có kế hoạch: những bà mẹ đẻ dày, đẻ nhiều, sức khỏe giảm sút, kinh tế 5 khó khăn, làm lụng vất vả, lo nghĩ nhiều nên có ảnh hưởng xấu đến quá trình bài tiết sữa. Do đó sữa của những bà mẹ này không nhũng giảm về số lượng mà còn giảm về chất lượng. - Hạn chế dùng thuốc: Cần hạn chế dùng thuốc trong thời gian cho con bú vì: một số thuốc làm giảm sự tạo sữa, một số thuốc bài tiết qua sữa dễ gây ngộ độc cho trẻ. 1.1.3. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ * Lợi ích đối với con: - Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Sữa mẹ có các chất kháng khuẩn. Sữa mẹ vô khuẩn, trẻ bú trực tiếp ngay, vi khuẩn không có điều kiện phát triển nên trẻ ít bị tiêu chảy. - Sữa mẹ có nhiều IgA chế tiết, nhất là trong sữa non. IgA chế tiết thường không hấp thụ mà ở lại hoạt động trong lòng ruột để chống lại một số vi khuẩn như E.coli và virus. Sữa mẹ có lactoferin (protein gắn sắt) có tác dụng kìm khuẩn: không cho các vi khuẩn cần sắt phát triển. - Sữa mẹ có lysozym với hàm lượng cao hơn hàng ngàn lần so với sữa bò, có tác dụng diệt khuẩn và virus. - Các đại thực bào trong sữa mẹ có khả năng bài tiết lysozym, lactoferin và thực bào (ăn) nấm Candida và các loại vi khuẩn, nhất là các vi khuẩn Gram âm gây viêm ruột hoại tử cho trẻ sơ sinh (clostridium, klebsiella). Do sữa mẹ có đặc tính kháng khuẩn, nên tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của trẻ em bú mẹ thấp hơn trẻ nuôi nhân tạo. - Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng - Gắn bó tình cảm mẹ con: NCBSM đã giúp cho bà mẹ và đứa trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương, trẻ ít quấy khóc. Trẻ bú mẹ thường trí tuệ phát triển tốt hơn, thông minh hơn trẻ ăn sữa bò. * Lợi ích đối với mẹ: - Động tác trẻ bú mẹ ngay sau đẻ có tác dụng co hồi tử cung, cầm máu sau đẻ thông qua cơ chế bài tiết oxytocin. - Trong thời gian cho con bú, bà mẹ ít có khả năng có thai, do prolactin có tác dụng ức chế quá tình phóng noãn. - Cho con bú có thể giảm được ung thư cổ tử cung, ung thư vú và viêm tắc tuyến sữa cho bà mẹ. 6 * Lợi ích đối với gia đình: - Cho con bú là cách nuôi con đơn giản nhất đối với các bà mẹ. - Có thể cho con bú bất cứ lúc nào, kể cả ban đêm, bất cứ ở đâu. - Không mất thời gian, phương tiện, dụng cụ pha sữa phiền phức. - Tạo điều kiện cho mẹ có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống bồi dưỡng, đảm bảo công tác gia đình và xã hội. - Không tốn kém tiền của để mua sữa bò và các dụng cụ cần thiết để pha sữa cho con ăn. * Lợi ích đối với xã hội: - NCBSM giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khỏe. - Kinh phí cho y tế của một đất nước mà trẻ được bú mẹ hoàn toàn thấp hơn những nước mà trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, vì phải tốn chi phí cho khám chữa bệnh. 1.2. Cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn 1.2.1. Tầm quan trọng của việc cho trẻ bú sớm sau sinh Theo WHO, bú sớm sau sinh là trẻ được bú trong vòng 1 giờ sau đẻ và bú mẹ hoàn toàn là trẻ chỉ bú mẹ, không ăn thêm bất kỳ thức ăn nước uống nào khác, kể cả nước lọc (trừ vitamin, vacxin và các thứ thuốc cần thiết do chỉ định của thầy thuốc) [30]. Cho bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh đã được WHO và UNICEF khuyến nghị trên toàn cầu từ năm 1989. Các nghiên cứu sau đó đã cung cấp nhiều bằng chứng về lợi ích của việc cho con bú sớm cũng như tạo điều kiện, hỗ trợ bà mẹ thực hiện được cho con bú ngay trong vòng 1 giờ sau sinh, vì thế khuyến nghị này đã được xem xét và cập nhật vào các năm 1998, 2007 cùng với việc khuyến khích cho trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ ngay sau khi sinh. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định với các chăm sóc này đã giúp trẻ không bị lạnh, ít quấy khóc hơn và tăng cường mối tương tác mẹ -con và kết quả trở lại là giúp việc cho con bú sớm thành công hơn [26], [28]. * Sữa non là kháng sinh tự nhiên cho trẻ sơ sinh - Mẹ được khuyến khích cho cho trẻ bú sớm khi có thể. Những giọt sữa đầu đời này không chỉ có lượng dưỡng chất hoàn hảo, sữa non còn chứa tế bào sống được gọi là 7 kháng thể, có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể trẻ sơ sinh chống lại các tác nhân gây hại, các loại vi-rút, các vi khuẩn nhiễm bệnh, các bệnh mãn tính... - Sữa non có tác dụng như thuốc kháng sinh nhưng lại không có tác dụng phụ, có thể được coi như là một loại vắc xin tự nhiên tuyệt đối an toàn. Trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về tinh thần và thể chất, không gặp phải các bệnh như sởi, tiêu chảy, các bệnh về đường hô hấp, ... nếu trẻ được bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. * Sữa non phát triển não bộ của trẻ - Một thành phần quan trọng khác có trong sữa non là ganglioside. Đây là một nhóm chất béo rất quan trọng giúp bé phát triển trí não. Ganglioside không chỉ giúp cho não bộ của bé sớm phát triển mà nó còn bảo vệ hệ thống đường ruột, chống viêm nhiễm đường ruột cho trẻ khi thu hút các vi khuẩn có hại và trung hòa chúng. * Sữa non hỗ trợ hệ thống tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt - Sữa non chứa ít chất béo, trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ. Chức năng phân giải thức ăn của ruột lúc này cũng chỉ mới hình thành. Các chất dịch cần thiết như lactase hay enzyme cũng chỉ vừa mới bắt đầu được tiết ra. Chất chống oxy hóa và immunoglobulin có trong sữa non không chỉ giúp trẻ tránh khỏi các triệu chứng xuất huyết và còn bảo vệ thành ruột non yếu của trẻ. Vì vậy, sữa non là thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh. Sữa non còn có tác dụng nhuận tràng, khuyến khích cơ thể trẻ bài tiết ra phân xu tác động đến việc đào thải bilirubin dư thừa. Trẻ được ngăn ngừa được bệnh vàng da, tránh mẫn cảm và dị ứng. - Do đó, cần phải giáo dục, động viên, khuyến khích để các bà mẹ cho trẻ mới đẻ bú loại sữa non quý hiếm này càng sớm càng tốt, trong vòng 30-60 phút sau đẻ, xóa bỏ đi quan niệm sai lệch cho rằng đây là loại sữa chua, nhạt nên vắt bỏ đi. 1.2.2 Cách cho trẻ bú đúng cách. * Thời gian cho trẻ bú - Cho trẻ bú ngay trong vong 1 giờ đầu sau sinh để tận dụng sữa non, kích thích sữa non xuống sớm và co hồi tử cung cho mẹ. - Cho trẻ bú theo nhu cầu, mỗi bữa bú kéo dài 15-20 phút, trung bình 2-3 giờ cho trẻ bú một lần (8-12 lần/24 giờ). - Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. 8 - Bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6 và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng. - Nếu trẻ ốm không bú được thì vắt sữa và cho ăn bằng thìa hoặc cốc. * Cách bế trẻ khi bú Hình 1. Cách bế trẻ - Toàn thân trẻ đối diện và áp sát vào mẹ (da kề da). - Mặt trẻ gần với vú, cằm trẻ chạm vào vú mẹ. - Miệng trẻ mở rộng, môi dưới của trẻ đưa ra ngoài. - Quầng vú phía môi trên của trẻ lộ ra nhiều hơn, quần vú phía môi dưới của trẻ lộ ra ít hơn. - Trẻ mút vú chậm và sâu, nghe thấy tiếng trẻ nuốt. - Trẻ thỏa mãn, no và không quấy khóc vào cuối bữa bú - Bà mẹ không bị đau núm vú. * Cách nâng bầu vú khi cho trẻ bú: - Ngón tay cái để trên vú. - Các ngón tay còn lại tựa vào ngực phía dưới vú. - Ngón tay trỏ nâng vú * Hướng dẫn bà mẹ giúp trẻ ngậm bắt vú đúng - Giữ cho thân và đầu trẻ thẳng. - Mặt trẻ hướng về phía vú, mũi tương ứng với núm vú. - Thân trẻ áp sát vào người mẹ. - Nâng đỡ toàn bộ thân trẻ, không chỉ nâng cổ và vai. 9 - Trước khi cho trẻ bú nên vắt bỏ vài giọt sữa đầu. - Bà mẹ cho nùm vụ chạm vào miệng trẻ - Đợi khi miệng trẻ mở rộng, chuyển nhanh núm vú vào miệng trẻ, giúp trẻ ngậm sâu tới tận quầng vú. - Mút vú có hiệu quả là mút chậm, sâu, có nghỉ. Hình 2: Cách ngậm bắt vú của trẻ 1.2.3. Bảo vệ và duy trì nguồn sữa mẹ. * Chăm sốc hai bầu vú: - Khi mang thai phải kiểm tra 2 bầu vú, nếu đầu vú tụt thì phải lau rửa, xoa bóp nhẹ và kéo ra hằng ngày cho đến khi sinh để trẻ có thể bú mẹ được dễ dàng hơn. Công việc này nên làm từ tuần thứ 38, trước khi trẻ ra đời. - Vệ sinh đầu vú sạch trước khi cho trẻ bú bằng nước ấm, không rửa đầu vú bằng cồn hay xà phòng vì dễ làm khô da, dễ nứt gây nhiễm trùng. Nếu bầu vú bị nứt thì bôi kháng sinh hay vaselin, nhưng phải lau sạch trước khi cho trẻ bú. Nếu bị áp xe vú thì phải vắt sạch hoặc bơm hút sữa hằng ngày, tránh ứ đọng sữa. * Đảm bảo dinh dưỡng cho người mẹ và các thực phẩm tăng khả năng tiết sữa - Muốn có sữa cho con bú thì người mẹ ngay trong thời kig có thai cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, giúp người mẹ tăng cân tốt (10-12kg), đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh. - Trong thời kì NCBSM nhất là trong 6 tháng đầu, chế độ dinh dưỡng của bà mẹ 10 cần đảm bảo cho người mẹ tiết đủ sữa với chất lượng sữa tốt để NCBSM và duy trì tình trạng sức khỏe của chính mình. + Chế độ ăn nhiều hơn về số lượng (đủ nhu cầu) và đảm bảo tính đa dạng thực phẩm (có ít nhất 5 trong 8 món thực phẩm bữa chính). Thức ăn dễ tiêu hóa, giàu năng lượng. + Khẩu phần ăn cả ngày của bà mẹ cho con bú nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày (3-6 bữa/ngày). + Thực phẩm giàu năng lượng: protein (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…), lipit, vitamin và khoáng chất (hoa quả, rau xanh…) và uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con. + Nên hạn chế các thức ăn gia vị như ớt, hành, tỏi vì nó qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú. Và tránh các chất kích thích như rượu, bia, khói thuốc lá và các đồ uống có ga. - Khi cho con bú, nên hạn chế dùng thuốc vi một số thuốc bài tiết qua sữa có thể gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa. 1.3. Tình hình chung cho trẻ bú sớm sau sinh của các thai phụ. 1.3.1. Tình hình chung cho trẻ bú sớm sau sinh của các thai phụ trên thế giới Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã thừa nhận vai trò quan trọng của việc cho con bú sớm sau sinh. Tuy nhiên tỉ lệ cho con bú sớm sau sinh ở một số nơi trên thế giới còn rất thấp. Theo thống kê của UNICEF được công bố tháng 04/2018, trên toàn cầu có 45% trẻ được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu. Cụ thể ở các nước Đông Âu và Trung Á là 17%, ở các nước Châu Á Thái Bình Dương là 33% và cao nhất là ở khu vực Mỹ La tinh, Caribe, Bắc và Đông Phi với 50% [26]. Theo kết quả nghiên cứu của Ayele Lenja và Cộng sự năm 2014 trên 396 bà mẹ tại miền Nam Ethiopia cho thấy có 85,6% bà mẹ có kiến thức về thực hành bú mẹ hoàn toàn nhưng chỉ có 78% cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, 80,5% cho con bú lớn hơn 8 lần/ngày, 77% cho con bú sữa non, 52% trẻ được bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh [23]. Theo cuộc khảo sát sức khỏe gia đình quốc gia của Ấn Độ, tỷ lệ trẻ em bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh ở nông thôn Ấn Độ là 21,5% và ở nông thôn Tây Bengal là 24,5%; trong khi đó trong nghiên cứu tại Singur, Hooghly (Tây Bengal) năm 2009 là 11 34,2%. Tương tự như vậy, một tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi từ 0 -5 tháng tuổi được bú sữa mẹ là hơn 48,3% tại nông thôn Ấn Độ và 57,1% tại nông thôn Tây Bengal [22]. Các tác giả P. Vijayalakshmi, T Susheela, D Mythili, thuộc Viện nghiên cứu quốc gia về sức khỏe tâm thần và khoa học thần kinh Bangalore, khi tiến hành khảo sát 122 bà mẹ sau khi sinh cho con tới khám và tiêm chủng tại một trung tâm y tế ở Ấn Độ vào tháng 01/2014 cho thấy có 88,5% bà mẹ thực hiện NCBSM. Tuy nhiên chỉ có 27% thực hiện NCBSMHT và chỉ có 36,9% thực hiện cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu [31]. Một nghiên cứu của Ấn Độ đã chỉ ra rằng, các bà mẹ không biết về thời điểm bắt đầu cho con bú và sữa non. Chỉ có 92% và 70% phụ nữ trải qua sinh thường và sinh mổ lần lượt đưa ra phản ứng chính xác về thời gian bắt đầu cho con bú. Mặc dù 92% bà mẹ biết rằng nên cho con bú sữa mẹ ngay sau khi sinh, nhưng chỉ có 36% trong số họ đã thực sự làm như vậy. Nó cũng cho thấy rằng 52% bà mẹ không nhận được lời khuyên nào về việc cho con bú trong thời kỳ tiền sản. Một nghiên cứu tương tự được thực hiện ở phía Đông Nepal về kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ về việc cho con bú cho thấy rằng, mặc dù tất cả các bà mẹ đêu biết rằng họ phải cho bú nhưng họ không có kiến thức về thời điểm thích hợp và về cách cho con bú. Không ai trong số các bà mẹ nhận được lời khuyên liên quan đến việc cho con bú và lợi ích của sữa non [28]. Theo kết quả nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành ở phụ nữ mang thai tại một bệnh viện giảng dạy ở Nepal, tầm quan trọng của sữa no đối vơi sức khỏe của trẻ em, 41% phụ nữ tin rằng sữa non giúp cho sự phát triển đúng đắn của trẻ và chống lại nhiễm trùng, 27% cho rằng sữa non giúp tăng cường sức khỏe nhưng không biết vai trò chính xác trong khi 31% phụ nữ không biết gì về sữa non và 1% phụ nữ nghĩ rằng sữa non có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Trong tổng số người được hỏi, 71% biết rằng thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn sữa non là ngay sau khi sinh và 29% còn lại không có ý kiến gì về việc này, 44% số người được hỏi có con trước đó trong đó 80% cho chúng ăn sữa non. Cũng theo một nghiên cứu được thực hiện tại Ai Cập: 83,7% số người tham gia biết rằng sữa non làm tăng khả năng miễn dịch của em bé và 30,2% bà mẹ cho biết đây là lần bảo vệ đầu tiên chống lại nhiễm trùng [28]. 1.3.2. Tình hình chung cho trẻ bú sớm sau sinh của các thai phụ ở Việt Nam Theo tạp chí Dinh dưỡng (The Journal of Nutrition) vào tháng 9 năm 2014, dựa trên kết quả khảo sát của Dự án Alive & Thrive – Nuôi dưỡng và Phát triển, đã xác định 12 được “Khoảng cách giữa nhận thức và áp dụng thực hành nuôi con bằng sữa mẹ trong cộng đồng các bà mẹ Việt Nam, là do không có sự hỗ trợ cần thiết trong các cơ sở y tế và các quan niệm phổ biến trong cộng đồng”. Theo báo cáo có 66% các bà mẹ hiểu ý ngĩa của việc bú mẹ hoàn toàn, nhưng chỉ có 34% hiểu được nhu cầu phải cho bé bú sớm ngay sau khi sinh. Theo thống kê điều tra Dinh dưỡng 2009-2010 do viện Dinh dưỡng Quốc gia thuộc Bộ Y tế thực hiện với sự giúp đỡ của UNUCEF tỷ lệ cho trẻ bú dưới 1 Giờ sau sinh là 76,2% và tỷ lệ cho trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ là 19,6% [20]. Với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng về “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến NCBSM trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh trì, Hà Nội năm 2014”, khoảng 2/3 (68%) số bà mẹ biết nên cho trẻ bú sớm ngay sau sinh và tỷ lệ các bà mẹ cho con bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh cũng tương đương (66,6%) [15]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tâm và Văn Hiển Tài (2012) tại An Giang cho thấy tỷ lệ nhận thức đúng về việc cho trẻ bú sớm ngay sau sinh của các bà mẹ đạt 93,7% nhưng thực tế chỉ có 75% các bà mẹ cho trẻ bú ngay sau khi sinh [14]. Kết quả nghiên cứu” Nuôi con bằng sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh của các bà mẹ tại 2 bệnh viện ở Hà Nội năm 2011” của Trịnh Bảo Ngọc và cộng sự, cho thấy tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ sớm trong một giờ sau sinh là 38,1% trong đó bệnh viện phụ sản là 29,4%, bệnh viện đa khoa sinh sản là 49,9%. Có 15,9% các bà mẹ vẫn vắt sữa bỏ sữa non, trong đó ở bệnh viện đa khoa sản sinh là 10,3%. Có sự liên quan giữa nuôi con bằng sữa mẹ, thời gian trẻ được về với mẹ, thời gian xuống sữa sau sinh, thời gian bà mẹ cảm thấy có thể cho con bú và tình trạng trẻ khi về với mẹ [11]. Trong những năm gần đây tỷ lệ NCBSM tại Việt Nam đã tăng lên tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp. Theo điều tra ban đầu về kiến thức, niềm tin và thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi tại 11 tỉnh của Viện nghiên cứu Y – Xã hội học phối hợp với Alive & Thrive (2012) tỷ lệ NCBSMHT trong toàn giảm từ 41,4% ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tới chỉ còn 6,2% ở trẻ 5 tháng tuổi [19]. Số liệu từ tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010 cho thấy, chỉ 62% trẻ sơ sinh ở Việt Nam được bú mẹ ngay sau khi sinh. Việt Nam hàng năm có khoảng 1,5 triệu trẻ em được sinh ra như vậy khoảng 600 nghìn trẻ không được bú sữa mẹ ngay sau khi sinh. 13 Có thể thấy sữa mẹ trong giờ đầu – nguồn vaxcin quý cho trẻ đã bị lãng phí. 1.4. Một số yếu tố liên quan đến việc cho con bú ngay sau khi sinh của các thai phụ. Mặc dù Bộ Y tế đã khuyến cáo “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” và theo nghị quyết quyết định tăng thời gian nghỉ thai 6 tháng để người mẹ có điều kiện nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên tỷ lệ NCBSMHT vẫn còn thấp do một số rào cản vẫn tồn tại. Đó chính là nhận thức sai lầm cho rằng “Bà mẹ chưa có sữa để cho trẻ bú ngay sau sinh và không có đủ lượng sữa để cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu” của bà mẹ và người nhà. Chính những nhận thức sai lầm này đã ngăn cản các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ theo khuyến cáo. Thực hành NCBSM bị cản trở bởi nhiều yếu tố: sữa mẹ không đủ dinh dưỡng hoặc quan niệm sai lầm về sữa mẹ của bạn bè và gia đình; thiếu các phương tiện công cộng để giải thích tầm quan trọng của NCBSM và sự phóng đại về lợi ích của sữa công thức do nhà sản xuất đưa ra. Tại một số trung tâm y tế, thậm chí ở một số bệnh viện lớn vẫn tồn tại thực trạng các bà mẹ đang mang thai hoặc sau khi sinh được nhân viên y tế khuyên nên cho trẻ sử dụng thêm sữa ngoài. Và thực trạng gia đình đem theo sữa bột khi đưa thai phụ sắp sinh đến cơ sở y tế đang rất phổ biến ở hầu hết các gia đình Việt Nam hiện nay [8]. Cũng theo báo cáo “Chăm sóc Mẹ & Con Philips – triển vọng toàn cầu cho con bú năm 2011”, tại các nước Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Ai Cập… về việc dừng cho trẻ bú khi đang ở nhà là lượng sữa cung cấp giảm, việc cho trẻ bú khiến bà mẹ bị đau núm vú, thiếu thời gian cần thiết cho con bú do phải quay trở lại làm việc, tâm lý e ngại khi phải cho con bú bên ngoài nhà,… Việc làm này vừa làm tiêu tốn kinh phí cho gia đình, vừa mất đi nguồn dinh dưỡng quý báu của đứa trẻ. Nhóm nguyên nhân cũng rất quan trọng đó chính là từ phía cộng đồng, ít người dân tin rằng bà mẹ có thể đủ sữa cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng, trong khi đó lại tin tưởng vào việc cho ăn bổ sung sớm sẽ làm cho trẻ cứng cáp. Có 4 khó khăn được nêu ra làm cản trở việc NCBSMHT. Theo nghiên cứu của Lưu Ngọc Hoạt, những khó khăn cản trở NCBSMHT trong 6 tháng đầu là: mẹ thiếu sữa, bà mẹ cần sự hỗ trợ của người thân để có thời gian nghỉ ngơi, tập quán NCBSM có bổ sung thêm một số loại nước uống khác và sự phóng đại của sữa công thức. Khó khăn mẹ thiếu sữa có lẽ là vấn đề của nhiều địa phương chứ không riêng gì của mẫu nghiên cứu. Người thân có vai trò rất lớn trong việc hỗ trỡ bà mẹ và đặc biệt là có tác động lớn đến quyết định nuôi dưỡng trẻ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng