Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức phòng ngừa đợt cấp của người bệnh copd tại khoa nội bệnh vi...

Tài liệu Thực trạng kiến thức phòng ngừa đợt cấp của người bệnh copd tại khoa nội bệnh viện đa khoa huyện mộc châu tỉnh sơn la năm 2022

.PDF
46
1
119

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LƯU THỊ LIÊN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG NGỪA ĐỢT CẤP CỦA NGƯỜI BỆNH COPD TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LƯU THỊ LIÊN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG NGỪA ĐỢT CẤP CỦA NGƯỜI BỆNH COPD TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ MINH SINH NAM ĐỊNH- 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La, gia đình và bạn bè. Đến nay, báo cáo chuyên đề đã được hoàn thành. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới: TS. Đỗ Minh Sinh, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I khóa 9 những người đã giành cho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ. Nam Định, ngày tháng Học viên Lưu Thị Liên năm 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Lưu Thị Liên Học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I, khóa 9, chuyên ngành Nội người lớn, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn của TS. Đỗ Minh Sinh. Các nội dung, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu được trích dẫn nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung chuyên đề của mình. Trường Đại học điều dưỡng Nam Định không liên quan gì đến việc vi phạm bản quyền, tác quyền mà tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Nam Định, ngày tháng Người cam đoan Lưu Thị Liên năm 2022 iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1 ....................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 3 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm về COPD và đợt cấp COPD................................................. 3 1.1.2. Triệu chứng của COPD ........................................................................ 3 1.1.3. Nguyên nhân COPD ............................................................................. 6 1.1.4. Yếu tố nguy cơ đối với COPD .............................................................. 6 1.1.5. Biến chứng của COPD.......................................................................... 7 1.1.6. Phòng bệnh COPD [8] .......................................................................... 8 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 9 1.2.1. Một số nghiên cứu kiến thức người bệnh về COPD trên thế giới .......... 9 1.2.2. Nghiên cứu kiến thức của người bệnh về COPD tại Việt Nam ........... 11 Chương 2 ..................................................................................................... 14 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ........................................................ 14 2.1. Tổng quan về địa bàn thực tế ................................................................. 14 2.2. Thực trạng kiến thức của người bệnh..................................................... 16 2.2.1. Phương pháp thực hiện ....................................................................... 16 iv 2.2.2 Kết quả khảo sát .................................................................................. 17 Chương 3 ..................................................................................................... 23 BÀN LUẬN ................................................................................................. 23 3.1 Thực trạng kiến thức phòng ngừa đợt cấp ở người bệnh COPD điều trị tại Khoa Nội Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu tỉnh Sơn la năm 2022.......... 23 3.2. Ưu điểm và tồn tại ................................................................................. 24 3.2.1. Ưu điểm.............................................................................................. 24 3.2.2. Tồn tại ................................................................................................ 25 3.2.3. Nguyên nhân: ..................................................................................... 26 KẾT LUẬN.................................................................................................. 27 1. Thực trạng kiến thức phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.. 27 2. Giải pháp nâng cao kiến thức ................................................................... 27 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................ 29 1. Đối với điều dưỡng viên ........................................................................... 29 2. Đối với bệnh viện ..................................................................................... 29 3. Đối với người bệnh/người nhà người bệnh ............................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 31 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt BPTNMT/COPD Tên đầy đủ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính BV Bệnh viện CRP Protein phản ứng C CS Cộng sự GDSK Giáo dục sức khỏe NB Người bệnh TKNTKXN Thông khí nhân tạo không xâm nhập TCYTTG/WHO Tổ chức Y tế Thế giới PHPQ Phục hồi phế quản vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Kiến thức chung về bệnh COPD .......................................... 17 Bảng 2. 2. Kiến thức về yếu tố nguy cơ và nhận biết đợt cấp COPD .... 18 Bảng 2. 3. Kiến thức phòng bệnh và phòng tái phát đợt cấp COPD ...... 20 Bảng 2. 4. Kiến thức về sử dụng bình xịt định liều ............................... 22 Bảng 2. 5. Kiến thức về tập thở ............................................................ 22 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hay viết tắt là COPD, là một bệnh phổi tiến triển ngày càng nặng và có thể đe dọa mạng sống người bệnh, bệnh gây ra khó thở, dẫn đến tình trạng ngày càng trầm trọng và gây các biến chứng nghiêm trọng. Các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi lên cầu thang ngắn hoặc xách vali, và thậm chí các hoạt động nhẹ hàng ngày cũng có thể trở nên rất khó khăn khi tình trạng bệnh dần xấu đi. COPD không thể chữa khỏi, nhưng điều trị có thể làm giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ tử vong [9]. Nguyên nhân hàng đầu của COPD là do tiếp xúc với khói thuốc lá (hút thuốc lá chủ động hoặc hút thuốc thụ động), gây ra 3 trên 4 trường hợp mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời, bụi và khói phát sinh trong quá trình sản xuất. Nhiều trường hợp COPD có thể được phòng ngừa bằng cách không hút thuốc hoặc cai thuốc lá sớm [9]. Trên toàn cầu, ước tính có 251 triệu ca mắc COPD trong năm 2016, chiếm khoảng 12% dân số từ 40 tuổi trở lên. COPD gây ra 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm (tức là khoảng 5% tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm). Tại Việt Nam, các ca COPD chiếm tỷ lệ 7,1% ở nam và 1,9% ở nữ từ 40 tuổi trở lên[9]. Theo kết quả nghiên cứu dịch tễ học tỷ lệ mắc COPD là 4,1% ở người trên 40 tuổi, một nghiên cứu của nhóm các bác sĩ gia đình châu Á năm 2105 nhận định, Việt Nam là nước có tần suất COPD là 9,4%, có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường gia tăng [1]. Bên cạnh đó, COPD là một bệnh hô hấp không lây nhiễm, mặc dù đã có nhiều thành tựu trong quản lý bệnh, tuy nhiên theo dự đoán tỷ lệ mắc và tử vong vẫn tiếp tục gia tăng, đến năm 2025, số người mắc COPD trên toàn cầu có thể lên đến 400 triệu người. Hàng năm có khoảng 250.000 người tử vong do 2 bệnh hen, chiếm đa số ở các nước chưa phát triển hoặc đang phát triển[1] Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu là bệnh viện hạng II, trực thuộc Sở Y tế Sơn La, có chức năng, nhiệm vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Mộc Châu và một số vùng lân cận, nhân dân Nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Tai khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu số bệnh nhân điều trị COPD chiếm 20% so với các bệnh lý khác. Hiện tại chưa có đánh giá nào về vấn đề kiến thức của người bệnh trong việc dự phòng đợt cấp ở người bệnh COPD. Để có căn cứ trong việc hỗ trợ người bệnh COPD trong việc dự phòng đợt cấp từ đó cải thiện chất lượng công tác chăm sóc điều dưỡng, nâng cao sự hài lòng của NB, học viên lựa chọn chuyên đề này với 02 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức phòng ngừa đợt cấp của người bệnh COPD tại Khoa Nội Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức phòng ngừa đợt cấp của người bệnh COPD tại Khoa Nội Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về COPD và đợt cấp COPD Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh phổ biến, có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự tồn tại dai dẳng của các triệu chứng hô hấp và giới hạn dòng khí, do các bất thường của đường dẫn khí và/hoặc ở phế nang, bệnh thường do sự phơi nhiễm đáng kể với bụi hay các loại khí độc hại[3], [8]. Đợt cấp COPD (tên tiếng Anh – COPD Exacerbation) là tình trạng các triệu chứng hô hấp biến đổi cấp tính từ giai đoạn ổn định của bệnh, trở nên xấu đột ngột, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng phổi, đòi hỏi có sự thay đổi ở phác đồ điều trị thông thường[8], [12]. 1.1.2. Triệu chứng của COPD 1.1.2.1. Triệu chứng lâm sàng - Người bệnh thường là nam giới trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hoặc nghề nghiệp tiếp xúc với khói bụi. - Triệu chứng cơ năng: Triệu chứng hay gặp là ho, khạc đờm mạn tính, khó thở. + Ho: Ho nhiều về sáng hoặc sau hút thuốc, ho cơn hoặc ho húng hắng kèm theo khạc đờm hoặc không, ho thường nặng hơn về mùa đông hoặc khi có nhiễm trùng hô hấp. + Khạc đờm mạn tính: Lúc đầu ho khạc đờm về sáng hoặc sau hút thuốc, sau đó ho khạc đờm cả ngày, đờm nhầy trong số lượng ít, khi có bội nhiễm thì đờm trắng đục, vàng hoặc xanh. + Khó thở: là triệu chứng quan trọng chứng tỏ có suy giảm chức năng hô hấp và là yếu tố tiên lượng, đánh giá mức độ ảnh hưởng của COPD lên chất 4 lượng cuộc sống người bệnh. Lúc đầu khó thở khi gắng sức, xuất hiện từ từ tăng dần, giai đoạn muộn khó thở liên tục phải gắng sức để thở hoặc phải thở oxy các mức độ. + Đau ngực: có thể gặp do các bệnh lý khác kèm theo như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, ung thư phổi. - Triệu chứng thực thể: + Co kéo cơ hô hấp phụ: Cơ liên sườn, co kéo hõm ức, hố thượng đòn. + Lồng ngực hình thùng: Đường kính trước sau của lồng ngực tăng lên. + Dấu hiệu Campbell: Khí quản đi xuống ở thì hít vào. + Dấu hiệu Hoover: Giảm đường kính phần dưới lồng ngực khi hít vào. + Gõ vang ở người bệnh có giãn phế nang. + Nghe phổi: Rì rào phế nang giảm, có thể nghe thấy ral rít, ral ngáy. + Tăng áp lực động mạch phổi, tâm phế mạn + Nhịp tim nhanh, T2 mạnh + Dấu hiệu Carvalho: Thổi tâm thu dọc theo bờ trái xương ức tăng lên ở thì hít vào. + Tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch dương tính. + Phù và cổ chướng. - Triệu chứng toàn thân: + Có thể sốt trong đợt cấp, phù, mệt mỏi, gầy sút cân. 1.1.2.2. Cận lâm sàng - Công thức máu: + Số lượng bạch cầu tăng trong đợt bội nhiễm, tăng bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan có thể tăng. 5 + Hemoglobin tăng (đa hồng cầu) hoặc giảm (thiếu máu). + Protein phản ứng C (CRP): nồng độ CRP tăng trong đợt cấp COPD. + Khí máu động mạch: + Là xét nghiệm cung cấp thông tin về pH, phân áp và nồng độ của oxy và CO2 trong máu động mạch, giúp chẩn đoán suy hô hấp và rối loạn toan kiềm. Là xét nghiệm quan trọng trong đợt cấp COPD, sự thay đổi thành phần khí máu động mạch giúp đánh giá mức độ nặng của bệnh để có thái độ xử trí kịp thời, tích cực. + Khi có suy hô hấp: PaO2 giảm <60 mmHg và/hoặc PaCO2 tăng > 45 mmHg, pH bình thường hoặc giảm. + Điện tim đồ: có thể thấy các hình ảnh dày thất phải, nhĩ phải. + Vi sinh: nuôi cấy định danh vi khuẩn, làm kháng sinh đồ. + X quang phổi: Có giá trị trong chẩn đoán phân biệt COPD với các bệnh lý phổi khác: Viêm phổi, u phổi, lao phổi. Một số hình ảnh thường gặp: Hình ảnh phổi bẩn: Tăng đậm các nhánh phế huyết quản, dày thành phế quản tạo thành các ổ sáng hình ống hay hình tròn vùng cạnh tim, mạng lưới mạch máu tăng, tạo hình ảnh phổi bẩn. Dấu hiệu của giãn phế nang (khí phế thũng): Lồng ngực giãn, phổi tăng sáng, xương sườn nằm ngang, khoang liên sườn giãn rộng, vòm hoành hạ thấp. Mạch máu ngoại vi thưa thớt, bóng khí. Dấu hiệu tâm phế mạn: Cung động mạch phổi nổi, động mạch thùy dưới phổi phải có đường kính trên 16mm, tim dài thõng, giai đoạn cuối tim to toàn bộ. + Chụp CT lồng ngực độ phân giải cao: Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao để chẩn đoán khí phế thũng, ngoài ra còn phát hiện được giãn phế quản ở người bệnh COPD. + Đo chức năng hô hấp: Đo chức năng hô hấp là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ tắc nghẽn của BPTNMT. Kết quả đo chức năng hô hấp: Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn sau test HPPQ (chỉsốFEV1/FVC< 70%). 6 + Siêu âm Doppler tim: Siêu âm Doppler tim là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến hiện nay để chẩn đoán các bệnh lý tim mạch. Siêu âm Doppler tim cho phép đánh giá các tổn thương về hình thái (kích thước các buồng tim, bề dày và hình dạng tim) và chức năng (chức năng tâm thu, tâm trương) của tim, ngoài ra còn cho phép đánh giá tăng áp lực động mạch phổi. Siêu âm Doppler tim ở người bệnh COPD để chẩn đoán biến chứng tâm phế mạn tính[12]. 1.1.3. Nguyên nhân COPD Hút thuốc lá, chất độc hại và khói bụi là những yếu tố được cho là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng viêm cũng như phá hủy cấu trúc phế quản, phổi trong bệnh sinh của COPD. Các đợt cấp tái diễn xen kẽ giữa các đợt viêm cấp tính và viêm mạn tính là nguyên nhân xấu đi chức năng hô hấp, đặc biệt FEV1, cũng như xấu đi các triệu chứng lâm sàng[12]. 1.1.4. Yếu tố nguy cơ đối với COPD - Các yếu tố nguy cơ khởi phát COPD bao gồm: vi khuẩn, virus, các chất ô nhiễm, một số bệnh lý toàn thân, … tác động vào phế quản gây viêm, các đợt viêm cấp xen kẽ viêm mạn làm co thắt phế quản, phù nề, tiết nhầy, giới hạn luồng khí thở ra lâu dần làm căng phồng lồng ngực. Yếu tố nhiễm trùng là nguyên nhân đứng đầu trong đợt cấp COPD chiếm 80%. - Yếu tố không nhiễm trùng: Ô nhiễm môi trường, khói bụi, khói than, khói thuốc lá (kể cả hút thuốc lá thụ động)... đều có khả năng gây viêm đường hô hấp và là tác nhân gây đợt cấp. Yếu tố dinh dưỡng trong sự tiến triển COPD chưa thực sự rõ. Rối loạn dinh dưỡng và sút cân thường gặp ở người bệnh COPD: thay đổi lượng calo trong lượng khẩu phần ăn hàng ngày, thay đổi chuyển hóa cơ bản, tình trạng chuyển hóa không hoàn toàn, chuyển hóa trung gian, giảm trọng lượng người bệnh. Tần suất rối loạn dinh dưỡng và sút cân ở người bệnh COPD phụ thuộc vào mức độ nặng, tình trạng suy hô hấp mạn tính và giai đoạn của bệnh chiếm 50% đối với giai đoạn III, IV và khoảng 10%-15% 7 đối với giai đoạn II[14]. Ở người bệnh COPD, tình trạng người bệnh suy kiệt khá phổ biến. Trong đợt cấp, đợt mất bù gây suy hô hấp thì lượng calo dinh dưỡng của người bệnh sẽ giảm. Trong giai đoạn ổn định, lượng calo mà người bệnh COPD sử dụng ở mức bình thường. Bệnh đồng mắc: Hiện nay có nhiều tác giả có bằng chứng cho rằng COPD là bệnh lý phức tạp không chỉ ảnh hưởng ở phổi mà còn là nguyên nhân của các biểu hiện bệnh toàn thân. Các bệnh lý toàn thân nặng làm nặng thêm các triệu chứng bệnh, là một trong nguyên nhân khởi phát đợt cấp, tăng tỷ lệ tử vong cũng như tỷ lệ nhập viện. Nhiều trường hợp, thực tế lâm sàng nhận thấy đợt cấp COPD xuất phát sau các bệnh viêm phổi, suy tim, chấn thương, phẫu thuật. Không rõ nguyên nhân: 1/3 các trường hợp[8]. 1.1.5. Biến chứng của COPD Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đã gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Những biến chứng này xảy ra ở phổi và cả ngoài phổi, bao gồm: - Tràn khí màng phổi: Sự tắc nghẽn đường dẫn khí lâu dài dẫn đến tình trạng khí hít vào phế nang không thở ra được nên tích tụ lại làm giãn phế nang trong COPD, gây nên khí phế thũng. Sau đó những phế nang này mỏng dần và vỡ vào khoang màng phổi gây tràn khí màng phổi - Tăng áp lực động mạch phổi: Phế nang giãn gây chèn ép mao mạch phổi dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi. Ngoài ra, hiện tượng thiếu oxy kéo dài cũng gây nên biến chứng này. - Suy tim: Đây là một trong những biến chứng đợt cấp COPD nặng nề nhất. Hiện tượng này xảy ra khi áp lực động mạch phổi tăng kèm theo tình trạng thiếu oxy mạn tính, kết quả dẫn đến suy tim phải. Việc suy tim phải lâu dần + thiếu oxy mạn tính sẽ dẫn đến suy tim trái, hay suy tim toàn bộ. - Một số biến chứng khác: Ngoài những biến chứng phổ biến trên, phổi 8 tắc nghẽn mạn tính (COPD) còn để lại một số biến chứng như sau: Ung thư phổi, trào ngược dạ dày thực quản, loãng xương, suy dinh dưỡng, biến chứng thần kinh của bệnh COPD. 1.1.6. Phòng bệnh COPD [8] - Nâng cấp cơ sở vật chất và chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế tại các bệnh viện và tuyến y tế cơ sở. - Xây dựng đơn vị quản lý bệnh COPD tại các bệnh viện - Bảo vệ cho môi trường sống trong lành hơn - Chú ý tập thở và phát hiện cơn COPD kịch phát. Vệ sinh đường hô hấp: Người bệnh COPD cần luôn luôn giữ ấm, ẩm và sạch đường hô hấp để hạn chế tối đa nhiễm trùng đường hô hấp, là một biến chứng thường gặp ở người bệnh COPD. - Tập thể dục thường xuyên: thường xuyên tập thể dục có thể cải thiện tổng thể sức khoẻ, sự dẻo dai và tăng cường hoạt động của cơ hô hấp. - Ăn các loại thực phẩm lành mạnh: Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng sẽ làm tăng sức đề kháng, làm chậm lại sự tiến triển của COPD. - Tránh khói thuốc: - Ngoài việc bỏ hút thuốc, điều quan trọng để tránh những nơi mà những người khác hút thuốc. Khói thuốc có thể góp phần làm phổi tổn thương thêm. - Chú ý đến trào ngược thực quản: Trào ngược thực quản có thể làm nặng thêm bệnh COPD. - Đi khám bác sĩ thường xuyên: đều đặn theo dõi chức năng phổi. - Nghề nghiệp tiếp xúc với khói hóa chất và bụi là một yếu tố nguy cơ COPD. Nếu làm việc với các loại chất kích thích phổi, cần có những cách tốt nhất để bảo vệ mình như đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với bụi, 9 - Tiêm vaccin phòng cúm 1 lần/1 năm, vaccin phế cầu 1 lần/ 5 năm. Thực tế COPD là căn bệnh rất nghiêm trọng, cần phải được phát hiện và điều trị ngay ở giai đoạn đầu nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc ngăn ngừa và điều trị chủ yếu dựa vào việc bỏ hẳn thuốc lá, không tiếp xúc với khói thuốc lá, đồng thời phái được phát hiện và chẩn đoán sớm, kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng[12]. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Một số nghiên cứu kiến thức người bệnh về COPD trên thế giới Nghiên cứu tại Canada cho thấy bệnh nhân nhớ lại việc thiếu thông tin về chế độ ăn như được chỉ ra bởi tổng điểm trung bình là 52 ± 34%. Các câu trả lời cho các câu hỏi về chế độ ăn uống tiết lộ rằng bệnh nhân lẽ ra phải được thông báo rằng nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày nhưng chỉ 20% nhận được thông tin đó. Mặc dù 57% bệnh nhân được thông báo là giảm hoặc tăng cân và ăn uống lành mạnh, 23% không nhận được bất kỳ thông tin nào về chế độ ăn uống. Trung bình, 43% bệnh nhân cần thêm thông tin liên quan đến việc tự quản lý. Trả lời cho câu hỏi "bạn đã được yêu cầu làm gì nếu hơi thở của bạn trở nên tồi tệ hơn?" 11% bệnh nhân đã được tư vấn những gì phải làm và viết ra giấy, trong khi 51% trả lời "Tôi đã được nói nhưng nó không được viết trên giấy." Ba mươi phần trăm đối tượng đã không được thông báo và không chắc chắn về thời điểm gọi xe cấp cứu nếu tình trạng hô hấp của họ trở nên tồi tệ hơn. Kiến thức về bệnh của bệnh nhân cũng thiếu, với 14% người được hỏi không biết tên bệnh đường hô hấp của họ, và 48% cho biết y tá hoặc bác sĩ đã không cung cấp cho họ thông tin liên quan đến “những gì có thể xảy ra trong tương lai”. Hơn nữa, chỉ 23% thừa nhận rằng “Tôi sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tương lai.” Trả lời các câu hỏi về tập thể dục, hầu hết bệnh nhân (86%) cho biết họ đã được bác sĩ hoặc y tá yêu cầu thực hiện một số hoạt động thể chất. 53% cho biết họ “đã nỗ lực”, trong khi 37% “cố gắng hết sức có thể”. Chỉ 10% cho biết họ làm “càng ít càng tốt”. Nhìn chung, bệnh nhân cảm thấy họ nhận được 10 đầy đủ thông tin về các loại thuốc COPD của họ, chỉ có 11% cho biết cần phải học thêm (khoảng 0–60%) và 5% cho biết “Tôi hơi bối rối về các loại thuốc của mình[15]. Một nghiên cứu khác nhằm điều tra kiến thức về bệnh tật và hành vi tự quản lý của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) tại khoa hô hấp của một bệnh viện cấp ba ở Trung Quốc, và phân tích mối quan hệ giữa những điều này. Tổng số 360 bệnh nhân COPD đã được khảo sát bằng cách sử dụng Bảng câu hỏi COPD đã được quốc tế xác nhận (COPD-Q), Thang đo hành vi tự quản lý của bệnh nhân COPD và bảng câu hỏi xã hội học chung, và đã thu được 346 câu trả lời hợp lệ. Kết quả cho thấy các bệnh nhân COPD được khảo sát đạt trung bình 4,90 ± 2,50 điểm (tối đa là 13 điểm) trên COPD-Q và 117,23 ± 20,56 điểm trên Thang Hành vi Tự quản lý COPD, trong đó 86,1% bệnh nhân COPD được phân loại. như có mức độ hành vi tự quản lý từ thấp đến trung bình. Phân tích mối tương quan của Pearson cho thấy tổng số điểm trên Thang đo hành vi tự quản lý COPD, quản lý triệu chứng, quản lý cuộc sống hàng ngày, quản lý cảm xúc và quản lý thông tin đều có tương quan thuận với kiến thức về bệnh COPD (p < 0,01). Ngoài kiếnthức về COPD, phân tích hồi quy bội cho thấy tuổi tác, tình trạng hôn nhân và nơi cư trú cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi tự quản lý. Mức độ hiểu biết về bệnh tật và hành vi tự quản lý của bệnh nhân COPD khá thấp ở Trung Quốc. Mức độ hiểu biết của COPD được tìm thấy có mối tương quan với mức độ của hành vi tự quản lý. Do đó, giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức về bệnh của bệnh nhân COPD có thể cần thiết để giúp cải thiện hành vi tự quản lý [16]. Một nghiên cứu tại Italia cho thấy trong số 103 bệnh nhân COPD đã được điều tra. Tuổi trung bình của mẫu là 76 tuổi (khoảng 45-90); 62% là nam giới; 76% có trình độ học vấn thấp và 30% trong số họ bị COPD nặng đến rất nặng. Tỷ lệ chung của kiến thức đúng là 49% với tỷ lệ rất khác nhau trong các khu vực được điều tra. Các triệu chứng, tập thể dục, đờm, hút thuốc là những 11 lĩnh vực mà mẫu của chúng tôi cho thấy nhiều kiến thức hơn, trong khi ít kiến thức hơn được thể hiện về tất cả các lĩnh vực liên quan đến thuốc. Kiến thức về COPD không liên quan đến trình độ học vấn của bệnh nhân, tuổi tác và mức độ nghiêm trọng của bệnh[13]. 1.2.2. Nghiên cứu kiến thức của người bệnh về COPD tại Việt Nam Nghiên cứu của Trần Thị Lý cho thấy kiến thức về bệnh của người bệnh khi bắt được đầu quản lý, điều trị tại CMU là rất thấp. Cụ thể chỉ có 5,5% đối tượng nhận biết được dấu hiệu đợt cấp (cơn hen cấp, đợt cấp COPD), không có đối tượng nào thực hiện đúng Kỹ thuật dùng thuốc dạng hít/xịt và biết thực hiện các bài tập phục hồi chức năng[6]. Nhiều người mắc bệnh nhưng bản thân lại không biết. Họ coi đây là bệnh bình thường và chỉ khi đến khám các bác sĩ mới phát hiện. Nhiều trường hợp người bệnh đến khám quá muộn để lại hậu quả đáng tiếc. Về kiến thức của người bệnh COPD, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra các thiếu hụt về kiến thực của người bệnh. Cụ thể nghiên cứu của Bùi Văn Cường và cộng sự trên 60 người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang được quản lý điều trị tại khoa Nội hô hấp, bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho thấy, trong tổng số 60 đối tượng tham gia nghiên cứu thì chỉ có 21 người bệnh chiếm 35% số người bệnh biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh là do hút thuốc lá và có tới 65% người bệnh cho rằng nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường và các nguyên nhân khác như tuổi, giới; 36,7% ĐTNC chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tái khám BPTNMT hàng tháng; 78,4% chưa có kiến thức đúng đắn về xử trí khi thấy tình trạng bệnh nặng lên; 76,7% là không biết các phương pháp làm sạch đường thở[2]. Nghiên cứu của Vương Văn Thắng và cộng sự tại Lạng Sơn cho thấy trong số 65 người bệnh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về tuân thủ điều trị là 41,5%; Tỷ lệ người bệnh ăn 4 – 6 bữa/ ngày chỉ chiếm 18,5%, tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về nhóm thực phẩm nên sử dụng 12 cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 43,1%. Tỷ lệ người bệnh biết phương pháp ho có hiệu quả là 46,2%; thở chúm môi 35,2%; bài tập thở cơ hoành là 29,2%. Tỷ lệ người bệnh có thái độ đúng về tuân thủ điều trị là 56,9% [11]. Nghiên cứu của Trần Thị Thu Hiền tại Nam Định cho thấy tỷ lệ đối tượng xác định đúng kiến thức chung về COPD tương đối thấp chỉ có 13,3 % nắm được dấu hiệu đợt cấp hay 21,1% biết được hậu quả đợt cấp của COPD. Chỉ có 3,3% đối tượng hiểu được mục đích của tuân thủ sử dụng thuốc là gì; 5,5% đối tượng có lựa chọn đúng số bữa ăn/ngày thích hợp với tình trạng bệnh. Kiến thức phục hồi chức năng hô hấp tỷ lệ xác định đúng thấp kiến thức về kỹ thuật ho có kiểm soát là 44,4%; kiến thức kỹ thuật thở mạnh ra là 5,6%; kiến thức kỹ thuật thở chúm môi là 7,8% và kiến thức kỹ thuật thở cơ hoành là 3,3%. Kiến thức về sự tuân thủ điều trị của đối tượng tham gia nghiên cứu có điểm trung bình thấp 8,57± 3,07 trên tổng số 37 điểm[10]. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thọ và Bùi Hải Hà cho kết quả cho thấy kiến thức và thực hành tốt về COPD đạt theo thứ tự 42,2% và 47,2%. Hầu hết bệnh nhân có kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, phòng và chữa bệnh. Một vài mục thực hành của người bệnh chưa đúng như ho có kiểm soát (64,4%); tập thở (58,7%); sử dụng dụng cụ hít (58,7%) và 34,1% bệnh nhân còn hút thuốc. Nghiên cứu cho thấy kiến thức và thực hành của người bệnh về BPTNMT chưa thực sự tốt do vậy cần phải thường xuyên giáo dục kiến thức và tập trung thực hành những kĩ năng như tự phục hồi chức năng hô hấp, sử dụng dụng cụ hít và cai thuốc cho người bệnh[7]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự về kiến thức và thực hành dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của bệnh nhân tại khoa hô hấp bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nước trên 297 bệnh nhân năm 2020, kết quả ghi nhận 75,1% đối tượng có kiến thức tốt về phòng BPTNMT; 16,5% đối tượng có thực hành tốt về phòng BPTNMT. Đa số đều biết về nguy cơ chính gây ra bệnh là
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng