Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Thực trạng kiến thức phòng chống nhiễm trùng của người thay dịch cho bệnh nhi th...

Tài liệu Thực trạng kiến thức phòng chống nhiễm trùng của người thay dịch cho bệnh nhi thẩm phân thức mạc ngoại 2 trú tại bệnh viện trung ương năm 2022

.PDF
53
1
56

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ DIỆU THUÝ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG NHIỄM TRÙNG CỦA NGƯỜI THAY DỊCH CHO BỆNH NHI THẨM PHÂN PHÚC MẠC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ DIỆU THUÝ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG NHIỄM TRÙNG CỦA NGƯỜI THAY DỊCH CHO BỆNH NHI THẨM PHÂN PHÚC MẠC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. BS. NGUYỄN THU HƯƠNG NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp, em đã nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ và động viên tận tình của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo – trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Ban chủ nhiệm, các cán bộ, nhân viên khoa Thận – Lọc máu, bệnh viện Nhi trung ương đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ts.Bs Nguyễn Thu Hương, cô luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, động viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ba mẹ, chồng và con, anh chị em và bạn bè đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ, động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống. Em xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Diệu Thuý ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng em. Các số liệu sử dụng phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài được phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Nguyễn Thị Diệu Thuý MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. iv DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. v ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 Chương 1 ..................................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................... 3 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 3 1.2. Hướng dẫn người bệnh thực hiện lọc màng bụng tại nhà: ........................ 9 1.3. Cơ sở thực tiễn: ..................................................................................... 14 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG NHIỄM TRÙNG ..... 17 CỦA NGƯỜI THAY DỊCH CHO BỆNH NHI THẨM PHÂN PHÚC MẠC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022. ....................................... 17 1/ Giới thiệu chung ....................................................................................... 17 2/ Thực trang kiến thức phòng chống nhiễm trùng của người thay dịch cho bệnh nhi thẩm phân phúc mạc ngoại trú tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022 ............................................................................................................. 18 2.1. Đối tượng: ............................................................................................. 18 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:......................................................... 18 2.3. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................... 18 2.4. Cỡ mẫu: 50 người tham gia thay dịch cho bệnh nhi, trong đó có 49 bố hoặc mẹ tham gia thay dịch và 1 bệnh nhi tự thay dịch tại nhà. .................... 18 2.5. Phương pháp thu thập số liệu:................................................................ 18 2.6. Xử lý số liệu: ......................................................................................... 19 3/ Kết quả: .................................................................................................... 19 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu: ................................................. 19 3.2: Kiến thức phòng chống nhiễm trùng...................................................... 22 3.3. Các yếu tố liên quan: ............................................................................. 24 CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN KẾT QUẢ ....................................................................... 27 3.1. Thực trạng kiến thức phòng chống nhiễm trùng của người thay dịch cho bệnh nhi TPPM ngoại trú năm 2022: ............................................................ 27 3.2: Các yếu tố liên quan: ............................................................................. 29 KẾT LUẬN: .............................................................................................................. 31 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP: ............................................................................................ 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Quy trình thay dịch lọc TPPM ................................................................... 11 Bảng 1.2. Quy trình thay băng chân ống .................................................................... 12 Bảng 3.1: Trình độ học vấn của người thay dịch. ....................................................... 20 Bảng 3.2 : Đặc điểm nghề nghiệp của người thay dịch. .............................................. 20 Bảng 3.3: Số lần người thay dịch được tập huấn trực tiếp: ......................................... 21 Bảng 3.4: Tỷ lệ bị VPM và nhiễm trùng chân ống- đường hầm.................................. 21 Bảng 3.5: Thực trạng kiến thức phòng chống nhiễm trùng của người thay dịch trong kỹ thuật vô trùng- phòng ngừa nhiễm khuẩn. .................................................................. 22 Bảng 3.6: thực trạng kiến thức phòng ngừa- xử lý các trường hợp thường gặp trong lọc màng bụng tại nhà...................................................................................................... 23 Bảng 3.7: Thực trạng kiến thức phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng. ......................... 23 Bảng 3.8: Thực trạng kiến thức phòng ngừa nhiễm trùng ........................................... 24 Bảng 3.9: Thời gian tham gia huấn chương trình TPPM qua zoom gần nhất. ............. 24 Bảng 3.10: Yếu tố liên quan giữa tuổi của người thay dịch với thực trạng kiến thức phòng chống nhiễm trùng. ......................................................................................... 24 Bảng 3.11. Yếu tố liên quan giữa giới của người thay dịch với thực trạng kiến thức phòng chống nhiễm trùng .......................................................................................... 25 Bảng 3.12: Yếu tố liên quan giữa trình độ học vấn của người thay dịch với thực trạng kiến thức phòng chống nhiễm trùng ........................................................................... 25 Bảng 3.13: Yếu tố liên quan giữa thời gian TPPM với thực trạng kiến thức phòng chống nhiễm trùng. .................................................................................................... 25 Bảng 3.14. Yếu tố liên quan giữa thời gian tham gia lớp huấn luyện TPPM với thực trạng kiến thức phòng chống nhiễm trùng .................................................................. 26 Biểu độ 3.1: Phân bố người thay dịch theo độ tuổi. .................................................... 19 Biều đồ 3.2: Phân bố đặc điểm người thay dịch theo giới tính.................................... 20 Biểu đồ 3.3: Phân loại người thay dịch theo thời gian điều trị bằng phương pháp TPPM liên tục ngoại trú ............................................................................................. 21 iv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Kích thước các lỗ lọc.................................................................................... 3 Hình 1.2. Hình ảnh mô phỏng màng bán thấm ............................................................. 4 Hình 1.3. Các giai đoạn trao đổi dịch: kết nối catheter, xả dịch đã ngâm, cho dịch mới vào ....................................................................................................................... 5 Hình 1.4. Hệ thống túi đôi CAPD twinbag ................................................................... 7 Hình 1.5. Hình ảnh túi dịch đục (giữa) khi bị viêm màng bụng .................................... 8 v DANH MỤC VIẾT TẮT TPPM Thẩm phân phúc mạc. APD Lọc màng bụng tự động bằng máy (Automated Peritoneal Dialysis) CAPD Lọc màng bụng liên tục ngoại trú (Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis) ISPD Hiệp hội Thẩm Phân Thế Giới (International Society for Peritoneal Dialysis) 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thẩm phân phúc mạc (TPPM)là một trong 3 phương pháp điều trị thay thế thận cho bệnh nhi suy thận mạn giai đoạn cuối. Phương pháp này ngày càng được áp dụng rộng rãi đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh covid do tính đơn giản, thuận tiện và người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà[7]. TPPM là phương pháp sử dụng chính màng bụng của người bệnh làm màng lọc để đào thải các sản phẩm chuyển hóa ra ngoài hàng ngày thông qua dịch lọc. Trên thế giới có khoảng trên 1,8 triệu người đang được điều trị thay thế thận [17]. Tại Việt Nam, hiện có khoảng trên 10.000 người bệnh đang được điều trị thay thế thận, trong đó có khoảng 1.000 người bệnhTPPM [8], tại Bệnh viện Nhi trung ương, TPPM liên tục ngoại trú bắt đầu được áp dụng điều trị cho trẻ bệnh thận mạn giai đoạn cuối từ năm 2004. Tuy nhiên, sự phát triển của phương pháp TPPM lại bị gây cản trở bởi biến chứng nhiễm trùng. Biến chứng nhiễm trùng bao gồm nhiễm trùng chân ống- đường hầm và viêm phúc mạc; trong đó viêm màng bụng là biến chứng chính, đó không chỉ là nguyên nhân khiến người bệnh bị thất bại trong phương pháp TPPM mà còn là nguyên nhân góp phần tăng tỉ lệ tử vong ở người bệnhTPPM. Năm 2015 nghiên cứu của bác sĩ Lương Thị Phượng và cộng sự đã đưa ra kết luận biến chứng viêm phúc là biến chứng hay gặp nhất trong thẩm phân phúc mạc.Hầu hết các trường hợp viêm phúc mạc đều xảy ra trong năm đầu tiên TPPM (78,6%) và nguyên nhân gây viêm phúc mạc chủ yếu là do sai quy trình kỹ thuật (32%), môi trường (24%) và thay người chăm sóc (20%)[5]Viêm màng bụng có thể phòng tránh được khi người bệnh có đầy đủ kiến thức về phương pháp thẩm phân phúc mạc. Người bệnh có kiến thức về phương pháp thẩm phân phúc mạc tốt sẽ tuân thủ điều trị tốt hơn và tỉ lệ nhiễm trùng thấp hơn [15]. Năm 2021, nghiên cứu của điều dưỡng Tạ Thị Duyên đã đưa ra kết quả những người thay dịch cho bệnh nhi có thời gian lọc màng bụng trên 6 tháng thì có điểm kiến thức thấp hơn [4]. Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhi hạn chế, thời gian theo dõi chưa đủ cũng như chưa đánh giá hiệu quả thời gian huấn luyện ảnh hưởng đến kiến thức phòng chống nhiễm trùng vì vậy, tôi tiếp tục tiến hành đánh giá“Thực trạng kiến thức phòng chống nhiễm trùng của người thay dịch cho bệnh nhi thẩm phân thức mạc ngoại 2 trú tại Bệnh viện Trung ương năm 2022”với mục tiêu: 1/ Mô tả thực trạng kiến thức phòng chống nhiễm trùng của người thay dịch cho bệnh nhi thẩm phân phúc mạc ngoại trú tại bệnh viện Nhi trung ương năm 2022. 2/ Xác định một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp nâng cao kiến thức phòng chống nhiễm trùng của người thay dịch cho bệnh nhi thẩm phân phúc mạc ngoại trú tại bệnh viện Nhi trung ương năm 2022 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Định nghĩa: TPPM là phương pháp sử dụng chính màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận suy, để lọc các chất chuyển hóa, nước điện giải ra khỏi cơ thể người bệnh và giúp cân bằng nội môi[1][3] 1.1.2. Cơ chế: Màng bụng là thanh mạc bao phủ khoang bụng. Màng bụng được chia thành hai phần: lá tạng che phủ ruột và các tạng khác, và lá thành che phủ thành bụng. Màng bụng có diện tích bề mặt gần bằng diện tích bề mặt cơ thể và thông thường dao động từ 01-02m2 ở người lớn, tuy nhiên diện tích lọc màng bụng khoảng 22000 cm2, lớn hơn so với diện tích lọc của cầu thận ( 18000cm2)[2] Trên màng bụng có các lỗ lọc với các kích thước khác nhau, nó là hàng rào tác động trực tiếp đến sự vận chuyển của chất hòa tan và nước. Có 3 loại kích thước lỗ lọc: + Lỗ lớn: có đường kính từ 20 đến 40 nm, các phân tử protein được vận chuyển qua lỗ này bằng đối lưu. + Lỗ nhỏ: có đường kính 4 đến 6 nm, Chúng có tác dụng vận chuyển các phân tử nhỏ qua như: ure; creatinin; Na+; K+. + Lỗ siêu nhỏ: có đường kính < 0,5 nm chỉ để vận chuyển nước [16] Lỗ siêu nhỏ (< 0,5 nm) Lỗ nhỏ Lỗ lớn (>15 nm) Hình 1.1. Kích thước các lỗ lọc 4 Sinh lý vận chuyển các chất qua màng bụng: Màu đỏ: hồng cầu (máu) Màu vàng: màng bụng Màu xanh: dịch thẩm phân phúc mạc Hình 1.2. Hình ảnh mô phỏng màng bán thấm Nguyên tắc TPPM là sử dụng màng bụng như một màng bán thấm ngăn cách giữa hai khoang, một bên là các mao mạch quanh màng bụng và một bên là khoang bụng chứa dịch lọc màng bụng (LMB). Trong thời gian dịch LMB lưu trong khoang bụng, ba quá trình vận chuyển đồng thời xảy ra: khuếch tán, siêu lọc và hấp thu [1],[3]. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tánChênh lệch nồng độ giữa hai khoang. Quá trình khuếch tán sẽ giảm dần và đạt đến độ bão hòa khi nồng độ các chất hòa tan giữa hai khoang bằng nhau. - Tốc độ máu tại mao mạch màng bụng ở người có huyết áp bình thường từ 70100ml/phút. - Trọng lượng phân tử các chất hòa tan càng nhỏ, khả năng vận chuyển khuếch tán càng lớn và ngược lại. - Sức kháng của màng bán thấm: màng bụng dày, xơ hóa quá trình LMB kéo dài lâu năm khả năng khuếch tán sẽ giảm - Ngoài ra cơ chế siêu lọc do sự chênh lệch áp lực thẩm thấu giữa dịch LMB và mạch máu phúc mạc là cơ chế chính trong việc lấy bỏ nước từ mạch máu màng bụng ra ngoài khoang phúc mạc, nước sẽ thẩm thấu từ khoang máu vào khoang phúc mục, đay cũng là cơ chế nhằm loại bỏ nước của kỹ thuật này. - Nồng độ glucose trong dịch LMB cho áp lực thẩm thấu dịch lọc khác nhau và quyết định thể tích dịch được siêu lọc khác nhau.[1][8]. 5 1.1.3. Phân loại: TPPM hiện có 2 hình thức: 1.1.3.1. TPPM liên tục ngoại trú: TPPM liên tục ngoại trú (CAPD) là một trong những phương pháp điều trị thay thế thận cho người bệnh mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối được thực hiện tại Việt Nam từ năm 1998 và từ năm 2004 khi công ty Baxter phát minh túi dịch lọc đôi (rất thuận tiện cho lọc màng bụng) thì có nhiều bệnh viện thành lập trung tâm lọc màng bụng hơn. Hiện nay, cả nước có 28 bệnh viện thành lập trung tâm thẩm phân phúc mạc để hướng dẫn người bệnh thực hiện kỹ thuật này [19]. Trong CAPD, dịch lọc luôn hiện diện trong khoang phúc mạc của người bệnh. Thông thường dịch được thay đổi 4 lần trong ngày, và dao động từ 3 đến 5 lần tùy vào tình trạng bệnh của từng người bệnh. Các giai đoạn trao đổi dịch: - Giai đoạn 1: Đưa dịch vào, cho dịch chưa lọc vô trùng vào ổ bụng qua catheter. - Giai đoạn 2: Ngâm dịch. Dịch được ngâm trong ổ bụng từ 4-6-8 giờ tùy nồng độ dịch. - Giai đoạn 3: xả dịch ra. Với thao tác đơn giản, chi phí tương đối thấp và không bị ràng buộc với máy lọc máu khiến CAPD trở thành phương thức TPPM phổ biến nhất ở các nước đang phát triển[3],[8]. Hình 1.3. Các giai đoạn trao đổi dịch: kết nối catheter, xả dịch đã ngâm, cho dịch mới vào 6 Bất lợi chính của CAPD đối với nhiều người bệnh là cần thực hiện nhiều lần quy trình ( thường 4 lần mỗi ngày), mỗi lần cần từ 30-40 phút. Vì vậy, yêu cầu về điều kiện vệ sinh khi thay dịch và tuân thủ quy trình đảm bảo phòng tránh nhiễm trùng là vô cùng quan trọng[3] 1.1.3.2. TPPM tự động hóa: TPPM tự động hóa (APD): việc lọc được thực hiện tại nhà và sự trợ giúp của máy tạo “chu kỳ” giúp trao đổi dịch lọc khi ngủ. Máy tự động thay dịch chu kỳ 4-5 / lần đêm. 1.1.4. Chỉ định và chống chỉ định - Chỉ định: Người bệnh thích làm thẩm phân phúc mạc: người bệnh năng động, độc lập, còn đi làm hoặc đi học, trẻ em. Người bệnh không thể làm hoặc không ổn định với phương pháp thận nhân tạo, nguy cơ rối loạn nhịp tim, khó tạo hoặc duy trì đường mạch máu - Chống chỉ định: Chống chỉ định tuyệt đối: Mất chức năng màng bụng hoặc dính màng bụng, không có người nhà chăm sóc đối với những người bệnh có vấn đề về thể chất hoặc tâm thần, những khiếm khuyết cơ học không thể khắc phục được (thoát vị rốn, thoát vị thành bụng bẩm sinh, thoát vị cơ hoành,…). Chống chỉ định tương đối: Suy dinh dưỡng nặng, nhiễm trùng khoang màng bụng hoặc nhiễm trùng da, có đặt những bộ phận giả ở bụng (đặt shunt tâm thất-màng bụng,…), màng bụng bị rò rỉ, kích thước cơ thể quá lớn, nhiễm trùng hoặc thiếu máu cục bộ ruột, chứng béo phì, thường xuyên bị các đợt viêm túi thừa 1.1.5. Các loại dịch sử dụng đểTPPM: Hiện nay dịch LMB được đựng trong túi nhựa dẻo, có nhiều thể tích khác nhau (2 lít, 5 lít) gồm có thành phần điện giải, chất đệm và chất thẩm thấu. Chất thẩm thấu được sử dụng chủ yếu là glucose. Ngoài ra còn có chất thẩm thấu khácnhư icodextrin[1],[3]. 7 Hình 1.4. Hệ thống túi đôi CAPD twinbag Hiện nay, hầu hết người bệnhthẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú tại Việt Nam đang sử dụng dịch lọc thẩm phân phúc mạc với hệ thống túi đôi của công ty Baxter. Hệ thống túi đôi rất thuận tiện cho người bệnh bởi người bệnh thực hiện cùng lúc được hai quá trình tháo dịch cũ trong bụng và cho dịch mới vào mà chỉ cần một lần kết nối. Toàn bộ túi dịch, túi xả, dây dẫn là một hệ thống kín. Hai đường dịch vào và dịch ra tách biệt. Đặc biệt với đầu kết nối chữ Y bất đối xứng là một cải tiến lớn về mặt kỹ thuật giúp giảm nguy cơ gây nhiễm trùng [18] 1.1.6. Biến chứng nhiễm trùng - Nhiễm trùng chân ống: Nhiễm trùng chân ống là một trong những nhiễm trùng thường gặp của thẩm phân phúc mạc. Người bệnh có tiền sử nhiễm trùng chân ống thường dễ bị viêm màng bụng hơn so với người bệnh không có tiền sử nhiễm trùng chân ống Triệu chứng: Chảydịch, chảy mủ tự nhiên hoặc khi ấn dọc theo đường hầm; đỏ da xung quanh chân ống; đau; sưng tấy; có nhiều vảy xung quanh chân ống Điều trị: Cấy dịch/mủ và nhuộm gram. Điều trị khởi đầu tùy thuộc vào lâm sàng, có thể dùng kháng sinh toàn than hoặc kết hợp kháng sinh toàn thân với kháng sinh tại chỗ Chăm sóc: Thay băng chân ống với kỹ thuật vô trùng được thực hiện bởi điều 8 dưỡng cho đến khi chân ống lành hoàn toàn. Chăm sóc thường quy được thực hiện bởi người bệnh hoặc người nhà người bệnh hàng ngày tại nhà. Người nhà người bệnh cần báo ngay cho nhân viên y tế biết khi thấy bất cứ dấu hiệu và triệu chứng nào của nhiễm trùng chân ống - Viêm màng bụng: Viêm màng bụng vẫn là một biến chứng nặng trong phương pháp thẩm phân phúc mạc.Tình trạng viêm màng bụng nặng và kéo dài có thể dẫn tới tình trạng thay đổi tính thấm của màng bụng, rút ngắn thời gian điều trị thẩm phân phúc mạc hay người bệnh phải chuyển sang phương pháp thận nhân tạo. Cùng với sự phát triển về mặt kỹ thuật, tỉ lệ viêm màng bụng đã giảm đáng kể theo thời gian nhưng viêm màng bụng vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây thất bại điều trị của phương pháp thẩm phân phúc mạc ở hầu hết các quốc gia. Tại Mỹ, Mujais và Story nhận thấy gần 30% người bệnh chuyển sang thận nhân tạo là do nhiễm trùng (viêm màng bụng và/hoặc nhiễm trùng chân ống). Tương tự, một thăm dò tại Nhật trên phạm vi quốc gia về những lý do bỏ điều trị trong thẩm phân phúc mạc đã cho thấy 1/3 số người bệnh chuyển sang thận nhân tạo là do viêm màng bụng [1][3] Triệu chứng điển hình là dịch xả đục, đau bụng hoặc khó chịu trong bụng. Triệu chứng ít gặp hơn là sốt, buồn nôn, nôn, ớn lạnh, tiêu chảy Hình 1.5. Hình ảnh túi dịch đục (giữa) khi bị viêm màng bụng Xử trí của điều dưỡng: khi phát hiện dịch đục-> kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng chân ống và đường hầm, báo cho bác sĩ biết sau đó tiến hành ngay các bước sau: 9 - Bước 1: Lắc đều túi dịch xả, rồi lấy 2 mẫu nghiệm. - Bước 2: Rửa màng bụng 3 lần với túi dịch lọc 2 lít 1,5% có pha 500 đơn vị Heparin trong mỗi lít dịch. - Bước 3: Hỏi tiền sử về dị ứng thuốc của người bệnh, báo bác sĩ thực hiện y lệnh kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch. Phòng ngừa: CAPD là kỹ thuật được chính người bệnh hoặc người nhà của người bệnh thực hiện tại nhà theo hướng dẫn của điều dưỡng TPPM. Vì vậy, tập huấnngười bệnh một cách đầy đủ về kiến thức, kỹ năng các bước tiến hành và phòng tránh nhiễm trùng làkhâu bắt buộc của chương trình TPPM.Hầu hết các đợt viêm màng bụng xảy ra có liên quan tới sự kém hiểu biết của người bệnh về nguyên tắc vô trùng, không đảm bảo đúng quy trình kĩ thuật[3] 1.2. Hướng dẫn người bệnh thực hiện lọc màng bụng tại nhà: Mục tiêu: cải thiện tiên lượng lâm sàng, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, năm 2006 Hiệp hội lọc màng bụng thế giới ( ISPD) đã thiết lập và công bố các khuyến cáo đầu tiên để huấn luyện người bệnh và người nhà người bệnh thay dịch trong CAPD. Hội đồng liên kết điều dưỡng của ISPD đề nghị việc huấn luyện cần phải liên tục cho đến khi người huấn luyện đánh giá người bệnh hoặc người nhà người bệnh tối thiểu phải đạt được một số yêu cầu sau: - Có thể thực hiện an toàn mọi thao tác cần thiết. - Hiểu được các khái niệm về lây nhiễm và nhiễm trùng; - Có khả năng xử trí một cách thích hợp những vấn đề đã được huấn luyện[3] Đối tượng:Thành viên trong gia đình sống cùng bệnh nhi hoặc bản thân bệnh nhi nếu có đủ khả năng thực hành thẩm phân phúc mạc tại nhà. 1.2.1. Chương trình huấn luyện cho người bệnh mới (Initial Training): Sự huấn luyện đầy đủ về kiến thức cũng như kỹ năng thực hành cho người thay dịch cho bệnh nhi mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có thể ảnh hưởng tới sự thành công của phương pháp thẩm phân phúc mạc và kết quả lâm sàng [15]. Chương trình huấn luyện cho người thay dịch cho bệnh nhi phải được lên kế hoạch cụ thể 10 Nội dung huấn luyện: A/ Quy trình thực hành: * Quy trình thay dịch lọc màng bụng - Nơi thay dịch: Thoáng sạch, tắt quạt, ánh sáng tốt, không có thú nuôi hay người qua lại. - Các bước tiến hành: Bước Quy trình 1 Vào phòng đóng cửa, tắt quạt 2 Chuẩn bị dụng cụ: dung dịch sát khuẩn tay nhanh, cồn 70 độ, mở hộp khăn lau tay. - Lau khay bằng cồn 70 độ - Xé bao ngoài túi dịch, đổ túi dịch vào khay. - 2 kẹp xanh, 2 minicap 3 Đeo khẩu trang 4 Rửa tay 6 bước, lau khô tay 5 Kiểm tra túi dịch 7 bước: 1- Hạn sử dụng 2- Thể tích dịch 3- Nồng độ 4- Ấn túi dịch kiểm tra sự rò rỉ 5- Độ trong của dịch 6- Khoen xanh đầu nối 7- Khóa an toàn đảm bảo 6 Kẹp dây dường vào túi dịch, bẻ khóa 7 Vén áo lên gọn gàng, lấy ống thông ra. 8 Sát khuẩn tay nhanh lần 1 9 Kết nối túi dịch vào ống thông 10 Treo túi dịch lên, bỏ túi xả xuống 11 11 Mở khóa xoay trắng để xả dịch cũ đến hết 12 Đống khóa xoay trắng, chuyển kẹp đuổi khí 13 Mở khóa xoay trắng để cho dịch mới vào 14 Dịch vào hết, kẹp 2 đường dây túi dịch, đóng khóa xoay trắng 15 Sát khuẩn tay nhanh lần 2 16 Mở minicap- kiểm tra màu vàng của thuốc bên trong nắp 17 Tháo kết nối, đậy nắp minicap lại 18 Quan sát màu sắc, tính chất túi dịch xả trong hay đục, có vẩn hay không 19 Cân túi dịch xả, ghi sổ theo dõi dịch. Bảng 1.1. Quy trình thay dịch lọc TPPM *Quy trình thay băng chân ống: Bước Quy trình 1 Vào phòng đóng cửa, tắt quạt. 2 Chuẩn bị dụng cụ: - Betadine, nước muối 0,9%, băng dính, khăn lau tay, dung dịch sát khuẩn tay nhanh. - Lau khay bằng cồn 70 độ - Bóc túi gạc nguyên, đổ vào khay 3 Đeo khẩu trang 4 Rửa tay 6 bước, lau khô tay 5 Xé lần lượt 07 miếng gạc ra để lên vỏ ngoài miếng gạc ( chân ống ướt dùng nhiều gạc hơn) 6 Cho betadine hoặc nước muối 0,9% lên lần lượt các miếng gạc. Để lại 03 miếng gạc khô. 7 Vén áo lên gọn gàng, bỏ túi đeo 8 Bóc băng bẩn 9 Quan sát, kiểm tra tình trạng chân ống, đường hầm 10 Sát khuẩn tay nhanh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan