Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Thực trạng kiến thức phòng bệnh của các bà mẹ có con mắc tay chân miệng điều trị...

Tài liệu Thực trạng kiến thức phòng bệnh của các bà mẹ có con mắc tay chân miệng điều trị tại bệnh viện việt nam – thụy điển uông bí năm 2022

.PDF
45
1
144

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG BỆNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON MẮC TAY CHÂN MIỆNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG BỆNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON MẮC TAY CHÂN MIỆNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu thực hiện chuyên đề, em đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo tại trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, gia đình và bạn bè. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đó, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban giám hiệu nhà trường, phòng đào tạo sau đại học, các phòng ban và các thầy cô giáo trường đại học Điều Dưỡng Nam Định đã truyền đạt cho em kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ em trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Thạc sỹ Phạm Thị Bích Ngọc, giảng viên trường đại học Điều Dưỡng Nam Định là người thầy đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Ban giám đốc, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt khóa học này. Em cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp CK I Điều Dưỡng – khóa 9 Nhi, những người đã giành cho em tình cảm và nguồn động viên khích lệ. Học viên Nguyễn Thị Phương Thảo ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng em. Những kết quả khảo sát sử dụng trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực. Kết quả khảo sát này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước tới nay. Nam Định, ngày tháng 8 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Phương Thảo iii MỤC LỤC 1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm chung về bệnh tay chân miệng.................................................... 3 1.1.2. Lịch sử bệnh tay chân miệng ....................................................................... 3 1.1.3. Tác nhân gây bệnh ....................................................................................... 3 1.1.4. Nguồn truyền và phương thức lây truyền ..................................................... 4 1.1.5. Chẩn đoán và biến chứng............................................................................. 5 1.1.6. Tính cảm nhiễm ........................................................................................... 5 1.1.7. Đặc điểm mắc bệnh theo tuổi và tính miễn dịch của bệnh ............................ 5 1.1.8. Đặc điểm mắc bệnh theo giới tính[11] ......................................................... 5 1.1.9. Phân bố bệnh theo mùa ................................................................................ 6 1.1.10. Phòng bệnh và biện pháp xử lý dịch[8], [12].............................................. 6 1.1.11. Tình hình bệnh tay chân miệng trên thế giới và Việt Nam ......................... 8 1.2.1. Các nghiên cứu về kiến thức phòng bệnh tay chân miệng trên thế giới. ..... 10 1.2.2. Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành và yếu tố liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng ở Việt Nam ........................................................................ 12 Chương 2 ................................................................................................................... 15 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ...................................................................... 15 2.1. Giới thiệu về bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ................................. 15 2.2. Thực trạng kiến thức phòng bệnh của bà mẹ có con mắc tay chân miệng điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ........................................ 16 Chương 3 ................................................................................................................... 23 BÀN LUẬN .............................................................................................................. 23 3.1. Thực trạng vấn đề khảo sát .............................................................................. 23 3.1.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát ............................................................... 23 3.1.2. Thực trạng kiến thức phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ ..................... 24 3.2. Ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những tồn tại.......................................... 26 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 29 1. Thực trạng kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ. ............. 29 2. Đề xuất giải pháp nâng cao kiến thức và thực hành của bà mẹ ............................ 29 iv TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 31 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 33 PHIẾU KHẢO SÁT .................................................................................................. 33 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐTNC GDSK NB NVYT TCM Đối tượng nghiên cứu Giáo dục sức khỏe Người bệnh Nhân viên y tế Tay chân miệng vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm chung của bà mẹ ........................................................................ 17 Bảng 2.2 Số lần mắc bệnh tay chân miệng và tình trạng tiêm chủng của trẻ ............... 18 Bảng 2.3 Nguồn thông tin về bệnh tay chân miệng ................................................... 19 Bảng 2.4: Kiến thức về đường lây truyền bệnh tay chân miệng .................................. 19 Bảng 2.5: Kiến thức đúng của bà mẹ về yếu tố nguy cơ gây bệnh TCM..................... 19 Bảng 2.6: Kiến thức đúng về dấu hiệu đặc trưng bệnh tay chân miệng ....................... 20 Bảng 2.7: Kiến thức về kiêng khi trẻ mắc tay chân miệng .......................................... 20 Bảng 2.8: Kiến thức đúng về dấu hiệu đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế ............................. 20 Bảng 2.9: Kiến thức đúng về biện pháp chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng ................. 21 Bảng 2.10: Kiến thức đúng về biện pháp phòng bệnh tay chân miệng ........................ 21 Bảng 2.11: Kiến thức đúng về thời điểm rửa tay của bà mẹ và trẻ .............................. 22 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Đặc điểm về trình độ học vấn của bà mẹ ................................................ 17 Biểu đồ 2.2: Đặc điểm về nghề nghiệp của bà mẹ ...................................................... 18 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71). Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ dưới 5 tuổi, một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời [2], [5]. Tại Việt Nam bệnh xuất hiện quanh năm ở hầu hết các địa phương, bệnh có xu hướng tăng cao từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12 hàng năm. Bệnh TCM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hay vắc xin phòng bệnh. Biện pháp phòng bệnh TCM chủ yếu hiện nay là truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành và phát hiện sớm ca bệnh [2],[3], [5]. Tại hộ gia đình bà mẹ trẻ là người gần gũi với trẻ, hiểu biết của bà mẹ trẻ về sức khỏe, bệnh tật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Chỉ khi bà mẹ trẻ có kiến thức tốt mới có biện pháp phòng bệnh hiệu quả, xử trí tốt khi trẻ mắc bệnh và tránh làm lây lan mầm bệnh ra môi trường. Kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành của bà mẹ trẻ về phòng bệnh TCM được xác định là có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng bệnh TCM cho trẻ [16]. Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin dự phòng. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tay chân miệng được xác định là có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng chống bệnh cho trẻ em [1]. Tuy nhiên, kiến thức của bà mẹ còn hạn chế dẫn đến thực hành chăm sóc và phòng chống bệnh TCM chưa đúng, chưa đủ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh TCM ở trẻ còn cao. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Y tế đã thống kê được hơn 5.500 ca mắc tay chân miệng trên cả nước, trong đó đã có 1 ca nặng dẫn đến tử vong vì bệnh. Bộ Y tế cảnh báo tay chân miệng rất có khả năng sẽ bùng dịch nếu không kịp thời hành động. Trẻ nhỏ thường không có đủ sức đề kháng khỏe để chống lại bệnh, thêm và đó là mức độ nhận thức của các bé chưa hoàn chỉnh. Việc để bé có thể tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bệnh lý là điều gần như không thể. Vậy nên, các bà mẹ - những người chăm sóc 2 chính của trẻ cần có những kiến thức phòng bệnh thật tốt để hạn chế nguy cơ trẻ mắc bệnh. Lưu lượng trẻ điều trị tay chân miệng tại khoa Nhi – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí luôn ở mức khá cao. Tuy nhiên đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về kiến thức phòng bệnh TCM của các bà mẹ có con điều trị TCM. Để góp phần vào công tác phòng bệnh TCM, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức phòng bệnh của các bà mẹ có con mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2022 ”. Với 2 mục tiêu. 1. Mô tả thực trạng kiến thức phòng bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con điều trị tại khoa Nhi , bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức phòng bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con điều trị tại khoa Nhi , bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm chung về bệnh tay chân miệng Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người và dễ gây thành dịch. Bệnh do hai chủng vi rút thường gặp là Coxsackie virus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71), trong đó hầu hết các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Biểu hiện chính của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời [5], [6]. Bệnh TCM gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi [10]. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát dịch [17]. 1.1.2. Lịch sử bệnh tay chân miệng Bệnh TCM được phát hiện từ lâu và gặp ở nhiều nước trên thế giới, năm 1969 lần đầu tiên người ta phát hiện ra bệnh TCM, tác nhân gây bệnh là EV71 trên trẻ em bị viêm màng não ở bang California, Hoa Kỳ. Sau đó, bệnh liên tục được ghi nhận ở các quốc gia như Australia (1972), Thụy Điển (1973), Nhật Bản (1975), Bun-ga-ry (1978), Hung-ga-ry (1979), Pháp (1985). Đến năm 1997 bệnh được phát hiện ở Hồng Kông, Singapore, Malaysia [49], [50]. Đến nay bệnh TCM được ghi nhận ở hầu hết các nước trên thế giới, tập trung chủ yếu tại các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Theo khuyến cáo của WHO năm 2011, bệnh TCM là một trong những bệnh truyền nhiễm khẩn cấp phải được thông báo [18, [19]. 1.1.3. Tác nhân gây bệnh Bệnh TCM do các vi rút thuộc nhóm vi rút đường ruột gây ra. Các vi rút có khả năng gây bệnh TCM trong nhóm này gồm vi rút Coxsackies và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16. Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và dẫn đến tử vong. Các vi rút đường ruột khác thường gây bệnh nhẹ. Vi rút có thể tồn tại nhiều ngày ở điều kiện bình thường và nhiều 4 tuần ở nhiệt độ 40C. Tia cực tím, nhiệt độ cao, các chất diệt trùng như formaldehyt, các dung dịch khử trùng có chứa Clo hoạt tính có thể diệt vi rút [6]. 1.1.4. Nguồn truyền và phương thức lây truyền Bệnh TCM lây truyền qua đường tiêu hoá: nước uống, bàn tay của trẻ hoặc của người chăm sóc trẻ, các đồ dùng, đặc biệt là đồ chơi và vật dụng sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, đĩa, thìa, cốc bị nhiễm vi rút từ phân hoặc dịch nốt phỏng, vết loét hoặc dịch tiết đường hô hấp, nước bọt. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp người - người qua các dịch tiết đường hô hấp, hạt nước bọt. Một số yếu tố có thể làm gia tăng sự lây truyền và bùng phát dịch bao gồm: mật độ dân số cao, nhà ở chật chội; điều kiện vệ sinh kém; thiếu nhà vệ sinh; thiếu hoặc không có nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày [6]. Vi rút gây bệnh TCM có khả năng đào thải qua phân trong vòng từ 2 đến 4 tuần, cá biệt có thể tới 12 tuần sau khi nhiễm. Vi rút cũng tồn tại, nhân lên ở đường hô hấp trên và đào thải qua dịch tiết từ hầu họng trong vòng 2 tuần. Vi rút cũng có nhiều trong dịch tiết từ các nốt phỏng nước, vết loét của bệnh nhân [5]. Người bệnh hay người lành không triệu chứng là những ổ chứa tác nhân gây bệnh. Vi rút có mặt sớm nhất ở dịch tiết trong họng khoảng từ 5 - 7 ngày. Vi rút có trong dịch tiết mụn nước từ 1 - 2 tuần và có thể tồn tại trong phân tới 1 tháng. Enterovirus có thể lây truyền ngay từ khi phơi nhiễm với vi rút trong thời kỳ ủ bệnh, khả năng lây truyền cao nhất là từ 5 - 7 ngày sau khi phát bệnh [4], [6], [10], [12]. Các dấu hiệu, triệu chứng đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban phỏng nước [6]. Giai đoạn ủ bệnh của bệnh từ 3 - 7 ngày. Giai đoạn khởi phát từ 1 - 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biến ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3 - 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh: loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 - 3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt; phát ban dạng phỏng nước lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông và tồn tại trong một thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm; sốt nhẹ; nôn; nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng; biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuyên xuất hiện sớm từ ngày thứ 2 - 5 của bệnh. Giai đoạn lùi bệnh thường từ 3 - 5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng [6] [10]. 5 1.1.5. Chẩn đoán và biến chứng Chẩn đoán ca lâm sàng dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học. Dấu hiệu lâm sàng là sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày; phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, kèm sốt hoặc không. Yếu tố dịch tễ căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng; biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuyên xuất hiện sớm từ ngày thứ 2 - 5 của bệnh [6]. Biến chứng thần kinh gồm viêm não, viêm thân não, màng não, rung giật cơ, ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược, yếu, liệt chi, co giật hôn mê kèm với suy hô hấp. Biến chứng tim mạch, hô hấp gồm viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, khó thở, thở không đều, phù phổi cấp, tím tái [2]. 1.1.6. Tính cảm nhiễm Mọi người đều có thể cảm nhiễm với vi rút gây bệnh nhưng không phải tất cả những người nhiễm vi rút đều có biểu hiện bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt ở nhóm dưới 3 tuổi. Người lớn ít bị mắc bệnh có thể do đã có kháng thể từ những lần bị nhiễm hoặc mắc bệnh trước đây [5]. EV71 là loại vi rút nguy hiểm chưa có vắc xin phòng ngừa và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Ngoài tấn công vùng da và họng gây phỏng nước, EV71 còn có xu hướng tấn công lên hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là vùng thân não và hành tủy. Khi vi rút tấn công vào não của trẻ sẽ ảnh hưởng đến hô hấp và tim mạch gây phù phổi, suy tim. Đa số các trường hợp TCM sẽ tự khỏi, nhưng nếu do tác nhân EV71, một số trẻ có biến chứng rất nguy hiểm là viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não. Điều nguy hiểm hơn là các biến chứng này rất khó phát hiện sớm nếu thầy thuốc không có kinh nghiệm và người nhà không chú ý [6]. 1.1.7. Đặc điểm mắc bệnh theo tuổi và tính miễn dịch của bệnh Bệnh TCM có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Người lớn ít bị mắc bệnh, có thể đã có kháng thể từ những lần bị nhiễm hoặc mắc bệnh trước đây [6], [5].Trẻ nhũ nhi, trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất do chúng chưa có đủ kháng thể để chống lại bệnh. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống vi rút gây bệnh, tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn tái phát bệnh do một chủng vi rút khác gây 1.1.8. Đặc điểm mắc bệnh theo giới tính[11] bệnh [11]. 6 Có sự chênh lệch tỷ lệ mắc bệnh TCM giữa nam và nữ. Theo báo cáo ở Sigapore từ năm 2000 - 2007 tỷ số mắc bệnh TCM nam : nữ dao động từ 1,3 - 1,7 : 1; báo cáo tại Bengal - Ấn độ (2003) với 38 ca mắc thì nam nhiều hơn nữ không đáng kể (21/17) [40]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Tiến (2011) tại khu vực phía Nam cho thấy bệnh TCM xảy ra ở nam nhiều hơn nữ (61,4%) [28]. Tại Khánh Hòa, theo tác giả Trần Thị Tuyết Mai nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học bệnh TCM tỉnh Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013 cũng cho thấy nam giới có tỷ lệ mắc bệnh TCM cao hơn nữ giới (59,9%) [17]. 1.1.9. Phân bố bệnh theo mùa Ở nước ta, bệnh TCM gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cả nước, số mắc thường tăng từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12. Nghiên cứu của Phan Văn Tú năm 2005 tại các tỉnh phía Nam cho thấy: thời điểm từ tháng 3 - 5 bệnh TCM do CA16 là chủ yếu, nhưng trong tháng 9 - 12 bệnh do EV71 gây ra chiếm tỷ lệ cao [4], [5], [8] 1.1.10. Phòng bệnh và biện pháp xử lý dịch[8], [12] Phòng bệnh: Hiện nay bệnh TCM chưa có vắc xin phòng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh lây chủ yếu qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng, phân nhiễm vi rút. Do vậy, nguyên tắc phòng bệnh quan trọng là: phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và điều trị kịp thời; cách ly các trường hợp mới mắc, không để bệnh lây lan ra cộng đồng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nâng cao thể trạng; làm sạch bề mặt và khử trùng dụng cụ sinh hoạt, nhà vệ sinh; phòng, chống dịch theo Quyết định số 581/QĐ-BYT ngày 24/02/2012 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn Giám sát và phòng, chống bệnh TCM [5]: – Vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày nhất là trước và sau khi tiếp xúc với trẻ; – Đối với trẻ đã mắc bệnh: Giặt sạch quần áo, tã lót, khăn mặt sau đó ngâm qua với nước sôi hoặc dung dịch cloramin B. Không giặt chung quần áo của trẻ mắc bệnh với các trẻ khác; – Các gia đình, nhà trẻ, trường mẫu giáo cần thường xuyên lau sạch bề mặt, vật dụng bé tiếp xúc hằng ngày như sàn nhà, tường, đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang… bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Tập thói quen rửa tay đúng cách và thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ; 7 – Tuyệt đối không mớm thức ăn, không dùng tay bốc thức ăn trực tiếp cho trẻ. Dạy trẻ không ăn bốc, không mút tay, không đưa đồ chơi lên miệng…; – Hạn chế cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được vệ sinh; – Nên cho trẻ đi ngoài vào bô có sẵn chất diệt khuẩn như cloraminB. Phân cần được xử lý tốt, tránh thải trực tiếp ra môi trường xung quanh; – Nhà vệ sinh cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, lau chùi bằng xà phòng và chất sát khuẩn. – Khi phát hiện trẻ mắc tay chân miệng, cần cách ly trẻ để tránh lây lan, đồng thời báo nhà trường để cho trẻ tạm nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh. Biện pháp xử lý dịch: Khi xảy ra vụ dịch bệnh TCM, cần áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp bao gồm: tạm thời đóng cửa các lớp học tại nhà trẻ, mẫu giáo nhằm hạn chế và cắt đứt đường lây truyền của vi rút, thực hiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường thông qua khử trùng đồ dùng, dụng cụ...bằng các chất sử dụng Cloramin B và một số hóa chất tiệt trùng khác. Tại nhà trẻ, mẫu giáo: Trẻ mắc bệnh không đến lớp 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đi học lại khi hết loét ở miệng và bỏng nước. Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày, thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng để cắt đứt đường lây truyền giữa các ca bệnh. Thầy, cô giáo hoặc người hướng dẫn tại nhà trẻ phải theo dõi hàng ngày, đặc biệt khi trẻ đến lớp và các biểu hiện như sốt, loét miệng, bỏng nước để thông báo cho gia đình và cán bộ y tế xử lý kịp thời. Phải đảm bảo cho tất cả các trẻ và người lớn thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như: Rửa tay với xà phòng (RTVXP) trước khi chế biến thức ăn/đồ uống, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế/chăm sóc trẻ; sau khi làm vệ sinh/thay tã lót/quần áo có dính chất thải của trẻ, sau khi đi vệ sinh cá nhân, sau khi ho/hắt hơi/xì mũi và khi tay bẩn cùng với nước sạch. Làm sạch vật dụng, dụng cụ thường xuyên sử dụng, đồ chơi… bằng nước và xà phòng. Thực hiện một số biện pháp hạn chế lây truyền theo đường “phân - miệng” khác như ăn chín, uống sôi. Lau sạch các dụng cụ, vật dụng thường xuyên sử dụng, đồ chơi…bằng nước và xà phòng, sau đó lau bằng dung dịch Cloramin B 2% hàng ngày. Dụng cụ ăn uống như chén bát, đũa, ly cốc ngâm, tráng qua nước sôi trước khi ăn và sử dụng. Thường xuyên làm thông thoáng lớp học [5]. Tại gia đình bệnh nhân: Bệnh nhân phải được cách ly. Khi có các biểu hiện 8 biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh sốt cao ≥ 39,50C, thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Bệnh nhân đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện [5]. Phân và chất thải của bệnh nhân phải được khử trùng bằng Cloramin B 2%. Quần áo, chăn màn, dụng cụ của bệnh nhân cần phải khử trùng bằng cách đun sôi, ngâm dung dịch Cloramin B 2%. Với người chăm sóc bệnh nhân: hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân, nhất là rửa tay ngay khi thay tã cho trẻ; hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp như hôn, dùng chung dụng cụ với trẻ bệnh. Khi trẻ còn triệu chứng TCM, không cho phép tham gia các hoạt động, gặp gỡ đông trẻ em khác như đến lớp, đi bơi…theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, bỏng nước đối với các thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em để có thông báo cho cơ quan y tế xử lý, điều trị kịp thời [5]. Đối với cộng đồng: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, phụ huynh học sinh và thầy, cô giáo kiến thức về đường lây truyền, các yếu tố nguy cơ và những biện pháp phòng bệnh…Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như: RTVXP trước khi chế biến thức ăn/đồ uống, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế/chăm sóc trẻ; sau khi làm vệ sinh/thay tã lót/quần áo có dính chất thải của trẻ, sau khi đi vệ sinh cá nhân, sau khi ho/hắt hơi/xì mũi và khi tay bẩn cùng với nước sạch. Làm sạch vật dụng, dụng cụ thường xuyên sử dụng, đồ chơi… bằng nước và xà phòng. Che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện, không để vi rút lây lan…Khi có các biểu hiện sốt, loét miệng, nổi phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, vùng gối đặc biệt kèm theo biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh sốt cao ≥ 39,50C, thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời [5]. 1.1.11. Tình hình bệnh tay chân miệng trên thế giới và Việt Nam 1.1.11.1. Tình hình bệnh tay chân miệng trên thế giới Năm 1969 tại California - Hoa kỳ đã phát hiện ca bệnh đầu tiên nhiễm EV71 có biến chứng viêm màng não. Đến nay, bệnh TCM đã lây lan ở hầu hết các nước trên thế giới. Tại Châu Âu, vào những năm 1970 của thế kỷ trước, dịch đã xuất hiện ở Bulgari và Hungari, chỉ riêng Hungari đã có 1.505 ca mắc và 45 ca chết. Bunlgari có 750 ca mắc bệnh, 149 ca bị liệt và 44 ca chết [21]. Tại Nhật Bản là nước có lịch sử bệnh TCM xuất hiện sớm với một số vụ dịch do 9 EV71 vào năm 1973 và 1978 với 3.196 và 36.301 ca mắc và một số ca tử vong [18]. Vụ dịch TCM năm 2000 và 2003 tại Nhật Bản ghi nhận lần lượt 205.365 và 172.659 ca mắc, khoảng 90% trẻ dưới 5 tuổi, EV71 được xác định là căn nguyên chính gây bệnh TCM trong cả hai vụ dịch và có 272 trường hợp biến chứng được báo cáo trong giai đoạn 2000 - 2002. Trong đó, 226 trường hợp xuất hiện trong năm 2000; 32 trong năm 2001 và 14 trong năm 2002. Năm 2015 Nhật Bản có 381.581 trường hợp mắc bệnh TCM và năm 2016 có 69.121 trường hợp mắc, kết quả xét nghiệm cho thấy tác nhân chính gây bệnh là CA16. Trong tuần lễ 50 năm 2017 số trường hợp mắc TCM được báo cáo là 2.545. Tính đến ngày 17/12/2017, ở đó đã có 355.500 trường hợp mắc bệnh TCM được báo cáo vào năm 2017 và theo xu hướng theo mùa của cùng một thời kỳ quan sát được giữa năm 2010 và năm 2016 [22]. Tại Trung Quốc, trường hợp nhiễm bệnh TCM được phát hiện đầu tiên vào năm 1981 tại Thượng Hải. Sau đó dịch đã lan sang các tỉnh, thành khác như Bắc Kinh, Quảng Đông. Theo báo cáo tại nước này, từ tháng 05/2008 đến tháng 4/2009 đã ghi nhận 765.220 ca mắc, trong đó 89,1% là trẻ em dưới 5 tuổi, 4.067 ca nặng và 205 ca tử vong. Năm 2011, Trung Quốc ghi nhận 1.217.768 trường hợp mắc (bằng 70% so với năm 2010 là 1.567.254 trường hợp) trong đó 399 trường hợp tử vong; năm 2012 (1.774.581) và năm 2013 (1.517.9827) [19]. Năm 2015, Trung Quốc ghi nhận 2.014.999 trường hợp mắc TCM; 124 trường hợp tử vong. Theo báo cáo mới nhất của Uỷ ban quốc gia về Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc tính đến ngày 31/12/2016 có tổng số 2.468.174 trường hợp mắc TCM trong đó có 220 trường hợp tử vong . Từ ngày 1 đến ngày 30/11/2017, có 130.280 trường hợp mắc bệnh TCM và không tử vong [22]. Tại Singapore, xảy ra vụ dịch lớn vào năm 2000 với 3.790 ca được báo cáo, 78,8% là trẻ dưới 4 tuổi. Một nghiên cứu tiến hành phân lập vi rút từ 104 bệnh nhân cho kết quả 73,1% dương tính với EV71 [18]. Báo cáo về TCM trở thành bắt buộc kể từ tháng 10/2000. Trong vòng 7 năm từ năm 2001 đến 2007, các vụ dịch TCM xuất hiện vào các năm 2002 (16.228 ca), năm 2005 (15.256 ca). Tỷ lệ mắc hàng năm cao nhất ở trẻ dưới 4 tuổi, chiếm 62,2% đến 74,5% các trường hợp được báo cáo [21]. Năm 2015, nước này ghi nhận 28.216 trường hợp mắc bệnh TCM và trong tuần 52 đã có 519 trường hợp mắc cao hơn so với các quan sát khác cùng kỳ các năm gần đây [20]. Trong tuần lễ thứ 50 năm 2017, có 460 trường hợp mắc bệnh TCM tương đương với các năm trước. 1.1.11.2. Tình hình bệnh tay chân miệng tại Việt Nam 10 Tại Việt Nam bệnh TCM xuất hiện quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cả nước, thường gây ra dịch tại các tỉnh phía Nam và miền Trung. Tại miền Nam dịch trầm trọng hơn so với miền Trung do số ca tử vong cao. Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh, bệnh TCM bắt đầu xuất hiện vào năm 2002 và năm 2003 vụ dịch TCM lần đầu được báo cáo tại Miền Nam, Việt Nam [13]. Những năm gần đây, bệnh có xu hướng tăng và trở thành mối lo ngại đối với sức khỏe cộng đồng. Trong năm 2006 - 2007, 305 ca nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng I có biểu hiện bệnh lý thần kinh, trong số đó có 36 ca (11%) và 3 ca tử vong (0,01%) được xác định do EV71. Qua bảng số liệu cho thấy bệnh TCM lưu hành tại Việt Nam trong những năm gần đây. Đỉnh điểm là vụ dịch năm 2012 với số ca mắc trên 150.000 người. Bệnh TCM vẫn tiếp diễn với số lượng mắc cao và diễn biến thất thường về bệnh, cho thấy tính cấp thiết để có biện pháp kịp thời, hiệu quả trong công tác phòng bệnh TCM[12]. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Các nghiên cứu về kiến thức phòng bệnh tay chân miệng trên thế giới. Nghiên cứu đánh giá kiến thức phòng bệnh TCM của cha, mẹ trẻ dưới 5 tuổi được thực hiện tại huyện Dingtao, Tứ Xuyên, Trung Quốc (2015) là nghiên cứu đánh giá sự tác động của bài giảng giáo dục sức khỏe về bệnh TCM cho cha mẹ của trẻ dưới 5 tuổi, thông qua sự hiểu biết của họ về bệnh TCM. Kết quả cho thấy có sự khác biệt về kiến thức của ĐTNC trước và sau khi nhận được bài giảng sức khỏe. Tỷ lệ phụ huynh có kiến thức đạt về bệnh TCM trước và sau khi tiếp nhận giáo dục sức khỏe tương ứng là 57,8% và 84,3%. Điều này đã chứng minh bài giảng sức khỏe là một phương pháp hữu hiệu trong việc giáo dục truyền thông về bệnh TCM. Kết quả cũng cho thấy, nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho ĐTNC là truyền hình 79,7%, gia đình và bạn bè 59,1%, loa đài 49,6%, truyền thông trực tiếp 49,1%, cuốn sách nhỏ 44,2% và bác sĩ 41,7%. Tuy nhiên, các nguồn họ thích hơn là truyền hình 64,9%, bác sĩ 43,9%, bài giảng 42,9% và cuốn sách nhỏ 36,3% [19]. Nghiên cứu của Naw Ku Ku (2007), nghiên cứu trên 124 người chăm sóc từ trường mẫu giáo, trung tâm giữ trẻ và trường tiểu học cho thấy: hầu hết những người chăm sóc có kinh nghiệm làm việc hơn 6 năm nhưng chưa bao giờ có kinh nghiệm về phòng dịch bệnh TCM. Có 1/3 người được hỏi có hành vi phòng ngừa tốt và 31,5% có hành vi chưa tốt. Đối với kiến thức chung về bệnh TCM, những người được hỏi có kiến 11 thức rất thấp về bệnh này: có 13,7% có nhận thức tốt về bệnh TCM và phần còn lại cần phải nâng cao kiến thức [17]. Nghiên cứu của Li Chao-ying, PEI Xiao-di và cộng sự (2010) về kiến thức, thái độ hành của phụ huynh học sinh ở 2 trường tiểu học ở Cheng du, Trung Quốc về phòng chống TCM cho thấy điểm trung bình kiến thức của phụ huynh về bệnh TCM là 41,8%, trong đó có 93,8% cha mẹ cho rằng các báo cáo về bệnh TCM trên phương tiện thông tin đại chúng đã thuyết phục được họ, 92,2% trong số họ tin rằng những thông tin đó đáng tin cậy và 96,2% trong số họ tin rằng họ có thể tìm hiểu về bệnh TCM từ những thông tin đó [19]. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra kiến thức và hành vi phòng ngừa của người chăm sóc về bệnh TCM được cải thiện thông qua các kênh truyền thông. Nghiên cứu của Naw Ku Ku (2007), cho thấy có 80% nhận được thông tin về bệnh TCM từ truyền hình, có 61,6% từ báo chí, có 50,5% từ phát thanh [17]. Nghiên cứu của Li Chao-ying, PEI Xiaodi và cộng sự (2010) cho thấy có 93,8% cha mẹ cho rằng các báo cáo về TCM trên phương tiện thông tin đại chúng đã thuyết phục được họ, 92,2% trong số họ tin rằng những thông tin đó đáng tin cậy và 96,2% trong số họ tin rằng họ có thể tìm hiểu về bệnh TCM từ những thông tin đó. Nghiên cứu đánh giá kiến thức phòng bệnh TCM của cha, mẹ trẻ dưới 5 tuổi được thực hiện tại huyện Dingtao, Tứ Xuyên, Trung Quốc (2010) cũng cho thấy nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho ĐTNC là truyền hình (79,7%), gia đình và bạn bè (59,1%), loa đài (49,6%), tuyền thông trực tiếp (49,1%), cuốn sách nhỏ (44,2%) và bác sĩ (41,7%) [19]. Một nghiên cứu khác tại Thái Lan, tìm hiểu các yếu tố dự đoán hành vi phòng bệnh TCM giữa hai nhóm người chăm sóc trẻ ở mẫu giáo và nhóm bố mẹ được triển khai tại Pathum Thaini, năm 2015. Kết quả cho thấy kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị bệnh TCM và biết các dấu hiệu bị bệnh TCM được xác định là yếu tố dự đoán mắc bệnh TCM chiếm 14,0% trong tổng số người chăm sóc trẻ; trong khi kiến thức về bệnh TCM và trình độ học vấn (TĐHV) được xác định là yếu tố nguy cơ chiếm 9,8% trong tổng số hành vi phòng bệnh của nhóm bố mẹ [21]. Về các yếu tố liên quan đến biện pháp phòng bệnh TCM, tác giả Ruan F. và cộng sự tại Đài Loan năm 2011 đã ghi nhận 3 yếu tố nguy cơ chính là trẻ có chơi với trẻ hàng xóm, trẻ có đi khám bệnh, trẻ có đi tới chỗ tụ tập đông người. Cụ thể: trẻ có chơi với trẻ hàng xóm có nguy cơ mắc TCM cao gấp 11 lần so với trẻ không chơi với trẻ hàng xóm (OR = 11; 95%CI = [6,2 - 17]); trẻ có đi khám bệnh có nguy cơ mắc TCM cao gấp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan