Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Thực trạng kiến thức dự phòng viêm phổi của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại bệnh vi...

Tài liệu Thực trạng kiến thức dự phòng viêm phổi của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại bệnh viện nhi trung ương năm 2022

.PDF
37
1
123

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM NGUYỄN THỊ KHUYÊN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC DỰ PHÒNG VIÊM PHỔI CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM NGUYỄN THỊ KHUYÊN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC DỰ PHÒNG VIÊM PHỔI CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.BS. VŨ VĂN THÀNH NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học TrườngĐại học Điều dưỡng Nam Định, các Thầy, Cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để em có thểhoàn thành chuyên đề này.Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người học trò, em xin bày tỏ lòngbiết ơn tới TS. BSVũ Văn Thành- người Thầy kính mến đã dạy dỗ, tận tìnhhướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Tuy nhiên, kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy, cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Emxin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ emtrong quá trình học tập và thực hiện chuyên đề“Thực trạng kiến thức dự phòng viêm phổi của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022”. Một lần nữa em xin chân thành cảmơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Khuyên ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng kiến thức dự phòng viêm phổi của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022” là một đánh giá độc lập của bản thân không có sự sao chép của người khác. Chuyên đề này là một trong những sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu, đánh giá trong quá trình học tập tại Trường và thực tập tại Bệnh viện Nhi Trung ương,trongquátrình viết bài có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Vũ Văn Thành, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Em xin cam đoan nếu có vấn đề gì em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Nguyễn Thị Khuyên MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………………….......i LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………………………ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………………....iii DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………...iv ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1 .......................................................................................................... 1 1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 1 1.1. Kiến thức về bệnh VP ................................................................................ 1 1.3. Phân loại.................................................................................................... 3 1.4. Biến chứng ................................................................................................. 4 1.5. Các biểu hiện lâm sàng............................................................................... 4 1.6.Cách xử trí và chăm sóc .............................................................................. 5 1.7. Phòng bệnh ................................................................................................ 6 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................... 7 2.1. Nghiên cứu trên thế giới ............................................................................. 7 2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................................... 8 2.3. Các văn bản quy định ............................................................................... 9 Chương 2 ........................................................................................................ 10 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN ............................................................ 10 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu ...................... 10 2.2. Kết quả khảo sát ....................................................................................... 11 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................... 18 3.2. Thực trạng kiến thức của bà mẹ về dự phòng bệnhVP trẻ em ................... 18 3.3. Bàn luận chung về kiến thức của các bà mẹ về VP ................................... 19 KẾT LUẬN .................................................................................................... 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC VIẾT TẮT CSYT: Cơ sở y tế NKHHCT: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính VP: Viêm phổi WHO: WorldHealthOrganization(Tổ chức Y tế thế giới) GDSK Giáo dục sức khỏe UNICEF (United Nations Childern’s Fund): Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc KTĐ Kiến thức đúng KTCĐ Kiến thức chưa đúng iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n= 100) ................................................ Bảng 2.2. Các đặc điểm về thông tin GDSK .................................................................. Bảng 2.3. Kiến thức của bà mẹ về khái niệm bệnh VP trẻ em ........................................ Bảng 2.4. Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây VP hay gặp ở trẻ em ..................... Bảng 2.5. Kiến thức của bà mẹ về triệu chứng của trẻ khi bị VP Bảng 2.6. Kiến thức của bà mẹ biến chứng VP ở trẻ em ................................................ Bảng 2.7. Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu nhận biết VP ở trẻ Bảng 2.8. Kiến thức của bà mẹ về cách làm thông thoáng mũi cho trẻ để dư phòng VP Bảng 2.9.Kiến thức của bà mẹ cách xử trí chăm sóc khi trẻ bị VP ................................. Bảng 2.10. Kiến thức củabà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ dự phòng bệnh VP Bảng 2.11. Kiến thức của bà mẹ chế độ dinh dưỡngcủa trẻ dự phòng bệnh VP Bảng 2.12. Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của việc tiêm chủng để dự phòng VP .......... Bảng 2.13. Điểm kiến thức của bà mẹ các yếu tối nguy cơ gây bệnh gây bệnh VP hay gặp ở trẻ em .............................................................................................................. Bảng 2.14.Phân loại mức độ kiến thức của bà mẹ về VP ............................................... 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi là một bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm vị trí hàng đầu về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trên thế giới [5]. Theo số liệu của WHO(WHO) hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ em tử vong vìVP, trong đó hơn 70% xảy ra ở châu Phi cận Sahara và ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của chương trình phòng chống NKHHCT, trung bình mỗi năm ở Việt Nam một đứa trẻ có thể mắc NKHHCT từ 3 - 5 lần, trong đó có khoảng 1 - 2 lần VP. Chỉ tính riêng trong năm 2011, mỗi ngày có 11 trẻ tử vong vì VP. Tỷ lệ tử vong do VP ở trẻ em ngoài diện sơ sinh đứng hàng đầu trong các bệnh hô hấp (75%) cũng như so với tử lệ tử vong chung chiếm khoảng 33 - 35%. Đặc biệt, VP cấp tính có khả năng tiến triển trong thời gian ngắn và biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, VP rất ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể chất của trẻ. Bên cạnh đó, còn tác động đến kinh tế gia đình do các thành viên trong gia đình phải dành nhiều thời gian và nỗ lực trong quá trình điều trị và chăm sóc. Các thống kê nghiên cứu ở tuyến bệnh viện và cộng đồng đều cho thấy tỷ lệ mắc VP ở trẻ em những năm gần đây không có xu hướng thuyên giảm. VP có tỷ lệ mắc bệnh cao và tái diễn nhiều lần trong năm, xảy ra trung bình 2-3 đợt đối với một trẻ trong một năm, chi phí điều trị tốn kém. Thời gian để chăm sóc cho trẻ đã làm giảm năng suất lao động, ngày côngvà sức khỏe tinh thần của bà mẹ, là gánh nặng với ngành y tế. Tuy nhiên, VP là bệnh có thể phòng được. Theo nghiên cứu của Đặng Thị Thu Lệ và Nguyễn Hữu Hiếu (2014) trên 200 bà mẹ, cho thấy 53% bà mẹ có thực hành đúng khi chăm sóc trẻ bị VP; 86,5% bà mẹ vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ; 67% bà mẹ cho trẻ dùng siro ho khi trẻ bị ho [3]. Năm 2017, nghiên cứu của Trần Thị Ly đã cho thấy: tỷ lệ bà mẹ có nhận thức đúng về định nghĩa là 54,8%, về nguyên nhân là 53,2%, về triệu chứng là 90,3%, về các yếu tố nguy cơ là 75,8%, biện pháp phòng bệnh là 67,7% [9]. Theo WHO có đến 75% bệnh nhi nhiễm VPđược điều trị, chăm sóc tại nhà. Kiến thức của bà mẹ về dự phòng đóng vai trò quan trọng, phát hiện sớm và đưa trẻ đến CSYT kịp thời, giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong do VP gây ra. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy nhận thức của bà mẹ vềVP còn thấp. 2 Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày có khoảng 4.000 - 5.000 bệnh nhi đến khám, trong đó, số trẻ số trẻ mắc VP phải nhập viện điều trị còn cao (trung bình khoảng 50 - 60trẻ/ngày). Theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, quy định rõ nhiệm vụ của điều dưỡng về công tác giáo dục sức khoẻ. Việc nâng cao kiến thức cho các bà mẹ có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa bệnh VP cho trẻ; kiến thức sẽ dự phòngtốtsẽ góp phần hạn chế tối đa các hậu quả do VP gây ra. Từ thực tế trên, tôi lựa chọn thực hiện chuyên đề “Thực trạngkiến thức dự phòng viêm phổi của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022”,nhằm hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng kiến thức dự phòng VP của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Khoa Nhi tổng quát 1 - Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức dự phòng VP của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận 1.1. Kiến thức về bệnh viêm phổi Khái niệm:VP là bệnh nhiễm trùng ở phổi (bao gồm phế nang, tổ chức liên kết, tiểu phế quản tận) làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở dễ gây suy hô hấp và tử vong [9]. 1.2. Nguyên nhân 1.2.1. Tác nhân gây bệnh[2],[4],[5] - Do virus: là nguyên nhân thường gặp nhất của VP, chiếm 60 - 70% gây bệnhtheo mùa, vụ dịch. + Virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitial virus). +Virus cúm (Influenzae virus). + Virus á cúm(Parainfuenzae virus). + Virus sởi. +Adenovirus. + Rhionvirus. + Enterovirus. + Cornnavius và các loại virus khác. - Do vi khuẩn: ở các nước đang phát triển nguyên nhân do vi khuẩn còn phổ biến. Các loại vi khuẩn thường gặp là phế cầu, Hemophilus influenzae; sau đó, là các loại vi khuẩn khác như: tụ cầu, liên cầu, Ecoli, klebsiella pneumonia,… - Do nấm: Thường gặp là nấm Candida albicans gây tưa miệng có thể gây VP do nấm. - Do ký sinh trùng: Amip, giun đũa, sán lá phổi,… - Do hóa chất: xăng, dầu, acid, dịch dạ dày,… - Do các nguyên nhân khác: bức xạ, tắc phế quản do u phế quản phổi, do ứ đọng. 1.2.2. Yếu tố nguy cơ[5] Nhiều công trình nghiên cứu ở các nước phát triển và ở nước ta đều có nhận xét chung về các yếu tố dễ gây VP ở trẻ em (yếu tố nguy cơ). 2 - Trẻ đẻ ra có cân nặng thấp (dưới 2.500g): Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chết doVP ở trẻ dưới 1 tuổi có cân nặng lúc sinh dưới 2.500g là 26,4% trẻ sống, trong khi tỷlệ này đối với trẻ có cân nặng lúc sinh trên 2.500g là 6,8%. Trẻ em có cân nặng sơ sinh thấphoặc một số trường hợp giảm cân do VP hay tiêu chảy đều có nguy cơ vào viện gấp hai lần khi so sánh với trẻ bình thường. Nguyên nhân là do đáp ứng miễn dịch kém, chức năng phổi bị tổn thương do đường kính của đường hô hấp trên nhỏ hơn và có khuynh hướng tắc nghẽn đường thở ngoại vi. -Suy dinh dưỡng cũng là yếu tố dễ mắc VP hơn ở trẻ bình thường và khi bịVP thì thời gian điều trị kéo dài hơn, tiên lượng xấu hơn. -Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ: nguy cơ tử vong do VP ở trẻ khôngđược nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cao hơn so với trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Mộtnghiên cứu ở Brazin (1985) cho thấy: nếu nguy cơ tương đối của tử vong do VP ở trẻđược nuôi dưỡng bằng sữa mẹ là 1, thì ở trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và sữa bò là 1,2;trẻ chỉ được nuôi dưỡng bằng sữa bò là 3,3. -Ô nhiễm nội thất, khói bụi trong nhà sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ niêm mạchô hấp, các lông nhung, quá trình tiết nhày cũng như hoạt động của các đại thực bào, sự sảnsinh các globulin miễn dịch, do đó trẻ dễ bị mắc VP. -Khói thuốc lá cũng là một yếu tố gây ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ.Theo dõi hơn 1.500 trẻ em ở Luân Đôn, Leeder(1976) cho thấy: số mắc VP hàng nămở trẻ em có bố mẹ không hút thuốc lá là 6,2%; nếu có 1 người hút thì tỷ lệ tăng lên 9,7%;nếu cả bố và mẹ cùng hút thì tỷ lệ này tăng lên đến 15,4%. - Thời tiết lạnh, thay đổi là điều kiện thuận lợi gây VP ở trẻ em. - Không tiêm chủng cho trẻ đầy đủ. - Mắc các bệnh hô hấp mạn tính như: viêm mũi họng, VA, hen phế quản và các bệnhnhư sởi, ho gà, cúm, thủy đậu. - Trẻ có cơ địa dị ứng. - Nhận biết về NKHHCT của bà mẹ: nghiên cứu của WHO cho thấy nếu bà mẹ biếtdấu hiệu của VP và đưa trẻ đến CSYT kịp thời, đồng thời nếu trẻ được xử trí đúngthì sẽ giảm được tỷ lệ mắc và tử vong do VP ở trẻ. - Ngoài các yếu tố trên, thiếu vitamin A cũng là những điều kiện làm trẻ dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin A làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm khả 3 năng biệt hoá của các tổ chức biểu mô dễ gây sừng hoá niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hoá, do đó trẻ dễ bị bệnh. 1.3. Phân loại 1.3.1. Phân loại theo lâm sàng - VP mắc phải ở cộng đồng: là VP xuất hiện bên ngoài Bệnh viện, bao gồm: + VP điển hình (VP kinh điển): VP do vi khuẩn (ví dụ: VP do Streptococcus pneumoniae, Hemophylus influenzae...). + VP không điển hình (VP do vi khuẩn không điển hình, ví dụ: VP do Mycoplasma, Legionella, Chlamydia pneumoniae hoặc VP do virus). - VP mắc phải ở bệnh viện: là VP xuất hiện sau khi nhập viện 48 giờ hoặc muộn hơn, bao gồm cả VP xuất hiện ở nhà ăn dưỡng, điều dưỡng, trại tâm thần, trại phục hồi chức năng. - VP ở người suy giảm miễn dịch: + VP ở bệnh nhân thiếu hụt globulin miễn dịch và bổ thể. + VP ở bệnh nhân thiếu hụt bạch cầu hạt. + VP ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch tế bào: ở người mắc bệnh ác tính,người ghép tạng, ở bệnh nhân AIDS. + VP ở những bệnh nhân có bệnh lý suy giảm miễn dịch khác. 1.3.2. Phân loại theo diễn biến - VP cấp tính. - VP bán cấp tính. - VP mạn tính. 1.3.3. Phân loại theo hình ảnh Xquang lồng ngực - VP thuỳ. - Viêm phế quản - phổi (phế quản - phế viêm). - VP kẽ. - Áp xe phổi. 1.3.4. Phân loại theo căn nguyên vi sinh - VP do vi khuẩn. - VP do vi khuẩn không điển hình. - VP do virus. 4 1.4. Biến chứng Biến chứng thường gặp nhất của VP là hội chứng suy hô hấp cấp,nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc. - Tràn dịch màng phổi: trẻ bị VP có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi hoặc viêm mủ màng phổi. - Áp xe phổi: là một khoang có vách dày nằm ở nhu mô phổi bên trong có chứa mủ do nhu mô phổi bị hoại tử và hóa mủ. -Tràn khí màng phổi: là sự tích tụ khí trong màng phổi, thường thứ phát do vỡ phế nang hoặc do nhiễm vi khuẩn sinh khí. - Tràn mủ màng phổi. - Tràn dịch màng tim. - Gây kháng kháng sinh: Nếu mắc phải biến chứng gây kháng thuốc kháng sinh thì điều trị sẽ rất khó.Cần phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh để điều trị, chi phí tốn kém, khả năng khỏi bệnh không cao. Về lâu dài, tình trạng kháng thuốc sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch và phòng bệnh của cơ thể [5]. - Gây còi xương: bệnh VP mãn tính có thể gây còi xương ở trẻ nhỏ. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sức khỏe của trẻ. Bệnh còi xương cũng là biến chứng khó điều trị, cần nhiều thời gian và chi phí cao.Thậm chí có thể dẫn đến biến chứng viêm xương chũm, viêm màng não, áp-xe. 1.5. Các biểu hiện lâm sàng * Dấu hiệu nhận biết:[4],[5]. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay, khi trẻ ho, sổ mũi có kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện: - Có rút lõm lồng ngực (phần giữa bụng và ngực lõm vào khi trẻ hít vào). - Nhịp thở nhanh: ≥ 60 lần/phút với trẻ dưới 2 tháng ≥ 50 lần/phút với trẻ từ 2 – 12 tháng ≥ 40 lần/phút với trẻ 12 tháng – 5 tuổi - Thở mệt, cánh mũi phập phồng, tím tái. 5 - Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên. - Không uống được, co giật hoặc li bì khó đánh thức. 1.6.Cách xử trí và chăm sóc Khi trẻ mắc bệnh VP việc lựa chọn thuốc điều trị cho trẻ còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và do bác sỹ chỉ định. Cha mẹ trẻ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho để điều trị tại nhà. Vì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dung trong bệnh VP do virus, cần cho trẻ uống kháng sinh phù hợp dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Một số cách hướng dẫn chăm sóc hiệu quả mà cha mẹ có thể làm giúp trẻ nhanh khỏi như sau: * Chăm sóc trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. - Nuôi dưỡng: + Cho trẻ ăn tốt hơn khi ốm, bồi dưỡng thêm khi trẻ khỏi bệnh đề phòng suy dinh dưỡng. + Tiếp tục cho trẻ ăn lúc bệnh. + Thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu. + Chia làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít vì trẻ bị chán ăn. + Không kiêng trong chế độ ăn như: tôm, cua, dầu, mỡ… - Cho trẻ uống nhiều nước (nước chín, nước chanh, nước cam)/bú mẹ nhiều lầnđể bù lại lượng nước mất do sốt, thở nhanh, nôn trớ, tiêu chảy và hơn nữa nước còn có tác dụng làm loãng đàm. - Giảm ho, làm dịu đau họng bằng các loại thuốc đông y không gây độc hại như quất hấp đường, hoa hồng hấp đường, mật ong[13]. - Lau sạch làm thông mũi. - Theo dõi và đưa trẻ đến ngay CSYT nếu thấy một trong các dấu hiệu sau: + Trẻ mệt, bú kém hơn. + Rút lõm lồng ngực. + Thở mệt, cánh mũi phập phồng. + Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên. + Không uống được, co giật hoặc li bì. * Chăm sóc trẻ dưới 2 tháng tuổi 6 - Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường: trẻ dưới 1 tháng tuổi, tăng cường bú mẹ bằng cách cho bú nhiều lần trong ngày hoặc với lượng nhiềutrong một lần bú. - Làm sạch và thông thoáng mũi nếu trẻ bị chảy mũi, tắc mũi ảnh hưởng đến việc ăn, bú của trẻ. - Cách làm: + Cho trẻ nằm nghiêng dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ. + Dùng dụng cụ hút mũi cho trẻ. * Chăm sóc trẻ bị sốt - Đặt trẻ nằm phòng thoáng mát. - Nới rộng quần áo, tã lót. - Cho trẻ uống nhiều nước. - Lau người bằng nước ấm. - Khi trẻ sốt ≥ 38,5°C dùng thuốc hạ sốt Paracetamol 10 – 15mg/kg/lần[11],[12],[13]. - Bà mẹ đưa con đến ngay CSYT hoặc bệnh viện gầnnhấtkhi trẻ có biểu hiện bất thường như thấy trẻ thở nhanh hơn,khó thở hơn,trẻ mệt hơn, trẻ uống kém, không uống được nước. 1.7.Phòng bệnh VP là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến nhất, ngày nay nhờ vào nhiều loại kháng sinh mới, mạnh nên tỷ lệ biến chứng và tử vong giảm nhiều. Tuy nhiên vẫn có trường hợp xảy ra thành những vụ dịch nhất là do virus. Vì vậy chúng ta cần làm tốt công tác quản lý thai nghén để đảm bảo trẻ không bị đẻ non, đẻthấp cân. Tổ chức cuộc đẻ an toàn, không để trẻ hít phải nước ối, không bị ngạt. - Tư vấn, hướng dẫn, giải thích cho gia đình biết vềnuôi con bằng sữa mẹ: sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vô khuẩn, sạch sẽ, nên cho trẻ bú mẹtrong 6 tháng đầu, thúc đẩy sự phát triển cơ thể trẻ, kích thích dự phát triển trí não, giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất và tinh thần. Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu chảy, dị ứng. Vì vậy, việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ, cho trẻ bú mẹ sau khi sinh càng sớm càng tốt. 7 + Dễ tiêu hóa, sử dụng hiệu quả + Cung cấp đầy đủ nước cho trẻ trong 6 tháng đầu + Sạch sẽ, luôn sẵn sàng và nhiệt độ phù hợp. -Chế độ ăn: chế độ ăn phù hợp sẽ góp phần phòng tránh nguy cơ VP trẻ em.Trước hết, chế độ ăn phải phù hợp với lứa tuổi, cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia thành nhiều bữa trong ngày, không nên cho trẻ ăn quá no, thức ăn giàu chất dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt. Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, vitamin. - Tiêm chủng: đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các vắc-xin như bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hemophilus influenzaetup B(Hib), phế cầu, cúm. - Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ. Nhà ở và môi trường sống của trẻ cần thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, không đun bếp trong nhà, không hút thuốc látrong buồng trẻ. - Giữ ấm cho trẻ về mùa đông và khi thay đổi thời tiết. - Phát hiện sớm và xử lý đúng các trường hợp mắc bệnh VP theo phácđồ. - Tuyên truyền GDSK cho bà mẹ về cách phát hiện, chăm sóc nuôi dưỡng trẻkhi bị VP và dự phòng. - Khi trẻ bị viêm đường hô hấp cần được khám bệnh và theo dõi kịp thời. - Cách ly trẻ với người đang mắc bệnh hô hấp để tránh lây lan. - Rửa tay bằng xà phòng. + Đường lây truyền VP gồm lây truyền qua tiếp xúc, lây truyền qua giọt bắn và qua không khí [1]. 2.Cơ sở thực hiện 2.1. Nghiên cứu trên thế giới Theo thống kê, hiện nay trên thế giới nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ. Dù ở nước giàu hay nghèo mỗi năm một trẻ có thể NKHHCT từ 5-8 lần. Phần lớn trẻ sẽ tự khỏi nhưng khoảng 25% trường hợp bệnh sẽ diễn biến nặng thành VP. Theo số liệu của WHO, trung bình một năm mỗi trẻ em mắc NKHHCT từ 4 đến 9 lần; trên toàn cầu mỗi năm cókhoảng 2 tỷ lượt trẻ mắc NKHHCT và có 19 20% số trẻ dưới 5 tuổi tử vong do mắc NKHHCT. Tỷ lệ tử vong do NKHHCT ở các 8 nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cao gấp 30-50 lần ở các nước phát triển. Theo số liệu của WHO, hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ em tử vong vì NKHHCT; trong đó, trên 90% là các nước đang phát triển. Ở Châu Âu, tỷ lệ VP chiếm từ 30 đến 40 trường hợp/1.000 trẻ/năm [18]. Trong nghiên cứu của Marchello và cộng sự [22], có 28/31 bà mẹ (91%)cho biết đã nghe nói đến bệnh VP trước khi trẻ mắc bệnh VP.Nhưng trong đó chỉ có 9/31 bà mẹ (29%) đã có hiểu biết trước về bệnh VP nhưcác dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Họ có được nghe nói rút lõm lồngngực, khó thở, khò khè, trẻ bú kém, hoặc không bú sữa mẹ, khóc rất nhiều làdấu hiệu và triệu chứng của bệnh VP. Một số bà mẹ đã có kinh nghiệm chăm sóc trẻ em VP vì con họ đã từng bị VP. Chỉ có 1/31 bà mẹ (3%) biết vềdấu hiệu triệu chứng quan trọng này qua xem truyền hình (qua phương tiệnthông tin đại chúng) và đến có ít nhất 2 dấu hiệu như: ho nặng tiếng, chảy nước mũi, cảm lạnh, hắt hơi, thở khò khè phòng khám (CSYT nhỏ). Những người khác trả lời không thể mô tả rõ ràng các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh VP. Họ đưa con đến bệnh viện vì con của họ, khó thở hoặc thở nhanh,sốt, co giật; có 3/31 bà mẹ (10%) đưa con đến thẳng bệnh viện; có 18/31 bà mẹ(58%) tự điều trị cho con tại nhà bằng thuốc mua tại địa phương. Bằng phương pháp mô tả cắt ngang và phân tích Tian DD và cộng sự[35] đã nghiên cứu nhận thức của các bà mẹ về nhiễm trùng hô hấp của trẻ emẤn Độ và chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm trùng hô hấp lên đến 30-50 % trẻ em. Trongsố 50 bà mẹ được khảo sát, có 27 bà mẹ có đầy đủ kiến thức về bệnh (54 %), có 21 bà mẹ hiểu về bệnh ở mức trung bình (42%), còn 2 bà mẹhiểu biết về bệnh ở mức kém (4%). Nghiên cứu đã khảo sát được thựctrạng nhận thức của bà mẹ về chăm con mắc VP[23]. Nghiên cứu của Shivaprakash N.C, Kutty D.N năm 2017, là bằng chứng cho thấy những trẻ được bú mẹ cũng như tình trạng dinh dưỡng tốt, tiêm phòng đầy đủ giúp làm giảm nguy cơ mắc NKHHCT ở trẻ, trong đó có VP [24]. 2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, các nhà khoa học cũng ghi nhận VP bệnh viện chiếm tỷ lệ khoảng từ 21% đến 75% trong tổng số các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện và tỷ lệ tử vong do VP ở trẻ em chiếm khoảng 33% so với tỷ lệ chung. Riêng năm 2011, 9 mỗi ngày có 11 trẻ tử vong vì VP[6].Tuythế,hiện naynhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ, đúng mức về căn bệnh nguy hiểm này.Mặc dù VP có thể phòng ngừa và điều trị được nhưng vẫn không được quan tâm đầy đủ. Thậm chí, WHO và UNICEF đã đánh giá VPnhư một“sát thủ bị lãng quên đối với trẻ em”. Như vậy, VP ở trẻ là vấn đề đáng quan tâm của nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên mẫu ngẫu nhiên,LýThị Chi Mai và Huỳnh Thanh Liêm [8] đã nghiên cứu 600 đốitượngtại3xã, huyện Châu Thành, Trà Vinh (năm 2011) đưa ra kết luận: bà mẹ là người kinh có kiến thức đúng (KTĐ) về bệnh VP là 23,6%, người Khmer cóKTĐlà16%;Nghềnghiệp của bà mẹ có KTĐ: làm thuê, buônbánlà 15,3%,làmruộng,nộitrợ là 19%, công nhân, viên chức là 34,3%; Trình độ học vấn của bà mẹ có KTĐ:không biết chữ chiếm là 15,1%, trình độ từ cấp 1 trở lên chiếm19,3%; Tỷ lệ mắc bệnh của trẻ ở bà mẹ có kiến thức đúng là 31,2%thấphơntỷ lệ mắc bệnh của trẻ ở bà mẹ có kiến thức chưa đúng(KTCĐ)là47,9%. Trẻ mắc bệnh VP ở người dân tộc Khmer có tỷ lệ 40,5% cao hơn so với trẻ mắc bệnh ở người kinh (29,8%). Nghiên cứu đã chỉ ra đượcnhữngbà mẹ có KTĐ thì tỷ lệ con mắc bệnh thấp hơn bà mẹ không KTĐ. Trong năm 2014, hai tác giả là Phạm Thu Hiền và Đào Minh Tuấn đã nghiên cứu tiền sử bệnh tật ở trẻ mắc VP không điển hình do vi khuẩn tại Bệnh viện Nhi Trung ương (năm 2014) đã rút ra đặc điểm về gia đình và môi trường của trẻ VP không điển hình là: trẻ tiếp xúc môi trường tập thể là 64,19%;phơi nhiễm khói bụi là 20,47%; phơi nhiễm thuốc lá là36,28%;sử dụng điều hòa là 46,98%;sử dụng nước giếng khoan là 43,26%[7] 2.3. Các văn bản quy định Theo Thông tư số 07/2011/TT - BYT: Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe tại bệnh viện được đặt ở vị trí đầu tiên trong nhiệm vụ chuyên môn của người điều dưỡng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, bệnh viện cần có quy định và tổ chức cáchình thức tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe phù hợp. Người bệnh nằm việncần được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn phương pháp tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện [10]. 10 Chương 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu 2.1.1.Đối tượng nghiên cứu Tất cả bà mẹ có condưới 5 tuổi mắc VPđiều trị tại Khoa Nhi tổng quát 1 Bệnh viện Nhi Trung ương. *Tiêu chuẩn lựa chọn: + Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu. + Bà mẹ có khả năng nhận thức và giao tiếp để trả lời các câu hỏi. * Tiêu chuẩn loại trừ: + Các bà mẹ không thể tiếp nhận và trả lời các câu hỏi. + Bà mẹ có con trong giai đoạn cấp cứu, bệnh nặng. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Nhi tổng quát 1- Bệnh viện Nhi Trung ương 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2022. Thời gian thu thập số liệu: Tháng 6 năm 2022. 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu * Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. * Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu - Cỡ mẫu:lấy mẫutoàn bộ 100 bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc VP điều trị tại Khoa. - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. * Các bước tiến hành: - Bước 1: Lập phiếu khảo sát theo nội dung nghiên cứu của đề tài. - Bước 2: Tiếp xúc với từng đối tượng, giới thiệu bản thân, giới thiệu chung về mục dích nghiên cứu của phỏng vấn viên, thời gian thực hiện nội dung phỏng vấn khoảng 15 - 20 phút. Sau khi các đối tượng đồng ý tham gia, 11 điều tra viên tiến hành phỏng vấn theo trình tự các câu hỏi trong bộ câu hỏi có sẵn. - Bước 3: Xử lý số liệu và tiến hành viết báo cáo. * Vấn đề đạo đức nghiên cứu - Bà mẹ tham gia vào nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích, lợi ích và quá trình phỏng vấn. Bà mẹ có quyền đồng ý hoặc từ chối tham gia phỏng vấn mà không ảnh hưởng đến chất lượng khám và chữa bệnh của họ. - Sự tham gia của bà mẹ là hoàn toàn tự nguyện. - Các thông tin về bà mẹ tham gia nghiên cứu được giữ bí mật, lưu giữ và chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu. 2.2. Kết quả khảo sát 2.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=100) Đặc điểm Tuổi Nghề nghiệp Trình độhọc vấn Nơi cư trú Con của bà mẹ Số lượng Tỷ lệ % <25 19 19 20 - 35 71 71 >35 10 10 Cán bộ-công chức 17 17 Công nhân 59 59 Nông dân 5 5 Nội trợ 6 6 Khác 13 13 THCS trở xuống 9 9 THPT 51 51 Trung cấp và cao đẳng 34 34 Đại học và sau đại học 6 6 Thành Thị 32 32 Nông thôn 68 68 1 con 47 47 2 con 53 53
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan