Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn tính tại bệnh viện c...

Tài liệu Thực trạng kiến thức dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn tính tại bệnh viện c thái nguyên năm 2022

.PDF
48
1
95

Mô tả:

DƯƠNG TIẾN VIỆT BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP DƯƠNG TIẾN VIỆT THỰC TRẠNG KIẾN THỨC DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH DƯƠNG TIẾN VIỆT THỰC TRẠNG KIẾN THỨC DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Trần Thu Hiền NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Quản Lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trực tiếp hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Khoa Nội Tổng hợp Bệnh viện C Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn Ths Trần Thu Hiền- Người Thầy đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tôi có được số liệu cho nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp chuyên khoa 1 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Dương Tiến Việt ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Dương Tiến Việt MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................... Error! Bookmark not defined. LỜI CAM ĐOAN .............................................. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………….……………..……....iii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ………………………...………….……..iv ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 4 1.1. Cở sở lý luận ............................................................................................... 4 1.1.1. Định nghĩa bệnh suy thận mạn.................................................................. 4 1.1.2. Nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn ....................................................... 4 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh ...................................................................................... 5 1.1.5.Triệu chứng cận lâm sàng .......................................................................... 6 1.1.6. Các giai đoạn bệnh suy thận mạn ........................................................... 7 1.1.7. Phương pháp điều trị bệnh suy thận mạn…………………………...…….8 1.1.8. Dinh dưỡng cho người suy thận mạn .................................................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 12 1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài nghiên cứu ......................... 12 1.2.2. Nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài nghiên cứu ......................... 14 Chương 2. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN TẠI BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN ..... 16 NĂM 2022 ....................................................................................................... 16 2.3. Kết quả đánh giá........................................................................................ 19 2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 19 2.3.2. Kiến thức chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu ......................... 23 Chương 3.BÀN LUẬN .................................................................................... 26 3.1. Thực trạng kiến thức chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn của người bệnh đang điều trị tại khoa Nội Thận – Tiết Niệu và Lọc máu Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên năm 2022. ............................................................................ 26 3.2. Đề xuất giải pháp....................................................................................... 30 KẾT LUẬN...................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1. Phân loại giai đoạn bệnh theo hệ số mức lọc cầu thận ...................... 7 Bảng 1. 2. Phân loại theo KDIGO ...................................................................... 8 Bảng 2. 1. Phân bố theo độ tuổi và giới tính ……………………………....….19 Bảng 2. 2.Phân bố liên quan đến công việc hiện tại .......................................... 20 Bảng 2. 3. Phân bố liên quan đến đặc điểm điều trị .......................................... 20 Bảng 2. 4. Khó khăn khi áp dụng chế độ dinh dưỡng ....................................... 22 Bảng 2. 5. Kiến thức về sử dụng chất đạm, năng lượng của đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................... 23 Bảng 2. 6. Kiến thức về sử dụng muối và nước của đối tượng nghiên cứu ...... 24 Bảng 2. 7. Kiến thức về sử dụng Canxi và Phốt pho của đối tượng nghiên cứu 25 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Phân bố theo trình độ học vấn……………………………………19 Biểu đồ 2. 2. Tầm quan trong của chế độ dinh dưỡng với đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................... 22 Hình ảnh 2. 1. Hình ảnh tổng thể Bệnh viện ..................................................... 16 Hình ảnh 2. 2.Thực hiện tư vấn cho người bệnh suy thận mạn ......................... 17 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh thận mạn là những bất thường về cấu trúc và chức năng thận kéo dài trên 3 tháng, ảnh hưởng lên sức khỏe của người bệnh, hậu quả dẫn đến ure và creatinin máu tăng cao. Ước tính trên thế giới có 10% dân số bị ảnh hưởng bởi bệnh suy thận mạn tính và có hàng triệu người chết mỗi năm do không có điều kiện điều trị [1]. Ở Việt Nam ngày càng có nhiều người bệnh suy thận mạn tính được điều trị bằng lọc máu chu kỳ, theo số liệu thống kê, tổng số người bệnh suy thận đang lọc máu chu kỳ của cả nước tính đến đầu năm 2010 trên 16000 người. Phần lớn người bệnh đều được chẩn đoán ở giai đoạn muộn và bắt đầu lọc máu với tình trạng dinh dưỡng kém do hội chứng ure máu cao, kèm theo một chế độ ăn kiêng đạm kéo dài trước đó.Việt Nam hiện có khoảng hơn 8.000 trường hợp suy thận mạn mới được báo cáo mỗi năm. Trên toàn quốc, có khoảng 6.000.000 người bệnh suy thận (chiếm 6,73% tổng dân số cả nước), trong đó có khoảng 800.000 người bệnh đang ở giai đoạn cuối (chiếm 0,09% dân số cả nước). Trên thực tế, tỷ lệ này có thể cao hơn và dự báo sẽ tăng mạnh do già hóa dân số của quốc gia [21]. Dinh dưỡng là vấn đề quan trọng đối với người bệnh suy thận mạn. Người bệnh có chế độ và thành phần dinh dưỡng hàng ngày hợp lý nhằm góp phần kiểm soát các rối loạn do bệnh lý gây ra như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, suy tim, thiếu máu... đồng thời phải đảm bảo dinh dưỡng để người bệnh có đủ năng lượng thực hiện các lần lọc máu. Sự không tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh với phác đồ điều trị làm suy yếu hiệu quả của việc chăm sóc y tế, dẫn đến sự tiến triển không thể đoán trước của bệnh và khả năng biến chứng cao hơn [13]. Suy dinh dưỡng ở người bệnh bị bệnh thận mạn làm gia tăng sự tiến triển của bệnh lý thận (làm giảm độ lọc cầu thận và giảm lưu lượng máu đến thận) đồng thời phối hợp với tình trạng viêm và các bệnh lý tim mạch làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Ngoài ra, suy dinh dưỡng còn làm tổn thương chức năng của ống thận gần, được chứng minh bởi việc gia tăng bài tiết amino acid và phosphat. Suy dinh dưỡng là yếu 2 tố nguy cơ đe dọa tử vong cho đối tượng bệnh thận mạn do giảm albumin huyết thanh, là yếu tố thúc đẩy suy thận tiến triển nhanh hơn [2]. Vì vậy cần phải tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng người mắc bệnh thận mạn, để có giải pháp dinh dưỡng nhằm nâng cao chất lượng điều trị, chất lượng cuộc sống và giảm thiểu biến chứng cho người bệnh bị bệnh thận mạn. Xuất phát từ thực tế đó và để phục vụ cho công tác chăm sóc người bệnh suy thận mạn tốt hơn, chúng tôi thực hiện đề tài “ Thực trạng kiến thức dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn tính tại Bệnh viện C Thái Nguyên năm 2022”. 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng kiến thức dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn tính tại Bệnh viện C Thái Nguyên năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn tính tại Bệnh viện C Thái Nguyên. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cở sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa bệnh suy thận mạn Theo bước đầu đánh giá kết quả điều trị bệnh của Hội thận quốc gia Mỹ NKFDOQI (Kidney Disease Outcomes Quality Initiative (K/DOQI) of The National Kidney Foundation (NKF)): “Bệnh thận mạn là tổn thương thận kéo dài ≥ 3 tháng bao gồm bất thường về cấu trúc và chức năng của thận, có hoặc không kèm giảm độ lọc cầu thận, biểu hiện bằng bất thường về bệnh học hoặc các xét nghiệm của tổn thương thận (bất thường xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc hình ảnh học thận) hay độ lọc cầu thận < 60 ml/phút/1.73 m2 da ≥ 3 tháng có hay không kèm tổn thương thận”. Suy thận mạn là sự giảm dần mức lọc cầu thận (3 hay 6 tháng cho đến nhiều năm) và không hồi phục toàn bộ chức năng của thận: Rối loạn nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa máu [1,22]. 1.1.2. Nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn [1,4] Có 5 nhóm nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn: Bệnh cầu thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận có hội chứng hư, viêm cầu thận do bệnh hệ thống (lupus banđỏ...), viêm cầu thận do bệnh chuyển hóa (viêm cầu thận đái đường). Bệnh kẽ thận: Viêm thận bể thận mạn, viêm kẽ thận do uống nhiều và lâu dài thuốc giảm đau, do nhiễm độc, do tăng acid uric máu... Bệnh mạch thận: Xơ mạch thận lành tính (do tăng huyết áp kéo dài), xơ mạch thận ác tính (do tăng huyết áp ác tính), viêm mạch thận, huyết khối tắc mạch thận, tắc tĩnh mạch thận.... Bệnh thận bẩm sinh hoặc di truyền: Thiểu sản thận, thận đa năng, hội chứng Alport (viêm thận có điếc...). Không rõ nguyên nhân hoặc nguyên nhân phối hợp. 5 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh [1] Thuyết nephron nguyên vẹn (intact nephron theory) của Bricker là cơ sở lý luận về mặt sinh bệnh học của suy thận mạn. Thuyết nephron nguyên vẹn cho rằng: Trong hầu hết các bệnh thận mạn tính có tổn thương quan trọng khối lượng nephron, thì chức năng thận còn lại là do các nephron được coi là nguyên vẹn đóng góp. Các nephron nguyên vẹn có đặc điểm: tương đối đồng nhất về mặt chức năng của cả cầu thận và ống thận, có khả năng đáp ứng về mặt chức năng bao gồm cả chức năng cầu thận và chức năng ống thận. Một nephron không còn chức năng của cầu thận hoặc không còn chức năng của ống thận, không còn là nephron nguyên vẹn, và nephron này không còn tham gia vào chức năng thận mà đã bị loại khỏi vòng chức năng. Khi bệnh tiến triển thì số lượng nephron chức năng cũng giảm dần, làm thận mất dần chức năng không hồi phục. Các nephron nguyên vẹn phải gia tăng cả về cấu trúc và hoạt động chức năng để bù đắp cho sự giảm sút số lượng nephron. Gánh nặng hoạt động bù đắp này lại trở thành nguyên nhân gây xơ hóa và làm mất chức năng của nephron. Khi số lượng nephron còn chức năng giảm đến một mức độ nào đó, các nephron còn lại không đủ đảm bảo chức năng thận, sẽ làm xuất hiện các triệu chứng của suy thận mạn. Số lượng nephron còn chức năng tiếp tục giảm dần do tiến triển của bệnh, làm mức lọc cầu thận giảm tương ứng cho tới suy thận giai đoạn cuối. 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng [1] Da: Thường xanh, niêm mạc nhợt do thiếu máu và ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa, có thể có ngứa do lắng đọng canxi gợi ý có cường chức năng tuyến cận giáp thứ phát. Phù, đái ít: Đái ít thường gặp trong đợt cấp của suy thận mạn, lượng nước tiểu dưới 500ml/24h. Triệu chứng về máu: Mức độ thiếu máu tương ứng với mức độ nặng của suy thận mạn, suy thận càng nặng thiếu máu càng nặng. Đặc điểm của thiếu máu là thiếu 6 dòng hồng cầu, số lượng bạch cầu và tiểu cầu bình thường. Xuất huyết: Có thể gặp chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hóa. Triệu chứng tiêu hóa: Giai đoạn đầu người bệnh thường chán ăn, buồn nôn và nôn, giai đoạn cuối có thể ỉa chảy, loét niêm mạc miệng và đường tiêu hóa. Triệu chứng tim mạch: Thường gặp các biến chứng như tăng huyết áp, suy tim ứ huyết, vữa xơ động mạch, bệnh cơ tim và van tim, viêm màng trong tim, rối loạn nhịp tim. Tăng huyết áp: Gặp khoảng 80% số người bệnh suy thận mạn bị tăng huyết áp, tăng cả trị số tâm thu và tâm trương. Tăng huyết áp có thể vừa là nguyên nhân vừa là biểu hiện của suy thận mạn, đôi khi rất khó phân biệt trên lâm sàng. Suy tim, viêm màng ngoài tim. Hội chứng ure máu cao: Là triệu chứng gặp trong đợt cấp của suy thận mạn hoặc giai đoạn cuối của suy thận mạn. Biểu hiện: Thần kinh: Người bệnh lơ mơ, vật vã, tiền hôn mê, có thể co giật, rối loạn tâm thần, cuối cùng đi vào hôn mê sâu. Tim mạch: Mạch nhanh, tăng huyết áp, suy tim hoặc trụy mạch, tiếng cọ màng ngoài tim do ure máu cao. Hô hấp: Rối loạn nhịp thở kiểu toan máu: Thở nhanh, sâu, nhịp thở kussmaul hoặc cheyne- stokes. Có thể có tiếng cọ màng phổi. Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa lỏng. Xuất huyết: Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa. Các biểu hiện khác: Ngứa khi có lắng đọng canxi dưới da (đây là triệu chứng gợi ý cường cận giáp thứ phát), chuột rút thường về đêm do rối loạn canxi máu, hạ thân nhiệt, viêm thần kinh ngoại vi. 1.1.5.Triệu chứng cận lâm sàng [1] Mức lọc cầu thận giảm: Mức lọc cầu thận bình thường là 120ml/p. Khi mức lọc cầu thận giảm dưới 60ml/phút/1,73 m2 da thì bắt đầu có biểu hiện suy thận. 7 Nito phi protein tăng cao trong máu: Chủ yếu là tăng ure và creatinin máu. Điện giải đồ máu: Natri máu thường giảm khi mức lọc cầu thận < 20ml/ph. Kali máu bình thường hoặc giảm. Kali máu tăng cao là biểu hiện của đợt cấp suy thận mạn có kèm theo thiểu niệu hoặc vô niệu; Canxi máu giảm; Phospho máu tăng; Ph máu giảm ở giai đoạn 3, 4. Xét nghiệm nước tiểu: Protein niệu bao giờ cũng có. Hồng cầu niệu gặp trong suy thận mạn do sỏi tiết niệu; Bạch cầu niệu và vi khuẩn niệu gặp trong suy thận mạn do viêm thận bể thận mạn. Ure niệu và creatinin niệu giảm theo mức độ suy thận. 1.1.6. Các giai đoạn bệnh suy thận mạn Dựa vào hệ số mức lọc cầu thận suy thận mạn để chia các giai đoạn bệnh. Năm 2002, Hiệp hội quốc gia Hoa Kỳ NKF – KDOQI (National Kidney Foundation – Kidney Disease Outcomes Quality Initiatives 2002) phân bệnh suy thận mạn thành năm giai đoạn bệnh thận [21]. Giai Độ lọc cầu thận đoạn (ml/ph/1,73 m2 da) 1 ≥ 90 2 60-89 Tổn thương thận với độ lọc cầu thận giảm nhẹ 3 30-59 Giảm độ lọc cầu thận trung bình 4 15-29 Giảm độ lọc cầu thận nặng 5 < 15 hoặc phải chạy thận nhân tạo Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng Tổn thương thận với độ lọc cầu thận bình thường hoặc tăng Bệnh thận mạn giai đoạn cuối Bảng 1. 1. Phân loại giai đoạn bệnh theo hệ số mức lọc cầu thận 8 p Năm 2012, Hội Thận học quốc tế KDIGO (Kidney Disease Improving Global Outcome 2012) đã phân giai đoạn 3 thành giai đoạn bệnh 3a và 3b [20]. Giai Độ lọc cầu thận đoạn (ml/ph/1,73 m2 da) 1 >90 2 60-89 Giảm độ lọc cầu thận nhẹ 3a 45-59 Giảm độ lọc cầu thận nhẹ - trung bình 3b 30-44 Gỉảm độ lọc cầu thận trung bình-nặng 4 15-29 Giảm độ lọc cầu thận nặng 5 <15 Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng Chức năng thận bình thường Suy thận mạn giai đoạn cuối Bảng 1. 2. Phân loại theo KDIGO 1.1.7. Phương pháp điều trị bệnh suy thận mạn [1] Điều trị bảo tồn: Khi mức lọc cầu thận > 15ml/phút tương ứng với người bệnh thận mạn tính giai đoạn từ I đến IV theo Hội thận học Hoa Kỳ (2002) (KDODQ). Dùng thuốc để điều trị nguyên nhân, triệu chứng như thuốc lợi tiểu, thuốc hạ áp, thuốc chống thiếu máu, thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc điều trị các bệnh kèm theo và kết hợp chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý. Điều trị thay thế thận: Áp dụng cho người bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối (MLCT < 15ml/ phút). Gồm: Lọc máu (lọc máu chu kỳ và lọc màng bụng); Ghép thận. Việc lựa chọn biện pháp điều trị thay thế dựa vào các tiêu chí như nguyên nhân gây bệnh, các bệnh đi kèm, tình trạng tim mạch, điều kiện kinh tế xã hội, nguyện vọng của người bệnh [4]. 9 1.1.8. Dinh dưỡng cho người suy thận mạn [2] Dinh dưỡng là quá trình cung cấp năng lượng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng trong tế bào để nuôi dưỡng cơ thể. Dinh dưỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển cơ thể và giữ gìn sức khỏe của con người. Ở mỗi thời kỳ phát triển của một đời người, nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của sức khỏe. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, vì các sai lầm về dinh dưỡng trong giai đọan ấu thơ có khi gây những hậu quả nghiêm trọng và không thể phục hồi kéo dài đến suốt đời. Dinh dưỡng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, mạng lưới phân phối, mạng lưới y tế, mạng lưới truyền thông... Trong y khoa, dinh dưỡng là một yếu tố liên quan đến hầu hết các chuyên khoa, giữ vai trò quan trọng không thể bỏ qua, vì tình trạng dinh dưỡng của người bệnh cũng như các chế độ ăn phù hợp với các bệnh lý khác nhau đóng góp một phần đáng kể, đôi khi là phần chính yếu đến kết quả điều trị. Dinh dưỡng hợp lý còn có vai trò phòng ngừa bệnh và phục hồi sau bệnh. Khi bị bệnh thận mạn, chức năng của thận sẽ bị suy giảm. Để bảo tồn chức năng của thận, kéo dài thời gian chạy thận cũng như hạn chế những biến chứng của bệnh, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát huyết áp, cân nặng, cholesterol và hàm lượng đường trong máu, làm bệnh tiến triển chậm. Trong đó, việc kiểm soát chế độ ăn, uống là điều hết sức cần thiết và lượng thức ăn đảm bảo giá trị dinh dưỡng cũng là một vấn đề quan trọng. Do đó, nếu áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với từng người, từng thể bệnh thì sức khỏe của con người ngày càng được cải thiện. bbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb bbbbb Ăn nhạt: Với người suy thận, ăn nhạt giúp lượng nước giữ lại trong cơ thể ít, lượng muối đào thải qua thận ít đi. Khi cả 2 thận bị suy muối không được loại bỏ và 10 ứ lại trong cơ thể, lúc đó hiện tượng phù, tăng huyết áp xuất hiện gây suy tim, ứ nước trong phổi và tổn thương các mạch máu. Vì vậy phải hạn chế muối tối đa để tránh tăng huyết áp. Các biện pháp giảm lượng muối ăn vào: không dùng các loại nước chấm như mắm, nước tương, các loại dưa muối, cá khô. Không nêm thức ăn bằng muối và các loại hạt nêm có chứa muối và bột ngọt. Không dùng các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, bate, giò chả thịt, giăm bông, thịt hun khói, phô mai các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc đông lạnh. Không dùng các loại snack, khoai tây chiên. Hạn chế sử dụng các loại nước sốt, súp cô đặc; hạn chế ăn hàng quán. Để ăn ngon miệng hơn nên dùng các loại rau gia vị hành ngò, hoặc các loại hạt nêm thành phần không muối. Các bác sĩ khuyến cáo, những người mắc bệnh về thận cần phải ăn nhạt và không nên ăn quá 2 - 4g muối mỗi ngày. Hạn chế ăn chất đạm vì việc chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất độc hại, các chất này được lọc qua thận gây quá tải và tổn thương thận. Trước khi lọc thận, người bị bệnh thận mạn phải áp dụng chế độ ăn giảm đạm bởi sử dụng đạm nhiều sinh ra urê, urê bị tích tụ lại cơ thể khi thận bị suy. Chính vì vậy, khi mắc bệnh thận mạn ở giai đoạn 3-4 cần hạn chế đạm, ở mức khoảng 0,6-0,8 g/kg/ngày. Trong khẩu phần ăn nên sử dụng nguồn đạm từ thịt gà, cá, trứng, hạn chế sử dụng đạm từ thịt đỏ như bò, chó... Ngoài đạm động vật cũng có thể dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật như đậu nành, đậu xanh. Hạn chế dùng dầu mỡ trong chế biến thức ăn, nên chọn phương pháp chế biến là luộc hay nướng Đối với người bệnh bị suy thận phải ăn chế độ ăn giàu năng lượng, tăng khoảng 30% so với bình thường (khoảng 2.000 kcalo/ ngày), giúp duy trì hoạt động cơ thể, xây dựng cơ bắp, cũng như các hệ cơ quan của cơ thể, chia nhỏ bữa ăn ra thành 4 - 6 bữa/ngày. Nếu ăn không đủ năng lượng sẽ làm thay đổi sự trao đổi chất trong cơ thể. Cơ thể sẽ đốt cháy mỡ và đạm của các tổ chức mô làm cho cơ thể gầy 11 yếu, đồng nghĩa với việc tăng hàm lượng chất độc và lúc này chế độ ăn hạn chế đạm sẽ là vô nghĩa. Các thực phẩm có hàm lượng Kali, Calci, Photspho. Bên cạnh năng lượng của chất đạm, người bị suy thận mạn cũng cần chú ý tới các nguyên tố vi lượng và vitamin vì chúng có tác động tới sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên với các thực phẩm có hàm lượng Kali, Calci, Photspho khi sử dụng cần lưu ý. Chất Kali bị ứ đọng trong cơ thể, lượng Kali cao có thể làm tim loạn nhịp và có thể dẫn tới ngừng tim đột ngột, gây tử vong bất cứ lúc nào mà không hề có dấu hiệu báo trước. Vì vậy người bị suy thận mạn cần hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng Kali cao cam, chuối, nho đào, chanh, bưởi, dâu… thay vào đó nên sử dụng các loại trái cây chứa ít Kali hơn như táo, lê, dưa hấu, đu đủ, nhãn, xoài... Các loai hạt khô như đậu phộng, hạt dẻ, hạt điều, ô mai, sôcôla chứa hàm lượng Kali cao gấp 10 lần chuối nên người suy thận mạn cần đặc biệt nên tránh các loại hạt này. Nguyên nhân gây suy thận mạn do uống rượu nhiều, ăn chế độ ăn nhiều Canxi gây lắng đọng Canxi tạo ra sỏi thận. Photspho ít được lọc qua thận nhân tạo, Phốt Photspho có trong hầu hết các loại thức ăn, nhất là các loại chứa nhiều chất đạm như sữa. Tuy nhiên cũng không nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa Photspho vì lượng Photspho trong máu tăng, làm tăng hoạt động tuyến cận giáp, quá nhiều có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương cùng với Canxi bám đóng vào thành mạch máu vì vậy người bệnh suy thận mạn cần hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều phốt pho như sữa, pho mát, lòng đỏ trứng, các loại rau cỏ khô, thịt, thức ăn nhanh, phô mai, ngao sò… Không nên ăn các đồ kích thích như ớt, hạt tiêu, hành, tỏi; không ăn thức ăn chua, không ăn các loại nấm, không nên ăn các thức ăn chế biến sẵn như thịt cá đóng hộp, thịt cá xông khói,... Không nên uống rượu, bia, các loại nước khoáng, đặc biệt là nước khoáng có nhiều natri. vì chúng có thể gây kích thích, tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Một lưu ý quan trọng nữa là người bệnh suy thận tuyệt đối không được hút 12 thuốc lá: vì thuốc lá có chứa nhiều hóa chất có hại, làm tăng huyết áp, làm rối loạn lipid và gây co thắt động mạch. Nên sử dụng các thực phẩm có tính lợi tiểu như uống nước ngô non luộc, các loại nước rau. Có thể uống các loại nước như nước mưa đun sôi, nước hoa quả tươi,... Tuy nhiên, lượng nước bổ sung cho cơ thể cũng cần được theo dõi kỹ. Nếu không phải lọc thận, đừng hạn chế lượng nước bổ sung mà hãy uống khi nào cảm thấy khát. Nếu cơ thể giữ nước, nên hạn chế dùng muối. Vì khi dùng muối cơ thể sẽ không kiểm soát được lượng nước và lúc nào cũng cảm thấy khát. Các thức ăn tốt cho người bệnh thận như gạo, bánh mì không có muối, mì ống, khoai tây và các loại rau khác. Người bệnh thận có thể uống sữa, không hạn chế các thức ăn chay. Nên ăn các loại trái cây tốt cho thận như táo, dưa hấu, lê,... Người suy thận cũng cần ăn uống đầy đủ bốn thành phần là chất đường bột, chất đạm, chất béo và chất khoáng - vitamin như người bình thường. Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức vì người bệnh suy thận mạn thể trạng rất yếu, luôn trong tình trạng thiếu năng lượng do đó nên nghỉ ngơi nhiều và hoạt động nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe. Uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ đồng thời chữa dứt các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, đau khớp hay các bệnh mạn tính khác vì tất cả các bệnh này không chữa đều ảnh hưởng đến thận. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài nghiên cứu Một nghiên cứu cắt ngang của Chan Y.M và cộng sự (2012) được thực hiện trên 68 người bệnh suy thận mạn có chạy thận nhân tạo về kiến thức dinh dưỡng. Nghiên cứu xác nhận rằng người bệnh suy thận mạn có kiến thức dinh dưỡng về bệnh thận mạn còn thấp. Không có người bệnh nào trả lời đúng cả ba câu hỏi liên quan đến khuyến nghị chế độ ăn uống Photspho, Kali và Natri (p <0,01). Người bệnh trả
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng