Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Thực trạng kiến thức của bà mẹ về dự phòng, chăm sóc và xử trí trẻ co giật do số...

Tài liệu Thực trạng kiến thức của bà mẹ về dự phòng, chăm sóc và xử trí trẻ co giật do sốt tại bệnh viện nhi trung ương

.PDF
48
1
129

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGÔ HỒNG THỦY THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CỦA BÀ MẸ VỀ DỰ PHÒNG, CHĂM SÓC VÀ XỬ TRÍ TRẺ CO GIẬT DO SỐT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGÔ HỒNG THỦY THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CỦA BÀ MẸ VỀ DỰ PHÒNG, CHĂM SÓC VÀ XỬ TRÍ TRẺ CO GIẬT DO SỐT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: Điều dưỡng Nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. MAI THỊ YẾN NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo Ths. MAI THỊ YẾN là người đã luôn sâu sát, động viên và dành nhiều thời gian quý báu, ân cần hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận này. Lời cảm ơn sâu sắc xin được gửi đến Ban Giám hiệu, các thầy, các cô, các cán bộ, viên chức Trường đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện và quan tâm giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập. Lời cảm ơn đặc biệt xin được bầy tỏ đến Ban Giám đốc và lãnh đạo các khoa, phòng của Bệnh viện Nhi Trung ương, nhất là Khoa Cấp cứu Sơ sinh, Khoa Nhi Tổng quát 3 - Trung tâm Quốc tế, đã cho tôi cơ hội và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa học và hoàn thành Tiểu luận này. Xin chân thành cảm ơn tất cả các anh, chị, em bạn bè, các đồng nghiệp đã quan tâm, động viên giúp tôi có thêm động lực trong học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã động viên và chia sẻ mọi mặt trong suốt cả quá trình học tập. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Ngô Hồng Thủy ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên để của riêng tôi. Nội dung trong bài cáo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng Người cam đoan Ngô Hồng Thủy năm 2022 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4 1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................... 4 1.1.2. Các yếu tố nguy cơ CGDS ....................................................................... 5 1.1.3. Lâm sàng ................................................................................................. 6 1.1.4. Hậu quả của cơn giật ............................................................................... 8 1.1.5. Xử trí cơn co giật ..................................................................................... 8 1.1.7. Quy trình kỹ thuật dự phòng và xử trí CGDS ......................................... 10 1.1.6. Tư vấn kiến thức, thái độ, thực hành cho các bà mẹ về Co giật do sốt của trẻ.............................................................................................................. 12 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 13 1.2.1. Một số nghiên cứu ngoài nước .............................................................. 13 1.2.2. Một số nghiên cứu trong nước ............................................................... 14 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................ 16 2.1. Giới thiệu sơ lược về khoa/phòng và Bệnh viện ........................................... 16 2.2. Phương pháp thực hiện ................................................................................ 16 2.3. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 17 2.3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu ................................................... 17 2.3.2. Kiến thức của bà mẹ về phòng và xử trí co giật do sốt. .......................... 20 Chương 3 BÀN LUẬN .......................................................................................... 25 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................................................ 25 3.2. Kiến thức của bà mẹ về phòng và xử trí co giật do sốt ................................. 26 3.2.1. Kiến thức của bà mẹ về sốt .................................................................... 26 3.2.2. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ co giật do sốt ............................... 27 3.2.3. Kiến thức của bà mẹ về xử trí co giật do sốt ........................................... 28 3.2.4. Kiến thức của bà mẹ về phòng co giật do sốt ......................................... 28 3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức của các bà mẹ về dự phòng chăm s óc trẻ co giật do sốt do sốt tại khoa Cấp cứu Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung Ương. ....................................................................................................... 29 3.3.1. Nguyên nhân của những tồn tại .............................................................. 29 3.3.2. Thuận lợi, khó khăn trong việc giải quyết vấn đề ................................... 29 3.3.3. Giải pháp khắc phục vấn đề ................................................................... 30 KẾT LUẬN........................................................................................................... 31 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP......................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Co giật do sốt CGDS Intensive Care Unit ICU Trung học phổ thông THPT Tĩnh mạch TM Tĩnh mạch chậm TMC Nhân viên y tế NVYT v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi và theo cư trú ..................... 17 Bảng 2.2. Một số đặc điểm tiền sử của trẻ co giật do sốt ........................................ 19 Bảng 2.3. Kiến thức của bà mẹ về sốt .................................................................... 20 Bảng 2.4. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt ............................................... 21 Bảng 2.5. Kiến thức của bà mẹ về xử trí co giật do sốt .......................................... 23 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Trình độ học vấn của bà mẹ nghiên cứu ............................................ 18 Biểu đồ 2.2: Phân bố bà mẹ theo nghề nghiệp ....................................................... 18 Biểu đồ 2.3: Phân bố kinh tế gia đình của bà mẹ .................................................... 19 Biểu đồ 2.4. Kiến thức của bà mẹ về phòng co giật ............................................... 24 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Co giật do sốt (CGDS): “Là hiện tượng xảy ra ở trẻ bú mẹ hoặc trẻ nhỏ thường gặp ở độ tuổi dưới 5 tuổi, những cơn CGDS ở trẻ em liên quan tới sốt nhưng không có dấu hiệu nhiễm khuẩn nội sọ hoặc một nguyên nhân xác định khác đối với cơn co giật” [18]. Đây là tình trạng cấp cứu vì trẻ có thể tử vong trong cơn do ngạt thở, hoặc có thể bị các di chứng tâm thần kinh do thiếu oxy não nếu không được sơ cứu tốt [2]. Có nhiều nguyên nhân gây co giật ở trẻ nhỏ, hay gặp nhất là co giật do sốt đơn thuần [1]. CGDS thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh trong một khoảng thời gian ngắn, nhất là khi trẻ không được uống đủ nước hoặc trẻ mặc nhiều quần áo, bị bọc kín hoặc ở trong môi trường ngột ngạt, không thoáng khí và thông gió. CGDS thường xảy ra trong giai đoạn tăng nhanh nhiệt độ cơ thể ban đầu, và hầu hết gặp trong 24 giờ đầu khởi phát sốt. CGDS thường lành tính, nhưng có thể nguy hiểm tính mạng nếu co giật gây tổn thương tổ chức não của trẻ do thiếu oxy khi cơn co giật kéo dài và tái phát nhiều lần, hoặc trẻ có thể bị thương do va đập, ngạt thở do tăng tiết đờm dãi, do hít phải chất nôn hoặc bị viêm phổi nặng [21]. Theo nghiên cứu của Awal Khan và cộng sự (2015), có 37% bà mẹ không biết về nguyên nhân gây sốt, 90% bà mẹ phát hiện sốt bằng phương pháp xúc giác và 57% bà mẹ không biết cách đo nhiệt độ để ghi lại nhiệt độ chính xác [19].Theo nghiên cứu của Natsume J [21], trẻ bị co giật hay xảy ra từ 6 tháng - 5 tuổi và tất cả các cơn co giật đều xảy ra khi sốt trên 380C. Tại Việt Nam, những năm gần đây, có một số tác giả nghiên cứu về kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị co giật do sốt cao. Năm 2013, bệnh viện Nhi Thái Bình đã tiến hành nghiên cứu đề tài và kết quả đã cho thấy có 9,8% các bà mẹ không đánh giá được sốt khi con mình đạng bị co giật do sốt. Số các bà mẹ hiểu chưa đúng khi xử trí con đang bị cơ giật chiếm 81,3% và 58,3% số bà mẹ chưa biết cách phòng cơn giật cho con mình [13]. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hoa (2019), tỉ lệ kiến thức đúng của các bà mẹ không cao chỉ chiếm 33,3% và tỉ lệ các bà mẹ biết khoảng cách an toàn giữa hai lần dùng thuốc hạ sốt Paracetamol chiếm 2 46,2% [7]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hồng Chương, có 50,1% cha, mẹ biết rằng sốt là yếu tố có lợi cho cơ thể trẻ và chỉ 44,7% biết nếu sốt cao thì sẽ gây co giật ở trẻ. Tỷ lệ 79,8% có kiến thức đúng về lau mát hạ sốt cho trẻ. Có 24,7% biết lựa chọn đúng thuốc hạ sốt cho trẻ, có 78,7% cha mẹ sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bằng đường uống [6]. Tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, tỷ lệ trẻ bị co giật do sốt cao rất cao và đã có không ít các đề tài nghiên cứu về vấn đề này trước đây, song vẫn nhiều khoảng trống trong kiến thức về dự phòng chăm sóc và xử trí co giật của các bà mẹ. Vì vậy, để phòng tránh tốt biến chứng và để giảm tỷ lệ mắc tái phát co giật và các biến chứng xảy ra ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần, vận động của trẻ sau này. Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Thực trạng kiến thức của bà mẹ về dự phòng, chăm sóc và xử trí trẻ co giật do sốt tại Bệnh viện Nhi Trung ương”. 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng kiến thức của bà mẹ về dự phòng chăm sóc và xử trí cho trẻ co giật do sốt tại khoa Cấp cứu Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung Ương, năm 2022. 2. Đề xuất các giải pháp nâng cao kiến thức của các bà mẹ về dự phòng chăm sóc trẻ co giật do sốt do sốt tại khoa Cấp cứu Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung Ương. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ của cơ thể được xác nhận khi nhiệt độ đo ở hậu môn trên 37,50C trong điều kiện cơ thể nghỉ ngơi do hậu quả của sự rối loạn trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi làm tăng “ngưỡng thân nhiệt” [14]. Co giật là những cơn co cơ kịch phát hoặc nhịp điệu từng hồi, biểu hiện bằng những cơn co cứng hoặc những cơn co giật gây co cứng – co giật do động kinh hoặc do các nguyên nhân khác [10]. Tiêu chuẩn chẩn đoán CGDS dựa vào định nghĩa của Hiệp hội chống động kinh Quốc tế: “Tuổi của trẻ từ 1 – 5 tuổi, có sốt nhưng không do nhiễm khuẩn ở hệ thần kinh, co giật xảy ra khi có sốt, loại trừ các trường hợp co giật do sốt do tiêm vaccin hoặc độc tố, không có tiền sử co giật sơ sinh, hoặc có một cơn giật xảy ra trước đó không do sốt” [10]. Đợt co giật do sốt: được tính từ lúc khởi phát của bệnh có sốt đến lúc kết thúc của bệnh ấy mà trong thời gian đó có cơn CGDS. Trong một đợt CGDS có thể có một hoặc nhiều cơn co giật. - Co giật do sốt đơn thuần (SCCG) có đặc điểm [10]: + Xảy ra ở một trẻ phát triển bình thường. + Cơn co giật xảy ra ở trẻ sốt cao trên 39 0C. + Cơn co giật toàn thân (lan toả toàn thân). + Thời gian mỗi cơn co giật ngắn dưới 10 phút. + Số cơn co giật tái phát ít trong 24 giờ, dưới 4 lần. + Cơn co giật hết khi thân nhiệt hạ xuống sau dùng thuốc hạ sốt. + Tiền sử: Trước đây hễ bị sốt cao là trẻ co giật. + Thăm khám hệ thần kinh: Bình thường. + Dịch não tuỷ: Bình thường. + Điện não đồ ngoài cơn: Bình thường. - Co giật do sốt phức hợp có đặc điểm: 5 + Gặp ở trẻ trong bất kỳ độ tuổi nào. + Cơn co giật xảy ra không nhất thiết phải ở trẻ sốt cao trên 39 ℃. + Co giật có thể lan toả hoặc cục bộ. + Thời gian mỗi cơn co giật thường dài trên 15 phút. + Số cơn co giật tái phát nhiều lần trong 1 ngày, trên 5 lần. + Khi dùng thuốc hạ sốt, nhiệt độ có thể hạ xuống nhưng vẫn còn cơn co giật. + Tiền sử: Trước đây đã có lần sốt cao nhưng không co giật. + Thăm khám hệ thần kinh: Bất thường. + Dịch não tuỷ: Bệnh lý. + Điện não đồ ngoài cơn: Bất thường. 1.1.2. Các yếu tố nguy cơ CGDS *Yếu tố nguy cơ phát sinh co giật do sốt Tuổi: Co giật do sốt liên quan rõ rệt đến tuổi, bệnh nhi mắc bệnh thường ở nhóm từ 06 tháng đến 3 tuổi, cao điểm trong năm thứ 2, CGDS hiếm khi xảy ra trước 6 tháng và sau 5 tuổi [6],[7]. Giới: Trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn trẻ nữ Các yếu tố môi trường, địa dư liên quan đến CGDS:Nghề nghiệp, trình độ văn hóa của cha, mẹ, nhà ở, diện tích nhà trật trội, sô người trong gia đình đông đúc đều làm tăng nguy cơ CGDS ở trẻ. Sự chậm phát triển tinh thần vận động trước cơn CGDS lần đầu Các yếu tố trong thời kì chu sinh:Các bất thường chu sinh có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học CGDS như đẻ ngạt, mổ đẻ, đẻ thiếu tháng… [7]. Các yếu tố trước sinh ở người mẹ: Mẹ nghiện thuốc lá, mẹ tiếp xúc với hóa chất, mẹ bị bệnh mạn tính, nhiễm độc thai nghén, chảy máu trong 3 tháng đầu, hoặc 3 tháng cuối thai kì đều làm tăng nguy cơ CGDS ở con do các yếu tố này ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển hệ thần kinh [7]. Yếu tố di truyền: 6 Yếu tố di truyền có vai trò quan trọng trong bệnh nguyên của CGDS. Ở những gia đình có người CGDS, nguy cơ CGDS ở trẻ tăng gấp 2-3 lần. Nếu cả bố và mẹ có tiền sử CGDS thì nguy cơ tăng hơn nhiều. Mẹ bị co giật sẽ ảnh hưởng đến con nhiều hơn bố [7]. Yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn: Nhiều nghiên cứu trẻ mắc CGDS thường có nguy cơ tăng lên đối với các bệnh nhiễm khuẩn [11]. Yếu tố gia đình: Cơ chế di truyền hiện nay vẫn đang được nghiên cứu, CGDS có thể được di truyền bởi gen trội nhiễm sắc thể thường hay nhiều gen và gen gây CGDS có thể khác với gen gây động kinh [2]. Các yếu tố chu sinh: Các bất thường chu sinh như đẻ ngạt, mổ đẻ, đẻ ngôi ngược, đẻ thiếu tháng, cân nặng sơ sinh thấp có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của CGDS [2]. Yếu tố trước sinh của người mẹ: Mẹ nghiện thuốc lá, có tiếp xúc với hoá chất, mẹ bị bệnh mạn tính, nhiễm độc thai nghén, chảy máu trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ đều làm tăng nguy cơ CGDS ở con do các yếu tố này ảnh hướng tới sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh của con [3]. *Các yếu tố nguy cơ tới đợt tái phát Co giật do sốt Tỷ lệ tái phát 25% - 50%, khác nhau tuỳ tác giả nghiên cứu, trung bình 30%; 9% trường hợp có 3 đợt tái phát hoặc hơn. Gần 1/6 – 1/3 trẻ có hai đợt CGDS sẽ có đợt thứ ba hoặc hơn nữa [18]. Tỷ lệ tái phát tăng khi có nhiều yếu tố nguy cơ, các yếu tố này chủ yếu phụ thuộc vào đơt CGDS đầu tiên [23]. 1.1.3. Lâm sàng 1.1.3.1. Co giật do sốt cao (sốt cao co giật đơn thuần) [2] Sốt cao thường xảy ra do trẻ bị các bệnh nhiễm trùng ở ngoài hệ thần kinh trung ương như cảm cúm, sởi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi viêm tai giữa, viêm đường tiết niệu... 7 Đặc điểm lâm sàng co giật do sốt cao là: + Hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi. + Cơn co giật xảy ra ở trẻ sốt cao trên 390C. + Co giật toàn thân (lan toả toàn thân). + Thời gian mỗi cơn co giật ngắn dưới 10 phút. + Số cơn co giật tái phát ít trong 1 ngày, dưới 4 lần. + Tiền sử: Trước đây hễ bị sốt cao là trẻ co giật. + Thăm khám hệ thần kinh: Bình thường. + Dịch não tuỷ bình thường. + Điện não đồ ngoài cơn: Bình thường. 1.1.3.2. Co giật do nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương có kèm theo sốt (co giật do sốt cao phức hợp) [2] Co giật có kèm theo sốt thường xảy ra do trẻ bị nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương như viêm màng não mủ, viêm màng não nước trong, viêm não, áp xe não...Đặc điểm lâm sàng co giật do các nguyên nhân này là: + Gặp ở trẻ trong bất kỳ độ tuổi nào. + Cơn co giật xảy ra không nhất thiết phải ở trẻ sốt cao trên 390C. + Co giật có thể lan toả hoặc cục bộ. + Thời gian mỗi cơn co giật thường dài trên 15 phút. + Số cơn co giật tái phát nhiều lần trong 1 ngày, trên 5 lần. + Tiền sử: Trước đây đã có lần sốt cao nhƣng không co giật. + Thăm khám hệ thần kinh: Bất thường. + Dịch não tuỷ: Bệnh lý. + Điện não đồ ngoài cơn: Bất thường. 1.1.3.3. Cận lâm sàng Cho đến nay chưa có một xét nghiệm đặc biệt nào cho chẩn đoán CGDS, các xét nghiệm chủ yếu là để định hướng và loại trừ giúp tìm nguyên nhân gây sốt [4]. * Công thức máu Đánh giá dấu hiệu nhiễm khuẩn qua số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng. 8 * Hóa sinh máu Đường máu: cao do phân hủy glycogen dưới ảnh hưởng của sự giải phóng adrenergic. CRP: đánh giá nhiễm vi khuẩn hay virus. Điện giải đồ, Calci, GOT, GPT, Ure, creatinin. * Điện não đồ Trước kia, điện não đồ thường được dùng để đánh giá khả năng tái phát hay tiến triển thành động kinh của CGDS. Các nghiên cứu gần đây cho rằng điện não đồ trong đợt CGDS không giúp ích nhiều cho tiên lượng, thậm chí có thể gây nhầm lẫn. Vì thế các tác giả khuyên không nên dùng điện não đồ để điều trị dự phòng [3]. * Chẩn đoán hình ảnh trong Co giật do sốt CT - Scanner và MRI sọ não được chỉ định trong trường hợp có triệu chứng thần kinh như liệt khu trú, tăng áp lực nội sọ nghi ngờ có khối choán chỗ trong sọ thì đây là cách tốt nhất để loại trừ [9]. 1.1.4. Hậu quả của cơn giật Nếu cơn co giật toàn thể, kéo dài dưới 15 phút thì thường không gây thương tổn não rõ ràng [2]. Nếu cơn kéo dài trên 30 phút sẽ gây phù não, hoại tử neuron khu trú và sau đó là xơ hoá, thường là ở thuỳ thái dương giữa. Các thương tổn não này do nhiều yếu tố phối hợp gây nên: do chính cơn co giật, do tăng thân nhiệt, hạ huyết áp, thiếu oxy não, nhiễm toan, hạ đường huyết,… [1]. 1.1.5. Xử trí cơn co giật * Nguyên tắc chung [1] Các cơn co giật thường ngắn, kéo dài 1- 3 phút, tự giới hạn và không cần điều trị. Bắt đầu điều trị khi trẻ có cơn kéo dài hơn 5 phút, hoặc ta không ước lượng được thời gian co giật trước đó, hoặc trẻ có cơn kéo dài hơn những cơn trước của trẻ, hoặc có cơn ngắn nhưng xảy ra thành chuỗi liên tiếp gần như không có thời gian nghỉ giữa các lần giật. Vì cơn co giật kéo dài có thể là khởi đầu của trạng thái động kinh (status epilepticus). Xử trí bao gồm: - Thông đường hô hấp, cho oxy, hút đờm rãi. 9 - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, độ bão hoà oxy, điện tâm đồ (nếu có thể). - Lấy đường tĩnh mạch (TM ). - Cắt cơn co giật. Chú ý cán bộ y tế phải nhanh nhẹn, tích cực nhưng phải bình tĩnh để xử lý kịp thời đúng phương pháp, có kế hoạch cụ thể. * Xử trí cụ thể Đảm bảo đường hô hấp và theo dõi dấu hiệu sinh tồn. - Thông thoáng đường thở: hút đờm, chất nôn; nếu trẻ có nôn thì đặt trẻ nằm nghiêng; đặt cây đè lưỡi có quấn gạc giữa hai hàm răng để tránh cắn lưỡi khi trẻ co giật. Tuy nhiên, không nên cố gắng nạy hàm răng trẻ nếu trẻ đã cắn chặt răng vì có thể làm tổn thương răng nướu của trẻ. - Thở oxy qua cannula hoặc qua mặt nạ 𝐹𝑖𝑜2 cao nhất nhằm cung cấp oxy tối ưu cho trẻ sau đó giảm dần 𝐹𝑖𝑜2 đến mức thích hợp (sao cho bệnh nhân không thiếu oxy máu và không bị tác dụng bất lợi khi cung cấp oxy). - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, độ bão hoà oxy, điện tâm đồ (nếu có thể). Lấy đường tĩnh mạch. - Lấy máu để thử đường huyết, urê, điện giải đồ, lưu giữ mẫu máu cho xét nghiệm chuyển hoá, ngộ độc. - Truyền dịch duy trì bằng dung dịch NaCl 0,45 % / Dextrose 5%. Cắt cơn co giật. * Điều trị khởi đầu Lorazepam: 0,05-0,1 mg/kg/liều, tối đa là 4 mg. Pha cùng thể tích (loãng gấp đôi) với NaCl 0,9% hoặc Dextrose 5%, tiêm tĩnh mạch chậm (TMC) trên 2 phút. Có thể lặp lại 1 lần sau 5-10 phút. Ưa chuộng hơn diazepam vì tác dụng kéo dài hơn và ít tai biến hô hấp - tuần hoàn. Diazepam: khi không có Lorazepam; dùng Diazepam 0,2 - 0,3 mg/kg/liều; tối đa là 5 - 10 mg (5mg cho trẻ ≤ 5 tuổi và 10 mg cho trẻ > 5 tuổi). Tốc độ tiêm TM là < 1 mg/phút. Có thể lặp lại một lần sau 5 - 10 phút. Có thời gian tác dụng ngắn. Nếu không lấy được đường TM: Midazolam: 0,1 - 0,2 mg/kg/liều tiêm bắp hoặc Diazepam: 0,5 mg/kg/liều bơm qua hậu môn, tối đa là 10 mg. Có thể lặp lại 1 10 lần sau 5 - 10 phút. Không nên dùng Diazepam tiêm bắp hoặc loại nhét hậu môn vì thời gian khởi phát tác dụng lâu và hấp thu không ổn định. Nếu không lấy được đường TM cần xem xét tiêm qua xương cho đến khi lấy được TM. * Điều trị duy trì và điều trị co giật không đáp ứng Sử dụng một số thuốc như Fosphenytoin, Phenobarbital, Midazolam. Nếu không có Fosphenytoin thì dùng Phenytoin thay thế, nếu cũng không có Phenytoin thì có thể bỏ qua giai đoạn đó và dùng ngay Phenobarbital. * Điều trị theo nguyên nhân Sốt cao: - Đặt trẻ ở tư thế dễ chịu, thoải mái để thông thoáng đường hô hấp, tránh các tư thế bất thường. - Cởi bỏ hết quần áo trẻ. - Lau mát khi trẻ sốt cao ≥ 39 ℃ bằng cách đắp khăn ướt với nước ấm 36 - 37℃ lên vùng có mạch máu lớn và diện tích rộng như hai nách, hai bẹn, thân, lưng, đùi và trán. Thường xuyên thay đổi khăn để việc giải nhiệt cho trẻ được thực hiện tốt và nhanh chóng hơn. Không nên dùng nước đá vì sẽ gây co mạch làm chậm trễ quá trình giải nhiệt, tránh dùng rượu và giấm vì có thể ngấm qua da. Lau khoảng 15 - 30 phút trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ nhiệt. - Kết hợp dùng thuốc hạ nhiệt qua đường hậu môn: nên dùng Paracetamol liều lượng 10 - 20 mg/kg/lần, có thể lặp lại sau 4 - 6 giờ (tránh dùng aspirin ở trẻ nhỏ vì nếu trẻ bị sốt do nhiễm siêu vi Influenza hay Varicella có thể gây ra hội chứng Reye). - Điều trị nguyên nhân gây sốt. 1.1.7. Quy trình kỹ thuật dự phòng và xử trí CGDS a) Chăm sóc trẻ bị sốt - Cho trẻ nằm phòng thoáng, nới rộng quần áo, mặc quần áo mỏng, mềm - Đảm bảo đủ nước cho trẻ. - Chườm bằng nước ấm vùng trán, nách, bẹn để hạ sốt. - Thường xuyên theo dõi nhiệt độ, mạch, nhịp thở của trẻ. 11 - Dùng thuốc hạ sốt đúng liều. - Phòng CGDS cao chúng ta phải chăm sóc tốt từ khi trẻ bị sốt nhẹ để tránh trẻ bị sốt cao [1], [2]. b) Quy trình kỹ thuật đo nhiệt độ ở nách [6]. - Để trẻ nằm thoải mái trên giường. - Dùng khăn khô, mềm lau khô hố nách. - Kiểm tra nhiệt kế (vẩy cho cột thủy ngân xuống <350C). - Lau nhiệt kế bằng bông cồn 700 chờ khô. - Đặt bầu thủy ngân vào hõm nách trẻ. - Giữ cánh tay trẻ ép sát vào thân, cẳng tay vuông góc với cánh tay, mẹ giữ tay trẻ vừa đủ chặt. Để nhiệt kế trong thời gian 3-5 phút. - Lấy nhiệt kế, cầm thân nhiệt kế, đọc kết quả. - Cầm thân nhiệt kế tay đỡ bầu thủy ngân vẩy nhẹ cho cột thủy ngân xuống <350C. - Làm sạch nhiệt kế. - Để trẻ nằm thoải mái. c) Quy trình kỹ thuật chườm * Pha nước chườm: - Đổ 2 ca nước lạnh ra chậu, pha thêm 1 ca nước nóng ở phích. - Đổ nước lên mu bàn tay để kiểm tra nhiệt độ của nước (khoảng 320 C- 350C). - Nhúng khăn mềm vào chậu và vắt khô vừa phải. - Gấp khăn đủ rộng với trán trẻ. * Cách chườm: Trường hợp trẻ sốt nóng: - Để trẻ nằm thoải mái trên giường. - Đặt khăn nhẹ nhàng lên trán trẻ (không che mắt, thóp, khăn chùm cả 2 bên thái dương). - 2-3 phút lật mặt khăn chườm (nhúng lại khi khăn khô).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan