Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Thực trạng kiến thức chăm sóc sau phẫu thuật trẻ dị tật lỗ tiểu lệch thấp của bố...

Tài liệu Thực trạng kiến thức chăm sóc sau phẫu thuật trẻ dị tật lỗ tiểu lệch thấp của bốmẹ có con điều trị tại bệnh viện nhi trung ương năm 2022

.PDF
52
1
51

Mô tả:

BỘ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH DƯƠNG VĂN LUYẾN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT TRẺ DỊ TẬT LỖ TIỂU LỆCH THẤP CỦA BỐ/MẸ CÓ CON ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH DƯƠNG VĂN LUYẾN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT TRẺ DỊ TẬT LỖ TIỂU LỆCH THẤP CỦA BỐ/MẸ CÓ CON ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ MINH CHÍNH NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trực tiếp hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện Nhi TW đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Cô hướng dẫn - Người đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tôi có được số liệu cho nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên DƯƠNG VĂN LUYẾN ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan DƯƠNG VĂN LUYẾN MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ĐOAN ..................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... v ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 Chương 1 .................................................................................................................. 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................ 4 1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 4 1.1.1. Lỗ tiểu lệch thấp .......................................................................................... 4 1.1.2. Phẫu thuật dị tật lỗ tiểu lệch thấp ..................................................................... 7 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................... 12 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 12 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................................... 13 1.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 16 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 17 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................. Error! Bookmark not defined. 1.3.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................... Error! Bookmark not defined. 1.3.5. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 18 1.3.6. Các biến số nghiên cứu .................................................................................. 18 1.3.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ................................................ 20 1.3.8. Phương pháp phân tích số liệu ......................... Error! Bookmark not defined. 1.3.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ....................... Error! Bookmark not defined. Chương 2 .................................................................. Error! Bookmark not defined. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ..................... Error! Bookmark not defined. 2.1. Giới thiệu về Bệnh viên Nhi Trung ương và Khoa Ngoại tiết niệu .................... 21 2.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu......................................................... 21 2.3. Kiến thức chăm sóc trẻ sau phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp của bố/mẹ ................... 22 Chương 3 ................................................................................................................ 25 BÀN LUẬN ............................................................................................................ 25 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu......................................................... 25 3.2. Kiến thức của các bố/mẹ về chăm sóc trẻ sau phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp ........ 25 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 33 4.1. Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ sau phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp của bố/mẹ .. 33 4.2. Các giải pháp để nâng cao kiến thức chăm sóc trẻ sau mổ hẹp của các bà mẹ ... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu LTLT: Lỗ tiểu lệch thấp NB: Người bệnh NC: Nghiên cứu GDSK: Giáo dục sức khỏe iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm chung (n=170) ....... 21 Bảng 2.2. Kiến thức về lỗ tiểu lệch thấp (n=170)..................................................... 22 Bảng 2.3. Kiến thức về chăm sóc sau phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp của bố/mẹ bệnh nhi (n=170) ................................................................................................................... 23 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn (n=170) .............. 21 Biểu đồ 2.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn (n=170) .............. 22 Biểu đồ 2.3. Phân loại kiến thức về chăm sóc trẻ sau phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp (n=170) ................................................................................................................... 24 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lỗ tiểu lệch thấp là một dị tật tiết niệu bẩm sinh mà lỗ tiểu đổ ra bất thường ở mặt dưới của quy đầu, của dương vật, bìu hoặc tầng sinh môn và thường kèm theo biến dạng của dương vật như cong, xoay trục hay lún gục vào bìu. Đây là một trong những dị tật tiết niệu hay gặp ở trẻ em với tỷ lệ 1/300 ở trẻ trai và có xu hướng tăng lên [17] Dị tật lỗ tiểu lệch thấp tuy không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống. Đối với những trẻ bị dị tật này, khi còn nhỏ trẻ đi tiểu khó khăn, thường rụt rè, hay bị trêu chọc. Khi trưởng thành, ngoài những ảnh hưởng về tiểu tiện, bệnh sẽ gây trở ngại cho khả năng hoạt động tình dục, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, luôn mang tâm lý tự ti về bản thân và những lo lắng về tương lai nòi giống [13] Phương pháp điều trị duy nhất của dị tật lỗ tiểu lệch thấp là phẫu thuật. Hiện này trên thế giới cũng như tại Việt Nam có nhiều phương pháp phẫu thuật dị tật lỗ tiểu lệch thấp được áp dụng. Tuy nhiên, dù tiến hành phẫu thuật theo phương pháp nào thì ngoài những mong muốn đạt được thì sau phẫu thuật cũng có nhiều biến chứng xảy ra, và hay gặp nhất là rò niệu đạo, hẹp niệu đạo; khiến tia tiểu nhỏ, đái lâu hết bãi, hoặc khi đái phải rặn, có trường hợp hẹp khiến trẻ bí đái cấp phải mổ cấp cứu. Do đó, những người bệnh sau phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp cần được theo dõi, đánh giá tình trạng rò và hẹp niệu đạo từ đó đưa ra những can thiệp kịp thời [17]. Bệnh viện Nhi Trung Ương là một trong những cơ sở uy tín, chất lượng điều trị lỗ tiểu lệch thấp ở trẻ. Đối với những bệnh nhi có can thiệp phẫu thuật thì công tác chăm sóc sau phẫu thuật đóng một vai trò rất quan trọng cho sự thành công của ca phẫu thuật cũng như sự hồi phục của người bệnh. Công tác chăm sóc đòi hỏi phải được lên kế hoạch tỉ mỉ, chu đáo, phụ thuộc chủ yếu vào người chăm sóc. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhi đã quen với sự chăm sóc của bố/mẹ, trẻ sợ người lạ, sợ nhân viên y tế nên việc chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp chủ yếu do bố/ mẹ trẻ thực hiện. Do đó, kiến thức của bố/mẹ bệnh nhi về chăm sóc sau phẫu thuật dị tật lỗ tiểu lệch thấp có vai trò rất quan trọng giúp hạn chế biến chứng, nâng cao thể trạng người bệnh và hạn chế chi phí điều trị. Tại Việt Nam nói chung và Bệnh viện Nhi Trung Ương nói riêng, chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực này. Chính vì thế chúng 2 tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng kiến thức chăm sóc sau phẫu thuật trẻ dị tật lỗ tiểu lệch thấp của bố/mẹ có con điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2022” 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng kiến thức chăm sóc sau phẫu thuật trẻ dị tật lỗ tiểu lệch thấp của bố/mẹ có con điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức chăm sóc sau phẫu thuật trẻ dị tật lỗ tiểu lệch thấp của bố/mẹ có con điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2022. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái quát chung về Lỗ tiểu lệch thấp  Khái niệm: Lỗ tiểu lệch thấp (lỗ đái lệch thấp, lỗ tiểu đóng thấp, hypospadias) là một bất thường bẩm sinh của dương vật, trong đó lỗ tiểu mở ra ở mặt bụng dương vật thay vì ở đỉnh dương vật. Vị trí lỗ tiểu có thể thay đổi từ khấc quy đầu đến giữa bìu và hậu môn [9]  Phân loại: Việc phân loại lỗ tiểu lệch thấp dựa vào vị trí lỗ niệu đạo mở ra trên dọc chiều dài của dương vật và tầng sinh môn. Tương ứng với từng vị trí đó mà người ta chia ra các thể lệch thấp khác nhau [10] Lỗ tiểu lệch thấp đoạn trước: - Phần thấp qui đầu: Vị trí lỗ tiểu nằm ở phần thấp của qui đầu. Thể này không gây ảnh hưởng nhiều cho người bệnh. - Rãnh qui đầu: Vị trí lỗ tiểu nằm ở phần rãnh qui đầu. Thể này người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường và bệnh ít gây ảnh hưởng đến người bệnh, ngoại trừ một số mặc cảm về tâm lí. Lỗ tiểu lệch thấp đoạn thân dương vật: - Phần đầu của thân dương vật: Vị trí lỗ tiểu nằm ở phần đầu của thân dương vật, tính từ qui đầu trở xuống phía xương mu. Ở vị trí này bệnh bắt đầu làm cho dương vật cong và ngắn, cản trở hoạt động tình dục và sinh sản. - Giữa thân dương vật: Vị trí lỗ tiểu nằm ở giữa thân dương vật. Hầu như tất cả người bệnh đều không thể hoạt động được tình dục do dương vật ngắn và cong. - Phần gốc của thân dương vật: Vị trí lỗ tiểu nằm ở gốc dương vật. Trường hợp này người bệnh không thể đứng đái được mà phải đái ngồi. Dương vật ngắn và cong làm cho người bệnh không thể hoạt động tình dục được và hoàn toàn không thể có con được một cách tự nhiên nếu không điều trị phẫu thuật. 5 Lỗ tiểu lệch thấp đoạn sau: Đây là thể nặng nhất của bệnh, thể này không những gây ảnh hưởng đến đời sống sinh lý mà gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống tâm lý của người bệnh. Thể này bao gồm: - Chỗ nối dương vật- bìu - Ở bìu - Tầng sinh môn Cụ thể được phân loại như sau: - Thể trước (nhẹ): lỗ tiểu nằm đoạn ở quy đầu hay rãnh quy đầu, chiếm 50%. - Thể giữa (trung bình): lỗ tiểu nằm đoạn 1/3 trước và 1/3 giữa của dương vật, chiếm 30%. - Thể gần (nặng): lỗ tiểu nằm đoạn 1/3 sau của dương vật, bìu và tầng sinh môn, chiếm 20%. Hình 1. Phân loại các thể lỗ tiểu lệch thấp  Sự hình thành lỗ tiểu lệch thấp LTLT là dị tật bẩm sinh ở nam giới phát sinh từ nhiều mức độ thất bại trong suốt quá trình phát triển phôi thai, ảnh hưởng đến ống niệu đạo DV Mức độ đầu tiên liên quan đến sự thất bại tạo ống của dây ngoại bì trong quy đầu dương vật, kết quả là lỗ niệu đạo ngoài mở vào phần bụng của quy đầu dương vật hoặc vị trí gần vành quy đầu. Mức độ thứ hai là dị dạng ống niệu đạo, kết quả của quá trình hợp nhất các nếp niệu đạo. Quá trình này có thể làm ngừng sớm hoặc xảy ra trước thời gian mong đợi ở 6 bất kỳ vị trí nào trên ống niệu đạo, dẫn đến lỗ niệu đạo ngoài mở ở vị trí xa, giữa hoặc gần gốc trong trục của dương vật Mức độ thứ ba xuất hiện do sự hợp nhất các nếp niệu đạo không đầy đủ hoặc thất bại hoàn toàn dẫn đến lỗ niệu đạo có mặt ở dương vật, bìu hoặc thậm chí ở vị trí đáy chậu. Những trường hợp nặng như vậy thường là điển hình với cơ quan sinh dục ngoài không bình thường, với nếp gấp bìu không hợp nhất và lỗ niệu đạo ngoài nằm giữa hai nếp gấp riêng biệt của khe bìu. Dương vật hoặc trục dương vật chủ yếu cong về phía bụng ở mức độ thứ hai và thứ ba của dị tật LTLT, do sự tồn tại của mô xơ của tấm niệu đạo không hợp nhất kéo dài từ lỗ niệu đạo đến đầu của dương vật. Sự phát triển hình dạng và cấu trúc bất thường ở trường hợp LTLT thường có 3 đặc điểm giải phẫu chính sau: (1) lỗ tiểu lệch thấp; (2) bao quy đầu không bình thường, thừa da mặt lưng và thiếu da mặt bụng bao quy đầu; (3) cong dương vật hoặc cong bẩm sinh dương vật quan sát thấy khi dương vật cương cứng [21].  Nguyên nhân gây dị tật lỗ tiểu lệch thấp Cho đến nay, dị tật lỗ tiểu lệch thấp vẫn chưa rõ nguyên nhân. Các yếu tố môi trường, nội tiết và di truyền được cho là có liên quan cộng hưởng đến sự hình thành nên dị tật này. Về phương diện bào thai học, vào tuần thứ 8 trong thời kỳ bào thai, một loại tế bào của tinh hoàn gọi là tế bào Leydig sẽ sản xuất ra Testosteron để kích thích làm dài củ sinh dục (sau này là dương vật). Do củ sinh dục phát triển dài ra, nên máng niệu đạo cũng phát triển dài ra theo và sự phát triển của niệu đạo sẽ gần như hoàn tất vào tuần thứ 13 của thời kì bào thai. Khi một nguyên nhân nào đó làm cho quá trình phát triển của máng niệu đạo bị ngừng lại sẽ gây tật lỗ đái đổ thấp ở trẻ trai. Dị tật lỗ tiểu lệch thấp là loại dị tật thường kèm theo các dị tật khác mà nhất là ở cơ quan sinh dục ngoài như bìu và tinh hoàn. Nhiều thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ dị tật lỗ tiểu lệch thấp có kèm theo tinh hoàn ẩn là 8-10%, và kèm theo thoát vị bẹn là 1015%. Đặc biệt, nếu trẻ bị dị tật lỗ tiểu thấp thể càng nặng (nằm cuối dương vật hay gần bìu) thì dị tật tinh hoàn ẩn kèm theo gặp càng nhiều. Chính vì vậy, ngoài việc xác định lỗ tiểu lệch thấp còn cần khám kỹ bìu của trẻ để phát hiện các dị tật này [15].  Triệu chứng 7 Lỗ tiểu lệch thấp thường được phát hiện sớm sau sinh bởi các nhân viên y tế khi thăm khám bộ phận sinh dục cho trẻ hoặc do bố mẹ khi vệ sinh cho trẻ. Các dấu hiệu nhận biết: - Lỗ tiểu nằm thấp so với vị trí bình thường ở đỉnh qui đầu (có thể nằm ở thân dương vật, bìu hay tầng sinh môn). - Bao qui đầu không tròn như da thừa ở lưng dương vật. - Dương vật cong, xoay, có thể nhỏ và bìu chẽ đôi. - Có thể kèm theo các bệnh lý: thoát vị bẹn, ẩn tinh hoàn, dương vật nhỏ…[1]  Ảnh hưởng của dị tật lỗ tiểu lệch thấp Dị tật lỗ tiểu lệch thấp không gây ra khó tiểu nhưng đường dẫn nước tiểu (niệu đạo) có thể phát triển kém. Khi lỗ tiểu lệch thấp thể nặng bé trai phải ngồi tiểu như phụ nữ. Vì vậy mức độ ảnh hưởng nặng hay nhẹ dựa trên vị trí lỗ tiểu. Đối với tật cong dương vật nếu không điều trị thì về sau ở tuổi trưởng thành gây khó khăn trong giao hợp. Những trường hợp cong nặng cần phẫu thuật nhiều lần để chỉnh sửa. Trong lỗ tiểu lệch thấp vị trí lỗ tiểu bất thường kết hợp với cong dương vật có thể dẫn tới vô sinh về sau [1]. 1.1.2. Phẫu thuật dị tật lỗ tiểu lệch thấp  Chỉ định và thời điểm phẫu thuật dị tật lỗ tiểu lệch thấp - Có chỉ định phẫu thuật cho mọi trường hợp lỗ tiểu lệch thấp. - Thời điểm phẫu thuật lý tưởng là từ 1 đến 2 tuổi (phẫu thuật càng sớm càng tránh cho người bệnh bị chấn thương tâm lý về sau). - Chọn lựa thời điểm phẫu thuật tùy thuộc nhiều yếu tố trong đó kích thước dương vật rất quan trọng (đối với trường hợp lỗ tiểu thấp ở trẻ có dương vật nhỏ sẽ mổ trễ hơn). Phẫu thuật tuổi càng lớn biến chứng càng nhiều. Hiện nay, trên thế giới tuổi bắt đầu phẫu thuật là 6 tháng [7].  Nguyên tắc phẫu thuật Mục tiêu phẫu thuật: - Tạo hình lỗ tiểu và quy đầu bình thường. - Dương vật thẳng. - Niệu đạo bình thường. 8 - Đủ da che phủ dương vật. - Vị trí bìu so với dương vật bình thường. - Tạo hình phải đảm bảo cả 2 mặt chức năng và thẩm mỹ, tránh tốn kém và chấn thương tâm lý cho người bệnh [7].  Các giai đoạn phẫu thuật dị tật lỗ tiểu lệch thấp Tạo hình ống niệu đạo nguyên phát Tạo hình lỗ tiểu bằng ống niệu đạo, có hoặc không có đường rạch rãnh niệu đạo, thường được sử dụng để can thiệp dị tật ở tuyến và trục dương vật. Phương pháp này bao gồm tạo một niệu đạo mới bằng cách cuộn một dải da thân dương vật điều mà có thể tạo thành niệu đạo nếu sự phát triển của nó không bị ngưng lại. Vạt hình đảo Đối với những trường hợp lỗ tiểu lệch thấp mức độ nặng, một vạt da hình đảo được sử dụng bên trong nơi mà niệu đạo được tạo ra bằng cách chuyển một vạt da bao quy đầu có cuống mạch bên trong xuống bụng dương vật (tấm niệu đạo). Da được khâu vào tấm niệu đạo theo kiểu phủ ngoài. Phẫu thuật 2 thì Đối với các dị tật mức độ rất nặng, bao gồm cả những trường hợp có độ cong dương vật đáng kể, phương pháp hai thì được sử dụng để làm thẳng dương vật và tạo một lỗ tiểu mới. Trong lần phẫu thuật đầu tiên, thường được thực hiện khi trẻ được 6 9 tháng tuổi, độ cong, nếu từ nhẹ đến trung bình, có thể được điều chỉnh bằng cách cắt xơ, làm thẳng dương vật. Đối với những trường hợp có độ cong trung bình đến nghiêm trọng, ghép da thân dương vật được chỉ định. Cả hai kỹ thuật đều cho phép bảo tồn chức năng tình dục vì chúng không ảnh hưởng đến quá trình bên trong của dương vật. Sau khi chỉnh sửa, độ cong của bao quy đầu thừa ở mặt lưng được chuyển sang mặt thân của dương vật, vì mô này là cần thiết cho thì thứ hai. Ca phẫu thuật thì thứ 2 được thực hiện ít nhất 6 tháng sáu đó, sau khi quá trình lành thương hoàn tất từ thủ thuật đầu tiên. Trong giai đoạn này, niệu đạo được tái tạo bằng cách sử dụng da lưng đã được chuyển giao, hiện nằm trên mặt bụng của dương vật theo cách tương tự như quá trình tạo ống dẫn tinh. Độ cong dương vật Chỉnh sửa độ cong của dương vật là một bước quan trọng trong phẫu thuật can thiệp dị tật. Như đã lưu ý, dựa trên các nghiên cứu giải phẫu về dương vật thai nhi của con người, một phương pháp đơn giản hơn được ủng hộ cho độ cong nhẹ và vừa phải đòi hỏi việc đặt chỉ khâu nếp giữa lưng ở vùng không có dây thần kinh ở vị trí 12 giờ [15]  Biến chứng sau phẫu thuật dị tật lỗ tiểu lệch thấp Biến chứng sớm - Chảy máu vết mổ: Nguyên nhân: Do phẫu thuật viên cầm máu không kỹ hoặc sau khi trẻ tỉnh quấy khóc giật ống thông. Triệu chứng: Máu tươi chảy ra từ vết mổ thấm băng Phòng ngừa: Phẫu thuật viên khâu cầm máu kỹ; Giữ trẻ (hoặc cột tay) không để trẻ giật ống thông. - Hoại tử: Nguyên nhân: Băng quá chặt Triệu chứng: Dương vật sung nề có màu đỏ bầm hoặc đen, đặc biệt là qui đầu. Phòng ngừa: Băng đúng kỹ thuật - Nhiễm trùng vết mổ Nguyên nhân: Không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trước, trong và sau khi phẫu thuật; Dị ứng với thông tiểu 10 Triệu chứng: Người bệnh đau nhức nhiều ở bộ phận sinh dục, sốt; dương vật sưng nề, đỏ, tiết dịch, mủ. Phòng ngừa: Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn; Sử dụng thông tiểu silicon. - Nghẹt thông tiểu Nguyên nhân: Nghẹt cục máu đông ở thông tiểu; Gấp ống thông Triệu chứng: Trẻ tiểu rặn rỉ nước tiểu ngoài thông; Người bệnh đau tức vùng bụng dưới (cầu bang quang) Phòng ngừa: Cho trẻ uống nhiều nước; Phẫu thuật viên kiểm tra kỹ khi đặt và khâu cố định thông tiểu. - Tuột thông tiểu: Nguyên nhân: Khâu cố định không chắc chắn; Người bệnh giãy giụa nhiều Triệu chứng: Thông tiểu tuột ra khỏi vị trí ban đầu nhưng vẫn còn chỉ khâu; Tuột hẳn thông tiểu khỏi dương vật. Phòng ngừa: Phẫu thuật viên khâu cố định ống thông kỹ; Trấn an người bệnh, cột giữ tay người bệnh nếu cần. - Bí tiểu sau khi rút thông tiểu Nguyên nhân: Đặt thông tiểu thời gian dài; Đau sau khi rút thông tiểu và vết mổ chưa lành Triệu chứng: Người bệnh có cầu bang quang; Đau tức vùng hạ vị; Không tự tiểu được. Phòng ngừa: Giải thích kỹ cho gia đình, trấn an để trẻ hợp tác. Biến chứng muộn: - Rò niệu đạo: Nguyên nhân: Nhiễm trùng vết mổ; Tiểu rặn do bón Triệu chứng: Người bệnh tiểu ở một hoặc nhiều vị trí của dương vật Phòng ngừa: Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn; cho trẻ ăn nhiều rau, chất xơ, uống nhiều nước. - Hẹp miệng sáo, hẹp niệu đạo Nguyên nhân: Nhiễm trùng vết mổ Triệu chứng: Người bệnh tiểu khó, đau, tia tiểu nhỏ Phòng ngừa: Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn 11 - Túi thừa niệu đạo Nguyên nhân: Do hẹp miệng sáo; Do tạo hình niệu đạo hơi rộng Triệu chứng: Người bệnh tiểu khó, tiểu rặn, sau tiểu có khối phồng niệu đạo Phòng ngừa: Tạo hình niệu đạo vừa đúng [4], [7].  Điều trị sau phẫu thuật dị tật lỗ tiểu lệch thấp - Nằm yên trên giường 2 - 3 ngày sau mổ. - Vết thương: thay băng sau 2 - 5 ngày, rửa bằng nước muối sinh lý, băng lại hoặc để hở. - Ống thông tiểu: nối với túi đựng nước tiểu có ghi ngày đặt thông tiểu. Rút ống thông tiểu sau 7-14 ngày hoặc lâu hơn tùy trường hợp. - Thuốc sau mổ: kháng sinh phổ rộng Cephalosporin thế hệ thứ 3 trong thời gian đặt thông tiểu; giảm sưng; giảm đau bằng Acetaminophen. - Theo dõi tổng trạng. - Hướng dẫn người bệnh và người nhà trong việc tự chăm sóc vết mổ và ống thông tiểu, không hoạt động quá mức; ăn uống đầy đủ chất; uống nhiều nước; tránh táo bón; giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường. - Thời gian nằm viện: 7 - 14 ngày [4], [7].  Chăm sóc sau phẫu thuật dị tật lỗ tiểu lệch thấp Theo dõi: - Tri giác sau gây mê, tổng trạng, sinh hiệu, da niêm. - Tình trạng vết mổ: Băng có thấm máu, dịch hay không? quy đầu có hồng hào hay sưng nề với màu đỏ bầm- đen. - Thông tiểu: Màu sắc, tính chất của nước tiểu (đục, có lẫn máu), số lượng nước tiểu qua thông? - Lưu thông tiểu 5-7 hoặc 10 ngày tùy trường hợp (thể nặng hay nhẹ, kĩ thuật mổ, tình trạng nhiễm trùng sớm sau mổ cần rút ống sớm hơn). - Thay băng vết mổ sau 2-5 ngày với nước muối sinh lý, Betadin 2%, băng lại hoặc để hở (tùy theo tình trạng người bệnh và chỉ định của bác sỹ) Dinh dưỡng sau phẫu thuật: - Cho người bệnh ăn uống đầy đủ chất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan