Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng khoa nội tổng hợp bệnh viện c thái...

Tài liệu Thực trạng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng khoa nội tổng hợp bệnh viện c thái nguyên năm 2022

.PDF
59
1
64

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI THỊ LỤA THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI THỊ LỤA THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG KHOA NỘI TỔNG HỢP – BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. VŨ THỊ ÉN NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các Thầy/Cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc bệnh viện, Khoa Nội tổng hợp và các nhân viên y tế tại Bệnh viện C Thái Nguyên đã tạo điều kiện, quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu; tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ tôi về mọi mặt để có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ThS.Vũ Thị Én người đã tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quý báu, định hướng và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Do sự hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu, chuyên đề không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy/Cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày tháng 9 năm 2022 Học viên Bùi Thị Lụa ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện C Thái Nguyên năm 2022” là một trong những sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu đánh giá trong quá trình học tập tại trường và thực tập tại Bệnh viện, trong quá trình viết bài có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của ThS.Vũ Thị Én – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Em xin cam đoan nếu có vấn đề gì em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Học viên Bùi Thị Lụa MỤC LỤC Lời cảm ơn ………………………………………………………………………….…i Lời cam đoan …………………………………………………………………………ii Danh mục chữ viết tắt ………………………………………………………………..iii Danh mục các bảng, biểu đồ, hình ảnh ………………………………………..…….iv Đặt vấn đề …………………………………………………………………………….1 Mục tiêu ……………………………………………………………………………....3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận …………………………………………………………………….4 1. 1.1. Giáo dục sức khỏe …………………………………………………………………... 4 1.1.2. Vai trò của GDSK trong công tác điều dưỡng ……………………………………7 1.2. Cơ sở thực tiễn …………………………………………………………….........16 1.2.1. Thực trạng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng trên thế giới ………..16 1.2.2. Thực trạng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại Việt Nam ……….16 Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP – BỆNH VIỆN C THÁI NGUYÊN NĂM 2022 2.1. Sơ lược về Bệnh viện C Thái Nguyên ………………………………………..19 2.2. Thực trạng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện C Thái Nguyên ………………………………………………………………………..21 2.2.1. Thông tin chung về điều dưỡng tham gia khảo sát …………………………..21 2.2.2 Kiến thức của điều dưỡng về các nội dung trong giáo dục sức khỏe …………22 2.2.3. Đặc điểm của người bệnh tại khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện C Thái Nguyên 23 Chương 3 BÀN LUẬN 3.1. Thông tin chung về điều dưỡng tham gia khảo sát ……………………………31 3.2 Thông tin chung từ người bệnh về GDSK ……………………………….…....32 3.3. Thuận lợi, khó khăn tồn tại và nguyên nhân ………………………….………..33 KẾT LUẬN 1. Thực trạng GDSK của điều dưỡng Bệnh viện C Thái Nguyên …………….…37 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe ……37 Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH …………………38 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1 Phiếu khảo sát kiến thức của điều dưỡng về giáo dục sức khỏe tại khoa nội tổng hợp bệnh viện C Thái Nguyên năm 2022 Phụ lục 2 Phiếu đánh giá công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại khoa nội tổng hợp Bệnh Viện C Thái Nguyên Năm 2022 Phụ lục 3 Danh sách điều dưỡng tham gia phỏng vấn tại Bệnh Viện C Thái Nguyên năm 2022 Phụ lục 4 Danh sách người bệnh tham gia khảo sát tại khoa nội tổng hợp Bệnh Viện C Thái Nguyên năm 2022 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BYT Bộ Y tế CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu ĐTTC Điều trị tích cực GDSK Giáo dục sức khỏe HSCC Hồi sức cấp cứu HĐNB Hội đồng người bệnh NB Người bệnh ĐD Điều dưỡng iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng/ Nội dung Biểu đồ Trang Bảng 2.1 Một số thông tin chung của điều dưỡng tham gia nghiên cứu 21 Bảng 2.2 Kiến thức của điều dưỡng về GDSK cho người bệnh 22 Bảng 2.3 Xếp loại chung kiến thức GDSK của điều dưỡng 23 Bảng 2.4 Ý kiến đánh giá của Người bệnh về các nội dung GDSK của Điều dưỡng 25 Biểu đồ 2.1 Phân bố tuổi của người bệnh 24 Biểu đồ 2.2 Giới tính của người bệnh 24 Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ ý kiến đánh giá của NB về các nội dung GDSK 26 Biểu đồ 2.4 Các mong muốn được hướng dẫn, GDSK thêm trong quá trình chăm sóc, điều trị 27 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình Nội dung Trang Hình ảnh 2.1 Bệnh viện C Thái Nguyên 20 Hình ảnh 2.2 Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện C Thái Nguyên 20 Hình ảnh 2.3 Một số hình ảnh tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh 30 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc sức khỏe cho người bệnh (NB) là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của nhân viên y tế (NVYT) nói chung và của điều dưỡng (ĐD) nói riêng và bệnh viện là nơi để ĐD thực hiện nghĩa vụ này. Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe. GDSK có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người, để GDSK tốt rất cần đến kiến thức và kỹ năng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng [1],[2]. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) nêu rõ: Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới cũng như tất cả các thành viên khác là: Sức khỏe cho mọi người (Health for People), mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi tất cả mọi thành viên trong cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh và cải thiện môi trường sức khỏe tốt cho cộng đồng [27]. Với định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật. Từ định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe con người bao gồm: xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, môi trường và sinh học. Giáo dục sức khỏe được dùng những phương pháp và kỹ thuật học thích hợp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người thông qua một loạt quá trình được sử dụng để thay đổi những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Năm 2011, Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”. Trong đó, việc tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe là nhiệm vụ đầu tiên trong 12 nhiệm vụ chăm sóc người bệnh. Thông tư nêu rõ bệnh viện cần có qui định rõ ràng và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp; Người bệnh nằm viện phải được Điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện [1]. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế cũng có các tiểu mục đánh giá việc hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe cho người bệnh [2]. 2 Mặt khác điều dưỡng chiếm số đông trong nhân lực của bệnh viện và có nhiều thời gian chăm sóc, tiếp xúc người bệnh trong quá trình nằm viện. Nếu làm tốt sẽ đạt mục tiêu tăng cường chất lượng điều trị, tăng khả năng phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giảm số lần nhập viện, tiết kiệm chi phí cho điều trị. Thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi, có kỹ năng yên tâm sống chung với bệnh. Nếu làm không tốt, người bệnh không nhận thức đầy đủ về bệnh, không tuân thủ điều trị, không thay đổi hành vi, sẽ ảnh hưởng bất lợi đến kết quả điều trị không, dự phòng và kiểm soát tình trạng bệnh, dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống, tăng tỷ lệ tái nhập viện, chi phí điều trị tăng, bệnh có thể nặng lên và có thể dẫn đến tử vong [4],[5]. Hiện nay, công tác giáo dục sức khỏe chưa thực sự quan tâm. Do đó đánh giá thực trạng giáo dục sức khỏe cho người bệnh, đề xuất giải pháp nâng cao công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh là thực sự cần thiết. Công tác giáo dục sức khỏe của Bệnh viện C Thái Nguyên đã được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám đốc bệnh viện. Tuy nhiên, qua kết quả đánh giá công tác điều dưỡng năm 2021 của các khoa Khoa và bệnh viện cũng còn một số điểm điều dưỡng thực hiện chưa thực sự đầy đủ, đặc biệt là công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh [6]. Tại Bệnh viện C Thái Nguyên hiện có khá ít chuyên đề, đề tài viết về công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh. Được sự đồng ý của Bệnh viện và Hội đồng duyệt ý tưởng chuyên đề, chúng tôi thực hiện chuyên đề “Thực trạng giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện C Thái Nguyên năm 2022” nhằm khảo sát về công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh, tìm ra những hạn chế để từ đó đề xuất giải pháp giúp điều dưỡng thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục sức khỏe cho người bệnh, giúp người bệnh thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe. 3 MỤC TIÊU 1. Đánh giá thực trạng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện C Thái Nguyên năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng khoa Nội Tổng hợp – Bệnh viện C Thái Nguyên. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Giáo dục sức khỏe 1.1.1.1. Khái niệm về Giáo dục sức khỏe Giáo dục sức khoẻ (GDSK) là một quá trình tác động có mục đích và có kế hoạch lên tình cảm và lý trí của con người nhằm tạo ra hành vi có lợi hoặc làm thay đổi hành vi sức khỏe (từ có hại thành có lợi) cho cá nhân và cộng đồng [4]. Mục đích chủ yếu của GDSK là giúp cho đối tượng tự nguyện, tự giác thay đổi hành vi sức khỏe của chính mình. Hành vi sức khỏe là hành vi con người có liên quan tới việc tạo ra sức khỏe tốt, bảo vệ và phục hồi sức khỏe [4],[5]. 1.1.1.2. Tầm quan trọng của GDSK [1],[3]. GDSK là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe. Nó có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. Nếu GDSK đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển. GDSK không thay thế được các công tác chăm sóc sức khỏe khác, nhưng GDSK rất cần thiết để thúc đẩy những người sử dụng các dịch vụ y tế, cũng như thúc đẩy phát triển các dịch vụ này. Trong thực tế đã thấy rõ, nếu không làm tốt GDSK thì nhiều chương trình y tế sẽ đạt kết quả thấp và không bền vững, thậm chí có nguy cơ thất bại. So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, GDSK là một công tác khó làm và khó đánh giá kết quả, nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất, nhất là ở tuyến y tế cơ sở. Vì thế: GDSK là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ Trung ương đến cơ sở. Nó là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của một cơ sở y tế [5],[23]. 1.1.1.3. Các phương pháp GDSK Phương pháp GDSK trực tiếp[4],[5]. 5 Phương pháp GDSK trực tiếp là phương pháp người GDSK trực tiếp tiếp xúc với đối tượng GDSK. Đây là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất đối với cá nhân, tập thể, cộng đồng. Người GDSK có thể nhanh chóng nhận được các thông tin phản hồi từ đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh cao và có hiệu quả tốt trong việc giúp đỡ đối tượng thay đổi hành vi. Cách thức * Tư vấn trong GDSK: Là một hình thức thường được sử dụng trong GDSK, đặc biệt đối với cá nhân và gia đình.Trong tư vấn, người tư vấn cung cấp thông tin cho đối tượng, động viên đối tượng suy nghĩ về vấn đề và chọn các hành động riêng để giải quyết vấn đề. Tư vấn còn hỗ trợ tâm lý cho đối tượng khi họ hoang mang, lo sợ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi họ chưa hiểu rõ chúng. * Nói chuyện phổ biến kiến thức y học thường thức: Tổ chức các cuộc nói chuyện sức khỏe giúp mọi người trực tiếp được nghe những thông tin mới nhất về các vấn đề sức khỏe liên quan tới cá nhân, gia đình và cộng đồng nhằm giúp các đối tượng suy nghĩ và hướng tới việc thay đổi hành vi. Tuy nhiên phương pháp này cần kết hợp các phương pháp và sự hỗ trợ khác. Khi tổ chức một buổi nói chuyện cần làm các việc sau: - Xác định rõ chủ đề nói chuyện và chỉ nên khu trú vào một chủ đề nhất định. - Xác định đối tượng tham dự, ngày giờ, địa điểm và thông báo trước để họ chuẩn bị tới dự (chọn thời gian và địa điểm thích hợp). - Xác định nội dung cốt lõi cần trình bày. - Xác định thứ tự trình bày. - Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ thích hợp với chủ đề và thực tế tại địa phương. Khi nói chuyện cần: - Phải tôn trọng đối tượng. - Xây dựng mối quan hệ với đối tượng trước khi nói chuyện. - Nên sử dụng ngôn ngữ địa phương rõ ràng, mạch lạc. - Cần kết hợp với tranh ảnh, mô hình và ví dụ minh họa. - Cần bao quát, quan sát đối tượng để điều chỉnh, giải đáp thắc mắc đầy đủ khi đối tượng yêu cầu. 6 - Kết thúc buổi nói chuyện cần tóm tắt những vấn đề mấu chốt nhất cho đối tượng dễ nhớ. * Tổ chức thảo luận nhóm: Rất có hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như trong GDSK. Thảo luận nhóm trong GDSK là ứng dụng nguyên lý "sự tham gia của cộng đồng" trong CSSKBĐ. Một nhóm thảo luận tốt nhất là từ 6 - 10 người để tạo cơ hội cho tất cả các thành viên có thể trình bày và thảo luận làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu biết và nêu ra các biện pháp giải quyết các vướng mắc của họ hay của cộng đồng trong đó có họ sinh sống. Các điểm cần thực hiện khi tổ chức thảo luận nhóm: - Xác định chủ đề, nội dung trọng tâm. - Xác định mục tiêu của thảo luận nhóm. - Xác định đối tượng mời vào thảo luận nhóm. - Cần chuẩn bị trước câu hỏi trọng tâm cho chủ đề thảo luận dựa trên những thông tin phù hợp với tình hình thực tế. Trong một số trường hợp, tư vấn cần đáp ứng nhu cầu bí mật cho các đối tượng bị các bệnh xã hội có định kiến như bệnh lây qua đường tình dục. * Đối thoại trực tiếp giữa người làm GDSK với từng cá nhân trong lúc tiến hành các dịch vụ y tế. Phương pháp GDSK gián tiếp[3],[4] GDSK gián tiếp là phương pháp giáo dục mà người giáo dục không trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng giáo dục, các nội dung giáo dục cần được chuyển tải qua các phương tiện thông tin đại chúng. Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến thức thông thường về bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho quảng đại quần chúng nhân dân một cách có hệ thống. Đó là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta. Phương pháp này kém hiệu quả và tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao để vận hành sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng. Các phương tiện đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp GDSK gián tiếp là: - Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, video. 7 - Tạp trí, sách báo, tranh ảnh, tranh lật, tờ rơi. - Pano, áp phích. - Sách chuyên đề, sách hỏi đáp về sức khỏe bệnh tật. 1.1.1.4. Phương tiện GDSK [3],[4],[23] Phương tiện GDSK là công cụ mà người GDSK sử dụng để thực hiện một phương pháp GDSK và qua đó truyền đạt nội dung GDSK cho đối tượng phân loại các phương tiện GDSK bao gồm: Phương tiện bằng lời nói: Lời nói là công cụ sử dụng rộng rãi và rất hiệu quả trong GDSK nhất là lời nói trực tiếp với đối tượng. Sử dụng lời nói có thể truyền tải các nội dung GDSK một cách linh hoạt phù hợp với đối tượng. Lời nói rất tiện lợi và mang lại hiệu quả cao, có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi chỗ, với mọi người, với 1 gia đình, 1 nhóm nhỏ, 1 cộng đồng... Lời nói có thể dùng trực tiếp hay gián tiếp, lời nói còn được dùng để hỗ trợ, phối hợp với các phương tiện GDSK khác như tranh ảnh, pano, áp phích, mô hình...Người nói nếu không nắm chắc được nội dung truyền đạt có thể dẫn đến việc cung cấp thông tin không chính xác và gây hiểu lầm cho đối tượng Phương tiện bằng chữ viết. Phương tiện tác động qua thị giác (phương tiện GDSK trực quan) tranh, ảnh, pano... Phương tiện nghe, nhìn: ti vi, ... 1.1.1.5. Lựa chọn nội dung GDSK Nội dung GDSK là những thông tin chính cần trao đổi với đối tượng GDSK trong một thời gian nhất định. Ví dụ: Nội dung GDSK về phòng chống một bệnh nào đó thường theo trình tự sau: + Ảnh hưởng xấu do bệnh gây ra. + Tầm quan trọng của việc phòng chống bệnh đó. + Nguyên nhân của bệnh, đường lây truyền. + Cách phát hiện và xử trí thông thường tại nhà và các phương pháp phòng bệnh thông thường khác [1],[3],[4]. 1.1.2. Vai trò của GDSK trong công tác điều dưỡng Chức năng nhiệm vụ chính của công tác điều dưỡng là chăm sóc người bệnh. Để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh và tăng cường sự hài lòng người bệnh 8 thì điều dưỡng phải thực hiện tốt 12 nhiệm vụ của điều dưỡng được qui đinh tại Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện [1]. Trong đó, nhiệm vụ thứ nhất là tư vấn GDSK, có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. Nếu GDSK đạt hiệu quả nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong [3]. Điều dưỡng chiếm gần 50% trong tổng số nhân lực của bệnh viện và có nhiều thời gian tiếp xúc với người bệnh từ khi mới vào viện đến khi ra viện. Do đó vai trò của GDSK trong công tác điều dưỡng là rất quan trọng, nếu điều dưỡng làm tốt giúp người bệnh thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị và tăng cường sự hài lòng người bệnh [3]. 1.1.2.1. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh [2],[3],[25]. - GDSK nhằm giúp người bệnh hiểu rõ về bản chất của bệnh, các yếu tố nguy cơ cho sự tiến triển của căn bệnh, vai trò của người bệnh trong việc đạt đến kết quả điều trị tối ưu. - GDSK giúp cải thiện tỉ lệ người bệnh tuân thủ điều trị: dùng thuốc đều đặn, luyện tập vận động đều đặn, duy trì tình trạng dinh dưỡng ổn định. - Loại hình GDSK: phân phát các tài liệu in ấn, tổ chức các buổi trình bày có minh họa bằng hình ảnh và tài liệu phát tay, thảo luận trong nhóm nhỏ giúp hiểu rõ nội dung thông tin, trao đổi kinh nghiệm. - Các nội dung giáo dục sức khỏe: Sinh bệnh học bệnh, kỹ năng sử dụng thuốc, hướng dẫn về dinh dưỡng, nhận biết và xử trí các dấu hiệu cảnh báo dấu hiệu nặng, cách vệ sinh. - Kỹ thuật sử dụng thuốc  Có vai trò rất quan trọng giúp tuân thủ điều trị.  Ưu khuyết điểm của từng dạng thuốc  Hướng dẫn chi tiết, có hình ảnh minh họa, có thực hành. - Các dấu hiệu cảnh báo tiến triển nặng:  Giúp người bệnh nhận biết sớm nhất khi có các triệu chứng khởi đầu.  Có thái độ và cách xử trí thích hợp  Giảm bớt di chứng, tỷ lệ tử vong 9  Giảm bớt số lần nhập viện, thời gian nằm viện và chi phí y tế.  Giúp người bệnh lựa chọn môi trường.  Sống chung với di chứng bệnh với chất lượng cuộc sống tốt.  Hướng dẫn chi tiết và chu đáo những vấn đề trong đời sống hàng ngày, bao gồm cả đời sống tinh thần. - Biết cách phòng bệnh  Thực hiện tiêm phòng  Lựa chọn thực phẩm. 1.1.2.2. Vai trò người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh Trước năm 1990, ở Việt Nam người điều dưỡng có tên gọi Y tá với chức năng phụ thuộc và vai trò phụ giúp, thực hiện y lệnh của thầy thuốc là chính. Họđược đào tạo ngắn hạn dưới một năm, làm theo phương pháp cầm tay chỉ việc. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện nâng cao chương trình đào tạo điều dưỡng với độingũ điều dưỡng cao đẳng (3 năm), cử nhân điều dưỡng (4 năm) và thạc sĩ điều dưỡng (2 năm). Năm 2000, ngành Điều dưỡng Việt Nam đã hình thành được hệ thống quản lý điều dưỡng ở các cấp. Có 65% Sở Y tế các tỉnh đã bổ nhiệm điềudưỡng trưởng, 84,7% các bệnh viện có Phòng điều dưỡng, công tác đào tạo điều dưỡng đã nâng lên ở trình độ cao đẳng và đại học. Thực hành điều dưỡng đang có chuyển biến thông qua thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện, vị trí xã hội của người điều dưỡng đã được nhìn nhận [5],[15]. Tuy nhiên, hiện tại ở nước ta, cứ 1 bác sĩ thì có 1,8 điều dưỡng, trong khi tỷ lệ tối thiểu mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là 1 bác sĩ/4 điều dưỡng. Tỷ lệ này ở Việt Nam thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Thiếu người, trình độ chưa cao, áp lực công việc lớn cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh trong bệnh viện hiện nay [15]. Nhận định về vai trò của công tác điều dưỡng, Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định: “Điều dưỡng là một mắt xích quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe” [27]. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ do người điều dưỡng cung cấp tác động lớn tới sự hài lòng của người bệnh” và đưa ra khuyến cáo “Ở bất cứ quốc gia nào, muốn nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe thì phải chú ý phát triển công tác điều dưỡng”. Sinh thời, Bác Hồ đã dạy “Y tá chẳng những là một nghề mà còn là một nghĩa vụ,… việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ cho dân tộc người y tá phải gánh một phần phần quan trọng, y 10 tá là những chiến sỹ đánh giặc ốm để bảo vệ sự tráng kiện của giống nòi, những chiến sỹ y tá phải có chí chịu khổ, chịu khó, phải giàu lòng bác ái và đức hy sinh”. Vai trò của người điều dưỡng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân có ý nghĩa vô cùng lớn. Trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, điều dưỡng thường đảm đương những công việc khá vất vả nhưng thầm lặng. Trong những năm qua, nhận thức về địa vị và giá trị của điều dưỡng trong y học và trong khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ và trình độ chuyên môn của người điều dưỡng ngày càng được nâng cao từ trung cấp, cao đẳng đến trình độ đại học và sau đại học. Thành tựu của Ngành Điều dưỡng Việt Nam hiện nay chính là sự kết tinh truyền thống và kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại cho những thế hệ điều dưỡng hôm nay và mai sau phát huy truyền thống của dân tộc, của ngành Điều dưỡng Việt Nam không ngừng học tập, rèn luyện để tiến bộ, góp phần xây dựng và phát triển ngành ngày càng mạnh mẽ. Người điều dưỡng với những vai trò quan trọng [15]: 1. Người chăm sóc Chăm sóc là mối quan hệ giữa người với người. Mục tiêu cơ bản của người điều dưỡng là thúc đẩy sự giao tiếp, hỗ trợ người bệnh bằng hành động và bằng thái độ biểu thị sự quan tâm tới lợi ích của người bệnh và chấp nhận người bệnh là một con người. Theo Benner và Wrubel thì “chăm sóc là yếu tố cơ bản để thực hành điều dưỡng hiệu quả”. Mọi máy móc và kỹ thuật hiện đại không thay thế được sự chăm sóc của người điều dưỡng vì các thiết bị này sẽ không tác động được tới cảm xúc và điều chỉnh hành động cho thích ứng với những nhu cầu đa dạng của mỗi cá thể. Chăm sóc là nền tảng của mọi can thiệp điều dưỡng và là một thuộc tính cơ bản của người điều dưỡng. Theo học thuyết về chăm sóc của Leiningerm thì chăm sóc là yếu tố thiết yếu của điều dưỡng, là một nét đặc biệt và là đặc tính duy nhất của điều dưỡng. Bà cho rằng: “Không có sự chữa bệnh nào mà không có sự chăm sóc nhưng sự chăm sóc có thể diễn ra mà không có điều trị”. Bà còn cho rằng, chăm sóc là một hiện tượng phổ biến và rất khác nhau trong các nền văn hóa. Những khác biệt về giá trị và hành vi chăm sóc dẫn đến những khác biệt về sự mong đợi trong số những người tìm kiếm sự chăm sóc. Ví dụ: Những nền văn hóa quan niệm bệnh phát sinh từ bên trong cơ thể sẽ có xu hướng dùng thuốc để điều trị hơn là các nền văn hóa quan niệm bệnh là do tác nhân gây ra ở bên ngoài con người. 11 Jen Watson cho rằng “thực hành chăm sóc là hạt nhân của nghề điều dưỡng” và đưa ra hai giả định về những giá trị của sự chăm sóc con người là: (1) chăm sóc và tình cảm tạo ra những năng lượng cơ bản về thể chất và tinh thần; (2) chăm sóc và tình cảm thiết yếu cho sự tồn tại và nuôi dưỡng con người”. Jen Watson đã đưa ra các giả thuyết về sự chăm sóc như sau: – Chăm sóc con người không chỉ có sự cảm thông mà còn là sự quan tâm và lòng vị tha. – Chăm sóc là quá trình tác động qua lại giữa người với người và chỉ thông qua mối quan hệ qua lại giữa người với người thì việc chăm sóc mới có hiệu quả. – Chăm sóc hiệu quả thúc đẩy sức khỏe và sự tăng trưởng của mỗi cá nhân và cả gia đình. – Chăm sóc thúc đẩy sự nâng cao sức khỏe hơn là chữa bệnh. – Môi trường chăm sóc tạo ra sự phát triển những tiềm năng và cho phép con người lựa chọn những hành động tốt nhất cho họ tại mỗi thời điểm trong cuộc sống. – Chăm sóc liên quan tới sự phối hợp hành động và lựa chọn giữa người điều dưỡng và người bệnh. – Đặc tính cơ bản của người làm công việc chăm sóc là sự đáp ứng của họ tới người khác mang tính cá thể duy nhất, hiểu được những cảm xúc của người khác. – Chăm sóc con người liên quan tới các giá trị, thiện chí và sự ủy thác trách nhiệm đối với những hành động chăm sóc. 2. Người truyền tin Thông tin có hiệu quả là yếu tố thiết yếu của mọi nghề phục vụ, trong đó có nghề điều dưỡng. Giao tiếp thiết lập mối quan hệ giữa người bệnh và người điều dưỡng, giữa người điều dưỡng và đồng nghiệp cũng như các nhân viên y tế khác, nó có vai trò trong mọi hoạt động của người điều dưỡng. Giao tiếp hỗ trợ cho mọi can thiệp điều dưỡng. Người điều dưỡng thông tin với đồng nghiệp và các thành viên khác trong nhóm chăm sóc về kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch chăm sóc cho người bệnh. Mỗi khi thực hiện một can thiệp về chăm sóc, người điều dưỡng ghi chép vào hồ sơ những nhận xét và những thủ thuật đã thực hiện cũng như mọi đáp ứng của người bệnh. Người điều dưỡng thường xuyên giao tiếp cả bằng lời và bằng ngôn ngữ viết mỗi khi bàn giao ca, mỗi khi chuyển người bệnh tới một khoa khác hoặc khi người bệnh xuất viện hoặc chuyển tới một cơ sở y tế khác. Khi 12 truyền đạt thông tin bằng lời nói hoặc chữ viết đòi hỏi phải chính xác, rõ ràng và phù hợp. 3. Người hướng dẫn Nhu cầu giáo dục sức khỏe của người điều dưỡng đối với người bệnh ngày càng tăng. Ngày nay, người ta chú trọng nhiều tới việc nâng cao và duy trì sức khỏe hơn là chỉ chữa bệnh thuần túy. Vì vậy, người bệnh cần có thêm kiến thức để tự theo dõi và chăm sóc nhằm rút ngắn số ngày nằm viện. Sự gia tăng của các bệnh mạn tính và tật nguyền đòi hỏi người bệnh và gia đình phải trang bị thêm kiến thức và kỹ năng để tự chăm sóc tại nhà. Hơn ai hết người điều dưỡng là đối tượng phù hợp nhất thực hiện giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Để giáo dục sức khỏe cho người bệnh một cách hiệu quả nhất, tức là người điều dưỡng truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho người bệnh để họ thay đổi thái độ và hành vi thì người điều dưỡng cần áp dụng quy trình giảng dạy gồm 4 thành phần cơ bản: nhận định, lập kế hoạch, thực hiện và lượng giá, tức là điều dưỡng nhận định những nhu cầu học tập của người bệnh, xác định mục tiêu và phương pháp giảng dạy, sau đó áp dụng các hình thức giảng dạy phù hợp và cuối cùng là đo lường kết quả học tập của người bệnh. 4. Người tư vấn Tư vấn là quá trình giúp đỡ người bệnh nhận biết và đương đầu với những stress về tâm lý hoặc những vấn đề xã hội, để cải thiện các mối quan hệ giữa người với người và thúc đẩy sự phát triển của mỗi người. Tư vấn liên quan tới sự hỗ trợ về tình cảm, tri thức và tâm lý. Người điều dưỡng tập trung vào giúp cho người bệnh phát triển những thái độ, tình cảm và các hành vi mới hơn là thúc đẩy sự phát triển về trí tuệ. Người điều dưỡng khuyến khích người bệnh tìm kiếm những hành vi thay thế, nhận ra sự lựa chọn và xây dựng ý thức tự kiểm soát. Tư vấn có thể thực hiện với một cá thể hoặc một nhóm người. Ví dụ: ở mức cá thể có người cần giảm bớt hút thuốc lá, giảm cân nặng, có người phải chấp nhận sự thay đổi như mất một phần cơ thể hoặc đương đầu với cái chết đang đến gần. Ở mức nhóm, người điều dưỡng có thể đóng vai trò là người lãnh đạo, thành viên hoặc người trợ giúp trong việc tạo ra một môi trường để nhóm làm việc có hiệu quả. Tư vấn đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, thêm vào đó người điều dưỡng phải có kỹ năng phân tích tình hình, tổng hợp thông tin và đánh giá quá trình tiến triển của người bệnh sau khi đã được tư vấn. Người điều dưỡng phải là một hình mẫu để hướng dẫn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng