Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh lao tại bệnh...

Tài liệu Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh lao tại bệnh viện phổi thái bình năm 2022

.PDF
54
1
145

Mô tả:

BỘ Y TẾ NGUYỄN ĐẶNG HOÀNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN ĐẶNG HOÀNG BÁOCÁOCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH LAO TẠI BỆNH VIỆN PHỔI THÁI BÌNH NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAMĐỊNH2022 NAM ĐỊNH- 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN ĐẶNG HOÀNG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH LAO TẠI BỆNH VIỆN PHỔI THÁI BÌNH NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN NAM ĐỊNH- 2022 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... v ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................ 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 3 1.1.1. Đại cương về bệnh lao .................................................................. 3 1.1.2. Đại cương về giáo dục sức khỏe ................................................. 11 1.1.3. Thang đo Likert .......................................................................... 15 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................... 16 1.2.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới và Việt Nam ............................. 16 1.2.2. Hoạt động cụ thể trong GDSK cho người bệnh lao tại Bệnh viện Phổi Thái bình ...................................................................................... 18 1.2.3. Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ............................... 19 CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................... 23 2.1. Thông tin về Bệnh viện Phổi Thái Bình ............................................. 23 2.2. Quy định về công tác giáo dục sức khỏe trong bệnh viện. ................. 24 2.3. Thực trạng công tác giáo dục sức khẻo cho người bệnh lao tại Bệnh viện Phổi Thái Bình.................................................................................. 25 CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN ........................................................................... 30 3.1. Về thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh lao của điều dưỡng Bệnh viện Phổi Thái Bình năm 2022 ............................................. 30 3.2. Ưu điểm, tồn tại ................................................................................. 33 KẾT LUẬN .................................................................................................. 35 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 3 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và khóa học này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu nhà trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Phòng đào tạo Sau đại học và Quý Thầy/Cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình dìu dắt, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám Đốc Bệnh viện Phổi Thái Bình, Ban lãnh đạo các khoa đã động viên, giúp đỡ hết mình để tôi hoàn thện được chuyên đề. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến: Thạc sỹ Nguyễn Trường Sơn, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn làm chuyên đề, đã tận tình quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề này. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ và động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Nam Định, ngày tháng Học viên năm 2022 Nguyễn Đặng Hoàng ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do tôi lần đầu thực hiện, các số liệu trong báo cáo là trung thực, chính xác và đáp ứng các quy định về trích dẫn. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan này. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Nguyễn Đặng Hoàng iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AFB (Acid Fast Bacillus) : Trực khuẩn kháng cồn kháng toan BCG (Bacillus Calmette–Guérin) : Vắc xin phòng bệnh lao CBYT : Cán bộ y tế CTCLQG : Chương trình chống lao quốc gia DOTS : Điều trị lao ngắn hạn có kiểm soát trực tiếp ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu HBM : Health belief model HIV :Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người MTB : Mycobacterium tuberculosis NTĐT : Nguyên tắc điều trị PZA : Pyrazinamid WHO (World Health Organization) : Tổ chức y tế thế giới (+) : Dương tính (-) : Âm tính NB : Người bệnh NNNB : Người nhà người bệnh NYVT : Nhân viên Y tế ĐD : Điều dưỡng GDSK : Giáo dục sức khỏe iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1.Đặc điểm chung của đối tượng ...................................................... 26 Bảng 2.2.Nhận xét của người bệnh lao về địa điểm, phương tiện, tài liệu GDSK .......................................................................................................... 27 Bảng 2.3.Nhận xét của người bệnh lao về nội dung, cách thức trong quá trình tư vấn tư vấn - GDSK................................................................................... 27 Bảng 2.4. Nhận xét của người bệnh lao về tư vấn, GDSK chế độ điều trị của điều dưỡng ................................................................................................... 28 Bảng 2.5. Nhận xét của người bệnh lao về các thời điểm tư vấn, GDSK của điều dưỡng ................................................................................................... 29 Bảng 2.6. Sự hài lòng của người bệnh lao về công tác tư vấn, GDSK của điều dưỡng ........................................................................................................... 29 v DANH MỤC HÌNH Hình 1. Quy trình phát hiện và quản lý người bệnh lao của CTCLQG.......... 10 Hình 2. Bệnh viện Phổi Thái Bình ................................................................ 23 Hình 3. Điều dưỡng tư vấn, GDSK trực tiếp cho người bệnh ....................... 31 Hình 4. Điều dưỡng tổ chức tư vấn, GDSK theo nhóm................................. 31 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm giáo dục hướng dẫn người dân thay đổi hành vi sức khỏe. GDSK có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. Ngành Y tế Việt Nam đã đưa GDSK vào vị trí số 1 trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu. GDSK cũng là một trong những nội dung người điều dưỡng cần thực hiện để giúp người bệnh cải thiện hành vi sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, giúp người bệnh có kiến thức để tự chăm sóc bản thân và cùng hợp tác trong quá trình can thiệp chăm sóc [14]. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh lao là hoạt động hết sức quan trọng với mục đích để người bệnh lao biết rõ tình trạng bệnh của họ, từ đó họ hợp tác với nhân viên y tế, tuân thủ chế độ điều trị, tránh những hành vi có hại cho sức khỏe, tự thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe, biết cách phòng bệnh, phòng biến chứng, duy trì tình trạng sức khỏe khi ra viện. Bệnh lao (TB) là bệnh nhiễm trùng mycobacterial tiến triển mãn tính, thường có thời gian tiềm tàng sau nhiễm trùng ban đầu; chúng có thể cư trú, sinh sôi, phát triển tại nhiều cơ quan trong cơ thể và gây nên bệnh lao [2]. Bệnh lao có rất nhiều dạng như lao màng não, lao hạch bạch huyết, lao xương khớp, lao màng bụng, lao ruột, lao sinh dục,… Trong đó phổ biến nhất là lao phổi, căn bệnh này chiếm tỉ lệ đến 85 với các triệu chứng bao gồm ho có đờm, sốt, giảm cân, và khó chịu [1]. Chẩn đoán thường là do xét nghiệm đờm và nuôi cấy tế bào, và ngày càng có nhiều xét nghiệm chẩn đoán sinh học phân tử. Mỗi năm trên toàn thế giới lại có hàng triệu người mắc lao. Trong năm 2017 đã có khoảng 10 triệu người đã phát triển thành bệnh lao trong đó 90% lao ở người lớn, 58% là nam giới, 9% lao đồng nhiễm với HIV. Nhưng đáng chú ý ở đây đó là 6.4 triệu người mắc lao mới là thông báo chính thức của tổ chức y tế thế giới, đây là một khoảng trống khá lớn giữa việc phát hiện và điều trị bệnh lao [22]. Theo ước tính số người bệnh chết do lao năm 2017 là 2 1,3 triệu người; do vậy, bệnh lao là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong từ một tác nhân truyền nhiễm [22]. Việt nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 10 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Hơn 172.000 người đã mắc bệnh và 10.400 người chết vì bệnh lao. Vẫn còn tình trạng lao tái phát (4.7%) , lao bỏ trị (0,1%). Đây vẫn là một thách thức rất lớn đối với ngành y tế. [2]. Với mong muốn cùng chung tay với chương trình chống lao của cả nước góp phần nhỏ làm giảm tình trạng mắc lao, ngăn ngừa tình trạng người bệnh tái phát bệnh và bỏ trị thì hoạt động GDSK có vai trò quan trọng giúp người bệnh lao có những kiến thức về bệnh, giúp người bệnh tuân thủ nguyên tắc điều trị, biết cách hạn chế nguồn lây lan bệnh lao trong cộng đồng và có thể tự chăm sóc được tốt hơn. Vì thế em tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh lao tại Bệnh viện Phổi Thái Bình năm 2022” với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh lao tại Bệnh viện Phổi Thái Bình năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh lao tại Bệnh viện Phổi Thái Bình. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Đại cương về bệnh lao 1.1.1.1. Định nghĩa Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Người bệnh có các dấu hiệu của bệnh lao, số lượng vi khuẩn ở người bệnh lao nhiều hơn với số lượng vi khuẩn ở người nhiễm lao [1], [2]. Vi khuẩn lao lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp. Khi người bệnh lao phổi ho, hắt hơi hay khạc nhổ, họ đã phát tán vi khuẩn lao vào không khí, người xung quanh hít thở có thể hít những hạt này vào phổi [7]. Một người chỉ cần hít phải một lượng nhỏ vi khuẩn lao cũng sẽ nhiễm lao. Khoảng một phần ba dân số thế giới có lao tiềm tàng, có nghĩa là những người này đã nhiễm vi khuẩn lao nhưng chưa phát triển thành bệnh lao và cũng không gây lây lan bệnh lao sang người khác. Khoảng 10% những người đã nhiễm vi khuẩn lao có nguy cơ phát triển thành bệnh lao trong cuộc đời. Tuy nhiên, ở những người có suy giảm miễn dịch như người nhiễm HIV, suy dinh dưỡng hoặc tiểu đường hoặc những người nghiện thuốc lá sẽ có nguy cơ bị bệnh lao cao hơn so với những người khác. Khi một người bị bệnh lao, các triệu chứng như ho, sốt, ra mồ hôi ban đêm, sụt cân… có thể chỉ ở mức độ nhẹ trong vài tháng. Điều này có thể dẫn đến việc chậm tìm kiếm dịch vụ y tế gây ra việc tiếp tục lây lan trong cộng đồng. Một người bị bệnh lao có thể gây nhiễm vi khuẩn lao cho khoảng 10 – 15 người mỗi năm thông qua các hoạt động giao tiếp hàng ngày [10]. 1.1.1.2. Vi khuẩn lao Vi khuẩn lao do Robert Koch phát hiện vào năm 1882 vì vậy còn được gọi là Bacilie de Koch (viết tắt là BK). Vi khuẩn lao thuộc họ 4 Mycobacteriaceae, dài 3 – 5 µm, rộng 0,3 – 0,5 µm, không có lông, hai đầu tròn, thân có hạt, đứng riêng rẽ hoặc thành đám trên tiêu bản nhuộm Ziehl – Neelsen, không bị cồn và acid làm mất màu đỏ của fucsin. Ở điều kiện tự nhiên vi khuẩn lao có thể tồn tại 3 – 4 tháng, trong phòng thí nghiệm có thể bảo quản vi khuẩn trong nhiều năm. Trong đờm của người bệnh lao ở phòng tối, ẩm sau 3 tháng vi khuẩn vẫn tồn tại và giữ được độc lực. Dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn bị chết sau 1,5 giờ, ở 420C vi khuẩn ngừng phát triển và chết sau 10 phút ở 800C, với cồn 900 vi khuẩn tồn tại trong 3 phút, trong acid phenic 5% vi khuẩn chỉ sống được một phút [9]. Trong điều kiện tự nhiên vi khuẩn có thể tồn tại 3-4 tháng, trong phòng thí nghiệm người ta có thể bảo quản vi khuẩn lao trong nhiều năm. Khi phát triển vi khuẩn cần đủ oxy chính vì thế lao phổi là thể bệnh gặp nhiều nhất chiếm 80% trong tổng tất cả các thể lao. Bình thường, trung bình 20-24h vi khuẩn lao sinh sản 1 lần, nhưng có khi hàng tháng thậm chí “nằm vùng” ở tổn thương rất lâu, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể tái phát triển [9]. 1.1.1.3. Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ cao Nguyên nhân: Hay gặp là vi khuẩn lao người (M. tuberculosis homisnis), có thể do vi khuẩn lao bò và vi khuẩn lao không điển hình nhưng ít gặp. Một số điều kiện thuận lợi dễ mắc lao: - Trẻ em chưa tiêm phòng lao bằng vaccine BCG - Người bệnh tiếp xúc thường xuyên, trực tiếp với nguồn lây đặc biệt là trẻ em - Người bệnh mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, loét dạ dày – tá tràng, bệnh bụi phổi,… - Trẻ em bị suy dinh dưỡng, còi xương,... - Người nhiễm HIV/AIDS - Người nghiện ma túy, thuốc lá, thuốc lào. 5 - Người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như Corticoid, hóa chất điều trị ung thư,… [9] 1.1.1.4. Phân loại bệnh lao Theo vị trí giải phẫu: - Lao phổi: bệnh lao tổn thương ở phổi - phế quản, bao gồm cả lao kê. Trường hợp tổn thương phối hợp cả ở phổi và cơ quan ngoài phổi được phân loại là lao phổi. - Lao ngoài phổi: bệnh lao tổn thương ở các cơ quan ngoài phổi như: màng phổi, hạch, màng bụng, sinh dục tiết niệu, da, xương, khớp, màng não, màng tim,... Nếu lao nhiều bộ phận, thì bộ phận có biểu hiện tổn thương nặng nhất (lao màng não, xương, khớp,...) được ghi là chẩn đoán chính. Theo kết quả xét nghiệm vi khuẩn: Lao phổi AFB(+) và lao phổi AFB(-). Theo tiền sử điều trị lao: - Lao mới: Người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc chống lao hoặc mới dùng thuốc chống lao dưới 1 tháng. - Lao tái phát: Người bệnh đã được điều trị lao và được thầy thuốc xác định là khỏi bệnh hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại với kết quả AFB(+) hoặc có bằng chứng vi khuẩn. - Thất bại điều trị, khi người bệnh có: AFB(+) từ tháng điều trị thứ 5 trở đi, phải chuyển phác đồ điều trị, Có chẩn đoán ban đầu AFB(-), sau 2 tháng điều trị xuất hiện AFB(+), Lao ngoài phổi xuất hiện thêm lao phổi AFB(+) sau 2 tháng điều trị, Vi khuẩn đa kháng thuốc được xác định trong bất kỳ thời điểm nào trong quá trình điều trị với thuốc chống lao hàng 1. - Điều trị lại sau bỏ trị: Người bệnh không dùng thuốc liên tục từ 2 tháng trở lên trong quá trình điều trị, sau đó quay trở lại điều trị với kết quả AFB(+) hoặc có bằng chứng vi khuẩn. - Lao khác: Người bệnh đã điều trị lao nay trở lại điều trị với chẩn đoán lao phổi AFB (-) hoặc lao màng phổi. 6 - Lao chuyển đến:Người bệnh được chuyển từ đơn vị điều trị khác đến để tiếp tục điều trị [2]. 1.1.1.5. Dấu hiệu nghi lao Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất. Ngoài ra có thể: Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi. Sốt nhẹ về chiều. Ra mồ hôi “trộm” ban đêm. Đau ngực, đôi khi khó thở [9]. 1.1.1.6. Điều trị bệnh lao Mục đích điều trị bệnh lao là khỏi bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ kháng thuốc cũng như giảm sự lây truyền trong cộng đồng và cuối cùng là thực hiện ước mơ muôn đời của loài người là thanh toán bệnh lao [9]. Y học không ngừng phát triển để tìm tòi và phát minh ra những thuốc chống lao mới và những phương pháp điều trị lao hiệu quả. Năm 1991, Tổ chức y tế thế giới đã thúc đẩy một chương trình chống lao có hiệu quả đó là áp dụng hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp gọi tắt là DOTS (Directly Observed Treatment Short -course). Cụ thể của chương trình này đó là người bệnh lao phải được điều trị bằng các phác đồ hóa trị ngắn ngày, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhân viên y tế. Chiến lược DOTS là chiến lược đạt kết quả điều trị cao hơn bất kỳ chiến lược chống lao nào có từ trước đó và cho đến nay vẫn là chiến lược hiệu quả nhất [20]. Có rất nhiều thuốc điều trị lao nhưng có 5 loại thuốc lao chính được sử dụng trong chiến lược hóa trị liệu ngắn ngày đó là: Isoniazid (viết tắt là H, INH), Rifampin (viết tắt là R, RIF), pyrazinamide (viết tắt là P, PZA), Streptomycin (viết tắt là S), Ethambutol (viết tắt là E) [21]. Tùy theo tình trạng của người bệnh mà bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp. Để điều trị bệnh lao có kết quả tốt, Bộ y tế đã đưa ra bốn nguyên tắc 7 điều trị bệnh lao bao gồm: - Phối hợp các thuốc chống lao: Mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao (diệt khuẩn, kìm khuẩn, môi trường vi khuẩn); do vậy, phải phối hợp các thuốc chống lao. Với lao nhạy cảm với thuốc phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì. - Phải dùng thuốc đúng liều: Các thuốc chống lao tác dụng hợp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến. - Phải dùng thuốc đều đặn: Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa. - Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và củng cố: Giai đoạn tấn công kéo dài 2, 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các vi khuẩn lao đột biến kháng thuốc. Giai đoạn củng cố kéo dài 4 đến 6 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát [1], [2]. 1.1.1.7. Nguyên tắc quản lý điều trị người bệnh lao Song song với nguyên tắc điều trị bệnh lao thì Bộ y tế cũng đề ra nguyên tắc quản lý điều trị bệnh lao đó là: - Tất cả các bác sĩ (công và tư) tham gia điều trị người bệnh lao phải được tập huấn theo hướng dẫn của Chương trình Chống lao Quốc gia và báo cáo theo đúng quy định. - Sử dụng phác đồ chuẩn thống nhất trong toàn quốc - Điều trị sớm ngay sau khi được chẩn đoán - Điều trị phải được theo dõi và kiểm soát trực tiếp: Kiểm soát việc tuân thủ điều trị của người bệnh, theo dõi kết quả xét nghiệm đờm, theo dõi diễn biến lâm sàng, xử trí kịp thời các biến chứng của 8 bệnh và tác dụng phụ của thuốc. Với bệnh lao trẻ em phải theo dõi cân nặng hàng tháng khi tái khám để điều chỉnh liều lượng thuốc. Với bệnh lao đa kháng: Phải kiểm soát chặt chẽ việc dùng thuốc hàng ngày trong cả liệu trình điều trị. Phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm - điểm điều trị - tỉnh lân cận trong quản lý điều trị bệnh nhân lao đa kháng. Người bệnh lao đa kháng nên điều trị nội trú (khoảng 2 tuần) tại các trung tâm/điểm điều trị lao đa kháng để theo dõi khả năng dung nạp và xử trí các phản ứng bất lợi của thuốc (có thể điều trị ngoại trú ngay từ đầu cho người bệnh tại các địa phương nếu có đủ điều kiện: gần trung tâm điều trị lao đa kháng, nhân lực đảm bảo cho việc theo dõi và giám sát bệnh nhân một cách chặt chẽ). Giai đoạn điều trị củng cố (điều trị ngoại trú) - điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOT) có thể thực hiện tại các tuyến: quận huyện, xã phường, tái khám hàng tháng tại các trung tâm/điểm điều trị lao đa kháng để theo dõi diễn biến lâm sàng, xử trí kịp thời biến chứng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc, theo dõi xét nghiệm, X-quang và một số thăm khám cần thiết khác. - Thầy thuốc cần tư vấn đầy đủ cho người bệnh trước, trong và sau khi điều trị để người bệnh thực hiện tốt liệu trình theo quy định. - Thuốc lao được cung cấp đản bảo chất lượng, đầy đủ theo quy định tạ thông tư 36/2021/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 Quy định khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao. - Đối với người bệnh lao đa kháng, cần thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý xã hội trong và sau quá trình điều trị [1], [2]. 1.1.1.8. Quản lý điều trị người bệnh lao Sau khi được chẩn đoán xác định, người bệnh cần được đăng ký quản lý điều trị ngay càng sớm càng tốt tại một đơn vị chống lao tuyến huyện và tương đương. Cán bộ Tổ chống lao sẽ đăng ký người bệnh vào sổ đăng ký điều trị, lập thẻ người bệnh, lập phiếu điều trị có kiểm soát để theo dõi (mỗi người bệnh sẽ có một số đăng ký, thẻ người bệnh và phiếu điều trị có kiểm 9 soát), đồng thời cán bộ chống lao huyện tư vấn cho người bệnh kiến thức cơ bản về điều trị lao. Sau khi đăng ký quản lý điều trị tại Tổ chống lao – người bệnh được chuyển về xã điều trị, tại trạm y tế (TYT) xã: - Đăng ký người bệnh vào sổ Quản lý điều trị bệnh lao (dùng cho tuyến xã và đơn vị tương đương) - Cán bộ chống lao xã (giám sát viên 1: GSV1) thực hiện điều trị cho người bệnh: nhận thuốc hàng tháng từ tuyến huyện và cấp phát cho người bệnh 7-10 ngày/lần, ghi chép phiếu điều trị có kiểm soát, mỗi lần cấp phát thuốc là một lần giám sát, khám, tư vấn cho người bệnh - Lựa chọn người giám sát hỗ trợ (giám sát viên 2: GSV2): Có thể là cộng tác viên tuyến xã như: nhân viên Y tế thôn bản, hội viên các hội, tình nguyện viên hoặc là người thân người bệnh, việc lựa chọn người giám sát hỗ trợ (GSV2) làm sao cho phù hợp nhất với từng cá thể người bệnh, có cam kết tham gia với đầy đủ thông tin của 3 bên: CBYT - Người bệnh - GSV2 - Cán bộ chống lao tuyến xã tư vấn cách giám sát hỗ trợ điều trị, kiến thức cơ bản về bệnh lao, hình thức và tần suất trao đổi thông tin giám sát cho GSV2, việc tư vấn này có thể được thực hiện thêm trong các chuyến vãng gia thăm người bệnh, GSV2 có thể được thay đổi trong quá trình điều trị nếu thấy không phù hợp CBYT xã thực hiện vãng gia thăm người bệnh theo xác suất, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên thăm những người bệnh tiên lượng khả năng tuân thủ điều trị kém. Nhiều trường hợp người bệnh lao được chẩn đoán tại tuyến tỉnh - điều trị tại tỉnh một thời gian sau đó mới chuyển về huyện quản lý điều trị, một số nơi người bệnh được điều trị nội trú một thời gian tại huyện sau đó mới chuyển về xã điều trị, một số nơi đơn vị chống lao huyện trực tiếp quản lý điều trị một số người bệnh - Những trường hợp người bệnh này sau khi điều 10 trị tại các tuyến trên - chuyển về huyện, xã quản lý điều trị phải thực hiện đúng theo quy trình nêu trên Những người bệnh đang điều trị trong giai đoạn tấn công nếu bỏ trị hai ngày liền hoặc ở giai đoạn duy trì bỏ trị một tuần thì cán bộ y tế cần tìm người bệnh và giải thích cho họ quay lại điều trị. Khi chuyển người bệnh đi nơi khác điều trị phải kèm theo phiếu chuyển và các hồ sơ người bệnh theo quy định. Nơi nhận người bệnh phải có phản hồi tiếp nhận cho cơ sở chuyển ngay sau khi nhận và đăng ký điều trị tiếp, có phản hồi kết quả điều trị khi kết thúc điều trị cho nơi chuyển [2]. Hình 1. Quy trình phát hiện và quản lý người bệnh lao của CTCLQG 1.1.1.9. Theo dõi điều trị bệnh lao Trong quá trình điều trị người bệnh cần được theo dõi như sau: - Người bệnh cần được theo dõi kiểm soát về thuốc. - Theo dõi đánh giá đáp ứng lâm sàng, X-quang và tác dụng phụ của thuốc. Đối với trẻ em cần phải cân hàng tháng để điều chỉnh liều theo cân nặng. - Xét nghiệm đờm theo dõi: Người bệnh lao phổi cần phải xét nghiệm đờm theo dõi 3 lần: Phác đồ 6 tháng: xét nghiệm đờm vào cuối tháng thứ 2, 5 11 và 6; phác đồ 8 tháng: xét nghiệm đờm vào cuối tháng thứ 3, 5 và 7 (hoặc 8) [2] 1.1.2. Đại cương về giáo dục sức khỏe Khái niệm GDSK là một quá trình tác động có mục đích và có kế hoạch lên tình cảm và lý trí của con người nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái đội và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. [14] GDSK nói chung tác động vào 3 lĩnh vực: Kiến thức của con người về sức khỏe, thái đội của con người đối với sức khỏe, thực hành hay cách ứng xử của con người đối với bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Mục đích chủ yếu của GDSK là giúp cho đối tượng tự nguyện tự giác thay đổi hành vi sức khỏe của chính mình. Hành vi sức khỏe là hành vi con người có liên quan tới việc tạo ra sức khỏe tốt, bảo vệ và phục hồi sức khỏe. 1.1.2.1. Tầm quan trọng của GDSK GDSK là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe. Nó có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. Nếu GDSK đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển. GDSK không thay thế được các công tác chăm sóc sức khỏe khác, nhưng GDSK rất cần thiết để thúc đẩy những người sử dụng các dịch vụ y tế , cũng như thúc đẩy phát triển các dịch vụ này. Trong thực tế đã thấy rõ, nếu không làm tốt GDSK thì nhiều chương trình y tế sẽ đạt kết quả thấp và không bền vững, thậm chí có nguy cơ thất bại. So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, GDSK là một công tác khó làm và khó đánh giá kết quả, nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất, nhất là ở tuyến y tế cơ sở [14]. Vì thế GDSK là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ 12 quan y tế từ trung ương đến cơ sở. Nó là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của một cơ sở y tế. 1.1.2.2. Các phương pháp GDSK Phương pháp trực tiếp: là phương pháp người GDSK trực tiếp tiếp xúc với đối tượng GDSK.Đây là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất đối với cá nhân, tập thể, cộng đồng. Người GDSK có thể nhanh chóng nhận được các thông tin phản hồi từ đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh cao và có hiệu quả tốt trong việc giúp đỡ đối tượng thay đổi hành vi. Phương pháp này đòi hỏi nhân viên GDSK phải được huấn luyện tốt về các kỹ năng GDSK nhất là kỹ năng giao tiếp, tư vấn... Phương pháp GDSK gián tiếp: là phương pháp giáo dục mà người giáo dục không trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng giáo dục, các nội dung giáo dục cần được chuyển tải qua các phương tiện thông tin đại chúng. Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến thức thông thường về bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho quảng đại quần chúng nhân dân một cách có hệ thống. Đó là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta. Phương pháp này kém hiệu quả và tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao để vận hành sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng. Các phương tiện đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp GDSK gián tiếp là: - Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, video. - Tạp trí, sách báo, tranh ảnh, tranh lật, tờ rơi. - Pano, áp phích. - Sách chuyên đề, sách hỏi đáp về sức khỏe bệnh tật.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng