Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng bệnh viện y ...

Tài liệu Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng bệnh viện y học cổ truyển tỉnh nam định năm 2022

.DOCX
37
1
137

Mô tả:

iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................ii MỤC LỤC...................................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................iv DANH MỤC BẢNG....................................................................................................v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH.........................................................................vi ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1 Chương 1....................................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................................3 1.1 Cơ sở lý luận........................................................................................................3 1.1.1 Khái niệm giáo dục sức khỏe............................................................................3 1.1.2 Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe............................................................ 3 1.1.3 Vai trò của giáo dục sức khỏe...........................................................................4 1.1.4 Giáo dục sức khỏe trong bệnh viện...................................................................5 1.1.5 Các phương pháp giáo dục sức khỏe................................................................ 6 1.2 Cơ sở thực tiễn..................................................................................................... 8 1.2.1 Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe trên thế giới........................................8 1.2.2 Thực trạng công tác GDSK tại Việt Nam.........................................................9 Chương 2..................................................................................................................... 11 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.......................................................................11 2.1 Sơ lược về Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định..................................... 11 2.2 Thực trạng công tác GDSK tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định....12 2.2.1 Thông tin chung về người bệnh được lấy ý kiến............................................ 12 2.2.2 Thực trạng công tác GDSK của điều dưỡng qua ý kiến người bệnh.............14 Chương 3..................................................................................................................... 19 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP...............................................................................19 3.1 Phân tích những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân.............................................19 3.1.1 Ưu điểm...........................................................................................................19 3.1.2 Tồn tại, hạn chế...............................................................................................19 3.1.3 Nguyên nhân của những ưu điểm, tồn tại....................................................... 19 3.2 Một số giải pháp.................................................................................................21 3.2.1. Đối với bệnh viện......................................................................................................... 21 3.2.2 Đối với người điều dưỡng.............................................................................. 21 iv KẾT LUẬN.................................................................................................................22 Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………. Phụ lục 1: ................................................................................................................ .. Phụ lục 2……………………………………………………………………………… DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GDSK SK NVYT Giáo dục sức khỏe Sức khỏe Nhân viên y tế NB Người bệnh ĐD Điều dưỡng CSSK BV Chăm sóc sức khỏe Bệnh viện DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm về tuổi, giới tính, trình độ văn hóa.........................................13 Bảng 2.2: Đặc điểm về nghề nghiệp, nơi sinh sống, số lần nằm viện.....................13 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 2.1: Số lần NB được GDSK ( n=70)............................................................14 Biểu đồ 2.2: Thời điểm NB được GDSK ( n=70)......................................................15 Biểu đồ 2.3: Đánh giá của NB về hoạt động GDSK của ĐD ( n=70)......................15 Biểu đồ 2.4: Nội dung GDSK cho NB ( n=70)..........................................................16 Biểu đồ 2.5: Đánh giá của NB về kết quả của công tác GDSK ( n=70)...................17 Biểu đồ 2.6: Mức độ hài lòng của NB sau khi được GDSK ( n=70)........................17 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục sức khỏe đã được tuyên ngôn Alma-Ata (1978) coi như giải pháp hàng đầu để thực hiện chiến lược toàn cầu “Sức khỏe cho mọi người đến năm 2000”. Ngành y tế Việt Nam cũng đã đưa ra GDSK vào vị trí số 1 trong số 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu [4]. Giáo dục sức khỏe là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe. Nó có vai trò lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. Nếu giáo dục sức khỏe đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển [3, 4]. Công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh có vai trò rất quan trọng, để làm tốt công tác này người điều dưỡng cần có kiến thức và kỹ năng giáo dục sức khỏe. Mặt khác, điều dưỡng chiếm số đông trong nhân lực của bệnh viện và có nhiều thời gian chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh trong quá trình nằm viện. Nếu làm tốt sẽ đạt mục tiêu điều trị: Cải thiện về triệu chứng và giảm các yếu tố nguy cơ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Số lần nhập viện đợt cấp giảm, tiết kiệm chi phí cho điều trị. Thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi cho sức khỏe, có kỹ năng kiểm soát bệnh. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh là một trong những hoạt động của người điều dưỡng được quy định cụ thể tại điều 6 mục 1 trong Thông tư 31/TT-BYT ngày 28/12/2021 quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện [7] và là tiêu chí thứ 52/83 tiêu chí trong bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 6858/QĐ- BYT ngày 18/11/2016 [6] Tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định, công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Chi bộ Bệnh viện và Ban giám đốc Bệnh viện. Tuy nhiên, kết quả đánh giá công tác điều dưỡng năm 2022 của tại Bệnh viện cho thấy công tác giáo dục sức khỏe còn hạn chế. Để có cơ sở khách quan giúp tăng cường hơn nữa công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc và phục vụ người bệnh, chuyên đề “Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định năm 2022” được thực hiện với hai mục tiêu như sau: MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định năm 2022 qua ý kiến người bệnh. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm giáo dục sức khỏe Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật [12]. Sức khỏe (SK) của con người do 4 yếu tố quyết định đó là: Di truyền, môi trường sống, các yếu tố về dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) và hành vi cá nhân. Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch vào tình cảm và lý trí của con người nhằm làm thay đổi hành vi SK cá nhân và tập thể trong cộng đồng [9]. GDSK là một quá trình tác động có mục đích và có kế hoạch lên tình cảm và lý trí của con người nhằm tạo ra hành vi có lợi hoặc làm thay đổi hành vi SK (từ có hại thành có lợi) cho cá nhân và cộng đồng Mục đích chủ yếu của GDSK là giúp đối tượng tự nguyện, tự giác thay đổi hành vi SK của chính mình Theo WHO thì bản chất của GDSK là người làm việc với người để giải quyết các vấn đề và nâng cao chất lượng cuộc sống. GDSK là một ngành khoa học xã hội mà rút ra từ các ngành khoa học sinh học, môi trường, tâm lý, thể chất và y tế để tăng cường SK và ngăn ngừa bệnh tật, tàn tật và tử vong sớm thông qua các hoạt động thay đổi hành vi tự nguyện giáo dục định hướng. GDSK là sự phát triển của cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng và các chiến lược mang tính hệ thống để nâng cao kiến thức sức khỏe, thái độ, kỹ năng và hành vi. Mục đích của GDSK là gây ảnh hưởng tích cực đến hành vi SK của các nhân và cộng đồng cũng như điều kiện sống và làm việc có ảnh hưởng đến SK của họ. 1.1.2 Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe GDSK là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người. Phát triển những thực hành lành mạnh theo ý muốn, mang lại tình trạng SK tốt nhất có thể được cho con người. GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề SK bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề SK bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật. Trong các bệnh viện (BV), GDSK là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhân viên y tế (NVYT) trong chăm sóc người bệnh (NB). Tất cả NVYT đều liên quan đến việc giúp đỡ mọi người nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo vệ SK, NVYT phải thực hành việc GDSK trong công việc của mình. Người ĐD là một mắt xích quan trọng trong thực hành GDSK vì họ là người gần gũi NB nhiều nhất, chăm sóc họ trong suốt quá trình nằm viện đến khi ra viện. Bên cạnh đó, các bác sĩ lâm sàng khi thăm khám, theo dõi điều trị cho NB cũng đồng thời tư vấn, hướng dẫn, cung cấp cho họ những kiến thức về bệnh tật mà họ đang mắc cũng như cách phòng chống, điều trị, tập luyện, chế độ ăn uống hợp lý để phòng bệnh, nâng cao sức khỏe [15]. Theo WHO năm 1977 thì GDSK là "Một hoạt động nhằm vào cá nhân để đưa đến việc thay đổi hành vi". Theo Taskforce on HE, YN 1976 GDSK: “Bao gồm những hoạt động nhằm thông tin, động viên và giúp đỡ quần chúng chấp nhận và duy trì những hành vi có lợi cho sức khỏe”. L W Green, 1980 cho rằng GDSK: "Là sự kết hợp toàn bộ các kinh nghiệm rèn luyện có kế hoạch nhằm thúc đẩy sự thích nghi một cách tự nguyện những hành vi dẫn tới sức khỏe”. Bộ Y tế năm 1993 đã nêu: “Đây là một quá trình nhằm giúp nhân dân tự thay đổi những hành vi có hại cho SK để chấp nhận thực hiện những hành vi tăng cường SK”. Thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021 Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện đã quy định rõ nhiệm vụ của điều dưỡng đối về công tác GDSK cho NB là “…phối hợp với bác sỹ và các chức danh chuyên môn khác tư vấn, hướng dẫn các kiến thức về bệnh, cách tự chăm sóc, theo dõi, hợp tác với nhân viên y tế trong chăm sóc, phòng bệnh” [7]. 1.1.3 Vai trò của giáo dục sức khỏe GDSK được đánh giá là có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác CSSK ban đầu. Nhờ có GDSK mà tất cả mọi người dân trong cộng đồng đều có cơ hội tiếp cận với những thông tin, những kiến thức và dịch vụ CSSK cho họ. Việt Nam là một trong các nước đã tham dự và cam kết thực hiện các mục tiêu của Tuyên ngôn Alma-Ata về chăm sóc sức khỏe ban đầu năm 1978. Năm 1980, Chính phủ chỉ đạo ngành Y tế triển khai thực hiện Chiến lược CSSK ban đầu. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, với nguyên tắc cơ bản là đảm bảo phục vụ nhân dân tốt nhất và có hiệu quả cao, các cơ sở y tế trong ngành Y tế của nước ta đã có khả năng đáp ứng được nhu cầu CSSK thiết yếu cho nhân dân[9] GDSK nhằm giúp cho mọi người có kiến thức tối thiểu và cơ bản nhất để họ có thể tự phòng bệnh cho mình, cho gia đình, người thân và cho xã hội, để họ có thể xử trí đúng khi bị ốm đau, bệnh tật và để họ thay đổi những cách nghĩ và nếp sống có hại cho sức khoẻ. 1.1.4 Giáo dục sức khỏe trong bệnh viện Bệnh viện là một cơ sở y tế trong khu vực dân cư bao gồm giường bệnh, đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật được tổ chức thành các khoa, phòng với trang thiết bị và cơ sở hạ tẩng thích hợp để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng cung cấp các dịch vụ y tế cho NB. Theo Tổ chức Y tế thế giới “BV là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức xã hội y tế, chức năng của nó là CSSK toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của BV phải vươn tới gia đình và môi trường cư trú. BV còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học[5] Trong hệ thống CSSK, BV là một thành phần hết sức quan trọng. Đó là nơi tiếp nhận điều trị các trường hợp bệnh không giải quyết được tại tuyến y tế cơ sở và còn là nơi nghiên cứu các phương pháp CSSK mới, phù hợp. BV vừa là nơi tổ chức GDSK cho NB vừa là nơi tập huấn, hướng trợ về chuyên môn y học cho các chương trình GDSK. Ngoài ra, nếu BV có bộ phận GDSK chuyên nghiệp thì có thể thực hiện các chương trình nghiên cứu thí điểm về GDSK tại cộng đồng. GDSK trong BV được thể hiện với mục đích là cung cấp kiến thức cơ bản về bệnh tật cho NB để giúp họ hiểu rõ các vấn đề về căn bệnh mà họ đã, đang và có nguy cơ sẽ mắc đồng thời cung cấp những kỹ năng cần thiết trong việc phòng chống bệnh tật cũng như nâng cao khả năng tự chăm sóc bản thân hoặc hỗ trợ, chăm sóc NB tại BV hoặc cộng đồng. Hơn thế nữa GDSK còn tạo niềm tin và thái độ trong việc thay đổi hành vi nhằm mục tiêu có lợi cho sức khỏe của NB và gián tiếp thông qua NB đã được GDSK, truyền tải các thông điệp về sức khỏe tới cộng đồng. Chức năng nhiệm vụ chính của công tác ĐD là chăm sóc NB. Để nâng cao chất lượng chăm sóc NB và tăng cường sự hài lòng NB thì ĐD phải thực hiện tốt các nhiệm vụ của ĐD trong Thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021 quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện. Một trong những can thiệp của ĐD là truyền thông GDSK: phối hợp với bác sỹ và các chức danh chuyên môn khác tư vấn, hướng dẫn các kiến thức về bệnh, cách tự chăm sóc, theo dõi, hợp tác với nhân viên y tế trong chăm sóc, phòng bệnh[7]. Nếu GDSK đạt hiệu quả nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong. ĐD chiếm số đông trong nhân lực của BV và có nhiều thời gian tiếp xúc với NB từ khi mới vào viện đến khi ra viện. Do đó vai trò của GDSK trong công tác ĐD là rất quan trọng, nếu ĐD làm tốt giúp NB thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị và tăng cường sự hài lòng NB. Nhận thức rõ về tầm quan trọng, vai trò của GDSK trong chăm sóc NB, Bộ Y tế đã đưa nội dung này vào tiêu chí thứ 52 trong 83 tiêu chí đánh giá chất lượng BV năm 2016: NB được GDSK khi điều trị và trước khi ra viện[6]. Người tư vấn là người giúp đỡ NB để nhận biết và đương đầu với những stress về tâm lý hoặc những vấn đề xã hội, để cải thiện các mối quan hệ giữa người với người để thúc đẩy sự phát triển của mỗi người. Tư vấn liên quan tới sự hỗ trợ về tình cảm, tri thức và tâm lý. Người ĐD tập trung vào giúp cho NB phát triển những thái độ, tình cảm và các hành vi mới hơn là thúc đẩy sự phát triển về trí tuệ. Người ĐD khuyến khích NB tìm kiếm những hành vi thay thế, nhận ra sự lựa chọn và xây dựng ý thức tự kiểm soát. GDSK có thể thực hiện với một cá thể hoặc một nhóm người. GDSK đòi hỏi kỹ năng giao tiếp với NB. Thêm vào đó, người ĐD phải có kỹ năng để phân tích tình hình, tổng hợp thông tin và đánh giá quá trình phát triển của NB sau khi đã được tư vấn. Người ĐD phải là một mô hình mẫu để hướng dẫn những hành vi mong muốn. Phải thể hiện sự quan tâm đến lợi ích của người khác, phải có suy nghĩ sáng tạo và một thái độ linh hoạt và hài hước khi tiếp xúc với các đối tượng khác nhau[5]. 1.1.5 Các phương pháp giáo dục sức khỏe * Phương pháp GDSK trực tiếp[3, 4] Phương pháp GDSK trực tiếp là phương pháp người GDSK trực tiếp tiếp xúc với đối tượng GDSK. Đây là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất đối với cá nhân, tập thể, cộng đồng. Người GDSK có thể nhanh chóng nhận được các thông tin phản hồi tù đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh cao và có hiệu quả tốt nhất trong việc giúp đỡ đối tượng thay đổi hành vi. Phương pháp này đỏi hỏi nhân viên GDSK phải được huấn luyện tốt về các kỹ năng GDSK nhất là kỹ năng giao tiếp, tư vấn….. Cách thức: + Tư vấn GDSK : Là một hình thức thường được sử dụng trong GDSK, đặc biệt đối với cá nhân và gia đình. Trong tư vấn, người tư vấn cung cấp thông tin cho đối tượng, động viên đối tượng suy nghĩ về vấn đề và chọn các hành động riêng để giải quyết vấn đề. Tư vấn còn hỗ trợ tâm lý cho đối tượng khi họ hoang mang, lo sợ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi họ chưa hiểu rõ chúng + Nói chuyện phổ biến kiến thức y học thường thức: Tổ chức các cuộc nói chuyện SK giúp mọi người trực tiếp được nghe những thông tin mới nhất về các vấn đề SK liên quan tới cá nhân, gia đình và cộng đồng nhằm giúp các đối tượng suy nghĩ và hướng tới việc thay đổi hành vi. Tuy nhiên phương pháp này cần kết hợp các phương pháp khác và sự hỗ trợ khác Khi tổ chức một buổi nói chuyện cần làm các việc sau: Xác định rõ chủ đề nói chuyện và chỉ nên khu trú vào một chủ đề nhất định Xác định đối tượng tham dư, ngày giờ, địa điểm và thông báo trước để họ chuẩn bị tới dự( chọn thời gian và địa điểm thích hợp) Xác định nội dung cốt lõi cần trình bày Xác định thứ tự trình bày Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ thích hợp với chủ đề và thực tế tại địa phương Phải tôn trọng đối tượng Xây dựng mối quan hệ với đối tượng trước khi nói chuyện Nên sử dụng ngôn ngữ địa phương rõ ràng, mạch lạc Cần kết hợp với tranh ảnh, mô hình và ví dụ minh họa Cần bao quát, quan sát đối tượng để điều chỉnh, giải đáp thắc mắc đầy đủ khi đối tượng yêu cầu Kết thúc buổi nói chuyện cần tóm tắt những vấn đề mấu chốt nhất cho đối tượng dễ nhớ + Tổ chức thảo luận nhóm: Rất có hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như trong GDSK. Thảo luận nhóm trong GDSK là ứng dụng nguyên lý “ sự tham gia của cộng đồng” trong CSSK ban đầu. Một nhóm thảo luận tốt nhất là từ 6-10 người để tạo cơ hội cho tất cả các thành viên có thể trình bày và thảo luận làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu biết và nêu ra các biện pháp giải quyết các vướng mắc của họ hay của cộng đồng trong đó có họ sinh sống * Phương pháp GDSK gián tiếp[3, 4] GDSK gián tiếp là phương pháp giáo dục mà người giáo dục không trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng giáo dục, các nội dung giáo dục cần được chuyển tải qua các phương tiện thông tin đại chúng Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến thức thông thường về bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho quảng đại quần chúng nhân dân một cách có hệ thống. Đó là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay Phương pháp này kém hiệu quả và tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao để vận hành sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng Các phương tiện thông tin đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp GDSK gián tiếp là: - Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, video - Tạp chí, sách báo, tranh ảnh, tranh lật, tờ rơi - Pano, áp phích, sách chuyên đề, sách hỏi đáp…. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe trên thế giới Từ cuối Thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, mục đích của Y tế công cộng là kiểm soát được các tác hại từ các bệnh truyền nhiễm, trong đó phần lớn là dưới sự kiểm soát trong những năm 1950. Vào giữa những năm 1970, thì việc giảm thiểu bệnh tật, cái chết, và tăng chi phí CSSK tốt nhất có thể đạt được thông qua việc tập trung vào nâng cao SK và phòng chống bệnh tật[1] Tháng 9 năm 1978, tại Alma-Ata (thủ đô nước cộng hòa Kazắcstan), WHO phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc tổ chức một hội nghị với sự tham gia của 134 quốc gia và 67 tổ chức quốc tế với nội dung về chiến lược CSSK con người cho đến năm 2000 và GDSK vấn đề được đặt lên hàng đầu. Trên Thế giới đã có nhiều quốc gia quan tâm đến GDSK và đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường học. Các quan điểm đều nêu ra: GDSK nhằm giúp mọi người biết loại trừ và hạn chế các yếu tố tác hại đến SK và tạo nên các yếu tố nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe. GDSK không chỉ bao gồm giáo dục về phòng bệnh, phát hiện bệnh, điều trị bệnh, phục hồi SK mà còn nhằm nâng cao SK. GDSK không những được tiến hành cho mọi đối tượng và vì lợi ích của mọi người trong cộng đồng xã hội, mà còn được mọi người tham gia thực hiện. Mọi người vừa là đối tượng của GDSK vừa là người tiến phải chỉ cho các cá nhân mà cho cả tập thể cộng đồng, cho cả người ốm và người khỏe[1]. Nghiên cứu của N. Aghakhani và các cộng sự thực hiện năm 2012 tại Pháp về những rào cản quan trọng nhất của GDSK cho NB là tình hình làm việc của ĐD, là kiến thức thấp của ĐD và không tìm thấy tầm quan trọng của GDSK. Về cơ sở bệnh viện là thiếu các nguồn tài nguyên để thực hiện GDSK. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự tương tác giữa NB, bác sĩ, ĐD và các yếu tố hệ thống có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện GDSK cho NB[14]. Nghiên cứu của Amen A Ahmed Bawazir và cộng sự về sự hài lòng của NB với các dịch vụ GDSK tại các trung tâm CSSK ban đầu tại Ả rập xê út năm 2013 cho thấy một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả để GDSK cho NB là tài liệu được in thành văn bản. Khoảng một nửa số người tham gia nghiên cứu này (44,8%) đã nhận được tài liệu in ấn về y tế tại các trung tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu, và phần còn lại nhận được các tài liệu này từ các nhà cung cấp dịch vụ y tế[13]. 1.2.2 Thực trạng công tác GDSK tại Việt Nam Tại Việt Nam, từ trước đến nay hoạt động GDSK đã được thực hiện dưới các tên gọi khác nhau như: tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền GDSK, giáo dục vệ sinh phòng bệnh…[1] Các hoạt động GDSK diễn ra tại cộng đồng nơi người dân sinh sống, tại trường học, nơi làm việc hành GDSK. Trên cơ sở này, nhiều nghiên cứu liên quan đến GDSK cho NB đã được triển khai thực hiện. Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Bích Ngà năm 2011 về thực trạng công tác chăm sóc củA ĐD thông qua nhận xét của NB điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương cho thấy ĐD viên làm tương đối tốt các chức năng cơ bản như: hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ đạt 84,2%; theo dõi, đánh giá NB đạt 80,5%; tiếp đón NB đạt 78,9%; Tuy nhiên, công tác tư vấn GDSK cho NB chỉ đạt 49,6%[8] Nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh (2012) tại BV Hữu Nghị về thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng NB tại các khoa lâm sàng, kết quả nghiên cứu cho thấy: ĐD trực tiếp giúp NB nặng trong chăm sóc vệ sinh cá nhân chỉ chiếm 11,5%; NB 10 đánh giá được ĐD hướng dẫn giải thích chế độ ăn theo bệnh tật thì đạt tỷ lệ cao (90,7%); Công tác chăm sóc hỗ trợ về tâm lý, tinh thần được NB đánh giá cũng chiếm tỷ lệ cao (94,9%); ĐD thực hiện thuốc, theo dõi dùng thuốc và thực hiện các kỹ thuật chuyên môn cũng được NB đánh giá cao trên 90%; tỷ lệ NB được GDSK chỉ đạt 66,2%[10] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Nga (2015) tại BV Phổi Trung Ương, kết quả cho thấy: Công tác tư vấn GDSK cho NB còn đạt ở mức khiêm tốn, chỉ có 50,2% NB đánh giá đạt yêu cầu; 72,9% NB đánh giá được ĐD hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc trong quá trình điều trị; 68,6% NB được ĐD hướng dẫn chế độ ăn uống trong điều trị và sau khi ra viện; ĐD hướng dẫn NB tự phòng bệnh khi điều trị và khi ra viện là 66,2%; ĐD hướng dẫn cho NB chế độ sinh hoạt trong khi nằm điều trị và khi ra viện đạt tỷ lệ 65,7% và 59,9% NB được ĐD hướng dẫn các phương pháp luyện tập nâng cao sức khỏe khi ra viện[11] Năm 2016, báo cáo tổng kết Dự án GDSK tại BV Phổi Trung Ương cho thấy: Hoạt động tư vấn, GDSK của ĐD được NB đánh giá cao (81% NB hài lòng và rất hài lòng). NB phản hồi được ĐD hướng dẫn theo dõi chăm sóc đạt 79,6%; hướng dẫn chế độ ăn phù hợp đạt 83,7%; hướng dẫn chế độ sinh hoạt phù hợp đạt 86,7%; hướng dẫn cách phòng bệnh đạt 76,5%; hướng dẫn luyện tập nâng cao sức khỏe đạt 76,5%. NB đánh giá: ĐD tóm tắt nội dung đã tư vấn, GDSK đạt 70,4%; nêu rõ mục tiêu tư vấn, GDSK đạt 96%; nội dung phù hợp và truyền đạt dễ hiểu đạt 98%; ĐD cảm ơn người nghe đạt 91,8%. Tuy nhiên, vẫn còn 32,7% NB đánh giá ĐD tư vấn, GDSK không có tài liệu/ hình ảnh minh họa[2] 11 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1 Sơ lược về Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định được thành lập ngày 30/11/1965 là bệnh viện chuyên khoa hạng III, là đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc Sở Y tế Nam Định. Là tuyến khám chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền cao nhất của tỉnh. Có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và người dân khu vực lân cận ngoài tỉnh khi có nhu cầu. Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao (Thông tư số 37/2011/TT-BYT ngày 26/10/2011 của Bộ Y tế), bao gồm: Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền, hết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền của các cơ sở đào tạo y, dược và các đơn vị có nhu cầu; chỉ đạo tuyến; phòng, chống dịch bệnh; công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe; công tác dược và vật tư y tế; công tác quản lý bệnh viện; hợp tác quốc tế và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở y tế giao. Với 57 năm trưởng thành và phát triển bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Nam Định đã và đang được xây dựng ngày càng khang trang, sạch đẹp. Bệnh viện mới đi vào hoạt động khu nhà điều trị 5 tầng. Bệnh viện có 04 phòng ban chức năng, 07 khoa lâm sàng và khoa khám bệnh, khoa cận lâm sàng, khoa dược. Bệnh viện có 116 viên chức người lao động. Trong đó có 24 bác sĩ, 14 dược sĩ, 31 điều dưỡng, 16 y sỹ, 31 các kỹ thuật viên và lao động khác. Bệnh viện được trang thiết bị với nhiều máy móc hiện đại như hệ thống Xquang, máy đo độ loãng xương- MODEL: DEXXUML- HQ, máy điện xung trị liệu, máy điện xung- điện phân, máy laser nội mạch, máy kéo dãn cột sống, giàn sắc thuốc bằng hơi nước bão hòa… BV đang triển khai nhiều kỹ thuật mới như điều trị bằng máy laser bán dẫn điều trị, điều trị bằng sóng xung kích, máy điện châm không dùng kim… Trong nhiều năm qua BV đã thu dung và chữa thành công cho rất nhiều NB nặng như: NB bị bệnh di chứng liệt sau tai biến mạch máu não, sau chấn thương, sau tai nạn lao động; các bệnh thoái hóa khớp; đau thần kinh tọa; thoát vị đĩa đệm cột sống, liệt dây thần kinh VII ngoại biên.… Hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh của BV đã có nhiều khởi sắc, số NB đến khám và điều trị ngày càng tăng với 331 lượt NB ngoại trú/ năm và 4.188 NB nội trú/năm. Toàn cảnh Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định 2.2 Thực trạng công tác GDSK tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định luôn luôn quan tâm đến công tác chăm sóc NB, đặc biệt là công tác GDSK cho NB. Công tác GDSK đã được thực hiện nghiêm túc và là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của ĐD, NB được ĐD tư vấn GDSK khi vào viện, trong quá trình nằm điều trị, khi ra viện và được lồng ghép vào các buổi họp Hội đồng người bệnh cấp khoa. Vậy công tác GDSK cho NB của ĐD có đáp ứng được sự mong đợi của NB và còn những tồn tại hạn chế nào cần được khắc phục. Để có câu trả lời khách quan về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 70 NB trước khi ra viện tại các khoa lâm sàng về công tác GDSK cho NB của ĐD trong khoảng thời gian từ ngày 01/6/2022 đến ngày 30/06/2022, sử dụng phiếu khảo sát ý kiến NB về công tác GDSK được thiết kế sẵn (Phụ lục 1). Sau khi nhập phân tích số liệu chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau: 2.2.1 Thông tin chung về người bệnh được lấy ý kiến Bảng 2.1 Thông tin về tuổi, giới, trình độ văn hóa (n=70) Thông tin Tuổi (năm) Giới tính Trình độ văn hóa Số lượng Tỷ lệ % ≤ 60 20 28,6 > 60 50 71,4 Nam 30 42,9 Nữ 40 57,1 Tiểu học 17 24,3 Trung học cơ sở 16 22,9 Trung học phổ thông 14 20,0 Trung cấp/Cao đẳng 14 20,0 Đại học 9 12,8 Sau đại học 0 0,0 Nhận xét: Bảng 2.1 cho thấy: Người bệnh đến điều trị chủ yếu là > 60 tuổi chiếm tỷ lệ 71,4%. Nữ giới chiểm tỷ lệ cao hơn (57,1 %). NB chủ yếu có trình độ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung cấp cao đẳng, không có người bệnh nào có trình độ sau đại học. Bảng 2.2 Đặc điểm về nghề nghiệp, nơi sinh sống, số lần nằm viện (n=70) Thông tin Nghề nghiệp Nơi sinh sống Số lần vào viện Số lượng Tỷ lệ % Nông dân 25 35,7 Công nhân 10 14,3 Công chức, viên chức 01 1,4 Hưu trí 25 35,7 Khác 9 12,9 Thành thị 32 45,7 Nông thôn 38 54,3 01 lần 32 45,7 02 lần 14 20,0 03 lần 8 11,4 Nhiều hơn 3 lần 16 22,9 Nhận xét: Bảng 2.2 cho thấy: Nghề nghiệp của NB chủ yếu là nông dân và hưu trí chiếm tỷ lệ 35,7%, công chức viên chức chỉ có 1,4%; NB đến từ nông thôn chiếm tỷ 14 lệ cao hơn (54,3%); Phần lớn người bệnh (45,7%) được lấy ý kến là người bệnh điều trị lần đầu tại Bệnh viện. 2.2.2 Thực trạng công tác GDSK của điều dưỡng qua ý kiến người bệnh - Về số lần người bệnh được điều dưỡng GDSK 4.300% 7.100% 21.400% 67.100% 1 lầần 2 lầần 3 lầần Nhiềầu hơn 3 lầần Biểu đồ 2.1: Số lần người bệnh được điều dưỡng giáo dục sức khỏe (n=70) Nhận xét: Biểu đồ 2.1 cho thấy: tất cả 70 người bệnh đều cho biết đã được điều dưỡng GDSK trong thời gian nằm viện. Trong đó, NB được GDSK 3 lần chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 67,1%, tiếp đến là được GDSK 2 lần trong thời gian nằm viện chiếm 21,4% và còn 7,1% người bệnh chỉ được GDSK 1 lần cho đến trước khi ra viện. một số lượng nhỏ người bệnh (4,3%) cho biết được GDSK nhiều hơn 3 lần. Thực tiễn cho thấy để đảm bảo người bệnh có kiến thức đúng và đầy đủ, GDSK 1 lần là chưa đủ mà phải được thực hiện thường xuyên, nhiều lần. Kết quả trên cho thấy công tác GDSK cho NB của ĐD cần được thực hiện đầy đủ hơn nữa và cần có sự kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện. - Về thời điểm người bệnh được điều dưỡng GDSK 15 7.200% 11.400% Khi vào viện Trong khi điềầu trị 11.400% Trước khi ra viện Cả 3 thời điểm 70.000% Biểu đồ 2.2: Thời điểm NB được GDSK (n=70) Nhận xét: Biểu đồ 2.2 cho thấy: 70% NB được ĐD GDSK ở cả 3 thời điểm (khi vào viện, trong khi điều trị, trước khi ra viện). Số người bệnh còn lại chỉ được GDSK ở một trong các thời điểm của quá trình nằm viện. - Về chủ đề và hình thức truyền đạt của điều dưỡng 100% 1.400% 90% 25.700% 80% 70% 60% 50% 100.000% 100.000% Truyềần đạt dềễ hiểu Cảm ơn khi kềết thúc 98.600% 40% 74.300% 30% 20% 10% 0% Chủ đềầ phù hợp Tài liệu minh họa Có Không Biểu đồ 2.3: Đánh giá của NB về nội dung và hình thức GDSK của ĐD (n=70)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng